Giải pháp tăng cườnghuy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 51)

b, Nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2. Giải pháp tăng cườnghuy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và

tại Việt Nam

Để huy động vốn, về nguyên tắc ta có thể đưa ra nhiều cách khác nhau. Xuất phát từ thực trạng của vấn đề huy động vốn đã nêu trên cùng với những khó khắn của chính các DNVVN, ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn một cách có hiệu quả nhất cho DN vừa và nhỏ:

3.2.1. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của các DNNVV còn rất hạn chế về chuyên môn và kỹ thuật quản lý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bỏ chi phí để đào tạo nguồn nhân lực cho mình, nhưng nhiều người sau khi được đào tạo lại bỏ sang nơi khác làm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV là tối quan trọng. Và các chủ doanh nghiệp cũng phải có những chính sách nhất định để giữ nguồn nhân lực ổn định về trình độ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

3.2.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, minh bạch các hoạt động kinh doanh và sổ sách kế toán

Điều tối quan trọng đối với một doanh nghiệp là báo cáo tài chính cần phải minh bạch, không chỉ để tiếp cận vốn ngân hàng, mà còn để thu hút sự

Học viện Ngân hàng

chú ý của các nhà đầu tư phi ngân hàng trong tương lai khi doanh nghiệp muốn phát triển hơn.

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi có thể làm gia tăng chi phí trong các DNNVV thường là chi phí do hệ thống tiêu thụ và hệ thống bán hàng, chi phí tiếp khách. Do vậy phải có chi phí rõ ràng và kiếm soát được các chi phí đó.

Định kỳ thuê kiểm toán độc lập rà soát lại các nghiệp vụ đã được kế toán doanh nghiệp ghi nhận nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót về số liệu, đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về đào tạo, tư vấn kỹ thuật quản lý cho DNNVV từ Nhà nước. Cử nhân viên tham dự đầy đủ các khóa học về chuẩn mực mới cũng như các quy định kế toán mới do các ban ngành có liên quan tổ chức. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên dành một nguồn kinh phí nhất định nhằm đầu tư cho các nhân viên kế toán trong việc cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Có như vậy, chế độ kế toán và báo cáo của doanh nghiệp sẽ luôn đầy đủ và đảm bảo theo quy định của của chế độ kế toán hiện hành.

Đối với hình thức vay vốn thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng thì báo cáo tài chính phải gắn với báo cáo thuế vì Quỹ bảo lãnh tín dụng có phần lớn nguồn vốn từ ngân sách, sẽ phải kiểm tra báo cáo thuế và báo cáo này nhiều khi còn quan trọng hơn cả báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

3.2.3.Củng cố mối quan hệ với Ngân hàng cũng như các tổ chức hỗ trợ vốn cho các DNNVV

Các DNVVN cần chủ động đào tạo, đào tạo lại dưới nhiều hình thức thích hợp nhằm trang bị nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân công trong doanh nghiệp. Các DNNVV phải chấp hành nghiêm túc pháp lệnh kế toán-thống kê, chỉ có

Học viện Ngân hàng

như vậy mới có thể thực hiện các yêu cầu về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện quản lý tài chính chặt chẽ, tạo được lòng tin từ phía các ngân hàng thông qua quá trình hoạt động và quan hệ vay trả.

Doanh nghiệp phải có vốn đối ứng tương đốikhi muốn vay tiền. Điều này thể hiện ý chí và quyết tâm thực hiện dự án của doanh nghiệp và phần nào chứng minh rằng doanh nghiệp có niềm tin khi thực hiện dự án.

Doanh nghiệp không được để nợ đọng thuế hay bị phạt thuế. Nếu doanh nghiệp bị nợ đọng thuế hay bị phạt thuế thì quỹ bảo lãnh và ngân hàng chắc chắn sẽ không xem xét yêu cầu hỗ trợ.

Đối với tất cả mọi nguồn vốn huy động dù theo hình thức nào cũng cần thanh toán đầy đủ, đúng hạn. Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện uy tín của doanh nghiệp và góp phần quyết định việc tổ chức tín dụng có tiếp tục hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hay không.

Cuối cùng, doanh nghiệp nên có một lịch sử tín dụng tốt, tránh bị nêu tên xấu trên mạng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) do không thực hiện các nghĩa vụ nợ vì nếu như vậy sẽ rất khó được các tổ chức tín dụng cho vay vốn.

