Đánh giá sự đầy đủ, thích hợp của việc lập dự phòng các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu và khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 63)

- Thủ tục phân tích: KTV thực hiện so sánh doanh thu năm 2008 với doanh thu thực

4.Đánh giá sự đầy đủ, thích hợp của việc lập dự phòng các khoản phải thu

5. Kiểm tra tính thích hợp của các khoản giảm giá, chiết khấu

6. Kiểm tra việc đánh giá thích hợp của các khoản phải thu theo đơn vị ngoại tệngoại tệ ngoại tệ

7. Rà soát việc đối chiếu công nợ với khách hàng

8. Phỏng vấn và quan sát để kiểm tra sự phân công, phân nhiệm giữa các cá nhân chịu trách nhiệm khác nhau các cá nhân chịu trách nhiệm khác nhau

+ Với Công ty XYZ, kiểm tra chi tiết chỉ gồm các công việc 1, 2, 4, 7 như đã nêu trên đây. KTV của ACVIETNAM gửi thư xác nhận công nợ phải thu cho tất cả khách hàng của hai công ty

Kiểm tra chi tiết chọn mẫu luôn được tiến hành với những số dư lớn

2.4.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán

2.4.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Do đánh giá rủi ro trong hai khoản mục này của XYZ đều ở mức thấp nên KTV của ACVIETNAM không thực hiện nhiều các thủ tục kiểm soát như với ABC.

2.4.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 2.4.2.3. Kiểm tra chi tiết

Sự khác biệt trong thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết được thể hiện trong phần so sánh hai chương trình kiểm toán trên rất rõ ràng.

2.4.3. Kết thúc kiểm toán

Các bước công việc sau khi thực hiện kiểm toán giữa hai Công ty không có gì khác biệt. KTV đưa ra các kết luận kiểm toán cho khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng. Kết thúc kiểm toán, KTV lập thư quản lý và Báo cáo kiểm toán gửi Ban Giám đốc Công ty khách hàng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIỂN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ KHOẢN PHẢI THU

KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN.

3.1. Nhận xét về kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

3.1.1.Ưu điểm trong kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nghiệp vụ bán hàng là nghiệp vụ thường xuyên diễn ra hàng ngày của các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi công tác hạch toán doanh thu phải được chặt chẽ, tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cũng vì thế mà Công ty kiểm toán phải thực hiện thật sự có hiệu quả công tác kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng.

ACVIETNAM đã thể hiện những ưu điểm trong kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng ở cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán:

 Ưu điểm trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán

Khâu lập kế hoạch được thực hiện cẩn thận bởi các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả thực hiện cao.

Thông tin về khách hàng cho cả cuộc kiểm toán BCTC nói chung và khi thực hiện kiểm toán doanh thu, khoản phải thu khách hàng nói riêng đối với khách hàng lâu năm được cập nhật qua từng năm và được thu thập từ nhiều nguồn đối với khách hàng mới. Như thế để đảm bảo KTV có cái nhìn

rõ nét các mặt hoạt động của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện ngay từ những hiểu biết ban đầu về ngành nghề kinh doanh, về mục tiêu & chiến lược hoạt động của khách hàng để không bỏ sót rủi ro trong ghi nhận doanh thu có thể xảy ra.

KTV xây dựng kế hoạch từ khái quát đến cụ thể, từ đánh giá trọng yếu và rủi ro để đề ra thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng. KTV cũng chỉ dẫn cụ thể cho khách hàng những tài liệu và thảo luận thường với khách hàng, đảm bảo tài liệu của khách hàng về công việc kế toán sẽ được cung cấp đầy đủ.

Ưu điểm trong giai đoạn Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Với khách hàng truyền thống, KTV theo dõi thường xuyên hoạt động của Công ty khách hàng. Sự hiểu biết và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng vì thế cũng được đầy đủ và chính xác hơn.

Với khách hàng mới hoặc khi khách hàng cũ có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán, việc thực hiện kiểm toán có thể được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp.

Kiểm toán BCTC của khách hàng được thực hiện bằng cách phân chia theo khoản mục nhưng luôn được đánh giá trong mối quan hệ nội tại. Ví dụ kiểm toán khoản mục doanh thu thường được thực hiện kết hợp với kiểm toán khoản phải thu khách hàng, thu tiền bán hàng; việc ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục cũng dựa trên mối quan hệ của chúng trên BCTC… Sự kết hợp này đem lại hiệu quả khi KTV muốn có cái nhìn tổng quát và chính xác thực trạng hoạt động của khách hàng, lý giải nguyên nhân sự biến động của khoản mục doanh thu, khoản phải thu khách hàng.

Việc thực hiện kiểm toán doanh thu hầu hết được tiến hành trên các mẫu lựa chọn. Tiêu thức chọn mẫu thường mang tính đại diện, theo chủ quan của KTV. Chọn mẫu đối với khoản mục doanh thu là hợp lý vì số lượng nghiệp vụ lớn nên không thể kiểm tra chi tiết tất cả .

Khi kiểm tra chi tiết, việc chọn mẫu được kết hợp với kết quả thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Ưu điểm trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán

Các giấy tờ làm việc được xem xét nhiều lần bởi các kiểm toán viên chính và trưởng nhóm kiểm toán để đảm bảo sự chính xác của các phát hiện, rõ ràng trong việc trình bày và sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán. KTV luôn liên lạc với khách hàng, thu thập thêm các nghiệp vụ bất thường phát sinh để có những điều chỉnh phù hợp cũng như có thêm hiểu biết về Công ty khách hàng cho những cuộc kiểm toán tiếp theo.

3.1.2. Nhược điểm trong kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Nhược điểm trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán

- Nhược điểm trong việc thu thập thông tin nói chung và thông tin về HTKSNB nói riêng tại Công ty khách hàng: KTV và Công ty ACVIETNAM chỉ tập trung thu thập tài liệu từ đơn vị khách hàng và sử dụng những tài liệu này cho toàn bộ đánh giá của mình mà không tham khảo các chỉ số thống kê của toàn ngành hay so sánh với các Công ty khác để đánh giá vị trí của khách hàng trong môi trường cạnh tranh ở từng giai đoạn, đánh giá được điều này sẽ giúp đánh giá hiệu quả HTKSNB của khách hàng cả về mặt thiết kế và thực hiện có phù hợp hay không.

- Nhược điểm trong việc không thiết kế thử nghiệm kiểm soát : các rủi ro của hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng được chỉ ra rõ ràng trong chuyên đề là do em tham khảo ý kiến của kiểm toán viên – người thiết kế các thủ tục, mà không có giấy tờ làm việc trình bày nội dung này. Các rủi ro được nhận diện đó thể hiện năng lực chuyên môn cao của KTV. Vì thế nên thể hiện rõ ràng trên giấy tờ chứ không chỉ là những định hướng để kiểm tra.

Trong chương trình kiểm toán của ACVIETNAM, thủ tục kiểm soát không được thiết kế cụ thể nên những mô tả trong chuyên đề trên chỉ mang tính trình bày để chuyên đề không bị thiếu xót. Thực tế, KTV của Công ty thực hiện những thủ tục kiểm soát đó chỉ để trợ giúp khẳng định cho các

kết quả kiểm tra chi tiết mà chưa coi là những thủ tục quan trọng để phân tích sự hợp lý về thiết kế, vận hành HTKSNB của khách hàng.

Một cuộc kiểm toán gồm ít nhất là 3 người thực hiện, công việc nhận định rủi ro đó lại chỉ do trưởng nhóm đánh giá được rồi thiết kế chương trình để phân chia công việc cho các nhân viên còn lại. Trưởng nhóm không thể hiện những đánh giá đó ra và không thiết kế thủ tục kiểm soát đó sẽ làm cho kiểm toán viên trực tiếp thực hiện kiểm toán khoản mục khó khăn trong định hướng tác nghiệp, có thể sẽ bỏ sót nội dung kiểm tra.

-Nhược điểm trong việc thiết kế thủ tục phân tích: Khi thiết kế thủ tục phân tích, thực tế kiểm toán tại 2 khách hàng ABC và XYZ cho thấy, kiểm toán viên đã áp dụng và trình bày thủ tục phân tích không được triệt để và logic, hạn chế hiệu quả thông tin đem lại từ thủ tục này.

- Nhược điểm về phương pháp chọn mẫu: việc chọn mẫu chủ yếu được tiến hành theo xét đoán chủ quan của KTV. Mà thường là chọn các giá trị lớn, số lượng mẫu chọn ít. Kiểm tra chi tiết doanh thu thì phải chọn mẫu là hợp lý, nhưng đây cũng là khoản mục quan trọng nên việc chọn mẫu như thế này so với hàng trăm giao dịch bán hàng diễn ra trong ngày với khách hàng quy mô hoạt động lớn như ABC và XYZ thì kết quả kiểm tra không thể mang tính đại diện cao.

Nhược điểm trong giai đoạn Thực hiện kế hoạch kiểm toán

- Nhược điểm về việc thực hiện thủ tục kiểm soát: do không có thiết kế cho thử nghiệm kiểm soát nên KTV chỉ thực hiện một số thao tác như phỏng vấn, trao đổi với Ban Giám đốc và nhân viên bên Công ty khách hàng khi kết quả kiểm tra cho thấy có bất thường.

- Nhược điểm về việc thực hiện thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết)

Kiểm toán viên kết hợp thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết và ghi nhận chung trong các giấy tờ làm việc.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều mở rộng quy mô, sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Tất cả những điều trên đòi hỏi kiểm toán viên cần phải phân chia doanh thu thành các khoản mục nhỏ theo dòng sản phẩm, theo khu vực bán hàng, theo khách hàng chủ yếu… để dễ dàng cho các phân tích và đánh giá về sau. Tuy nhiên, KTV khi thực hiện kiểm toán lại không thực hiện đầy đủ sự phân chia này mà chỉ phân chia theo một hoặc hai cách.

Việc thực hiện thủ tục phân tích cho khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng có nhiều yếu điểm do KTV không tính toán đầy đủ các chỉ tiêu để so sánh, có khi không phân tích so sánh. Nếu có thì KTV hầu hết mới chỉ sử dụng việc phân tích ngang chỉ tiêu doanh thu năm 2006 với năm 2005 mà không mở rộng phân tích với năm trước nữa. Các tỷ suất tài chính liên quan đến doanh thu và khoản phải thu khách hàng không được phân tích. KTV không đi sâu lý giải cho các chênh lệch tính ra từ thủ tục phân tích. Việc giải thích nói chung còn sơ sài và mang tính hình thức.

Thủ tục kiểm tra chi tiết cho khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng qua thực tế kiểm toán hai khách hàng ABC và XYZ trong kiểm tra tính đúng kỳ còn sơ suất, có khi không thể hiện trên giấy tờ làm việc.

Một nhược điểm của Công ty ACVIETNAM nữa là KTV thường gửi thư xác nhận tới tất cả các đối tượng. Nếu số lượng ít thì làm thế là rất hiệu quả cho kiểm tra, nhưng nếu có nhiều khoản công nợ phải thu và nhiều khoản nhỏ lẻ thì lại làm mất nhiều thời gian cho việc đối chiếu này, chưa kể đến những thư không có xác nhận trả lời bị gửi trả lại sẽ phải tiếp tục gửi thư lần hai, hay lần ba.

3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trên đây là một số nhận xét của em về thực trạng kiểm toán doanh thu và khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán

Việt Nam thực hiện. Trên cơ sở đó, em xin đưa ra một số kiến nghị để hạn chế các nhược điểm nêu trên.

 Kiến nghị về thu thập thông tin từ khách hàng: xem xét Hồ sơ kiểm toán của ACVIETNAM em nhận thấy Công ty không thiết kế bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống kiểm soát của khách hàng. Với khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng, KTV của Công ty nên lập Bảng câu hỏi để dễ dàng tóm tắt thông tin về HTKSNB. Công ty có thể lập Bảng câu hỏi đó như sau:

Bảng 15: Bảng câu hỏi phỏng vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu

Câu hỏi Trả lời Nhận xét

Không

Doanh thu ghi sổ là có thực: Việc ghi sổ doanh thu có được đính kèm với các chứng từ như hóa đơn bán hàng, vận đơn đã được phê chuyên, đơn đặt hàng?

Doanh thu tiêu thụ phê chuẩn đúng đắn:

- Chính sách giá, chính sách bán hàng có được phê chuẩn bởi người có thẩm quyền?

- Hoạt động vận chuyển có được kiểm soát thông qua việc đánh số các loại hàng hóa không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu có được ghi chép đầy đủ:

- Việc đánh số thứ tự trước hóa đơn và vận đơn có được thực hiện không?

- Có hay không việc lập bản đối chiếu bán hàng thu tiền gửi cho người mua?

Doanh thu ghi sỏ được ghi chép chính xác:

- Có tiến hành so sánh, đối chiếu giữa số liệu trên hóa đơn với vận đơn, nhật ký bán hàng, sổ chi tiết, sổ cái không?

- Có sự phân cách trách nhiệm giữa các bộ phân khác nhau liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm không?

Doanh thu có được phân loại theo quy định kế toán hoặc quy định riêng của ban quản lý không?

Doanh thu được ghi sổ đúng kỳ phát sinh:

Trên hóa đơn bán hàng và biên bản giao hàng có ghi rõ ngày lập không?

 Kiến nghị trong việc thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm soát

Theo nhận xét về nhược điểm ở trên đối với thủ tục kiểm soát thì KTV của ACVIETNAM nên ghi nhận những đánh giá rủi ro ra giấy tờ làm việc kèm theo những thủ tục sẽ thực hiện để kiểm tra rủi ro. KTV cần lý giải cho những thủ tục được thiết kế, nhận biết những điểm có thể kiểm tra và những điểm rủi ro mà KTV không thể kiểm tra để người thực hiện kiểm toán mỗi khoản mục xác định công việc của mình và thảo luận khi cần.

Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát cần được tiến hành từ đầu cho đến cuối kỳ kế toán để đảm bảo việc đánh giá HTKSNB là chuẩn xác và đầy đủ.

 Kiến nghị về thủ tục phân tích

ACVIETNAM nên tận dụng và thực hiện triệt để các tỷ suất tài chính và thực hiện phân tích với mọi khách hàng

Để lý giải đầy đủ nguyên nhân các chênh lệch, KTV nên thể hiện nhiều phân tích cho các khoản mục khác trên BCTC hơn, và kết hợp xem xét các yếu tố khách quan như: chính sách của Nhà nước, nhu cầu thị trường,…..

 Kiến nghị về kiểm tra chi tiết

- Kiến nghị về phương pháp chọn mẫu: KTV có thể đưa ra nhiều tiêu thức lựa chọn hơn nữa, có thể chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, chứ không chỉ dựa vào các giá trị của các phần tử trong tổng thể.

- Kiến nghị về kiểm tra tính đúng kỳ: KTV cần thể hiện kết quả của những kiểm tra này trên giấy tờ làm việc dù chúng được đánh giá là không có vấn đề trọng yếu.

KẾT LUẬN

Trong bài viết này, em đã tìm hiểu khái quát quy trình kiểm toán doanh thu và khoản phải thu của khách hàng trên góc độ lý luận đã tiếp thu tại trường kết hợp với việc áp dụng nó trong thực tế của một cuộc kiểm toán dựa trên những Chuẩn mực kiểm toán và quy định hiện hành tại các đơn vị khách hàng do Công ty thực hiện. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu và phải thu của khách hàng tại Công ty. Mặc dù đã có nhiều cố

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu và khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 63)