Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Giai đoạn Lập Kế hoạch Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG 5
GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
1.1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
51.1.1 Khái niệm về Kiểm toán báo cáo Tài chính 5
1.1.2 Mục tiêu của Kiểm toán báo cáo Tài chính 5
1.1.3 Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán báo cáo Tài chính 6
1.1.4 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán báo cáo Tài chính 7
1.2 TỔNG QUAN CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁOCÁO TÀI CHÍNH
91.2.1 Các khái niệm cơ bản về rủi ro Kiểm toán trong Kiểm toán báo cáo Tài chính 9
1.2.2 Vai trò của Rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báocáo tài chính 10
1.2.3 Các yếu tố cấu thành Rủi ro Kiểm toán 11
1.2.3.1 Rủi ro tiềm tàng 11
1.2.3.2 Rủi ro kiểm soát 13
1.2.3.3 Rủi ro phát hiện 14
1.2.4Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành rủi ro kiểm toán 16
1.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁOCÁO TÀI CHÍNH
181.3.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn 18
1.4.2 Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán 23
Trang 21.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO KIỂM TOÁN VỚI CÁC THỬ NGHIỆMKIỂM TOÁN 23
Trang 3PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 30
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM
262.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam 26
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 27
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam 28
2.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty 28
2.1.3.2 Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng hiện nay của công ty 29
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Côngty TNHH Ernst & Young Việt Nam 30
2.1.4 Tổ chức bộ máy kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam 30
2.1.5 Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 32
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAIĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆTNAM THỰC HIỆN
332.2.1 Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kếhoạch Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam thực hiện tại Công ty ABC 33
2.2.1.1 Tìm hiểu và ra quyết định chấp nhận khách hàng 33
2.2.1.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 34
2.2.1.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định những rủi ro gian lận 36
2.2.1.4 Xác định những khoản mục cần chú ý và những cơ sở dẫn liệu cóliên quan 38
2.2.1.5 Tìm hiểu nghiệp vụ và xác định những điểm dễ xảy ra sai sót đểthực hiện kiểm tra xuyên suốt 40
2.2.1.6 Tìm hiểu và thực hiện kiểm tra xuyên suốt về hệ thống thông tinkiểm soát 45
2.2.1.7 Đánh giá rủi ro tổ hợp 46
Trang 42.2.2 Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn Lập kếhoạch Kiểm toán do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện tạiNgân hàng XYZ 48
2.2.2.1 Tìm hiểu và ra quyết định chấp nhận khách hàng kiểm toán 482.2.2.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 522.2.2.3 Tìm hiểu môi trường công nghệ thông tin và những vấn đề liênquan đến công nghệ thông tin của khách hàng 552.2.2.4 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng 582.2.2.5 Xác định những rủi ro gian lận đối với những sai sót trọng yếu 622.2.2.6 Xác định những tài khoản cần chú ý và những lớp nghiệp vụ cầnchú ý có liên quan 642.2.2.7 Tìm hiểu về quy trình và những điểm dễ xảy ra sai sót của lớpnghiệp vụ và thực hiện kiểm tra xuyên suốt 662.2.2.8 Tìm hiểu những hoạt động kiểm soát của công nghệ thông tin 692.2.2.9 Thiết kế và thực hiện kiểm tra chi tiết hoạt động kiểm soát đối vớihệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân hàng XYZ 702.2.2.10 Đánh giá rủi ro kiểm toán 732.2.3 So sánh quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạchKiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Namthực hiện tại Công ty ABC và Công ty XYZ 75
2.2.3.1 Những điểm tương đồng trong quy trình thực hiện đánh giá rủi rokiểm toán tại 2 Công ty ABC và XYZ 752.2.3.2 Những đặc trưng cụ thể trong quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại2 Công ty 76
2.3 TỔNG KẾT CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGGIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 79
PHẦN 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰCHIỆN 81
Trang 53.1 SỰ TẤT YẾU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 81
Trang 63.1.1 Vai trò của quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn Lập kếhoạch kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính 813.1.2 Sự tất yếu phải hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính trong Kiểm toán báo cáo tàichính nhằm phù hợp với phương hướng phát triển của công ty 82
3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGGIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYTNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 83
3.2.1 Ưu điểm 833.2.2 Những hạn chế, tồn tại 89
3.3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUYTRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCHKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆTNAM THỰC HIỆN 90
3.3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toántrong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHHErnst & Young Việt Nam thực hiện 903.3.2 Những bài học cho các Công ty Kiểm toán trong nước rút ra từ quy trìnhđánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán Báo cáo Tàichính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 92
KẾT LUẬN 97
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ernst & Young Việt Nam Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29
Sơ đồ 2: Tổ chức các phòng ban thực hiện kiểm toán 32
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
33
Bảng 1.1 Ma trận rủi ro kiểm toán 16
Bảng 2.1: 10 Hãng kiểm toán có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam 30
Bảng 2.2: Bảng rủi ro ban đầu của khách hàng ABC 34
Bảng 2.3: Bảng xác định các khoản mục cần chú ý tại Khách hàng ABC 39
Bảng 2.4: Bảng tìm hiểu nghiệp vụ Bán hàng & Các khoản phải thu tạiKhách hàng ABC 41
Bảng 2.5: Bảng đánh giá rủi ro kiểm toán của khoản mục Doanh thu bánhàng của Khách hàng ABC 48
Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về những thay đổi đáng chú ý của Ngân hàngXYZ 49
Bảng 2.7: Bảng tóm tắt về công nghệ của Ngân hàng XYZ 57
Bảng 2.8: Bảng rủi ro kiểm soát sơ bộ của Ngân hàng XYZ 58
Bảng 2.9: Bảng xác định các khoản mục cần chú ý của Ngân hàng XYZ 64
Bảng 2.10: Bảng những điểm dễ xảy ra sai sót của Ngân hàng XYZ 67
Bảng 2.11: Bảng các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế sai sót dễ xảy racủa Ngân hàng XYZ 68
Bảng 2.12: Bảng kiểm tra xuyên suốt việc quản lý Công nghệ thông tincủa Ngân hàng XYZ 70
Bảng 2.13: Bảng kiểm tra sự kiểm soát hệ thống thông tin của Ngân hàngXYZ 71
Trang 9Bảng 2.14: Bảng đánh giá rủi ro kiểm toán của khoản mục Tiền và tươngđương tiền của Ngân hàng XYZ 73Bảng 3.1: Bảng đánh giá rủi ro tổ hợp 88
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Hàng năm, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghềđều tiến hành lập báo cáo tài chính, thông qua đó các nhà quản lý có thể có được cáinhìn tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm.Cùng với thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, những đối tượng cần sử dụngcác báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là các nhà quản lý màđã mở rộng ra thành các cơ quan chức năng ,những nhà đầu tư và cả những nhàhoạch định chiến lược…Mỗi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có những mụctiêu khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là sử dụng các báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp như là một cơ sở đáng tin cậy để đưa ra các quyết định cho mình,do đó các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính phải đảm bảo được tínhchính xác và đầy đủ Để đạt được những yêu cầu này thì các báo cáo tài chính cầnphải được soát xét về tính trung thực, hợp lý bởi những người có kinh nghiệmchuyên môn và hoàn toàn độc lập, đó chính là những kiểm toán viên Mục đíchchung nhất của việc tiến hành kiểm toán các Báo cáo tài chính là nhằm thỏa mãnmột số mục tiêu sau:
Đảm bảo rằng các số liệu được trình bày trên các Báo cáo tài chính là chínhxác, hợp lý, tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các Chuẩn mực Kếtoán Quốc tế.
Phát hiện và sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những sai sót, gian lận phát sinhtrong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Cung cấp cho các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng những thông tin xácđáng về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặcbiệt là những doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị được cổ phần hóa và được niêm yếttrên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên do yêu cầu thực tế của việc huy động vốn và một số quyết định củaNhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề đặc biệtnhư ngành ngân hàng, chứng khoán…mà một số doanh nghiệp đã phát hành cả báocáo tài chính giữa niên độ kế toán bên cạnh các Báo cáo tài chính cuối niên độ
Trang 11thông thường, bởi vậy nhu cầu kiểm toán các Báo cáo tài chính của các doanhnghiệp ngày càng tăng Hơn thế nữa hiện nay bên cạnh việc các công ty nước ngoàiđầu tư vào Việt Nam thì các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang bắt đầu nhữngbước đi đầu tiên ra thị trường thế giới, do đó các Báo cáo tài chính của những côngty này cần phải được trình bày chuẩn và chính xác theo những Chuẩn mực Kế toánQuốc tế, tức là chất lượng của các cuộc kiểm toán đòi hỏi phải được nâng cao hơncho phù hợp với những chuẩn quốc tế.
Với mục tiêu hàng đầu là phát hiện và kịp thời chỉnh sửa những sai sót và gianlận nảy sinh trên các Báo cáo tài chính hay cụ thể hơn là trong những hoạt động tàichính của doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng cũng như mức độ tin cậy củacác Báo cáo tài chính, các kiểm toán viên cần phải nắm bắt, đánh giá và quản lýđược những rủi ro kiểm toán tồn tại trong mỗi cuộc kiểm toán bởi bản chất củakiểm toán là việc quản lý rủi ro Việc đánh giá và quản lý rủi ro là một phần rấtquan trọng mang tính sống còn cho mỗi cuộc kiểm toán được thể hiện trong mỗigiai đoạn kiểm toán:
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Quá trình đánh giá rủi ro kiểm
toán chủ yếu được thực hiện tập trung ở giai đoạn này nhằm giúp cho các các kiểmtoán viên có thể xác định được phạm vi, quy mô cuộc kiểm toán, cũng như có thểxác định được các thủ tục kiểm toán cần thực hiện cho mỗi phần hành.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Việc đánh giá được các rủi ro kiểm
toán sẽ giúp cho các kiểm toán viên có thể tiết kiệm thời gian vì đã họ đã xác địnhđược những khoản mục, phần hành có mức độ rủi ro cao để tập trung thực hiện cácthủ tục kiểm toán được cho là cần thiết, tránh tình trạng thực hiện các thủ tục kiểmtoán không cần thiết đối với những khoản mục có độ rủi ro thấp gây lãng phí thờigian cũng như chi phí thực hiện.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ một
lần nữa giúp cho các kiểm toán viên có thể đưa ra những kết luận kiểm toán phùhợp, những ý kiến hỗ trợ tư vấn trong Thư Quản lý cung cấp cho khách hàng saumỗi cuộc kiểm toán nhằm mục tiêu vừa cung cấp cho khách hàng những Báo cáo tài
Trang 12chính trung thực và hợp lý, vừa đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được chocông ty kiểm toán.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của hãng kiểmtoán nổi tiếng toàn cầu Ernst & Young, do đó toàn bộ quy trình kiểm toán nói chungvà quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng áp dụng tại công ty đều lấy từphương pháp chuẩn được Ernst & Young toàn cầu thiết kế và thực hiện chung trêntoàn cầu Trải qua một thời gian dài áp dụng, Ernst & Young đã có những điềuchỉnh phù hợp hơn với những các khách hàng, đồng thời ở từng nước mà cụ thể là ởViệt Nam các chuyên gia tại đây với những kinh nghiệm làm việc của mình đã luônthường xuyên cập nhật những thay đổi, những cải tiến cho phương pháp đánh giánhằm thích nghi với môi trường kinh tế và khách hàng tại Việt Nam Hiện nay,Ernst & Young Việt Nam đang áp dụng một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toánxuyên suốt, cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán và thường chỉ có cáckiểm toán viên cấp cao giàu kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm chuyênmôn đảm nhận, chính vì vậy mà kết quả đạt được có chất lượng khá cao
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểmtoán Báo cáo tài chính, đồng thời có điều kiện được thực tập tại công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình đánh giá rủiro kiểm toán trong Giai đoạn Lập Kế hoạch Kiểm toán Báo cáo tài chính doCông ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện” để làm luận văn tốt nghiệp.
Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, em muốn thực hiện chuyên đề nàynhằm có được những kiến thức sâu rộng hơn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong quátrình kiểm toán báo cáo tài chính để củng cố nền tảng kiến thức cơ sở trước khiđược tiến hành thực hiện công việc thực tế Hơn thế nữa, trong quá trình thu thập tàiliệu để hoàn thành báo cáo, em sẽ có được những hiểu biết thực tế về quy trình đánhgiá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam thực hiện, đồng thời từ đó có thể rút ra cho bản thân những bàihọc quý giá từ quy trình thực tế của công ty để giúp ích cho công việc sau này
Trang 13Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Lý luận chung về rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạchKiểm toán Báo cáo Tài chính
Trong phần này sẽ giới thiệu những vấn đề thuộc về lý luận của rủi roKiểm toán bao gồm các khái niệm về rủi ro, mối quan hệ giữa chúng, mô hình đánhgiá rủi ro Kiểm toán…
Phần 2: Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Giai đoạnLập Kế hoạch Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam thực hiện
Phần này sẽ giới thiệu những thông tin tổng quan về Công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam đồng thời cũng giới thiệu, so sánh và nhận xét quy trình thực hiệnđánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán Báo cáo tài chính củaCông ty ABC và Ngân hàng XYZ.
Phần 3: Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Giai đoạnLập Kế hoạch Kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam thực hiện
Phần này sẽ là những nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán của côngty đối với các khách hàng, bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình tìm hiểu.
Trang 14PHẦN 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG
GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1.1 Khái niệm về Kiểm toán báo cáo Tài chính
Trong quá trình nhận thức vị trí của Kiểm toán trong hệ thống quản lý, bảnchất của Kiểm toán đã được tìm hiểu thông qua nhiều loại quan niệm Do đó, Kiểmtoán cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng theo Giáo trình Lýthuyết kiểm toán-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân-trang 40 thì: “Kiểm toán là xácminh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thốngphương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do cáckiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháplý có hiệu lực” Theo đó thì kiểm toán có tác dụng tạo niềm tin cho những ngườiquan tâm; góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp của các hoạt động tàichính, đặc biệt là các hoạt động của quản lý, ngoài ra kiểm toán còn góp phần nângcao hiệu quả và năng lực quản lý Tồn tại rất nhiều cách phân loại kiểm toán nhưngtheo đối tượng cụ thể thì kiểm toán bao gồm Kiểm toán Báo cáo Tài chính, Kiểmtoán nghiệp vụ, Kiểm toán liên kết
1.1.2 Mục tiêu của Kiểm toán báo cáo Tài chính
Với tư cách là một loại hình của Kiểm toán nên mục tiêu của Kiểm toán Tàichính cũng giống như mục tiêu của Kiểm toán nói chung, đó là thực hiện chức năngxác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 về “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bảnchi phối kiểm toán Báo cáo Tài chính” có quy định mục tiêu của kiểm toán Tàichính như sau: “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toánviên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lậptrên cở sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuânthủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
Trang 15yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị đượckiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượngthông tin tài chính của đơn vị.” Trong đó, các khái niệm trung thực, hợp lý cũngđược định nghĩa như sau ở các mục số 8,9 và 10 của Chuẩn mực trên:
“Trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội
dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hợp lý: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và
phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện nhiều người thừa nhận.
Hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).”
