1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện

61 802 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và xu hướng hội nhập với nềnkinh tế thế giới đòi hỏi sự minh bạch về thông tin tài chính của các doanhnghiệp thuộc tất cả các loại hình kinh doanh Đó là điều kiện ra đời và pháttriển của ngành kiểm toán Ngành kiểm toán thực sự có mặt tại Việt Nam khicó sự ra đời của Kiểm toán độc lập vào đầu thập niên 90 Vì vậy, kiểm toán làmột ngành non trẻ và đang phát triển ở Việt Nam Nhưng tốc độ phát triển rấtnhanh và chúng ta đang trên đường hoàn thiện về mọi mặt để phát triển lĩnhvực này

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều thay đổi Việc gia nhậpWTO đã đánh dấu một bước ngoặt cho tiến trình phát triển của đất nước.Trong sự phát triển ấy, lĩnh vực kiểm toán đóng vai trò quan trọng

Với những nỗ lực chung của đất nước, ngành kiểm toán cũng có nhữngnỗ lực riêng để theo kịp với nhịp độ phát triển của Việt Nam và thế giới.Những người lãnh đạo lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam trong các bộ, ngànhcũng đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toánvà kiểm toán, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp của chuẩn mực Việt Namvới chuẩn mực quốc tế Cũng như các ngành khác, thị trường kiểm toán ởViệt Nam cũng có sự cạnh tranh khốc liệt Các công ty luôn cố gắng để giànhđược những hợp đồng kiểm toán cho những công ty lớn Do đó, việc nâng caochất lượng kiểm toán là rất cần thiết Nhận thức rõ điều này, Công ty kiểmtoán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) ngày càng hoàn thiện phương pháp vàquy trình kiểm toán cho mọi phần hành để đem lại hiệu quả và chất lượngkiểm toán tốt nhất cho khách hàng

Xét trên khía cạnh BCTC, khoản mục phải thu khách hàng có liên quanmật thiết đến khoản mục doanh thu trên BCKQHĐKD của doanh nghiệp Một

Trang 2

mặt phản ánh tình hình bán hàng thu tiển, mặt khác phản ánh khả năng kiểmsoát và quản lý của doanh nghiệp đối với các khoản doanh thu bán chịu Đồngthời qua phân tích khoản phải thu khách hàng, ta có thể thấy được tình hìnhvà khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.Hơn nữa, khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, KTV cũng kiểm tra đếntính phù hợp của các khoản dự phòng khó đòi Đây là một trong số những ướctính quan trọng trong kế toán và có khả năng xảy ra nhiều sai sót, gian lận dosự cố tình ước tính sai để làm thay đổi chi phí trong kỳ Do đó, kiểm toánkhoản dự phòng phải thu khó đòi phải có những xét đoán mang tính nghềnghiệp của KTV

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết kiểm toán trong quá trình họctập tại trường và thực tế thực tập tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chínhQuốc tế (IFC) em đã có những hiểu biết nhất định về khoản mục phải thu

khách hàng Do đó, em đã chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểmtoán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện”.

Nội dung chuyên đề của em gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chínhQuốc tế (IFC)

Chương II: Thực tế công tác kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán vàTư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản phải thukhách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện

Trang 3

châm hoạt động của công ty là “Mang lại sự tin cậy”.

Công ty được thành lập bởi những kiểm toán viên ưu tú, đã có thâmniên làm việc nhiều năm tại các công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giớivà Việt Nam Hầu hết các thành viên chủ chốt của công ty đều có bằng thạcsỹ, MBA của các học viện danh tiếng trên thế giới hoặc các chứng chỉ nghềnghiệp quốc tế (như ACCA), từng là các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểmtoán viên chính chỉ đạo và trực tiếp tham gia các nhóm cung cấp dịch vụ chocác doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành kinh tế của Việt Nam Nhiềuthành viên của công ty đã tham gia các khóa đào tạo quốc tế tại Ireland,Singapore, Thái Lan, cũng như các khóa đào tạo của các hãng kiểm toán hàngđầu thế giới như KPMG, Delloitte & Touch, PwC,… Đội ngũ gồm hơn 60người năng động, sáng tạo với tâm huyết mang những kiến thức và kinhnghiệm của mình để chia sẻ với khách hàng, cùng với các khách hàng vượtqua những thách thức để thành công trong quá trình kinh doanh và hội nhậpquốc tế.

Trang 4

Sau quá trình tìm hiểu, lựa chọn đối tác quốc tế, công ty cũng đã hoàntất các thủ tục để Hãng kiểm toán Quốc tế UHY đến làm việc và tiến hànhthực hiện việc soát xét hồ sơ xin gia nhập hãng thành viên Sau quá trình làmviệc và đàm phán, một bộ phận cán bộ - công nhân viên của IFC tách ra thànhlập công ty kiểm toán mới để trở thành thành viên của Hãng kiểm toán Quốctế UHY Do vậy, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY ra đờivào tháng 8/2006 và chính thức đi vào hoạt động tháng 9/2006 Sự ra đời củaCông ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY làm số lượng kiểm toánviên hành nghề giảm đáng kể (từ 13 xuống còn 4) Tuy nhiên, với thế mạnhcủa mình trong việc thu hút lực lượng nhân sự cấp cao, từ tháng 10/2006 đếntháng 7/2007, IFC đã tuyển dụng thêm được 9 người vào các vị trí quản lý(trưởng, phó phòng nghiệp vụ) và trong đó có 7 người có chứng chỉ kiểm toánviên Đặc biệt, tháng 6/2007, Ban lãnh đạo IFC đã thống nhất sát nhập Côngty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Việt Nam (VAFC) vàoIFC Theo đó, tổng số nhân viên của công ty là trên 60 người, trong đó sốlượng kiểm toán viên hành nghề của công ty lên đến 12 người Đó là tiền đềcho sự phát triển của IFC trong những năm tới Mục tiêu trong 2 năm tới,công ty sẽ có khoảng 100 nhân viên với số lượng nhân viên có chứng chỉkiểm toán viên là 25 người và có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Nghệ An và một số địa phương khác.

Danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại IFC: Phụ lục 1

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

1.2.1 Đặc điểm cung cấp dịch vụ

Công ty đã tiến hành cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hàngloạt các khách hàng hết sức đa dạng về quy mô, hình thức tổ chức, hình thứcsở hữu ở Việt Nam, từ những doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt(các Tổng công ty được thành lập theo quyết định số 90/TTG và quyết định số

Trang 5

91/TTG ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ), đến các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và những công ty mới thành lập và hoạt động trongnền kinh tế Việt Nam Đồng thời, công ty cũng đã trực tiếp thực hiện kiểmtoán cho rất nhiều dự án do các ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ, tổ chứcquốc tế tài trợ như các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng pháttriển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)…

1.2.2 Đặc điểm về loại dịch vụ cung cấp

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mô nhân sự và chất lượngnguồn nhân lực trong công ty, số lượng các dịch vụ mà IFC có thể cung cấpcho khách hàng ngày càng đa dạng và chất lượng cũng ngày càng được nângcao

Bảng 1.1 Các dịch vụ do Công ty cung cấp

Kiểm toán - Kiểm toán theo luật định- Kiểm toán chuẩn đoán- Kiểm toán dự án- Kiểm toán nội bộ- Kiểm toán toàn diện

- Soát xét có giới hạn và các thủ tục được thống nhất- Soát xét thủ tục và hệ thống kiểm soát nội bộ

Tư vấn kế toán - Dịch vụ giữ sổ sách

- Thiết lập hệ thống kế toán, tư vấn xây dựng và lựachọn phần mềm kế toán

- Chuyển đổi Báo cáo tài chính giữa chuẩn mực kếtoán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế và cácchuẩn mực kế toán khác

Đào tạo - Đào tạo kế toán viên công chứng Anh Quốc (ACCA)- Đào tạo kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp và

thuế cho các doanh nghiệp khách hàng- Tổ chức các cuộc hội thảo khác

Tư vấn thuế - Các dịch vụ tư vấn thuế theo kỳ

- Các dịch vụ khác về pháp lý và thủ tục

- Dịch vụ tư vấn tuân thủ các quy định về thuế- Dịch vụ hoàn thuế và kiến nghị về thuế

Trang 6

- Dịch vụ tuyển dụng- Dịch vụ tư vấn đầu tư- Lập kế hoạch thuế- Tổ chức hội thảoTư vấn tài chính

doanh nghiệp

- Dịch vụ tư vấn đầu tư

- Kiểm toán và đánh giá toàn diện về tài chính- Nghiên cứu thị trường

- Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanhnghiệp

- Phân tích và soát xét tài chính

- Dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, chia – tách doanhnghiệp

- Tái cơ cấu nợ

- Tư vấn lập phương án vay vốn ngân hàng và huyđộng vốn

- Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp

- Tư vấn tăng cường hiệu suất lợi nhuận- Nghiên cứu khả thi

Tư vấn các giảipháp quản lý

- Tư vấn lựa chọn hệ thống quản lý- Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý

- Tư vấn và áp dụng hệ thống ứng dụng MRP, ERP- Kiểm toán hệ thống đánh giá hệ thống thông tin…

1.2.3 Đặc điểm về khách hàng theo lĩnh vực

Công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho một sốlượng lớn và đa dạng các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề ở ViệtNam Công ty đã thực hiện kiểm toán và tư vấn cho rất nhiều tổ chức vàdoanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau từ những Tổng Công ty Nhà nướclớn nhất Việt Nam, đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanhnghiệp khác.

Khách hàng của công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:Năng lượng, Giao thông, Xây dựng, Công nghệ thông tin và Môi trường, baogồm những tên tuổi lớn như: Vietnam Airlines, Tổng công ty Điện lực ViệtNam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty than Việt Nam…

Trang 7

Những khách hàng này đã thu được rất nhiều lợi ích từ các dịch vụ kế toán,kiểm toán, tài chính và tư vấn thuế của công ty.

Công ty đã và đang thực hiện kiểm toán và cung cấp các dịch vụ tư vấncho các dự án được tài trợ bởi các cơ quan tín dụng quốc tế và các tổ chức từthiện, như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Plan, các dự án của Đại sứquán Nhật Bản và Đan Mạch…

Một số khách hàng của công ty

Công ty hàng không Cổ phần PacificAirlines

Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam Bảo hiểm

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Dịch vụ ngân hàng, tài chínhCông ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt Kinh doanh chứng khoánCông ty phân phối toàn cầu ABACUS Đặt vé, giữ chỗ toàn cầu

Công ty Liên doanh Vận tải Việt Nhật Vận tải hàng hảiCông ty Liên doanh quốc tế ABC Vận tải, du lịchCông ty Liên doanh Malavina Kinh doanh giải trí

Theo Quyết định số 703/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán nhànước ngày 18/12/2007 công nhận IFC là tổ chức đủ tiêu chuẩn cung cấp dịchvụ kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanhchứng khoán.

Sau đây là danh sách kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán vàtư vấn tài chính Quốc tế (IFC) được phép kiểm toán các tổ chức phát hành, tổchức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2008.

Trang 8

KTV1 Lê Xuân Thắng D0043/KTV 1 Trịnh Văn Toàn 0303/KTV2 Trần Quí Phán 0510/KTV 2 Nguyễn Hồng Sơn 0646/KTV3 Khúc Đình Dũng 0748/KTV 3 Nguyễn Hoàng Giang 0997/KTV4 Phạm Tiến Dũng 0747/KTV 4 Bùi Thị Thúy 0580/KTV

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của IFC được tổ chức theo hình thức cơ cấu theo chức năng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy trong công ty

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Vănphòng đại

diện tạiThànhphố HồChí Minh

PhóGiám đốcđiều hành

PhóGiám đốcđiều hành

PhóGiám đốcđiều hành

Phó Hànhchínhtổng hợp

Phòng tàichính –kế toán

Các Giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực (Kiểm toán, tư vấn, …)HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

PhòngNghiệp vụ

Phòng Nghiệp vụ 2

Phòng Nghiệp vụ 3

Phòng

Tư vấn PhòngKiểm toán đầu tư XDCB

Trang 9

Cụ thể, chức năng của các cá nhân, phòng ban, bộ phận trong công tynhư sau:

- Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty Hộiđồng thành viên có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của côngty:

+ Cử Giám đốc công ty

+ Tiếp nhận thành viên mới vào Hội đồng thành viên+ Khai trừ thành viên trong Hội đồng thành viên+ Bổ sung, sửa đổi điều lệ của công ty

+ Tổ chức lại, giải thể công ty

- Giám đốc điều hành là người đại diện trước pháp luật của công ty, trực tiếpđiều hành mọi hoạt động của Công ty, là người chịu trách nhiệm về mọi mặtcủa Công ty trước Hội đồng thành viên của công ty và trước pháp luật.

- Các Phó giám đốc điều hành là những người giúp việc cho Giám đốc điềuhành, được giao nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc điềuhành Hiện nay, IFC có ba Phó giám đốc điều hành gồm: Một Phó giám đốcphụ trách kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài; một Phó giám đốc phụ trách kiểm toán Báo cáo tài chính của cácdoanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp hình thức khác; một Phó giámđốc phụ trách Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vàxác định giá trị doanh nghiệp.

- Các Giám đốc các lĩnh vực chuyên môn là chuyên gia trong các lĩnh vực vàlà người chịu trách nhiệm về chuyên môn trong các lĩnh vực mà mình phụtrách như: Kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn quản lý, …

- Các Phòng nghiệp vụ 1,2,3, Phòng tư vấn, Phòng Kiểm toán đầu tư XDCB:được phân chia dựa trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà phòng đó phụ tráchchủ yếu khi thực hiện các cuộc kiểm toán tại các công ty khách hàng: sản xuất

Trang 10

kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn, kiểmtoán quyết toán vôn đầu tư xây dựng cơ bản, xác định giá trị doanh nghiệp…- Phòng Hành chính tổng hợp: Bộ phận chuyên môn giúp Ban Giám đốc côngty thực hiện chức năng quản lý về công tác cán bộ, văn thư hành chính, quảnlý đời sống…

- Phòng tài chính – kế toán: Giúp Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lývề tài chính, kế toán của công ty Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là giámsát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh, cungcấp các tài liệu, thông tin tài chính – kế toán cần thiết cho hoạt động quản lýcông ty

Mỗi một phòng ban, bộ phận trong công ty đều có những chức năng,nhiệm vụ cụ thể của riêng mình, nhưng đều có một mục tiêu chung nhất làđảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao nhất.

1.4 Kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán

1.4.1 Chu trình kiểm toán

Trang 12

1.4.2 Kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên có tính chất quan trọngcủa một cuộc kiểm toán Giai đoạn này do kiểm toán viên phụ trách cuộckiểm toán vạch ra dựa trên sự hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trườngkinh doanh của khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về lập kế hoạch kiểm toán“Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo baoquát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; và đảm bảo cuộc kiểmtoán được hình thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toánviên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viênvà các chuyên gia khác về công việc kiểm toán”.

Để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành:

- Lập kế hoạch tổng quát: Sau khi tìm hiểu những thông tin chung nhất vềkhách hàng, IFC tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và gửi cho kháchhàng với nội dung bao gồm:

+ Danh sách nhân viên tiến hành cuộc kiểm toán (thông thường mỗi cuộckiểm toán do IFC tiến hành gồm một hoặc hai kiểm toán viên và ba trợ lýkiểm toán viên).

+ Thời gian, lịch trình tiến hành cuộc kiểm toán

+ Những yêu cầu về thông tin cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của khách hàng- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, trưởng nhóm kiểm toán tiếnhành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Trong kế hoạch kiểm toán chi tiết, kiểmtoán viên (nhóm trưởng) sẽ tiến hành phân công công việc kiểm toán từngkhoản mục cụ thể cho từng nhân viên trong nhóm kiểm toán.

Trang 13

1.4.3 Hồ sơ kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán của công ty được chia thành các phần A, B,C, D, E, G, H, I, K Trong mỗi phần gồm những giấy tờ sau:

* A: Kế hoạch kiểm toán

- Tìm hiểu quy trình kế toán của khách hàng

- Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính trước kiểm toán- Xác định mức độ trọng yếu

- Tổng hợp kế hoạch và rủi ro kiểm toán* B: Các thủ tục soát xét Báo cáo kiểm toán

- Bản soát xét tổng hợp của thành viên Ban giám đốc- Bản soát xét tổng hợp của chủ nhiệm kiểm toán- Bản phê duyệt tiếp tục thực hiện kiểm toán- Bản cam kết về tính độc lập

- Bản soát xét trình bày Báo cáo kiểm toán- Bản soát xét nội dung Báo cáo kiểm toán- Bản checklist nội dung Báo cáo kiểm toán

- Bản phê duyệt phát hành, soát xét, soạn lập và lưu trữ Báo cáo kiểm toán vàthư quản lý

* C: Phần Báo cáo tài chính và thư quản lý- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

- Các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước- Thư quản lý chính thức

Trang 14

- Thư quản lý dự thảo

- Thư quản lý chính thức năm trước

- Báo cáo tài chính và tài liệu liên quan trước kiểm toán* D: Tổng hợp ý kiến kiểm toán và thư quản lý

- Bảng cân đối số phát sinh

- Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại- Tổng hợp kết quả kiểm toán

- Bảng phân tích báo cáo sau kiểm toán- Bảng đánh giá các sai sót

- Thư giải trình của Ban giám đốc- Xem xét tính liên tục hoạt động

- Bảng kiểm tra các sự kiện bất thường và sự kiện sau ngày khóa sổ* E: Quản lý cuộc kiểm toán

- Hoạt động kiểm toán và các thỏa thuận liên quan- Bảng tổng hợp thư xác nhận

- Các biên bản tổng hợp và các công văn trao đổi với khách hàng- Các công văn và yêu cầu của khách hàng

- Các giấy tờ hành chính khác liên quan đến khách hàng (Các loại giấy phép,đăng ký kinh doanh, biên bản quyết toán thuế…)

- Các văn bản đặc thù liên quan đến hoạt động của khách hàng* G: Tài sản

Tiền, các khoản đầu tư, các khoản phải thu, hàng tồn kho, Tài sản lưu độngkhác, tài sản cố định

+ Tổng hợp các tài khoản+ Chương trình kiểm toán+ Giấy tờ làm việc

* H: Nguồn vốn

Trang 15

Phải trả người bán, thuế, vay, nợ ngắn hạn và dài hạn, Thanh toán với côngnhân viên, các khoản phải trả khác

+ Tổng hợp các tài khoản+ Chương trình kiểm toán+ Giấy tờ làm việc

* I: Doanh thu và thu nhập khác+ Tổng hợp các tài khoản

+ Chương trình kiểm toán+ Giấy tờ làm việc

1.4.4.Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng

Hồ sơ kiểm toán là tài sản của KTV Nó không những là cơ sở để KTVđưa ra ý kiến về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán mà còn lànhững tài liệu minh chứng cho một quá trình làm việc nghiên túc của cácnhân viên kiểm toán Kiểm soát được Hồ sơ kiểm toán có nghĩa là kiểm soátđược toàn bộ quá trình kiểm toán Chất lượng hồ sơ kiểm toán phản ánh mộtcách chính xác chất lượng cuộc kiểm toán đã thực hiện Chính vì vậy, để kiểmsoát được chất lượng cuộc kiểm toán không thể không kiểm soát chất lượnghồ sơ kiểm toán Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán đóng một vai trò quantrọng trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Ý nghĩa của Kiểm soát chất lượng được thể hiện qua những nội dungsau:

Trang 16

- Giúp công chúng nhận thức tốt về chất lượng dịch vụ nghề nghiệp củacác công ty kiểm toán Trên thực tế hiện nay do kiểm toán độc lập đối với cácnhà quản lý cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam là một khái niệm cònquá mới mẻ, có thể nói là xa lạ trong nhận thức của họ, sự nhầm lẫn giữa côngtác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước với dịch vụkiểm toán độc lập đã gây ra tâm lý ái ngại khi họ tiếp xúc kiểm toán, các quyđịnh hành lang pháp lý về kiểm toán độc lập còn quá ít Đến nay sự hiểu biếtvà nhu cầu đối với kết quả của kiểm toán độc lập trong xã hội còn chưa rõ nét,kiểm toán chưa trở thành nhu cầu tự thân doanh nghiệp mà chủ yếu là thựchiện theo quy định của Nhà nước Do đó, đã có hiện tượng một số doanhnghiệp chỉ cần chữ ký của kiểm toán để nộp cho các cơ quan chức năng màkhông cần quan tâm đến chất lượng kiểm toán Mặt khác, cũng chưa có cơ sởđánh giá chất lượng dịch vụ chất lượng dịch vụ kiểm toán và cả trường hợpkiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu nhiều mặt của khách hàng Do đó,kiểm soát chất lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng kiểmtoán.

- Góp phần vào việc tổ chức tốt các công tác kiểm toán và hoàn thiệnphương pháp làm việc: Hồ sơ kiểm toán là tài liệu lưu trữ các thông tin cầnthiết như các thông tin mô tả HTKSNB của đơn vị khách hàng, Kế hoạchkiểm toán, chương trình kiểm toán và các thông tin và kết quả kiểm toán củakỳ trước Hơn thế nữa, qua hồ sơ kiểm toán ta cũng thấy được công việc kiểmtoán đã được tiến hành đối với một khách hàng nhất định của công ty Chúnglà những tài liệu đánh dấu các bước công việc hoàn thành của KTV Thôngqua kiểm soát hồ sơ kiểm toán, người kiểm soát sẽ thấy được các thủ tục làmviệc mà KTV đã áp dụng trong quá trình kiểm toán, sẽ đánh giá được các thủtục đó có được thực hiện đúng và đầy đủ theo chương trình kiểm toán đề rahay chưa, KTV có tuân thủ theo các bước của một kiểm toán để bảo đảm cuộckiểm toán được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo giảm thiểu rủi ro

Trang 17

kiểm toán đến mức tối đa… Từ đó, sẽ tổng kết được phương pháp làm việccủa KTV để hoàn thiện chương trình kiểm toán của công ty.

- Đánh giá việc áp dụng các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp, đào tạoriêng cao chất lượng của KTV: Thông qua việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán,người soát xét sẽ đánh giá được năng lực của KTV trong các lĩnh vực chuyênmôn Từ đó, góp phần vào chuyên môn hóa trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp,tiếp tục đào tạo bổ sung những kiến thức kinh nghiệm còn thiếu của KTV.Thông qua kiểm tra hồ sơ kiểm toán cũng đánh giá được việc áp dụng các quytắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV trong thực hiện công việckiểm toán.

- Làm cơ sở pháp lý cho cuộc kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán với mục đíchlà ghi chép các bằng chứng thu thập được và những kết quả khảo sát thực tếcủa KTV, chứng minh cho cuộc kiểm toán được tiến hành theo đúng chuẩnmực và đúng pháp luật Mặt khác, những tư liệu của KTV ghi chép có tácdụng chứng minh cho các cơ quan pháp luật, khách hàng là cuộc kiểm toán đãđược hoạch định tốt, được giám sát chặt chẽ, các bằng chứng thu thập đượccó giá trị và phù hợp, các báo cáo kiểm toán đã được xem xét kỹ lưỡng vàđúng đắn… Sau cuộc kiểm toán có thể có những nghi ngờ về chất lượng, tínhpháp lý của cuộc kiểm toán thì có thể có một cuộc kiểm tra toàn bộ hồ sơkiểm toán Người kiểm tra sẽ đóng vai trò phản biện để đảm bảo chất lượngcuộc kiểm toán KTV phải bảo vệ được bằng chứng và kết luận đạt đượctrong quá trình kiểm toán dựa trên chính hồ sơ được kiểm toán đó

- Thông qua kiểm tra hồ sơ kiểm toán, bộ phận thực hiện kiểm soát chấtlượng kiểm toán sẽ phát hiện những vấn đề mà các công ty gặp phải trong quátrình thực hiện kiểm toán nói chung và trong quá trình lập, hoàn thiện hồ sơkiểm toán nói riêng Từ đó thông báo cho cấp nghề nghiệp biết để họ đưa racác quy định, khung pháp lý cụ thể trong việc kiểm soát chất lượng hồ sơkiểm toán.

Trang 18

CHƯƠNG II

THỰC TẾ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢITHU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) THỰC HIỆN

2.1 Khái quát về quy trình kiểm toán chung do Công ty TNHH Kiểmtoán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện

2.1.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

- Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của công ty- Thu thập các thông tin chung về công ty

- Xác định phạm vi công việc và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể- Tổ chức thảo luận sơ bộ với công ty

- Soát xét sơ bộ các Báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và tài liệucủa công ty

- Thành lập nhóm kiểm toán và phân công riêng công việc cho từngthành viên

- Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết

- Thảo luận kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc và giới thiệu nhómkiểm toán với Ban giám đốc công ty

2.1.2 Giai đoạn 2: Thu thập và tổng hợp thông tin

- Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc kiểmtoán

- Trao đổi với công ty các tài liệu cần lập hoặc thu thập- Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán chi tiết

2.1.3 Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán

Trang 19

Công việc kiểm toán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn các công việcsau:

- Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty với cácvăn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của công tyhiện hành

- Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của côngty

- Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính

- Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng vàthanh toán

- Soát xét, kiểm soát các thủ tục đấu giá, mua sắm tài sản mới vàthanh toán cho các khoản đầu tư dở dang

- Phân tích tình hình biến động về vốn của công ty trong kỳ

- Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thuvà phải trả

- Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của công ty vàkiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kếtoán

- Đánh giá tính đúng đắn của Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công tytrong việc quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định để khẳngđịnh tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị của tiền mặt, tài sản cố định vàhàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khảnăng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính củacông ty

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cầnthiết trong từng trường hợp cụ thể.

Trang 20

2.1.4 Giai đoạn 4: Chuẩn bị và phát hành Báo cáo kiểm toán

- Tổng hợp kết quả kiểm toán

- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán- Chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý- Gửi các Báo cáo dự thảo cho Ban Giám đốc Công ty- Thảo luận kết quả kiểm toán với Ban Giám đốc

- Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo kiểm toán, Thư quảnlý

2.2 Tổ chức kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trìnhkiểm toán tài chính tại công ty ABC

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

* Tiếp cận khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận kháchhàng

Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Thông qua thư chàohàng do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế chuyển đến, BGĐquyết định mời Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế kiểm toán Báocáo tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2007.

Công ty XYZ là khách hàng mới nên Công ty Kiểm toán và tư vấn tàichính Quốc tế tiến hành tìm hiểu về thực trạng kinh doanh của Công ty XYZtrong 2 năm gần đây, tính liêm chính của BGĐ, công ty đã tiến hành kiểmtoán trong các năm trước, lí do công ty này không tiếp tục ký hợp đồng kiểmtoán Báo cáo tài chính năm 2007… Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán, khảnăng tiến hành kiểm toán, công ty quyết định ký kết hợp đồng với công tyXYZ kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2007.

* Nhận diện lý do kiểm toán

Trang 21

Kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2007 nhằm mục đích chuyển đổinăm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1/2008 và kết thúc ngày 31/12/2008.

Kết luận của cuộc kiểm toán nhằm tư vấn để đơn vị hoàn thiện hệ thốngkế toán và tăng cường hệ thống Kiểm soát nội bộ.

* Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên

Trước khi kí hợp đồng kiểm toán, Công ty lựa chọn đội ngũ KTV và thờigian kiểm toán để thông qua hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

Đối với công ty XYZ, công ty kiểm toán dự kiến thời gian thực hiệnkiểm toán là 6 ngày, từ ngày 22/3/2008 đến ngày 27/3/2008 và số lượng KTVlà 5 người

KTV là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xâydựng

2.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở về công ty XYZ

Công việc thu thập thông tin cơ sở được KTV thực hiện trước khi cuộckiểm toán bắt đầu Thông tin thu thập được không chỉ phục vụ cho kiểm toáncác khoản phải thu khách hàng mà còn phục vụ cho kiểm toán các khoản mụckhác trên BCTC.

* Thông tin về giấy phép đầu tư, vốn pháp định, vốn đầu tư

Công ty XYZ là công ty được chuyển đổi từ Tổng công ty ABC theoQuyết định số 1652/QĐ-BXD ngày 02/11/2004 của Bộ Xây dựng Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001155 ngày 16/12/2004

Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy phépđầu tư Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004.

Trụ sở chính và xí nghiệp của công ty đều đặt tại Hải Phòng

Trang 22

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

* Lĩnh vực hoạt động của công ty

- Xây dựng các công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biếnthế điện 220KVA;

- Xây dựng nhà ở trang trí nội thất;- Kinh doanh bất động sản;

- Chế tạo thiết bị, thiết bị phi tiêu chuẩn, sản xuất kết cấu thép, chế tạobình, bể chịu áp lực, bồn bể chứa xăng dầu, sơn, mạ thiết bị kết cấu thép;

- Lắp đặt thiết bị, dây chuyền thiết bị công nghệ, lắp đặt điện nước,thông gió, điều hòa, các loại công trình công nghiệp và dân dụng;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng.* Niên độ kế toán áp dụng tại công ty

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vàongày 31/12 dương lịch hàng năm.

* Chế độ kế toán áp dụng

BCTC của Công ty trình bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyêntắc giá gốc và phù hợp với quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống chuẩnmực kế toán Việt Nam đã ban hành

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung.* Các chính sách kế toán áp dụng

Công ty đã áp dụng các chính sách kế toán nhất quán với các năm tàichính trước ngoại trừ việc từ năm 2006 Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực

Trang 23

Kế toán Việt Nam mới sau đây do Bộ tài chính ban hành có liên quan đếnhoạt động của Công ty Các chuẩn mực này có hiệu lực trong năm 2006.

- Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng vàtổ chức tài chính tương tự;

- Chuẩn mực số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kếtoán năm;

- Chuẩn mực 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ

Các thay đổi này đã được áp dụng mà không làm ảnh hưởng tới số dưđầu kỳ Tuy nhiên, một vài số liệu so sánh trong các BCTC này đã được phânloại cho phù hợp với hình thức trình bày.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng VNĐ được ghi nhận và lập báocáo theo giá trị thực tế phát sinh Các nghiệp vụ phát sinh có nguồn gốcngoại tệ thì được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốtại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi nhận và lập báo cáo.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trong trường hợp giá trị thuần cóthể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì giá trị hàng tồn kho được ghi nhậntheo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp nhập trước,xuất trước.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thườngxuyên.

- Nguyên tắc ghi nhận Nguyên giá và khấu hao Tài sản cố định:+ Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

Trang 24

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố đinh hữu hình, vô hình đồng thời phảithỏa mãn bốn tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương laitừ việc sử dụng tài sản đó; nguyên giá tài sản được xác định một cách đángtin cậy; thời gian sử dụng ước tính trên một năm; có đủ điều kiện tiêu chuẩnvề giá trị (giá trị lớn hơn 10.000.000 VNĐ) và thỏa mãn định nghĩa về tàisản cố định hữu hình, vô hình

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, vô hình bao gồm giá mua vànhững chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào trạng tháisẵn sàng sử dụng.

Các chi phí nâng cấp, sửa chữa và đổi mới tài sản cố định sau khi ghinhận ban đầu tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản, nhữngchi phí nào không đủ tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá tài sản được ghi nhậnvào chi phí sản xuất kinh doanh.

Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kếđược xóa sổ và các khoản lãi-lỗ phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toánvào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Khấu hao

Khấu hao tài sản được trích lập phù hợp với Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày12/12/2003 của Bộ tài chính theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thờigian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

Trang 25

Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sởkinh doanh đồng kiểm soát: Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soátđược ghi nhận và phản ánh trên BCTC được phản ánh theo giá gốc và các chiphí khác liên quan trực tiếp đến việc đầu tư hoặc giá thực tế mua khoản đầu tưcộng với các chi phí liên quan trực tiếp khác các bên tham gia liên doanhthống nhất đánh giá và chấp thuận trong biên bản góp vốn.

Phát sinh các lợi nhuận được chia được ghi nhận vào doanh thu hoạtđộng tài chính trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinhtrong kỳ.

Cơ sở xác định giá trị các khoản chi phí đó: giá trị thực tế khoản chi phíphát sinh liên quan đến sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả nămđiều kiện sau: doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp khôngcòn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyềnkiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanhnghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; xácđịnh được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Doanh thu được xác địnhtheo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kếtoán dồn tích.

Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đóđược xác định một cách đáng tin cậy.

Doanh thu hợp đồng xây dựng: Doanh thu của hợp đồng xây dựng đượcghi nhận theo tiến độ kế hoạch khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được

Trang 26

ước tính một cách đáng tin cậy Doanh thu được ghi nhận tương ứng với côngviệc đã hoàn thành không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kếhoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu, khi kết quảthực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và đượckhách hàng xác nhận thì doanh thu liên quan đến hợp đồng được ghi nhậntương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trongkỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập.

2.2.1.3 Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty

KTV tiến hành phân tích tổng quát tình hình tài chính thông qua các chỉtiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm2006, 2007.

Bảng cân đối kế toán

Đơn vị: VNĐ

TÀI SẢN NĂM 2007NĂM 2006ATÀI SẢN NGẮN HẠN39.072.933.24333.046.124.597 ITiền và các khoản tương đương tiền7.945.068.8801.158.916.430 IICác khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

IIICác khoản phải thu ngắn hạn20.665.522.81519.617.264.114

1 Phải thu khách hàng19.217.402.23219.126.344.3532 Trả trước cho người bán1.197.695.576138.425.163

-4 Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng-5 Các khoản phải thu khác250.425.007352.494.5986 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

IV Hàng tồn kho10.067.532.57312.036.333.804 VTài sản ngắn hạn khác394.808.975233.610.249BTÀI SẢN DÀI HẠN9.265.598.98310.462.440.094 ICác khoản phải thu dài hạn

IITài sản cố định8.265.598.9839.462.440.094 IIIBất động sản đầu tư

IVCác khoản đầu tư tài chính dài hạn1.000.000.0001.000.000.000 VTài sản dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN48.338.532.22643.508.564.691NGUỒN VỐN

Trang 27

ANỢ PHẢI TRẢ33.193.053.00731.997.706.175 INợ ngắn hạn33.080.859.06531.466.481.802 IINợ dài hạn112.193.942531.224.373BVỐN CHỦ SỞ HỮU15.145.479.21911.510.858.516 IVốn chủ sở hữu14.930.383.63211.490.527.994 IINguồn kinh phí và quỹ khác215.095.58720.330.522

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN48.338.532.22643.508.564.691

Tỷ lệ khoản phải thu so với tổng tài sản năm 2007 là 42.75%, năm2006 là 45.08% Như vậy tỷ lệ khoản phải thu so với tổng tài sản của năm2007 đã giảm so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, do đó công ty đangbị khách hàng chiếm dụng vốn

Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị: VNĐ

CHỈ TIÊUNĂM 2007NĂM 2006

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 62,062,393,95853,960,171,883

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 62,062,393,95853,960,171,883

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,540,322,5916,383,947,903

Doanh thu hoạt động tài chính 87,907,29952,384,793

Trong đó: Chi phí lãi vay 1,549,776,3911,290,290,627

-Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,018,041,3362,494,449,055

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5,060,412,1632,651,593,014

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,049,856,3032,514,087,816

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 do tăngdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính.

Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty:

Trang 28

I Tình hình tài chính

1 Khả năng thanh toán

1.1 Thanh toán nhanh: Tiền/Nợ ngắn hạn3.6824.0220.34

2 Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản73.5468.67-4.87

II Bố trí cơ cấu vốn

III Tỷ suất lợi nhuận

Về tình hình tài chính của công ty:

Ta thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2007 là 121.14% trêntổng nợ ngắn hạn, hay khả năng thanh toán trên tổng nợ là 120.73%, chứng tỏrằng khả năng tài chính của công ty là rất lớn và hoàn toàn có thể đảm bảocho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và có lãi Tỷsuất thanh toán nhanh năm 2007 tăng so với năm 2006 chứng tỏ khả năng tàichính của công ty đã tăng lên, khi cần vốn ngay lập tức, công ty có thể huyđộng được

Về việc bố trí cơ cấu vốn:

Qua bảng phân tích, ta thấy rằng tỷ lệ TSCĐ trên tổng vốn và TSLĐtrên tổng vốn đã có sự thay đổi nhưng sự tăng giảm của hai tỷ lệ này bằngnhau

Về chỉ tiêu lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận năm 2007 tăng khá cao so với năm 2006.

2.2.1.4 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

* Đánh giá trọng yếu kiểm toán

Trang 29

Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên BCTC của công tyXYZ phụ thuộc vào tình hình thực tế và xét đoán nghề nghiệp của KTV Mứctrọng yếu thường được xác định:

Số dư khoản mục lựa chọn

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổitrong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quácao hoặc quá thấp.

* Đánh giá rủi ro

Công ty XYZ là khách hàng mới, KTV đánh giá HTKSNB thông qua hệthống câu hỏi HTKSNB bước đầu được đánh giá là có hiệu quả Số lượng

Trang 30

các khoản phải thu khách hàng không nhiều, không tồn đọng các khoản côngnợ dây dưa kéo dài, cần xem xét việc đối chiếu công nợ vào cuối kỳ.

Rủi ro kiểm toán ban đầu được đánh giá ở mức trung bình cao, trên cơ sởđây là khách hàng mới và mục đích kiểm toán BCTC năm 2007 là để hoànthiện hệ thống kế toán và HTKSNB.

2.2.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng được đặt trongmối liên hệ với chương trình kiểm toán doanh thu, các khoản trích lập dựphòng Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế đã thiết lập chươngtrình kiểm toán các khoản mục và đã không ngừng hoàn thiện chương trìnhkiểm toán nói chung và chương trình kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng.Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng được trình bày ở Phụlục 1.

KTV tiến hành kiểm toán tuân theo chương trình trên Nhưng tùy thuộcvào đặc điểm kinh doanh, quy mô và tính chất phức tạp của các khoản phảithu mà KTV có thể ứng dụng một cách linh hoạt chương trình kiểm toán này.

Các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp:

- Bảng kê chi tiết số dư tài khoản phải thu đến cuối niên độ kế toán Bảngkê này cần được phân tích theo tuổi nợ

- Sổ chi tiết theo dõi Nợ phải thu- Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng

- Các quy định liên quan đến bán hàng trả chậm, chiết khấu của đơn vịtrong từng giai đoạn

2.2.2 Thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

2.2.2.1 Thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thủ tục phân tích

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các dịch vụ do Công ty cung cấp - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
Bảng 1.1. Các dịch vụ do Công ty cung cấp (Trang 5)
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (Trang 8)
Bộ máy quản lý của IFC được tổ chức theo hình thức cơ cấu theo chức năng. - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
m áy quản lý của IFC được tổ chức theo hình thức cơ cấu theo chức năng (Trang 8)
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố đinh hữu hình, vô hình đồng thời phải thỏa mãn bốn tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai  từ việc sử dụng tài sản đó; nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng  tin cậy; thời gian sử dụng ước tí - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
i êu chuẩn ghi nhận tài sản cố đinh hữu hình, vô hình đồng thời phải thỏa mãn bốn tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy; thời gian sử dụng ước tí (Trang 24)
2.2.1.3. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
2.2.1.3. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty (Trang 26)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 48.338.532.226 43.508.564.691 - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
48.338.532.226 43.508.564.691 (Trang 27)
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
t số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: (Trang 27)
I. Tình hình tài chính - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
nh hình tài chính (Trang 28)
Tiếp theo, KTV tiến hành các thủ tục phân tích nhằm đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu khách hàng và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu  tài chính - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
i ếp theo, KTV tiến hành các thủ tục phân tích nhằm đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu khách hàng và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính (Trang 32)
Bảng 2.4. Kiểm tra tổng hợp khoản mục phải thu - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
Bảng 2.4. Kiểm tra tổng hợp khoản mục phải thu (Trang 33)
Sau đó, KTV sẽ đối chiếu số liệu của các khoản phải thu giữa Bảng cân đối kế toán, sổ cái   và sổ chi tiết xem có khớp đúng hay không, đồng thời  KTV tiến hành cộng lại số dư nợ của từng khách hàng và toàn bộ khách hàng. - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
au đó, KTV sẽ đối chiếu số liệu của các khoản phải thu giữa Bảng cân đối kế toán, sổ cái và sổ chi tiết xem có khớp đúng hay không, đồng thời KTV tiến hành cộng lại số dư nợ của từng khách hàng và toàn bộ khách hàng (Trang 33)
Bảng 2.5. Chi tiết các đối tượng phải thu khách hàng - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
Bảng 2.5. Chi tiết các đối tượng phải thu khách hàng (Trang 34)
BB Đối chiếu  - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
i chiếu (Trang 35)
Bảng 2.6. Biên bản đối chiếu công nợ - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
Bảng 2.6. Biên bản đối chiếu công nợ (Trang 36)
x: Kiểm tra hợp đồng, hóa đơn, các chứng từ liên quan - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
x Kiểm tra hợp đồng, hóa đơn, các chứng từ liên quan (Trang 36)
Bảng 3.1. Bảng câu hỏi - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
Bảng 3.1. Bảng câu hỏi (Trang 48)
Có thể thấy rằng “Bảng câu hỏi” có nhiều ưu điểm cần được khai thác. Do đã được chuẩn bị từ trước nên KTV có thể tiến hành nhanh chóng, và  không bỏ sót những vấn đề quan trọng - Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện
th ể thấy rằng “Bảng câu hỏi” có nhiều ưu điểm cần được khai thác. Do đã được chuẩn bị từ trước nên KTV có thể tiến hành nhanh chóng, và không bỏ sót những vấn đề quan trọng (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w