1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố hà nội

197 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH PHM TH THANH MAI quản lý nhà nớc nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với ngời nghèo trên địa bàn thành phố hà nội LUN N TIN S KINH T H NI - 2014 HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH PHM TH THANH MAI quản lý nhà nớc nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với ngời nghèo trên địa bàn thành phố hà nội Chuyờn ngnh : Qun lý kinh t Mó s : 62 34 01 01 LUN N TIN S KINH T Ng i h ng d n khoa h c: PGS, TS NGUYN HU THNG H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thị Thanh Mai MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đói nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 7 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đói nghèo, dịch vụ cho người nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo ở Hà Nội 14 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 21 2.1. Người nghèo và các dịch vụ cần thiết cho người nghèo 21 2.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước cấp tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 38 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo ở trong nước và quốc tế 52 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72 3.1. Thực trạng đói nghèo và các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 72 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 95 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 114 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 124 4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 124 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 134 KẾT LUẬN 147 DANH M󰗥C CÁC CÔNG TRÌNH C󰗧A TÁC GI󰖣 Ã CÔNG B󰗑 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 161 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BRI Ngân hàng nhân dân Inđônêxia CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSXH Chính sách xã hội CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia DVVL Dịch vụ việc làm DVXH Dịch vụ xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế - xã hội KCHT Kết cấu hạ tầng NGO Tổ chức phi chính phủ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTG Ngân hàng Thế giới NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước SHG Tổ chức tự lực TBXH Thương binh và xã hội TCTD Tổ chức tín dụng UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc XĐGN Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Chuẩn nghèo, cận nghèo qua các giai đoạn của cả nước và Hà Nội 27 Bảng 3.1: Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 72 Bảng 3.2: Đặc điểm việc làm của người nghèo ở Hà Nội qua điều tra 75 Bảng 3.3: Điều kiện nhà ở và môi trường sống của người nghèo ở Hà Nội 76 Bảng 3.4: Thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo ở Hà Nội 77 Bảng 3.5: Các khó khăn và cách giải quyết khó khăn của hộ nghèo ở Hà Nội 78 Bảng 3.6: Mức độ tham gia các hoạt động xã hội của người nghèo và lý do không tham gia 80 Bảng 3.7: Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ ở Hà Nội qua điều tra 81 Bảng 3.8: Trình độ văn hóa của người dân Hà Nội qua điều tra 84 Bảng 3.9: Trình độ tay nghề của người nghèo ở Hà Nội qua điều tra 85 Bảng 3.10: Số lao động xuất khẩu của thành phố Hà Nội 87 Bảng 3.11: Số liệu lao động việc làm của Hà Nội giai đoạn 2000-2010 89 Bảng 3.12: Mạng lưới tín dụng và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2010 93 Bảng 3.13: Một số văn bản của thành phố về tín dụng cho người nghèo giai đoạn 2008 - 2011 99 Bảng 3.14: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội cho người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội (tính đến 31/12/ 2012) 102 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Cơ hội tìm việc làm của người nghèo Hà Nội. 28 Hình 3.1: Tỷ lệ nghèo theo từng chiều thiếu hụt của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 74 Hình 3.2: Cơ cấu độ tuổi được nhận hỗ trợ dịch vụ việc làm 90 Hình 3.3: Tỷ lệ các tổ chức, cá nhân cho người nghèo Hà Nội vay tiền 91 Hình 3.4: Mô hình phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ cơ bản nhằm xóa đói giảm nghèo 95 Hình 3.5: Mô hình tổ chức Ban chỉ đạo trợ giúp người nghèo Hà Nội 96 Hình 3.6: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ tín dụng 107 Hình 3.7: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo luôn là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt đối với đang phát triển như Việt Nam. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và đang được thực hiện từ nhiều năm nay. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN được phê duyệt tháng 5/2002 nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam coi vấn đề XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển KTXH của đất nước” [14]. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình XĐGN ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm n ghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo [32]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và thực thi của các cấp chính quyền, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc XĐGN, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 64% những năm 1980 xuống còn 17% năm 2001, vào khoảng 14,2% năm 2010. Những năm gần đây, do bất ổn về kinh tế, lạm phát cao cùng với hậu quả nặng nề của thiên tai bão lụt, nên đời sống người dân nói chung, nhất là người nghèo gặp nhiều khó khăn. Đến hết năm 2011, tỷ lệ nghèo cả nước vẫn còn trên 14%. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong công tác XĐGN, trở thành một trong số địa phương tiêu biểu, đi đầu của cả nước về thành tựu XĐGN. Tính đến năm 2005, về cơ bản, Hà Nội không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm. Đến cuối năm 2007, Hà Nội chỉ còn 2,3% hộ nghèo, hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND 2 thành phố đề ra. Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được điều chỉnh, mở rộng với diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số là 6.232.940 người. Tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, đạt mức 7%. Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vì thế cũng là một thách thức đối với chính quyền Thủ đô trong quá trình phát triển KTXH Hà Nội vì mục tiêu ổn định bền vững. Những năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều dịch vụ khác nhau cho người nghèo Hà Nội như: cho vay lãi suất ưu đãi thông qua quỹ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), xây dựng chính sách ưu tiên đối tượng thuộc hộ nghèo trong xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, khuyến khích doanh nghiệp nhận lao động địa phương thuộc hộ nghèo vào làm việc… Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (TBXH) công bố cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội còn 1,52% và Hà Nội thuộc một trong năm tỉnh, thành phố có số hộ nghèo thấp nhất cả nước. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận nêu trên, trên bình diện tổng thể, quản lý nhà nước (QLNN) đối với XĐGN nói chung và đối với một số dịch vụ cho người nghèo nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định, như: QLNN đối với dịch vụ việc làm (DVVL) tại các trung tâm giới thiệu việc làm hay đào tạo nghề cho người nghèo chưa sâu sát; việc hoạch định chính sách tài chính cho người nghèo vẫn còn chắp vá, manh mún, chưa có tính đột phá; công tác kiểm tra, kiểm soát dịch vụ tài chính cho người nghèo còn lỏng lẻo, việc cấp phát trợ cấp cho người nghèo ở một số nơi chưa kịp thời… Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cùng với sự tác động của thiên tai, nhiều rủi ro bất trắc có thể xẩy ra, tình trạng phân hóa giàu nghèo tăng lên, tình trạng tái nghèo có nguy cơ gia tăng. Để giảm nghèo một cách bền vững, việc cung cấp các dịch vụ cho người nghèo một cách có hiệu quả có ý nghĩa lớn. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm các giải pháp 3 hoàn thiện QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thiết thực, cấp bách. Đó là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài: “Quả n lý nhà nư ớ c nhằ m phát triể n các dị ch vụ cơ bả n đố i vớ i ngư ờ i nghèo trên đị a bàn thành phố Hà Nộ i” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo. - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN của chính quyền thành phố Hà Nội nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, việc nghiên cứu đề tài tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu là QLNN ở cấp tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những nội dung cơ bản của QLNN đối với một số dịch vụ cho người nghèo trên địa bàn Hà Nội, gồm hai loại dịch vụ cơ bản là dịch vụ tài chính và dịch vụ việc làm. Việc nghiên cứu thực trạng QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến nay; các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020. [...]... QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo đô thị nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng Phương pháp định tính cho chúng ta biết như thế nào và tại sao: QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo và tại sao? 5 Phương pháp định lượng được sử dụng để xem xét, đánh giá sự biến động về đói nghèo, XĐGN, những chuyển động trong QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với. .. QLNN đối với các dịch vụ này Trên cơ sở đó để rút ra những kết luận cần thiết, những kiến nghị về QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng Phương pháp quy nạp được sử dụng trên cơ sở các dữ liệu thực tế về đói nghèo, XĐGN cũng như hiện trạng QLNN đối với các dịch vụ cho người nghèo (chủ yếu trên địa bàn Hà Nội) để khái quát hoá... khung lý thuyết về QLNN đối với các dịch vụ cơ bản cho người nghèo Đây là một trong những nội dung quan trọng của luận án vì dựa vào khung lý thuyết này, nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá được thực trạng QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo ở Hà Nội Từ tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy, đến nay, còn nhiều vấn đề về dịch vụ cơ bản đối với người nghèo và QLNN nhằm phát triển. .. về dịch vụ cơ bản cho người nghèo đều khẳng định chính phủ có vai trò quan trọng đối với cung ứng dịch vụ cơ bản cho người nghèo Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào trên phạm vi cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng về vấn đề QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo Do đó, yêu cầu đặt ra cần nghiên cứu một cách hệ thống để xác định trong bối cảnh hiện nay, dịch vụ cơ bản đối. .. và phối hợp Việc sử dụng phương pháp diễn dịch nhằm hình thành khung lý thuyết về QLNN đối với một số dịch vụ cho người nghèo, dựa trên cách tiếp cận đói nghèo đa chiều, cách thức XĐGN chủ yếu là cung cấp một số dịch vụ cơ bản cho người nghèo (được luận chứng), với giả định về tính hiệu quả của việc cung cấp một số dịch vụ cho người nghèo từ phía Nhà nước, nội dung và phương thức QLNN đối với các dịch. .. bộ quản lý thuộc 02 sở (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động - TBXH) và Viện nghiên cứu Phát triển KTXH Hà Nội, thu về được 197 phiếu với việc phỏng vấn sâu 10 nhà quản lý thuộc 2 sở và cán bộ quản lý của huyện Ba Vì (huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thành phố) để nắm rõ đường lối, chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn Hà Nội. .. bản đối với người nghèo Hà Nội gồm những dịch vụ nào, thực trạng cung ứng dịch vụ đó thời gian qua ở Hà Nội như thế nào và vai trò QLNN đối với dịch vụ đó cho người nghèo Hà Nội ra sao Từ những phân tích trên cho thấy việc lựa chọn “Quả n lý nhà nư ớ c nhằ m phát triể n các dị ch vụ cơ bả n đố i vớ i ngư ờ i nghèo trên đị a bàn thành phố Hà Nộ i” làm đề tài luận án tiến sĩ là hoàn toàn xuất phát từ... dụng, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, chưa có một nghiên cứu riêng nào về DVVL cho người nghèo Ba là, các nghiên cứu trực tiếp vào QLNN chưa làm rõ được sự khác biệt giữa QLNN nói chung và QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản cho người 20 nghèo, QLNN đối với cung ứng dịch vụ cơ bản cho người nghèo Điều này dễ dẫn đến sự lẫn lộn khi đề cập đến nội dung QLNN đối với dịch vụ cơ bản cho người nghèo. .. giảm nghèo, sự cần thiết của việc cung cấp dịch vụ cơ bản (gồm 7 dịch vụ: bảo hiểm về biến động giá, cải thiện nhà ở, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo 11 dục, y tế và bảo hiểm xã hội) cho người nghèo, ý nghĩa của quỹ hỗ trợ cung cấp các dịch vụ cơ bản Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình quản lý và phát triển quỹ hỗ trợ dịch vụ cơ bản đối với người nghèo đô thị tại thành phố Hyderabad... giảm nghèo bền vững theo tiếp cận đa chiều phù hợp với các thành phố lớn như Hà Nội, xây dựng mô hình QLNN đối với hai loại dịch vụ cơ bản đó - Lượng hoá được nghèo theo tiếp cận đa chiều, giảm nghèo và QLNN nhằm phát triển dịch vụ tài chính và việc làm để giảm nghèo bền vững đối với người nghèo ở Hà Nội và được kiểm chứng bằng điều tra XHH 6 - Các giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm phát triển hai dịch vụ . động đến quản lý nhà nước cấp tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 38 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo ở. bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 124 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 72 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 95 3.3. Đánh giá chung về quản

Ngày đăng: 23/12/2014, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w