Xét về điều kiện có được khoản vay đối với DNNVV, đôi khi yêu cầu khoản vay của DNNVV bị từ chối hoặc khoản tiền vay bị giảm chặt chẽ hơn. Tất cả điều đó phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của DNNVV và cả lý do của riêng ngân hàng, ví dụ như tỷ lệ các khoản vay quá hạn tăng hoặc thay đổi chính sách tài chính. Do đó, DNNVV luôn cần phải quan sát kỹ môi trường kinh doanh để tiến hành các thủ tục vay đúng thời điểm. Để tránh điều này xảy ra, điều quan trọng đối với DNNVV là có mối quan hệ kinh doanh tốt với ngân hàng.

Học viện Ngân hàng

Ngoài ra, trong trường hợp khó vay vốn tại các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp DNNVV có thể tìm đến quỹ BLTD. Nhiều DNNVV rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không biết xoay xở ra sao do chưa đủ hoặc không đảm bảo yêu cầu về tài sản thế chấp. Khi đó quỹ BLTD sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Không chỉ đảm bảo sẽ trả nợ thay nếu doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, quỹ còn đứng ra thẩm định dự án, đánh giá khả năng kinh doanh, phân tích cho doanh nghiệp thấy những điểm không tốt trong dự án và giúp doanh nghiệp có hướng đầu tư tốt nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất.

3.2.4. Sử dụng hình thức thuê tài chính

Hiện nay, đi thuê tài chính vẫn còn khá mới lạ đối với các DNNVV và mặc dù hình thức này còn nhiều hạn chế nhưng các DNNVV cũng nên xem xét đến việc sử dụng hoạt động cho thuê tài chính như là một trong những cách để tồn tại và phát triển vì: việc sử dụng CTTC mặc dù có chi phí cao hơn nhưng doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề vốn lưu động trước mắt. Và về lâu về dài thì tài sản đi thuê sẽ là tài sản của doanh nghiệp. Thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp bắt kịp với công nghệ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu ngành kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa nhiều vào các công nghệ tân tiến như thế hệ máy tính mới nhất, các công cụ truyền thông, dây chuyền công nghệ mới hoặc các thiết bị khác.

Việc đi thuê cũng không cần nhiều thủ tục giấy tờ phiền hà, các yêu cầu về tín dụng cũng dễ chịu hơn. Nhất là với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi đầu, việc thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng. Đi thuê tài chính đặc biệt có lợi với những công ty có ý định giữ lại tài sản sau khi hết thời hạn thuê. Trong một hợp đồng thuê tài chính, tài sản sẽ hiện dần lên trong bảng cân đối và khoản nợ thì sẽ được hoàn trả dần trong

Học viện Ngân hàng

thời gian thuê. Khi lựa chọn thuê thiết bị thay vì mua, doanh nghiệp sẽ tránh được một khoản tiền trả ngay lớn. Bằng cách dãn khoản thanh toán ra theo vòng đời của tài sản, doanh nghiệp có thể bù đắp được chi phí thiết bị với các khoản sinh lời từ việc đầu tư đó. Thêm vào đó, việc trả các khoản thanh toán cố định hàng tháng giúp cân đối được các khoản phải trả dự tính, tạo thuận lợi cho việc thu xếp nguồn vốn và báo cáo số liệu.

Do hình thức thuê tài chính này có rất nhiều lợi ích đối với các DNNVV nên doanh nghiệp cần cân đối hợp lý nguồn vốn của mình, xem xét việc đi thuê tài chính để tận dụng lợi ích của hình thức này. Thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin từ các công ty cho thuê tài chính để tiếp cận nguồn vốn này một cách tốt nhất.

3.2.5. Tận dụng nguồn vốn tín dụng thương mại

Trước tiên, doanh nghiệp nên tranh thủ các hình thức thu nợ dùng hối phiếu, thương phiếu để có thể nhận chiết khấu từ ngân hàng trong thời gian chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Trong quá trình mua nguyên vật liệu, hàng hóa sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để chế độ bán chịu từ nhà cung ứng trong thời gian chờ vốn quay hết chu kỳ. Để được nhận được chính sách này từ đối tác, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các giải pháp như:

Chứng minh và duy trì uy tín thanh toán một cách tốt nhất nhằm củng cố lòng tin từ bạn hàng, đảm bảo mọi nguồn lực cho thanh toán khi đến hạn, tránh tình trạng thanh toán trễ hạn, làm giảm lòng tin từ nhà cung ứng.

