TÔNG QUAN
Một số khái niệm
1.1.1 Tuân thủ quy định về quản lý chất thải y tế
Tuân thủ: theo từ điển tiếng Việt năm 2010 là giữ và làm đúng theo điều đã quy định [23].
Quy định về quản lý CTYT trong nghiên cứu này là những quy định đã được nêu trong Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế [11],
Tuân thủ quy định về QLCTYT là việc làm đúng những điều đã được quy định trong Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT của Bộ Y tế.
Việc thực hành tuân thủ quy định quản lý CTRYT gồm việc tuân thủ đầu tư về nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý chất thải y tế và việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đánh giá về thực trạng đầu tư cơ sở vật chất của bệnh viện và kiến thức, thực hành tuân thủ quy định của NVYT về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT đây là những hoạt động cơ bản không thể thiếu trong quản lý CTRYT.
1.1.2 Khái niệm về chất thải y tế. ỉ 1.2.1 Chất thải y tế:
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [11], Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu việc quản lý đối với những loại chất thải y tế ở trạng thái rắn.
1.1.2.2 Chất thải y tế nguy hại:
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn [11].
Chất thải thông thường tại các cơ sở y tế giống như chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình [11].
Có khoảng 75- 90% chất thải tại các cơ sở y tế là chất thải thông thường (chất thải không nguy hại), số còn lại 10- 25% là chất thải y tế nguy hại cần được quản lý và xử lý triệt để [47].
1.1.3 Khái niệm về quản lý chất thải y tế.
Quản lý chất tải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [11],
- Phân loại CTYT: là hoạt động phân tách chất thải thành các nhóm và cho vào các dụng cụ chứa đựng theo quy định Bất kỳ ai làm phát sinh chất thải đều phải thực hiện việc phân loại ngay tại nguồn.
- Thu gom CTYT: là việc tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
- Vận chuyển CTYT: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
- Giảm thiểu CTYT: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
- Tải sử dụng: là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sừ dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
- Tải chế: là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
- Xử lý ban đầu: là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
- Xử lý và tiêu hủy CTYT: là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
Phân loại chất thải y tế
Chất thải rắn y tế nguy hại được phân thành 9 nhóm gồm: chất thải lây nhiễm; chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu; chất thải dược phẩm; chất thải hóa học; chất thải chứa kim loại nặng, độc; các bình chứa khí nén; chất thải vật sắc nhọn; chất thải gây độc tế bào; chất thải phóng xạ [47].
- Chất thải lây nhiễm: Là chất thải có chứa các mầm bệnh như: Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm với số lượng đủ lớn để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm (ví dụ: Chất thải từ các phòng xét nghiệm, phòng mổ, phòng cách ly )
- Chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu: Là chất thải có chứa các mô, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể hoặc các dịch cơ thể như máu, dịch màng phổi chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn Tuy nhiên, theo khuyến cáo những chất thải này nên được coi như là chất thải lây nhiễm.
- Chất thải dược phẩm: Bao gồm các thuốc quá hạn, không sử dụng, đổ vỡ kể cả những dụng cụ, chai lọ chứa đựng chúng.
- Chất thải hóa học: Có thể dưới dạng đặc, lỏng, khí được sinh ra trong quá trình chẩn đoán, điều trị, tẩy rửa, khử trùng, thí nghiệm của bệnh viện chất thải này có đặc tính chủ yếu là ăn mòn, gây nổ, gây độc tế bào.
- Chất thải chứa kim loại nặng, độc: Là loại chất thải có chứa chất gây độc tiềm ẩn như Cadimi, chì, thủy ngân có trong pin hỏng, nhiệt kế vỡ và một số dụng cụ y tế hỏng Chất thải chứa kim loại nặng, độc này có thể coi là một phần của chất thải hóa học nên được xử lý riêng.
- Các bình chứa khi nén: Như bình đựng oxy, CO2, khí mê, bình cứu hỏa.
- Chất thải vật sắc nhọn: Đây là loại chất thải có nguy cơ gây tổn thương cho da như đứt, thủng (VD: Kim tiêm, dao mổ, tuýp thủy tinh vỡ ) Cho dù chất thải này có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng vẫn được coi như loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm và nguy hại cao Vì vậy, chất thải vật sắc nhọn phải được quan tâm,
- chú ý khi phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho NVYT, nhân viên vệ sinh và môi trường.
- Chất thải gãy độc tế bào: Chất thải này có nguồn gốc từ việc điều trị bệnh nhân ung thư bằng hóa chất và tia xạ Chất thải từ những bệnh nhân này như phân, nước tiểu, chất nôn, cần được coi như là chất gây độc tế bào.
- Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu Các tia xạ như tia X, tia gamma gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc với gen.
1.2.2 Phân loại theo Bộ Y tế:
Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành “Quy chế Quản lý chất thải y tế” [11], theo đó, chất thải y tế được phân thành 5 nhóm gồm 1 nhóm chất thải thông thường và 4 nhóm chất thải nguy hại. CTYTNH về cơ bản cũng bao gồm những loại chất thải như WHO nhưng đã được phân nhóm lại, gồm: chất thải lây nhiễm, chất thải hoá học nguy hại, bình chứa áp suất và chất thải phóng xạ [11]:
1.2.2.1 Chất thải lây nhiễm: bao gồm các nhóm chất thải theo phân loại của
WHO: chất thải lây nhiễm; chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu; chất thải vật sắc nhọn và được phân lại thành các loại nhỏ:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và các dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người;nhau thai, bào thai, xác động vật thí nghiệm.
1.2.2.2 Chất thải hóa học nguy hại: bao gồm các nhóm chất thải theo phân loại của WHO: chất thải dược phẩm; chất thải hóa học; chất thải chứa kim loại nặng, độc; chất thải gây độc tế bào và được phân thành các loại nhỏ:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo quy chế quản lý chất thải y tế)
- Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bênh được điều trị bằng hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: Thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị)
Nguồn thải và khối lượng chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu ; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu Hầu hết các CTRYT đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược [6].
Bảng 1.1 Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ các hoạt động y tế
Loại chất thải rắn Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói
Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh
Các phê thải từ phâu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sâu quá trình xét nghệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân
Chất thải bị nhiễm bẩn
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược.
—— V - - - -— - -7 - - - - ———-7 —— -7 Nguôn: Báo cáo môi trường quôc gia 2011: Chât thải răn [6]
Bảng 1.2: Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo thu nhập của các nước
Khối lượng CTRYT (kg/ đầu người)
Khối lượng CTRYT nguy hại (kg/ đầu người)
Nguồn: Pruss, E Giroult và p Rushbrook, 1999 [47],
Những nước có thu nhập cao, nền kinh tế phát triển thì lượng chất thải y tế phát sinh cũng cao hon so với lượng CTYT phát sinh tại các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Bảng 1.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh theo phân loại bệnh viện
Loại bệnh viện Lượng CTRYT (kg/ giường/ ngày đêm)
Bệnh viện thuộc Trường đại học 4,1- 8,7
Nguồn: Pruss, E Giroult và p Rushbrook, 1999 [47],
Khối lượng chất thải rắn y tế thay đổi rất khác nhau tùy theo từng khu vực, từng điều kiện kinh tế, theo từng cách phân loại bệnh viện (Chuyên khoa hay đa khoa, tư nhân hay công lập ) hoặc theo quy mô bệnh viện.
Lượng CTRYT phát sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: số giường bệnh, việc thực hành các kỹ thuật y tế và khả năng tiếp cận với các cơ sở y tế Chính vì vậy lượng phát sinh đơn vị tại các bệnh viện tuyến trung ương cao hơn lượng phát sinh của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, lượng phát sinh đơn vị tại các khu vực đô thị cao hơn cao hơn các khu vực nông thôn [41],
Hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm: 1.361CƠ sở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân;
789 cơ sở thuộc hệ dự phòng tuyến Trung ương, tỉnh và huyện; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến Trung ương, tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã [14],
Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là CTRYTNH phải được xử lý bằng những biện pháp phù họp Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần xừ lý khoảng 125.000 m 3 /ngày chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế Bộ, ngành [14],
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thái năm 2011, trên cả nước, lượng CTR trung bình thải ra mỗi ngày là 0,86kg/giường bệnh, trong đó, CTRYTNH là 0,14kg/giường bệnh Tổng lượng CTR ở các Bệnh viện trên toàn quốc lên tới 100 tấn và
16 tấn CTRYTNH cần được xử lý Tỷ lệ này khác nhau giữa các Bệnh viện, tùy thuộc số giường bệnh, Bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại Bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng [33],
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại Đà Nang, lượng CTR phát sinh y tế từ các cơ sở y tế trong thành phố khoảng 4.5-5 tấn/ngày trong đó trên 650kg các loại chất thải y tế lâm sàng hay chất thải y tế độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao [27],
Bảng 1.4 Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước
Khối lưọng (kg/ngày) Năm 2015 Năm 2025
1 Vùng đồng bằng sông Hồng 14.990 28.658
2 Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 4.490 7.648
6 Vùng đồng bằng sông Cừu Long 6.600 8.777
Dự báo khối lượng CTRYTNH có xu hướng gia tăng nhanh giai đoạn 2015 -
2025, đến năm 2025, theo dự báo lượng CTRYTNH sẽ tăng hơn 100% so với năm 2012[36],
Thành phần chất thải rắn y tế
Tỷ lệ các loại chất thải rắn y tế theo ước lượng trung bình của WHO cho các nước đang phát triển là : 80% chất thải thông thường; 15% chất thải lây nhiễm và chất thải giải phẫu; 3% chất thải hóa học nguy hại và dược phẩm; 1% chất thải sắc nhọn; 2 điểm.
Nhóm biến về phân loại CTRYT: có 8 biến, 12 câu hỏi
Các nội dung hệ số 2: Trách nhiệm phân loại, nơi phân loại CTYT, màu sắc các túi, hộp đựng CTYT Như vậy, phần kiến thức về phân loại có 6 câu hệ số 2, 6 câu hệ số 1:
- X 2 + 6 X 1 điểm Điểm kiến thức về phân loại đạt khi > 09 điểm
Nhóm biến về thu gom CTRYT: có 8 biến, 11 câu hỏi
Các nội dung hệ số 2: Giới hạn tối đa cho phép đựng CTYT trong các túi, hộp, thùng; việc xử lý khi phân loại nhầm CTYTNH Như vậy, phần kiến thức về thu gom có 3 câu hệ số 2 và 8 câu hệ số 1:
3x2 + 8xl điểm Điểm kiến thức về thu gom đạt khi > 7 điểm
Nhóm biến về vận chuyển CTRYT: có 5 biến, 6 câu hỏi
06 câu = 06 điểm Điểm đạt khi > 3 điểm
Nhóm biến về lưu giữ CTRYT: : có 3 biến, 3 câu hỏi
03 câu = 03 điểm Điểm đạt khi > 1 điểm
Kiến thức về quản lý CTRYT được đánh giá là đạt khi đạt cả 4 nội dung: phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT.
2.8.2 Đánh giá thực hành tuân thủ quy định
2.8.2.1 Thực hành tuân thủ quy định của nhân viêny tế
Mỗi đối tượng được quan sát 02 lần thực hiện phân loại CTRYT thông qua việc thực hiện quy trình tiêm truyền hoặc thay băng Mỗi lần được đánh giá là đạt khi tất cả các lần phân loại CTRYT trong quá trình thực hiện quy trình đều đúng (5/5 lần bỏ rác của quy trình tiêm truyền và 3/3 lần bỏ rác của quy trình thay băng) Mỗi cá nhân được quan sát 2 lần thực hiện quy trình, tuy nhiên khi đánh giá phân loại “Đạt”/ “không đạt” sẽ đánh giá theo cá nhân Một đối tượng được đánh giá phân loại đạt khi tất cả 02 lần quan sát đểu đạt b Thu gom
Mỗi đối tượng được quan sát thu gom 3 lần, mỗi lần được tính là khi tất cả CTRYT tại nơi phát sinh, phân loại được đưa đến thùng chứa chất thải tạm thời của khoa; mồi lần đánh giá có 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí đúng được 1 điểm, một lần thu gom đạt khi đạt 4 điểm Một đoi tượng được đánh giá thu gom đạt khi đạt được tối thiểu 2 lần quan sát c Vận chuyển
Mỗi đối tượng được quan sát 3 lần Mỗi lần vận chuyển có 02 tiêu chí đánh giá, mỗi tiêu chí
01 điểm, một lần vận chuyển được đánh giá đạt khi đạt 2 điểm Đối tưọng được đánh giá thực hành vận chuyển đạt khi có tối thiểu 02 lần vận chuyển đạt d Lưu giữ
Mỗi đối tượng được quan sát 3 lần, mỗi lần quan sát 60 phút (từ 6-7 giờ và 16-17 giờ) Mỗi lần quan sát lưu giữ có 02 tiêu chí đánh giá, mồi tiêu chí 01 điểm, một lần quan sát được đánh giá đạt khi đạt 2 điểm Đoi tượng được đánh giá thực hành lưu giữ đạt khi có toi thiểu 02 lần quan sát được đánh giá đạt
2.8.2.2 Thực hành tuân thủ quy định của bệnh viện về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phưong tiện a Phuong tiện phân loại
Phương tiện phân loại gồm có: túi, hộp đựng vật sắc nhọn, các dụng cụ này đảm bảo các điều kiện sau:
- Túi đựng CTRYT có đủ màu sắc theo quy định, phù họp với đặc điểm CTYT phát sinh tại khoa.
