1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên xử lý tình huống về xử lý hành vi bạo lực gia đình tại phƣờng giáp bát, quận hoàng mai, thành phố hà nội

24 3,4K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 768,43 KB

Nội dung

Bởi, BLGĐ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đến tâm lý của các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là

Trang 1

[Type the company name] | Error! No text of specified style in document 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Trang 2

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 2

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập, được sự tận tình giúp đỡ của các Thầy, cô giáo Em tiếp thu và nhận thức được nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước

để áp dụng vào thực tế công việc hiện nay Em xin chân thành cảm ơn Sở Nội Vụ

Hà Nội, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên viên và xin cảm ơn các Thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho chúng em trong suốt quá trình học tập

Do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô

để tiểu luận đạt được kết quả tốt hơn và rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết công việc ở địa phương

Em xin trân trọng cám ơn!

Học viên

Tô Thị Thanh Thúy

Trang 3

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 3

MỤC LỤC

PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU 4

1.Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Phương pháp nghiên cứu 7

4 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Bố cục 7

PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH 8

2.1 Mô tả tình huống 8

2.2 Mục tiêu phân tích tình huống 9

2.2.1Mục tiêu chung 9

2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả 10

2.3.1 Nguyên nhân 10

2.3.2 Hậu quả 12

2.4 Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 12

2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn 15

2.5.1 Mục đích, yêu cầu: 15

2.5.2 Nội dung các công việc cần giải quyết: 15

2.5.3 Kết quả quyết định xử phạt cụ thể như sau: 15

2.5.4 Trách nhiệm giải quyết vấn đề 16

2.5.5 Dự kiến nguồn kinh phí, phương tiện phục vụ việc thực hiện kế hoạch 16

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

KIẾN NGHỊ 18

Công tác phòng chống BLGĐ 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 4

PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn đề không phải của riêng một quốc gia nào, của giai đoạn phát triển nào Không thể xác định chính xác được BLGĐ có từ bao giờ, chỉ biết rằng trong những năm gần đây, vấn đề này thực sự là mối quan tâm lớn của các quốc gia Bởi, BLGĐ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đến tâm lý của các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là sự phát triển nhân cách của trẻ

em và rộng hơn, BLGĐ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia, của toàn nhân loại

BLGĐ không phải là việc riêng của từng gia đình mà đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng, của toàn xã hội thâm chí của cả thế giới Vì vậy, một vấn

đề đặt ra là phải nâng cao ý thức và kiến thức của cộng đồng đối với BLGĐ, từ đó

hướng hành động của họ tới việc phòng chống BLGĐ

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Nho giáo, vì vậy tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề Cùng với đó, sức ép của quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng thị trường cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình trở thành vấn đề đáng lo ngại

Hiện tượng BLGĐ ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ở mọi vùng miền, ở tất cả các đối tượng BLGĐ giữa vợ chồng, con cháu ngược đãi với ông bà,

bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái khá phổ biến Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân của các nguyên nhân dẫn đến BLGĐ là sự bất bình đẳng giới; nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ chủ yếu là do say rượu và mượn rượu (69-70%), do khó khăn kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: học vấn thấp, thiếu kỹ năng sống, không hiểu biết pháp luật Hành vi BLGĐ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng Bởi nó làm xói

Trang 5

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 5

mòn đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến thế

hệ tương lai, là nguy cơ làm suy giảm sự bền vững, gây tan vỡ gia đình Hành vi BLGĐ vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nạn nhân và làm tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội Bên cạnh những chi phí giải quyết hậu quả trực tiếp ( chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân, ngăn chặn xung đột, công tác điều tra, truy tố, xét xử ), các chi phí gián tiếp khác cho tình trạng bệnh tật, mất khả năng lao động, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến chết người do BLGĐ gây ra là không hề nhỏ

Thực tế, công tác phòng chống BLGĐ của nước ta đạt hiệu quả chưa cao Biểu hiện ở việc số vụ BLGĐ hàng năm không có dấu hiệu giảm đi

