Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

103 1.5K 27
Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.

Trang 1

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN 3

ERNST & YOUNG 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán Ernst & Young 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu 3

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 4

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty kiểm toán Ernst&Young 5

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 5

1.2.2 Sự thừa nhận của thị trường quốc tế và trong nước đối với công tyErsnt&Young 7

1.3 Các loại hình dịch vụ và thị trường của công ty kiểm toán Ersnt&Young 8

1.3.1 Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp: 8

1.3.2 Thị trường hoạt động của công ty 10

1.3.3 Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 11

1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 12

1.4 Thực trạng tổ chức kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young 13

1.4.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty kiểm toán Ernst & Young 13

1.4.2 Quy trình kiểm toán áp dụng tại công ty Ersnt & Young Việt Nam 15

1.4.2.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 16

1.4.2.2 Xác định phương pháp kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán 16

1.4.2.3 Thực hiện kiểm toán 17

1.4.2.4 Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 17

1.4.3 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty 18

1.4.4 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán 20

Trang 2

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG

TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT TAM 22

2.1 Kiểm toán Tài sản cố định tại công ty ABC 22

2.1.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 22

2.1.1.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ABC nói chung, hệ thống kế toánriêng và các chính sách về Tài sản cố định qua tài liệu khách hàng cung cấp 22

2.1.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với kế toánkhoản mục TSCĐ 24

2.1.1.3 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và tổng giátrị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD) 25

2.1.1.4 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể xảy ra 26

2.1.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ 27

2.1.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán 28

2.1.1.7 Lập bảng phân công công việc và thời gian thực hiện từng bước côngviệc của cuộc kiểm toán 31

2.1.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC 31

2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 31

2.1.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 34

2.1.3 Kết thúc kiểm toán TSCĐ 49

2.2 Kiểm toán Tài sản cố định tại công ty XYZ 49

2.2.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 49

2.2.1.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ABC nói chung, hệ thống kế toán riêngvà quy trình kế toán Tài sản cố định qua tài liệu khách hàng cung cấp 49

2.2.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với cácnghiệp vụ về TSCĐ 51

2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và tổng giátrị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD) 53

2.2.1.4 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể xảy ra 54

2.2.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ 55

Trang 3

2.2.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán 55

2.2.1.7 Lập bảng phân công công việc và thời gian thực hiện từng bước côngviệc của cuộc kiểm toán 56

2.2.2 Thực hiện kiểm toán tại công ty XYZ 56

2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ tại công ty XYZ 562.2.2.2 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ tại công ty XYZ 59

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 68

2.3 So sánh quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty ABCvà XYZ 69

2.3.1 Điểm giống nhau về quy trình kiểm toán TSCĐ giữa công ty ABC và XYZ: 69

2.3.2 Điểm khác nhau giữa quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC và XYZ 71

2.3.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong quy trình tại hai công ty 71

2.3.2.2 Điểm khác biệt trong quy trình kiểm toán tại hai công ty 71

2.4 Tổng kết quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công tyTNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 74

2.4.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 74

2.4.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ 77

3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 82

3.2.2 Thực hiện kiểm toán 84

Trang 4

3.2.3 Kết thúc kiểm toán 86

3.3.Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán TSCĐdo công ty THNHH Ernst & Young thực hiện 86KẾT LUẬN 90DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SAD Tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊNĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sơ đồ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Ernst & Young Việt Nam:Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Ernst & YoungSơ đồ 3: Quy trình kiểm toán tại công ty theo phương pháp GAM

Bảng biểu

Bảng 1: Doanh thu của Big4 toàn cầuBảng 2: Doanh thu của Big4 Việt NamBảng 3: Doanh thu các dịch vụ của công tyBảng 4: Hệ thống phần hành kiểm toán

Bảng 5: Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam

Bảng 6: Tìm hiểu HTKSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty ABCBảng 7: Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC

Bảng 8: Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể bỏ qua tại công ty ABC

Bảng 9: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty ABC

Bảng 10: Chương trình kiểm toán TSCĐ áp dụng cho công ty ABC

Bảng 11: Thực hiện Thử nghiệm kiểm soát khoản mục TSCĐ tại công ty ABCBảng 12: Phân tích tình hình biến động của TSCĐ

Bảng 13: Phân tích tình hình biến động của giá trị hao mòn TSCĐBảng 14: Bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐHH của công ty ABCBảng 15: Bảng tổng hợp tình hình tăng TSCĐHH tại công ty ABC

Trang 6

Bảng 16: Sử dụng phần mểm MicroSTART xác định số lượng mẫu chọnBảng 17: Sử dụng chương trình EY Random xác định mẫu chọn

Bảng 18: Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐHH tại công ty ABCBảng 19: Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH tại công ty ABCBảng 20: Bảng tổng hợp biến động TSCĐVH tại công ty ABC

Bảng 21: Bảng tổng hợp biến động TSCĐ thuê tài chính tại công ty ABCBảng 22: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐHH tại công ty ABC

Bảng 23: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐVH tại công ty ABCBảng 24: Tổng hợp chi phí XDCBDD tại công ty ABC

Bảng 25: Kiểm tra chi tiết các chi phí XDCB tăng trong kỳ của công ty ABCBảng 26: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm chi phí XDCB tại công ty ABCBảng 27: Bảng tổng hợp TSCĐ toàn công ty ABC

Bảng 28: Tìm hiểu HTKSNB của công ty ABC đối với các nghiệp vụ về TSCĐBảng 29: Xác định PM, TE và SAD tại công ty XYZ

Bảng 30: Xác định các nghiệp vụ quan trọng và sai sót có thể xảy raBảng 31: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty XYZ

Bảng 32: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty XYZ

Bảng 33: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐHHBảng 34: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐVH

Bảng 35: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐ thuê tài chínhBảng 36: Kiểm tra số dư đầu kỳ của TSCĐHH

Bảng 37: Kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH tháng 12 tại công ty XYZBảng 38: Kiểm tra chi tiết chi phí XDCBDD phát sinh tháng 12/2007

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

“Việt Nam, miền đất hứa của các nhà đầu tư”, đây là tựa đề của hàng loạt bàibáo trong và ngoài nước viết về sự phát triển và triển vọng của đất nước trong thờigian tới Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hình ảnh Việt Nam được quảng bárộng rãi và nền kinh tế Việt Nam đón nhận rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ nướcngoài Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp cận tư duykinh doanh hiện đại và đổi mới công nghệ Song song với nó, thách thức về chiếnlược kinh doanh khả thi, tình hình tài chính hấp dẫn làm đau đầu nhiều chủ doanhnghiệp

Trong thực tế không ít công ty đã phản ánh sai lệch tình hình kinh doanh củamình để làm Báo cáo tài chính trở nên đẹp và hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư Mộttrong những hành vi gian lận xảy ra nhiều nhất đó là phóng đại tài sản, khai tăng,khai khống và khai giảm khấu hao Tài sản cố định đặc biệt trong các doanh nghiệpsản xuất Bởi vì, Tài sản cố định lớn tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triểndài hạn, khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng và tăng độ an toàn khiđầu tư.

Vấn đề này đã đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà làm luật và thúc đẩy nhu cầukiểm toán đối với Báo cáo tài chính mà đặc biệt là kiểm toán Tài sản cố định Đâylà khoản mục phức tạp, gồm nhiều tài khoản con có đặc điểm, với quy trình kế toánkhác nhau, ảnh hưởng tới nhiều khoản mục khác trên Báo cáo tài chính Vì vậy cácsai phạm có thể xảy ra rất đa dạng và khó phát hiện

Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã

tìm hiểu quy trình kiểm toán và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoảnmục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst& Young Việt Nam thực hiện” là đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt

nghiệp của mình

Nội dung chuyên đề gồm có ba phần chính:

Trang 9

Chương I: Tổng quan về công ty kiểm toán Ernst & Young

Chương II: Thực trạng kiểm toán Tài sản cố định tại công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam

Chương III: Nhận xét và bài học rút ra từ quy trình kiểm toán TSCĐ trongkiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS Tạ ThuTrang đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Trang 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG

1.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán Ernst & Young

Ernst & Young là một trong những cái tên được nhiều người biết đến khi nhắcđến lĩnh vực kiểm toán Cái tên được khai sinh từ năm 1929 và từ đó đã trở thànhthương hiệu nổi tiếng toàn cầu Công ty kiểm toán Ernst & Young là công ty hoạtđộng trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán với bề dày gần 80 năm kinh nghiệm vàphong cách làm việc chuyên nghiệp làm hài lòng rất nhiều khách hàng sử dụng dịchvụ của công ty.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu

Lí do công ty mang tên Ernst & Young là bởi nó xuất phát từ tên của haithành viên tạo tiền đề cho việc sáng lập và phát triển trên toàn cầu: A.C Ernst vàArthur Young Từ khi thành lập, Ernst & Young đã nhanh chóng khẳng định chấtlượng và đẳng cấp, trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong sự phát triểnmang tính toàn cầu Ernst & Young được nhắc đến với sự đổi mới và nỗ lực, nhạybén và nắm bắt, tin cậy và tín nhiệm đã tạo ra phong cách riêng của công ty

Trong suốt quá trình hoạt động Ernst & Young luôn nằm trong top các công tykiểm toán dẫn đầu trên thế giới về chất lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng vàdoanh thu hàng năm Tự hào là một trong những Big4 của làng kiểm toán thế giới,công ty luôn không ngừng trau dồi, nâng cao kĩ thuật kiểm toán để đạt được phươngchâm của mình “Quality in everything we do”- chất lượng trong mọi công việc Đểlàm được điều đó, Ernst & Young đã đặt ra tiêu chí “People first” -con người đầutiên, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Điều đó đã tạo ra các thành tựu rất đáng tự hào cho công ty như được bầuchọn là một trong 100 công ty cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán-kiểm toán hàngđầu do tạp chí Working Mother của Mỹ bình chọn vào tháng 9 năm 2007 TạiCanada, đây là công ty tư vấn thuế hàng đầu Tại Australia, công tu vinh dự là công

Trang 11

ty kiểm toán với nguồn nhân lực và công nghệ tốt nhất và vào tháng 9 năm 2006,giành được giải thưởng công ty của năm Tại Việt Nam, Ernst & Young được chú ývới đội ngũ kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng tốt nhất…

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam

Đổi mới và nhạy bén, công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tự hào trởthành công ty kế toán-kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam Văn phòng đại diện của công ty tại ViệtNam đã chính thức đi vào hoạt động năm 1992 với số vốn đầu tư ban đầu 1 tỷ USDtheo giấy phép đầu tư Số 448/GP ngày 3 tháng 11 năm 1992 và giấy phép đầu tưđiều chỉnh Số 448/GPĐC1 ngày 23 tháng 1 năm 2002 do Ủy ban Nhà nước về Hợptác và Đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.

Ernst & Young Việt Nam có văn phòng đại diện tại hai trung tâm kinh tế củacả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh Văn phòng tại Hà Nội: tầng 15 tòa nhà DaehaBusiness Centre, 360 Kim Mã, Hà Nội Văn phòng tại Hồ Chí Minh: lầu 8, Sài GònRiverside Office, 2A Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Khi mới thành lập, số nhân viên của công ty chỉ có 10 người (1992), 12 người(1995) và hiện hay con số này là gần 300 nhân viên và 13 partners (chủ phần hùn)trong và ngoài nước.

Mười lăm năm là khoảng thời gian Ernst & Young Việt Nam nghiên cứu,tích lũy được những kiến thức và có được hiểu biết sâu rộng về các doanh nghiệpViệt Nam Đối với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinhdoanh, công ty đều trải nghiệm để xây dựng phương thức cung cấp dịch vụ thíchhợp để đem đến hiệu quả cao nhất Không những thế công ty đã điều chỉnh quytrình, phương pháp kiểm toán quốc tế để thích hợp với hệ thống luật pháp, chínhsách, chế độ, quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế vốn rất phức tạpở Việt Nam Điều đó đã tạo ra thế mạnh của công ty trong việc cung cấp dịch vụkiểm toán và tư vấn tài chính.

Trang 12

Sự phát triển của Ernst & Young Việt Nam gắn liền với sự phát triển củaErnst & Young toàn cầu, chính vì thế sự hội nhập toàn cầu cũng đồng nghĩa vớicông ty có được sự liên kết quốc tế chặt chẽ Thông qua sự hỗ trợ của Ernst &Young toàn cầu, Ernst & Young Việt Nam đã tiếp cận được với kiến thức, phươngthức hoạt động chuẩn quốc tế, tiếp cận với các chuyên gia quốc tế để phát triểnnguồn nhân lực trong nước và tiếp thu kinh nghiệm tốt nhất.

1.2Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty kiểm toán Ernst&Young

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

Ernst & Young Việt nam là một bộ phận của Ernst & Young toàn cầu nên cơcấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty về cơ bản chính là cơ cấu thống nhất trêntoàn thế giới Tuy nhiên, Ernst & Young Việt Nam đã điều chỉnh, thay đổi một sốbộ phận chức năng để phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và phù hợpvới các loại hình dịch vụ công ty cung cấp.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Ernst & Young Việt Nam:

PartnerTổng giám đốc

PartnerPhó Tổng giám đốc

Bộphận kế

Bộ phậnKiểm

Bộ phậntư vấn

Bộ phậntư vấn tài

chính kế

Bộphậnnhânsự

Trang 13

Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và của từng phòng ban được quy địnhrất cụ thể và chặt chẽ:

Tổng giám đốc là người quản lý toàn diện tất cả hoạt động của công ty tại Việt

Nam, đưa ra chiến lược kinh doanh và các quyết định quan trọng của công ty.Tổng giám đốc quản lý văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và có tráchnhiệm báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với Ban giám đốc Ernst & Youngkhu vực và toàn cầu

Phó Tổng giám đốc : trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý các văn phòng tại Hà

Nội và TP Hồ Chí Minh và báo cáo lên Tổng giám đốc Thực hiện theo kếhoạch, chiến lược chung của công ty

Ban giám đốc của công ty gồm có Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc Họlà những partner – chủ phần hùn- với trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm làmviệc lâu năm, xuất sắc trong công việc Ban giám đốc có quyền chấp nhận kháchhàng kiểm toán, kí hợp đồng kiểm toán, trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, thựchiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán và ra quyết định kiểmtoán, đại diện công ty kí và ban hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lí gửi tới kháchhàng.

Bộ phận nghiệp vụ : thực hiện cung cấp các dịch vụ của công ty cho khách

hàng Là bộ phận rất chủ chốt và quan trọng của công ty. Bộ phận kiểm toán

Đây là bộ phận với số nhân viên lớn nhất trong công ty Bộ phận này đượcchia thành các bốn mảng:

- Kiểm toán BCTC của doanh nghiệp sản xuất- Kiểm toán BCTC của ngân hàng

- Kiểm toán chương trình, dự án

- Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản Bộ phận tư vấn thuế

Cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế nhằm nâng cao trình độ quản lí thuế vàtài chính đối với từng khách hàng

Trang 14

Bộ phận tư vấn tài chính - kế toán: thực hiện tư vấn kế toán và tài chính doanh

nghiệp, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp, xác định cơcấu vốn… Trong đó tư vấn quản trị doanh nghiệp là thế mạnh đối với dịch vụ tưvấn công nghệ thông tin trong quản lý và tư vấn quản lí nguồn nhân lực nhằmtìm kiếm, tuyển chọn nhân tài.

Bộ phận hành chính : chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính toàn

công ty.

Bộ phận nhân sự: tìm kiếm, tuyển dụng đào tạo nhân viên mới, theo dõi, quản lý

tình hình nhân viên trong công ty Thực hiện việc tính lương, thưởng hàngtháng, xây dựng, điều chỉnh các quy định về tổ chức nhân sự

Bộ phận kế toán: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày như: doanh

thu cung cấp dịch vụ, chi phí ăn ở, đi lại, làm việc của nhân viên, chi lương,thưởng, tính bảo hiểm, thuế thu nhập của nhân viên và toàn công ty…

Bộ phận tin học: trợ giúp nhân viên trong công ty qua việc cung cấp các thiết bị

máy tính, phần cứng, phần mềm, sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị vănphòng.

Bộ phận văn phòng: chịu trách nhiệm soạn thảo, quản lí công văn đến và đi, các

quyết định quản lý, phối hợp với bộ phận kế toán về vấn đề nhân sự, quản lý hồsơ kiểm toán Đặc biệt, bộ phận văn phòng còn chịu trách nhiệm cập nhật, bổsung kiến thức, tin tức mới về kiểm toán, tài chính thế giới nhằm nâng cao trithức cho nhân viên trong công ty.

1.2.2 Sự thừa nhận của thị trường quốc tế và trong nước đối với công tyErsnt&Young

Công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu là một trong bốn công ty kiểmtoán có uy tín nhất trên thế giới Khách hàng đến với công ty vì chất lượng dịch vụcung cấp và cũng vì danh tiếng đó Bởi các Báo cáo tài chính được công ty kiểmtoán đều có sự tin tưởng cao của người sử dụng và các bên quan tâm.

Trang 15

Tại Việt Nam, công ty Ernst & Young qua hơn 15 năm phát triển đã tạo dựngđược uy tín cho riêng mình mà không phải từ uy tín của công ty kiểm toán Ernst &Young toàn cầu.

Khách hàng đến với công ty đều là những công ty có quy mô lớn, hoạt độngtrong mọi lĩnh vực và có uy tín trên thị trường Họ đã tin tưởng đến Ernst & Youngkiểm toán cho mình bởi chất lượng dịch vụ cung cấp cao, đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng Điều đó đã cho thấy sự thừa nhận của thị trường đối với công ty Ernst& Young.

1.3 Các loại hình dịch vụ và thị trường của công ty kiểm toán Ersnt&Young

1.3.1 Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp:

Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam cam kết làm hài lòng tất cả cáckhách hàng bằng chất lượng dịch vụ cung cấp Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng,phong phú và thay đổi không ngừng Vì thế công ty luôn mở rộng và phát triển cácdịch vụ mới để đáp ứng sự tín nhiệm và nhu cầu ấy Chính vì vậy danh mục cácdịch vụ công ty cung cấp không chỉ nằm ở lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tàichính mà còn mở rộng sang quản lý nguồn nhân lực.

Dịch vụ kế toán và kiểm toán

Đây là dịch vụ chính mà công ty cung cấp, cũng là dịch vụ mang lại danhtiếng và doanh thu chủ yếu (70%) cho công ty Ernst & Young Trong đó bao gồmcác lĩnh vực kiểm toán sau:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính- Kiểm toán chương trình, dự án

- Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản- Kiểm toán hoạt động

- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư

Ngoài ra, Ernst & Young Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ khác như thựchiện việc soát xét về khả năng sát nhập, mua bán doanh nghiệp, soát xét BCTChàng quý và thực hiện hợp nhất BCTC trong tập đoàn quốc tế

Trang 16

Dịch vụ tư vấn thuế

Thuế bao gồm rất nhiều loại, từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếxuất nhập khẩu…với cách thức hạch toán và quyết toán rất phức tạp nên không phảimọi doanh nghiệp đều có thể tự thực hiện Hơn nữa, luật thuế tại Việt Nam cònchưa thống nhất, rõ ràng, dễ hiểu nên việc thực hiện sai luật, lách luật, trốn thuế cònrất phổ biến Vì thế nhu cầu về tư vấn thuế ngày càng tăng và công ty dã cung cấpdịch vụ tư vấn thuế để giảm bớt công việc khó khăn cho bản thân doanh nghiệp vàcơ quan thuế.

Tư vấn kinh doanh

Ernst & Young Việt Nam nắm bắt được nhu cầu đối với tư vấn kinh doanhbởi chính những thiếu sót trong quản lý, kinh doanh của các doanh nghiệp Và sựhiểu biết chuyên sâu của các chuyên gia, kinh nghiệm quốc tế đảm bảo đem lại hiệuquả cao nhất cho việc kinh doanh của khách hàng

 Các dịch vụ tư vấn kế toán bao gồm : ghi chép, lưu giữ sổ sách, lập Báo cáo tàichính quý năm phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghềkinh doanh theo quy định pháp luật, chế độ kế toán hiện hành Có thể tư vấn tổchức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thànhlập, xây dựng hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ phục vụ công tácquản trị nội bộ.

 Các dịch vụ tư vấn tài chính của công ty rất đa dạng:

Với mục tiêu đem lại tính hiệu năng và hiệu quả của khách hàng, công ty tiếnhành phân tích nguồn lực của khách hàng để xác định hướng phát triển, chiến lượckinh doanh, nghiên cứu thì trường, xác định cơ cấu vốn, huy động vốn, thẩm địnhgiá trị doanh nghiệp, tư vấn gia nhập thị trường, thủ tục cấp giấy phép đầu tư…

Dịch vụ kiểm soát rủi ro kinh doanh

Đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam còn khá mới, them vào đó việc gianhập WTO mang lại cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Cơ hội nhiều nhưng tháchthức cũng lớn, thách thức lớn nhất là không nắm được luật chơi của thị trường toàncầu, rủi ro gặp phải trong kinh doanh là không thể tránh khỏi Do vậy, nhu cầu về

Trang 17

dịch vụ kiểm soát rủi ro kinh doanh ngày càng tăng cao, và công ty Ernst & Youngchính là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng

Dịch vụ kiểm soát rủi ro kĩ thuật và bảo mật

Đây là dịch vụ rất mới của công ty Công nghệ thông tin ngày càng phát triểnvà được ứng dụng trong nhiều hoạt động Tại công ty, bộ phận công nghệ thông tincủa công ty được thành lập không chỉ với mục đích hỗ trợ công việc cho các kiểmtoán viên mà còn có chức năng tư vấn, nghiên cứu, xây dựng, cài đặt cho kháchhàng các chương trình, phần mềm kế toán quản trị, phần mềm kế toán cho cácdoanh nghiệp sản xuất…

Quản lý nguồn nhân lực

Đây cũng là một trong những dịch vụ rất mới mẻ của công ty Tuy chỉ chiếmtỉ lệ rất nhỏ trong doanh thu nhưng có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.

1.3.2 Thị trường hoạt động của công ty

Tại Việt Nam, kiểm toán là ngành nghề còn khá mới nhưng đang phát triển vôcùng mạnh mẽ Có thể nói đây là thị trường khá hấp dẫn, ngày càng nhiều doanhnghiệp, công ty có nhu cầu kiểm toán, do vậy quy mô khách hàng cũng như đối thủcạnh tranh của Ernst & Young ngày một mở rộng.

Khách hàng

Ernst & Young có thể tự hào bởi hệ thống khách hàng của mình, công ty đãphát triển mạng lưới khách hàng rộng khắp Việt Nam, tăng về số lượng và phongphú về lĩnh vực: sản xuất và chế biến, ngân hàng, khách sạn, khu nghỉ mát, các dựán của chính phủ, phi chính phủ…

- Ngân hàng: Công ty Ernst & Young là đơn vị kiểm toán duy nhất được thựchiện kiểm toán cho năm ngân hàng quốc doanh lớn nhất cả nước nhưVietComBank, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, ngân hàngcông thương ICB, tập đoàn tài chính và bảo hiểm Bảo Việt

Trang 18

- Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ: Kinh Do corporation, HoangAnh Gia Lai Group, AA Corporation, công ty tài chính Vina Capital, ThienLong Pen, Pho 24

Số lượng khách hàng hàng năm lên tới hơn 300 khách hàng, đó là chưa kể đếncác dự án lớn của chính phủ, phi chính phủ Đặc biệt hơn nữa, Ernst & Young ViệtNam còn kí kết hợp đồng với các công ty ở thị trường nước bạn như Lào vàCampuchia.

Đối thủ cạnh tranh

Là một trong Big4, Ernst & Young luôn luôn nằm trong top các công ty kiểmtoán dẫn đầu về chất lượng Tuy nhiên, công ty cũng đã và đang đứng trước sự cạnhtranh rất mạnh mẽ của các công ty còn lại trong Big4 Đó là Price WaterhouseCooper, KPMG, Deloitte Touch Tomatsu Đó là các công ty lớn và tiếng tăm tronglàng kiểm toán thế giới, cùng nhau chia sẻ miếng bánh thị trường hấp dẫn.

Không chỉ có các công ty thuộc top 4, Ernst & Young Việt Nam còn có cácđối thủ khác, tuy quy mô và doanh thu không lớn nhưng cũng có tiềm năng pháttriển Đó là Grant Thornton, ACPA, AASC, AISC, ACC…

1.3.3 Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai

Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam với 16 năm hoạt động và phát triển đãđạt được những mục tiêu của mình Nhưng đó vẫn chưa đủ với một công ty kiểmtoán danh tiếng

 Hiện tại, công ty Ernst & Young toàn cầu đứng thứ 3 trên thế giới, và công tyErnst & Young Việt Nam đang vững vàng ở vị trí thứ 2 Nhưng mục tiêu côngty đang hướng tới là vị trí thứ nhất trên cả thị trường trong nước và toàn cầu  Với phương châm “Quality in everything we do”, công ty đang nghiên cứu, áp

dụng phương pháp kiểm toán hiệu quả nhất, thường xuyên thay đổi để phù hợpvới điều kiện của từng quốc gia và khu vực.

 “People first”- đó là tiêu chí và là chìa khóa thành công của công ty Vì vậy,tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên, nhân tài là kế hoạch dài hạn của côngty trong tương lai, thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn ngày để bồi dưỡng,

Trang 19

nâng cao nghiệp vụ, chia sẻ kiến thức và thông tin qua mạng lưới “trung tâm trithức” (Centre of Business Knowlegde)

 Mở rộng hơn nữa dịch vụ cung cấp Dịch vụ chính của công ty là kiểm toán, còncác dịch vụ khác chưa có được sự phát triển như mong muốn Do đó, công ty sẽhướng tới phát triển các dịch vụ khác như tư vấn, đào tạo, công nghệ…

 Mở rộng mạng lưới kiểm toán rộng khắp Công ty tiến tới sẽ mở rộng chi nhánhra Châu Phi, thị trường còn đang rất tiềm năng chưa được khai thác Ở ViệtNam, công ty đang hướng tới mở rộng quy mô khắp từ Bắc chí Nam để đáp ứngnhu cầu kiểm toán ngày càng tăng…

1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu đã đứng ở vị trí Big4 từ rất lâubởi đã thỏa mãn ba tiêu chí trên và luôn là một trong những công ty dẫn đầu, đặcbiệt về doanh thu.

Doanh thu qua các năm của công ty:- Năm 2006: 18,4 tỷ USD- Năm 2007: 22 tỷ USD

- Tăng 3,6 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng gần 20%/năm

Có thể so sánh doanh thu của các công ty trong Big4 trong năm 2006 như sau: Toàn cầu:

Bảng 1: Doanh thu của Big4 toàn cầu

TTTên Hãng Kiểm toánDoanh thu (tỷ USD)Tốc độ tăng doanh thu (%)1PWC21,9869

2Deloitte20,000103Ernst & Young18,40094KPMG International16,8808

(Theo Baker Tilly International) Tại Việt Nam:

Bảng 2: Doanh thu của Big4 Việt Nam

Trang 20

TT Tên Công ty Kiểm toán Doanh thu (triệuVND)

Tốc độ tăng doanh thu(%)

1 Công ty TNHH Price Waterhouser CoopersVN (PWC) 172,52872

2 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

(E&Y) 137,638 313Công ty TNHH KPMG Việt Nam133,586444Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO) 81,59926

(Theo kiemtoan.com.vn)

Trong đó, doanh thu của dịch vụ kiểm toán chiếm tỉ lệ rất lớn, đóng góp vào doanhthu của toàn công ty:

Bảng 3: Doanh thu các dịch vụ của công ty

Lĩnh vực hoạt độngNăm 2007%trưởngtăng% tổng doanh thu

Trang 21

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Ernst & Young

 Trợ lí kiểm toán viên cấp 1 (Staff 1): là những nhân viên mới được tuyển dụnghoặc những nhân viên đang làm việc tại công ty dưới 1 năm

 Trợ lí kiểm toán viên cấp 2 (Staff 2): Là những nhân viên đã làm việc được từ 2 năm, trợ giúp cho các kiểm toán viên

1- Kiểm toán viên: thường gồm những người đã làm việc được hơn 2 năm, cónhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, thành thạo công việc

 Trưởng nhóm kiểm toán (Kiểm toán viên cao cấp): những nhân viên đã làm việckhá lâu tại công ty, thường sẽ là chủ nhiệm kiểm toán

 Quản lý kiểm toán: là những người làm việc lâu năm, có kiến thức, trình độ cao,giàu kinh nghiệm, có thành tích nổi bật trong công việc

 Quản lý kiểm toán cao cấp: là những người sẽ bao quát, giám sát công việc củacác thành viên trong nhóm kiểm toán và của quản lý kiểm toán.

 Giám đốc: có trách nhiệm xem xét đánh giá công tác kiểm toán của nhóm kiểmtoán và quản lý, đưa ra quyết định kiểm toán và kí báo cáo kiểm toán Là ngườichịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả kiểm toán.

 Tổng/Phó tổng giám đốc: giám sát, kiểm tra công việc một cách tổng quát

Người giám sát độc lập(Independent Review)

Tổng/Phó tổng giám đốc

(Engagement Partner

Giám đốc/ Quản lý (Director/Manager)

Kiểm toán viên(Senior)

Trợ lí kiểm toán(Staff)

Trưởng nhóm kiểm toán(Senior -in-charge)

Trợ lí kiểm toán(internee)

Trang 22

 Người giám sát độc lập: kiểm tra lại phương pháp, kết quả công việc của toàn bộbộ máy kiểm toán một cách độc lập.

1.4.2 Quy trình kiểm toán áp dụng tại công ty Ersnt & Young Việt Nam

Tất cả các công ty kiểm toán quốc tế và Việt Nam đều có phương pháp, phongcách kiểm toán riêng có, rất đặc trưng theo ý tưởng của người sáng lập, môi trườngkinh doanh, đặc điểm vùng miền và thậm chí theo cả vị trí địa lý Đối với công tykiểm toán Ernst & Young Việt Nam, tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hànhtheo trình tự chuẩn được áp dụng trên hệ thống Ernst & Young toàn cầu và tuântheo phương pháp kiểm toán GAM Tại Việt Nam, quy trình kiểm toán đã được xâydựng để phù hợp với nền kinh tế đổi mới và hội nhập, ở đó các doanh nghiệp kinhdoanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, quy trình kiểm toán của Ernst &Young Việt Nam được điều chỉnh linh hoạt theo mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinhdoanh của khách hàng nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và ViệtNam.

Quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam có thểđược khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán tại công ty theo phương pháp GAM

Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán

Xác định phương pháp và đánh giá rủi ro kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Trang 23

1.4.2.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn rất quan trọng của mọi cuộckiểm toán, bởi thực hiện tốt giai đoạn này thì quá trình thực hiện kiểm toán mới đạthiệu quả cao nhất Giai đoạn này chỉ được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán vàcác cấp cao hơn Các bước công việc ở giai đoạn này bao gồm

1 Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xác định phạm vi kiểm toán và xây dựngnhóm kiểm toán

2 Đánh giá việc chấp nhận kiểm toán khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán.3 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng

4 Tìm hiểu môi trường công nghệ thông tin của khách hàng và xác định nhu cầuvề chuyên gia công nghệ thông tin (IT)

5 Đánh giá rủi ro kiểm soát

6 Tiến hành thảo luận nhóm kiểm toán7 Xác định rủi ro xảy ra gian lận

8 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ (TE) qua và tổng giá trị cácsai lệch có thể chấp nhận được (SAD).

9 Xác định các khoản mục trọng yếu và các cơ sở dẫn liệu có liên quan

1.4.2.2 Xác định phương pháp kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán

1 Lập kế hoạch kiểm toán

2 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng

3 Tìm hiểu quá trình xử lí nghiệp vụ, những sai sót có thể xảy ra và sự kiểm soát4 Thực hiện kiểm toán từ đầu đến cuối nghiệp vụ đó

5 Tìm hiểu và đánh giá quá trình lên Báo cáo tài chính6 Lựa chọn các hoạt động kiểm soát để kiểm toán

7 Tìm hiểu và đánh giá hoạt động kiểm soát của hệ thống công nghệ thông tin8 Đánh giá rủi ro kiểm toán

9 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát

10 Thiết kế thử nghiệm đối với các bút toán và các thủ tục bắt buộc khác

Trang 24

11 Thiết kế thủ nghiệm cơ bản

12 Thiết kế thủ tục kiểm toán toàn diện

13 Chuẩn bị báo cáo về các chiến lược kiểm toán

1.4.2.3 Thực hiện kiểm toán

1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đã được lập theo kế hoạch hoặc đã điềuchỉnh lại Sau đó, KTV dựa vào kết quả thử nghiệm để đánh giá lại hệ thống kiểmsoát nội bộ.

2 Thực hiện thử nghiệm đối với các bút toán và các thủ tục bắt buộc khác

KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm theo kế hoạch đối với các bút toán và thủtục bắt buộc khác và đánh giá kết quả.

3 Thực hiện thử nghiệm đối với các hoạt động kiểm soát của hệ thống công nghệthông tin

Bước công việc này có thể cần sự tham gia của chuyên gia CNTT nếu hệ thống IT của khách hàng phức tạp KTV đánh giá kết quả đạt được.

4 Thực hiện thử nghiệm cơ bản

KTV sử dụng các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, tính toán lại, so sánh, đối chiếu… để thực hiện thực nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả

5 Thực hiện các thủ tục kiểm toán toán toàn diện6 Đánh giá lại rủi ro kiểm toán

Từ kết quả thử nghiệm kiểm toán ở bước trên, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro tiềm tàng, kiểm soát và rủi ro kiểm toán kế hoạch.

1.4.2.4 Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Công việc này do các chủ nhiệm kiểm toán và các cấp cao hơn thực hiện bởigiai đoạn này cần những người có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn giỏi.

1 Tổng hợp công việc2 Đánh giá tổng các sai lệch

Trang 25

3 Tiến hành soát xét cuối cùng về báo cáo tài chính4 Chuẩn bị bản tổng hợp các soát xét

5 Hoàn thành việc soát xét và phê duyện bản tổng hợp6 Chuẩn bị và gửi khách hàng Báo cáo kiểm toán

7 Hoàn tất hồ sơ kiểm toán và kết thúc hợp đồng kiểm toán

1.4.3 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty

Công ty Ernst & Young Việt Nam có hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêuchuẩn của Ernst & Young toàn cầu Việc áp thực hiện kiểm soát chất lượng khôngchỉ nhằm tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán số 220 của Bộ Tài chính mà còn vì chínhlợi ích lâu dài của công ty Công ty đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện các chínhsách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều cóchất lượng Điều đó được thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:

 Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Trước khi bắt đầu làm việc tại công ty, mọi nhân viên đều phải: Khai báo họtên, chức vụ, đơn vị công tác của người thân nếu họ làm việc tại công ty là kháchhàng của Ernst & Young Việt Nam Khi đó, nhân viên sẽ không được tham giakiểm toán các công ty đó để đảm bảo tính độc lập và khách quan; kí tên vào bảncam đoan giữ bí mật liên quan đến khách hàng và công ty.

 Kỹ năng và năng lực chuyên môn

Công ty luôn tự hào vì là một trong số ít các công ty quan tâm đến chất lượngđội ngũ nhân viên qua tiêu chí “People first” Do vậy tuyển dụng và đào tạo luôn làmối quan tâm hàng đầu.

- Tuyển dụng: có kế hoạch tuyển dụng trong từng giai đoạn rõ ràng

- Đào tạo kiến thức chuyên môn Tất cả các nhân viên đều phải tham dự khóahọc đào tạo ở mọi cấp độ (Staff, senior, manager)

- Cơ hội thăng tiến: thông thường, nhân viên sẽ được thăng cấp 1 năm 1 lần tùythuộc vào khả năng và sự cống hiến cho công việc

 Phân công công việc

Trang 26

- Công ty luôn lên kế hoạch làm việc cho từng nhân viên: lịch cụ thể về thờigian, khách hàng, địa điểm

- Trưởng nhóm luôn có trách nhiệm phân chia công việc cho các thành viên tùythuộc vào trình độ và kinh nghiệm của họ

 Hướng dẫn thực hiện công việc và giám sát quá trình, kết quả làm việc.

Các thành viên trong nhóm luôn giám sát công việc của nhau để phát hiện saisót, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời từ việc nhỏ nhất là phỏng vấn khách hàng, đốichiếu tới lên báo cáo kiểm toán.

 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

Công viêc nhiều khi rất phức tạp khi kiểm toán các khách hàng kinh doanhtrong lĩnh vực đặc thù như: than, vàng bạc đá quý…nên nhu cầu về chuyên gia bênngoài là rất cần thiết Công ty lập kế hoạch cụ thể, đánh giá tính độc lập, chuyênmôn và cả uy tín của các chuyên gia.

 Duy trì và chấp nhận khách hàng

Những nhà quản lí cấp cao trong công ty sẽ có trách nhiệm đánh giá và chấpnhận khách hàng qua việc thu thập, xem xét tài liệu liên quan đến khách hàng, tìmkiếm nguồn thông tin đáng tin cậy về tính pháp lí, tình hình hoạt động, tính chínhtrực của khách hàng để giảm thiểu rủi ro cho công ty.

đánh giá kết quả từng công việc để phát hiện những công việc chưa hoàn thành,chưa tốt để yêu cầu các thành viên trong nhóm hoàn thiện, sửa chữa.

 Quản lí kiểm toán sẽ kiểm tra thường xuyên tiến độ công việc, giấy tờ làm việcvà kiểm tra toàn diện khi kết thúc cuộc kiểm toán

Trang 27

 Giám đốc sẽ là người xem xét, đánh giá cuối cùng một cách tổng hợp, sửa chữa,hoàn thiện để đưa cấp cao hơn phê duyệt

 Tổng/Phó tổng giám đốc phê duyệt báo cáo kiểm toán sau khi xem xét cẩn thận. Ngoài ra, Ernst & Young còn bổ nhiệm một số người có chuyên mô, giỏi, kinh

nghiệm lâu năm, thường là các Kiểm toán viên quốc tế để giám sát, kiểm tra mộtcách độc lập bên cạnh các nhà quản lí cao cấp.

1.4.4 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán

 Hồ sơ kiểm tóan thường bao gồm hai phần chính: Hồ sơ kiểm toán chung và hồsơ kiểm toán năm.

- Hồ sơ kiểm toán chung lưu giữ tất cả thông tin, tài liệu về khách hàng để

phục vụ cho nhiều cuộc kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán năm lưu trữ tất cả giấy tờ làm việc cần thiết phản ánh quá

trình kiểm toán, kết quả kiểm toán trong năm đó Và được chia làm nhiều phần:Phần A: Lưu giữ các thông tin, BCTC của kháng trong 2, 3 năm gần nhất

Phần B: Lưu trữ kế hoạch, chương trình kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm soátnội bộ và các thủ tục thực hiện trước khi kiểm toán chi tiết.

Phần C – T: gồm giấy tờ làm việc, phản ánh các phần kiểm toán cụ thể: phầnhành, tài khoản, nghiệp vụ hoặc các vấn đề khác Ví dụ như:

Phần cuối cùng là báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm không chỉ được lưu trữ dướidạng file giấy mà còn được tải lên hệ thống mạng nội bộ (GAMx), thường xuyênđược cập nhật để lưu trữ trong một thời gian dài và mọi người đều có thể tìm hiểuvà nắm rõ thông tin khi tiến hành đánh giá khách hàng hay tiếp tục kiểm toán kháchhàng.

Trang 28

Tại văn phòng, các hồ sơ kiểm toán trong hai năm tài chính đều được lưu giữvà có người bảo quản Quá hai năm, các hồ sơ này sẽ được lưu kho và bảo quản tạikho riêng biệt với văn phòng.

 Tổ chức giấy tờ làm việc (Workingpapers)

Giấy tờ làm việc của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đều đượcqui định theo một mẫu chuẩn riêng do Ernst & Young Việt Nam toàn cầu thiết kế Bảng 5: Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam

Các giấy tờ đều được kí hiệu riêng (gọi là Ref) để có thể đối chiếu một cách dễ dàng

theo nguyên tắc: to

fromA Theo ví dụ trên, số 100 trên C1 được tập hợp từ CC2 thìở góc trên bên trái của số 100 sẽ ghi CC2 Số 100 trên CC2 là chi tiết cho CC1 thì ởgóc dưới bên phải sẽ ghi C1 Tương tự, Số 300 trên A1 được tập hợp từ C1 thì sẽghi C1 ở góc trên bên trái Số 300 trên C1 là chi tiết cho A1 thi sẽ ghi A1 ở gócdưới bên phải.

Pbc /TQA ABC co

Bank C1 300A/R E1 200

C1Leadsheet BanksCash at bankBank A CC2 100Bank B CC3 200Total 300 A1

CC2Bank comfirmationBank A

Item 1 70Item 2 10Item 3 20Total 100 C1

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT TAM2.1 Kiểm toán Tài sản cố định tại công ty ABC

2.1.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán

2.1.1.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ABC nói chung, hệ thống kếtoán riêng và các chính sách về Tài sản cố định qua tài liệu khách hàng cungcấp

Đây là công việc đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng bởi mang lại cái nhìntổng quan nhất về doanh nghiệp và quyết định công việc sau này Vì vậy, nó đòi hỏinhững người có kinh nghiệm và trình độ nên thường là nhiệm vụ của trưởng nhómvà quản lý kiểm toán

Tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty ABC

Công ty ABC là công ty cổ phần được thành lập theo giấy phép đăng kí kinhdoanh số 09579/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 12/04/1999 Công ty ABClà doanh nghiệp hoạt động uy tín và lâu năm trong lĩnh vực sản xuất giấy bìa carton,bao bì sản phẩm và dịch vụ in ấn bao bì, nhãn mác Ngoài ra, công ty còn gia công,chế biến và thương mại: bếp gas, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ…

Điều kiện và xu hướng kinh tế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của côngty ABC:

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu: Công ty đang hoạt động trong ngành sản xuất giấy bìa

carton khá cạnh tranh Để phát triển, công ty đang áp dụng chiến lược giảm giáthành phẩm và bán chịu ưu đãi hấp dẫn với các khách hàng lớn để tối đa doanh số.

Nhà cung cấp chính: các công ty cung cấp giấy bìa nước ngoài có mối quan hệ làm

ăn lâu năm và một số nhà cung cấp trong nước như Giấy Việt Trì, Hoàng Hà

Khách hàng chính: khách hàng lớn nhất là công ty máy tính BOT, chiếm 55% tổng

doanh thu, công ty máy ảnh kĩ thuật số và một số công ty sản xuất điện gia dụng.

Nguồn tài chính chủ yếu: công ty phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay dài hạn với

ngân hàng TechComBank, nguồn vốn vay ngắn hạn với ngân hàng Phát triển Châu

Trang 30

Á, và hợp đồng thuê tài chính với công ty cho thuê tài chính ngân hàngVietComBank

Vấn đề Thuế ảnh hưởng đến kinh doanh: Công ty có tình trạng khai giảm doanh thu

và khai tăng chi phí để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT phải nộp.

Kì vọng của các cổ đông ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ABC: Hầu hết

nhân sự quản lý là thành viên gia đình, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và có quanđiểm tương đối giống nhau

Tìm hiểu quy trình giám sát và kiểm tra tình hình tài chính của công ty ABC:

- Các nhà quản lý cấp cao giám sát công việc hàng ngày và đưa ra các quyếtđịnh kịp thời và nhanh chóng

- Việc quản lý còn dựa vào các Báo cáo hàng tháng, quý, năm

- Mối quan tâm chủ yếu của nhà quản lý: tình hình vay nợ và lợi nhuận. Hệ thống kế toán và chính sách về TSCĐ của công ty CP ABC

Các chính sách kế toán chủ yếu:

- Cơ sở lập BCTC đó là Luật kế toán Việt Nam, Chế độ và chuẩn mực kế toánViệt Nam, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung- Đơn vị tiền tệ: VND

- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/2007 đến 31/12/2007.Chính sách kế toán về tài sản cố định:

- Kế toán TSCĐ và các vấn đề liên quan tuân theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTCTài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kếNguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và chi phí có liên quan trực tiếp đến việcđưa tài sản vào hoạt động như dự kiến Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mớiTSCĐ được vốn hóa và chi phí bảo trì, sửa chữa được tính vào BCKQKD Khi tàisản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bấtkỳ khoản lỗ nào phát sinh do thanh lý đều được hạch toán vào BCKQKD

- Phương pháp tính khấu hao: theo đường thẳng và phân bổ khấu hao theo mụcđích sử dụng của TS

Trang 31

- Nhà cửa, vật kiến trúc: 6 - 15 năm - Máy móc thiết bị : 1 – 8 năm- Phương tiện vận chuyển: 6 năm- Thiết bị văn phòng: 3 – 5 năm- Thiết bị khác: 5 năm

2.1.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với kế toánkhoản mục TSCĐ.

Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ dựa vào những tài liệu màkhách hàng cung cấp như: quy chế quản lý tài chính, quy định về xử lý và cách hạchtoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để có những hiểu biết về quy trình kế toán cũngnhư HTKSNB đối với kế toán TSCĐ.

Đối với công ty ABC, kiểm toán không thực hiện công việc này bởi thủ tục nàyđã được thực hiện các năm kiểm toán trước Người lập kế hoạch chỉ cập nhật nhữngthay đổi trong quy trình áp dụng tại khách hàng để điều chỉnh kế hoạch Trong năm2007, công ty ABC không có thay đổi về cách thức xử lý nghiệp vụ liên quan đếnTSCĐ so với năm trước nên kiểm toán viên sử dụng tài liệu của năm trước Cụ thể,quy trình kế toán TSCĐ tại công ty ABC như sau:

Bảng 6: Tìm hiểu HTKSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty ABC

Ernst & Young

Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQAKết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH

TÌM HIỂU HTKSNB ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ TSCĐ TẠI CÔNG TY ABC

thống IT

Nghiệp vụ mua (thuê) TSCĐ

Lập Phiếu yêu cầu mua (thuê) TSCĐTrưởng bộ phận có nhu cầu muaTSCĐ: Bộ phận sản xuất, Bộphận hành chính, bộ phận khobãi, Phòng Kế hoạch…

Thu thập Bảng báo giá và chuẩn bị hợpđồng mua bán (hợp đồng thuê tài sản)

Trưởng phòng Mua hàngKhông

Kiểm tra và kí hợp đồng Giám đốcKhôngNhận và kiểm tra TSCĐKỹ thuật viên và trưởng bộ phận Không

A200

Trang 32

sản xuất có liên quanLập Biên bản bàn giao TSCĐ và lập thẻ

Kế toán TSCĐ (Chị Tuyết)Có

Hầu hết TSCĐ trong công ty (dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị đắt tiền) đều được Bangiám đốc và Hội đồng quản trị mua lại từ hợp đồng thuê tài chính Giám đốc tài chính tìm hiểu, đưara quyết định mua và thỏa thuận hợp đồng thuê với bên đối tác Hàng tháng, giám đốc tài chính phêduyệt các khoản thanh toán chi phí thuê tài chính qua ngân hàng.

2.1.1.3 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và tổng giátrị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD)

Đây là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình lập kếhoạch và chỉ được các kiểm toán viên cao cấp thực hiện Cơ sở xác định mức trọngyếu có thể là lợi nhuận trước thuế, sau thuế, doanh thu thuần, tổng tài sản, nguồnvốn chủ sở hữu Việc lựa chọn cơ sở tính mức trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vàotình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề hoặc hình thức sở hữu…

Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tình hình doanh khá tốt,thường xuyên có lãi và đây là khách hàng lâu năm của Ernst & Young vì vậy cơ sởxác định PM là lợi nhuận trước thuế Từ PM được xác định ở trên, kiểm toán viênsẽ tính giá trị TE và SAD Mức này được dùng để lựa chọn các khoản mục hoặcnghiệp vụ phát sinh có số tiền lớn hơn SAD và được gọi là khoản quan trọng (keyitems).

Bảng 7: Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC

Ernst & Young

Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQAKết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH

A300

Trang 33

SAD = 5% TESAD = 120.000.000Cơ sở xác định PM: Lợi nhuận trước thuế

PM = 5 % Lợi nhuận trước thuế

Nếu cơ sở tính PM không phải là lợi nhuận trước thuế, ghi lại nguyên nhânKhông

2.1.1.4 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể xảyra

Từ đó, xác định điểm yếu trong quy trình xử lí nghiệp vụ và các sai sót có khảnăng xảy ra và thiết lập bảng gồm có các trường hợp sau:

Bảng 8: Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể bỏ qua tạicông ty ABC.

Ernst & Young

Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQAKết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH

XÁC ĐỊNH NGHIỆP VỤ KINH TẾ QUAN TRỌNG VÀ SAI SÓT CÓ THỂ XẢY RACác nghiệp vụ kinh tế quan trọng của công ty ABC trong năm tài chính 2007:

- Nhập khẩu dây chuyền sản xuất trị giá 200.000 USD từ nước ngoài- Triển khai xây dựng khu nhà xưởng số 5

- Kí kết hợp đồng thuê tài chính với công ty cho thuê tài chính ngân hàng VietComBank.- Thanh lý dây chuyển sản xuất và một số máy móc thiết bị đã lỗi thời

Xác định các sai sót có thể xảy ra

Các sai sót có thể xảy raCơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

Phân loại TSCĐ không chính xác:- Giữa TSCĐ và công cụ,dụng cụ- Giữa các loại TSCĐ

Các nghiệp vụ về mua sắm được ghinhận 2 lần, không đúng kì, không cóthật hoặc không được ghi nhận

A400

Trang 34

Tài sản xây dựng đã hoàn thành,chuyển giao cho sản xuất kinh doanhkhông đúng kì

Nguyên giá xác định không chính xác,đặc biệt với TSCĐ được hình thành từxây dựng cơ bản như chi phí không hợplý, chi phí không được vốn hóa

Các nghiệp vụ giảm TSCĐ:

- Thanh lý, xóa sổ được ghi nhận 2lần, không có thật hoặc không đượcghi nhận

- Lãi/lỗ từ nghiệp vụ thanh lý khôngghi nhận chính xác

Ex/Oc: Hiện hữu hoặc phát sinh Co: Đầy đủ

Va/Me: Tính giá và đo lường R&O: Quyền và nghĩa vụP&D: Trình bày và khai báo

2.1.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán đã được thực hiện ở lần kiểm toán trước KTVxem xét những thay đổi trong năm 2007 để điều chỉnh nếu cần thiết Đối với côngty ABC, KTV đánh giá mức rủi ro như sau:

Bảng 9: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty ABC

Ernst & Young

Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện:TQAKết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

Cơ sở dẫn liệu: Hiện hữu hoặc phát sinh, đầy đủ, Quyền và nghĩa vụ, Tính giá hoặc đo lường,

A500

Trang 35

Phân loại và trình bày

2.1.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán a Thiết kế thử nghiệm kiểm soát:

KTV thiết kế thử nghiệm kiểm soát dựa trên hướng dẫn chuẩn và các hoạt độngkiểm soát cụ thể của khách hàng Quy mô, bản chất và thời gian thực hiện tùy thuộcvà CRA.

Đối với khách hàng cũ, công ty không lập kế hoạch cụ thể về thử nghiệm kiểmsoát mà dựa vào kết quả của các năm trước Tuy nhiên, công ty ABC có sự thay đổivề HTKSNB đối với quá trình xây dựng cơ bản vì vậy, KTV thực hiện thiết kế thửnghiệm kiểm soát bổ sung dựa trên các thay đổi này:

- Kiểm tra sự phê duyệt đối với kế hoạch xây dựng cơ bản- Xác minh các hoạt động kiểm soát hàng tháng

b Thiết kế thử nghiệm cơ bản: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiếtvề số dư.

Việc thiết kế thử nghiệm cơ bản theo đúng mẫu chuẩn của phương pháp kiểmtoán toàn cầu và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Chương trình kiểm toán TSCĐ áp dụng cho công ty ABC

Ernst & Young

Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQAKết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSHCHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ

Trang 36

1CóThu thập các tài liệu liên quan đến TSCĐ như sổ chitiết TS thuê tài chính, nghiệp vụ tăng, giảm TS, khấuhao… và đối chiếu với sổ tổng hợp, Bảng cân đối tàikhoản…

2CóĐối với các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ trong năm,kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn, phê duyệt củacấp có thẩm quyền, hợp đồng thuê TSCĐ và các tàiliệu có liên quan (xem thủ tục thứ 11 và 12)

7CóĐánh giá tính hợp lý của chi phí khấu hao kì này so vớikì trước cụ thể theo tài sản tăng và giảm

Thủ tục kiểm tra chi tiết

8CóKiểm tra tính chính xác số học của nguyên giá và giátrị hao mòn của TSCĐ trên sổ sách; Đối chiếu từ sổtổng hợp tới các sổ chi tiết có liên quan; Điều tra cáckhoản mục tạo ra sự khác biệt trên

12CóĐối với các tài sản giảm trong năm có giá trị còn lạilớn hơn SAD, kiểm tra các chứng từ kèm theo để xácminh nghiệp vụ và tính chính xác của bút toán xóa sổ.Tính toán lại khoản lãi/lỗ từ hoạt động thanh lý và đốichiếu với số tiền trên sổ cái

13Đối với nghiệp vụ sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, kiểm tratính hợp lý của chi phí phát sinh đặc biệt là các chi phíđược vốn hóa So sánh với số năm trước và tập trung

XXX

Trang 37

kiểm tra đối với các khoản thay đổi lớn, hoặc khôngthay đổi.

14CóThảo luận về tỉ lệ trích khấu hao TSCĐ và kiểm traviệc áp dụng nhất quán tỉ lệ này.

14CóKiểm tra việc tính toán khấu hao, tính thích hợp củaphương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản

19CóSo sánh giá trị tài sản hình thành từ xây dựng cơ bảnvới giá thị trường hoặc giá dự toán để kiểm tra tính hợplý

2.1.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC 2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Trang 38

Thông thường, thử nghiệm này được thực hiện vào giai đoạn kiểm toán sơ bộ(Interim) vào thời điểm 30/9/2007 Công ty ABC là khách hàng cũ, Ernst & Youngđã kiểm toán cho hai năm tài chính 2005 và 2006, do vậy thử nghiệm kiểm soát đãđược thực hiện ở hai năm trước Qua tìm hiểu, HTKSNB của công ty ABC đã cónhững thay đổi quan trọng và đáng kể Năm 2006, công ty bắt đầu thực hiện xâydựng nhà xưởng sản xuất bao bì số 5 nhưng chưa có bất kì thủ tục chính thức đểkiểm soát nghiệp vụ này, quá trình xây dựng cơ bản Đến năm 2007, công ty ABCbổ sung thêm thủ tục kiểm soát cho các nghiệp vụ liên quan đến xây dựng cơ bản dovậy Ernst & Young chỉ thực hiện sang năm 2007, công ty đã xây dựng thêm một sốquy định và thủ tục kiểm soát thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ này và sửdụng kết quả thử nghiệm kiểm soát của các năm trước Vì vậy, kiểm toán viên đã bổsung vào phần mô tả HTKSNB của khách hàng vào giấy tờ làm việc của năm nay.

Bảng 11: Thực hiện Thử nghiệm kiểm soát khoản mục TSCĐ tại công ty ABC

Ernst & Young

Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQAKết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSHThực hiện thử nghiệm kiểm soát cho khoản mục TSCĐ tại công ty ABCĐối với thuê/mua TSCĐ

thực tế

Sử dụnghệ thống

Đối với mua sắm/thuê TSCĐ: để mua những tài sản có giá trịlớn , bộ phận sử dụng phải lập Phiếu đề nghị mua TSCĐ kèmtheo Bản kế hoạch và mục đích sử dụng tài sản cùng ít nhất 3bảng báo giá trình lên Ban giám đốc

Các giấy tờ này phải có chữ ký duyệt của trưởng bộ phận yêucầu và Phòng cung ứng Sau đó trình lên cho Giám đốc tàichính xem xét, phê duyệt và lựa chọn nhà cung cấp

Thực tếchỉ có ítnhất 2bảngbáo giáCó

Khi đã có đầy đủ chứng từ như Phiếu yêu cầu mua TSCĐ,Hợp đồng, Hóa đơn, Biên bản bàn giao, kế toán TSCĐ sẽ ghinhận vào sổ đăng ký TSCĐ, Thẻ TSCĐ và Sổ cái.

Đối với trường hợp tài sản mua về cần qua giai đoạn lắp đặt,

Thực hiệnđúng

BD 01

Trang 39

chạy thử, kế toán sẽ ghi nhận vào TK Chi phí xây dựng cơbản dở dang và chuyển thành TSCĐ khi việc lắp đặt đã hoànthành và đưa vào sử dụng, khi đó nhất thiết phải có Biên bảnbàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng.

Đối với TSCĐ đã nhận về nhưng chưa đủ chứng từ kèmtheo, giá trị tài sản này không được ghi nhận vào nguyên giámà sẽ được cộng dồn lại trong báo cáo cuối năm.

Phiếu chi và lệnh chuyển tiền được kế toán tiền chuẩn bị khicó đầy đủ các chứng từ như Phiếu yêu cầu mua TSCĐ, Hợpđồng, Hóa đơn, Biên bản bàn giao và trình lên cho kế toántrưởng phê duyệt trước khi thực hiện thanh toán.

Thực hiệnđúng

Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ thực hiện việc đối chiếu giữasổ cái và sổ đăng ký tài sản cố định và được kế toán trưởngkiểm tra.

Thực hiệnđúng

Việc thanh lý TSCĐ chỉ được thực hiện khi có quyết địnhthanh lý của Ban giám đốc Kế toán TSCĐ thực hiện xóa sổtài sản khi có đầy đủ các giấy tờ như: Hợp đồng thanh lýTSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Thực hiệnđúng

Cuối năm, công ty sẽ tiến hành kiểm kê TSCĐ với sự thamgia của giám đốc, kế toán TSCĐ, trưởng các bộ phận sửdụng TSCĐ đó và đối chiếu với sổ sách của công ty.

Giám đốckhông thamgia kiểm kê

Đối với tài sản hình thành từ xây dựng cơ bản

Hầu hết nhà xưởng hình thành từ xây dựng cơ bản do công nhân trong công ty thực hiện do vậythiếu những chứng từ, hóa đơn có liên quan

thực tế

Sử dụnghệ thốngIT

Hội đồng quản trị bàn bạc và thống nhất xây dựng chiến lượcmở rộng phát triển dài hạn

Phòng kế hoạch xây dựng bản kế hoạch chi tiết về sản xuấtkinh doanh và nhu cầu xây dựng nhà xưởng mới

Bản kế hoạch này phải được trình lên Giám đốc và Hội đồngquản trị kiểm tra về tính khả thi và phê duyệt

Thực hiệnđúng

Trong quá trình xây dựng, Giám đốc và kỹ thuật viên thườngxuyên kiểm tra tiến độ thực hiện và việc sử dụng vật liệu.

Thực hiệnđúng

Kế toán trưởng dựa vào hóa đơn, chứng từ để ghi nhận vàochi phí xây dựng cơ bản

Thực hiệnđúng

Kết thúc quá trình xây dựng, Ban giám đốc và Hội đồng Thực hiện Không

Trang 40

quản trị kiểm tra và phê duyệt bản quyết toán xây dựng côngtrình.

Kế toán lập Biên bản nghiệm thu và Biên bản bàn giao côngtrình hoàn thành đưa vào sử dụng trình giám đốc ký.

Kế toán TSCĐ trên cơ sở phê duyệt của Ban giám đốc và cáctài liệu liên quan thực hiện ghi sổ đăng ký TSCĐ và Sổ cái

Thực hiệnđúng

2.1.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Để thực hiện được các thử nghiệm này, KTV phải thu thập các tài liệu cần thiếtcho cuộc kiểm toán như:

- Biên bản kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm

- Danh mục tài sản mua, thanh lý trong kỳ (ngày mua, ngày thanh lý, nguyên giá,khấu hao lũy kế, lãi/lỗ do thanh lý TSCĐ)

- Bảng chi tiết tài sản, nhà xưởng, thiết bị và tài sản vô hình, thuê tài chính trongđó chỉ rõ tên tài sản, ngày sử dụng, nguyên giá, mua sắm mới, thanh lý, nhượngbán và khấu hao lũy kế.

Từ các tài liệu đó, KTV sử dụng thông tin thu được để thực hiện thủ tục phân tíchvà thủ tục kiểm tra chi tiết như sau:

a Thực hiện thủ tục phân tích

Đây là một trong những thủ tục quan trọng nhất khi thực hiện kiểm toán TSCĐvì KTV có thể thông qua đó để xác định tình hình biến động của TSCĐ trong năm.Qua tài liệu khách hàng cung cấp: BCTC, Bảng tổng hợp TSCĐ, Bảng chi tiết tìnhhình tăng, giảm TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao…kiểm toán viên sẽ thựchiện việc phân tích theo hai chỉ tiêu: nguyên giá và giá trị hao mòn TSCĐ qua hainăm 2006 và 2007.

Nguyên giá

Từ tài liệu khách hàng cung cấp, KTV lập bảng phân tích tình hình biến độngTSCĐ theo từng tháng qua hai năm: 2006 và 2007

Bảng 12: Phân tích tình hình biến động của TSCĐ

TSCĐ hữu hình 69.782.065.739 72.693.092.960 2.911.027.221 4%

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:31

Hình ảnh liên quan

TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSCĐVHTài sản cố định vô hình - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

i.

sản cố định hữu hình TSCĐVHTài sản cố định vô hình Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 1: Doanh thu của Big4 toàn cầu - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 1.

Doanh thu của Big4 toàn cầu Xem tại trang 16 của tài liệu.
1 Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

1.

Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 3: Doanh thu các dịch vụ của công ty - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 3.

Doanh thu các dịch vụ của công ty Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 5: Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 5.

Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam Xem tại trang 25 của tài liệu.
Thu thập Bảng báo giá và chuẩn bị hợp đồng mua bán (hợp đồng thuê tài sản) - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

hu.

thập Bảng báo giá và chuẩn bị hợp đồng mua bán (hợp đồng thuê tài sản) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 7: Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 7.

Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC Xem tại trang 30 của tài liệu.
9 Có Đối chiếu số dư trên bảng cân đối kế toán với sổ đăng ký tài sản  - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

9.

Có Đối chiếu số dư trên bảng cân đối kế toán với sổ đăng ký tài sản Xem tại trang 34 của tài liệu.
- Bảng chi tiết tài sản, nhà xưởng, thiết bị và tài sản vô hình, thuê tài chính trong đó chỉ rõ tên tài sản, ngày sử dụng, nguyên giá, mua sắm mới, thanh lý, nhượng bán  và khấu hao lũy kế. - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng chi.

tiết tài sản, nhà xưởng, thiết bị và tài sản vô hình, thuê tài chính trong đó chỉ rõ tên tài sản, ngày sử dụng, nguyên giá, mua sắm mới, thanh lý, nhượng bán và khấu hao lũy kế Xem tại trang 38 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐHH - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐHH Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 19: Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH tại công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 19.

Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH tại công ty ABC Xem tại trang 44 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐVH - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐVH Xem tại trang 45 của tài liệu.
BẢNG KIỂM TRA KHẤU HAO TSCĐHH - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG KIỂM TRA KHẤU HAO TSCĐHH Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 23: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐVH tại công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 23.

Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐVH tại công ty ABC Xem tại trang 51 của tài liệu.
• Thu thập bảng tổng hợp Chi phí XDCBDD để đối chiếu số liệu và kiểm tra tính hợp lí. - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

hu.

thập bảng tổng hợp Chi phí XDCBDD để đối chiếu số liệu và kiểm tra tính hợp lí Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 25:Kiểm tra chi tiết các chi phí XDCB tăng trong kỳ của công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 25.

Kiểm tra chi tiết các chi phí XDCB tăng trong kỳ của công ty ABC Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 26: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm chi phí XDCB tại công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 26.

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm chi phí XDCB tại công ty ABC Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 27: Bảng tổng hợp TSCĐ toàn công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 27.

Bảng tổng hợp TSCĐ toàn công ty ABC Xem tại trang 56 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP TSCĐ TOÀN CÔNG TY - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG TỔNG HỢP TSCĐ TOÀN CÔNG TY Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 28: Tìm hiểu HTKSNB của công ty ABC đối với các nghiệp vụ về TSCĐ - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 28.

Tìm hiểu HTKSNB của công ty ABC đối với các nghiệp vụ về TSCĐ Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 31: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 31.

Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty XYZ Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 33: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐHH - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 33.

Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐHH Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 35: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐ thuê tài chính - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 35.

Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 34: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐVH - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 34.

Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐVH Xem tại trang 68 của tài liệu.
Thực tế, KTV đã lập bảng theo dõi tình hình biến động của TSCĐ từ năm 1997 đến nay (xem chi tiết phần thực hiện thủ tục phân tích) để theo dõi sự thay đổi  của tài sản và đánh giá sự chính xác của số dư đầu kỳ. - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

h.

ực tế, KTV đã lập bảng theo dõi tình hình biến động của TSCĐ từ năm 1997 đến nay (xem chi tiết phần thực hiện thủ tục phân tích) để theo dõi sự thay đổi của tài sản và đánh giá sự chính xác của số dư đầu kỳ Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 37: Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản tại công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 37.

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản tại công ty XYZ Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng tổng hợp các TSCĐHH giảm trong tháng 12 - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng t.

ổng hợp các TSCĐHH giảm trong tháng 12 Xem tại trang 76 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG TSCĐHH - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG TSCĐHH Xem tại trang 102 của tài liệu.
Bảng 16: Sử dụng phần mểm MicroSTART xác định số lượng mẫu chọn - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bảng 16.

Sử dụng phần mểm MicroSTART xác định số lượng mẫu chọn Xem tại trang 103 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan