Trong các con số kể trên, tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất chiếm khoảng 50% trên tổng số các vụ án tranh chấp đất đai; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất c
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015
- -
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Học viên thực hiện : LƯU THU THẢO Chức vụ : Chuyên viên
Đơn vị công tác : Phòng Thanh tra 7
Thanh tra thành phố Hà Nội
HÀ NỘI, THÁNG 11/2015
Trang 21980 cho đến nay, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất nói riêng và gây những bất ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung Sự kiện Bộ Tài nguyên - Môi trường từng đề xuất thành lập một cơ quan tài phán chuyên trách để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đã phần nào cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, mà một trong số đó chính là do quy định của pháp luật về vấn đề tranh chấp đất đai trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế
Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết, các tranh chấp đất đai phải đưa ra tòa án giải quyết trong những năm gần đây đã tăng về số lượng và phức tạp hơn về tính chất Chỉ tính riêng tranh chấp về quyền sử dụng đất (không tính tranh chấp về tài sản gắn liền với đất), trong năm 2007 tòa án nhân dân các cấp thụ lý 19.564 vụ; năm 2008 là 19.730 vụ; năm 2009 là 20.080 vụ Trong các con số kể trên, tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất chiếm khoảng 50% trên tổng số các vụ án tranh chấp đất đai; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm trên 27%; còn lại là tranh chấp khác về đất đai và các tranh chấp về đất đai trong nước thời gian gần đây chủ yếu diễn ra
ở các thành phố lớn tập trung nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất
Xuất phát từ những vấn đề trên, cũng như trách nhiệm của một cán bộ
Thanh tra Thành phố, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xử lý tình huống khiếu nại
về tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” để làm tiểu luận tốt
nghiệp “Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A – 2015”
2 Mục tiêu của đề tài
Trang 33 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp truyền thống: phân tích câu chữ Tác giả dựa trên phân tích câu chữ để nắm bắt được ý của người làm luật từ đó áp dụng điều luật phù hợp
để giải quyết tình huống đặt ra
Phương pháp suy lý mạnh: Tác giả áp dụng phương pháp trên khi điều luật không quy định rành mạch về vấn đề đặt ra nhưng cần phải được thừa nhận bởi lý lẽ để chúng tồn tại tương tự hoặc mạnh hơn lý lẽ được dùng làm cơ sở cho những quy tắc được chính thức ghi nhận trong Luật
Phương pháp tổng hợp: Tác giả tổng hợp lại để người đọc hiểu rõ hơn về tình huống
Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để lựa chon phương pháp tối ưu nhất
Trang 43
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 2.5 Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã chọn
Phần 3 Kết luận và kiến nghị
Trang 54
II NỘI DUNG:
2.1 Mô tả tình huống: Bà N khiếu nại Quyết định số 5383/QĐ - UBND
ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N và bà H khiếu nại Quyết định số 1067/QĐ - UBND ngày 10/3/2014 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H và bà N ở thôn M, xã T của UBND huyện T (nay thuộc phường T, quận N)
Năm 1989 do Hợp tác xã Đ giao đất giãn dân trái thẩm quyền (theo báo cáo của UBND phường T đến nay hồ sơ giao đất giãn dân của HTX không còn lưu giữ được) Hộ gia đình ông Đ (vợ là bà H) không xuất trình được giấy tờ giao đất cũng như biên bản bàn giao đất, sơ đồ thửa đất giao, nên không rõ diện tích Ngoài diện tích nêu trên gia đình ông Đ còn sử dụng một phần đất có diện tích 29m2 Tuy nhiên, bản đồ năm 1994 chỉ thể hiện hộ gia đình ông Đ sử dụng 162m2 (không bao gồm 29m2) Ngày 19/5/2001, ông Đ (vợ là bà H) có đơn đăng
ký, kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 38, tờ bản đồ số 7, diện tích 162m2
Năm 1989, bà N đã đổi thửa ruộng của gia đình ở khu đầu L lấy 120m2
đất nông nghiệp ở khu đầu L của gia đình ông N (vợ là bà P) ở xóm 2, thôn M,
