Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 27)

1.2.3.1. Đóng góp vào kết quả hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân

Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và đầu tư trong báo cáo của bộ này trình Chính phủ về tình hình triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, quy mô hoạt động, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những đóng góp to lớn trong tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm. Ngay trong thời gian kinh tế chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tăng rất nhanh. Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2006–2010 là 547.000 đơn vị.

Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. SMEs đóng góp khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 85% mức bán lẻ của

Học viện Ngân hàng

ngành thương nghiệp, 71% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa.

1.2.3.2. Tạo việc làm cho người lao động

Thực tế cho thấy, toàn bộ các DNNVV đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo công ăn việc làm cho toàn bộ các lĩnh vực. Tác dụng tạo việc làm của các DNNVV trong thời kỳ kinh tế suy thoái tựa như một “chiếc van an toàn” để điều chỉnh kinh tế vĩ mô nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bảng 2: Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với tổng số lao động của các DN trong toàn ngành năm 2009

Ngành nghề Tỷ trọng (%)

Thương nghiệp, sửa chữa 56

Khách sạn, nhà hàng 89

Công nghiệp chế biến 36

Xây dựng 51

Khai thác mỏ 25

Bất động sản, dịch vụ tư vấn 72

Điện, khí đốt, nước 52

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Các SME không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm, trong đó, chủ yếu giải quyết số lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội… Tính chung, khu vực này thu hút khoảng trên 70% việc làm phi nông nghiệp trong năm 2010, góp phần quan trọng vào quá trình tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.

1.2.3.3. Là trụ cột cho nền kinh tế địa phương

Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước (như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng), thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào thu ngân sách và tạo công

Học viện Ngân hàng

ăn việc làm ở địa phương. Chính điều này giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác nguồn lực tại chỗ. Hơn nữa, việc tận dụng thế mạnh địa phương giúp các DNVVN góp phần giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc.

1.2.2.4. Hỗ trợ doanh nghiêp lớn và tạo nên ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ quan trọng

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong các ngành công nghiệp thứ cấp có thể bổ trợ các ngành công nghiệp lớn, cung cấp đầu vào cho các ngành này và tạo sự cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trên toàn quốc. Do quy mô nhỏ và khả năng linh hoạt nên SMEs có thể sản xuất ra nhiều loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, máy móc thiết bị, công cụ và các linh kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành thủ công nghiệp, đảm bảo mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn.

1.2.2.5. Làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn

Do số doanh nghiệp tăng lên rất lớn, nên làm tăng tính cạnh tranh giảm bớt rủi ro trong nền kinh tế, đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra, các DNNVV có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và chuyển hướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tế năng động hơn. Một điều quan trọng là, vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó phần lớn là khu vực tư nhân, chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao. Do vậy việc tăng các cơ sở này càng làm tăng hiệu quả hơn cho nền kinh tế trong tương lai gần. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu những doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ thì hiệu quả kinh tế khó tăng lên được.

Học viện Ngân hàng

1.2.2.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Điều này có ý nghĩa lớn đối với khu vực nông thôn. Nó giúp phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Hơn nữa, sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp này cũng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi: Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp và củng cố lại.

- Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành nghề da dạng, phong phú (cả ngành nghề hiện đại lẫn truyền thống) theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.

- Cơ cấu lãnh thổ: Do các doanh nghiệp lớn thường tập trung tại các thành phố lớn nên SMEs sẽ khiến cho các doanh nghiệp phân bổ đều hơn về lãnh thổ.

Học viện Ngân hàng

1.2.3.7. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước

Hình 2: Tỉ lệ nộp ngân sách của DNVVN

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Phần đóng góp của SMEs vào nguồn thu ngân sách Trung ương và địa phương là rất đáng kể và có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo tại hội nghị tài chính năm 2004 của Bộ Tài chính: Năm 2003, số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 15% tổng số thu, tăng 29,5% so với cùng kì năm trước. Năm 2004, thu từ khu vực kinh tế tư nhân đạt khoảng 13.100 tỷ đồng chiếm 7,8% thu ngân sách. Tổng nộp ngân sách của DNVVN tăng lên đáng kể, trong 7 tháng đầu năm 2008, các DNNVV nộp ngân sách 5.721 tỷ đồng.

1.2.3.8. Tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu

Những ngành nghề có khả năng xuất khẩu như thủ công mỹ nghệ, dệt may, chế biến nông sản, thủy sản… cũng có nhiều DNNVV tham gia. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, tính đến ngày 31/10/2004 số lượng DNNVV tham gia kinh doanh xuất khẩu chiếm 80,6%, nhập khẩu chiếm 84,2% tổng số

Học viện Ngân hàng

doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu trong cả nước. Đặc biệt, các DNNVV khu vực tư nhân đã vươn lên đứng đầu về xuất khẩu hải sản, hạt điều…Với xu thế phát triển như hiện nay, SMEs sẽ là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

Kết luận chương 1:

Qua phần trình bày trên, có thể thấy vốn kinh doanh là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp huy động vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cách huy động có những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau nhưng nếu biết tận dụng điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng phương pháp, doanh nghiệp sẽ huy động được nguồn vốn kinh doanh tương ứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương laitạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp này ngày một lớn mạnh và phát triển về quy mô hoạt động.

Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w