LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan khoá luận: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khác hàng vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện ” là côn
Trang 1CÔNG TY TNHH ASCO (ASCO) THỰC HIỆN
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Trí Tuệ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
Hà Nội, tháng 06 năm 2013
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY TNHH ASCO (ASCO) THỰC HIỆN
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Trí Tuệ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
Hà Nội, tháng 06 năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khoá luận: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khác hàng vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán (ASCO) thực hiện ” là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu trong khoá luận được sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứuđược trình bày trong khoá luận này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trìnhnào khác
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1 KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG VỚI CÁC VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm khoản phải thu khách hàng 4
1.1.2 Yêu cầu kế toán đối với khoản phải thu khách hàng 4
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng 7
1.1.4 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng 11
1.1.5 Phương pháp tiếp cận kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 12
1.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 12
1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 13
1.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 18
1.2.3 Kết luận và đưa ra ý kiến 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN 25
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.1.2 Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty 26
2.1.3 Tổ chức thực hiện kiểm toán tại công ty 31
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH ABC 35
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 35
2.2.2 Thực hiện kiểm toán 48
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 62 2.3 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỀM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
Trang 5THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN ASCO THỰC HIỆN 64
2.3.1 Ưu điểm 64
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN 73
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO .73 3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 73
3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN 75
3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 76
3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 80
3.3.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 85
3.3.4 Một số giải pháp khác đối với ASCO 86
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP 88
3.4.1 Đối với Bộ Tài Chính 88
3.4.2 Đối với Hiệp hội 89
3.4.3 Kiến nghị với khách hàng 90
KẾT LUẬN 92
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Kết cấu tài khoản 131 6
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC của ASCO 31
Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB 15
Bảng 2.1: Doanh thu, thu nhập bình quân của ASCO 30
Bảng 2.2: Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 34
tại ASCO 34
Bảng 3.1: Một số ký hiệu vẽ lưu đồ 79
Biểu 2.1: Kế hoạch kiểm toán 36
Biểu 2.2: Giấy tờ làm việc của KTV tìm hiểu về thông tin cơ sở khách hàng công ty ABC 39
Biểu 2.3 Giấy tờ làm việc của KTV thu thập thông tin về hoạt động liên tục 40
Biểu 2.4: Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của khách hàng .41 Biểu 2.5 Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty ABC 42
Biểu 2.6: Xác định mức độ trọng yếu 44
Biểu 2.7: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 46
Biểu 2.8 Giấy tờ làm việc của KTV về HTKSNB các khoản phải thu 49
Biểu 2.9: Giấy tờ làm việc của KTV về số liệu tổng hợp và phân tích 51
Biểu 2.10: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp của khoản phải thu khách hàng 54
Biểu 2.11: Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra các nghiệp vụ bất thường 55
Biểu 2.12: Giấy tờ làm việc của KTV về các nghiệp vụ bất thường 56
Biểu 2.13: Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra tính đúng kỳ các khoản phải thu khách hàng 57
Biểu 2.14: Giấy tờ làm việc của KTV về việc gửi thư xác nhận đến khách hàng 58
Biểu 2.15: Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu khách hàng 60
Biểu 2.16: Kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi 61
Biểu 2.17: Giấy tờ làm việc của KTV về việc soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc năm tài chính 62
Biểu2.18: Kết luận kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 63
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với chính sách mở cửa cùng với sự hoàn thiện về luật pháp nền kinh tế ViệtNam đã có những bước phát triển vượt bậc, số lượng doanh nghiệp tăng nhanhtrong cả lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ tạo nên một nền kinh tế sôi độnghoạt động theo cơ chế thị trường Vì thế, hiện nay Việt Nam đã được nhiều nền kinh
tế lớn trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường Góp phần vào sự phát triển
đó không thể không kể thới hoạt động kiểm toán Ra đời từ thập niên 90 của thế kỷ
20, đến thời điểm này, lĩnh vực kiểm toán đã phát triển rất đa dạng về loại hìnhcũng như chất lượng dịch vụ Trong số các loại hình dịch vụ kiểm toán, dịch vụkiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện nhiều nhất Kiểm toán báo cáo tài chínhcung cấp báo cáo kiểm toán khẳng định tính trung thực, hợp lý, và phù hợp với quyđịnh của Nhà nước, Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành trên các khía cạnhtrọng yếu Từ đó, doanh nghiệp tạo được sự minh bạch về tài chính cũng như hoạtđộng kinh doanh, tăng uy tín và sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và cảquốc tế Với những báo cáo kiểm toán chất lượng, nhà đầu tư cũng có thêm cơ sởtin tưởng vào quyết định đầu tư của họ và doanh nghiệp sẽ có thêm tiềm lực mởrộng và phát triển Như vậy, kiểm toán báo cáo tài chính đã trở thành một nhu cầukhông thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp và là một nhu cầu về thông tin khôngthể thiếu trong nền kinh tế thị trường
Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng luônđược các KTV lưu ý và quan tâm đúng mức Phải thu khách hàng là phần tài sảncủa doanh nghiệp đang bị các đối tường khác chiếm dụng, ẩn chứa nhiều rủi ro nếudoanh nghiệp không có chính sách quản lý tốt Đây là một khoản mục hay xảy ra saiphạm và có ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu quan trọng khác trên BCTC Việc ghi chépminh bạch các khoản phải thu khách hàng trong chu trình bán hàng – thu tiền có ýnghĩa lớn vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến tính hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Chính vì vậy, việc kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng thường đượcđánh giá ở mức độ tương đối khó và do các KTV có kinh nghiệm đảm nhiệm
Nhận thức được vấn đề này và dựa vào quá trình học tập cùng với thời gian
Trang 9thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại đơn vị thực tập em đã
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán ASCO (ASCO) thực hiện” Qua đó, em mong muốn đạt được những hiểu biết sâu hơn về
thực tế quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, đồng thời đưa ra những
ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toánkhoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểmtoán ASCO (ASCO)
2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận
- Hệ thống các vấn đề lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng trong kiểm toán BCTC;
- Tìm hiểu và đánh giá thực tế về quy trình kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng trong kiểm toán BCTC do ASCO thực hiện;
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hơn quy trình này tạiASCO và một số kiến nghị cần thiết
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàngtrong kiểm toán BCTC Theo đó, phạm vi nghiên cứu của khóa luận là:
- Nghiên cứ lý thuyết (theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam) liênquan đến khoản mục phải thu khách hàng trên BCTC;
- Thực tế tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàngtrong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp khách hàng của ASCO là ABC;
- Về phương pháp kiểm toán khoản mục trên BCTC, bài khóa luận chủyếu tiếp cận theo phương pháp kiểm toán khoản mục trên BCTC
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được trình bày dựa trên lý luận cơ bản của triết học, sử dụng phépduy vật biện chứng, phương pháp thống kê, trên cơ sở chọn khách hàng để phântích, so sánh, diễn giải, quy nạp, phương pháp logic, phương pháp phân tích hệthống, đồng thời vận dụng chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam
5 Kết cấu của khóa luận
Trang 10Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện.