Mọi đối tượng, dù là đối tượng của kiểm toán hay kiểm toán tài chính, đềuchứa đựng trong nó những mối quan hệ kinh tế và quan hệ pháp lý phong phú và đadạng Đặc biệt, về bản chất, các ý kiến hay kết luận kiểm toán về báo cáo tài chínhkhông phải được đưa ra nhằm phục vụ cho bản thân người lập báo cáo hay ngườixác minh mà phục vụ trực tiếp cho những người quan tâm đến tính trung thực vàhợp lý của báo cáo tài chính Vì vậy, kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủvà có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít nhất Như vậy, việc xác định hệ thống mụctiêu của kiểm toán báo cáo tài chính một cách khoa học trên cơ sở các mối quan hệvốn có của đối tượng và khách thể kiểm toán sẽ giúp cho các kiểm toán viên thựchiện các thủ tục kiểm toán đúng hướng và hiệu quả.
1.1.3 Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán báo cáo Tài chính
Trong các loại hình kiểm toán thì Kiểm toán tài chính là loại hình đặc trưngnhất chứa đựng những sắc thái kiểm toán một cách đầy đủ từ khi ra đời cho đếnnay Theo Giáo trình Kiểm toán tài chính của Nhà Xuất bản Trường Đại học Kinhtế Quốc dân năm 2006 thì “Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là bảng khaitài chính Bộ phận quan trọng của những bảng khai tài chính này là Báo cáo tàichính.” Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, mục 04 đã định nghĩa báo cáo tàichính như sau: “Báo cáo tài chính: Là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài
Trang 16chính chủ yếu của đơn vị Ngoài ra, các bảng khai tài chính còn gồm có những bảngkê khai có tính pháp lý khác như Bảng dự toán và quyết toán xây dựng công trình,Bảng kê khai tài sản, Bảng kê khai thuế…Các bảng khai tài chính này đều chứađựng những thông tin được lập tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở tổng hợp các tàiliệu kế toán và các quy tắc cụ thể Do đó, mỗi thông tin về mỗi khoản mục cụ thểtrên các bảng khai tài chính đều mang trong nó những mối quan giữa khoản mụcnày với khoản mục khác, giữa số dư của khoản mục này với số phát sinh của các tàikhoản, nghiệp vụ tương ứng… Như vậy khi nói đối tượng của báo cáo tài chính làcác bảng khai tài chính là ta đã đề cập đến mối quan hệ trực tiếp Tức là để xácminh và bày tỏ ý kiến về bảng khai tài chính, kiểm toán tài chính không thể tách rờicác tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý của đơn vịnhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tếchứa đựng trong mỗi số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trongcác hoạt động tài chính Trong kiểm toán tài chính, các kiểm toán viên vừa phảikhái quát được những quan hệ trên các bảng khai tài chính, vừa phải đi sâu phântích từng mối quan hệ cụ thể để xem xét những hướng tổng quát và nghiên cứunhững nét đặc trưng của việc xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính,về các mối quan hệ giữa kiểm toán tài chính với kiểm toán nghiệp vụ, giữa kiểmtoán thông tin với kiểm toán tuân thủ Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc thực hiện chức năng chung của kiểm toán, đồng thời phân chia công việckiểm toán thành những phần hành kiểm toán.
1.1.4 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán báo cáo Tài chính
Là một loại hình kiểm toán nên trình tự của Kiểm toán tài chính cũng giốngnhư trình tự kiểm toán nói chung, bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán,Thực hành kiểm toán và Kết thúc kiểm toán Tuy nhiên, do có một số đặc trưng vềđối tượng kiểm toán, về mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán nên trìnhtự kiểm toán tài chính cũng có những đặc điểm riêng.
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán
Bắt đầu từ việc khách hàng gửi thư mời (hoặc lệnh) kiểm toán, các kiểm toán
Trang 17viên được giao nhiệm vụ sẽ thực hiện việc thu thập thông tin tìm hiểu về khách thểkiểm toán nhằm phục vụ cho việc soạn thảo hợp đồng kiểm toán và lập kế hoạchchung cho cuộc kiểm toán Sau đó, các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu sâu hơn về nhữngthiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể thông qua việcthu thập thông tin, quan sát, phỏng vấn và đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch kiểmtoán cụ thể Để thực hiện những công việc trên, các trắc nghiệm chủ yếu được thựchiện là trắc nghiệm mức đạt yêu cầu của công việc và trắc nghiệm phân tích (tổngquát) Không chỉ lập kế hoạch và chuẩn bị những công việc kiểm toán, các kiểmtoán viên được giao nhiệm vụ chuẩn bị kiểm toán phải có những ước lượng về cảphương tiện và nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch kiểm toán trong mối quan hệvới chi phí kiểm toán, để đảm bảo toàn bộ chương trình kiểm toán được thực hiệnđầy đủ và hiệu quả.
Bước 2: Thực hiện công việc kiểm toán
Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên sẽ sử dụng các trắc nghiệm cơ bảnlà chủ yếu nhằm xác minh các thông tin được trình bày trên các báo cáo tài chính.Việc sử dụng những trắc nghiệm này phải tùy thuộc vào kết quả của việc đánh giátính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể mà các kiểm toán viên đãthực hiện ở bước 1 Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá làđược thiết kế và hoạt động không hiệu quả thì những trắc nghiệm cơ bản về tính tincậy sẽ được thực hiện ngay với một số lượng mẫu kiểm tra là khá lớn Nếu ngượclại, những thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đượcđánh giá là hiệu quả thì những trắc nghiệm mức đạt yêu cầu sẽ được dùng để xácđịnh khả năng xảy ra sai phạm Sau đó, những trắc nghiệm về độ tin cậy cũng sẽđược sử dụng nhưng với số lượng ít nhằm xác định những sai sót có thể có Nếunhững trắc nghiệm về mức đạt yêu cầu lại cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng hoạt động không có hiệu quả thì các trắc nghiệm độ tin cậy sẽ được ápdụng với số lượng mẫu kiểm tra lớn Quy mô, trình tự và cách thức kết hợp giữa cáctrắc nghiệm được sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm chuyên môn của cáckiểm toán viên.
Trang 18Bước 3: Hoàn tất công việc kiểm toán
Những kết quả thu được từ việc thực hiện những trắc nghiệm trên sẽ đượctổng hợp và xem xét về tính hợp lý, đồng thời các kiểm toán viên cũng phải xem xétcẩn thận những ảnh hưởng tới kết luận kiểm toán của những sự việc bất thường,những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính Sau khi xem xét nhữngyếu tố đó, các kiểm toán viên mới được đưa ra kết luận kiểm toán cuối cùng và saukhi được sự kiểm tra, phê duyệt của các kiểm toán viên cấp trên, công ty kiểm toánmới được phép phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng.
1.2 TỔNG QUAN CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Các khái niệm cơ bản về rủi ro Kiểm toán trong Kiểm toán báo cáo Tàichính
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những khái niệm về rủi ro kiểm toán trongkiểm toán Báo cáo Tài chính, ta nên hiểu được thế nào là Rủi ro? Theo Từ điển Báchkhoa toàn thư Việt Nam thì “Rủi ro là hậu quả gây thiệt hại ít nhiều có thể dự kiếnđược của một hành vi mà việc thực hiện không chỉ phụ thuộc vào ý chí của các bênđương sự Người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây nên chongười khác Người nào đã chấp nhận sự rủi ro trong việc thực hiện một hành vi có thểgây thiệt hại cho mình thì người đó mất quyền khởi tố đòi bồi thường thiệt hại.”
Đi sâu vào lĩnh vực Kiểm toán thì Rủi ro kiểm toán được định nghĩa theonhiều cách khác nhau, mang những nét đặc trưng riêng Theo Giáo trình Lý thuyếtKiểm toán của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản tháng 1 năm 2005 thìRủi ro kiểm toán là khả năng mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không xác đáng vềđối tượng được kiểm toán Loại rủi ro được định nghĩa như vậy luôn luôn có thể tồntại bởi dù cho cuộc kiểm toán có một kế hoạch được lập chi tiết và chu đáo, đượcthực hiện nghiêm chỉnh và thận trọng thì trên thực tế các báo cáo tài chính đã đượckiểm toán của khách hàng hoàn toàn có thể vẫn còn một số sai phạm trọng yếu màcác kiểm toán viên không phát hiện ra được trong quá trình thực hiện kiểm toán
Còn trong sách Kiểm toán-Nhà Xuất bản Tài chính Hà Nội năm 1996 thì lại
Trang 19định nghĩa về rủi ro kiểm toán như sau: “Rủi ro kiểm toán được hiểu là những rủi romà các kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa ra những ý kiến nhận xét khôngthích hợp về các báo cáo tài chính của một đơn vị.” Chẳng hạn như việc các kiểmtoán viên đã đưa ra những ý kiến nhận xét khá hoàn hảo cho các báo cáo tài chínhcủa một công ty khách hàng mà không biết rằng chúng vẫn tồn tại những sai sóttrọng yếu.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 thì “Rủi ro kiểm toán là rủi rokiểm toán viên và công ty kiểm toán đã ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báocáo tài chính được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu.”
Như vậy, ta có thể thấy có rất nhiều những khái niệm về Rủi ro kiểm toánnhưng tất cả đều tựu chung lại một ý: Rủi ro kiểm toán là những rủi ro khi các kiểmtoán viên đưa ra những ý kiến không thích hợp về sự trung thực và hợp lý của cácthông tin được trình bày trên các báo cáo tài chính của khách thể kiểm toán.
1.2.2 Vai trò của Rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báocáo tài chính
Để hiểu rõ hơn về Rủi ro kiểm toán thì ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa Rủi rokiểm toán và Rủi ro kinh doanh, hai khái niệm rất dễ nhầm khi tìm hiểu nhữngthông tin về rủi ro của khách thể kiểm toán Đây là hai loại rủi ro mà các kiểm toánviên sẽ gặp phải khi thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho khách hàng.Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà kiểm toán viên xác nhận về tính trung thực của cácthông tin được trình bày trên các báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến kiểm toán làchấp nhận hoàn toàn trong khi trên thực tế thì trong các báo cáo tài chính đó vẫncòn tồn tại những sai sót mang tính trọng yếu Trong khi đó thì Rủi ro kinh doanh làrủi ro mà kiểm toán viên (hay công ty kiểm toán) phải chịu thiệt hại vì mối quan hệkiểm toán với khách hàng mặc dù các báo cáo kiểm toán mà các kiểm toán viêncung cấp cho khách hàng là hoàn toàn đúng, ví dụ như trường hợp sau khi thực hiệnkiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với các thôngtin trình bày trên các báo cáo tài chính của khách hàng thì tình hình hoạt động kinhdoanh của khách hàng gặp vấn đề do thị trường biến đổi hay do các yếu tố khác thì
Trang 20uy tín của công ty kiểm toán cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và thậm chí nếu kháchhàng vướng phải những sự việc nghiêm trọng hơn như phá sản…thì công ty kiểmtoán có thể sẽ bị xử phạt theo luật pháp…Vì vậy, để kiểm soát những Rủi ro kinhdoanh cho công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên thì cần phải quản lý chặtchẽ rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán cho các khách hàng
Như vậy là trước hết, rủi ro kiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng đối vớiviệc kiểm soát và giảm thiểu Rủi ro kinh doanh cho các kiểm toán viên và các côngty kiểm toán Giảm thiểu được rủi ro kiểm toán thì khả năng tồn tại sai sót trọng yếutrong các báo cáo tài chính của khách hàng sẽ giảm đi, do đó thì sự hiểu biết của cáckiểm toán về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của kháchhàng sẽ sát với thực tế hơn, như vậy thì những kết luận kiểm toán sẽ chính xác hơnvà các kiểm toán viên có thể nắm rõ hơn tình hình trong tương lai của khách hàngsẽ giúp làm kiểm toán viên có thể xác định và kiểm soát được mức độ Rủi ro kinhdoanh của mình.
Ngoài ra, Rủi ro kiểm toán cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong Kiểmtoán Báo cáo tài chính và trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Nhờ xác địnhđược những rủi ro đó mà các kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể dựa vào đóđể ra quyết định xem có nên thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không, nếuthực hiện thì có ảnh hưởng gì đến uy tín của công ty hay không…Trong giai đoạnlập kế hoạch kiểm toán, việc xác định mức độ rủi ro kiểm toán của khách hàng sẽhỗ trợ những cơ sở tin cậy để dựa vào đó các kiểm toán viên có thể xác định đượcmức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tàichính và xác định được nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cáccơ sở dẫn liệu đó nhằm xác định được phương pháp tiếp cận kiểm toán (Theo mục14-Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400).
1.2.3 Các yếu tố cấu thành Rủi ro Kiểm toán
1.2.3.1 Rủi ro tiềm tàng
Khái niệm
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 thì “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro
Trang 21tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tàichính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có haykhông có hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Ngoài ra, ở một số sách về kiểm toán, các khái niệm về rủi ro tiềm tàng cũngđược phân tích khá rõ Điển hình là trong cuốn sách Kiểm toán-Nhà Xuất bảnThống kê năm 1993, định nghĩa rủi ro tiềm tàng đã được đề cập dưới cái tên Rủi rocố hữu như sau: “Là tính nhạy cảm của các báo cáo tài chính đối với sai sót nghiêmtrọng, với giả sử không có các quá trình kiểm soát nội bộ” Theo đó, nếu các kiểmtoán viên kết luận rằng báo cáo tài chính có khả năng sai số rất cao và không quantâm đến quá trình kiểm soát nội bộ thì họ có thể kết luận rằng mức độ rủi ro tiềmtàng trong trường hợp này là rất cao Bên cạnh đó, cuốn Kiểm toán của Nhà xuấtbản Tài chính Hà Nội năm 1996 cũng cho rằng “Rủi ro tiềm tàng là các khả năngtrong báo cáo tài chính có những sai sót nghiêm trọng hay những điều không bìnhthường, trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị đượckiểm toán” Việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của khách hàng làmột trong những công việc vô cùng quan trọng mà các kiểm toán viên phải làmtrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bởi mức độ rủi ro này sẽ cho phép các kiểmtoán viên đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán tiếp theo,xác định phạm vi, khối lượng công việc, số lượng nhân viên và chi phí kiểm toáncần thiết.
Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng
Khi xem xét đến rủi ro tiềm tàng, theo Chuẩn mực Kiểm toán số 400 thì cáckiểm toán viên cần phải quan tâm đến ảnh hưởng của những yếu tố sau:
Trên phương diện báo cáo tài chính:
o Sự liêm khiết, kinh nghiệm và sự hiểu biết của Ban giám đốc của khách hàngo Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của những người lập nên báo cáo tàichính của khách hàng như kế toán trưởng, các nhân viên kế toán khác và cáckiểm toán viên nội bộ.