- Hộp đựng vật sắc nhọn.
- Các dụng cụ này đảm bảo chất lượng, hình thức theo quy định.
- Luôn sẵn có đủ để chứa đựng tất cả CTRYT phát sinh tại khoa. b Phưong tiện thu gom Đảm bảo theo các tiêu chuân:
- Thùng đựng CTRYT có đủ màu sắc theo quy định, phù họp với đặc điểm CTYT phát sinh tại khoa.
- Thùng đựng CTRYT đảm bảo chất lượng, hình thức theo quy định.
- Luôn sẵn có đủ để chứa đựng tất cả CTRYT phát sinh tại khoa. c Phương tiện vận chuyển Đảm bảo theo các tiêu chuẩn:
- Có xe vận chuyển CTRYT chuyên dụng.
- Xe vận chuyển CTRYT đảm bảo chất lượng, hình thức theo quy định.
- Có đủ xe để vận chuyển riêng từng loại CTRYT
- Có quy định đường vận chuyển CTRYT theo quy định. d Nhà lưu giữ CTRYT
- Có nhà lưu giữ CTRYT.
- Nhà lưu giữ có thiết kế đảm bảo quy định và đáp ứng nhu cầu lưu giữ CTRYT của bệnh viện.
Việc xác định “đủ” hay “thiếu” dựa vào lượng CTRYT thực tế và các dụng cụ, phương tiện sẵn có và dựa vào nhận định của đối tượng nghiên cứu qua kết quả nghiên cứu định tính Trang thiết bị được đánh giá là “đủ” khi kết quả đánh giá bằng quan sát và qua nghiên cứu định tính nhận định là đủ.
Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu tuân thủ đúng các quy định đã được Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua.
- Nghiên cứu được thực hiện với những người đồng ý, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và trả lời phỏng vấn sau khi đã được điều tra viên giải thích mục đích và nội dung của nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối các câu trả lời và rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào họ muốn Thông tin cá nhân của các đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Tất cả các thông tin, số liệu được thu thập một cách trung thực, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Ket quả nghiên cứu được phản hồi cho đon vị được nghiên cửu.
Hạn chế của nghiên cứu
- Công tác quản lý CTYT đòi hỏi có sự liên quan, tác động từ nhiều yếu tố: cơ sở vật chất, trang thiết bị, NVYT và các quy định, chính sách cũng như quản lý, giám sát của các cấp Trong khi nghiên cứu này chỉ mới nghiên cứu về sự tuân thủ các quy định và kiến thức của NVYT về quản lý CTYT.
- Có nhiều công việc, quy trình kỹ thuật phát sinh CTYT ở nhiều đối tượng nhưng trong nghiên cứu này chỉ quan sát được 02 quy trình ở nhóm đối tượng điều dưỡng và hộ sinh chăm sóc.
- Do nguồn lực hạn chế nên số lần quan sát thực hành của các đối tượng nghiên cứu còn hạn chế.
- Bộ câu hỏi thu thập tương đối dài, các đối tượng nghiên cứu bận nhiều việc nên dễ dẫn đến các câu trả lời sơ sài, không đầy đủ.
- Việc quan sát các quy trình kỹ thuật dễ làm ảnh hưởng đến tính khách quan cỉia nghiên cứu.
Hạn chế sai số trong khâu phát vấn: Tiến hành tập huấn kỹ cho ĐTV, bảng câu hỏi phỏng vấn được soạn một cách hợp lý Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi đưa vào thu thập thông tin chính thức để đưa ra những câu hỏi phù hợp với đối tượng nghiên cứu; giải thích rõ cho đối tượng nhiên cứu biết mục đích và yêu cầu của nghiên cứu đế đối tượng nghiên cứu họp tác tốt hơn; giám sát nghiêm túc việc thu thập số liệu.
Chọn điều tra viên là nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng của Bệnh viện và học sinh Trường trung học Y tế Quảng Ngãi đang thực tập tại bệnh viện tham gia quan sát các quy trình kỹ thuật, các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giũ CTRYT của các đối tượng nghiên cứu; chọn địa điểm quan sát phù họp tránh sự chú ý của đối tượng nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế
3.1.1 Thông tin chung về đối tưọng nghiên ciru
Có 329 NVYT tham gia nghiên cứu, trong đó: Nam: 70 người (21,3%), Nữ: 259 người (78,7%); độ tuổi trung bình 36,3 ± 9,2 tuổi, thấp nhất: 22 tuổi, cao nhất 59 tuổi Thâm niên công tác của các đối tượng trung bình 12,2 ± 9,6 năm, thấp nhất 1 năm, cao nhất 41 năm.
Bảng 3.1 Trình độ chuyên môn của đối tưọìig nghiên cứu
TT Trình độ chuyên môn Số lưọìig (n) Tỷ lệ (%)
1 Sơ học, không bằng cấp 30 9,1
Trình độ chuyên môn của NVYT chủ yếu là trình độ trung học chiếm 61,1%, NVYT có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,1% và 14% Tỷ lệ nhân viên có trình độ sơ học và không bằng cấp có đến 9,1%.
Bảng 3.2 Chức danh chuyên môn của đối tượng nghiên cứu
TT Chức danh chuyên môn Số iưẹmg (n) Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ bác sĩ chiếm 14,9%, trong khi vẫn còn 3% là y sỹ; phần lớn đổi tượng nghiên cứu là Điều dưỡng chiếm tỷ 48%.
Bảng 3.3 Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu
TT Thâm niên công tác Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Phần lớn NVYT tham gia nghiên cứu có thâm niên công tác trên 5 năm (69,3%), chỉ có 30,7% NVYT có thời gian làm việc trong ngành y tế dưới 5 năm.
Bảng 3.4 Phân bố theo vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu
TT Vị tri công tác Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
1 Khám/ điều trị/ chăm sóc bệnh nhân 219 66,6
Phần lớn đối tượng nghiên cứu làm công tác khám, điều trị và chăm sóc người bệnh (66,6%); tỷ lệ làm công việc hành chính là 14,9%; 5,5% làm nhiệm vụ về sinh bệnh phòng, các đối tượng khác là 13,1%.
□ Lâm sàng ■ Cận lâm sàng
Biểu đồ 3.1 Đối tượng nghiên cứu theo khối lâm sàng và cận lâm sàng
Gần 78% đối tượng nghiên cửu hiện đang làm việc tại các khoa lâm sàng, hơn 22% làm việc tại các khoa cận lâm sàng.
Bảng 3.5 Tình trạng tập huấn, phổ biến kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu
TT Tập huấn, phổ biến kiến thức Số lượng Tỷ lệ
1 Đã được tập huấn, phổ biến kiến thức 268 81,5
2 Chưa được tập huấn, phổ biến kiến thức 38 11,5
Cộng 329 100 Đa số đối tượng nghiên cứu đã được tập huấn về quản lý CTYT, có 11,5% chưa được tập huấn và có 7% không nhớ mình đã được tập huấn chưa.
3.1.2 Kiến thức của nhân viên y tế về chất thải y tế
Bảng 3.6 Kiến thức của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi về chất thải y tế
TT Kiến thức Đạt Không đạt n % n %
1 Kiến thức về khái niệm CTYT 152 46,2 177 53,8
2 Kiến thức về trạng thái CTYT 247 75,1 82 24,9
3 Kiến thức về các nhóm CTYT 127 38,6 202 61,4
Kiến thức về nguy cơ đối với sức khoẻ người tiếp xúc với CTYT 325 4 1,2
Kiến thức chung về CTYT 220 66,9 109 33,1
Tỷ lệ nhầm lẫn trong khái niệm CTYT chiếm 53,8%, chỉ có 38,3% đối tượng nghiên cứu biết được CTYT gồm có 5 nhóm, kiến thức về các loại chất thải y tế nguy hại chiếm 55,0% Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều có nhận thức đúng về nguy cơ của CTYT đối với sức khoẻ của người tiếp xúc với CTYT (98,8%).
3.1.3 Kiến thức của nhân viên y tế về quản lý chất thải rắn y tế
Bảng 3.7 Kiến thức của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi về phân loại chất thải ran y tế
TT Kiến thức Đạt Không đạt n % n %
1 Kiến thức về trách nhiệm phân loại 239 72,9 90 27,1
2 Kiến thức về địa điểm phân loại 261 79,3 58 20,7
TT Kiến thức Đạt Không đạt n % n %
3 Kiến thức về các nhóm chất thải
- Chất thải hoá học nguy hại 200 60,8 129 39,2
- Chất thải là bĩnh áp suất 194 59,0 135 41,0
4 Phân biệt màu sắc dụng cụ đựng chất thải
- Dụng cụ màu vàng đựng chất thải lây nhiễm 211 64,1 118 35,9
Dụng cụ màu đen ẽỈỊmg chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng xạ 144 43,8 185 56,2
- Dụng cụ màu xanh đựng chất thải thông thường 35 10,6 294 89,4
- Dụng cụ màu trắng đựng chất thải tái chế 287 87,2 42 12,8
Kiến thức chung về phân loại 257 78,1 72 21,9
Có 72,9% đối tượng nghiên cứu cho rằng bất kỳ ai làm phát sinh CTRYT đều phải thực hiện việc phân loại, vẫn còn gần 30% đối tượng cho rằng việc phân loại CTRYT là trách nhiệm của điều dưỡng, hộ sinh, KTV hay hộ lý (Phụ lục 13) Có gần 80% đối tượng nghiên cứu biết về quy định CTRYT phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh Hiểu biết đầy đủ của đối tượng nghiên cứu về các nhóm CTRYT đạt từ 59 -78,1%; kiến chức về quy định các loại CTRYT đựng trong các dụng cụ có mã màu khác nhau còn thấp, đặc biệt hiểu biết quy định về các loại CTRYT đựng trong túi màu xanh đựng chất thải thông thường rất thấp (10,6%).
Bảng 3.8 Kiến thức của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi về thu gom chất thải rắn y tế
TT Kiến thức Đạt Không đạt n % n %
1 Kiến thức về trách nhiệm thu gom 292 88,8 37 11,2
Kiến thức về giới hạn tối đa CTRYT trong các dụng cụ chứa đựng
- Mức tôi đa trong túi, hộp 315 95,7 13 4,3
- Mức tối đa trong thùng 313 95,1 16 4,9
3 Kiến thức về màu sắc các thùng đựng CTRYT
- Thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm 319 97,0 10 3,0
Thủng màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng xạ 316 96,0 13 4,0
- Thùng màu xanh đựng chất thải thông thường 311 94,5 18 5,5
- Thùng màu trắng đựng chất thải tái chế 311 94,5 18 5,5
4 Kiến thức về vệ sinh thùng đựng CTRYT 310 94,2 19 5,8
5 Kiến thức về xử lý khi phân loại nhàm 223 67,8 106 32,2
6 Kiến thức về tần suất thu gom 119 36,2 210 63.8
Kiến thức về xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao 278 84,5 51 15,5
Kiến thức chung về thu gom CTRYT 320 97,3 9 2,7
Hầu hết NVYT có kiến thức đạt về thu gom CTRYT (97,3%), số người có kiến thức về tàn suất thu gom CTRYT là thấp nhất (36,2%), dặc biệt kiến thức đúng về xử lý khi phân loại nhầm CTRYT chỉ đạt hon 67%.
Bảng 3.9 Kiến thức của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi về vận chuyến chất thải ran y tế
TT Kiến thức Đạt Không đạt n % n %
1 Kiến thức về trách nhiệm vận chuyển 324 98,5 5 1,5
2 Kiến thức về an toàn khi vận chuyển
- Có đường vận chuyển riêng 324 98,5 5 7.5
- Vận chuyên theo thời gian quy định 303 92,1 26 7,9
- Không rơi vãi, phát tán mùi hôi 310 94,2 19 5,8
Có xe vận chuyển riêng CTNH và chất thải thông thường.
3 Kiến thức về tần suất vận chuyển 121 36,8 208 63,2
Kiến thức chung về vận chuyển CTRYT 308 93,6 21 6,4
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về trách nhiệm và đảm bảo an toàn khi vận chuyển CTRYT đạt khá cao (trên 90%); chỉ có hơn 36% số người được hỏi có kiến thức đúng về tần suất vận chuyển tối thiểu là 01 lần/ngày và khi cần.
Bảng 3.10 Kiến thức của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi về lưu giữ chất thải ran y tế
TT Kiến thức Đạt Không đạt n % N %
1 Kiến thức về địa điểm khu lưu giữ 68 20,7 261 79,3
2 Kiến thức về thời gian lưu giữ 83 25,2 246 74,8
3 Kiến thức về lưu giữ riêng các loại chất thải 303 92,1 26 7,9
Kiến thức chung về lưu giữ 93 28,3 236 71,7
Thực hành tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế
3.2.1.1 Thực hành tuân thủ quy định phân loại chất thải rắn y tế của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
Việc đánh giá thực hành tuân thủ quy định về phân loại CTRYT được tiên hành trên đối tượng là điều dưỡng, hộ sinh chăm sóc bằng phương pháp quan sát.
Bảng 3.11 Thực hành tuân thủ quy định về phân loại chất thải rắn y tế của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi (n3)
TT Thực hành tuân thủ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Qua quan sát đánh giá thực hành phân loại CTRYT, có 96,2% đối tượng thực hành đúng về phân loại CTRYT.
3.2.1.2 Thực hành tuân thủ quy định về thu gom chất thải rắn y tế của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
Việc thu gom CTRYT tại BVĐK tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện bởi các hộ lý làm công việc vệ sinh khoa, phòng nên chúng tôi đánh giá việc thực hành thu gom CTRYT trên những đối tượng này, kết quả:
Bảng 3.12 Thực hành tuân thủ quy định về thu gom chất thải rắn y tế của hộ lý
Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi (n)
TT Thực hành tuân thủ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Qua quan sát thực tế hộ lý thu gom CTRYT tại các khoa cho thấy tỷ lệ thu gom đúng quy định chỉ đạt hơn 61% Tất cả các lần quan sát hộ lý thực hiện công việc thu gom CTRYT, hộ lý đã bỏ đúng các túi chất thải vào các thùng có mã màu tương ứng; các sai phạm mà các hộ lý mắc phải là chất thải đựng vượt quá mức giới hạn tối đa cho phép và chất thải rơi vãi ra ngoài Điều này cũng phù họp với kết quả thảo luận nhóm với các hộ lý “Tại khoa luôn có sẵn các túi sạch để thay thế khi rác đầy nhưng nhiều khi để các điều dưỡng làm xong rồi mới thu gom nên cũng có một so tủi đầy, hơn nữa, các túi đựng rác không có vạch mức nên cũng dễ quên ” (TLN - Hộ lý); Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chất thải đầy quá mức cho phép đã được các điều dưỡng trưởng ghi nhận là
“Lượng chất thải nguy hại cũng không nhiều nên các thùng đựng không đầy, còn những thùng đựng rác sinh hoạt được để dọc theo hành lang nên bệnh nhân với ngicời nhà tiện đâu thì bỏ đó nên thường hay đầy, có khi họ còn bỏ cả ra ngoài nữa, tình trạng này cũng hay xảy ra ” (TLN - Điều dưỡng trưởng)
3.2.1.3 Thực hành tuân thủ quy định về vận chuyến và lưu giữ CTRYT của nhân viên vệ sinh BVĐK Quảng Ngãi
Việc đánh giá thực hành tuân thủ vận chuyển được tiến hành trên 2 nhân viên làm công việc vận chuyển CTRYT tại bệnh viện Để đánh giá việc tuân thủ thực hiện quy định về vận chuyển của
02 nhân viên này, chúng tôi tiến hành quan sát các lần vận chuyển của nhân viên vệ sinh (có 37 lượt quan sát), kết quả cho thấy: cả 02 nhân viên vận chuyển đều được sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển, vận chuyển đi đúng đường quy định Tuy nhiên, tất cả các lượt vận chuyển, chất thải để trên xe đều vượt quá mức cho phép nên nguy cơ chất thải bị rơi vãi trong khi vận chuyển là rất cao, có 01/37 lượt vận chuyển phát hiện có tình trạng chất thải nguy hại được vận chuyển cùng xe với chất thải thông thường Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: việc vận chuyển chất thải vượt quá mức cho phép là việc làm thường xuyên và cũng thiểu sự kiểm tra, nhắc nhở: “Hai chúng tôi cùng vận chuyển chung 1 xe, cứ đi tùng tầng một gom chất thải vào xe đến khi nào đầy thì chuyên đi, lâu nay chúng tôi làm vậy và cũng không ai nói gì (PVS - Nhân viên Công ty Hoàn
Mỹ) Việc vận chuyển lẫn lộn chất thải nguy hại và thất thải thông thường được giải thích: “Thông thường thì chất thải nguy hại và chất thải thông thường được chuyển riêng nhưng đôi khi có một, hai túi chất thải nguy hại, chúng tôi cho đi luôn, nhimg đến nhà lưu giữ chúng tôi cho vào thùng đựng chất thải nguy hại để đốt” (PVS - Nhân viên Công ty Hoàn Mỹ).
Chất thải khi vận chuyển đến nhà lưu giữ của bệnh viện được để vào những khu vực quy định cho chất thải nguy hại và chất thải thông thường Cả 03 lượt quan sát không phát hiện chất thải nguy hại và chất thải thông thường lẫn lộn tại khu vực lưu giữ.
3.2.2 Thực hành tuân thủ quy định về đầu tư CO’ sỏ’ vật chất, trang thiết bị, phưong tiện quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện
3.2.2.1 Thực hành tuân thủ quy định về đầu tư trang thiết bị, phưorig tiện phân loại
Bảng 3.13 Trang thiết bị, phưong tiện phân loại chất thải ran y tế
TT Phưong tiện, thiết bị
Tổng số khoa quan sát (N= 30) n %
1 Có đủ túi đựng CTRYT 30 100
2 Túi đựng CTRYT có đủ màu săc quy định 30 100
3 Túi đựng CTRYT đảm bảo chất lượng 0 0
Túi đựng CTRYTđảm bảo hình thức theo quy định
Hộp đựng vật sắc nhọn
5 Có đủ hộp đựng vật sắc nhọn 30 100
6 Hộp đựng vật sắc nhọn đảm bảo chất lượng 30 100
Hộp đựng vật sức nhọn đảm bảo hình thức theo quy định 30 100
Tất cả các khoa đều có đủ túi đựng CTRYT, có đủ màu sắc theo quy định, phù họp với lượng CTRYT phát sinh tại khoa Tại thời điểm quan sát, các khoa đều có sẵn túi, hộp sạch để thay thế; điều này cũng phù họp với kết quả thảo luận nhóm, các điều dưỡng đều cho rằng: Túi và hộp đựng CTRYT không thiếu, tại khoa luôn có một số lượng dư ra để dự phòng, khi nào sap hết thì điều dĩcõvig hành chính của khoa sẽ dự trù và nhận bổ sung (TLN - Điểu dưỡng trưcmg). về chất lượng và hình thức của túi đựng CTRYT chưa đảm bảo theo quy định Tất cả các khoa đề có túi đựng chất thải làm bằng nhựa PE, thể tích phù họp, tuy nhiên, độ dày thành túi không đảm bảo tối thiểu 0,1 mm và không có vạch ngang mức và dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”; tất cả các túi không có biểu tượng chỉ loại chất thải.
3.2.2.2 Thực hành tuân thủ quy định về đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom chất thải rắn y tế
Bảng 3.14 Trang thiết bị, phương tiện thu gom chất thải rắn y tế
STT Phưoug tiện, thiết bị Tổng số khoa quan sát (N= 30) n %
1 Có nơi thu gom tạm thời CTRYT 24 80
2 Có đủ thùng đựng CTRYT nguy hại 24 80
3 Có đủ thùng đựng CTRYT thông thường 30 100
4 Thùng đựng CTRYT đảm bảo chất lượng 30 100
5 Thùng đựng CTRYT đảm bảo hình thức theo quy định 0 0
Có 6/30 khoa vẫn chưa có nơi lưu giữ CTRYT tạm thời tại khoa Bệnh viện đã trang bị các loại thùng màu vàng, xanh, đen, chưa trang bị thùng màu trắng đựng chất thải tái chế Thùng màu vàng cũng chưa có đầy đủ ở tất cả các khoa (6/30 khoa không có thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm); Tất cả các khoa đều có thùng đựng chất thải thông thường Toàn bộ thùng đựng chất thải y tế của bệnh viện đảm bảo chất lượng nhưng không đảm bảo hình thức theo quy định Bên ngoài thùng có dán bảng hướng dẫn phân loại chất thải phù họp.
Các thùng đựng CTRYT thông thường được đặt dọc theo hành lang của khoa và khu vực buồng bệnh, các thùng đựng CTRYT nguy hại được đặt ở vị trí chưa phù họp, một số khoa đặt trong nhà vệ sinh hoặc hành lang của khoa, kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy “Theo tôi thì thùng màu vàng nên để chỗ nào kín, chỉ có nhân viên biết thôi chứ đế ở ngoài người bệnh với người nhà họ bỏ rác sinh hoạt vào, khó kiêm soát lăm ” (TLN - Điểu dưỡng trưởng).
Thùng đựng chất thải đảm bảo chất lượng về chất liệu, thiết kế, tuy nhiên, chưa đầy đủ các màu sắc theo quy định và không có vạch chỉ giới hạn % ; không có biểu tượng chỉ loại chất thải.
Có 6/30 khoa không có thùng đựng CTRYT nguy hại Ket quả thảo luận nhóm, hộ lý cho rằng: “Khoa không có thùng màu vàng, rác thải lây nhiễm được thu gom vào thùng màu vàng của khoa khác (TLN - Điều dưỡng trưởng).
Tại thời điểm quan sát, có 4/30 khoa, các thùng đựng chất thải thông thường vượt quá giới hạn tối đa cho phép và rơi vãi ra ngoài Ket quả thảo luận nhóm cũng cho thấy: “Tại khoa thường xuyên quá tải, hrợng bệnh nhân và người nhà đông nên lượng chất thải sinh hoạt phát sinh nhiều, người nhà tự bỏ vào thùng nên không kiểm soát được Neu bệnh viện có cho thêm thùng thì cũng không có chỗ để" (TLN - Điều dirỡng trưởng).
Kết quả phỏng vấn sâu Trưởng khoa KSNK cũng phù họp với kết quả quan sát: “Hiện tại, thực tế một sổ khoa có lượng chất thải lây nhiễm ít thì 2 đến 3 khoa sử dụng chung một thùng màu vàng để đựng chất thải lây nhiễm, điều này cũng chưa đúng và khoa cũng đã có kế hoạch trĩnh lãnh đạo bệnh viện mua hổ sung thêm cho đủ moi khoa 1 thùng ” (PVS- Trưởng khoa KSNK). 3.2.2.3 Thực hành tuân thủ quy định về đầu tư phưong tiện vận chuyến
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của nhân viên bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi về chất thải y tế và quản lý chất thải rắn y tế
Bảng 3.16 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung về chất thải y tế
TT Tiêu chí Kiến thức chung về CTYT
2 Thâm niên công tác (n29) OR = 0,745;
Sơ cấp, không bằng cấp 13 (43,3%) 17 (56.7%)
5 Tập huấn về quản lý CTYT (n29) OR = 1,96;
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung về CTYT với việc tập huấn quản lý CTYT (OR = 1,96; 95%CI (1,11 - 3,45); p < 0,05) Các yếu tố khác chưa tìm thấy có mối liên quan với hiểu biết về CTYT.
Bảng 3.17 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phân loại chất thải rắn y tế
TT Tiêu chí Kiến thức phân loại CTYT
2 Thâm niên công tác (n29) OR = 1,372;
Dược sĩ 11 (57,9%) 8 (42,1%) ĐD, NHS, KTV 42 (19,0%) 179 (81,0%)
6 Tập huấn về quản lý CTYT (n29^ OR = 2,97;
Có sự liên quan giữa kiến thức phân loại CTRYT với các yếu tố: chức danh chuyên môn, khoa làm việc và việc được tập huấn về quản lý CTYT.
NVYT làm việc tại các khoa lâm sàng có kiến thức về phân loại CTRYT đạt cao hơn những NVYT làm việc tại các khoa cận lâm sàng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (% 2 = 10,348; p 0,001) Những NVYT được tập huấn về quản lý chất thải có kiến thức về phân loại CTRYT cao gần
3 lần những NVYT không được tập huấn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Các yếu tố khác chưa tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.18 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung về quản lý CTRYT
TT Tiêu chí Kiến thức chung về QL CTYT
2 Thâm niên công tác (n29) OR = 1,184
Dược sĩ 18 (94,7%) 1 (5,3%) ĐD, NHS, KTV 168 (76,0%) 53 (24,0%)
5 Tập huấn về quản lý CTYT (n29) OR = 0,919
Có sự liên quan giữa kiến thức chung về quản lý CTRYT với trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là hộ lý có tỷ lệ kiến thức đúng cả 4 nội dung quản lý CTRYT chiếm cao nhất (54,5%) và thấp nhất là đối tượng dược sĩ (5,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Các yếu tố khác chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ quy định về phân loại chất thải rắn y tế
Bảng 3.19 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ quy định về phân loại chất thải rắn y tế.
TT Tiêu chí Thực hành phân loại CTYT Kết quả kiểm định
Qua quan sát thực tế, việc thực hành tuân thủ quy định về phân loại CTRYT của NVYT tại BVĐK Quảng Ngãi là khá tốt, hiện tại chưa đủ cơ sở để kết luận về mối liên quan giữa thực hành phân loại CTRYT với một số yếu tố như giới, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về phân loại CTRYT của
3.4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ quy định về thu gom chất thải rắn y tế.
Ket quả nghiên cứu định tính cho thấy có một số yếu tố ảnh hưởng tới thực hành tuân thủ quy định về thu gom CTRYT như: sự quá tải của bệnh viện; phương tiện thu gom; việc kiểm tra, giám sát của những bộ phận có chức năng và hoạt động của người bệnh, người nhà người bệnh. về cơ sở vật chất, hạ tầng và quá tải bệnh viện: Bệnh viện được xây dựng với quy mô thiết kế 600 giường bệnh, nhưng bệnh viện thường xuyên phải điều trị nội trú cho hơn 1.000 bệnh nhân; khám, chữa bệnh ngoại trú hàng ngày cho từ 700 - 800 lượt người bệnh nên bệnh viện đã tận dụng mọi không gian có thể để bố trí cho công tác khám, chữa bệnh nên ảnh hưởng đến khu vực thu gom chất thải:
“Tại khoa thường xuyên quả tải, lượng bệnh nhân đông, nhiều khi người bệnh, người nhà còn nằm cả ngoài hành lang nên nếu bây giờ có bổ sung thêm thùng đựng chất thải thì cũng không có cho để” (TLN- Điều dưỡng).
“Chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở người bệnh bỏ rác vào đúng thùng rác quy định nhưng khi thấy họ bỏ sai thì mới nhắc thôi chứ làm sao mà nhắc cho hết được ” (TLN - Hộ lý).
“Bệnh nhân đông quá nên rác sinh hoạt họ thải ra cũng nhiều" (TLN - Điêu dưõng). về phương tiện thu gom: Các túi đựng CTRYT không có vạch giới hạn mức 3 /4 nên dễ dẫn đến sai sót, mức chất thải thường vượt quá mức tối đa cho phép:
“Cức túi đựng rác không có vạch mức nên cũng dê quên "(TLN - Hộ lý).
“Các túi đựng chất thải ở dây chưa đúng theo quy định, không có vạch mức nên ít khi để ỷ là đầy đến mức nào, thirờng thỉ cứ thấy đầy là họ tủm lại chứ chẳng ai đo đâu ” (TLN - Điều dưỡng).
“Neu túi đúng tiêu chuẩn thì sẽ thực hiện tốt hon chứ; túi có dây buộc săn và có mức 3/4 thì cứ đến đó là phải buộc lại chứ nếu để quá đầy thì không thể buộc kín được ” (TLN - Điều dưỡng).
I về kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm là việc làm cần thiết và thường xuyên, tuy nhiên việc kiểm tra nhưng không có những biện pháp xử lý những sai sót phù họp dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra không cao và người được kiểm tra không có nhiều động lực để thay đổi hành vi của mình:
“Khoa thường xuyên tổ chức kiểm tra, và nhắc nhở nên việc thực hiện có cải thiện nhiều nhimg cũng không thê nào hết sai sót được Khỉ kiếm tra thì cũng chỉ nhắc nhở thôi chứ cũng chưa có hình thức xử lý gì nên nhân viên vân còn chủ quan ” (PVS- Trưởng khoa KSNK).
“Ở đây thì tuần nào khoa KSNK cũng đi kiểm tra, kiểm tra nhiều thứ chứ không phải riêng gì về chất thải, nếu thấy có ai làm sai thì cũng nhắc nhở thôi chứ đến bây giờ cũng chưa có ai bị kiểm điểm cả ” (TLN - Hộ lý).
“Việc kiếm tra về quản lý chất thải chỉ do một mình khoa KSNK làm nên cũng chỉ nhắc nhở thôi mà cũng thể nhiều đu-ợc Tôi nghĩ nếu mà có sự phối họp với các phòng khác như Điều dưỡng, kế hoạch khi đi kiểm tra thì sẽ hiệu quả hom ” (PVS- Trưởng khoa KSNK). Đối với người bệnh và người nhà người bệnh: Việc quá tải bệnh viện, lượng bệnh nhân và thăm nuôi, chăm sóc nhiều dẫn đến lượng chất thải do người nhà, người bệnh thải ra nhiều hon, những chất thải này người bệnh, người nhà tự bỏ vào thùng rác nên rất dễ vi phạm quy định về giới hạn tối đa cho phép của thùng đựng chất:
BÀN LUẬN
Kiến thức quản lý chất thải của nhân viên y tế
4.1.1 Kiến thức về chất thải y tế
Kết quả nghiên cửu kiến thức chung về CTYT (Bảng 3.6) cho thấy một số kiến thức cơ bản nhất về chất thải y tế, NVYT bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cũng chưa biết được đầy đủ Kiến thức đúng về khái niệm CTYT, các nhóm CTYT và chất thải y tế nguy hại (những kiến thức cơ bản, là nền tảng cho việc thực hành phân loại chất thải) chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 46,2%, 38,6% và 55% Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn còn cao hơn nghiên cứu của Hoàng Thị Thuý tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh, chỉ có 27,2% đối tượng nghiên cứu biết có 5 nhóm chất thải, 4,4% biết được tên của các nhóm chất thải và 54,4% biết về chất thải nguy hại [37]; theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương có 46,9% biết đầy đủ các loại chất thải [32].
Tỷ lệ kiến thức chung về CTYT đạt thấp như vậy có thể là do có sự khác nhau giữa khái niệm, quy định cũ và mới Từ năm 1997 đến nay đã có 03 văn bản quy định về quản lý CTYT áp dụng cho các bệnh viện gồm: Quy chế bệnh viện năm 1997 [8], Quyết định số 2575/1999/QĐ- BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế [9] và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế [11], Theo Quy chế bệnh viện năm 1997 thì không có khái niệm “Chất thải y tế” mà là “Chất thải bệnh viện” là những chất thải được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh hoạt và được chia thành 4 loại Quy chế quản lý chất thải ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT thì khái niệm và cách phân loại CTYT có thay đổi và sự thay đổi không nhiều nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong khái niệm và phân nhóm CTYT và trên thực tế trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu cho rằng: Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong chăm sóc, chẩn đoán và điều trị khá cao (21.3% - Phụ lục 13)
Quy định về phân nhóm CTYT cũng có sự khác nhau giữa 03 văn bản này, đặc biệt tại Quy chế bệnh viện chỉ quy định có 4 loại chất thải [8] và việc phân nhóm CTYT của 03 văn bản này cũng có sự khác nhau nên rất dễ xẩy ra sự nhầm lẫn Để tránh tình trạng này, bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cần chú trọng hơn trong công tác đào tạo, tập huấn và đặc biệt chú ý đến những điểm mới, những quy định khác biệt giữa quy định hiện hành và những quy định trước đó không còn hiệu lực.
