Đặc điểm địa lý, dân cư của tỉnh Bình Dương liên quan đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BèNH DƯƠNG Cể LIấN QUAN ĐẾN CễNG TÁC ĐẤU TRANH PHềNG,

Đặc điểm địa lý, dân cư - Đặc điểm địa lý

Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 2.176 km², có địa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Quốc lộ 13 nối liền thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh Bình Dương đến tỉnh Bình Phước; quốc lộ 14 liền mạch giữa Bình Dương và các tỉnh Tây Nguyên; các tuyến đường giao thông từ Bình Dương đến các tỉnh giáp ranh cũng đa dạng, đa chiều. Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, mạng lưới điện quốc gia được phủ đến từng xã đã trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng thu hút đầu tư từ các địa phương khác và nước ngoài vào Bình Dương.

Hầu hết diện tích đất bằng phẳng với chân đất bazan, thời tiết trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ôn hoà quanh năm và hầu như không xảy ra thiên tai, Bình Dương rất thuận lợi để phát triển cây cao su và hình thành các khu công nghiệp và đang dần trở thành trung tâm kinh tế bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh ở khu vực Đông Nam Bộ. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng đó cũng là điều kiện để tội phạm và tệ nạn xã hội tụ tập, “giao lưu” từ các địa phương khỏc đến Bỡnh Dương. Bờn cạnh đú, với hơn ẵ diện tớch đất trồng cõy cao su đan xen giữa các cụm dân cư và các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương cũng có khó khăn rất lớn trong công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra bảo vệ, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình và công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.

Nhân khẩu tạm trú đông, tập trung nhiều ở các khu công nghiệp đã hình thành các khu nhà trọ xây tạm, chật chội và theo đó là việc hình thành các dịch vụ tự phát ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội ở những địa bàn có nhiều khu công nghiệp như các huyện Bến Cát, Dĩ An, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một vì vậy rất phức tạp, đa dạng và có xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng.

Đặc điểm kinh tế – xã hội

Điều kiện thuận lợi để lao động và làm giàu đã làm cho một bộ phận nhân dân bị cuốn hút vào việc kiếm tiền không có thời gian chăm sóc gia đình, đặc biệt là việc nuôi dạy con cái. Một số thanh, thiếu niên do không được sự quan tâm, giáo dục của gia đình lại có tiền nên sao nhãng việc học, lao vào các tệ nạn xã hội, kết bạn với những đối tượng xấu hoặc bị các đối tượng hình sự lôi kéo, rủ vào các hội, băng và thực hiện các hành vi phạm pháp (ví dụ như hội. “Thiếu gia” tập hợp những đối tượng là người chưa thành niên con nhà giàu ở thị xã Thủ Dầu Một, mỗi đối tượng tham gia phải có khả năng mỗi ngày tiêu xài từ 100 đến 500 USD; băng “Rồng xanh” ở huyện Bến Cát có khoảng 40 đối tượng, chủ yếu là người chưa thành niên còn đang là học sinh đã gây ra hàng chục vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, trộm cắp trong năm 2003, 2004). Những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, coi thường pháp luật, có khi trở thành tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ở Bình Dương đang trở thành một hiện tượng đáng báo động, mang “màu sắc” du nhập, lai căng từ phim ảnh, văn hoá phẩm “đen” nước ngoài.

Đó là nguy cơ cho sự hình thành và phát triển các băng nhóm tội phạm rất nguy hiểm trong tương lai nếu không kịp thời có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

TÌNH HÌNH PHẠM PHÁP HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ ĐẤU TRANH CỦA CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001-

Tình hình về số lượng, diễn biến phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội

Thống kê trên cho thấy số lượng các vụ phạm pháp hình sự hàng năm xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều hướng gia tăng, bình quân trong 5 năm tăng 19,9%. Trong đó, người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự cũng tăng lên đáng lo ngại, bình quân trong 5 năm qua mỗi năm xảy ra 106 vụ với 136 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (chiếm 13,2% số vụ PPHS xảy ra toàn tỉnh). Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn thì thủ đoạn và tính chất hoạt động của đối tượng cũng ngày càng phức tạp.

Số lượng các vụ án có tính chất đồng phạm ngày càng tăng cao và không chỉ dừng lại ở những đồng phạm giản đơn, mà đã hình thành những băng, nhóm tội phạm có số lượng đối tượng tham gia rất đông, có tổ chức chặt chẽ. Tính chất hoạt động của các băng nhóm liên tục, táo bạo không chỉ trên địa bàn trong tỉnh mà còn đến các tỉnh lân cận gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến TTXH. Theo báo cáo của Sở Lao động, thương binh và xã hội, hiện nay số đối tượng hoạt động mại dâm ở Bình Dương có khoảng 600 – 800 người nhưng số người được quản lý giáo dục tại Trung tam giáo dục lao động tạo việc làm của tỉnh từ năm 2001 đến nay chỉ có 389 lượt người.

Ở ven các khu công nghiệp và trung tâm các thị trấn, thị xã, tệ nạn mại dâm hoạt động rất phức tạp bằng nhiều hình thức trá hình như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán nhậu, quán cà phê, karaoke, massage… Tệ nạn cờ bạc không chỉ dừng lại ở các hình thức ghi số đề, đánh bài lẻ ăn tiền mà đã phát triển thành nhiều hình thức đa dạng như cá độ bóng đá, đánh bạc với quy mô tổ chức liờn tỉnh, thõùm chớ xuyờn quốc gia (năm 2002 PC14 lập chuyờn ỏn bắt 1 tổ chức cá độ bóng đá xuyên quốc gia với số tiền bắt quả tang lên đến hơn một tỉ đồng). Tệ nạn xã hội đang phá vỡ những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và là điều kiện dung dưỡng cho tội phạm nói chung, người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự nói riêng, gây mất ổn định TTXH trên địa bàn, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương.

DỰ BÁO TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Cơ sở khoa học của dự báo

DỰ BÁO VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHềNG NGỪA, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI.