Tại Việt Nam, ngành kiểm toán đã đạt được những bước tiến đáng kể, trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi các Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, mỗi cuộc kiểm toán không phải là sự kết hợp đơn giản của việc kiểm toán từng khoản mục riêng lẻ mà nó là tổ hợp của việc kiểm toán từng thành phần và mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục hay chu trình cụ thể.
Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Năm 2009, Việt Nam là nền kinh tế thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm danh nghĩa nội địa bình quân đầu người. Năm 1986, Chính phủ Việt Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm đưa nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Công cuộc đổi mới đã kéo theo hàng loạt những biến đổi tích cực về kinh tế và đem lại những kết quả quan trọng bước đầu. Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 8%/năm từ năm 1990 đến 1997 và 6.5%/năm trong giai đoạn 1998-2003. Từ năm 2004 đến 2007, GDP tăng hơn 8%/năm. Cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong chỉ thị 04/2004/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3/2005 khẳng định : “ Hơn 10 năm qua (bắt đầu thực hiện thí điểm CPH từ năm 1992) việc CPH các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được triển khai thực hiện từng bước vững chắc theo đúng đường lối, nghị quyết của Đảng”. Đồng thời chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tính ưu việt của CPH các DNNN và chỉ rõ: “ Qua cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên.” Trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và trước sự mở rộng tầm nhìn vào năng lực và quy mô hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới, chúng ta Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo có thể nhận thấy hiện nay đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đi vào hoạt động trong điều kiện thiếu vốn. Theo số liệu của cục thống kê, tính đến năm 2008, cả nước có trên 72.000 doanh nghiệp hoạt động với tổng số gần 2 triệu tỷ đồng. Ta thấy, quy mô vốn của toàn bộ DNVN chỉ tuơng đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. DNVN có quy mô sản xuất nhỏ bé kéo theo khả năng cạnh tranh thấp kém, đẩy doanh nghiệp vào khó khăn về công nghệ sản xuất, phương thức tiếp thị sản phẩm, hạn chế về nằng lực hoạt động, năng lực quản lý, tiếp cận thông tin về các dịch vụ tài chính, dịch vụ cung ứng vốn đầu tư. Đó là những khó khăn chung đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam và công ty COMA 7 không phải là ngoại lệ. Đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập, công ty COMA 7 đã không ngừng nỗ lực đưa ra những giải pháp để ổn định hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô. Trong hành trình ấy, công ty gặp rất nhiều khó khăn về lao động, chính sách quản lý, song vấn đề về vốn luôn luôn là vấn đề quan trọng. Tỷ trọng vốn vay của công ty rất lớn, vào năm 2007 và năm 2008, con số này là 87%, trong đó nợ dài hạn chiếm tới 60%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty khi tham gia đấu thầu, và khả năng phản kháng lại những diễn biến xấu của nền kinh tế. Do đó, công ty luôn tìm cách để giải quyết để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý, với sự các con đường huy động vốn khác nhau để có thể giải quyết được khoản nợ dồn tù năm 2005 và nợ quá hạn năm 2007. 2. Mục tiêu ngiên cứu đề tài Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn của nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp nói chung và COMA 7 nói riêng gặp không ít khó khăn trong vấn đề huy động vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó luôn là bài toán khó đối với bất kỳ doanh nghiệp Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo nào. Đứng trước sự cấp thiết về vấn đề này, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty COMA 7.” Trong đề tài em có đề cập đến những vấn đề cơ bản về cơ chế huy động vốn. Thông qua thực trạng huy động vốn của công ty COMA7 để tìm ra những thành công và những tồn tại trong việc duy trì và tìm kiếm các kênh huy động vốn. Từ đó, em có đưa ra một số giải pháp của cá nhân em. Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế của công ty và những kiến thức được tích lũy trong hơn 3 năm ngồi trên nghế nhà trường, em mong rằng những kết quả đạt được trong đề tài này sẽ giúp ích một phần nhỏ cho công ty tìm lời giải đáp cho bài toán về vốn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Cơ chế huy động vốn. Vốn được luận bàn là vốn bằng tiền. - Phạm vi nghiên cứu: Các kênh huy động vốn của công ty từ khi cổ phần hóa năm 2004 cho đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê phân tích kinh tế, phương pháp diễn dịch, quy nạp, đối chiếu, so sánh. Bố cục đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty COMA 7 Phần 2: Thực trạng công tác huy động vốn của công ty COMA 7 Phần 3: Giải pháp huy động vốn có hiệu quả của công ty COMA 7 Để có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập này, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo, phân tích của các bác, các cô chú và các anh chị trong công ty, cùng với những ý kiến hướng dẫn quý báu của thầy Nguyễn Kế Tuấn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô và mọi người trong công ty COMA 7. Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.Thông tin chung về doanh nghiệp Công ty cổ phần Cơ Khí và Xây Lắp số 7 là thành viên của Tổng Công ty cơ khí xây dựng, là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập số 1803/QĐ- BXD ngày 19/11/2004 của Bộ Xây Dựng, trên cơ sở cũ là Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7( được đổi tên từ Công Ty Cơ Khí Xây Dựng Liên Ninh theo Quyết định số 1567/BXD-TCLĐ ngày 01/11/2000 của Bộ Xây Dựng- là Doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định số 165/BXD ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Nhà máy Cơ Khí Xây Dụng Liên Ninh, thành lập từ năm 1966). Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7. Tên Giao dịch quốc tế: CONSTRUCTION AND MACHINERY JOINT STOCK COMPANY No 7. Tên viết tắt: COMA 7. Trụ sở chính: KM14 Quốc lộ 1A- Thanh Trì – Hà Nội. Điện thoại: 04- 8615254;8614381 Fax: 04-8614294 2. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 01/08/1966 Nhà máy cơ khí kiến trúc Liên Ninh được thành lập theo quyết định số 765/BKT của Bộ Kiến Trúc. Nhà máy được thành lập trên cơ sở tách phân xưởng sửa chữa máy gạch ngói ra khỏi nhà máy kiến trúc Gia Lâm. Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo - Từ năm 1966 – 1970: với hơn 70 công nhân cùng trang thiết bị, máy móc rất ít và lạc hậu, phần lớn là sản xuất thủ công. Sản phẩm chính là thiết bị máy móc phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng như: máy làm gạch ngói, bi, đạn…Do cơ chế quan liêu bao cấp, đầu ra và đầu vào của nhà máy đều do Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí và xây dựng bao tiêu. Chính vì vậy, đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn. -Từ năm 1970 – 1990: Nhà máy mang tên Nhà máy cơ khí Liên Ninh. Trong giai đoạn này, nền kinh tế có nhiều biến động lớn, đó là cuộc suy thoái của nền công nghiệp nói chung, rồi chính sách đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường cùa Nhà nước năm 1986 đã khiến tình hình sản xuất của nhà máy có những lúc đã phải đi đến quyết định giải thể. Song với những lỗ lực của Đảng và Nhà nước và sự gắn bó trung thành của cán bộ công nhân đã chung tay, góp sức đưa nhà máy vượt qua giai đoạn khó khăn này. - Năm 1990 – 1996: Nhà máy mang tên Nhà máy xây dựng Liên Ninh theo quyết định 457/BXD – TCLĐ ngày 01/08/1990.Theo quyết định 165/BXD – TCLĐ ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở sắp xếp lại DNNN, đơn vị được đổi tên thành Nhà máy xây dựng Liên Ninh trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng – Bộ Xây dựng. Đây là thời kì đất nước chung tay xây dựng đất nước theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà máy đã đáp ứng tích cực nhu cầu xây dựng của xã hội. Không những thế nhà máy còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như tham gia xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, sản xuất nhôm, lắp đặt thiết bị… - Năm 1996 – năm 2004: Ngày 02/01/1996, nhà máy mang tên Công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh. Dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty cơ khí xây dựng, công ty đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, trang bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu xuất lao động nhằm hạ giá thành sản Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Theo quyết định 1567/BXD ngày 01/11/2000 của Bộ Xây Dựng, Công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh được đổi tên thành Công ty Cơ Khí và Xây lắp số 7 thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng. Đây là thời kì nền kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, cùng với đó là những kế hoạch cho việc chuẩn bị cổ phần hóa, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều dấu hiệu khả quan. Công ty liên tục đảm nhận xây dựng những công trình lớn, tham gia các lĩnh vực mới như kinh doanh bất động sản, tham gia vào thị trường xuất khẩu vật tư, lao động. - Từ năm 2004 – nay: Theo chủ trương của Nhà nước là cổ phần hóa hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, quyết định số 1803/QĐ – BXD ngày 19/11/2004 của Bộ Xây dựng chuyển công ty cơ khí xây lắp số 7 thành Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7. Nhìn chung, sau khi cổ phần hóa, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn, chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động đều được cải thiện, đầu tư thêm máy móc thiết bị kĩ thuận hiện đại, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường trong nước. Nhưng do thiếu những kiến thức cần thiết về quản trị công ty cổ phần, lúng túng về quy chế tài chính, chính sách tiền lương, quyết định nâng lương bậc, vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm, chế độ lương thưởng của người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước tại công ty nên tốc độ phát triển của công ty vẫn chưa thực sự có những đột phá. Nhìn chung, sau hơn 43 năm xây dựng và phát triển, từ một cơ sở nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được, thị trường nhỏ hẹp, công nhân không có việc làm. Ngày nay công ty đang trên đà phát triển về mọi mặt. Công ty đã mạnh dạn tham gia chế tạo, lắp đặt Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước và các địa phương đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt. * Định hướng phát triển của công ty: Mục tiêu của Công ty là trở thành một Doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo và kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị và phụ tùng, phụ kiện cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng, tư vấn xây dựng và kinh doanh phát triển nhà, xuất nhập khẩu vật tư… Đảm bảo dịch vụ thỏa mãn tới mức cao nhất các yêu cầu đã thỏa thuận của khách hàng. Để thực hiện mục tiêu trên, Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp sô 7 cam kết duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7. Trong những năm tới, Công ty không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại; cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ; tạo mọi điều kiện, tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ, tay nghề. Tập trung nâng cao năng lực sản xuất, tăng sản lượng kết cấu thép, gia công cơ khí và sản phẩm đúc. Đi sâu khai thác thị trường tiêu thụ truyền thống. Các sản phẩm dịch vụ do Công ty cung cấp trên thị trường trong nước và quốc tế đã và đang là những minh chứng cho sự tin cậy của khách hàng. Công ty luôn mong muốn được hợp tác cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, vì sự phát triển của hai bên trên quan điểm cùng có lợi, hướng tới mục tiêu chung, góp phần thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong những năm qua, với phương châm đẩy mạnh đầu tư, mở rộng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là tăng năng lực về chiều sâu trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, mở rộng sang lĩnh vực xây lắp các công trình Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo dân dụng, công nghiệp, giao thông cầu đường, thủy lợi phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Công ty đã tham gia thực hiện thành công nhiều dự án như: Quốc lộ 2B, 2C, Đường Xuân Hòa - Hang Dơi – Đèo Nhe, San lấp mặt bằng và lấn biển Hạ Long, Đường Tân Long – Xuân Vân – Tuyên Quang, Cầu Đông Điềm Hà Tĩnh, Xây lắp đường dây 10/22KV và lắp đặt thiết bị tại trạm 110 KV Ba Chè – Núi 1- Thanh Hóa, Đường dây 10 KV và hạ thế thị xã Cao Bằng, Nhà Điều dưỡng và Phục hồi chức năng lao động, Công ty điện lực I, Khu vui chơi giải trí Sài Gòn- Mũi Né….KCT nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Bút Sơn, Công ty mía đường Nghệ An, KTC lọc bụi xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kì, Singapore, Malaysia, Nhà xưởng công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương, Dự án UGINOX Việt Nam, Nhà truyền thống Huyện Thanh Trì… Các công trình thi công đa số đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, được các chủ đầu tư tín nhiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng tốt. II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty COMA 7 1. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có tư cách pháp nhân, là đơn vị hoạch toán độc lập theo pháp luật Việt Nam, trực thuộc tổng Công ty Cơ Khí và Xây dựng - Bộ xây dựng. Xét về vốn doanh thu thì Công ty Cổ phần cơ khí & xây lắp số 7 có quy mô vừa, sản phẩm chủ yếu là kết cấu thép, sản phẩm cơ khí phục vụ cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu trong các lĩnh vực sau: - Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình đô thị. - Đầu tư kinh doanh phát triển và thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo và khu công nghiệp, công trình đường dây điện, trạm biến áp điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật cơ điện công trình. - Gia công, lắp đặt khung nhôm kính, lắp đặt thiết bị. - Lập dự án đầu tư, thiết kế công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. - Kinh doanh nhà và bất động sản. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao động và chuyên gia kỹ thuật. - Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại, sơn tĩnh điện, mạ decor vân gỗ, vân đá trên nhôm. - Kinh doanh nhà hàng khách sạn. - Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực. Căn cứ vào sản phẩm Công ty cung cấp, xét về khu vực địa lý thị trường của Công ty trải rộng toàn quốc; xét về đối tượng khách hàng, thị trường của Công ty tập trung vào các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng như các nhà máy sản xuất xi măng, sắt thép… Theo chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, COMA 7 đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những công ty trong cùng tổng công ty tới những công ty bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là: Công ty Thi công cơ giới và lắp máy COMA 1, COMA 2, COMA 3, Công ty Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera… . 2. Một số hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây Vốn Điều lệ: 20.000.000.000 Cổ phần phát hành lần đầu: 100.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng, với trị giá: 10.000.000.000 đồng Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B Chuyên đề tốt nghiệp Bản thảo Bảng 1: Kết quả hoạt động SXKD của công ty năm 2004 - 2008 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của COMA7 Ta thấy GTSX của công ty từ năm 2004 - 2007đều tăng qua các năm, tuy nhiên sang năm 2008 chỉ tiêu này lại giảm. Chứng tỏ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thay đổi tích cực, song vẫn chưa ổn định. Năm năm 2005 tăng 2,71%, năm 2006 tăng 3,06%, năm 2007 tăng 14,68%, năm 2008 giảm 4,38%. Doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, COMA 7 đã không những giữ vững được thị trường mà còn thu hút thêm được nhiều khác hàng. Điều này được thể hiện qua mức doanh thu của doanh nghiệp. Sau 5 năm doanh thu của doanh nghiệp đã tăng 11,48%, tương ứng với gần 8 tỷ đồng. Đặc biệt là từ năm 2006, với vai trò là nhà cung cấp vật liệu xây dựng, thiết bị cho nhiều công trình lớn như nhà máy thủy điện Sê San 4, nhà trưng bày hội trợ triển lãm Đà Nẵng… tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp đạt tới con số 16,79% tương ứng 12 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản nộp ngân sách nhà nước của công ty cũng ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào nâng cao phúc lợi Sinh viên: Lê Thị Thu Phương Lớp Công nghiệp 47B STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 GTSX Tr.đ 71.316,81 73.248,78 75.492,05 86.571,53 82.778 2 Doanh thu Tr.đ 68.980,13 70.050,25 71.025,39 82.950,60 76.901 3 Các khoản nộp NSNN Tr.đ 253,81 274,65 281 1.015,785 895,47 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 366,221 504,699 726,548 1.403,820 977,25 5 Tỷ suất LN/DT 0,0053 0,0072 0,0103 0,0169 0,0127 6 Lao động Người 336 407 485 593 560 7 TNBQ/1 tháng/1 LĐ VNĐ 754.000 803.000 1.185.000 1.450.000 1.450.000