Cùng với những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành và đoàn thể xã hội ở các địa phương trong cả nước đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước tình hình bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được phát hiện mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 112000 đến 31122005 cả nước có 352.047 vụ việc về hôn nhân gia đình, trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn. (Thống kê của Toà án nhân dân tối cao về các vụ ly hôn từ năm 200 đến 2008). Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. tuy nhiên bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng cũng đang ở mức báo động, đặc biệt là ở các vùng ven đô. Theo thống kê của tòa án nhân dân thành phố trong 8 năm thực hiện Luật hôn nhân gia đình, Hà Nội có 7.372 vụ ly hôn trong đó có 70% phụ nữ đứng tên ly hôn do bị chồng ngược đãi. Rõ ràng, từ khuôn khổ pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình đến việc thực thi có hiệu quả nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình vẫn là một khoảng cách. Do đó, nghiên cứu để làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hậu của bạo lực gia đình đối với phụ nữ vùng ven đô là một trong những yêu cầu cấp thiết. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp của xã Kim Chung – huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG HIỀN DỊU
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp của xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Xuân Lan
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực Luận văn có sự kế thừacác công trình nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó tác giả luậnvăn bổ sung thêm những tư liệu mới và chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào
Tác giả Luận văn
Dương Hiền Dịu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn chân thành đến cácnhà khoa học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp đến từ các cơ quan, viện nghiêncứu như Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Xã hội học, Bộ môn Xã hộihọc, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia HàNội… đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện trong thời gianhọc tập tại Khoa và nghiên cứu làm luận văn
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc đối với
TS Trần Thị Xuân Lan đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn và
giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BLGBLGĐPCBLGĐPVSNHTGQHTDTDTTTHUBMTTQUNFPA
Viết đầy đủ
Bạo lực giớiBạo lực gia đìnhPhòng chống bạo lực gia đìnhPhỏng vấn sâu
Ngân hàng thế giớiQuan hệ tình dụcThể dục thể thaoTrường hợp
Ủy ban mặt trận tổ quốcQũy Dân số Liên Hợp Quốc
Trang 6DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 1 Ý kiến về bạo lực thể chất tăng dần theo độ tuổi tính từ thời điểm kết
hôn 40
Hộp 2 Ý kiến về hành vi bạo lực thể xác liên quan đến trình độ học vấn của người chồng 42
Hộp 3: Ý kiến về sự liên quan giữa bạo lực thể xác và trình độ học vấn của vợ chồng 43
Hộp 4 Ý kiến về các hành vi bạo lực thể xác của người chồng đối với vợ 45
Hộp 5: Trích PVS nữ nạn nhân, trường hợp 2 46
Hộp 6: Trích PVS nữ nạn nhân, trường hợp số 7 50
Hộp 7, PVS nữ nạn nhân, trường hợp 4 52
Hộp 8: PVS nam chủ hộ, trường hợp 13, nữ nạn nhân, trường hợp 1, 2 54
Hộp 9 Hộp ý kiến về sự phản ứng của nạn nhân khi bị bạo lực tinh thần 55
Hộp 10: PVS nữ nạn nhân, trường hợp 7, 5 PVS nam trường hợp 16 57
Hộp 11.Hộp ý kiến về bạo lực kinh tế 58
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Baọ lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng diễn ra ở hầu hếtmọi quốc gia trên thế giới dưới nhiều hình thức tinh vi không phân biệt tuổitác, màu da, địa vị và tầng lớp Ngay cả những đất nước, những châu lục đượccoi là cái nôi văn minh của nhân loại thì việc phụ nữ bị bạo hành bởi chồng vàcác thành viên khác trong gia đình không phải là hiếm Ở Mỹ, theo số liệuđiều tra năm 2001, có khoảng 85% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ.Trung bình mỗi ngày có hơn ba phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn traicủa họ Còn ở Pháp, tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là 2,5% (Tóm tắt củatình hình giới của Liên hiệp quốc tại Việt Nam năm 1995, 2008)
Bao lực gia đình đã vi phạm đến thân thể, nhân phẩm và danh dự conngười và là sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng Bạo lực gia đìnhkhông chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tâm lý của con người màcòn làm xói mòn đạo đức, phá vỡ hạnh phúc, cấu trúc gia đình từ đó ảnhhưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, làm mất ổn định an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội
Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn bạo lực gia đình,trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những hànhđộng tích cực trong phòng, chống và tiến tới loại bỏ tệ nạn này Điều đó thểhiện trong việc Việt Nam đã ký công ước quốc tế CEDAW từ rất sớm, camkết thực hiện thủ tiêu mọi hình thức xâm phạm quyền phụ nữ và phân biệt đối
xử với phụ nữ Đồng thời chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp luậtnhư: Bộ luật Hình sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, luật Bình đẳng giới thể hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ, bảo vệquyền lợi của phụ nữ và trẻ em
Đáng chú ý là sự ra đời của Luật Phòng chống gia đình được Quốc hộithông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ 1-7 -2008 Đây là
Trang 9cơ sở pháp lý quan trọng, trực tiếp nhất thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của chínhphủ Việt Nam trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình.
Cùng với những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước, các cấp,các ngành và đoàn thể xã hội ở các địa phương trong cả nước đang đẩy mạnhcác hoạt động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trong gia đình
Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước tình hình bạo lực gia đình vẫn đangdiễn ra hết sức phức tạp Ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được pháthiện mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em Theo báo cáo của Tòa án nhândân tối cao, từ ngày 1/1/2000 đến 31/12/2005 cả nước có 352.047 vụ việc vềhôn nhân gia đình, trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình,chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn (Thống kê của Toà án nhân dân tối cao vềcác vụ ly hôn từ năm 200 đến 2008) Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa của cả nước tuy nhiên bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lựcgia đình đối với phụ nữ nói riêng cũng đang ở mức báo động, đặc biệt là ở cácvùng ven đô Theo thống kê của tòa án nhân dân thành phố trong 8 năm thựchiện Luật hôn nhân gia đình, Hà Nội có 7.372 vụ ly hôn trong đó có 70% phụ
nữ đứng tên ly hôn do bị chồng ngược đãi
Rõ ràng, từ khuôn khổ pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình đếnviệc thực thi có hiệu quả nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình vẫn là một khoảngcách Do đó, nghiên cứu để làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hậu của bạolực gia đình đối với phụ nữ vùng ven đô là một trong những yêu cầu cấp thiết
Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô
thành phố Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp của xã Kim Chung –
huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Xã hội học
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới
và là biểu hiện của một sự sai lệch chuẩn mực xã hội Vì thế, nó đã thu hút
Trang 10được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâmnghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâmnghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX Một số nghiên cứu ở quy môquốc gia đã được tiến hành trong vài năm gần đây cho thấy bạo lực gia đìnhthực sự là một vấn đề ở nước ta
“Nghiên cứu rà soát các chương trình Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam” (2007), nhằm xác định các chương trình về phòng chống
và giải quyết BLG đã thành công ở Việt Nam, các thách thức và lĩnh vựchành động trong tương lai Những thông tin này sẽ được UNFPA sử dụng đểđưa ra các khuyến nghị cho việc xây dựng một mô hình nhằm giải quyết BLGtrong chương trình của UNFPA tại Phú Thọ và Bến Tre và nhằm vận độngcác đối tác của UNFPA - những cơ quan/tổ chức đang tham gia xây dựngLuật Phòng chống Bạo lực Gia đình
Nghiên cứu bao gồm ba phần Phần thứ nhất giới thiệu về BLG trênthế giới, các loại bạo lực, quy mô và hậu quả của bạo lực và sơ lược về tìnhhình BLG ở Việt Nam Phần thứ hai miêu tả phương pháp được sử dụng trongnghiên cứu này (rà soát tài liệu và thăm thực địa), các địa bàn đã được lựachọn và những người được phỏng vấn Phần thứ ba của tài liệu nêu lên nhữngcấp độ hợp tác khác nhau, cần thiết cho việc giải quyết BLG một cách toàndiện, các phát hiện của nghiên cứu này được chia làm ba cấp độ, các cấp độcần phải hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau Phần này bàn đến cấp độ chính sách quốcgia nhằm rà soát môi trường chính sách cần thiết để hỗ trợ cho việc phòngngừa và giảm BLG Phần thứ ba cũng rà soát các hoạt động của các ngànhhữu quan như y ế, luật pháp và giáo dục- là các ngành hữu quan thực hiện cácchính sách, các quy định và các chương trình, sẽ trực tiếp cung cấp các dịch