Trong những năm gần đây, phòng chống BLGĐ đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm hơn Nhiều mô hình phòng chống BLGĐ được xây dựng thành công ở một số địa phương, phòng chống BLGĐ được đưa lên các phương tiện thông như báo chí, truyền hình…thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta với việc phòng chống BLGĐ Tuy nhiên, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức chưa mang lại kết quả như ý muốn, vì nhiều lý do khác nhau, mà theo em, một trong những lý do đó chính là phương pháp xử lý tình huống BLGĐ của địa phương và chính quyền cơ sở chưa đúng đắn, hiệu quả

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần thiết và cấp bách phải giải quyết vấn đề BLGĐ tạo thuận lợi cho nền kinh tế - xã hội phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Sự ra đời của Luật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ban hành ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, cùng với Luật phòng, chống BLGĐ ban hành tháng 11 năm 2007 có hiệu lực tháng 7 năm 2008 là những hành lang pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống BLGĐ Tuy nhiên, việc phổ biến Luật đến người dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế

Trang 6

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 6

Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là một phường đô thị hóa, nằm ở phía Bắc quận Hoàng Mai, phía Tây Nam giáp với phường Thịnh Liệt, phía Đông giáp với phường Tương Mai, phía Bắc giáp với phường Đồng Tâm quận Hai Bà Trưng, phía Tây Bắc giáp với phường Phương Liệt quận Thanh Xuân Diện tích hơn 0,6 km2

với 3979 hộ dân, 1,7 vạn nhân khẩu được sắp xếp thành 9 khu dân cư và 54 tổ dân phố

Dọc theo địa bàn phường là trục đường Giải phóng chạy dài qua 1,5 km là đầu mối giao thông với bến xe vận chuyển hành khách phía Nam Hà Nội; bến xe vận tải hàng hóa Bắc – Nam và ga xe lửa Hàng ngày có hàng vạn lượt khách qua lại, với địa giới hành chính trên, thành phố đã chọn 1 trong 10 phường đã được thành phố và quận xác định là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự

Phường Giáp Bát –Quận Hoàng Mai - Hà Nội không phải là địa bàn có tình trạng BLGĐ cực kì nghiêm trọng Tuy nhiên, đây là địa bàn đang có những chuyển biến lớn trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Mặt trái của sự phát triển đó là một số vấn đề xã hội gia tăng hoặc nảy sinh cần được giải quyết trong đó có BLGĐ

Nhân dân trong phường nói chung nhận thức chưa đúng, chưa đủ về BLGĐ

và cách phòng chống

Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết nêu trên, tôi chọn đề tài: Xử lý tình huống về xử lý hành vi bạo lực gia đình tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Thông qua bài tiểu luận xử lý tình huống của bản thân nhằm đánh giá kết quả quá trình học tập trong chương trình chuyên viên Đồng thời, giúp cho bản thân có điều kiện vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn hoạt động quản lý Nhà Nước hiện hành, từ đó có những kinh nghiệm nhất định sau này trở về cơ sở công tác sẽ giải quyết có hiệu quả những tình huống tương tự

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 7

Xây dựng được một tình huống, phân tích được tình huống trên cơ sở đó đưa

ra được những phương án giải quyết và xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu nhất

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, xử lý thông tin

+ Xác định mục tiêu giải quyết tình huống

+ Phân thích nguyên nhân, hậu quả

+ Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

+ Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Kết luận và kiến nghị

Trang 8

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 8

PHẦN II

NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Mô tả tình huống

Tên tình huống: Xử lý tình huống về xử lý hành vi bạo lực gia đình tại

Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội:

Anh Nguyễn Văn T năm nay 45 tuổi, vợ anh là chị Trần Thị H, năm nay 40 tuổi Cả hai anh chị đều sinh ra và lớn lên tại địa phương Kết hôn với chị H, cũng

là con út trong một gia đình trí thức, hiền lành, anh chị được bố mẹ hai bên cho ở riêng trên phần đất của gia đình anh T, và gia đình chị H cũng hết lòng vun vén cho các con Cuộc sống đôi vợ chồng trẻ tưởng trọn vẹn khi hơn 1 năm sau, đứa con trai đầu lòng ra đời, thì ngay khi đó, anh T bắt đầu thể hiện tính gia trưởng, vũ phu của mình Mỗi khi có điều gì không vừa ý với vợ là anh chửi mắng vợ Cộng với bản tính lười làm, chỉ thích sống hưởng thụ nên cuộc sống gia đình nhỏ luôn ngột ngạt, bế tắc do thiếu thốn đủ bề dù vẫn được bố mẹ cưu mang Đến khi chị H sinh đứa con gái thứ hai thì cuộc sống gia đình bắt đầu khủng hoảng trầm trọng Con nhỏ, kinh tế khó khăn, lại lười lao động và anh T rượu chè cờ bạc liên miên nên gia đình anh chị luôn bị xếp vào diện hộ nghèo trong khu dân cư dù cả hai đều còn trẻ, khỏe Túng quẫn, anh T lại càng thể hiện sự vũ phu của mình Anh thường xuyên đánh đập, hành hạ vợ với nhiều hình thức có thể nói là ngày càng dã man Gia đình hai bên nhiều lần can thiệp, nhưng chỉ được một vài hôm mọi chuyện lại đâu vào đấy Anh T ngoài mặt tỏ ra thương yêu vợ con, mỗi lần đánh đập vợ xong, có người

Trang 9

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 9

can thiệp anh lại tỏ ra hối lối và đổ lỗi tại vợ, nên nhiều người không biết và bỏ qua Đến khi sự việc trở nên trầm trọng, đỉnh điểm là đêm ngày 19/4/2015 chị H bị đánh thâm tím mặt mày và bị đuổi ra khỏi nhà gây ầm ĩ cả khu phố thì mọi chuyện mới vỡ lẽ Khi phát hiện chị H ở nhờ nhà chị gái, anh T còn ra ném gạch vào nhà chị gái chị H bị hàng xóm bắt gặp Gia đình chị H bức xúc nộp đơn lên chính quyền nhờ can thiệp

2.2 Mục tiêu phân tích tình huống

2.2.1 Mục tiêu chung

Giải quyết tình huống phải:

+ Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

+ Phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở

+ Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở

+ Được nhân dân, cán bộ ở địa phương, cơ sở đồng tình ủng hộ cao

+ Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo trật tự, kỷ cương tại địa phương, cơ sở

2.2.2 Mục tiêu của việc giải quyết tình huống:

Mục tiêu xử lý tình huống để nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt

ra

Ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo đúng pháp luật

Bảo về lợi ích chính đáng của tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi cá nhân

Trang 10

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 10

Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội

Phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác kiểm tra, quản lý trên địa bàn mình quản lý

Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, “Luật phòng chống bạo lực gia đình” và “Luật Bình đẳng giới” nói riêng tới đông đảo nhân dân, vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn

2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả:

2.3.1 Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn tình huống từ sự giáo dục của hai gia đình

và quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân của hai đối tượng trong tình huống là anh

T và chị H

Gia đình anh T là gia đình thuần nông Bố anh cũng là người nổi tiếng về hành vi vũ phu với vợ mình Sống trong môi trường như vậy, anh đã sớm bị tiêm nhiễm tư tưởng và hành vi xấu từ người cha Cộng với quá trình giáo dục của cha

mẹ, sự nuông chiều của người mẹ đã khiến anh luôn coi mình là trung tâm, người khác phải cung phụng, phục tùng lại thêm thói lười lao động, thích hưởng thụ đã là nguyên nhân cho sự việc xảy ra trong cuộc sống gia đình anh

Chị H vốn là con út trong gia đình được coi là kiểu mẫu Bố là Đảng viên có thâm niên công tác trong các cơ quan Nhà nước, trước đó đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang Chị

H được cha mẹ cho ăn học cẩn thận Tuy vậy, với bản tính ngỗ ngược, ham chơi, chị không chịu chú tâm học tập, sớm theo bạn bè bỏ học và lấy chồng khi tròn 20

Trang 11

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 11

tuổi Chính vì không nghe lời khuyên can chỉ bảo của cha mẹ nên chị đã chọn anh

T, và từ đó mở ra chuỗi bi kịch sau này của cuộc đời chị

Sự thiếu trách nhiệm , chậm trễ của chính quyền địa phương trong giải quyết tình trạng bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân và khâu tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới còn chưa hiệu quả

Nguyên nhân chủ quan:

Do nhận thức của đối tượng và các bên liên quan về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình còn hạn chế Cụ thể:

Anh T tự cho mình quyền được “dạy dỗ” vợ Nghĩ mình là bề trên và có quyền hành đối với vợ Bản thân anh sau khi bị chính quyền địa phương, dư luận làng xã cũng có sự sợ hãi Nhưng một phần do bản chất con người khó thay đổi, một phần do rượu và một phần nữa là do chị H ko dám tự giải thoát mình, nắm được điểm yếu của chị, anh ta càng ngày càng có những hành vi đáng lên án

Chị H, dù được gia đình khuyên can, sẵn sàng bao bọc, nhưng bản chất yếu đuối, không có bản lĩnh, nhu nhược, tâm lý á đông lấy chồng theo chồng, hy sinh vì con cái …v v dẫn đến không dám đấu tranh với kẻ đã hành hạ, ngược đãi mình

Hàng xóm láng giềng dù thương chị H, nhưng vẫn có tâm lý “đèn nhà ai nhà nấy rạng” và quan niệm “ chuyện riêng nhà người ta…” nên chỉ dám can thiệp nhẹ nhàng bằng khuyên can hoặc báo cho gia đình chị H biết để can thiệp

Tương tự, chính quyền địa phương cũng còn quan niệm chuyện bạo lực là chuyện riêng của gia đình, nên vẫn ưu tiên hướng tự giải quyết Khi cần can thiệp cũng chưa có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ nạn nhân và răn đe, trừng trị đối tượng gây bạo lực

Chị em phụ nữ nói riêng và người dân trong đại bàn nói chung chưa có những hiểu biết đúng, đủ về BLGĐ và phòng chống bạo lực gia đình Chính sự thiếu kiến thức dẫn đến các hành vi bao che, dung túng cho BLGĐ

Trang 12

Tô Thị Thanh Thúy lớp CV K6A - 2015 12

Nhiều người tuy không chấp nhận hành vi BLGĐ nhưng cũng không công khai phản đối hoặc có các hành vi trợ giúp nạn nhân vì coi đó là “chuyện gia đình”

và để gia đình tự giải quyết Và lẽ dĩ nhiên, cách giải quyết của gia đình vẫn sẽ là phụ nữ phải nhẫn nhịn vì “xấu chàng thì hổ ai”

2.3.2 Hậu quả

Với cá nhân chị H, việc thường xuyên bị bạo hành đã ít nhiều ảnh hưởng đến

sức khỏe thể chất, tinh thần của chị Tình trạng này kéo dài sẽ rất đáng lo ngại

Với gia đình, chị H và a T có 2 đứa con, 1 trai 1 gái Đứa con trai do giáo dục không đến nơi đến chốn của cha mẹ đã bỏ học khi mới 15 tuổi Đứa con gái nhỏ đang học lớp 4, tuy thông minh nhưng sớm bị bố tiêm nhiễm vào đầu suy nghĩ tiêu cực, chửi bới, khinh rẻ mẹ nên vào hùa với bố mỗi khi bố đánh đập, đuổi mẹ

đi Với hai đứa trẻ như vậy, sống trong môi trường như thế rất khó có thể trở thành những công dân tốt

Với cộng đồng, việc địa bàn có trường hợp như vậy đã ảnh hưởng rất xấu đến môi trường văn hóa của địa phương Những người có tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ…sẽ coi đó là “tấm gương” để noi theo, cổ súy cho hành vi bạo lực gia đình Những người dân lương thiện, hiền lành thì lo lắng, bất bình vì chính quyền không xử lý nghiêm những hành vi trái pháp luật như vậy, đe dọa đến đời sống của cả cộng đồng

Nghiêm trọng hơn là hành vi này nếu không được nghiêm trị sẽ góp phần làm suy đồi đạo đức, văn hóa, lối sống, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả cộng đồng và toàn xã hội

Ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương khi để địa bàn tồn tại sự việc trái pháp luật như vậy

2.4 Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

Cơ sở để xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

Ngày đăng: 30/01/2016, 11:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w