MỤC LỤC
Việc thực hành tuân thủ quy định quản lý CTRYT gồm việc tuân thủ đầu tư về nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý chất thải y tế và việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [11], Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu việc quản lý đối với những loại chất thải y tế ở trạng thái rắn.
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. - Chất thải chứa kim loại nặng: Thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
Chính vì vậy lượng phát sinh đơn vị tại các bệnh viện tuyến trung ương cao hơn lượng phát sinh của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, lượng phát sinh đơn vị tại các khu vực đô thị cao hơn cao hơn các khu vực nông thôn [41],. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại Đà Nang, lượng CTR phát sinh y tế từ các cơ sở y tế trong thành phố khoảng 4.5-5 tấn/ngày trong đó trên 650kg các loại chất thải y tế lâm sàng hay chất thải y tế độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao [27],.
Tỷ lệ này khác nhau giữa các Bệnh viện, tùy thuộc số giường bệnh, Bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại Bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng..[33],. Tại Việt Nam, thành phần CTRYT cũng tương tự đánh giá của WHO, khoảng 75-80% chất thải bệnh viện là chất thải thông thường; khoảng 20-25% CTRYT nguy hại, trong đó chủ yếu là CTRYT có tính lây nhiễm.
Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn [13]. Mặc dù CTRYT chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (0,5%) so với tổng lượng CTR phát sinh trong hoạt động của con người nhưng với thành phần chất thải đa dạng, phức tạp, tỷ lệ chất thải nguy hại cao, tác động lớn đến môi trường và sức khoẻ con người, chính vì vậy mà công tác quản lý CTYT cần phải được các cơ sở y tế triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trong tất cả các giai đoạn từ phân loại đến xử lý, tiêu huỷ CTYT.
Đối với chất thải thông thường là loại chất thải có tính chất giống như chất thải phát sinh trong các hộ gia đình nên được phân loại và xử lý như chất thải sinh hoạt khác (chôn lấp họp vệ sinh, Công ty môi trường xử lý). Mặc dù tính nguy hại của nhóm chất thải này thấp nhưng nếu việc thực hiện phân loại không đúng sẽ ảnh hưởng đến chi phí để xử lý, tiêu huỷ chúng (nếu phân loại nhầm vào chất thải nguy hại sẽ phải xử lý, tiêu huỷ như CHYTNH có chi phí cao hơn nhiều lần).
Kết quả nghiên cứu tại 15 khoa lâm sàng, Bệnh viện Việt Đức năm 2011 cho thấy các phưcmg tiện quản lý chất thải tại bệnh viện có đủ các loại nhưng vẫn chưa đảm bảo về chất lượng, hình thức theo quy định; tỷ lệ nhầm lẫn trong phân loại chất thải khá cao, trung bình 40%, có khoa lên đến 65%; hơn 50% các khoa, phòng chưa thực hiện đúng quy định về thu gom, vận chuyển CTYT. Một nghiên cứu khác tại Bệnh viên đa khoa huyện Đông Anh năm 2011 cũng cho kết quả tương tự về tình trạng thiếu đồng bộ về trang thiết bị, phương tiện quản lý CTYT; kiến thức và thực hành quản lý chất thải y tế của NVYT chưa cao (trên 80%) và không đồng đều, đặc biệt là là quy trình thu gom và vận chuyển đạt rất thấp (52.6%) [37],.
Công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện được triển khai thực hiện dưới sự quản lý của Ban giám đốc thông qua Ban chỉ đạo quản lý chất thải y tế của bệnh viện [4], đơn vị trực tiếp triển khai công tác quản lý chất thải y tế là Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu: (1) kiến thức của NVYT về quản lý chất thải và (2) thực hành tuân thủ các quy định của Bộ Y tế, trong đó có sự tuân thủ về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải và sự tuân thủ của NVYT trong việc chấp hành các quy định về phân loại chất thải trong hoạt động hàng ngày cũng như việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải tại bệnh viện.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn nghiên cứu tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng là do đặc điểm và nguồn phát sinh CTRYT tại các khoa này phức tạp cần phải có sự phân loại, thu gom đúng quy định. Đối tượng loại trừ: Công chức, viên chức thuộc khối hành chính của Bệnh viện; NVYT nghỉ dài ngày: nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép, đi học tập trung; những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nhân viên y te tại 30 khoa lâm sàng và cận lâm sàng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện về phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
Riêng đối với giai đoạn phân loại, tuy tất cả các đối tượng đều có thể làm phát sinh CTRYT và cần phải thực hiện việc phân loại ngay tại nguồn nhưng do nguồn lực hạn chế, chúng tôi không thể tiến hành quan sát trên toàn bộ đối tượng được nên chỉ chọn các đối tượng là điều dưỡng, hộ sinh chăm sóc để tiến hành đánh giá thực hành tuân thủ phân loại CTRYT. - Thực hành phân loại: Chúng tôi tiến hành quan sát việc phân loại CTRYT thông qua việc thực hiện 02 quy trình kỹ thuật là thay băng và/hoặc tiêm truyền vì 02 quy trình này là phổ biến nhất có phát sinh chất thải [25], hơn nữa, đặc điểm của chất thải phát sinh trong những quy trình này tương đối phức tạp (có cả chất thải lây nhiễm loại A, loại B và. - chất thải sinh hoạt) cần phải được phân loại đúng.
+ Thực hành vận chuyển và lưu giữ: quan sát nhân viên vệ sinh vận chuyển CTRYT từ các khoa đến nhà lưu giữ CTRYT của bệnh viện và việc đặt các túi, hộp đựng CTRYT vào những khu vực quy định. Đế đảm bảo tính khách quan đối với các quan sát việc thực hành tuân thủ quy định của các đối tượng nghiên cứu, người quan sát chọn vị trí thuận tiện cho việc quan sát đầy đủ các thao tác của NVYT, không gây sự chú ý cho người được quan sát, đối tượng nghiên cứu không biết mình đang được quan sát.
Sử dụng kiểm định khi bình phương (Chi-square test) để phân tích ý nghĩa thống kê khi so sánh các tỷ lệ kiến thức, thực hành quản lý CTRYT theo các đặc điểm phân bố trong các nhóm đối tượng khác nhau và tìm hiểu mối tương quan giữ kiến thức, thực hành với các yếu tố liên quan. - về tuân thủ quy định thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT: Nhận định của những người trực tiếp làm những công việc có liên quan về thực hành hàng ngày, những lý do dẫn đến việc chưa tuân thủ đúng các quy định của Bộ Y tế (những sai sót ghi nhận được qua quá trình quan sát và những sai sót trong quá trình phỏng vấn, thảo luận).
Nội dung gỡ băng từ các cuộc PVS và TLN được mã hóa theo nhóm chủ đề chính: thực hành và một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ quy định về thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT; số lượng và chất lượng phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT. - về tuân thủ quy định đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ quản lý CTRYT: dụng cụ đủ hay thiếu về số lượng, chủng loại, dụng cụ có đáp ứng được nhu cầu công việc không?.
Căn cứ vào tính chất, sự cần thiết, tầm quan trọng của từng nội dung trong nghiên cún này đặt hệ số 2 cho một số nội dung, các nội dung còn lại hệ số 1 (chi tiết xem tại phụ lục 7). Mỗi đối tượng được quan sát thu gom 3 lần, mỗi lần được tính là khi tất cả CTRYT tại nơi phát sinh, phân loại được đưa đến thùng chứa chất thải tạm thời của khoa; mồi lần đánh giá có 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí đúng được 1 điểm, một lần thu gom đạt khi đạt 4 điểm.
Việc xác định “đủ” hay “thiếu” dựa vào lượng CTRYT thực tế và các dụng cụ, phương tiện sẵn có và dựa vào nhận định của đối tượng nghiên cứu qua kết quả nghiên cứu định tính. - Nghiên cứu được thực hiện với những người đồng ý, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và trả lời phỏng vấn sau khi đã được điều tra viên giải thích mục đích và nội dung của nghiên cứu.
- Tất cả các thông tin, số liệu được thu thập một cách trung thực, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Chọn điều tra viên là nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng của Bệnh viện và học sinh Trường trung học Y tế Quảng Ngãi đang thực tập tại bệnh viện tham gia quan sát các quy trình kỹ thuật, các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giũ CTRYT của các đối tượng nghiên cứu; chọn địa điểm quan sát phù họp tránh sự chú ý của đối tượng nghiên cứu.
Điều này cũng phù họp với kết quả thảo luận nhóm với các hộ lý “Tại khoa luôn có sẵn các túi sạch để thay thế khi rác đầy nhưng nhiều khi để các điều dưỡng làm xong rồi mới thu gom nên cũng có một so tủi đầy, hơn nữa, các túi đựng rác không có vạch mức nên cũng dễ quên ” (TLN - Hộ lý); Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chất thải đầy quá mức cho phép đã được các điều dưỡng trưởng ghi nhận là. Các thùng đựng CTRYT thông thường được đặt dọc theo hành lang của khoa và khu vực buồng bệnh, các thùng đựng CTRYT nguy hại được đặt ở vị trí chưa phù họp, một số khoa đặt trong nhà vệ sinh hoặc hành lang của khoa, kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy “Theo tôi thì thùng màu vàng nên để chỗ nào kín, chỉ có nhân viên biết thôi chứ đế ở ngoài người bệnh với người nhà họ bỏ rác sinh hoạt vào, khó kiêm soát lăm ” (TLN - Điểu dưỡng trưởng).
Tuy nhiên, tại thời điểm quan sát, cửa của nhà lưu giữ bị hỏng, không khoá được, hơn nữa, cửa được làm bằng khung thép và lưới B40 nên không đảm bảo việc ngăn chặn không cho các loài gặm nhấm vào cắn phá; nhà lưu giữ CTRYT chưa được trang bị hệ thống bảo quản lạnh. Qua quan sát thực tế, việc thực hành tuân thủ quy định về phân loại CTRYT của NVYT tại BVĐK Quảng Ngãi là khá tốt, hiện tại chưa đủ cơ sở để kết luận về mối liên quan giữa thực hành phân loại CTRYT với một số yếu tố như giới, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về phân loại CTRYT của.
Ket quả nghiên cứu định tính cho thấy có một số yếu tố ảnh hưởng tới thực hành tuân thủ quy định về thu gom CTRYT như: sự quá tải của bệnh viện; phương tiện thu gom; việc kiểm tra, giám sát của những bộ phận có chức năng và hoạt động của người bệnh, người nhà người bệnh. Một ý kiến khác cũng đồng ý với nhận định này và bổ sung: “Những thùng đựng rác sinh hoạt được để dọc theo hành lang nên bệnh nhân với ngtrời nhà tiện đâu thì bỏ đó nến thường hay đầy, có khi họ còn bỏ cả ra ngoài nữa, tĩnh trạng này cũng hay xảy ra ” (TLN - Điều dưỡng trưởng khoa).
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ về vận chuyến và lưu giữ chất.
Việc phân loại các loại chất thải y tế vào các dụng cụ có màu sắc khác nhau nhằm mục đích quản lý và có những biện pháp tiêu huỷ phù họp, trên thực tế tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi thì chất thải lây nhiễm và chất thải hoá học nguy hại đều được lưu giữ tại khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của nhà lưu giữ chất thải bệnh viện và được xử lý bằng cách đốt trong lò đốt chuyên dụng (đúng theo quy định), nên về mặt thực tiễn thì việc phân loại 02 nhóm chất thải này vào các dụng cụ có màu sắc khác nhau (vàng và đen) hay phân loại nhầm tất cả vào một dụng cụ màu vàng cũng không có nhiều ý nghĩa. Trong điều kiện hiện tại của bệnh viện không thể bố trí được đường vận chuyển CTRYT đảm bảo theo quy định, để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe con người nói chung và bệnh nhân nói riêng, bệnh viện cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn khi vận chuyển CTRYT, đảm bảo phương tiện vận chuyển đúng quy định, vận chuyển chất thải không được để rơi vãi; không được để phát tán mùi hôi; tăng cường nhân lực, phương tiện vận chuyển, thực hiện việc vận chuyển vào các thời điểm phù hợp, tránh việc vận chuyển chất thải trong các giờ cao điểm thực hiện các kỹ thuật điề trị, chăm sóc người bệnh.
5 Theo anh/chị, việc vận chuyển CTYT nguy hại và chất thải thông thường 1 6 Tần suất thu gom, vận chuyển CTYT về nơi tập trung CTYT của bệnh viện. Để có những thông tin về công tác quản lý CTYT tại Bệnh viện, tôi muốn trao đổi một số thông tin với anh (chị) về việc vận chuyển và lưu giữ CTRYT tại Bệnh viện mà hàng ngày anh (chị) vẫn thực hiện.