Nhằm thực hiện tốt việc trả nợ, doanh nghiệp cần chú ý đến chính sách bán hàng và thu nợ của mình. Xây dựng chế độ chiết khấu thanh toán hấp dẫn khuyến khích khách hàng trả nợ nhanh chóng, rút ngắn thời gian thu nợ để từ đó đảm bảo đủ nguồn tiền trả nợ nhà cung cấp.

Học viện Ngân hàng

Lập kế hoạch nhập hàng phù hợp với tiến độ sản xuất và tiêu thụ, tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều, hàng hóa không tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng thiếu nguồn trả nợ cho đối tác.

3.2.6.Phát hành trái phiếu để huy động vốn khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện

Các DNNVV không nên chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay ngân hàng mà cần phải đa dạng nguồn vốn vay, cần mở rộng và tăng cường việc huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi.

DNNVV nên tiến hành phát hành trái phiếu bởi kênh huy động vốn này đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một nguồn vốn linh hoạt và dài hạn. DNNVV có thể sử dụng một cách chủ động nguồn vốn trái phiếu ngay sau phát hành mà không phải phụ thuộc vào việc giải ngân vốn. Ngoài ra, vốn trái phiếu được thanh toán gốc vào cuối kỳ nên doanh nghiệp không chịu áp lực thanh toán gốc theo định kỳ. Bên cạnh đó, vốn trái phiếu có kỳ hạn dài (từ hai năm đến 10 năm), thậm chí đến 20 năm hoặc dài hơn, đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí huy động vốn trái phiếu được xác định ở mức hợp lý phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Lãi suất trái phiếu thường được xác định dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư quan tâm nên trái phiếu thường được định giá ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi trái phiếu sẽ được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, DNNVV được hưởng lợi từ “tấm chắn thuế” so với hình thức phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Việc huy động vốn thông qua trái phiếu giúp doanh nghiệp tránh pha loãng cổ phiếu, ưu đãi thuế với vốn vay và giảm chi phí huy động vốn. Đặc biệt, việc huy động vốn bằng trái phiếu chuyển đổi thì doanh nghiệp chỉ phải

Học viện Ngân hàng

trả lãi suất ở mức thấp, thậm chí không phải trả lãi. Thông qua phát hành trái phiếu các doanh nghiệp tránh được những rào cản khi phải tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, không phải chịu những điều kiện giải ngân hay tiến độ. Thực tế hiện nay với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ sau 4-6 tuần là doanh nghiệp có vốn để phục vụ ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh.

3.2.7.Sử dụng nguồn vốn khác từ nội bộ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp

Trong tình hình nền kinh tế khan vốn như hiện nay, khi không chỉ doanh nghiệp mà cả ngân hàng cũng thiếu vốn thì để vượt qua giai đoạn khó khăn này doanh nghiệp có thể vay nợ từ nhân viên trong công ty với những ưu đãi nhất định dành cho họ lâu dài sau này. DNNVV có thể phát hành trái phiếu cho cán bộ công nhân viên, hoặc thực hiện hợp đồng vay vốn trực tiếp từ nhân viên với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng nhưng thấp hơn lãi vay của doanh nghiệp. Biện pháp này giúp doanh nghiệp tránh xa thải người lao động, đồng thời cũng gắn kết được người lao động phấn đấu cùng doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này.

3.2.8. Tiết kiệm và sử dụng vốn hợp lý, xử lý nợ tồn đọng

Điều mà các doanh nghiệp cần làm chính là quyết liệt tiết kiệm trong điều hành sản xuất, giảm tối đa những chi phí không cần thiết nhằm duy trì sản xuất để chờ cơ hội thuận lợi phát triển.

Phải quay vòng vốn thật nhanh, giảm sự lệ thuộc vào ngân hàng, rút ngắn thời hạn thanh toán vốn và đặc biệt là không cho nợ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro… Thống kê lại trường hợp nợ của khách hàng nhằm phân biệt xem khoản thu đó có đòi được không và thu hồi món nợ đó. Ngay từ khi kí kết hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp phải nắm bắt được khả năng thanh toán và ghi rõ phương thức, thời hạn thanh toán trong hợp đồng.

Học viện Ngân hàng

Tóm lại doanh nghiệp có bao nhiêu vốn thì sử dụng trong khoảng đó hiệu quả và hợp lý.

Hoặc cũng có thể thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng tồn kho nhằm tăng nguồn tài chính giúp DNNVV tái sản xuất sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w