o Những áp lực bất thường đối với ban Giám đốc, kế toán trưởng của khách
Trang 22o Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng tới lĩnh vực, hoạt động kinh doanhcủa khách hàng như: Quy trình công nghệ sản xuất, phạm vi thị trường, cácnhà cung cấp chủ yếu, đặc điểm thị trường…
Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ:
o Khả năng báo cáo tài chính vẫn còn tồn tại những sai sót trọng yếu
o Xác định số dư, số phát sinh của các tài khoản và các nghiệp vụ kinh tế trêncác bảng khai tài chính của khách hàng…
o Khả năng xảy ra tình trạng tài sản bị biển thủ và mất mát trong quá trình hoạtđộng
o Mức độ phức tạp và việc ghi chép các nghiệp vụ trọng yếu, đặc biệt là nhữngnghiệp vụ bất thường…
1.2.3.2 Rủi ro kiểm soát
Khái niệm
Loại rủi ro thứ 2 ta cần tìm hiểu là Rủi ro kiểm soát, “đây là loại rủi ro đạidiện cho sự đánh giá về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng có hiệu quả đối vớiviệc ngăn ngừa hoặc phát hiện sai sót hay không và mục đích của kiểm toán viên làđánh giá ở một mức thấp hơn mức tối đa (100%) như một phần của kế hoạch kiểmtoán Cơ cấu kiểm soát nội bộ càng hiệu quả, yếu tố rủi ro có thể được phân bổ rủiro kiểm soát càng thấp” (Theo cuốn Kiểm toán-Nhà Xuất bản Thống kê năm 1993) Hiểu theo nghĩa đơn giản thì “Rủi ro kiểm toán là các khả năng mà hệ thốngkiểm soát nội bộ của đơn vị không phát hiện và ngăn chặn được các gian lận và cácsai sót”-Kiểm toán-Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội năm 1996 Mỗi doanh nghiệpđều có sự tồn tại của hoạt động kiểm soát nội bộ nhưng không phải doanh nghiệpnào cũng có ý thức xây dựng các hoạt động đó một cách có hệ thống và có hiệu quả.Do đó, rủi ro kiểm soát là vấn đề khó tránh khỏi bởi những hạn chế mang tính cốhữu của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được đề cập ở phần trên
Nhận thức được sự quan trọng của yếu tố rủi ro kiểm soát trong việc cấuthành nên Rủi ro kiểm toán, để giúp cho các kiểm toán viên có sự hiểu biết rõ ràng
Trang 23hơn về loại rủi ro này, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã định nghĩa Rủi ro kiểmsoát như sau: “Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán vàhệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữakịp thời.”
Những nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro kiểm soát
Đánh giá mức độ của rủi ro kiểm soát về bản chất chính là việc đánh giá tínhhiệu quả trong việc thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp, tức là đánh giá xem hệ thống đó có khả năng phát hiện được những sai sótvà gian lận trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không.Các nhân tốảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát bao gồm:
Tính chất phức tạp và mới của các loại giao dịch, các loại nghiệp vụ nảy sinhở doanh nghiệp: Các hoạt động kiểm soát đều được thiết kế dựa trên sự ra đời của các
nghiệp vụ, do đó nghiệp vụ càng phức tạp đặc biệt là những nghiệp vụ mới xuất hiệnthì khả năng kiểm soát của hệ thống kiểm soát đối với những nghiệp vụ đó càng thấpvì nó đòi hỏi có thời gian để hoàn thiện hệ thống cho phù hợp với thực tế.
Nguồn nhân lực của hệ thống kiểm soát nội bộ: Một hệ thống kiểm soát
được thiết kế một cách hiệu quả thì chưa chắc đã được vận hành tốt nếu không cóyếu tố con người Nếu số lượng nhân viên của hệ thống kiểm soát nội bộ không đủhoặc có trình độ không cao thì các hoạt động kiểm soát cũng không mang lại hiệuquả quản lý như mong muốn, bởi vậy đây là một yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng.
Các trình tự và các thủ tục kiểm soát nội bộ: Việc tìm hiểu và đánh giá các
thủ tục này sẽ giúp cho các kiểm toán viên có thể đánh giá được tính hiệu quả củahệ thống kiểm soát, xác định được những nguy cơ rủi ro có thể nảy sinh do sự sơ hởcủa các thủ tục kiểm soát gây ra
1.2.3.3 Rủi ro phát hiện
Khái niệm
Nếu 2 loại rủi ro trên đây đều hoàn toàn độc lập với sự tác động của KTV thìRủi ro phát hiện lại liên quan trực tiếp đến những thủ tục kiểm toán do các KTV
Trang 24thực hiện bởi “Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các KTV sẵn sàng chấp nhận vì việckhông tìm thấy các sai sót nghiêm trọng trong các báo cáo tài chính bằng các thểthức kiểm toán, với giả sử hệ thống kiểm soát nội bộ đã không phát hiện ra chúngvà sửa chữa chúng”-Cuốn Kiểm toán- Nhà xuất bản Thống kê năm 1993 Còn cuốnKiểm toán do Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội xuất bản năm 1996 thì “Rủi ro pháthiện là các khả năng mà các bước kiểm toán không phát hiện được các sai sótnghiêm trọng hiện có trong các số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ” Và trongChuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 thì lại định nghĩa Rủi ro phát hiện là “Rủiro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tàichính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viênvà công ty kiểm toán không phát hiện được.”
Như vậy thì Rủi ro phát hiện xác định bằng chứng mà các KTV có kế hoạch thuthập Khi rủi ro phát hiện được chấp nhận ở mức thấp thì các KTV sẽ phải chú trọnghơn đến những bằng chứng thu thập về cả số lượng và chất lượng và ngược lại.
Những nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro phát hiện
Rủi ro phát hiện được xác định từ 3 loại rủi ro là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát và rủi ro kiểm toán mong muốn, do đó sự thay đổi về mức độ của từng loại rủiro trên cũng sẽ làm thay đổi mức độ của rủi ro phát hiện Khi các rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát càng cao thì để đảm bảo một mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn,các KTV phải thực hiện các thử nghiệm cơ bản sao cho có thể giảm thiểu được mứcđộ rủi ro phát hiện, như vậy là giữa Rủi ro phát hiện và Rủi ro tiềm tàng và Rủi rokiểm soát có tỷ lệ nghịch với nhau.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 đã xác định rằng “Mức độ rủi rophát hiện có liên quan trực tiếp đến thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên” Ngoàira, mức độ rủi ro phát hiện cũng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với phạm vi, cácphương pháp kiểm toán được áp dụng trong quá trình kiểm toán Nếu một cuộckiểm toán có phạm vi rộng, sử dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp một cáchchặt chẽ thì mức độ rủi ro phát hiện được xác định là ở mức độ thấp bởi khả năngcác KTV không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu được xác định là thấp hơn
Trang 25và ngược lại.
1.2.4 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành rủi ro kiểm toán
Qua việc tìm hiểu các nhân tố cấu thành nên rủi ro kiểm toán, ta có thể thấyRủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát khác với Rủi ro phát hiện về bản chất bởi Rủiro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh vàmôi trường quản lý của doanh nghiệp cũng như phụ thuộc vào bản chất, độ phức tạpcủa các tài khoản và các loại nghiệp vụ Hay nói cách khác thì 2 loại rủi ro này tồntại khách quan với các hoạt động kiểm toán, dù muốn hay không thì các KTV cũngkhông thể nào tác động được vào chúng mà chỉ có thể đánh giá chúng có xác đángvà phản ánh đúng thực tế hay không? Và nếu những đánh giá đó của các KTV là sátthực, phản ánh đúng mức độ của các loại rủi ro này thì các KTV sẽ có một cơ sởvững chắc nhằm thiết kế các thử nghiệm cơ bản để có thể giảm thiểu rủi ro pháthiện xuống mức chấp nhận được để đảm bảo một mức độ rủi ro kiểm toán mongmuốn đã xác định trước
Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa trên các kết quả đánh giá rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát của các kiểm toán viên được thể hiện trong ma trận dướiđây:
Bảng 1.1 Ma trận rủi ro kiểm toán
Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát
Đánh giá củakiểm toán viênvề rủi ro tiềmtàng
(Phụ lục số 01-Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)
Thông qua ma trận này, ta có thể thấy mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện vànhững đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của các kiểm toán viên là mốiquan hệ tỷ lệ nghịch, tức là: Nếu các kiểm toán viên đánh giá mức độ rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát của khách thể kiểm toán là lớn thì mức độ rủi ro phát hiệndự kiến của họ sẽ thấp để hạn chế và duy trì rủi ro kiểm toán ở mức độ thấp và
Trang 26ngược lại nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được các kiểm toán viênđánh giá ở mức độ thấp thì các kiểm toán viên có thể dự kiến rủi ro phát hiện ở mứcđộ cao mà vẫn đảm bảo cho rủi ro kiểm toán được duy trì ở mức chấp nhận được.
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán sẽ được thể hiện trên mô hình sauđây:
DAR = IR * CR * DR
Trong đó:
DAR: Rủi ro kiểm toán mong muốn (Mức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là
các báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu sau khi cuộc kiểm toán hoànthành và đã đi đến một nhận xét chấp nhận hoàn toàn.
IR: Rủi ro tiềm tàng
CR: Rủi ro kiểm soát
DR: Rủi ro phát hiện
Mô hình này được sử dụng nhằm khá nhiều mục đích:
Thứ nhất, nó giúp cho các KTV đánh giá được xem kế hoạch kiểm toán mình
thiết kế đã đạt yêu cầu về tính hợp lý hay chưa?
Tức là sau khi đã lập được kế hoạch kiểm toán cụ thể, xác định được mức độrủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp, đồng thời dựa vào các thửnghiệm kiểm toán được thiết kế sử dụng trong quá trình thực hiện các KTV cũng đãxác định được mức độ rủi ro phát hiện Từ phía KTV thì dựa vào mô hình này,KTV sẽ xác định được xem mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn là bao nhiêu vàmức độ đó đã phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm toán hay chưa?
Thứ hai,để có được một kế hoạch kiểm toán có hiệu quả, các KTV sẽ dựa
vào mô hình trên để xác định mức độ rủi ro phát hiện cần đảm bảo Ở trường hợpnày thì các KTV đã xác định ngay từ đầu một mức độ mong muốn của rủi ro kiểmtoán, do đó sau khi đánh giá được mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thìcác KTV sẽ xác định được mức độ rủi ro phát hiện cần đạt được Như vậy ở đây,mô hình sẽ được sử dụng để xác định mức độ rủi ro phát hiện để từ đó xác địnhđược những thử nghiệm cơ bản và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thiết để đạt
Trang 27được mức rủi ro phát hiện như đã định Số lượng bằng chứng thích hợp có quan hệtỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro phát hiện, do đó nếu muốn giảm thiểu mức độ rủi rophát hiện thì các KTV phải lựa chọn và thu thập những bằng chứng kiểm toán vớisố lượng lớn hơn và thích hợp hơn.
Thứ 3, các KTV thường dùng mô hình này để xác định mối quan hệ giữa các
rủi ro khác nhau và mối quan hệ giữa chúng với bằng chứng Việc hiểu được nhữngmối quan hệ này là rất cần thiết để cho các KTV lập kế hoạch kiểm toán để có thểthu thập được những bằng chứng thích hợp.
1.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG LẬP KẾ HOẠCH KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn
Theo cuốn Kiểm toán của Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội thì rủi ro kiểmtoán mong muốn là rủi ro được xác định một cách chủ quan mà kiểm toán viên sẵnsàng cho rằng các báo cáo tài chính không được trình bày trung thực sau khi cuộckiểm toán được hoàn thành và đi đến một nhận xét chấp nhận hoàn toàn Hay nóimột cách khác thì rủi ro kiểm toán mong muốn là mức độ sai sót có thể chấp nhậnđược tồn tại trên báo cáo tài chính sau khi đã được kiểm toán, đồng thời nó cũngbiểu hiện mức độ tin cậy của các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính saukhi được kiểm toán Đối với mỗi báo cáo tài chính, mức độ rủi ro kiểm toán mongmuốn là 0% là một mức độ hoàn hảo nhưng sẽ tốn một mức chi phí rất lớn bởi vậycùng với việc so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, các kiểm toán viên sẽước lượng một mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn phù hợp để đảm bảo độ tin cậycho các báo cáo tài chính đã được kiểm toán Trong quá trình tiến hành kiểm toáncho khách hàng, mục đích cuối cùng của các kiểm toán viên là làm sao để giảmđược mức độ rủi ro mong muốn, đặc biệt là trong những trường hợp mà mức độ tincậy của những người bên ngoài sử dụng báo cáo đối với các báo cáo là cao và khikhả năng khách hàng kiểm toán gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo tài chínhđã kiểm toán được công bố là cao.
Trang 281.3.2 Rủi ro tiềm tàng
Để có thể đánh giá được mức độ rủi ro tiềm tàng của khách hàng, các kiểmtoán viên cần phải thu thập những thông tin dưới đây để thực hiện phân tích:
Phân tích trình độ và tác phong quản lý của Ban quản trị khách hàng: Ở
công việc này, các kiểm toán viên sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn và kiểm tranhững hoạt động quản lý của Ban Quản trị của doanh nghiệp để qua đó có nhữngđánh giá về trình độ và hiệu quả quản lý của bộ phận này trong doanh nghiệp NếuBan quản trị thiếu liêm chính, trình độ thấp thì khả năng báo cáo tài chính có nhữngsai sót trọng yếu là rất lớn, như vậy thì các kiểm toán viên sẽ phải chịu rủi ro kinhdoanh cao.
Phân tích bản chất kinh doanh của khách hàng: Những đặc điểm và những
nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ dẫn đến việcxuất hiện rủi ro tiềm tàng đối với một số tài khoản nhất định của doanh nghiệp.Những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhu cầu thị trường, mục tiêu pháttriển của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật…cũng là nhân tố có thể làm nảysinh những gian lận tiềm tàng trong các hoạt động của doanh nghiệp Việc phân tíchnày sẽ giúp cho các kiểm toán viên lường được những rủi ro tiềm tàng từ đặc điểmngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Phân tích bản chất, nội dung của các khoản mục được trình bày trên cácbáo cáo tài chính: Mỗi khoản mục đều có những đặc trưng riêng, liên quan đến
những nghiệp vụ cụ thể, do đó các kiểm toán viên phải tìm hiểu từng khoản mục vàcác nghiệp vụ có liên quan để có thể xác định được mức độ sai sót, những điểm dễxảy ra sai sót để tập trung làm rõ và ước lượng được gần đúng nhất những khả năngxảy ra sai sót ở các khoản mục.
Tìm hiểu bản chất hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ trong đơn vị: Kế
toán là bộ phận trực tiếp thực hiện chức năng hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ củadoanh nghiệp và cũng là bộ phận tham gia trực tiếp vào việc lập nên báo cáo tàichính cho doanh nghiệp nên nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm xuất hiệnnhững sai sót tiềm tàng cho các nghiệp vụ và các khoản mục được trình bày trên các
Trang 29bảng khai tài chính của khách hàng…Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp cũng không thể nào đạt được các mục tiêu quản lý của nó một cáchhoàn hảo bởi trong nó luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng như: mối quan hệ giữachi phí và lợi ích thu được, phần lớn các thủ tục được thiết kế cho các nghiệp vụthường xuyên, khả năng về sự thông đồng giữa các nhân viên bên trong và bênngoài đơn vị…đây cũng là một rủi ro tiềm tàng mà các kiểm toán viên cần chú ý.
Ngoài những yếu tố trên, các kiểm toán viên cũng phải quan tâm đến nhữngnhững yếu tố khác như: kết luận từ những lần phân tích đánh giá trước, mối quan hệgiữa doanh nghiệp với các bên đối tác bên ngoài, tính nhạy cảm với sự tham ô…đểđưa ra dự đoán của mình.
1.3.3 Rủi ro kiểm soát
Để có thể đánh giá Rủi ro kiểm soát của khách thể kiểm toán, trước hết cáckiểm toán viên phải thu thập được những thông tin về việc thiết kế và hoạt động củahệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhằm có những đánh giá ban đầu về rủiro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụkinh tế chủ yếu Rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp thường được các kiểm toán viênđánh giá ở mức độ cao nếu họ nhận thấy rằng:
Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả
Kiểm toán viên không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ vàhiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
(Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)
Và nếu trong các trường hợp sau thì các kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soátở mức thấp:
KTV có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộđược thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu. KTV có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho việc đánh giá
mức độ rủi ro kiểm soát.
(Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)
Trang 30Sau khi đã có những đánh giá ban đầu đó, các KTV phải thực hiện các thửnghiệm kiểm soát như: kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế, phỏng vấn,quan sát thực tế việc thực hiện hay kiểm tra việc thực hiện các thủ tục kiểm soát…để có những bằng chứng xác thực về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộtrên 2 phương diện, đó là Thiết kế và Thực hiện:
Về mặt thiết kế: tức là hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có được thiết
kế cụ thể, chặt chẽ và hiệu quả hay không, có thể phát hiện và ngăn chặn nhữngsai sót, gian lận trong các hoạt động hay không.
Về mặt thực hiện: tức là từng thủ tục kiểm soát được thiết kế cho hệ thống có
được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản hay không.
Cuối cùng, các KTV sẽ phải tập hợp các kết quả thử nghiệm và những bằng chứngthu được nhằm xem xét lại đánh giá ban đầu có hợp lý hay không để có những điềuchỉnh cho phù hợp.
1.3.4 Rủi ro phát hiện
Nhằm đánh giá được mức độ rủi ro phát hiện của khách hàng, trước hết cácKTV phải đánh giá được mức độ Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát của kháchhàng Đồng thời, các KTV cũng phải xác định được mức độ Rủi ro kiểm toán mongmuốn, tức là khả năng vẫn tồn tại những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính đãđược kiểm toán, nhằm từ đó xác định được mức độ Rủi ro phát hiện mà các KTVcần phải đảm bảo trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán Nói chung, trong mọitrường hợp thì việc giảm thiểu rủi ro phát hiện là một mục tiêu xuyên suốt của quátrình kiểm toán Để thực hiện mục tiêu này, các KTV cần chú ý đến những vấn đềdưới đây:
Nội dung thử nghiệm cơ bản, ví dụ thủ tục thu thập tài liệu, hoặc xác nhận thôngtin từ bên ngoài độc lập với đơn vị có có giá trị cao hơn là thu thập tài liệu trongnội bộ đơn vị; hoặc kết hợp kết quả kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư vớithủ tục phân tích.
Lịch trình của thử nghiệm cơ bản, ví dụ thủ tục kiểm tra số dư hàng tồn kho cuốinăm được thực hiện vào cuối niên độ kế toán có giá trị cao hơn là thực hiện
Trang 31kiểm tra vào một thời điểm khác và phải điều chỉnh;
Phạm vi thử nghiệm cơ bản, ví dụ xác minh cỡ mẫu kiểm tra rộng hơn là hẹp
(Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)
1.4 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠNLẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 thì “Kế hoạch kiểm toán tổngthể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nộidung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lậpkế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách cóhiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến
Việc lập kế hoạch tổng thể này được thực hiện theo rất nhiều bước công việcnhưng trong đó có một phần công việc quan trọng đó là đánh giá rủi ro kiểm toán.Đây là việc các KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộBCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tụckiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục dựa trên mức trọng yếuđược xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục.
Để đánh giá được rủi ro kiểm toán, các KTV cần đánh giá được 3 loại rủi rokiểm toán sau:
Rủi ro cố hữu (Rủi ro tiềm tàng) với việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng như:
Bản chất kinh doanh của khách hàng Tính trung thực của Ban Giám đốc Kết quả của các lần kiểm toán trước
Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn Các nghiệp vụ kinh tế bất thường
Các ước tính kế toán
Số lượng tiền của các số dư tài khoản.
Rủi ro kiểm soát: Đây là loại rủi ro phát sinh do sự không hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ Rủi ro này luôn tồn tại do những hạn chế mang tính cố hữu
Trang 32của hệ thống kiểm soát nội bộ của bất kỳ doanh nghiệp nào Để đánh giá đượcloại rủi ro này, các KTV phải tìm hiểu về hoạt động của hệ thống kiểm soát nộibộ của doanh nghiệp với từng khoản mục được trình bày trên BCTC.
Rủi ro phát hiện: Đây rủi ro phát sinh có thể do các bước kiểm toán không thích
hợp, phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót hay do cácKTV hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng Rủi ro này đượcxác định từ ba loại rủi ro gồm Rủi ro kiểm toán mong muốn, Rủi ro cố hữu vàRủi ro kiểm soát
1.4.2 Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 đã xác định rằng “Chương trìnhkiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nộidung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kếhoạch kiểm toán tổng thể”
Khi thiết kế và xây dựng chương trình kiểm toán, các KTV phải xem xét cácđánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạtđược thông qua thử nghiệm cơ bản Rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục càng caothì số lượng bằng chứng kiểm toán mà các KTV phải thu thập càng nhiều và do đócác trắc nghiệm sẽ được mở rộng cả về phạm vi và quy mô Đồng thời nếu doanhnghiệp được kiểm toán có được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quảthì mức độ rủi ro kiểm soát sẽ được giảm bớt, do đó số lượng bằng chứng kiểm toánmà các KTV cần thu thập trong các trắc nghiệm sẽ giảm xuống góp phần làm giảmchi phí kiểm toán và ngược lại
1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO KIỂM TOÁN VỚI CÁC THỬ NGHIỆMKIỂM TOÁN
Giữa rủi ro kiểm toán và các thử nghiệm kiểm toán có mối quan hệ vô cùngchặt chẽ được thể hiện ở mối quan hệ giữa từng loại rủi ro cấu thành nên rủi ro kiểmtoán với các loại thử nghiệm kiểm toán Mục đích của việc thực hiện các thửnghiệm kiểm toán là để thu thập được những bằng chứng kiểm toán thích hợp để cóthể giảm thiểu được mức độ rủi ro kiểm toán trên các báo cáo tài chính đã được
Trang 33kiểm toán.
Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát với các thử nghiệm kiểm toán
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 cũng đã xác định mối quan hệ giữa2 loại rủi ro này với các thử nghiệm kiểm toán như sau: “Mục tiêu của thử nghiệmcơ bản và thử nghiệm kiểm soát là khác nhau nhưng kết quả thu được từ hai loại thửnghiệm này có thể bổ sung cho nhau trong việc thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàngvà rủi ro kiểm soát” Tức là nhhững sai sót phát hiện được khi thực hiện các thửnghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát sẽ khiến cho kiểm toán viên phải xem xétlại những đánh giá của mình về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Hơn thế nữa, “Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá càng caothì kiểm toán viên càng phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán từ các thửnghiệm cơ bản” (Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400-mục 48) bởi khi đó, khảnăng tồn tại những sai sót gian lận trong các thông tin được trình bày trên báo cáotài chính của khách hàng là vô cùng lớn, do đó các thử nghiệm cơ bản phải đượcthực hiện sao cho có thể thu thập được nhiều bằng chứng xác đáng để có thể pháthiện được những sai phạm đó nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro phát hiện cho cácKTV, như vậy là quy mô, phạm vi của các thử nghiệm cơ bản tỷ lệ thuận với mứcđộ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Tức là nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát ở mức độ cao thì để đảm bảo được một mức độ rủi ro kiểm toán mong muốnthì các kiểm toán viên sẽ phải hạ thấp mức độ rủi ro phát hiện, để thực hiện đượcviệc này thì các kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm toán với phạmvi rộng hơn, quy mô lớn hơn để có thể phát hiện ra nhiều sai sót hơn…
Mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện với các thử nghiệm kiểm toán
Mối quan hệ này đã được chuẩn mực hóa trong mục 43 của Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam số 400 như sau: “Mức độ rủi ro phát hiện có liên quan trựctiếp đến thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên Kiểm toán viên phải dựa và đánhgiá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình vàphạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và giảm rủi ro kiểm toán xuốngthấp đến mức có thể chấp nhận được” Do đó, các thử nghiệm cơ bản được tổ chức
Trang 34thực hiện với quy mô và phạm vi tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro phát hiện và rủi rokiểm toán mong muốn, tức là nếu muốn giảm thiểu mức độ rủi ro phát hiện hay rủiro kiểm toán thì các KTV phải thực hiện nhiều các thử nghiệm cơ bản hơn vớinhững bằng chứng kiểm toán thích hợp hơn cả về số lượng và chất lượng Để giảmthiểu 2 loại rủi ro này các KTV cần chú ý tới:
Nội dung thử nghiệm cơ bản, ví dụ thủ tục thu thập tài liệu, hoặc xác nhận thôngtin từ bên ngoài độc lập với đơn vị có có giá trị cao hơn là thu thập tài liệu trongnội bộ đơn vị; hoặc kết hợp kết quả kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư vớithủ tục phân tích.
Lịch trình của thử nghiệm cơ bản, ví dụ thủ tục kiểm tra số dư hàng tồn kho cuốinăm được thực hiện vào cuối niên độ kế toán có giá trị cao hơn là thực hiệnkiểm tra vào một thời điểm khác và phải điều chỉnh;
Phạm vi thử nghiệm cơ bản, ví dụ xác minh cỡ mẫu kiểm tra rộng hơn là hẹp
(Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)
Trang 35PHẦN 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGGIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNGVIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam
Ernst & Young toàn cầu ban đầu là sự kết hợp vào năm 1989 của 2 công ty làErnst & Ernst do một người Mỹ tên là A.C.Ernst (1881-1948) sáng lập và công tyArthur Young & Co của một người Xcôtlen, Arthur Young (1863-1948) Đó cũnglà lý do mà tên công ty lại được đặt là Ernst & Young Và công ty mới này đã nhanhchóng khẳng định vị trí tiên phong của mình trong việc toàn cầu hóa một cáchnhanh chóng, với những công nghệ kinh doanh mới và việc thay đổi hoạt động kinhdoanh liên tục Cho đến nay Ernst & Young toàn cầu đã có hơn 130.000 thành viênphát triển rộng trên 140 quốc gia toàn thế giới.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của Hãng Ernst &Young toàn cầu Ernst & Young Việt Nam đã được chấp nhận giấy phép đầu tư vàonăm 1992 và trở thành Công ty 100% vốn nước ngoài hợp pháp thuộc một hãng kếtoán và kiểm toán quốc tế được chấp nhận đầu tiên tại Việt Nam.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam hiện nay có 8 Cổ đông và Giám đốccùng khoảng 280 nhân viên với 2 chi nhánh chính thức tại Hà Nội và Thành phố HồChí Minh
2.1.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam trong thời gian tới
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, phương hướng hoạt động
Trang 36của Công ty Ernst & Young Việt Nam là tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp các dịchvụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy nhằm giúp khách hàng đưa ra cácquyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách chính xác và có hiệu quả Dựa trêncơ sở này, trong thời gian tới, công ty sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt hơn và kịpthời hơn các vấn đề phát sinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào cóthể thực hiện được để nhanh chóng trở thành công ty kiểm toán hàng đầu tại ViệtNam, có sức ảnh hưởng lớn.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, điều đầu tiên Ernst & Young Việt Namnghĩ tới đó là yếu tố con người Công ty sẽ không chỉ tập trung vào những nhânviên đã đi làm, đã có kinh nghiệm mà còn tập trung vào cả những sinh viên chuyênngành còn đang ngồi trên ghế các giảng đường đại học bằng cách tổ chức các cuộcthi để trao những học bổng Đồng thời, công ty cũng đang trong quá trình xây dựngkế hoạch mở rộng các dịch vụ cung cấp để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằmthúc đẩy doanh thu và tăng lợi nhuận Đặc biệt công ty cũng có kế hoạch nhằm tiếpthị công ty với các doanh nghiệp trong cả nước để thu hút thêm nhiều khách hàngsử dụng dịch vụ của công ty
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam hiện nay đượcbố trí như ở Sơ đồ 1 và bao gồm các vị trí, chức vụ dưới đây:
Tổng giám đốc: Là người quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả
mọi hoạt động cuả công ty tại Việt Nam, trực tiếp quản lý những công việc của vănphòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và quản lý gián tiếp những công việc của vănphòng Hà Nội thông qua Phó Tổng giám đốc tại Hà Nội Tổng giám đốc cũng chínhlà người phụ trách việc xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển ngắn và dàihạn của công ty.
Phó Tổng giám đốc: Là người thay mặt Tổng giám đốc quản lý và điều
hành công việc tại văn phòng, đôn đốc việc thực hiện những kế hoạch chiến lượckinh doanh mà Ban giám đốc đã đề ra, đồng thời thường xuyên báo cáo tình hìnhthực hiện cung cấp dịch vụ cho Tổng giám đốc
Trang 37Tiếp đến là hệ thống các phòng ban trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệmvụ chuyên môn được phân công, bao gồm:
Bộ phận Hành chính của công ty bao gồm bộ phận kế toán, bộ phận công
nghệ thông tin và bộ phận văn phòng
Bộ phận nghiệp vụ của Công ty là bộ phận quan trọng nhất, mang lại doanh
thu, lợi nhuận cho Công ty gồm các Phòng Kiểm toán, Phòng Tư vấn Kếtoán Tài chính và Phòng Tư vấn thuế.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ phận kế toán
Bộ phận
Tin học
Bộ phận
văn phòng
Bộ phận Kiểm
Bộ phận tư vấn
Bộ phận tư vấn tài chính
kế toánBộ
phận nhân
PartnerTổng giám đốc
Trang 38 Những ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe và đời sống Ngành khoáng sản và phục vụ công cộng
Những ngành xây dựng và bất động sản Các sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng Ngành công nghệ.
2.1.3.2 Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng hiện nay của công tyBảo hiểm và Tư vấn
Trong mảng dịch vụ này, Ernst & Young Việt Nam còn chia ra thành nhữngdịch vụ cụ thể và chi tiết hơn bao gồm:
Tuân thủ thuế Tư vấn thuế
Kiểm tra tình trạng thuế (Tax Health Check) Kiểm toán Thuế
Trang 39 Thuế được giữ lại
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Công tyTNHH Ernst & Young Việt Nam
Ta có thể thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Ernst & Young ViệtNam qua bảng xếp hạng các hãng kiểm toán có doanh thu lớn nhất thế giới năm2006 dưới đây theo thống kê của Công ty Baker Tilly International:
Bảng 2.1: 10 Hãng kiểm toán có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam
TT Tên Công ty Kiểm toán
Tốc độtăng doanhthu (%)
1 Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN (PWC) 172,528 722 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) 137,638 31
5 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
7 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC) 21,828 15
10 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) 15,100 19
2.1.4 Tổ chức bộ máy kiểm toán của Công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam
Bộ máy Kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam bao gồm các chứcvụ, vị trí sau và được tổ chức theo sơ đồ 2 dưới đây:
Partner: Chủ phần hùn và cũng là Kiểm toán viên giàu kinh nhiệm nhất
Trang 40trong Công ty Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp về một bộ phận,thường xuyên theo sát tình hình, xem xét và ký vào các báo cáo kiểm toáncung cấp cho khách hàng.
Director: Giám đốc nghiệp vụ là người trực tiếp quản lý các job kiểm toán
tùy theo lĩnh vực kiểm toán chuyên trách
Manager/Senior manager: Chủ nhiệm kiểm toán/ Kiểm toán viên cấp cao là
người thường được giao nhiệm vụ trưởng nhóm của các nhóm đi kiểm toán. Senior: Người giám sát là người trực tiếp phân công công việc cho các trợ
lý kiểm toán
Staff: Trợ lý kiểm toán chỉ được thực hiện các phần hành theo sự phân
công của trưởng nhóm.
Sơ đồ 2: Tổ chức các phòng ban thực hiện kiểm toán
Staff