xã T (theo biên bản làm việc với Ban quản lý Hợp tác xã Đ ngày 04/8/2003) Thửa đất của gia đình bà P đồi đất cho gia đình bà N nằm sát khu đất giãn dân của Hợp tác xã Đ (nay là Hợp tác xã M), việc đổi đất giữa hai gia đình không có văn bản giấy tờ gì Ngày 29/4/2000, bà N có Đơn đăng ký quyền sử dụng đất với diện tích 254m2
thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ số 7, bản đồ năm 1994 xã Tây
Mỗ (bao gồm cả 29m2
hai gia đình đang tranh chấp)
Ngày 24/12/2001, UBND huyện T có Quyết định số 1740/QĐ – UBND
về việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề đợt 3 cho 349 hộ gia đình, cá nhận tại xã T, trong đó có hộ gia đình ông Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U762815, diện tích 162m2
đất, tại thửa số
38, tờ bản đồ số 7, đo vẽ năm 1994 và hộ gia đình bà N được cấp giấy chứng
Trang 65
nhận quyền sử dụng đất số U76812, diện tích 254m2
đất tại thửa số 33, tờ bản đồ
số 7, được đo vẽ năm 1994
Sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bà N phá
bỏ một phần bức tường do gia đình ông Đ xây và bao chiếm phần diện tích đất 29m2 do hộ gia đình ông Đ đang sử dụng Năm 2005, bà N lại ngang nhiên đập phá tường rào của gia đình ông Đ UBND huyện T đã có Quyết định 1540/QĐ-
UBND ngày 07/6/2007 về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho gia đình bà N và gia đình ông Đ
Bà N không nhất trí với nội dung Quyết định số 1540/QĐ- UBND ngày 07/6/2007 của UBND huyện T về việc thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U762812, diện tích 254m2
đất tại thửa số 33, tờ bản đồ số 7 đã cấp cho bà N nên đã có đơn khiếu nại Quyết định trên
Ngày 06/9/2013, Uỷ ban nhân dân huyện T ban hành Quyết định số 5383/
QĐ – UBND về việc giải quyết đơn của bà N ở thôn M, xã T
Đối với đơn khiếu nại của bà H:
Việc tranh chấp đối với diện tích đất trên của hai gia đình bà H và bà N xảy ra từ năm 2003 đến năm 2013 đã được UBND xã T tổ chức hòa giải nhưng không thành
2 Ngày 21/3/2012, bà H (vợ ông Đ) có đơn gửi UBND huyện T đề nghị giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H và gia đình bà N ở thôn M,
xã T đối với vị trí đất 29m2 nay là một phần thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, bản
Trang 7Ngày 24/3/2014, bà H có đơn khiếu nại Quyết định số 1607/QĐ- UBND
về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N
2.1.1 Hoàn cảnh tình huống:
Ngày 14/5/2015, Thanh tra Thành phố Hà Nội nhận được Công văn của UBND thành phố Hà Nội về việc giao Thanh tra Thành phố xác minh, kết luận đơn khiếu nại lần hai của bà N, và bà H đối với Quyết định số 5383/QĐ- UBND ngày 06/9/2013 về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà N và Quyết định số 1067/QĐ
- UBND ngày 10/3/2014 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H và bà
N
2.1.2 Phân tích nội dung tình huống
Qua quá trình xác minh thông tin, tài liệu tại UBND phường T, UBND quận N và các đơn vị có liên quan, Tổ xác minh nhận định như sau:
- Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của bà N:
Hộ gia đình bà N đang sử dụng diện tích đất thuộc thửa đất số 33, tờ bản
đồ số 7 (bản đồ đo vẽ xã T năm 1994) có nguồn gốc là đất nông nghiệp Năm
1991, bà N đổi ruộng cho ông N (vợ là bà P), sau đó hộ bà N mới xây dựng nhà
ở trên diện tích đổi
Trang 87
- Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của bà H:
Hộ gia đình bà H đang sử dụng diện tích đất làm nhà ở thuộc thửa đất số
38, tờ bản đồ số 7, diện tích 162m2
( bản đồ đo vẽ xã T năm 1994) có nguồn gốc
là đất giãn dân do HTX Đ giao trái thẩm quyền năm 1989 Cũng trong năm 1989 gia đình bà H sử dụng thêm 29m2
đất liền kề có nguồn gốc là đất nông nghiệp Đến khoảng năm 1991 -1992, gia đình bà H xây tường bao quanh phần diện tích 29m2 đất nêu trên
- Hồ sơ địa chính hiện đang lưu giữ tại UBND phường T:
Về hồ sơ địa chính: Tại bản đồ số 7, đo vẽ năm 1994 được Giám đốc Sở
địa chính ký và đóng dấu ngày 26/11/1996 thể hiện:
- Thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, diện tích 254m2 (sổ mục kê ghi chủ sử dụng đất: bà N, diện tích 254m2, loại đất T
- Thửa đất số 38, tờ bản đồ số 07, diện tích 162m2 (sổ mục kê ghi chủ sử dụng đất: ông Đ (chồng bà H), diện tích 162m2, loại đất T
Về tài liệu lưu giữ tại phường:
Ngày 04/8/2003: Đại diện UBND xã T (nay là UBND phường T) làm việc
với Ban quản lý Hợp tác xã M: về việc cấp đất ở cho gia đình ông Đ (chồng bà H) và gia đình bà N…có nội dung: Năm 1989 theo kế hoạch tập thể cấp đất dãn dân cho nhân dân trong xã trong đó có gia đình ông Đ được cấp như các gia
trong danh sách được cấp đất ở Sau thời gian khoảng 01 đến 02 năm bà N có
và gia đình
bà N sử dụng từ đó đến nay….Đến ngày 17/10/2002, sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông Đ làm đơn đề nghị về việc trong trích lục bản đồ thiếu 01 số diện tích của gia đình, trong thực tế gia đình ông Đ đã xây tường rào xung quanh, số diện tích thiếu đó lại nằm sang đất của bà N liền kề ”đã được UBND xã T xác nhận
- Về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Trang 9đã được UBND xã T xác nhận ngày 12/12/2001 với nội dung: “Gia đình sử dụng thửa đất trước ngày 31/5/1990 hiện đang ở ổn định Không có tranh chấp,
đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình
bà N” Ngày 28/12/2001, Phòng Địa chính huyện T xác nhận: Đề nghị UBND huyện Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ bà N trên diện
Ngày 29/4/2001, UBND xã T có biên bản kiểm tra, đối soát hình thể, ranh giới thửa đất tại thực địa của hộ bà N tại xóm III, thôn M, xã T, huyện T thửa đất số 33, tờ bản đồ số 7, diện tích 254m2 Sau khi tổ công tác cùng với chủ
sử dụng đất tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất năm 2001 so với bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994 xác nhận về hình thể thửa đất: đúng, hiện trạng không
có tranh chấp và đã được UBND xã T xác nhận
Ngày 24/12/2001, UBND huyện T có Quyết định số 1740/QĐ- UBND về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề đợt 3 cho
349 hộ gia đình, cá nhân tại xã T, trong đó có hộ gia đình bà N được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U76812, diện tích 254m2
đất tại thửa số 33, tờ bản đồ số 7, được đo vẽ năm 1994
- Về hồ sơ cấp GCN QSD đất cho hộ gia đình ông Đ:
Ngày 19/5/2001, gia đình ông Đ có đơn đăng ký quyền sử dụng đất trên diện tích 162m2
ở xóm III, thôn M thuộc tờ bản đồ số 7, thửa số 38, loại đất thổ
cư, mục đích làm nhà ở, thời hạn sử dụng lâu dài, nguồn gốc sử dụng là đất giãn dân năm 1989 đã được UBND xã T (nay là UBND phường T) xác nhận ngày
12/12/2001, với nội dung:“Gia đình sử dụng thửa đất trước ngày 31/5/1990 hiện đang ở ổn định Không có tranh chấp, đề nghị UBND huyện cấp giấy
Trang 109
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Đ” Ngày 28/12/2001, Phòng Địa chính huyện T xác nhận: Đề nghị UBND huyện cấp GCN QSD đất ở
Ngày 19/5/2001, tổ công tác kê khai đăng ký cấp GCN QSD UBND xã T tiến hành kiểm tra, đối soát hình thể, ranh giới thửa đất số 38, tờ bản đồ số 7 diện tích 162m2
tại thực địa của hộ gia đình ông Đ tại xóm III, thôn M, xã T,
huyện T xác nhận: về hình thể, đúng;hiện trạng sử dụng, không có tranh chấp và
tờ bản đồ số 7, được đo vẽ năm 1994
Sau khi nhận được GCN QSD đất, gia đình bà N phá bỏ một phần bức tường do gia đình ông Đ xây và bao chiếm phần diện tích đất 29m2
do hộ gia
đình ông Đ đang sử dung Năm 2005, bà N lại ngang nhiên đập phá tường rào
của gia đình ông Đ UBND huyện T đã có Quyết định 1540/QĐ- UBND huyện
T ngày 07/6/2007 về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho gia đình bà N và gia đình ông Đ
Bà N không nhất trí với nội dung Quyết định số 1540/QĐ- UBND ngày 07/6/2007 của UBND huyện T về việc thu hồi hủy bỏ GCN QSD đất số U762812, diện tích 254m2
đất tại thửa số 33, tờ bản đồ số 7 đã cấp cho bà N nên
đã có đơn khiếu nại Quyết định trên
Ngày 06/9/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định số 5383/ QĐ – UBND về việc giải quyết đơn của bà N ở thôn M, xã T
+ Đối với đơn khiếu nại Quyết định 1067/QĐ – UBND về việc giải quyết tranh chấp của bà H với bà N:
Trang 1110
Việc tranh chấp đối với diện tích đất trên của hai gia đình bà H và N xảy
ra từ năm 2003 đến năm 2013 đã được UBND xã T (nay là UBND phường T) tổ chức hòa giải nhưng không thành
Ngày 21/3/2012, bà H (vợ ông Đ) có đơn gửi UBND huyện T đề nghị giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H và gia đình bà N đối với vị trí đất 29m2
nay là một phần thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, bản đồ năm 1994
bà N đang sử dụng là không đúng thực tế Hiện nay bao quanh phần diện tích đất này vẫn còn móng tường cũ do gia đình bà H xây dựng
Sau khi nhận được GCN QSD đất gia đình bà N đã phá bỏ một phần bức tường do gia đình bà H xây dựng và chiếm phần diện tích đất mà gia đình bà H đang sử dụng thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ số 07, từ đó hai gia đình xảy ra tranh chấp đối với phần diện tích này
……
Giữ nguyên ranh giới sử dụng đất của hộ gia đình bà H và hộ gia đình bà
N tại thời điểm trước khi các hộ xảy ra tranh chấp năm 2003 Khi thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Cụm trường trung học chuyên nghiệp – dạy nghề theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội hộ gia đình bà
H sẽ được bồi thường chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất
Trang 1211
Ngày 07/11/2013, UBND xã T lập Biên bản hòa giải số 127/BB – UBND
về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bà H với gia đình bà N ở thôn
3, M, xã T
Ngày 05/3/2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện T có báo cáo số 455/BC – TNMT về việc xem xét, xác minh đơn của bà H ở thôn M xã T, huyện
T
Ngày 10/3/2014, UBND huyện T có Quyết định số 1607/QĐ- UBND về
việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N với nội dung: “Giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình bà H tại thời điểm trước năm 2001 (có
sơ đồ kèm theo)”
Ngày 24/3/2014, bà H có đơn khiếu nại Quyết định số 1607/QĐ- UBND
về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với bà N ở thôn M, xã T, quận N
2.2 MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trên cơ sở phân tích sơ lược tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp nói chung và từ vụ việc tranh chấp đất nông nghiệp nói riêng ở Hà Nội, mục tiêu đặt ra trong thực tế quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiện nay là: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng sức sản xuất của quỹ đất nông nghiệp”
Đề ra các phương án khả thi nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra đúng pháp luật, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, hiệu quả trong quản lý nhà nước
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân theo quy định của pháp luật
Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng
Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích xã gia đình và lợi ích của các bên
Củng cố, nâng cao niềm tin của công dân vào Đảng và Nhà nước, nhất
là chính quyền địa phương
Trang 1312
Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp
2.3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
2.3.1 Nguyên nhân xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai:
- Một số nguyên nhân chung dẫn tới vụ việc:
+ Nhìn chung công tác quản lý đất đai đặc biệt là trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước ở các cấp trong thời gian qua còn lỏng lẻo, vẫn còn nhiều trường hợp người dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép, không thông qua các cơ quan chức năng, không được sự cho phép của Nhà nước Bên cạnh đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp còn diễn ra rất chậm, chưa đúng thời gian, chưa đúng trình tự, thủ tục theo quy định Điển hình như việc: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà N và ông N (chồng bà P) không có xác nhận của chính quyền địa phương, đa số người dân tự chuyển đổi miệng hoặc nếu có giấy tờ thì cũng không có xác nhận của chính quyền địa phương Bà N tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở nhưng không bị xử lý
vi phạm của chính quyền địa phương Như việc kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân không thực hiện kê khai mà do bộ phận chính quyền địa phương thời bấy giờ tự kê khai và người dân chỉ biết ký tên, dẫn đến việc mặc dù diện tích 29m2
đất nông nghiệp bà H sử dụng trước đó lại được kê khai và GCN QSD đất của bà N
+ Người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật là lấn, chiếm đất đai thuộc quản lý của cơ quan nhà nước Cụ thể, như: Do công tác quản lý đất đai ở địa phương còn lỏng lẻo, nên đối với diện tích đất không sử dụng bà H đã tự sử dụng để đào hố vôi xây nhà, trồng rau
+ Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, sổ sách, bản đồ, sổ mục kê thiếu không
đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn Công tác chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn