Trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo đang triển khai thực hiện đồng bộ các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A- 2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM CỦA CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC A,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên: Đào Thị Thúy Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I Nội dung tình huống
1 Hoàn cảnh ra đời và diễn biến tình huống
2 Nguyên nhân và hậu quả
3 Mục tiêu xử lý tình huống
II Phân tích và xử lý tình huống
1 Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống
2 Xây dựng các phương án xử lý
III Lựa chọn và tổ chức thực hiện phương án tối ưu
1 Lựa chọn phương án tối ưu
2 Tổ chức thực hiện phương án tối ưu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trước xu thế đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục và đào tạo của đất nước, công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực, đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường là hết sức quan trọng Trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo đang triển khai thực hiện đồng bộ các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Kết quả của các cuộc vận động trong những năm qua chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý chí chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng ngày càng được nâng cao, đã khơi dậy và phát huy được niềm tự hào và tự trọng nghề nghiệp, đội ngũ các thầy cô giáo đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước
Tuy nhiên trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cám dỗ của đời sống vật chất, những tệ nạn xã hội, một bộ phận cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức đã thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống nhân cách, thiếu nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao Thực trạng đó không chỉ ảnh hưởng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà làm ảnh hưởng không tốt đến phát triển nhân cách học sinh và lòng tin của phụ huynh học sinh đối với ngành giáo dục Điều đó, đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp; trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên và giáo viên của mỗi một trường học Qua quá trình học tập lớp chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong được tiếp thu và trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước cùng thực tế diễn ra tại một số nhà
trường Em chọn tiểu luận: "Xử lý tình huống vi phạm của nhân viên y tế tại trường Tiểu học A, Thành phố Hà Nội” làm tiểu luận cuối khoá học
Trang 4Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những kiến thức đã học, liên
hệ với thực tế, trên cơ sở đó tìm tòi đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp
Xử lý tình huống trong quản lý nhà nước là một việc làm khó, vì thế không tránh khỏi hạn chế, khuyết điểm Rất mong các thầy, cô giáo góp ý để tiểu luận được hoàn thiện hơn, vận dụng có hiệu quả tốt hơn trong thực tiễn
Trang 5I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1 Hoàn cảnh ra đời và diễn biến tình huống
Trường Tiểu học A được thành lập năm 1993, mặc dù mới thành lập được 20 năm nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt sự nỗ lực cố gắng của mỗi một cán bộ, nhân viên, giáo viên nhà trường nên trong những năm qua nhà trường đã không ngừng phát triển về mọi mặt, trong đó công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên luôn được nhà trường chú trọng Tuy vậy, vẫn còn có một số cán bộ, nhân viên, giáo viên không chịu phấn đấu dẫn đến vi phạm quy định của ngành giáo dục Điều này được thể hiện trên nhiều mặt hoạt động về chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong trường như: không soạn giáo án, không sử dụng đồ dùng dạy học, không chịu áp dụng phương pháp dạy học mới, hồ sơ sổ sách không đảm bảo, không hoàn thành các công việc được giao, thái độ, tinh thần làm việc không cẩn thận ảnh hưởng đến học sinh
Từ khi mới thành lập, trường Tiểu học A mỗi năm chỉ có 5 lớp, gần
200 học sinh với 13 cán bộ, nhân viên và giáo viên, nhưng đến nay, sau 20 năm thành lập trường đã có gần 3.000 học sinh với 113 cán bộ, nhân viên và giáo viên Cán bộ, giáo viên của trường được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau và cũng vì thế rất đa dạng
Thực hiện hướng dẫn Kế hoạch kiểm tra của Sở Giáo dục và đào tạo của Thành phố Hà Nội về việc kiểm tra toàn diện trường Tiểu học A để xét danh hiệu đơn vị thi đua 3 năm 2011-2013 Ngày 7 tháng 9 năm 2013, đoàn kiểm tra của Sở đã về thanh tra toàn diện hoạt động dạy học, việc triển khai các nhiệm vụ năm học, công tác GDQP-AN, công tác ngoại khoá và y tế trường học tại trường Tiểu học A thông qua hồ sơ, sổ sách, qua thực tế để đánh giá toàn diện nhà trường
Khi Đoàn đang làm việc với Ban giám hiệu nhà trường tại hội trường lớn về nội dung và hình thức kiểm tra thì nhân viên Nguyễn Thị H - phụ trách công tác y tế học đường lên báo cáo Ban giám hiệu về việc: Em Nguyễn Thị Linh bị đau răng, chóng mặt được giáo viên đứng lớp đưa xuống phòng y tế học đường của nhân viên Nguyễn Thị H để xin thuốc Tại
Trang 6đây, nhân viên Nguyễn Thị H đã lấy thuốc cho em Linh uống và để em nằm trên giừơng nghỉ Khoảng 5 phút sau, Nhân viên Nguyễn Thị H thấy em Linh có biểu hiện hoa mắt, nôn oẹ, khó thở rồi ngất lịm đi và lên báo cáo lãnh đạo nhà trường Ban giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng đưa em Linh tới bệnh viện để cấp cứu
Nhân viên H sinh năm 1978, là cán bộ y tế được đào tạo từ trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, trước khi được tuyển dụng vào trường từ năm
2007, nhân viên H đã có thời gian hợp đồng làm việc tại một cơ sở khám chữa bệnh tư nhân Trong thời gian làm việc tại trường, nhân viên H được đánh giá là một trong những cán bộ gương mẫu, nhiệt tình trong các công việc được giao, gần gũi, yêu thương học sinh
Tuy nhiên, tại buổi kiểm tra của Sở Giáo dục Hà Nội qua cứu tra hồ
sơ và kiểm tra thực tế thì nhân viên H lại có một số biểu hiện sai phạm Đoàn kiểm tra cùng Ban giám hiệu nhà trường tiến hành kiểm tra các cơ số thuốc có trong phòng Y tế thì phát hiện trên 1/2 đã quá hạn sử dụng, các dụng cụ để sơ cấp cứu ban đầu có ghi trong sổ nhưng thực tế kiểm tra nhiều loại không có Nhận thấy nhân viên H có biểu hiện sai phạm về tài chính nên Đoàn kiểm tra đã kết hợp với bộ phận tài chính để kiểm tra thì phát hiện thấy: Số tiền 18% được trích lại của Bảo hiểm Y tế học sinh hằng năm để mua thuốc, một số dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của học sinh, nhà trường giao cho nhân viên H lập dự trù trình
kế toán và lãnh đạo duyệt để mua hằng năm Thì trong năm học 2010-2011 với số tiền được duyệt mua là 19.000.000đ thì trên thực tế nhân viên H chỉ mua hết 10.500.000đ còn lại dùng số thuốc dư thừa, đã quá hạn sử dụng trong các năm trước đó để phục vụ cho học sinh Cùng thời điểm đó, đoàn kiểm tra cũng có kết quả sơ cứu từ bệnh viện sinh viên Linh rối loạn hệ hô hấp do dùng nhầm thuốc (thuốc giảm đau, thuốc chữa tiêu chảy cấp)
Sau buổi kiểm tra, Đoàn đánh giá công tác y tế học đường của nhà trường chưa đảm bảo và nhận xét về nhân viên H là: Chưa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế, không hoàn thành công việc được giao, có biểu hiện
Trang 7vi phạm quản lý cơ sở vật chất Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường có hình thức kỷ luật phù hợp
Qua tìm hiểu, một số cán bộ, giáo viên trong trường cho biết thời gian gần đây nhân viên H tinh thần làm việc không được tốt lắm, nhất là tâm lý của nhân viên H có phần không ổn định Sự việc là do mâu thuẫn xảy ra giữa nhân viên H và chồng Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống về vật chất cũng như tinh thần của gia đình nhân viên H, từ đó trong công việc nhân viên H có nhiều biểu hiện tiêu cực
Đây là tình huống đặt ra cẩn phải giải quyết thế nào cho hợp lý, hợp tình vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với nhân viên, nhưng phải đảm bảo thực hiện được kỷ cương của pháp luật, quy chế của ngành
2 Nguyên nhân và hậu quả
a Nguyên nhân
Thứ nhất: Thuộc về trường Tiểu học A
Quá trình quản lý trực tiếp của phòng Hành chính quản trị và của Ban giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ, thường xuyên đã để xảy ra tình huống nhân viên H không sử dụng đúng các loại thuốc phục vụ cho sinh viên, sử dụng thuốc không đảm bảo quy định Ban giám hiệu nhà trường chưa quán triệt thấu đáo để nhân viên trong nhà trường học tập và thực hiện các quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được phân công Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường chưa tiến hành thường xuyên do chủ quan vì nhân viên H là một nhân viên tích cực, gương mẫu Mặt khác, vai trò của tổ hức Công đoàn nhà trường đối với một đồng nghiệp gặp khó khăn chưa kịp thời nắm bắt, động viên, chia sẽ
Thứ hai: Thuộc về nhân viên Nguyễn Thị H
Trong lúc toàn ngành giáo dục và đào tạo đang tập trung triển khai
Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị
về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động lớn trong toàn ngành, nhất là cuộc vận động
“Hai không” với 4 nội dung thì nhân viên H lại chưa tích cực trong mọi
Trang 8hoạt động của nhà trường Theo nhân viên H, do hoàn cảnh gia đình mà
cô vi phạm quy chế của ngành, chưa thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm
vụ của một nhân viên y tế làm trong ngành giáo dục
Căn vào các quy định, thấy rằng nhân viên H đã không thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của sinh viên Những thế sai phạm của nhân viên H còn làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của nhà trường, của bạn bè đồng nghiệp, của ngành Đã làm việc trong ngành giáo dục, hơn thế nữa đã là một nhân viên y tế “lương y như từ mẫu” thì phải thật sự có lương tâm nghề nghiệp, phải thấy thấy hết trách nhiệm của mình trong việc góp phần đào tạo thế hệ tương lai của đất nước
Thứ ba: Do hoàn cảnh gia đình nhân viên H
Hoàn cảnh riêng của nhân viên H đang có những trở ngại trong cuộc sống gia đình nên ảnh hưởng đến công tác Trong hoàn cảnh đó, nhân viên
H bị phân tâm là dễ hiểu Bên cạnh đó, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong trường đối với hoàn cảnh của giáo viên cũng chưa sâu sát, thiết thực
b Hậu quả
Từ tình huống nhân viên H vi phạm quy định của ngành, với kết luận của đoàn kiểm tra, nếu xử lý không “thấu tình, đạt lý” có hiệu quả sẽ dẫn đến các hậu quả:
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân nhân viên H thiếu đi sự
cố gắng, không có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, từ đó không hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây hậu quả về sức khoẻ cho sinh viên, không những thế nhân viên H sẽ đánh mất đi sự tôn trọng của sinh viên, của bạn bè đồng nghiệp
- Bản thân nhân viên H phải chịu một hình thức kỷ luật do những sai phạm của mình và như vậy sẽ bị ảnh hưởng về nhiều mặt trong sự nghiệp của mình
Sai phạm về hoạt động chuyên môn của nhân viên H không những lam ảnh hưởng đến uy tín của trường Tiểu học A mà còn ảnh hưởng đến ngành giáo dục của Hà Nội Tạo ra tiền lệ Quy chế của ngành không được
Trang 9thực hiện nghiêm túc từ cơ sở, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ hính trị của toàn ngành trong năm học Nhất là ảnh hưởng đến nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương
và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục”
3 Mục tiêu xử lý tình huống
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường xứng đáng với niềm tin của phụ huynh và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, qua đó góp phần đáp ứng được yêu cầu giáo dục đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, giải quyết tình huống trên cần hướng tới các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất: Qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm
cho nhân viên H thấy được những khuyết điểm của mình trong công việc được giao, trong việc chấp hành quy định của nhà trường cũng như của ngành Qua việc xử lý, để nhân viên H thấy rõ những tồn tại của bản thân,
để có ý thức rèn luyện trong mọi mặt để tìm biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn của gia đình để hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao
Thứ hai: Giữ nghiêm quy chế của ngành giáo dục và pháp luật của
nhà nước Qua giải quyết tình huống trên làm sao để cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên cũng như cấp trên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trường Các cấp quản lý có biện pháp trong việc tổ chức cho nhân viên, giáo viên học tập và thực hiện đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các quy định của ngành Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học, nhằm tăng cường nền nếp, kỷ cương và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động của nhà trường
Thứ ba: Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình hợp lý
bởi nguyên nhân của tình huống Qua việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ nhân viên, giáo viên trường Tiểu học A nói riêng, nhân viên, giáo viên của ngành, cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành luật pháp và các quy định của ngành, để từ đó tự nhìn nhận, đánh giá lại công việc của bản thân mình để có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp
Trang 10Thứ tư: Sau khi xử lý vi phạm của nhân viên H nhằm bảo đảm việc
chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường
II PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Cơ sở pháp lý
Về cơ sở pháp lý, chúng ta căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết tình huống trên như sau:
Luật Viên chức năm 2010, quy định:
Điều 4 Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Điều 5 Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
1 Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp
2 Tận tụy phục vụ nhân dân
3 Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử
4 Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân
Điều 6 Các nguyên tắc quản lý viên chức
1 Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước
2 Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
3 Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc
4 Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công
Trang 11với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức
Điều 16 Nghĩa vụ chung của viên chức
1 Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước
2 Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
3 Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị
Điều 17 Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1 Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng
2 Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
3 Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền
4 Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
5 Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp
6 Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp
7 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Điều 19 Những việc viên chức không được làm
Trang 121 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công
2 Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật
3 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức
4 Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội
5 Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp
6 Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Điều 52 Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1 Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc
2 Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan
3 Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý
4 Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức
5 Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
Điều 54 Tạm đình chỉ công tác