Do hạn chế về điều kiện thời gian cũng như năng lực, kinh nghiệm của bảnthân chưa nhiều nên trong bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,
em kính mong các thầy cô cùng Công ty TNHH Kiểm toán ASCO góp ý để em cóthể hoàn thiện tốt hơn nữa bài viết của mình đồng thời củng cố thêm kiến thứchướng đến những mục tiêu lớn hơn trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo Công ty ASCO đã tạođiều kiện cung cấp các tài liệu của Công ty cho em trong quá trình thực tập cũngnhư các anh chị trong phòng nghiệp vụ đã nhiệt tình hướng dẫn Và em cũng xingửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Ngô Trí Tuệ đã tận tìnhgiúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viênNguyễn Thị Hoa
Trang 111.1.1.1 Khái niệm khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng là một trong nhiều khoản phải thu của doanhnghiệp Do đó, các khoản phải thu khách hàng là khoản nợ của các cá nhân, tổ chức,đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng vật tư
và các khoản dịch vụ chưa thanh toán cho doanh nghiệp
( Trích Giáo trình Kế toán tài chính – GS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị
Thủy – Nhà xuất bản Tài chính – 2010).
1.1.1.2 Đặc điểm khoản phải thu khách hàng
- Khoản mục phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tàisản của doanh nghiệp
- Khoản mục phải thu khách hàng liên quan chặt chẽ với việc tiêu thu sảnphẩm, có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận củadoanh nghiệp;
- Khoản mục phải thu khách hàng liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức vàbảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp Việc tăng giảm khoản phải thu kháchhàng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ;
- Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặckhông thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, dẫn đến mất vốn của doanh nghiệp;
- Phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiệnđược Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tínhcủa các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra
1.1.2 Yêu cầu kế toán đối với khoản phải thu khách hàng
1.1.2.1 Yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán đối với
Trang 12khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị ghi sổ trừ (-) đi cáckhoản dự phòng nợ phải thu khó đòi Dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập chocác khoản phải thu quá hạn hoặc các khoản còn trong hạn nhưng khách nợ khôngcòn khả năng thanh toán
Trên BCĐKT, khoản mục phải thu khách hàng được trình bày bên phần tàisản và phần nguồn vốn Phần tài sản được trình bày ở mục “Phải thu khách hàng”trong chỉ tiêu “Các khoản phải thu ngắn hạn” phản ánh số tiền còn phải thu củakhách hàng Phần nguồn vốn được trình bày ở mục “Người mua trả tiền trước”trong chỉ tiêu “Nợ ngắn hạn” phản ánh số tiền nhận trước hoặc đã thu lớn hơn sốphải thu khách hàng
1.1.2.2 Nguyên tắc hạch toán khoản phải thu khách hàng
Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về chế
độ kế toán doanh nghiệp, khi hạch toán các khoản phải thu khách hàng cần tôntrọng một số quy định sau:
- Mở sổ chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ và từng lần thanh toán;
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay không phản ánh vào tài khoản này;
- Những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợlớn thì định kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đãthu hồi và số còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản;
- Phải tiến hành phân loại nợ: Loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khóđòi, nợ không có khả năng thanh toán để có căn cứ xác định số trích lập dự phònghoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ không đòi được;
- Trong quan hệ bán sản phẩm xây lắp, thành phẩm, hàng hóa dịch vụ, lao
vụ sản phẩm theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp xây lắp và khách hàng nếukhông đúng theo sự thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầucác doanh nghiệp xây lắp giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao;
- Khoản phải thu về chi phí chờ quyết toán của từng công trình phải đượctheo dõi chi tiết theo từng công trình xây dựng, khoản chi phí này là căn cứ để tính
số trích trước chi phí bảo hành công trình xây dựng vào chi phí bán hàng
Trang 13Sơ đồ 1.1: Kết cấu tài khoản 131
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng
- Số tiền phải thu của khách hàng về
sản phẩm đã giao, dịch vụ, lao vụ đã
hoàn thành được xác định là tiêu thụ
(Kể cả chi phí bảo hành bên A giữ
- Số thực thu về phí bảo hành côngtrình, xử lý số phí bảo hành công trìnhkhông thu hồi được
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu
của khách hàng
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền nhận
trước, hoặc số đã thu nhiều hơn sốphải thu của khách hàng theo chi tiếttừng đối tượng
1.1.2.3 Nguyên tắc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Văn bản quy phạm hướng dẫn về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòiđang được áp dụng hiện nay là Thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 7/12/2009
Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp và Thông tư 34/2011/TT –
BTC ngày 14/3/2011 sửa đổi Thông tư 228/2009/TT – BTC ngày 7/12/2009
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị tổn thất của cáckhoản nợ phải thu quá hạn thanh toán; nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thểkhông đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng thường là thời điểm cuối niên
độ kế toán Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tàichính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày ½ và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thờiđiểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính Đốivới doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập BCTC giữa niên độ thì
Trang 14việc trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập BCTC giữa niên độ.
Phương pháp trích lập: Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy rahoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản
nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nóitrên Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm;50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm;70% giá tị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm;100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng
1.1.3.1 Khả năng xảy ra sai phạm đối với khoản phải thu khách hàng
- Khoản phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với nhữnggian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô;
- Khoản phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quảkinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp;
- Hạch toán công nợ hoặc giảm trừ công nợ nhầm mã khách hàng;
- Bù trừ hoặc cấn trừ công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bánkhông cùng một đối tượng;
- Phân loại nợ theo kỳ hạn không đúng với các điều khoản của hợp đồng;
- Việc lập dự phòng phải thu khó đòi cho nợ phải thu khách hàng thường dựanhiều vào sự ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót, khó kiểm tra
1.1.3.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng
a Những nguyên tắc cơ bản thiết kế HTKSNB trong chu trình bán hàng
Thứ nhất, nguyên tắc “phân công, phân nhiệm”: Trong một tổ chức, các
công việc phải được phân công cho tất cả mọi người Một người không nên phụtrách quá nhiều khâu trong chu trình bán hàng Việc phân công, phân nhiệm rõ ràngcho mỗi cá nhân không những giúp từng cá nhân hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệmcủa mình mà còn hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của nhau để phối hợp và kiểmsoát lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức
Trang 15Nếu mức độ phân chia trách nhiệm càng cao thì các sai phạm càng dễ bị pháthiện; thông qua sự kiểm tra tương hỗ giữa các phần hành, hay khi đối chiếu tài liệugiữa các bộ phận lẫn nhau Vì thế, gian lận và sai sót sẽ được giảm thiểu.
Thứ hai, nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”: Nguyên tắc quy định sự cách ly thích
hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan đến các khâu trong chu trình bánhàng; có tác dụng nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn
Thứ ba, nguyên tắc “phê chuẩn, ủy quyền”: Ủy quyền là việc người quản lý
cho phép cấp dưới được quyết định và giải quyết một số công việc trong phạm vinhất định Phê duyệt là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết công việctrong phạm vi, quyền hạn được giao; bao gồm hai loại: sự phê chuẩn chung và sựphê chuẩn riêng Sự phê chuẩn chung được thực hiện thông qua việc xây dựngchính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ;
ví dụ việc phê chuẩn bảng giá bán sản phẩm, hạn mức tín dụng cho khách hàng Sựphê chuẩn cụ thể được thực hiện cho từng nghiệp vụ riêng
Nếu đơn vị xây dựng HTKSNB hữu hiệu với cơ chế quản lý các khoản phảithu một các chặt chẽ thì việc không thu hồi được các khoản nợ sẽ giảm thiểu; đồngthời, BCTC sẽ được phản ánh trung thực hợp lý hơn
b Thủ tục kiển soát trong chu trình bán hàng thu tiền
Vận dụng những nguyên tắc cơ bản của HTKSNB nêu trên, KTV đánh giárủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu khách hàng thông qua việc nghiên cứuchu trình bán hàng Tùy theo quy mô và đặc điểm của từng đơn vị mà cách thức tổchức cụ thể về HTKSNB là khác nhau Một vòng của chu trình bán hàng đầy đủthông thường gồm 8 bước sau:
1 Lập lệnh bán hàng (phiếu xuất kho)
Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, các bộ phận có liên quan sẽ xétduyệt đơn đặt hàng về số lượng, chủng loại… để xác định khả năng cung ứng đúnghạn của đơn vị và lập lệnh bán hàng (hay phiếu xuất kho) Trong trường hợp nhậnđược đặt hàng qua email, điện thoại, fax… cần có những thủ tục để đảm bảo cơ sởpháp lý về việc khách hàng đã đặt hàng Việc chấp thuận đơn đặt hàng cần đượcthông báo cho khách hàng để tránh việc tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai
Trang 162 Xét duyệt bán chịu
Trước khi bán hàng, căn cứ đơn đặt hàng và các nguồn thông tin khác từ trong
và ngoài doanh nghiệp, bộ phận phụ trách bán chịu cần đánh giá về khả năng thanhtoán của khách hàng để xét duyệt bán chịu Đây là thủ tục kiểm soát quan trọng để đảmbảo thu hồi nợ phải thu Một số cách thức có thể hỗ trợ cho công việc này là thiết lậpchính sách bán chịu rõ ràng, lập danh sách và luôn cập nhật thông tin về tình hình tàichính, vấn đề chi trả của khách hàng Trong những môi trường kinh doanh có rủi rocao, một biện pháp khá hữu hiệu là yêu cầu khách hàng ký quỹ hoặc thế chấp tài sản
3 Xuất kho hàng hóa
Căn cứ lệnh bán hàng đã được phê chuẩn bởi bộ phận phụ trách bán chịu, thủkho sẽ xuất hàng cho bộ phận gửi hàng
4 Gửi hàng
Bộ phận gửi hàng sẽ lập chứng từ chuyển hàng và gửi hàng cho khách hàng.Chứng từ này là cơ sở để lập hóa đơn và thương bao gồm các thông tin về quy cách,chủng loại hàng hóa, số lượng và các dữ liệu có liên qua Đơn vị nên lập một bộphận gửi hàng độc lập để hạn chế sai sót trong khâu xuất hàng và các gian lận có thểxảy ra do sự thông đồng giữa kho với người nhận hàng
5 Lập và kiểm tra hóa đơn
Do hóa đơn cung cấp thông tin cho khách hàng về số tiền mà họ phải trả nên
nó cần được lập chính xác và đúng thời gian Hóa đơn thường được lập bởi một bộphận độc lập với phòng kế toán và bộ phận bán hàng, bộ phận này có trách nhiệm:
- Kiểm tra số liệu các chứng từ chuyển hàng;
- So sánh lệnh bán hàng với chứng từ chuyển hàng, đơn đặt hàng và cácthông báo điều chỉnh nếu có;
- Ghi tất cả những dữ liệu này vào hóa đơn;
- Ghi giá vào hóa đơn dựa trên bảng giá hiện hành của đơn vị;
- Tính ra số tiền cho từng loại và cho cả hóa đơn;
- Trước khi gửi hóa đơn cho khách hàng cần kiểm tra lại về số liệu ghi trênhóa đơn Tổng cộng hóa đơn phát hành từng ngày sẽ được ghi vào tài khoản tổnghợp trên sổ cái Để tăng cường chức năng này có thể:
Trang 17+ Thiết lập và thường xuyên cập nhật bảng giá đã được duyệt;
+ Quy định rõ ràng và chặt chẽ về chính sách chiết khấu;
+ Trước khi gửi đi, hóa đơn cần được kiểm tra lại bởi một người độc lậpvới người lập hóa đơn
6 Theo dõi thanh toán
Sau khi hóa đơn được lập và chuyển giao hàng hóa cho khách hàng thì kếtoán sẽ tiếp tục theo dõi các khoản nợ phải thu
Để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền, cần phải liệt kê các khoản nợ phải thu theotừng nhóm tuổi để lập chương trình và phân công đòi nợ, thông thường công việc nàythường được giao cho bộ phận phụ trách bán chịu Ngoài ra, để giảm thiểu sau phạm,đơn vị có thể phân công cho hai nhân viên khác nhau phụ trách về kế toán công nợ vàtổng hợp, nên thường xuyên thực hiện thủ tục gửi thông báo cho khách hàng về khoản
nợ Điều này một mặt sẽ giúp cho đơn vị nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu,mặt khách còn giúp đơn vụ phát hiện những chênh lệch giữa số liệu của hai bên
7 Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá
Nếu khách hàng không hài long với số hàng nhận được do sai quy cách haykém phẩm chất, họ có thể gửi lại hàng cho đơn vị Vì thế, doanh nghiệp cần có một
bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt cũng như khấu trừ các khoảnliên quan đến các hàng hóa này
8 Trích lập dự phòng và cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi đượcCác khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu khó đòi khi đảm bảo cácđiều kiện sau:
Thứ nhất, khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách
nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợpđồng, cam kết trả nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác Các khoản không đủcăn cứ xác định là nợ phải thu theo quy đinh này phải xử lý như một khoản tổn thất
Thứ hai, có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ướcvay nợ hoặc các cam kết nợ khác;
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công
Trang 18ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâm vào tình trạng phásản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị truy tố, giamgiữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạncủa các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi,kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên
Khi không còn hi vọng thu hòi được các khoản nợ phải thu khách hàng, nhàquản lý có trách nhiệm xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền chophép xóa sổ các khoản nợ này Căn cứ vào đó, bộ phận kế toán sẽ ghi chép sổ sách
Để tăng cường kiểm soát đối với việc xóa sổ nợ phải thu khó đòi, hạn chếtgian lận có thể phát sinh (Ví dụ: Nhận viên chiếm dụng các khoản mà khách hàng
đã trả, sau đó che giấu bằng cách xóa sổ chúng như một khoản nợ khó đòi), đơn vịcần quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt vấn đề này
1.1.4 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng
1.1.4.1 Mục tiêu kiểm toán chung đối với BCTC
Theo VSA 200, mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rang BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận), có tuân thủ pháp luật liên quan và
có phản ứng trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yêu hay không
Mục tiêu chung áp dụng cho các khoản mục: Sự hiện hữu và phát sinh, đầy
đủ, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, chính xác, trình bày và công bố
1.1.4.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục phải thu khách hàng
Hiện hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép là có thực tại thời
điểm lập BCTC
Quyền và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo
là thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị
thì đều được ghi chép vào báo cáo
Chính xác: Những khoản nợ phải thu khách hàng được tính toán, tổng hợp
chính xác, phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu khách hàng với sổ cái, định khoản
Trang 19chính xác và đúng ký, đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đánh giá: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính toán hợp lý để giá trị
thuần của khoản phải thu khách hàng phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được
Trình bày vào công bố: Nợ phải thu được trình bày, khai báo đầy đủ, đúng
đắn theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành
Khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV thường chú trọng đến
mục tiêu hiện hữu, đánh giá và đầy đủ vì các doanh nghiệp có xu hướng gian lận
khai tăng hoặc giảm khoản phải thu và dự phòng phải thu khó đòi cho khoản mụcnày KTV cần phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán phù hợp chứng minhcho từng cơ sở dẫn liệu
1.1.5 Phương pháp tiếp cận kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Trong kiểm toán BCTC nói chung, có 2 phương pháp tiếp cận kiểm toánBCTC là phương pháp trực tiếp và phương pháp chu trùnh Phương pháp trực tiếp
sẽ tiếp cận kiểm toán theo các khoản mục, nhóm chỉ tiêu Tuy nhiên, các chỉ tiêutrên BCTC không hoàn toàn độc lập với nhau nên triển khai kiểm toán theo hướngnày chỉ đạt hiệu quả đối với kiểm toán cho các doanh nghiệp nhỏ, HTKSNB yếu.Ngược lại, phương pháp chu trình tiếp cận các chỉ tiêu có liên quan đến cùng mộtloại nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau trong một quytrình chung Trong trường hợp này, KTV có thể giảm bớt kiểm tra các khoản mục
và tăng cường kiểm tra các thủ tục kiểm soát trong các chu trình nghiệp vụ
Theo đó, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTCđược tiếp cận theo 2 phương pháp: phương pháp trực tiếp (tức tiếp cận trực tiếp chokhoản mục phải thu khách hàng) và phương pháp chu trình (tức tiếp cận kiểm toánmối liên hệ của nghiệp vụ phải thu khách hàng trong chu trình bán hàng thu tiền)
1.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng thuộc quy trình kiểm toánchung Vì vậy, quy trình kiểm toán mục khoản phải thu khách hàng gồm 3 giai đoạnsau: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kế hoạch kiểm toán và Kết thúc kiểm toán
1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Trang 20Theo VSA 300, kế hoạch kiểm toán được lập ở 3 cấp độ: (1) Chiến lượctổng thể (chỉ lập cho các cuộc kiểm toán quy mô lớn); (2) Kế hoạch kiểm toán tổngthể (được lập cho mọi cuộc kiểm toán) và (3) Chương trình kiểm toán (đối vớikhoản mục, nghiệp vụ) Trong phạm vi nghiên cứu, khóa luận chủ yếu trình bày ởcấp độ 2 và 3
1.2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Bước 1: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Thông thường, các đơn vị có nhu cầu kiểm toán sẽ lựa chọn doanh nghiệpcung cấp dịch vụ và gửi thu mời kiểm toán Sau khi nhận được thư mời kiểm toán,Công ty kiểm toán sẽ xem xét khả năng chấp nhận khách hàng
Đối với khách hàng lần đầu tiên kiểm toán, việc xem xét khả năng kiểm toánphải được coi trọng Vì việc chấp nhận kiểm toán khách hàng này hay không ảnhhưởng đến uy tín cũng như rủi ro của Công ty kiểm toán Công ty kiểm toán cầnnắm được sơ bộ những thông tin về khách hàng như: Lịch sử hình thành, ngànhnghề kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán các năm trước… qua đóđánh giá khả năng thực hiện hợp đồng kiểm toán và đề nghị mức giá phí phù hợp
Đối với khách hàng truyền thống, hằng năm, KTV phải thu thập lại nhữngthông tin thay đổi về khách hàng và đánh giá liệu có rủi ro nào khiến KTV phảingừng cung cấp dịch vụ kiểm toán này hay không
Ngoài ra, KTV còn phải biết được mục đích kiểm toán BCTC của kháchhàng, chẳng hạn như kiểm toán nhằm mục đích cổ phần hóa, vay vốn ngân hàng,xin cấp vốn từ cấp trên hay là đơn vị bắt buộc kiểm toán như doanh nghiệp niêmyết, các ngân hàng Từ đó, KTV có thể dự đoán nguy cơ sai phạm của khoản mụcphải thu khách hàng
Bước 2: Ký hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán là văn bản pháp lý làm cơ sở thực hiện công việc kiểmtoán cũng như xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng
Bước 3: Bố trí nhân sự và phương tiện làm việc
Một sự sắp xếp khoa học về nhân sự và phương tiện làm việc giúp công tykiểm toán tiết kiệm chi phí cũng như thời gian kiểm toán, phù hợp với phí kiểmtoán Số lượng nhân sự chủ yếu phụ thuộc khối lượng công việc, thời gian kiểmtoán và trình độ, năng lực của đội ngũ KTV Phương tiện làm việc thông thường
Trang 21gồm giấy tờ làm việc, hồ sơ tài liệu có liên quan, phương tiện đi lại, phương tiệngiúp KTV tính toán, kiểm tra số liệu…
1.2.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch tổng thể
Theo VSA 300, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hếtcác khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn
đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạchkiểm toán trợ giúp các KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợpvới KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán
Bước 1: Thu thập thông tin cơ sở
Những thông tin cần biết về đơn vị được kiểm toán:
- Loại hình sở hữu của đơn vị được kiểm toán
- Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như lĩnh vực hoạt động, kết quả tòachính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước;
- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc
- Các vấn đề khác: Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị, sựhiện hữu của các bên có liên qua Đối với kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng, các bên liên quan cần phải thu thập là các tổ chức, cá nhân có quan hệ muabán, trao đổi hàng hóa; các đơn vị trực thuộc, các đơn vị trong cùng hệ thống công
ty luôn có quan hệ thu chi hộ; các cá nhân, nhân viên trong cùng công ty
Hiểu biết về chế độ kế toán:
- Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng và những thay đổi trong nhữngchính sách đó;
- Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán;
- Đơn vị được kiểm toán sử dụng kế toán thủ công hay phần mềm kế toán;
Dưới đây một ví dụ cho bảng hỏi:
Trang 22Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB
chú
áp dụng
Quan trọng
Thứ yếu
1 Các khoản bán chịu có được xét
duyệt trước khi gửi hàng hay
không ?
2 Các chứng từ gửi hàng có được
đánh số thứ tự liên tục trước khi sử
dụng hay không ?
3 Các hóa đơn bán hàng có được
đánh số thứ tự liên tục trước khi sử
dụng hay không ?
4 Có quy định bắt buộc kiểm tra để
đảm bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi
đều đã được lập hóa đơn hay
không ?
5 Có bảng giá được duyệt để làm
cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay
không ?
6 Hóa đơn có được kiểm tra độc
lập trước khi gửi đi hay không ?
9 Đơn vị có thực hiên việc đối
chiếu giữa tài khoản chi tiết về các
khách hàng với khoản nợ phải thu
khách hàng trên sổ cái hay không ?