4.1.2 Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế
Kiến thức chung về phân loại CTRYT của NVYT bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi vẫn chưa được đầy đủ, tỷ lệ trả lới đúng trên 50% các câu hỏi về phân loại CTRYT chỉ đạt 78,1% (Bảng 3.7) Tỷ lệ này theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thuý là 63,2% [37]; nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm là 46,9% [32], nghiên cứu của Hoàng Thị Liên là 13,4% [22] Tuy nhiên, phương pháp đánh giá và thang đo và đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu này có sự khác nhau Trong khi Nghiên cứu của Hoàng Thị Thuý, để đánh giá kiến thức phân loại CTRYT có 9 tiêu chí và điểm đạt khi đối tượng nghiên cứu trả lời đúng trên 50% các câu hỏi; các nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm và Hoàng Thị Liên chỉ đánh giá dựa trên hiểu biết đúng và đầy đủ 5 nhóm chất thải Nghiên cứu của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng về các tiêu chí và thang đo so với nghiên cứu của Hoàng Thị Thuý Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là NVYT tại bệnh viện tuyến tỉnh và bao gồm tất cả các chức danh chuyên môn tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, trong khi nghiên cứu của Hoàng Thị Thuý chỉ nghiên cứu trên đối tượng là điều dưỡng, hộ sinh và hộ lý của một bệnh viện tuyến huyện nên kết quả của nghiên cứu chúng tôi có cao hơn.
Trong tímg nội dung về phân loại CTRYT, mức độ hiểu biết của các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau, vẫn còn hơn 27% không biết được trách nhiệm; hơn 20% không biết về địa điểm phân loại CTRYT trong khi quy định bắt buộc tất cả các đối tượng làm phát sinh chất thải phải thực hiện việc phân loại ngay tại nguồn và bản thân họ cũng phải có trách nhiệm này.
Sự hiểu biết đầy đủ về từng loại chất thải cũng chưa cao, tỷ lệ cao nhất là hiểu biết về nhóm chất thải lây nhiễm và thấp nhất là nhóm chất thải bình áp suất Điều này cũng phù hợp với thực tế của bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi và sự tác động của những thay đổi quy định về phân nhóm CTYT Trên thực tế tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, chất thải phát sinh củ yếu là 02 nhóm: chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường, các nhóm chất thải khác rất ít như chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất, chất thải hoá học nguy hại nên mặc dù phần lớn các đối tượng đã được tập huấn, phổ biến về quy định quản lý CTYT nhưng hàng ngày ít hoặc không tiếp xúc với những nhóm chất thải này nên có sự hiểu biết không đầy đủ Hơn nữa, trong Quy chế bệnh viện năm 1997, các bình chứa áp suất không được quy định cụ thể là chất thải bệnh viện, điều này có thể có tác động đến tỷ lệ hiểu biết đầy đủ cỉia đối tượng nghiên cứu về nhóm chất thải này.
Hiểu biết đầy đủ về màu sắc các dụng cụ chứa đựng chất thải đạt thấp và không đồng đều (Bảng 3.7) Đặc biệt có 02 màu sắc phổ biến tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cũng như nhiều bệnh viện khác là màu vàng và màu xanh thì sự hiểu biết những loại chất thải nào được phân loại trong những dụng cụ này cũng chưa đầy đủ Mặc dù có đến 95,7% biết được chất thải lây nhiễm đựng trong túi màu vàng nhưng ngoài ra vẫn có hơn 30% cho rằng túi màu vàng còn sử dụng để đựng chất thải hoá học nguy hại (Phụ lục 13) Việc phân loại các loại chất thải y tế vào các dụng cụ có màu sắc khác nhau nhằm mục đích quản lý và có những biện pháp tiêu huỷ phù họp, trên thực tế tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi thì chất thải lây nhiễm và chất thải hoá học nguy hại đều được lưu giữ tại khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của nhà lưu giữ chất thải bệnh viện và được xử lý bằng cách đốt trong lò đốt chuyên dụng (đúng theo quy định), nên về mặt thực tiễn thì việc phân loại 02 nhóm chất thải này vào các dụng cụ có màu sắc khác nhau (vàng và đen) hay phân loại nhầm tất cả vào một dụng cụ màu vàng cũng không có nhiều ý nghĩa Điều này đặt ra một câu hỏi có nên thay đổi quy định theo hướng cụ thể nhưng linh hoạt trong việc phân loại thu gom, vận chuyển và lưu giữ phù họp với điều kiện tiêu huỷ của từng địa phương, bệnh viện nhưng vẫn đảm bảo việc quản lý và xử lý, tiêu huỷ an toàn, tránh tình trạng phân loại và thu gom riêng nhưng lại lưu giữ và xử lý chung gây nên tình trạng lãng phí nguồn lực và khó khăn trong quá trình thực hiện.
Có đến 99,1% đối tượng nghiên cứu biết được chất thải thông thường được phân loại vào các túi màu xanh, nhưng cũng có đến 87,8% không biết được các bình áp suất nhỏ cũng được đựng trong túi này (Phu lục 13) Điều này cũng phù hợp với thực tế tại bệnh viện vì lượng chất thải là bình áp suất phát sinh rất ít những đối ưrợng nghiên cứu ít tiếp xúc với loại chất thải này.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy các đối tượng có liên quan nhiêu đến sự phát sinh của nhiều nhóm chất thải khác nhau như Bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý thì có kiến thức về phân loại CTRYT cao hơn những đối tượng khác, trong đó cao nhất là nhóm hộ lý, và điều dưỡng, hộ sinh, KTV (trên 80%) và thấp nhất là dược sĩ (42,1%) (Bảng 3.16) Điều này phù hợp với thực tiễn vì khi thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại chất thải khác nhau thì sự hiểu biết về chúng cũng cao hơn, ngược lại, các dược sĩ, hàng ngày chỉ tiếp xúc với chất thải thông thường nên sự hiểu biết về các nhóm chất thải khác cũng hạn chế Tương tự như vậy, các đối tượng làm việc tại các khoa lâm sàng có tỷ lệ hiểu biết về phân loại CTRYT cao hơn những đối tượng làm việc tại các khoa cận lâm sàng (Bảng 3.16).
Những đối tượng được tập huấn về quản lý CTYT thì tỷ lệ hiểu biết về phân loại CTRYT cao hơn so với những đối tượng chưa được tập huấn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR = 2,97; P