Thực trạng kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Tại Việt Nam, ngành kiểm toán đã đạt được những bước tiến đáng kể, trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi các Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, mỗi cuộc kiểm toán không phải là sự kết hợp đơn giản của việc kiểm toán từng khoản mục riêng lẻ mà nó là tổ hợp của việc kiểm toán từng thành phần và mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục hay chu trình cụ thể. Và trong đó, nổi bật lên là kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng. Đây là hai khoản mục có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ đối với việc kiểm toán các phần hành khác mà còn với mà còn cả với kết quả chung của toàn bộ cuộc kiểm tra. Bởi nó không chỉ thường chứa đựng những sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính mà còn có thể dẫn tới các sai phạm ở các phần hành khác. Vì vậy, quy trình kiểm toán doanh thu và phải thu của khách hàng cần phải được thực hiện một cách hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam, được tiếp xúc với công việc thực tế, em đã tóm tắt về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng trong chuyên đề “ Quy trình kiểm toán doanh thu và khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện”. Bài viết gồm 3 phần: Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam Chương II: Thực trạng kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện. Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam là doanh nghiệp kiểm toán độc lập, hoạt động trong các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế và quản lý, là Công ty Trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102027253, đăng ký lần đầu ngày 04/07/2006 và đăng ký thay đổi lần một ngày 25/10/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Theo đó: Tên tiếng Anh: VIETNAM FINANCE AND AUDITING COMPANY LIMITED Tên viết tắt: ACVIETNAM CO., LTD., Khi mới thành lập, địa chỉ trụ sở chính của Công ty tại phòng 306, A3, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, văn phòng giao dịch tại phòng 701, tòa nhà CFM, 23 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Ngày 1/10/2007, trụ sở của Công ty chuyển sang số 86/259 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Những thành viên sáng lập Công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn, từng làm việc tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới ở Việt Nam. ACVIETNAM có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. Với quy mô là một công ty kiểm toán mới, số lượng nhân viên tại trụ sở chính của công ty là 22 người. Phương châm hoạt động của ACVIETNAM là “Luôn luôn mang lại sự hài lòng và độ tin cậy cho khách hàng và nhân viên”. Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 2008, ACVIETNAM thành lập một Văn phòng đại diện tại Thành phố Hải Phòng với mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động. Chức năng, nhiệm vụ của ACVIETNAM: Thông qua các dịch vụ cung cấp, Công ty giúp các doanh nghiệp nâng cao được công tác quản lý tài chính, kế toán, tư vấn thuế, cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý chi phí và tiết kiệm được giá thành sản xuất, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp, đem thêm giá trị gia tăng và xây dựng quan hệ ấn tượng với khách hàng. Trong điều kiện Việt Nam hoà nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới như hiện nay, và theo tình hình biến động kinh tế trong những năm gần đây ở Việt Nam, mà đặc biệt là những bước thăng trầm trong năm 2008 dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế khiến mọi doanh nghiệp đều lo lắng thì việc đánh giá, tư vấn về tình hình hoạt động, tài chính càng cần thiết hơn bao giờ hết. Vì thế ACVIETNAM có rất nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.1.Khách hàng của Công ty ACVIETNAM đã tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế như: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác. Khách hàng của công ty chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, . 1.2.2. Dịch vụ Công ty cung cấp đến khách hàng Các dịch vụ chủ yếu mà Công ty cung cấp bao gồm: a. Dịch vụ kiểm toán Các dịch vụ kiểm toán bao gồm: Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp •Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế. •Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ. •Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án. •Kiểm toán thông tin tài chính; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước. b. Dịch vụ kế toán: Chi tiết dịch vụ kế toán bao gồm: •Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính; Hướng dẫn và thực hiện ghi chép sổ kế toán, hạch toán kế toán; Trợ giúp chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Chuẩn mực Kế toán quốc tế. •Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán, xây dựng hệ thống kế toán phù hợp; Tư vấn tính giá thành; Tư vấn và cung cấp, hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán. c. Dịch vụ tư vấn thuế: Chi tiết dịch vụ tư vấn thuế: Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế; Quản lý rủi ro về thuế; Hỗ trợ quyết toán thuế; Soát xét về thuế và nộp hồ sơ tuân thủ; Xin ưu đãi thuế; Lập tờ khai thuế; Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế; Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế; Đóng vai trò là nhà tư vấn chính cho các vấn đề về thuế d. Dịch vụ khác •Tư vấn: Tư vấn tài chính; Tư vấn kế toán; Tư vấn đầu tư; Tư vấn quản lý, hệ thống kiểm soát; Tư vấn về công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ phần mềm tin học kế toán; Tư vấn sáp nhập, giải thể. •Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính; Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng; Dịch vụ Kế toán trưởng; Dịch vụ huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Định giá tài sản, định giá giá trị doanh nghiệp; Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty những năm gần đây Để thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập năm 2006 đến hết năm 2008 tôi đã lập bảng tóm tắt một số chỉ tiêu như sau: Bảng1: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ACVIETNAM Từ Bảng tổng hợp trên có thể thấy số lượng khách hàng của ACVIETNAM năm 2007 tăng gấp 10 lần so với năm 2006 là do gần cuối năm 2006 công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng con số này khẳng định những nỗ lực thành công trong việc nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty ngay từ ngày đầu tiên tham gia vào thị trường kiểm toán. Năm 2008 với khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng, thì ACVIETNAM tiếp tục củng cố niềm tin cho khách hàng bằng phong cách làm việc chuyên nghiệp. Vì thế số lượng khách hàng tăng gần 167%. Điều này là nhân tố chính làm doanh thu năm 2008 của công ty tăng hơn 166% Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 I Tổng doanh thu VNĐ 563.584.254 1.515.156.309 2.520.380.203 1 Doanh thu từ dịch vụ kế toán VNĐ 56.358.425 151.515.631 252.038.020 2 Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán VNĐ 422.688.190 1.136.367.232 1.890.285.152 3 Doanh thu từ dịch vụ tư vấn VNĐ 84.537.639 227.273.446 378.057.031 II Lợi nhuận VNĐ 56.473.084 112.296.939 160.565.076 III Số lượng KH Đơn vị 3 30 50 IV Số lượng công nhân viên Người 5 15 22 V Thu nhập bình quân người lao động VNĐ 2.500.000 3.800.000 4.500.000 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp so với năm 2007, và lợi nhuận tăng 143%. Những khoản chi phí không được thể hiện trong bảng trên vì chúng chỉ có những thay đổi không đáng kể. Kết quả trên cho thấy Công ty đang hoạt động tương đối có hiệu quả. Do vậy mà Công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động, dẫn đến nhu cầu tăng số lượng nhân viên, và cũng tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên trong Công ty. Cơ cấu doanh thu nói chung không thay đổi giữa hai năm 2007 và 2008, được thể hiện trong biểu đồ sau: Từ Biểu đồ Cơ cấu doanh thu hàng năm này cho thấy doanh thu của Công ty vẫn tập trung vào dịch vụ kiểm toán với tỷ trọng 75%, điều này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng với mục đích kiểm toán là chính. Vì thế, chưa phát huy hết được khả năng của bộ phận Tư vấn và Dịch vụ kế toán. Tuy nhiên sự ổn định này lại giúp cho Công ty có thể đưa ra các kế hoạch về lợi nhuận một cách chính xác hơn. Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu hàng năm của công ty ACVIETNAM 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Công ty ACVIETNAM là công ty nhỏ với số lượng nhân viên không lớn (22người). Tuy nhiên, công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp các khách hàng với số lượng lớn, tính chất công việc phức tạp, đó là nhờ những nỗ lực của cả bộ máy quản lý tại công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại Công ty ACVIETNAM Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty. Giám đốc công ty ACVIETNAM là người có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc tại các công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Ở ACVIETNAM, Giám đốc cũng là người phụ trách bộ phận Kiểm toán tài chính. Phó Giám đốc: là kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc mình phụ trách và công việc của khối Kiểm toán xây dựng cơ bản. Bộ phận kế toán: quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty Bộ phận hành chính: thực hiện công việc quản lý hành chính, xây dựng và thực hiện các kế hoạch thu chi cho công ty, thiết lập các quy định và quản lý việc thực hiện các quy định đó, quản lý về nhân sự của công ty. Bộ phận kiểm toán bao gồm nhiều nhân viên nhất trong các bộ phận của công ty, thực hiện dịch vụ kiểm toán mang lại hơn 75% doanh thu cho công ty. Bộ phận kiểm toán gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận kiểm toán BCTC và kiểm toán xây dựng cơ bản. Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận kế toán Bộ phận Hành chính Bộ phận Kiểm toán Tài chính Bộ phận Kiểm toán Xây dựng cơ bản 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ phận tư vấn có số nhân viên không lớn, gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận tư vấn thuế và tư vấn quản lý. Nhân viên thực hiện tư vấn cũng nằm trong hai bộ phận kiểm toán. 1.4. Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty 1.4.1. Quy trình kiểm toán chung của Công ty Quy trình kiểm toán chung của Công ty gồm 6 bước như sau Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B Thực hiện các công việc trước kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thực hiện các công việc sau kiểm toán Kết luận và lập báo cáo kiểm toán 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán chung của công ty ACVIETNAM 1.4.1.1. Thực hiện các công việc trước kiểm toán Khi Công ty nhận được Thư mời kiểm toán của khách hàng KTV phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, tình hình hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng tìm kiếm các thông tin về tình hình kinh doanh của công ty khách hàng để kết luận có chấp nhận cuộc kiểm toán hay không. Các thông tin này có thể thu thập được từ các nguồn như: Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị trên Báo cáo tổng kết, Biên bản làm việc, báo chí; Hồ sơ kiểm toán năm trước; Trao đổi với Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên của đơn vị được kiểm toán; Trao đổi với KTV khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán; Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán như Giấy phép thành lập và Điều lệ Công ty, Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các Hợp đồng và Cam kết quan trọng; Quan sát thực tế của KTV khi tham quan nhà xưởng, cơ sở vật chất của công ty khách hàng; 1.4.1.2 . Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vị dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Đây là cơ sở để lập Chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán. Những vấn đề chủ yếu KTV trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Bao gồm: Phan Thị Thu Trang Lớp: Kiểm toán 47B 10 [...]... động kiểm toán của Công ty) Phan Thị Thu Trang 21 Lớp: Kiểm toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Thị Thu Trang 22 Lớp: Kiểm toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Khái quát quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán. .. phẩm/tổng tài sản, ), các khoản giảm trừ doanh thu trên doanh thu thuần, giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần… Kết hợp tính toán và đánh giá tỷ lệ khoản phải thu khách hàng so với doanh thu bán hàng, vòng quay khoản phải thu khách hàng( vòng quay= Doanh thu bán hàng/ số dư khoản phải thu khách hàng bình quân)… 2.1.1.4 Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng. .. thống kiểm soát mà KTV không thể hiện trên giấy tờ làm việc 2.2 Thực trạng kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty ACVIETNAM thực hiện tại khách hàng ABC 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán Khách hàng ABC được Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam tiến hành kiểm toán năm đầu cho BCTC năm 2008 Khách hàng ABC gửi Thư mời kiểm toán và Công. .. toán BCTC do Công ty ACVIETNAM thực hiện Quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng của Công ty ACVIETNAM gồm 3 bước như sau: - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kế hoạch kiểm toán - Kết thúc kiểm toán Các bước công việc mà KTV thực hiện trong mỗi giai đoạn của mỗi cuộc kiểm toán tùy thu c vào đặc điểm của từng khách hàng 2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là một trong. .. Đối với kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng, tài liệu cần thu thập nằm trong Danh mục tài liệu cung cấp được kèm theo bản Kế hoạch kiểm toán mà Công ty gửi cho khách hàng Bao gồm: Khoản mục ………… Khoản phải thu Tài liệu cung cấp Ghi chú …… + Danh mục chi tiết theo đối tượng các khoản phải thu của khách hàng theo dạng cân đối phát sinh bằng cả VNĐ và ngoại tệ (nếu có) (1) Phan Thị Thu Trang... trợ lý kiểm toán Với những công ty khách hàng có quy mô nhỏ thì có thể linh hoạt phân công một nhóm kiểm toán gồm 3 hoặc 4 người Chủ nhiệm kiểm toán Một cấp Kiểm toán viên cấp 3 Kiểm toán viên chính Kiểm toán viên cấp 2 Kiểm toán viên cấp 1 Trợ lý kiểm toán cấp 3 Trợ lý kiểm toán viên Trợ lý kiểm toán cấp 2 Trợ lý kiểm toán cấp 1 Sơ đồ 3: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại Công ty ACVIETNAM Do quy. .. kiểm tra khoản phải thu khách hàng (*) là tài liệu cho kiểm tra doanh thu khác Vì khoản mục doanh thu BH&CCDV liên quan đến khoản mục hàng tồn kho, tiền, công nợ phải thu nên các tài liệu cho những khoản mục đó cũng được kết hợp trong quá trình kiểm tra Phan Thị Thu Trang 26 Lớp: Kiểm toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1.1.3 Phân tích sơ bộ BCTC Các thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện với... kiến (Khi thực hiện công việc, kiểm toán viên phải thu thập các tài liệu và văn bản pháp luật liên quan hay ý kiến của các nhà chuyên môn) F- Duy trì và chấp nhận khách hàng (việc đánh giá này do Ban Giám đốc công ty và các kiểm toán viên chính thực hiện) Kiểm tra (Công ty có các quy định về việc theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát... bước công việc quan trọng nhất trong quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng, giúp KTV nắm bắt được chính sách, đặc điểm quy trình bán hàng -thu tiền của Công ty khách hàng và các thông tin có liên quan để thiết kế kế hoạch kiểm toán hợp lý nhất cả về mặt thời gian và khả năng thu thập bằng chứng cho hai khoản mục này Điều này cũng có nghĩa là tiết kiệm được chi phí kiểm toán cho khách. .. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kiểm toán cho năm tài chính nào chưa? Nếu có, vì sao lại thay đổi KTV và Công ty kiểm toán, các cuộc kiểm toán trước đây do KTV và Công ty kiểm toán nào thực hiện ? qua đó đánh giá khả năng tìm kiếm các thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty khách hàng để kết luận có chấp nhận cuộc kiểm toán hay không, đảm bảo tính khả thi của Hợp đồng kiểm toán Với những khách hàng