10
Tùy từng trường hợp cụ thể mà KTV có thể sử dụng kết hợp giữa 3 phươngthức bảng tường thuật nói trên để nâng cao hiệu quả tìm hiểu HTKSNB
b Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
KTV dựa trên những hiểu biết về HTKSNB để đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểmsoát KTV nên nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của HTKSNB làm căn cứ đểgiảm thiểu hay mở rộng quy mô các thử nghiệm cơ bản
Trang 23Bước 3: Đánh giá rủi ro và mức trọng yếu
Đánh giá tính trọng yếu:
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tínhmức độ sai sót có thể chấp nhận được KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộBCTC và phân bổ cho từng khoản mục, trong đó có khoản phải thu khách hàng
Đầu tiên, KTV ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC Đây
là mức độ sai lệch tối đa mà KTV tin rằng ở mức độ BCTC có thể bị sai lệch nhưngchưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin của BCTC
Thứ hai, KTV phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục
phải thu khách hàng Cơ sở chủ yếu để phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếucho khoản mục phải thu khách hàng đó là tính chất quan trọng của khoản mục phảithu khách hàng trên BCTC và kinh nghiệm của KTV về sai sót của khoản mục
Thứ ba, KTV ước tính sai sót cho khoản mục phải thu khách hàng.
Thứ tư, KTV phải ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận Đây là bước tổng
hợp sai sót dự kiến của các khoản mục trên BCTC
Bước cuối cùng, KTV so sánh ước tính kết hợp với sai sót ước tính ban đầu
về tính trọng yếu
Đánh giá rủi ro:
Mô hình rủi ro kiểm toán cho khoản mục phải thu khách hảng được xây dựng
theo công thức sau: AR = IR x CR x DR
Rủi ro kiểm toán (AR): Là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhận
xét không xác đáng về khoản phải thu khách hàng Mức rủi ro kiểm toán được xácđịnh dựa vào hai yếu tố Yếu tố thứ nhất là mức độ tin tưởng vào BCTC của người
sử dụng, có thể xác định thông qua các thông tin như quy mô của Công ty kháchhàng, sự phân phối quyền sở hữu, bản chất và quy mô của công nợ Yếu tố thứ hai
là khả năng công ty khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi BCTC và báo cáokiểm toán được công bố, có thể cân nhắc các yếu tố như: Khả năng chuyển đổithành tiền của tài sản, các khoản lãi hoặc lỗ trong những năm trước, bản chất hoạtđộng của Công ty khách hàng
Rủi ro tiềm tàng (IR): Là khả năng khoản mục phải thu khách hàng trên
Trang 24BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có haykhông có HTKSNB Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở 3 mức độ: cao, trung bìnhhoặc thấp.
Khi phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng ở một doanh nghiệp đòi hỏi KTVphải có kinh nghiệm cùng sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về thực trạng hoạt độngcủa doanh nghiệp và các yếu tố tác động
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTVcần xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau:
- Bản chất kinh doanh của khách hàng: Công việc sản xuất kinh doanh, cácyếu tố tác động của ngành nghề, môi trường kinh tế, cơ cấu vốn, tính chất thời vụquyết định tới đặc thù khách hàng của đơn vị
- Bản chất của khoản mục phải thu khách hàng: Các nghiệp vụ kinh tế xảy ra,tính phức tạp của các nghiệp vụ Chẳng hạn như thời điểm ghi nhận doanh thu cũngnhư phải thu phải căn cứ vào điều khoản của hợp đồng mua bán, thời điểm chuyểngiao quyền kiểm soát và rủi ro đối với hàng hóa, dịch vụ Đôi khi việc xác định thờiđiểm chuyển giao quyển kiểm soát và rủi ro đối với hàng hóa là khó xác định
- Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị như mức độ, tính chấtphức tạp, phạm vi và tính hiệu quả của hệ thống kế toán hay các thiết bị, thông tintính toán áp dụng trong doanh nghiệp
Rủi ro kiểm soát (CR): Đối với khoản mục phải thu khách hàng, đây là rủi ro
mà sai phạm trọng yếu trong khoản mục phải thu khách hàng khi tính riêng lẻ hay gộpvới các sai phạm khác, đã không được HTKSNB ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửachữa Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá ở 3 mức độ: cao, trung bình hoặc thấp
Các yếu tố ảnh hưởng đến CR mà KTV cần phải quan tâm bao gồm:
- Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch;
- Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu); sốlượng, chất lượng nhân lực tham gia kiểm soát chu trình bán hàng;
- Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểmsoát trong doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu khách hàng; Việc đánh giá rủi
ro kiểm soát đối với khoản phải thu khách hàng thực chất là việc đánh giá về tính
Trang 25hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế toán và HTKSNB đối với chính khoản mục này.
Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu từng nghiệp vụ
và khoản mục phải thu khách hàng trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp màKTV không phát hiện được trong quá trình kiểm toán
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện của khoản mục phải thu gồm: phạm
vi, phương pháp kiểm toán, trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV
KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa theo công thức đã nêu ở trên Theo đó, rủi
ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
1.2.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán
Theo VSA 300: “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV
và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép
theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán” Như vậy, chương trình kiểm toán
khoản phải thu khách hàng chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, phạm vi của cácthủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho phần hành phải thu khách hàng.Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tương tự với một chương trình
kiểm toán thông thường, bao gồm các phần: Tài liệu khách hàng chuẩn bị, mục tiêu
kiểm toán, thủ tục kiểm toán và kết luận cho khoản mục phải thu khách hàng
1.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Đây là giai đoạn mà KTV thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểmtoán đã được hoạch định sẵn Các công việc cụ thể trong giai đoạn này bao gồm:
1.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại HTKSNB đối với khoản phải thu khách hàng
a Thiết kế và thực nghiệm các thử nghiệm kiểm soát
KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho các thủ tục kiểm soát mà mình
dự định là sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản; thông thường gồm các thử nghiệm sau:
Thứ nhất, kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng
- Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủngloại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký nhằm thu thập bằng chứngrằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ thực sự xảy ra và quá trình thựchiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị
Trang 26- Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủcác thủ tục xét duyệt bán chịu hay không.
- Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giátrên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mọi thời điểm Thử nghiệm này nhằmchứng minh rằng hóa đơn dược tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khigửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu
- Sau khi xem xét về tính chính xác như trên, kiểm toán viên sẽ lần theo cáchóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán Thử nghiệm nàynhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu các thủ tục kiểm soát liên quan đến việcghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán
Thứ hai, chọn mẫu đối chiếu chứng từ chuyển hàng với hóa đơn liên quan
Thử nghiệm này nhằm giúp chúng ta phát hiện được các trường hợp hàng đãgửi đi nhưng vì một lý do nào đó mà không lập hóa đơn Để kiểm tra, cần chọn mẫucác chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hóa đơn có liên quan.Cần đặc biệt lưu ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ là chứng từ chuyển hàng
và hóa đơn bán hàng
Thứ ba, kiểm tra sự xét duyệt, ghi chép đối với hàng bán bị trả lại, hư hỏng
KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký phê duyệt,kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng
bị trả lại và tài khoản phải thu của đối tượng khách hàng có liên quan
b Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Sau các thử nghiệm trên, KTV sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sởdẫn liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng Khi đánh giá,KTV nên nhận diện những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm
cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm kiểm soát
1.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản
a Thủ tục phân tích đối với khoản phải thu khách hàng
Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
KTV tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc củanăm trước Tỷ lệ này biến động có thể do đơn vị thay đổi cơ cấu mặt hàng, chính
Trang 27sách giá bán, chính sách tín dụng thương mại hay do sai sót trong số liệu kế toán.
Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng
Số vòng quay khoản phải thu =
Việc so sánh tỷ số này với tỷ số của ngành hoặc của năm trước giúp KTVhiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sailệch trong BCTC; chẳng hạn như: đơn vị thay đổi chính sách bán chịu, có tồn đọng
nợ phải thu khó đòi liên quan đến việc trích lập dự phòng, hay đơn vị có sự sai lệch
số liệu kế toán
Ngoài ra, KTV còn thực hiện một số thủ tục phân tích khác như:
- So sánh số dư quá hạn năm nay so với năm trước;
- Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khó đòi;
- Tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn theo công thức:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
b Thử nghiệm chi tiết
Một số kỹ thuật KTV thường dùng khi thực hiện thử nghiệm chi tiết bao gồm:
Thứ nhất, phân tích tuổi nợ
Thử nghiệm này đáp ứng cơ sở dẫn liễu về sự ghi chép chính xác Thửnghiệm chi tiết về nợ phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi chủ yếudựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ Bảng này liệt kê số dư của từngkhách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ (tính từ ngày hết hạn trả đếnngày lập báo cáo)
Bảng này thường được đơn vị lập ngay khi kết thúc niên độ, hoặc do KTV tựlập Thông thường, trước hết KTV cần kiểm tra việc cộng dồn hàng ngang và hàngdọc Sau đó, xem xét đến tính hợp lý của việc phân loại công nợ, thông qua việc lựachọn ra một số khách hàng để đối chiếu với sổ chi tiết của họ và kỳ hạn thanh toán
số tổng cộng trên bảng cũng được dùng để đối chiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ
Trang 28cái Ngoài ra, cần kiểm tra lại tổng cộng số dư trên các sổ chi tiết và đối chiếu vớitổng số dư trên sổ cái KTV đặc biệt lưu ý tới khoản công nợ không biến động đểxem xét việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Thứ hai, gửi thư xác nhận
KTV gửi thư tới một số hay toàn bộ khoản phải thu khách hàng để xác nhậntính hiện hữu của khoản phải thu khách hàng
Vai trò của gửi thư xác nhận
Gửi thư xác nhận đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập bằng chứng về
sự hiện hữu của khoản phải thu khách hàng (Theo VSA 501)
Trường hợp các khoản phải thu khách hàng được xác định là trọng yếu trongBCTC và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thìKTV phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thuhoặc các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu
Trường hợp KTV xét thấy các khách nợ sẽ không phúc đáp thư xác nhậncác khoản phải thu thì phải dự kiến các thủ tục thay thế; ví dụ: Kiểm tra các tài liệutạo thành số dư nợ phải thu
Nội dung thông tin cần xác nhận và đối tượng gửi thư xác nhận
Khi lập thư xác nhận, KTV cần cân nhắc về các loại thông tin mà ngườiđược yêu cầu có thể sẵn sàng xác nhận; bao gồm những điểm sau:
- Đảm bảo rằng số tiền, tên và địa chỉ trên thư xác nhận phù hợp vớitài liệu có liên quan với tài khoản phải thu của khách hàng;
- Cần theo dõi cho đến khi biết chắc rằng thư đã được gửi đi;
- Cần nhấn mạnh rằng thư hồi âm nên gửi trực tiếp cho KTV;
- Địa chỉ nhận thư hồi âm phải là địa chỉ của kiểm toán viên
Thời điểm gửi thư xác nhận
Thời điểm gửi thư xác nhận tốt nhất là ngay sau thời điểm kết thúc niên độ kếtoán Trong một số trường hợp, KTV có thể gửi thư xác nhận trước thời điểm kết thúcniên độ và phải kiểm tra những nghiệp vụ giữa thời điểm xác nhận và thời điểm kếtthúc niên độ Thông thường, cách làm này được chấp nhận khi HTKSNB của đơn vịđược đánh giá là hữu hiệu và khoảng cách giữa hai thời điểm không quá xa
Trang 29 Hình thức của thư xác nhận
Theo VSA 501, đối với khoản phải thu, KTV sử dụng 2 loại thư xác nhận sau:Dạng đóng (Dạng A): ghi rõ số tiền nợ phải thu và yêu cầu người nhận xácnhận là đúng hoặc ghi rõ số tiền cụ thể trong trường hợp sai khác
Dạng mở (Dạng B): không ghi rõ số tiền nợ phải thu mà yêu cầu người nhậnghi rõ số tiền hoặc có ý kiến khác
Trong đó, thư xác nhận dạng A được xem là cung cấp bằng chứng kiểm toánđáng tin cậy hơn dạng B Việc lựa chọn dạng yêu cầu xác nhận nào phụ thuộc vàotừng trường hợp và sự đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Chọn mẫu gửi thư xác nhận
Trong phần lớn các cuộc kiểm toán, KTV thường chỉ chọn mẫu để gửi thưxác nhận Do chỉ gửi thư trong phạm vi mẫu được chọn, nên cỡ mẫu cần phải khálớn, và phải đại diện cho tổng thể để thu được bằng chứng tin cậy cho khoản mục
Xem xét thư trả lời
KTV cần xem xét trường hợp thư xác nhận không đồng ý hoặc không trả lời:Nếu không nhận được thư trả lời, KTV sẽ gửi thư xác nhận thêm một vài lầnnữa Nếu vẫn không nhận được thư trả lời, KTV có thể sử dụng các thủ tục thay thế
sau: kiểm tra việc thu tiền sau ngày khóa sổ; kiểm tra chứng từ của nghiệp vụ, gồm
đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, hóa đơn
Đối với thư trả lời không đồng ý, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch:
- Trong trường hợp có sự tranh chấp giữa đơn vị và khách hàng, KTV làm rõnguyên nhân tranh chấp và lập dự phòng nếu thấy cần thiết;
- Trong nhiều trường hợp, nếu sai sót do vấn đề khóa sổ thì KTV cần xácđịnh chính xác thời điểm ghi nhận nghiệp vụ Ngoài ra, KTV lưu ý rằng gian lận cóthể xảy ra khi doanh thu bị ghi khống hoặc tiền thu về bị nhân viên chiếm dụng;
- Sai sót có thể phát sinh trong trường hợp ghi nhầm các nghiệp vụ bán hàng hoặcthanh toán nhầm khách hàng, nhầm lẫn số tiền hoặc bỏ sót, ghi trùng nghiệp vụ
- Ngoài ra, chênh lệch còn có thể phát sinh khi có sự cấn trừ số liệu Khi đó,KTV cần xem xét sự cấn trừ này có thích hợp hay không
Đánh giá kết quả xác nhận
Trang 30Tất cả thư gửi xác nhận đều được ghi nhận và đánh giá Những trường hợpchênh lệch do sai sót, gian lận KTV cần phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổsung và tiến hành các điều chỉnh cần thiết
Thứ ba, kiểm tra trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm bảo đảm nợ phải thu đượctrình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện Ngoài quy trình phân tích, đòi hỏi KTVcòn phải tiến hành các thử nghiệm chi tiết sau:
- Kiểm tra các khoản dự phòng mà đơn vị đã lập có cơ sở và đầy đủ chưathông qua xem xét hồ sơ, trao đổi với những người liên quan;
- Xem xét các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ có tranh chấp; đánh giá khảnăng phải lập dự phòng cho các khoản này;
- Xem xét việc thanh toán tiền sau ngày khóa sổ
Thứ tư, kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng
Việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng có ảnh hưởng quan trọng đến khoản phảithu của đơn vị Do đó, KTV cần kiểm tra vấn đề này để bảo đảm các trường hợp đã
đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, phải được ghi nhận doanh thu và ngược lại, cáctrường hợp chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì chưa được phép ghi vàodoanh Các thử nghiệm cơ bản thường dùng bao gồm:
Trong quá trình kiểm kê hàng tồn kho, KTV ghi nhận số hiệu và nội dungcác chứng từ gửi hàng cuối cùng trước khi kiểm kê để làm cơ sở cho việc đối chiếusau này;
Kiểm tra các phiếu giao hàng xung quanh ngày khóa sổ, xem xét các chứng
từ liên quan (đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hóa đơn) và đối chiếu với dữ liệu thuthập khi kiểm kê để xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu;
Rà soát các nghiệp vụ bán hàng gần thời điểm cuối kỳ có giá trị lớn
Thứ năm: Kiểm tra việc trình bày khoản phải thu
KTV cần kiểm tra việc trình bày khoản phải thu có phù hợp với các chuẩnmực, chế độ kế toán hiện hành hay không Các vấn đề thường được quan tâm:
- Chính sách kế toán, bao gồm cả việc lập dự phòng phải thu khó đòi;
- Việc bù trừ không thích hợp giữa khoản phải thu với khoản ứng trước;
Trang 31- Việc phân loại khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn.
1.2.3 Kết luận và đưa ra ý kiến
Sau khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV tổng hợp,đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm đưa ra ý kiến về khoản mục
Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành trao đổi với Ban Giám đốc củakhách hàng, đưa ra các khuyến nghị trong đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại đốivới KTKSNB và công tác kế toán khoản phải thu khách hàng cũng như tư vấnhướng xử lý sao phù hợp với những quy định hiện hành
Đồng thời, KTV đánh giá các các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toánkhoản mục phải thu khách hàng, từ đó đưa ra các bút toán điều chỉnh (nếu có)
Việc đưa ra kết luận về khoản mục phải thu khách hàng cùng với các khoảnmục khác trên BCTC giúp KTV đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểmtoán gồm 4 loại: Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ; Báo cáo chấp nhận từngphần; Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược; Báo cáo từ chối đưa ra ý kiến
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập theo Giấy đăng ký kinhdoanh số 0102032208 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày25/9/2007
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO
Tên giao dịch : ASCO AUDITING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: ASCO
Trụ sở chính: Số 41, KTT Đại học Ngoại ngữ, Tổ 7, Phường Dịch VọngHậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
VPGD: Số 5, Ngách 1/38, Ngõ 1, Phạm Tuấn Tài, P Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3 7930 960 / 37 932695 / 224 16 312
Fax: 04 3793 1349
Email: asco@asco.vn Web: http://www.asco.vn
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO (ASCO) được thành lập bởi các sáng lậpviên là những KTV đã từng được đào tạo từ dự án EURO - TAPVIET, dự án đặtnền móng cho hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam Hiện nay ASCO có
31 cán bộ, nhân viên bao gồm các thạc sĩ kinh tế, cử nhân kinh tế, nhiều người cóchứng chỉ KTV của Bộ Tài Chính Nguồn nhân lực của ASCO không chỉ được đàotạo có hệ thống, đúng chuyên ngành tại các trường đại học danh tiếng trong vàngoài nước mà còn thường xuyên được trang bị và tiếp cận với những kỹ năng vàkiến thức mới nhất qua các chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành trongnước và quốc tế
Trang 332.1.2 Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Trụ sở chính- VP Hà
Nội
Phòng Kiểm toán BCTC (NV)
Phòng Kiểm toán XDCB 2
Phòng
tư vấn
và các dịch vụ
kế toán
Chi nhánh Quảng Bình
Chi nhánh Ninh Thuận BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Trang 34Ban điều hành công ty gồm:
Ông Nguyễn Thanh Khiết MBA,Tổng Giám đốc, Kiểm toán viên công
chứng, thẩm định viênÔng Lê Đức Lương Phó Tổng Giám đốc, Kiểm toán viên công
chứng, thẩm định viênÔng Nhữ Đức Trường Phó Tổng Giám đốc Phụ trách kiểm toán tài
chính tư vấn, Kiểm toán viên công chứngÔng Nguyễn Viết Hành Phó Tổng Giám đốc Phụ trách kiểm toán tài
chính tư vấn, Kiểm toán viên công chứng
Bà Đặng Minh Thu Trưởng phòng Nghiệp vụ, Kiểm toán viên
công chứng, thẩm định viêÔng Đào Thanh Tú Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng văn
phòng đại diện Quảng BìnhÔng Nguyễn Quốc Trung Trưởng phòng KTXD1
Ông Dương Anh Đức Trưởng phòng KT XD2
Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn có quyền quyết địnhnhững công việc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty như các quyếtđịnh tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển… của công ty
Ban Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời là những người trựctiếp quản lý mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty, là người điều hành hoạt động hàngngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện cácquyền hạn và nghĩa vụ được giao Ngoài ra, BGĐ còn có quyền quyết định biên chế vànhiệm vụ cũng như quyền hạn của từng phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ củacông ty, quyết định việc đăng ký danh sách KTV hành nghề tại công ty
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Khiết là người đại diện cho quyền lợi
và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các bên hữu quan; quản lý mọi hoạtđộng chung của công ty
Dưới Tổng Giám đốc là hai Phó Tổng Giám đốc: ông Lê Đức Lương, NhữĐức Trường và Nguyễn Viết Hành - Phó tổng giám đốc phụ trách Kiểm toán Báocáo tài chính Các Phó tổng giám đốc làm việc theo sự phân công và uỷ quyền củaTổng Giám đốc trong từng thời kỳ, và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về
Trang 35nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Phòng kế toán: đảm nhận các công tác kế toán của công ty theo quy địnhpháp luật và chế độ kế toán hiện hành
Các phòng Kiểm toán XDCB: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán XDCB và
tư vấn xây dựng
Các phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toánBáo cáo tài chính
Phòng tư vấn và dịch vụ kế toán: Thực hiện các dịch vụ kế toán, tư vấn thuế,
tư vấn tài chính quản trị
Phòng hành chính: đảm nhận các công tác văn thư, tin học, liên hệ khách hàng…
2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Mục tiêu hoạt động:
Mục tiêu của Công ty trong một thời gian ngắn tới sẽ trở thành Công ty Kiểmtoán và tư vấn hàng đầu Việt Nam, hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực kiểm toánbáo cáo tài chính các đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp thamgia thị trường chứng khoán, các đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu; kiểm toán các
dự án đầu tư phát triển; tư vấn làm hồ sơ mời thầu; tư vấn thuế; tư vấn tài chính, tíndụng; dịch vụ đào tạo, dịch vụ tài chính kế toán khác theo yêu cầu Với giá trị vànăng lực hiện tại, Công ty đang từng bước lớn mạnh và đặt ra mục tiêu trong tươnglai không xa sẽ trở thành một trong những công ty lớn mạnh tại Việt Nam với camkết đem đến cho khách hàng các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính,
kế toán, thuế hữu hiệu nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của kháchhàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần không ngừng làm gia tăng giátrị cho khách hàng
Phương châm dịch vụ của ASCO:
Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của nhànước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung
Phương pháp kiểm toán khoa học, hiện đại, hiệu quả
Khẳng định tính chuyên nghiệp, chất lượng trong từng dịch vụ
Nhiệt tình, chu đáo, chuẩn mực trong tác nghiệp, luôn quan tâm bảo vệ lợi
Trang 36Quá trình hoạt động kinh doanh của ASCO đã có những chuyển biến tích cựctheo chiều hướng đi lên chứng tỏ công ty đã xác định được cho mình chiến lượcphát triển tương đối toàn diện
Các dịch vụ của công ty:
Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế:
Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành:
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành củacác dự án
Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình
Tư vấn quản lý dự án, tư vấn hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình
Soát xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá khả năng thực hiện cả dự án
Trang 37 Dịch vụ tư vấn kinh doanh – đào tạo.
Tư vấn về chính sách kinh tế hiện hành
Tư vấn về việc lựa chọn các hình thức kinh doanh
Phân tích kế hoạch kinh doanh
Giúp thành lập văn phòng chi nhánh tại Việt Nam
Lập luận chứng khả thi cho các ngành hoạt động
Giúp đàm phán ký kết hợp đồng
Lập kế hoạch chiến lược
Đào tào Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng Quản trị, đào tạo kế toán,kiểm toán và hội thảo
Tài chính doanh nghiệp và giải pháp quản lý
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty
Sau 5 năm hoạt động và phát triển, ASCO đã gặt hái được nhiều thành côngtrong công việc nâng cao chất lượng các mặt và mở rộng quy mô
Bảng 2.1: Doanh thu, thu nhập bình quân của ASCO
Đơn vị: Triệu đồng
Theo bảng trên, ta thấy doanh thu của Công ty tăng nhanh Qua đó, ta thấy
uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, số lượng khách hàng ngày càng tăngđáng kể Tuy nhiên, do Công ty mới thành lập, đồng thời mục tiêu của công ty là tạo
uy tín cao đối với các khách hàng nên bước đầu doanh thu chưa cao
Về nhân sự, nhận thức được trình độ và năng lực của nhân viên là yếu tốhàng đầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty Do vậy, hàng năm, mộtbên Công ty không ngừng tuyển thêm đội ngũ nhân viên mới đã tốt nghiệp Đại họcđang đi làm trong lĩnh vực có liên quan, mặt khác, Công ty liên tục bồi dưỡng, đàotạo đội ngũ nhân viên Vì vậy, trong những năm tiếp theo, Công ty luôn tạo điềukiện cho các nhân viên về thời gian, chi phí… để nhân viên học và thi lấy các chứngchỉ CPA, ACCA, của Việt Nam và quốc tế
Về cơ sở vật chất, do nhu cầu thực tế và để tăng chất lượng dịch vụ cung cấp,
Trang 38Công ty đã có nhiều cố gắng để đáp ứng.
2.1.3 Tổ chức thực hiện kiểm toán tại công ty
2.1.3.1 Quy trình kiểm toán của công ty ASCO
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC của ASCO
Quy trình kiểm toán do ASCO thực hiện trải qua 3 giai đoạn: Lập kế hoạchkiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Quy trình được miêu tả cụ thểtrong sơ đồ trên và được giải thích qua các bước chi tiết
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Bước 2: Thực hiện lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát
Bước 3: Thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán
TÌM HIỂU, KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG
VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA QUÝ KHÁCH
TÌM HIỂU, KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG
VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA QUÝ KHÁCH
Soát xét kết quả kiểm toán
TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN
Thực hiện các thủ tục phân tích Áp dụng các thử nghiệm cơ bản đối với các số dư và các nghiệp vụ phát sinh Soát xét kết quả kiểm toán
Soát xét kết quả kiểm toán
HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN
Thống nhất kết quả kiểm toánPhát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý
HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN
Thống nhất kết quả kiểm toánPhát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý
Trang 39 Bước 4: Tư vấn hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
Bước 5: Phát hành báo cáo kiểm toán
Do lượng khách hàng khá đa dạng và phong phú ở nhiều loại hình kinhdoanh nên các công việc tiến hành kiểm toán ở mỗi Công ty là khác nhau, tùy theotừng loại hình kinh doanh mà có những kế hoạch kiểm toán cụ thể
2.1.3.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty
Kiểm soát chất lượng cán bộ, nhân viên
Kiểm soát quá trình tuyển dụng nhân viên
Hiện nay, công ty đang duy trì một quy trình tuyển dụng nhân viên một cáchchuyên nghiệp nhằm mục đích lựa chọn được những người có năng lực vào đúng vịtrí tại công ty
Kiểm soát quá trình đào tạo nhân viên
Trong quá trình làm việc ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụmọi nhân viên đều được phổ biến những kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp, cách giải quyết những tình huống khi rơi vào tình huống vi phạm tínhchính trực, khách quan, bảo mật…Công ty thường xuyên có các buổi đào tạo vàongày thứ 7, để các nhân viên có thể trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các vướngmắc trong quá trình làm việc Hiện tại, công ty phân công kiểm tra chéo lẫn nhaugiữa các nhân viên đảm tính độc lập, chính trực khách quan
Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là thành quả của cuộc kiểm toán do đó cần phải được kiểmsoát một cách chặt chẽ Như đã nêu ở phần đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán,phòng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm toán và phòng kiểm soát chấtlượng do BGĐ bổ nhiệm, được tổ chức độc lập Các thủ tục áp dụng khi tiến hànhkiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm:
Chọn người kiểm tra hồ sơ
Chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra
Lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra
Lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán
Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán của các nhân viên kiểm toán,
Trang 40các nhóm kiểm toán.
Để đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán thì trước hết công ty phân côngcông việc cho các nhân viên phù hợp với trình độ và khả năng của từng người Trongquá trình kiểm toán, trưởng nhóm thường xuyên giám sát, chỉ dẫn các thành viên trongnhóm từ việc sử dụng các thủ tục kiểm toán đến việc thu thập các bằng chứng và cáchtrình bày giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán đồng thời các thành viên trong nhóm hỗtrợ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ Mặt khác ban lãnh đạo cũng thường xuyên giámsát nhóm kiểm toán và hỗ trợ giải quyết các vấn đề khúc mắc
Tóm lại, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty khátốt, và tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt chẽ tới từngkhâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm toán và tìm hiểu khách hàng
2.1.3.3 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện
Là một phần trong quy tình kiểm toán BCTC, kiểm toán phải thu khách hàngchứa đựng rủi ro tiềm tàng cao, đòi hỏi việc thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểmtoán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất, để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực củatừng cuộc kiểm toán, cũng như để thu thập đầy đủ bằng chứng làm căn cứ chonhững ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của khoản mục phải thu kháchhàng nói riêng và BCTC nói chung
Cuộc kiểm toán tại ASCO cũng được tiến hành theo quy trình thông thường,gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểmtoán Các bước công việc trong từng giai đoạn kiểm toán đối với khoản mục phảithu khách hàng cũng được ASCO thiết kế khá chi tiết và sát với quy trình kiểm toán
đã trình bày ở trên Quy trình kiểm toán được thiết kế khá chi tiết và sát với quytrình kiểm toán đã trình bày ở trên