vụ và ghi chép đầy đủ các trường hợp bạo lực, đồng thời cũng rà soát chươngtrình ở cấp cộng đồng để đưa ra các hoạt động cần thực hiện ở cấp cộng đồng
Trang 11nhằm phòng ngừa và giảm sự nhân nhượng đối với bạo lực, hỗ trợ nạn nhân
và giải quyết các nhu cầu của người gây ra bạo lực Cuối cùng, nghiên cứu nàyđưa ra các khuyến nghị cho việc phòng ngừa và giải quyết BLG ở Việt Nam
“Nhận thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ y tế trong điều trị, hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình: thực tế và vấn đề đặt ra”, Lê Ngọc Lân,
2010, dựa trên kết quả nghiên cứu của Dự án “Nâng cao chất lượng chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo lực giới tại các cơ sở y tế của Việt Nam”
được thực hiện năm 2009 tại 4 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh và ĐàNẵng, bài viết phân tích nhận thức về bạo hành, kinh nghiệm hỗ trợ và điều trịbệnh nhân là nạn nhân bạo hành của các cán bộ y tế Nghiên cứu chỉ ra rằngcác cán bộ y tế ở các bệnh viện đã có những nhận thức khá toàn diện về cácdạng bạo lực và có những cách khác nhau trong tiếp cận, sàng lọc bệnh nhântrong điều trị và hỗ trợ Bên cạnh việc chăm sóc, chữa trị về y tế cho nhómbệnh nhân là nạn nhân bạo hành, đã có một tỷ lệ nhất định cán bộ y tế cónhững hỗ trợ về tinh thần hoặc những giúp đỡ khác Từ thực tế đó, cán bộ y tế
ở cac bệnh viện cũng đã có những yêu cầu, khuyến nghị nhằm nâng cao nănglực, điều kiện công tác và các giải pháp hỗ trợ khác để chất lượng dịch vụ y
tế, đặc biệt cho các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực giới, ngày càng đượcđảm bảo hơn
“Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất những giải pháp có tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016.” Đây là cuộc điều tra của
Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với ViệnNghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Namthực hiện, nhằm xác định thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cótính đột phá cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình những năm tiếp theo
“Bạo lực giới từ góc tiếp cận nam tính” Phạm Quỳnh Phương, 2013,
tổng thuật lại một số nghiên cứu về bạo lực giới từ góc độ tiếp cận “nam tính”
và những khía cạnh liên quan tới nó Bài viết chỉ ra rằng “nam tính” là quan
Trang 12niệm có tính bối cảnh, phụ thuộc vào các xã hội và môi trường văn hóa khácnhau Tương tự như vậy, bạo lực cũng bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc,diễn ngôn xã hội về nam tính, vai trò kinh tế, chuẩn mực giới, và hệ giá trị mà
xã hội gán cho hai giới
“Bạo lực trên cơ sở giới: Một số khía cạnh về luật pháp và chính sách
ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng, Trần Thị Cẩm Nhung,
2014, nhằm nhận diện rõ hơn về luật pháp và chính sách của Việt Nam đốivới việc phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới Bài viết tập trung xem xét cáckhái niệm có liên quan đến bạo lực giới, nội dung, phạm vi của các chính sáchhiện có ở Việt Nam liên quan đến các dạng bạo lực trên cơ sở giới như bạolực giới trong phạm vi gia đình, bạo lực giới trong cộng đồng (buôn bán phụ
nữ, trẻ em, mại dâm, quấy rối tình dục) Trên quan điểm nghiêm cấm cáchành vi bạo lực trên cơ sở giới, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã
và đang nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý quy định, xử lý các hành vi là biểuhiện của bạo lực trên cơ sở giới Tuy nhiên vẫn còn có những khoảng trốngnhất định trong hệ thống luật pháp, chính sách hiện có Còn thiếu định nghĩa
cụ thể, rõ ràng trên cơ sở giới cũng như những quy định chi tiết về các biểuhiện cụ thể của bạo lực trên cơ sở giới Bên cạnh đó, vấn đề kinh phí, phốihợp, giám sát, hệ thống dữ liệu về bạo lực giới cũng là những vấn đề cần quantâm trong việc thực thi chính sách
Năm 2001, nhân ngày gia đình Việt Nam, 28/6, Trung tâm nghiên cứu
Giới, Gia đình và môi trường trong phát triển đã tổ chức hội thảo “Bạo lực với phụ nữ trong gia đình và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” để tìm giải pháp cho việc phòng và chống tệ nạn
bạo lực với phụ nữ trong gia đình Hội thảo đã nhận được tham luận từ cácnhà quản lý xã hội và hoạt động xã hội, đặc biệt là giới truyền thông Nhữnggiải pháp được đề cập đến đã tập trung vào mấy điểm chính sau:
Trang 13Vai trò của cộng đồng, của dòng họ, làm sao để không một ai đượcnghĩ được nói “đó là việc riêng”, thậm chí “vợ nó thì nó đánh” Vai trò củagia đình: Nhà nước và các đoàn thể cùng toàn xã hội chăm lo, hỗ trợ gia đình.Làm sao phát triển bảo đảm việc phát triển hài hòa các chức năng của gia đìnhchức năng văn hóa, giáo dục, tình cảm không bị chức năng kinh tế lấn át…Hoạt động của các loại hình, các phương tiện truyền thông đại chúng thựchiện chức năng giáo dục việc phòng chống bạo lực đối với phụ nữ phải toàndiện nâng cao nhận thức nhằm cải tạo tư tưởng, thay đổi hành vi, giáo dụcpháp luật đồng thời với nội dung phát triển phụ nữ Cần xây dựng pháp luậtngăn cấm tệ nạn bạo lực với những biện pháp cứng rắn và việc thực thi phápluật nghiêm minh, song song, đồng bộ với việc chống các tệ nạn khác nhưnghiện rượu, cờ bạc, ma túy,…đồng thời đào tạo cảnh sát có trách nhiệm canthiệp và các thành phố, thị trấn, cần có điện thoại nóng để khi cần người phụ
nữ bị ngược đãi có thể gọi đến Tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ ở tất cả các cấpthực thi mạnh mẽ các hoạt động can thiệp Hội phụ nữ trực tiếp bảo vệ cácnạn nhân, hòa giải hoặc phản đối các quan tòa không công bằng đối với phụ
nữ, chống lại các phim ảnh có những cảnh phản giáo dục trên tivi… Những ýkiến khác nhau về tổ chức các trung tâm (nhà tạm lánh)
“Điều tra Gia đình Việt Nam”, 2006 (Bộ VHTTDL, TCTK và
UNICEF, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới,) đã chỉ ra rằng 21,2% cặp vợchồng đã từng xảy ra ít nhất một loại bạo lực trong vòng 12 tháng trước điềutra bao gồm bạo lực ngôn từ, bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc tình dục.Các nghiên cứu về bạo lực gia đình chủ yếu tập trung vào vấn đề bạo lực củangười chồng đối với vợ
Đặc biệt, Viện Gia đình và Giới đã thực hiện một nghiên cứu về “bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” năm 2007 nhằm cung cấp cho bạn
đọc một cách nhìn sâu hơn về bản chất của vấn đề bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ, tính tiến triển của nó và sự cần thiết áp dụng các giải pháp phòng
Trang 14ngừa mầm mống của bạo lực gia đình trước khi nó tiến triển trở thành bạo lựcthực sự
“Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam” (2010), được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung
giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do TổngCục Thống kê tiến hành Nghiên cứu thu thập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạolực, tần suất, những yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ Đây là nghiên cứu đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùngkinh tế xã hội Ngoài ra nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhậnthức về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyềnpháp lý của họ Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ bạo lực hiện thời và trongđời trên cả nước lần lượt là 34% và 9%, hơn một nửa (58%) số phụ nữ chobiết đã từng phải hứng chịu ít nhất một trong ba loại bạo lực (thể xác, tinhthần và tình dục) Kết quả này tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ và các
tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách vàchương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ một cách có hiệu quả
Báo cáo giám sát, đánh giá việc thực thi Luật Phòng chống bạo lực giađình do CSAGA thực hiện tại hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nam trong tháng 11 và
12 năm 2011 cho thấy, bạo lực tinh thần chiếm nhiều nhất, sau đó là tới bạolực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế với số liệu lần lượt là 61,4%,35,7%, 27,2%, và 14,8% Số phụ nữ bị ít nhất một dạng bạo lực trong khoảng
từ 1 đến 6 tháng là 45,3%
Số liệu từ các cuộc điều tra và kết quả nghiên cứu cho đến nay đã gópphần khẳng định rằng, các loại bạo lực trong gia đình đang diễn ra ở mọivùng, cả ở đô thị lẫn nông thôn, và trong các gia đình thuộc mọi mức thunhập, trong đó khó khăn về kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhấtdẫn đến bạo lực gia đình Nhìn chung, phụ nữ ở nông thôn bị chồng bạo lực
Trang 15cao hơn so với phụ nữ thành thị Tỷ lệ bạo lực hiện thời và trong đời có sựdao động giữa các khu vực, rõ nét giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau –dao động từ 8% đến 38% 1 Đồng thời nó đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnhhưởng tới trẻ em thông qua những gì mà chúng chứng kiến trong gia đình Nógây tác động đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ,ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn đềgiáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái Bạo lực đối với phụ nữ cũng làmphát sinh những chi phí mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu Các kếtquả nghiên cứu cung cấp một bức tranh chi tiết về thực trạng bạo lực củachồng đối với vợ ở Việt Nam hiện nay.
Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức ở Balinăm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm
1995, Bạo lực trong gia đình đã được khẳng định là một chủ đề quan trọngtrong nghiên cứu xã hội học phục vụ cho công cuộc phát triển Trên cơ sởđịnh nghĩa của Liên hợp quốc tế về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu vềbạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa ra được nhiều phân loại khác nhau vềcác hành vi bạo lực trong gia đình Trong đó, hầu hết các nghiên cứu đều đềcập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như ngược đãithân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê PhươngMai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi ThuHằng, 2001) Bên cạnh đó, các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạolực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục Ngoài ra, nghiên cứu của LêThị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực thành hai loại làbạo lực nhìn thấy được và bạo lực không thể nhìn thấy được, … Nhìn chung,các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng, gốc rễ của nạn bạo lực trên cơ sởgiới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới
1Kết quả “Nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam”, 2010
Trang 16Ở Việt Nam, từ năm 1994 T.S Lê Thị Quý, một trong những chuyên
gia nghiên cứu về Giới, Gia đình đã in bài viết đầu tiên về “Bạo lực gia đình
ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ trong đó xác định năm nguyên
nhân chính của nạn bạo lực trong gia đình là: nguyên nhân kinh tế, nguyênnhân nhận thức, nguyên nhân văn hóa- xã hội, nguyên nhân sức khỏe vànguyên nhân thuộc về phía phụ nữ” (Lê Thị Quý,1994) Tuy nhiên nguyênnhân lớn nhất, sâu xã nhất chính là bất bình đẳng trong quan hệ giới (Lê ThịQuý, 2002)
Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả đã đi sâu phân
tích vấn đề Bạo lực gia đình dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn thấy được”
và “Bạo lực nhìn thấy được” (Hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực giántiếp) Với tư cách là một sai lệch chuẩn mực xã hội trong gia đình hiện đại,hai dạng bạo lực này ở nơi này thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơikhác lại được thể hiện trong sự độc lập, tách biệt lẫn nhau Dạng bạo lựckhông nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam
và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức”, hy sinh” của phụ
nữ (Lê Thị Quý, 1996) Vì “thiên chức” này, nhiều phụ nữ đã chỉ là cái bóngcủa chồng con, đã nhấn chìm các hoài bão của chồng mình trong gian bếphoặc trong các chậu quần áo, tã lót Rất nhiều phụ nữ đã không chỉ bị đánhđập, ngược đãi (bạo lực nhìn thấy được) mà còn là nạn nhân của nạn “bạo lựckhông nhìn thấy được” Đây là một trong những phát hiện về các dạng bạolực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đã
sử dụng
Công trình nghiên cứu của T.S Lô Thị Tiềm và cộng sự (2000) dưới
tiêu đề: “Hỗ trợ phụ nữ dân tộc ít người nông thôn miền núi Bắc Thái phát triển kinh tế hộ gia đình và nâng cao sức khỏe trong công cuộc đổi mới hiện nay” đã đưa ra các số liệu thống kê đáng chú ý về lao động phụ nữ các dân
tộc ít người ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy sự vắng mặt của đàn ông trong hầu
Trang 17hết các công việc sản xuất cũng như trong gia đình Điều này đã phản ánh tìnhtrạng thực tế là ở nhiều vùng, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi tình trạngphân công lao động theo giới đang có những lệch lạc to lớn.
Ngày nay, hình ảnh những người phụ nữ miền núi vừa làm nương, háimăng, hái rau hoặc kiếm củi mà vẫn phải địu con nhỏ trên lưng hoặc nhữngngười phụ nữ đi chợ đường xa, lưng địu con hoặc gùi hàng, chân đi thoănthoắt mà hai tay vẫn không ngừng tước sợi đay đã là hình ảnh quá quen thuộc
mà ai cũng có thể gặp trên khắp các nẻo đường vùng cao Sự “quen mắt” đến nỗikhông ai thấy ngạc nhiên và cũng ít người bận tâm đến việc cải thiện tình hình
Điều đáng tiếc là trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đãkhông đi sâu phân tích căn nguyên của hiện trạng trên theo quan điểm giới.Chẳng hạn các tác giả đã cố gắng biểu dương và cổ vũ cho những phụ nữ là
đã thực hiện tốt các “chức năng” là lao động quên mình cho chồng con từngoài nương rẫy đến trong gia đình mà chưa quan tâm đến cường độ lao động
to lớn, cái giá mà những người phụ nữ đó phải trả bằng mồ hôi nước mắt vàđôi khi cả máu nữa cho sự quyên mình đó như thế nào Trong khi ngợi ca tinhthần làm việc suốt 15, 16 tiếng một ngày của phụ nữ với đủ các loại hình laođộng phức tạp và khó nhọc như trồng lúa, ngô, kiếm củi kiếm rau, đi chợ,xách nước, nội trợ đến làm nghề phụ, chăm sóc sức khỏe cho con cái và cácthành viên khác trong gia đình, các tác giả đã quên đi sự vắng mặt của namgiới trong hầu hết các công việc, lại càng không nhận ra được đây là một dạngbạo lực gia đình rất tinh vi và tồi tệ [43, tr.44,45]
Công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS Vũ Mạnh Lợi,
Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh năm 1999 đã tiến hành ở ba thành phố HàNội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độcủa cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như cácphản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo lực trong giađình” (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999) Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét tình
Trang 18trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong những gia đình mà ở
đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ Nghiên cứuđưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạnchế, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình.[55, tr.45]
Cũng trong năm 2001, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện đề
tài “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” (Nghiên cứu tại Thái Bình,
Lạng Sơn và Tiền Giang) Với phương pháp nghiên cứu định tính và địnhlượng, đề tài đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thihành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội Ngoài ra, đề tài cũng chỉ rahậu quả nghiêm trọng của nạn nhân với hành vi bạo lực
Báo cáo “Ngăn chặn bạo hành trong gia đình:phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho các cộng đồng ở nông thôn ”của tác
giả Lê Thị Phương Mai và cộng sự tại 5 xã thuộc hai huyện của tỉnh BìnhDương, đã đưa ra một số nhận định về nguyên nhân của bạo lực gia đình là
“Tàn dư của bất bình đẳng giới, những quan niệm truyền thống lạc hậu vềvai trò của người phụ nữ trong gia đình, sự thờ ơ, thiếu sự hỗ trợ của cộngđồng trước những hành vi bạo hành đối với phụ nữ đã được coi là những
lý do chính khiến hiện tượng bạo hành ở địa phương vẫn còn tồn tại vàthậm chí có những trường hợp rất nghiêm trọng” Tác giả cũng chia ra baloại hình bạo hành: bạo hành thể chất, bạo hành tinh thần và bạo hành tìnhdục Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới những trường hợp phụ nữ đã bịđánh khi có thai Cùng với việc nêu ra những hậu quả nghiêm trọng củanạn nhân bạo hành trong gia đình, báo cáo còn đo lường nhận thức về bạohành trong gia đình của người dân, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ tổ hòa giảitại địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra một số giảipháp phòng chống bạo hành gai đình, chủ yếu hướng vào việc tuyêntruyền, tập huấn, tư vấn cho người dân trong việc phòng chống nạn bạohành trong gia đình (Lê Thị Phương Mai, 2002)
Trang 19“Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng”(2003) của tác giả Vũ Tuấn Huy chỉ ra rằng mâu thuẫn giữa vợ và
chồng trong gia đình là một hiện tượng phổ biến Tác giả tìm ra sự khác nhaugiữa mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình “Mâu thuẫn và xung đột mang tínhbạo lực là khác nhau, không phải mâu thuẫn nào trong hôn nhân cũng là xungđột mang tính bạo lực” [25, tr.32] Tác giả cho rằng, nguyên nhân chính củabạo lực gia đình trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân của mâu thuẫngiữa vợ và chồng trong gia đình Bản thân hành vi bạo lực cũng là nguyênnhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng hơn
Tác giả chia hành vi bạo lực gồm: im lặng hay “chiến tranh lạnh”(không nói chuyện), lăng mạ, chửi bới, nhạo báng, làm bẽ mặt, đe dọa đánh,ném đồ đạc, đánh tát, xô ngã, đuổi ra khỏi nhà Theo tác giả, đặc điểm họcvấn và nghề nghiệp khác nhau giữa các gia đình có thể dẫn đến các hình thứcbạo lực khác nhau khi vợ chồng mâu thuẫn
Cuộc điều tra về thực trạng bình đẳng giới năm 2005 của Viện Khoahọc xã hội Việt Nam cũng cung cấp một số số liệu về bạo lực gia đình Trongcuộc điều tra này, nội dung về bạo lực gia đình chỉ tập trung vào hành vi đánh
và chửi
Cuốn “Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý –
Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đìnhđối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạolực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình – những bàihọc kinh nghiệm của Việt Nam
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh – Nguyễn
Hữu Minh (chủ biên),( 2008) đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực giađình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ranhững quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tácđộng đến hành vi bạo lực
Trang 20“Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân” của Nguyễn Hữu Minh- Trần Thị Vân Anh, (2009), cho chúng
ta có cái nhìn một cách toàn diện hơn về tổng quan các nghiên cứu đã công bố
về bạo lực gia đình trên cơ sở giới Nghiên cứu đã phân tích định lượng vềbạo lực gia đình từ ba cuộc khảo sát: Điều tra của Ngân hàng Thế giới (1999);Điều tra SAVY (2003) và Điều tra Thực trạng bình đẳng giới (2005) và trìnhbày những phát hiện chính của cuộc khảo sát định tính về diễn tiến của bạolực gia đình các yếu tố thúc đẩy và hạn chế bạo lực gia đình
Một số hoạt động khác đáng quan tâm là những dự án can thiệp vềphòng chống bạo lực gia đình Từ tháng 4 năm 2008, với sự tài trợ của QuỹFord, Công ty Tư Vấn Đầu tư Y tế và Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò đã phối
hợp triển khai dự án “Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào
y tế và cộng đồng” tại 7 phường, xã của thị xã Cửa Lò Nhằm chia sẻ kết
quả nghiên cứu cũng như các bài học kinh nghiệm từ hoạt động can thiệpcủa dự án, Công ty Tư Vấn Đầu tư Y tế (CIHP) cùng với Ủy ban nhân dân
thị xã Cửa Lò tổ chức hội nghị chuyên đề “Bạo lực gia đình: bối cảnh, giải pháp và thách thức” tháng 10 năm 2008 tại thị xã Cửa Lò Hội nghị
này cũng nhằm tạo cơ hội để các tổ chức đang làm nghiên cứu và canthiệp trong lĩnh vực này chia sẻ, thảo luận các mô hình can thiệp hiệu quảđang thực hiện và đưa ra các đề xuất cải thiện các can thiệp và nghiên cứu
về bạo lực gia đình trong tương lai
Dự án cải thiện chăm sóc y tế cho nạn nhân của bạo lực giới (2002
-2005) tại Gia Lâm, Hà Nội; dự án “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới ở cơ sở và cộng đồng” do Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh Hà Tây thực hiện năm 2004, v.v
Tại Yên Bái, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân
tộc miền núi (SUDECOM) đã thực hiện dự án “Hỗ trợ nâng cao kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình, HIV/AIDS và chăm sóc phụ nữ là nạn nhân
Trang 21của bạo lực gia đình tại tỉnh Yên Bái” (từ 2008 đến 2010), tại 2 xã, phường
của thành phố Yên Bái Hiện nay, trung tâm SUDECOM đang thực hiện dự
án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân bạo lực gia đình và những người có nguy cơ bị bạo lực gia đình tại tỉnh Yên Bái”.
Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án, hay các tạp chíthông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá vềvấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Luận án tiến sỹ Xã hội học của nghiên cứu sinh Phạm Hương Trà, năm
2011: “Hiệu quả của các bài viết về bạo lực gia đình trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” Tác giả tìm hiểu việc phản ánh về bạo lực gia đình trên báo
điện tử Đồng thời tác giả tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng
về bạo lực gia đình, nhờ đó mà nghiên cứu đã cho thấy tác động của nhữngnội dung thông điệp này đến với công chúng
Bạo lực gia đình cũng được nhiều báo chí truyền tải và đề cập đến.Nghiên cứu của trung tâm, nghiên cứu thế giới, gia đình và môi trường trongphát triển thống kê được riêng năm 1999 đã có khoảng 3000 bài báo đề cậpđến chủ đề bạo hành gia đình Trong đó, bạo hành gia đình được đăng nhiềunhất trên các báo An ninh Thủ Đô, Thanh niên, Đại đoàn kết, An ninh thànhphố Hồ Chí Minh, Sài Gòn giải phóng, báo Lao động, các tạp chí như khoahọc về Phụ nữ, Xã hội học, tạp chí Gia đình và Giới như:
“Nguyên nhân xung đột trong gia đình dưới góc độ cư xử với bạn bè, hàng xóm” của tác giả Nguyễn Hồng Hà, (2010) xem xét cách cư xử với bạn
bè hàng xóm như một nguyên nhân dẫn đến xung đột ở gia đình trẻ Số liệuđịnh lượng được phân tích trong tương quan với chênh lệch độ tuổi và chênhlệch học vấn giữa vợ và chồng, thời gian tìm hiểu trước nguyên nhân và thờigian chung sống, việc có chung nghề nghiệp, vợ chồng có chung quan niệmhạnh phúc gia đình, mức thu nhập, việc chia sẻ việc nhà và các yếu tố khác.Kết quả cho thấy không có tương quan chặt chẽ giữa chênh lệch tuổi của vợ
Trang 22chồng với nguyên nhân xung đột về cách ứng xử với bạn bè, hàng xóm, tuynhiên xung đột xảy ra thường xuyên hơn ở các gia đình mà vợ có học vấn caohơn chồng Thời gian tìm hiểu và thời gian chung sống ngắn hơn cũng là yếu
tố khiens xung đột xảy ra thường xuyên hơn Những cặp vợ chồng có chungquan niệm về hạnh phúc gia đình cũng là những cặp vợ chồng ít xảy ra xungđột về cách ứng xử với bạn bè, hàng xóm hơn
“Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân” của Trần Thị Thanh Loan, (2010), chỉ ra hoạt động hòa giải
trong các gia đình có bạo lực mới chỉ đạt được hiệu quả đối với bạo lực về thểchất Bạo lực tâm lý và bạo lực tình dục rất khó phát hiện và rất khó để tổ hòagiải đứng ra giải quyết Hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đìnhmới chỉ tập trung vào đối tượng phụ nữ và những nhóm tuổi hay xảy ra mâuthuẫn, xung đột trong hôn nhân, chưa lồng ghép hoạt động tuyên truyền ở tất
cả các hội, đoàn thể Bên cạnh đó việc phối hợp hoạt động ở một số địaphương chưa tốt và sự phối hợp giữa các ban ngành chỉ dừng lại ở các cuộcgiao ban hay các bản báo cáo, do đó công tác phòng chống bạo lực gia đìnhvẫn còn nhiều bất cập
“Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam” của tác giả Võ Kim Hương, (2011) Đây là bài viết về kết quả từ
“Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam”, là
nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chunggiữa Liên hiệp quốc và Chính Phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng cụcThống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ Phát triển Mục tiêu thiên niên kỉ do Chính PhủTây Ban Nha tài trợ (MDG-F), cùng với văn phòng của cơ quan phát triển vàhợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tại Việt Nam năm 2009- 2010 Đây làmột cuộc nghiên cứu lần đầu tiên được tiến hành trong phạm vi cả nước nhằmthu thập những thông tin chi tiết về mức độ chi tiết về mức độ phổ biến và các
Trang 23loại hình bạo lực đối với phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực giađình, các yếu tố rủi ro, phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặpphải bạo lực gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng Kếtquả của nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổchức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách vàchương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ một cách hiệu quả hơn hơn.
“Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với công tác phòng, chống bạo lực gia đình”của Phạm Thị Thoa, (2011) đã tổng kết những kết quả đạt được của
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng, chống Bạo lực giađình, đồng thời nêu lên một số điểm cần rút kinh nghiệm cũng như những khókhăn hạn chế khi triển khai thực hiện Theo tác giả, để công tác phòng vàchống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ trung ương vàđịa phương cần tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình truyền thông, đồngthời tích cực tham gia xây dựng các địa chỉ tin cậy để hỗ trợ các nạn nhân củabạo lực gia đình Tác giả cho rằng cần đưa nội dung bình đẳng giới và phòng,chống bạo lực gia đình vào chương trình mục tiêu quốc gia về gia đình
Hội thảo Khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình; Tổng kết chiến dịch hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11) và hưởng ứng năm Gia đình Việt Nam 2013 Đây là Hội thảo
do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng các cơ quan Liên HợpQuốc tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 10/12/2013 tại Hà Nội Hội thảo đã ramắt mạng lưới quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, với thành viên baogồm các cơ quan Chính phủ, các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tổchức chính trị - xã hội… tham gia và có đóng góp vào việc thực hiện luậtphòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam Việc xây dựng mạng lưới phòng,chống bạo lực gia đình là một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trìnhxây dựng một cơ chế điều phối quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình tại
Trang 24Việt Nam, nhằm hướng đến một giải pháp quốc gia toàn diện, tránh sự chồngchéo, trùng lắp trong các hoạt động can thiệp, đồng thời phát huy được vaitrò, cũng như sự tham gia và nỗ lực của các bên liên quan.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhàkhoa học, nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau.Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tiếp thu được rất nhiều luậnđiểm cho đề tài của mình Tuy nhiên, tác giả nhận thấy ở mỗi công trìnhnghiên cứu trên đều vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập, đặc biệt là ởvùng ven đô Hà Nội, nơi chỉ cách trung tâm thủ đô khoảng 20km Cho đếnnay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về đề tài này, tácgiả chọn đề tài này là vì muốn chỉ ra được thực trạng bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ vùng ven đô Hà Nội, tìm ra nguyên nhân, hậu quả cũng như giải phápngăn chặn tình trạng bạo lực nơi đây, góp phần vào công cuộc giải phóng phụ
nữ nói chung
Câu hỏi nghiên cứu
- Bạo lực gia đình đối với người phụ nữ vùng ven đô dưới nhiều hìnhthức khác nhau, nhưng phụ nữ phải chịu hình thức bạo lực nào là chủ yếu?
- Đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở vùng ven đô hiện nay?
- Địa phương đã có những hoạt động gì trong việc phòng, chống vàngăn chặn các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ?
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa lý luận
Phòng chống bạo lực gia đình được rất nhiều ngành khoa học và tổchức xã hội quan tâm nghiên cứu Việc vận dụng các kiến thức xã hội học vàonghiên cứu chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết của ngànhkhoa học xã hội nói chung và ngành xã hội học nói riêng
Trang 254.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bạo lực gia đình là một vấn đề có tính “nhạy cảm” Kết quả nghiên cứu
sẽ góp phần đưa ra một bức tranh rõ nét hơn về vấn đề bạo lực gia đình, từ đólàm cơ sở cho các tổ chức xã hội trong hoạt động ngăn ngừa và phòng chốnghiện tượng này
5 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu lý luận, luận văn phân tích, đánh giá thực trạngbạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội trong những năm qua,đồng thời chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, của bạo lực gia đình đối với phụ nữ,trên cơ sở đó đề ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng chốngbạo lực gia đình với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề BLGĐ đối với phụ nữ vùng ven đô HàNội
- Phân tích thực trạng và hậu quả của BLGĐ với phụ nữ ở vùng ven đô HàNội
- Nguyên nhân của BLGĐ và những hoạt động của địa phương trong phòngngừa, ngăn chặn BLGĐ đối với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội
- Một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạolực gia đình với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới
6 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội
6.2 Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ và nam giới trong các gia đình có bạo lực gia đình
Trưởng thôn, cán bộ phụ nữ thôn, cán bộ chính quyền và cán bộ y tế xã
Trang 266.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng từ
tháng 12/2012 đến tháng 6 năm 2013
- Phạm vi nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực trạng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tìm hiểu nguyên nhân và hậubạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội Qua đánh giá những hoạtđộng của chính quyền địa phương, luận văn sẽ đề xuất một số khuyến nghị vềgiải pháp để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô
Hà Nội
7 Giả thuyết nghiên cứu.
* Giả thuyết 1: Ở vùng ven đô, phụ nữ chịu nhiều hình thức bạo lực giađình khác nhau, trong đó sức ép nặng nhất bạo lực tinh thần
* Giả thuyết 2: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực giađình đối với phụ nữ, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bất bình đẳng giới
* Giả thuyết 3: Địa phương đã có nhiều hoạt động trong việc phòngngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ
8 Phương pháp thu thập thông tin
Từ câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, cùng với năng lực củangười nghiên cứu và tính chất “nhạy cảm” của đề tài, luận văn sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu đặc trưng của xã hội học như: phân tích tài liệu,phương pháp phỏng vấn sâu
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Những tài liệu về sách chuyên khảo, báo, tạp chí, luận văn, các bài viết
về hội thảo có liên quan đến bạo hành và chống bạo lực gia đình đã được tácgiả xem xét cụ thể từ nội dung đến các kết luận được rút ra để có cái nhìntổng quan về những vấn đề nghiên cứu ở cấp quốc gia cũng như ở địaphương Từ đó tác giả đã xác định hướng nghiên cứu cho luận văn
Trang 27Phương pháp này còn được sử dụng để nghiên cứu các văn bản, tài liệu
về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến bạolực gia đình
Trong quá trình viết luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp phân tíchtài liệu bằng việc trích dẫn các kết quả nghiên cứu của một số tài liệu nghiêncứu khác để minh hoạ hoặc so sánh với nghiên cứu của tác giả
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Bạo lực gia đình là một đề tài khá nhạy cảm, khó có thể tiến hành thuthập thông tin bằng cách điều tra bằng bảng hỏi Do đó tác giả đã sử dụngphương pháp phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin phục vụ cho đề tàinghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn sâu mà tác giả sử dụng chủ yếu tìm hiểu nhậnthức của các nạn nhân về bạo lực gia đình, các hình thức bạo lực gia đình màphụ nữ đang phải chịu đựng, nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
từ cái nhìn của những người trong cuộc và cán bộ địa phương ứng phó củangười dân khi trong gia đình có bạo lực xảy ra (nạn nhân và những ngườikhác), đồng thời đánh giá thực trạng về bạo lực tại địa phương, cũng như sựtham gia giải quyết của các tổ chức đoàn thể, các biện pháp xử lý của chínhquyền và hiệu quả của các biện pháp đó
Đề tài triển khai phỏng vấn sâu 25 người được thực hiện với các đối tượngkhác nhau
- 20 người trong gia đình có bạo lực gia đình với 5 nam giới (người chồng) và
15 phụ nữ nạn nhân bị bạo lực)
- 2 trưởng thôn
- 1 Cán bộ hội phụ nữ xã,
- 1 đại diện chính quyền xã,
- 1 đại diện công an xã
Trang 289 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
vùng ven đô thành phố Hà Nội
Chương 3: Nguyên nhân BLGĐ và những hoạt động của địa phương
trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ vùng ven đô Thành phố
Hà Nội
Trang 29Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Một số khái niệm công cụ
Một cách định nghĩa khác, Jonh J.Macionis, nhà xã hội học Canada nêu
rõ hơn những quan hệ rất đặc thù của gia đình: hôn nhân và huyết thống Địnhnghĩa nhấn mạnh đến quan hệ gia đình là mối quan hệ sơ cấp, các thành viênliên kết với nhau bằng tính trách nhiệm và chung kinh tế: “gia đình là một tậpthể xã hội có từ hai người trở lên theo quan hệ huyết thống, hôn nhân haynghĩa dưỡng cùng sống với nhau Đời sống gia đình mang tính hợp tác, giađình thường là các tập thể sơ cấp trong đó thành viên có cùng tài nguyên kinh
tế và trách nhiệm hàng ngày”
E.W.Burgess và H.J.Locke trong “Gia đình”, 1953, đã đưa ra địnhnghĩa sau: “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mốiliên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận nuôi tạo thành một hộ đơn giản,tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ là người chồng và người vợ,người mẹ và người cha, anh em và chị em, tạo ra một nền văn hóa chung”.Định nghĩa này chú trọng nhiều tới cấu trúc bên trong gia đình và chỉ rõ các
vị trí của các yếu tố (thành viên trong gia đình) và các vai trò tương ứng
Trang 30Ở Việt Nam, gia đình được nhiều khoa học khác nhau xác định và quantâm nghiên cứu, và xã hội học là một trong số đó Theo các nhà xã hội học,
“không có định nghĩa phổ biến về gia đình do gia đình hết sức đa dạng theo thời gian và không gian Gia đình người Kinh ở Việt Nam hiện nay là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm…Dạng phổ biến nhất cho tới nay của gia đình người Kinh bao gồm thành viên của hai giới, có con đẻ hoặc con nuôi” 2
Theo quan niệm hiện thời về hình thái gia đình, phổ biến hai kiểu giađình là gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng Gia đình hạt nhân là loại hìnhgia đình gồm bố, mẹ và con cái còn nhỏ tuổi Đây là hình thái gia đình bó hẹpgiữa hai thế hệ trong gia đình Gia đình mở rộng là hình thái gia đình đượccho là bao gồm từ ba thế hệ trở lên
1.2 Bạo lực trên cơ sở giới
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ do Đạihội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993 đã định nghĩa bạo lực trên cơ
sở giới (BLG) như sau:
“Bất kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến, hoặc
có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư” đều gọi là bạo lực trên cơ sở giới.
Bạo lực trên cơ sở Giới được miêu tả tiếp trong Báo cáo Dân số “Chấmdứt Bạo lực đối với phụ nữ” 1999 như sau:
“Nó thường được biết đến như là bạo lực “trên cơ sở giới” bởi vì xuấtphát một phần từ vị trí thấp kém hơn của người phụ nữ trong xã hội Phần
2Xã hội học gia đình, Mai Huy Bích, 2011
Trang 31khác, nhiều nền văn hóa có các niềm tin, chuẩn mực và thể chế xã hội làmchính đáng hóa bạo lực đối với phụ nữ và bởi vậy gây ra bạo lực đối với phụ
nữ Cùng là những hành động như nhau nhưng nếu chúng xảy ra với ngườichủ lao động, người hàng xóm hoặc người quen thì sẽ bị trừng nhưng lạikhông có vấn đề gì nếu nam giới có các hành động đó đối với phụ nữ, đặc biệttrong phạm vi gia đình”3
Bạo lực gia đình là bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép tình dục,
dù đã sử dụng hay đe dọa sử dụng, trong quan hệ tình cảm hoặc quan hệ giađình Bạo lực gia đình có thể bao gồm một hành động đơn lẻ hoặc bao gồmmột số hành động tạo nên một kiểu lạm dụng trong đó có những hành vi tấncông hoặc kiểm soát Bạo lực gia đình là hành vi cố ý, mục đích của bạo lựcgia đình là thiết lập và áp dụng quyền lực, sự kiểm soát đối với người khác.Bạo lực được sử dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ namgiới thường sử dụng bạo lực như trên với vợ/ bạn tình, bao gồm vợ hiện tạihoặc vợ cũ, bạn gái hoặc đối tác hẹn hò.4
Theo Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình được Quốc Hội khóa XII
thông qua ngày 21/11/2007: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Luật Phòng, chống bạo lực Gia đình của Việt Nam quy định các hành vi sau
là hành vi bạo lực gia đình (Khoản 1, điều 2)
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sứckhỏe, tính mạng
Lăng mạ, hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
3Heise, L., Ellsberg, M., Gottemoeller, M., Báo cáo Dân số: Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ, Tập 27, Số 4, 1999
4Theo tài liệu, Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Tài liệu dành cho học viên ngành hành pháp và tư pháp Việt Nam), 2011
Trang 32Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà,
và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhauCưỡng ép quan hệ tình dục
Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyệntiến bộ
Chiếm đoạt, hủy hoại, đạp phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sảnriêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thànhviên trong gia đình
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khảnăng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tìnhtrạng phụ thuộc về tài chính
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
Vậy bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi giađình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần hay tình cảmgiữa các thành viên trong gia đình Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyềnlực, một hành động nhằm đe dọa hoặc đánh đập một người thân trong giađình để điều khiển hay kiểm soát người đó
1.3 Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc UNFPA đã đưa ra định nghĩa “bạo lực trên
cơ sở giới”, là một định nghĩa có mối liên hệ mật thiết với định nghĩa “bạo lựctrong gia đình đối với phụ nữ”: “Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa namgiới và phụ nữ, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từcác mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ Bạo lựcthường nhằm vào phụ nữ bởi họ là phụ nữ, hoặc ảnh hưởng đến phụ nữ.Bạolực trên cơ sở gới bao gồm những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (baogồm cả sự đe dọa gây đau khổ, cưỡng bức hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra
Trang 33trong gia đình và cộng đồng), nhưng nó không chỉ hạn chế ở dạng này Bạolực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do nhà nước gây ra hoặc bỏ qua”
Theo Domestic Violence (1993): Bạo lực với người phụ nữ trong giađình là hành vi tấn công của một người thường là người đàn ông đối vớingười phụ nữ, có quan hệ tình cảm với họ bằng cách sử dụng vũ lực hay đedọa dùng vũ lực để kiểm soát về tài chính và các quan hệ xã hội của ngườiphụ nữ đó
Bạo lực đối với phụ nữ được gọi là bạo lực trên cơ sở giới vì hầu hếtnạn nhân của bạo lực là phụ nữ Bạo lực trực tiếp chống lại phụ nữ bởi vì giữanam và nữ không có sự bình đẳng về quyền lực và địa vị.Việc đó khiến ngườiphụ nữ dễ bị tổn thương khi bị bạo lực
Bạo lực đối với phụ nữ bao gồm:
Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
Hiếp dâm phụ nữ và trẻ em gái
Lạm dục tình dục phụ nữ và trẻ em gái
Đẩy phụ nữ vào con đường mại dâm
Không cho phụ nữ tham gia làm việc, học tập
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một dạng của bạo lực đối với phụ
nữ Trong khuôn khổ luận văn này khi nói đến bạo lực gia đình, tác giả chủyếu bàn đến bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình
Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình với phụ nữ tồn tại dưới những dạng khác nhau từ bạolực thể chất, trực tiếp hay gián tiếp đến bạo lực tinh thần, tình dục, kinh tế.Sau đây là những biểu hiện cụ thể:
Bạo lực về thể chất
Đây là hình thức bạo lực đầu tiên có thể nhìn thấy rõ ràng và để lạinhững dấu tích dễ dàng nhận biết Bạo lực về thể chất là kiểu hành hạ, đánhđập, ngược đãi phụ nữ Dù người phụ nữ được pháp luật bảo vệ khỏi các vụ
Trang 34ngược đãi nhưng hiện tượng đánh đập, ngược đãi ít khi bị khởi tố ra trướcpháp luật trừ khi nạn nhân bị đánh trọng thương hoặc gây thương tích dẫn đến
tử vong
Bạo lực về tinh thần 5
Hình thức này còn được gọi là bạo lực tình cảm/tâm lý Đây là loại bạolực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất Nạnnhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thôthiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự Không những thế, bạolực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe dọa tinh thần,khủng bố tâm lý gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lýphụ nữ
Bạo lực về tình dục
Bạo lực về tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe dọa,lừa gạt hoặc dùng kinh tế để có quan hệ tình dục với người khác trái với ýmuốn của họ Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạngquẫn bách phải miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục
Bạo lực về kinh tế
Đây là loại bạo lực thường đặc trưng cho những nạn nhân là phụ nữ ỞViệt Nam, loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tế chothấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi Bởi Việt Nam là một nước nôngnghiệp, người dân phần lớn sống trong môi trường thiếu kiến thức về bìnhđẳng giới Quan hệ hôn nhân gia đình, vai trò vợ chồng chỉ được nhìn nhậndưới góc độ các quan niệm phong kiến, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo như các
quan điểm “tam tòng”, “tứ đức”, “trọng nam khinh nữ” Từ lâu, người phụ nữ
5Trên Thế giới hiện chưa thống nhất về định nghĩa bạo lực tinh thần Bạo lực tinh thần hoặc tâm lý thường
là dạng bạo lực khó xác định nhất vì một số lý do Thứ nhất không có biểu hiện tổn thương bên ngoài do bạo lực tinh thần Thứ hai những hành vi như “xúc phạm”, “đổ lỗi” có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào
và có thể chưa tới ngưỡng “lạm dụng” Để xác định loại hành vi này có phải một dạng BLGĐ hay không thì cần xem xét nó có dựa trên quyền lực và sự kiểm soát hay không Nhìn chung bạo lực tâm lý hay tinh thần thường phải là những hành động như thường xuyên đe dọa, hạ nhục hay kiểm soát, chứ không phải hành vi gây sức ép tâm lý hoặc xúc phạm đơn thuần.
Trang 35chỉ biết đến vai trò ở chốn “phòng the, bếp núc” Mỗi ông chồng là một ông
vua trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ýkiến của người vợ
1.4 Khái niệm vùng ven đô
Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khácnhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: Vềmặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố Vùng ven
đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn, vừa có các hoạt độngmang tính chất đô thị Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong mộtmiền liên thông “nông thôn – ven đô – đô thị” Các mối quan hệ tương tác lẫnnhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn – ven đô – đô thị đượcthể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dàinguồn lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đôthị, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị,đồng thời cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Nhiềutrường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chính sách quy hoạch và phát triển
đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và đô thị hóa một phần nông thônthành các vùng ven đô mới
Một số đặc trưng của vùng ven đô:
- Về kinh tế: Khác với nông thôn, vùng ven đô bao gồm toàn diện hơncác hoạt động kinh tế như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô thị
- Về xã hội: Vùng ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư, trình
độ dân trí và nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn vì được tiếpxúc nhiều hơn với các yếu tố hiện đại và được cung cấp thông tin thườngxuyên từ nhiều nguồn khác nhau Quan hệ xã hội đa chiều và phức tạp hơn,
do vậy dễ nảy sinh những xung đột về lợi ích giữa các nhóm dân cư (đặc biệt
Trang 36là trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi trường, ) trong quátrình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị.
- Về văn hóa: Lối sống dân cư ven đô là sự pha trộn lối sống giữa nôngthôn và đô thị do sự đa dạng về thành phần dân cư, trong đó chịu tác độngmạnh của lối sống đô thị Thái độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân vớinhau và với môi trường thay đổi theo xu hướng đô thị Các giá trị, chuẩn mựcvăn hóa và lối sống biến đổi trong mỗi gia đình và ngoài xã hội
2 Các lý thuyết xã hội học
2.1 Lý thuyết về bánh xe quyền lực và sự kiểm soát
“The Power and Control Wheel” nhấn mạnh việc người chồng dùngquyền lực như là một phương tiện để kiểm soát người vợ của mình Nhữnghành vi như ép buộc, đe dọa, dụ dỗ của người chồng được lý thuyết này mô tảgắn liền với các bạo lực thể xác và bạo lực tình dục mà người chồng dùng như
là một phương tiện để thực hiện và duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối với
người vợ Bánh xe quyền lực và sự kiểm soát” cho thấy những yếu tố như cờ
bạc, rượu chè, ngoại tình chỉ là những yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực đượcthực hiện nhanh hơn chứ không phải là nguyên nhân của bạo lực Lý thuyếtcho rằng, hành vi bạo lực của người chồng được thực hiện một cách có ýthức, với mục đích buộc người vợ phải nghe theo và phục tùng mình Và đâymới là nhân tố quyết định dẫn đến hành vi bạo lực của người chồng chứkhông phải là thái độ của người vợ là nguyên nhân (vì đôi khi, người vợ bị
đổ lỗi cho việc họ trở thành nạn nhân và nhiều người cho rằng chính người vợ
tự đẩy mình vào nguy cơ bị bạo hành) Một khi người chồng đã kiểm soát vàtạo dựng được quyền lực với người vợ thì sự kiểm soát và quyền lực này càngđược củng cố bằng các hành vi đe dọa mà không cần dùng đến bạo lực nữa
Lý thuyết này cho chúng ta thấy phần nào bản chất của bạo lực gia đình
là một hành vi do con người tạo ra một cách có ý thức Người chồng gây bạolực với vợ vì biết rằng hành động của anh ta sẽ mang lại những kết quả nhất
Trang 37định đối với người vợ hoặc đối với mối quan hệ của họ (Casey, 2006) Việc
sử dụng bạo lực của người chồng đối với người vợ không phải chỉ để đạtđược và duy trì sự kiểm soát mà nó còn nhắc nhở người phụ nữ về vị trí phụthuộc của họ đối với người chồng (Kramarae and Spencer, 2000) Thôngthường, khi bị bạo lực, người vợ thường cố gắng để làm theo những yêu cầucủa chồng với hi vọng anh ta sẽ không tiếp tục lặp lại các hành vi gây bạo lực.Mặc dù, việc làm cho chồng hài lòng sẽ buộc người vợ phải thực hiện nhữngviệc mà mình không muốn hoặc không có lợi cho mình như bỏ đi những sởthích riêng, bỏ đi những mối quan hệ bạn bè mà chồng không thích¸ thậm chíphải nghỉ việc nếu anh ta muốn vậy Khi đó, người phụ nữ nghĩ rằng mình đã
cố gắng rất tốt để làm hài lòng chồng và đó cũng chính là điều mà anh tamong muốn khi thực hiện hành vi bạo lực Có thể minh họa cho những thủđoạn của người chồng trong vòng tròn bạo lực và sự kiểm soát như sau2
6
2.2 Lý thuyết nữ quyền
Nếu như lý thuyết chức năng coi gia đình là một thiết chế phổ biến, mộtđơn vị thống nhất, hài hòa, có chung lợi ích và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, thìchủ nghĩa nữ quyền coi gia đình là thiết chế trung tâm của áp bức giới Gia
6Do chương trình Can thiệp Gia đình của Duluth xây dựng
Trang 38đình là nơi con người với những hoạt động và quyền lợi khác nhau trong quátrình tương tác sẽ tiến tới xung đột, mâu thuẫn với nhau Gia đình cũng khôngphải là một yếu tố tự nhiên mang tính chất sinh học có tính phổ biến mà là kếtquả của quan hệ xã hội và hoàn toàn có thể thay đổi.
Chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu từ sự nhận thức về sự áp bức bóc lột phụ nữtrong xã hội, cũng giống như chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa nữ quyền không coi
sự áp bức bóc lột phụ nữ là sản phẩm của cá nhân hay sự khác biệt về sinhhọc giữa phụ nữ và nam giới mà là sản phẩm thuộc về cơ cấu xã hội
Theo các nhà nữ quyền, gia đình là nơi tập trung chủ yếu nhất của sự ápbức phụ nữ, do đó, gia đình cũng là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cáchmạng về giới Phân tích nữ quyền về sự áp bức bóc lột phụ nữ trong gia đìnhthể hiện ở ba lĩnh vực chính: phân công lao động theo giới trong gia đình,quyền quyết định trong gia đình và bạo lực giới trong gia đình
Cùng với sự phân tích mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa phụ nữ
và nam giới trong gia đình bắt nguồn từ phân công lao động theo giới, từ trật
tự của chế độ gia trưởng, sự phân tích nữ quyền về mặt trái của cuộc sống giađình tập trung vào bạo lực thể chất của đàn ông chống lại phụ nữ trong giađình, với tư cách là hậu quả của mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng
Theo cách giải thích nữ quyền, bạo lực của đàn ông có nguồn gốc từ tưtưởng nam trị - họ thiếu sự hiểu biết xác thực về cuộc sống của người phụ nữ,
và trong một số trường hợp họ không tính đến hậu quả đối với người phụ nữ
vô tội mà bạo lực gây ra cho họ Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau vềbạo lực của đàn ông, song các nhà nữ quyền đều đi đến kết luận rằng bạo lựccủa đàn ông đối với phụ nữ có nguồn gốc từ mối quan hệ xã hội có tính chấtgia trưởng
Việc áp dụng thuyết nữ quyền vào nghiên cứu bạo lực gia đình có nhữnglợi ích nhất định, nhưng hạn chế lớn nhất của lý thuyết này là những giảthuyết của nó không đủ tính khái quát đối với tất cả nam giới và không bao
Trang 39quát hết những mối quan hệ giữa các cá nhân Nếu chúng ta chấp nhận giảthuyết rằng nam giới gắn liền với quyền lực và kiểm soát và bạo lực là cơ chếcần thiết được sử dụng để duy trì hệ tư tưởng gia trưởng thì tại sao bạo lực lạichỉ xảy ra trong gia đình này và không xảy ra trong gia đình khác (NguyễnHữu Minh, 2009)
2.3 Lý thuyết Chu kỳ bạo lực
Năm 1979, Lenora Walker, dựa trên kết quả nghiên cứu các nạn nhâncủa bạo lực đã đưa ra kết luận rằng, bạo lực được hình thành và phát triểntheo một chu kỳ Bạo lực trong gia đình không xảy ra ngẫu nhiên mà cũngkhông phải bất biến, nó xảy ra theo những chu kỳ được lặp đi lặp lại nhiều lần(Walker L 1979 in “The Battered Women” – dẫn theo Toby D Goldsmith vàMaria Vera, 2000)
Tác giả lý thuyết cho rằng, chu kỳ bạo lực bao gồm ba giai đoạn chính.Giai đoạn 1: Hình thành sự căng thẳng: các mâu thuẫn bắt đầu được hìnhthành từ các vấn đề thường ngày như “cơm áo gạo tiền” hay công việc hoặcnuôi dạy con cái dưới hình thức bạo lực bằng lời nói Nạn nhân thường cốgắng kiểm soát tình hình bằng cách cố gắng làm hài lòng người gây ra bạolực, hoặc tìm cách tránh bạo lực xảy ra; Giai đoạn 2: Sự ngược đãi, đánh đậpnghiêm trọng xảy ra Ở giai đoạn này, sự căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm,bạo lực thân thể xuất hiện và thường phụ thuộc tâm trạng của người bạo hành
và các yếu tố bên ngoài, nghĩa là bạo hành xảy ra vào một thời điểm bất kỳ,không đoán trước được và nằm ngoài tầm kiểm soát của nạn nhân; và Giaiđoạn 3: Giai đoạn “trăng mật”: người gây ra bạo lực tỏ ra hối hận hoặc đổ lỗicho đối phương, hoặc thể hiện sự quan tâm đến gia đình, bày tỏ tình yêuthương và hứa hẹn, nạn nhân có thể bị thuyết phục bởi những hành vi này vàmối quan hệ vợ chồng được tiếp tục duy trì
Chu kỳ này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần và giải thích lý do tại saonạn nhân vẫn tiếp tục sống trong bạo lực Bạo lực có thể diễn ra một cách tồi tệ,
Trang 40nhưng sự hứa hẹn của kẻ bạo hành và sự tha thứ của nạn nhân trong giai đoạn
“trăng mật” đã làm cho nạn nhân tin tưởng rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn
Lý thuyết “Chu kỳ bạo lực”này của Walker đã được các nhà nghiên cứu vàhoạt động thực tiễn một cách rộng rãi để tìm hiểu điều gì đang xảy ra đối vớicuộc sống của người phụ nữ bị bạo hành Tuy nhiên, từ một số cách nhìn vàquan điểm khác nhau, lý thuyết này đã được các nhà nghiên cứu bổ sung vàthay đổi cách phân đoạn Casey (2006) đưa ra chu kỳ bao gồm 6 giai đoạn:giai đoạn bắt đầu (có căng thẳng giữa vợ và chồng), đe dọa, bùng nổ (bạo lựcxảy ra), hối hận (người chồng sau khi gây bạo lực cảm thấy xấu hổ về hànhđộng của mình và lo lắng về những hậu quả có thể xảy ra), theo đuổi (ngườichồng tìm mọi cách để lấy lại niềm tin với vợ bằng những lời hứa hẹn và quàtặng, v.v.), và giai đoạn “trăng mật” (mối quan hệ giữa hai vợ chồng trở lại tốtđẹp) Theo chu kỳ này, hành vi bạo lực xảy ra và được tha thứ còn vấn đề gây
ra bạo lực không được giải quyết và rất có thể sau một thời gian, giai đoạn bắtđầu lại xuất hiện trở lại và bạo lực lại xảy ra
Mỗi lý thuyết nêu ra ở trên đưa ra một cách giải thích riêng của mình vàgắn với nó là các giải pháp can thiệp hoặc hỗ trợ phù hợp Mặc dù không lýthuyết nào có được cách giải thích toàn diện về nguyên nhân, bản chất của