Hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 41)

Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế như ILO, UNIDO, ZDH tổ chức phát triển Hà Lan, viện Friedrich Erbert ( Đức, ESCAP...) rất quan tâm tới sự phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, cụ thể :

Học viện Ngân hàng

Nguồn vốn của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)

Dự án “tài chính nông thôn” với thời hạn dự kiến là 4 năm được tài trợ một khoản vay 120 triệu USD cấp cho nhà nước Việt Nam. Mục đích của dự án là hỗ trợ những cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện đời sống tại các vùng nông thôn. Dự án này được thể hiện dưới hình thức dùng để tài trợ cho các khoản vay ngắn, trung và dài hạn do các Ngân hàng trong nước cấp cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại vùng nông thôn.

Nguồn vốn của chính phủ Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho các DNNVV thông qua dự án SMEFP đã triển khai từ năm 2003 qua ba giai đoạn với số vốn trung và dài hạn của hai giai đoạn đầu trên 9 tỷ Yên, và giai đoạn thứ ba được đầu tư trong năm 2010 với tổng số vốn tín dụng là 15 tỷ Yên.

Khoản ODA đợt 1 năm tài khóa 2009 (kết thúc vào ngày 31/3/2010) của Nhật Bản cũng chú trọng đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong gói ODA này, có khoảng 190 triệu USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Ngân hàng Nhà nước.

Nguồn vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có quy chế cho tư nhân vay vốn nhưng không cần Chính phủ bảo lãnh. Vốn từ ADB là những khoản cho vay dài hạn, lãi suất rất thấp và cho vay theo dự án. Năm 2009, ADB đã tài trợ 25 triệu USD nhằm hỗ trợ vốn hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua các khoản vay tín dụng và hợp đồng cho thuê tài chính có kỳ hạn từ 3- 5 năm. Ngày 24/12/2010, ADB đã cho Chính phủ Việt Nam vay 40 triệu USD để triển khai Chương trình Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 2. Khoản tín dụng ưu đãi này có thời hạn là 24 năm, trong đó có 8

Học viện Ngân hàng

năm ân hạn với lãi suất là 1,0%/năm trong thời gian ân hạn và 1,5% trong những năm tiếp theo.

Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới

Năm 2008, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã quyết định cung cấp khoản tín dụng 320 tỷ đồng (khoảng 20 triệu đô-la Mỹ) hỗ trợ các DNVVN Việt Nam phát triển kinh doanh và xuất khẩu.

Quỹ phát triển DNNVV (SMEDF)

Quỹ phát triển DNNVV (SMEDF) là một dự án phát triển do liên minh Châu Âu tài trợ với mục tiêu là giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Để thực hiện được mục tiêu này, nhiều hoạt động được đề ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV trong 24 tỉnh thành, nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là tạo công ăn việc làm. Dự án có một quỹ tài chính khoảng 25 triệu USD để tái tài trợ, một phần dành cho các khoản vay có kỳ hạn mà nhiều ngân hàng trong nước được tham gia cấp cho cho các DNNVV đáp ứng đủ yêu cầu.

Nguồn tài trợ Mê Kông (MFL)

Đây là nguồn tài trợ trị giá 5 triệu USD do công ty tài chính quốc tế (SFI) trực tiếp vận hành và quản lý, SFI là một trong những công ty của Ngân hàng thế giới quản lý và hỗ trợ thành lập quỹ phát triển DNNVV. Dự án MPDF với thời gian vận hành 5 năm, đã mở rộng hoạt động của mình sang VN, Lào, Campuchia. Dự án có mục đích thành lập và phát triển DNVVN địa phương bằng cách cung cấp hàng loạt các dịch vụ tư vấn phong phú giúp đỡ các tổ chức địa phương có hoạt động giúp phát triển doanh nghiệp.

Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w