Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán độc lập thực hiện Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên Bùi Thị Liễu
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, PHỤ LỤC
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7Bảng 1.1: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu .14Bảng 1.2: Các thủ tục KSNB chủ yếu khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ 21Bảng 1.3: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ 23
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán AnPhú… 28
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 32
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty X 48Bảng 2.1: Bảng câu hỏi khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình doanh thu 54
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, PHỤ LỤC iii
MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu đề tài 3
Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 4
1.1.1 Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4
1.1.2 Tổ chức công tác kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8
1.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8
Trang 51.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ…… 91.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 111.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG
VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH111.3.2 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán 111.3.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ 191.3.4 Kết thúc công việc kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ 26CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANHTHU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 272.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ 272.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán AnPhú…… 272.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 282.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán 302.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANHTHU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁOCÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂMTOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 452.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty X 45
Trang 62.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công ty X 47
2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 56
2.3.1 Ưu điểm 56
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 63
3.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 63
3.1.1 Xuất phát từ xu thế hội nhập của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực kiểm toán 63
3.1.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán để phù hợp với những thay đổi của các văn bản pháp luật về kế toán và kiểm toán hiện hành 64
3.1.3 Xuất phát từ những hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 64
3.2 NỘI DUNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 64
3.2.1 Đối với quy trình kiểm toán 64
Trang 73.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 67
3.3.1 Về phía Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội KTV hành nghề 67
3.3.2 Về phía KTV và công ty kiểm toán 68
3.3.3 Về phía khách hàng 69
3.3.4 Về phía các cơ sở đào tạo 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 72
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ trước đến nay, BCTC luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập.BCTC là tấm gương phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động cũng nhưmọi khía cạnh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Trên BCTC của DN, Doanh thu luôn là một yếu tố quan trọng Doanh thu
là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ cáchoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn của chủ sở hữu
Hầu hết các DN đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nó quyết định tớikết quả hoạt động kinh doanh của DN, xem DN hoạt động có đạt hiệu quả và làmột trong những yếu tố để quyết định DN có tiếp tục hoạt động hay phải chấmdứt hoạt động Mà doanh thu là yếu tố quan trọng quyết định tới lợi nhuận của
DN
Mặt khác, doanh thu ảnh hưởng tới các khoản mục trên báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của DN Một sự thay đổi củadoanh thu sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều khoản mục trên BCTC
Bên cạnh đó, khoản mục doanh thu được coi là trọng yếu trong kiểm toánBCTC Do đó, thông tin về khoản mục doanh thu là một cơ sở quan trọng đểKTV đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của BCTC và đưa ra ýkiến tư vấn cho đơn vị khách hàng về công tác hạch toán cũng như quản lý củaDN
Kiểm toán BCTC đồng nghĩa với việc kiểm tra tính trung thực, hợp lý củaBCTC Để kiểm tra thông tin trên BCTC không thể không kiểm tra tới tính đúngđắn, trung thực, hợp lý của việc ghi nhận, hạch toán và phản ánh khoản mụcdoanh thu trên BCTC Cho nên kiểm toán khoản mục doanh thu là một tất yếukhách quan và quan trọng trong kiểm toán BCTC
Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên nên trong thời gian thực tập tại Công
Trang 9“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện”
làm đề tài luận văn cuối khóa của mình
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tiếp cận lý luận về kiểm toánBCTC nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng Tìm hiểu, mô tả
và đánh giá đúng thực trạng quá trình kiểm toán thực tế khoản mục doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểmtoán An phú tiến hành Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toánBCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An phú thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán
An phú thực hiện
* Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Kiểm toán An phú, trong mùa
kiểm toán cho năm tài chính năm 2013
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu cho thấy việc nghiên cứu
đề tài này sẽ giúp đi sâu và làm rõ hơn lý luận về kiểm toán BCTC nói chung vàkiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng Hơn thế, đề tài nghiên cứu giúp đánhgiá được thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phú và giúp đưa ra các giảipháp để hoàn thiện hơn quy trình
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là dựa trên phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và vận dụng tổng hợp các phươngpháp như: phân tích, tổng hợp, chuẩn tắc, thống kê, so sánh và tham khảo ý kiếnchuyên gia
Trang 106 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán độc lập thực hiện
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán
An Phú thực hiện
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức,bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được
sự giúp đỡ và góp ý quý báu của cô giáo PGS.TS Giang Thị Xuyến và lãnh đạoCông ty TNHH Kiểm toán An Phú để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS Giang Thị Xuyến Người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này Em cũng chân thành cảm
-ơn Ban giám đốc, cùng với các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Sinh viên
Trang 11Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP THỰC HIỆN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG
CẤP DỊCH VỤ
1.1.1 Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu được quy định và hướngdẫn trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 18 “Doanh thu”
Theo VAS 14 doanh thu được hiểu là:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do DN sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào;
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồngtrong một hoặc nhiều kỳ kế toán;
- Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm: doanh
thu bán hàng ra bên ngoài và doanh thu nội bộ
Các chỉ tiêu liên quan đến DTBH trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là chỉ tiêu gộp của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ khi thể hiện trên báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh
Các khoản giảm trừ doanh thu:
Trang 12- Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho kháchhàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
- Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
- Các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT phải nộptheo phương pháp trực tiếp đối ứng với phát sinh nợ của tài khoản Doanh thubán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: chỉ tiêu này phản ánh số
doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ trừ các khoản giảm trừ trong
kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của DN
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giátrị doanh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặcdịch vụ khồn tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó được coi là một
Trang 13hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặctương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặctương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Quy định về việc ghi nhận doanh thu:
* Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
* Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối
- Hóa đơn GTGT, HĐBH thông thường
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng, báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa,
Trang 14TK 3331
VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm thu, giấy báo có, bảng sao kê của ngân hàng, )
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại, phiếu xuấtkho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý,
Tài khoản kế toán:
Để kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng:
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 512 – Doanh thu nội bộ
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Các tài khoản liên quan khác (TK 111, 112, 131 )
Sơ đồ hạch toán:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 151.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN
HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH
1.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
- Mục tiêu kiểm toán chung: phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán
BCTC là xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu kiểmtoán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thu thập đầy đủ cácbằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của thông tintài chính chủ yếu của khoản mục, đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệuliên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ, khoản mục có liênquan khác (hàng tồn kho, vốn bằng tiền )
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá sự hiện hữu và hữu hiệu của HTKSNB đối với chu kỳ doanh thuthông qua việc đánh giá khâu thiết kế và vận hành các quy chế KSNB liên quan đếnchu kỳ trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp, hiệu lực, và hiệu lực liên tục
+ Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thông tin có liênquan đến khoản mục doanh thu, đảm bảo CSDL có liên quan đến khoản mục làđúng đắn, cụ thể:
Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chu kỳ doanh thu phải đảm bảo tínhhiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác, tính đúng kỳ và sự phân loại:
Tính hiện hữu: các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và
liên quan đến đơn vị;
Tính đầy đủ: tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận;
Trang 16Tính chính xác: số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện
đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp;
Đúng kỳ: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán;
Phân loại: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản;
Việc trình bày và thuyết minh khoản mục doanh thu phải đảm bảo:
Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: các sự kiện, giao dịch và các vấn đề
khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị;
Tính đầy đủ: tất cả các thuyết minh cần trình bày trên BCTC đã được trình bày; Phân loại và tính dễ hiểu: các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải
và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu;
Tính chính xác và đánh giá: thông tin tài chính và thông tin khác được
trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp;
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các chính sách, các quy chế hay quy định về KSNB đối với hoạt động bánhàng và thu tiền mà đơn vị đã xây dựng, ban hành và áp dụng trong công tác quản
lý và KSNB Các chính sách và quy chế KSNB này bao gồm các quy chế do cấp cóthẩm quyền của Nhà nước ban hành và của chính bản thân đơn vị ban hành; Thôngthường, quy chế thể hiện dưới góc độ quản lý; nhưng đồng thời cũng bao hàm cảgóc độ kiểm soát Ví dụ: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm ngườihay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng; Quy định về trình tự, thủ tục kiểmtra, phê duyệt đơn đặt hàng; Các quy chế về KSNB đó đã được tổ chức triển khaithực hiện trong kỳ ở đơn vị như thế nào? Quá trình tổ chức hoạt động KSNB cóđảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát hay không?
- Các BCTC chủ yếu có liên quan, gồm Bảng cân đối kế toán (báo cáo
Trang 17tiền trước và các thông tin tài chính có liên quan khác: tiền, hàng hóa ); Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tài chính như: Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng ); Bảnthuyết minh BCTC (Báo cáo các thông tin chi tiết về hàng tồn kho, về doanh thubán hàng, về các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng )
- Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động bán hàng và thu tiền, bao gồm
sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Các sổ hạch toán nghiệp vụ chủyếu và phổ biến như: Sổ (Thẻ) kho, Nhật ký bảo vệ kho, Nhật ký vận chuyểnhàng hóa, Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chitiết của các tài khoản liên quan chủ yếu đến nghiệp vụ bán hàng và thu tiền, như:
TK 511, 512, 531, 532, 521, 131, 632 Tên gọi cụ thể của từng loại sổ kế toántùy thuộc vào hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng
- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền đã phátsinh và là căn cứ để ghi vào sổ kế toán Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổbiến như: HĐBH (Hóa đơn thuế GTGT hoặc Hóa đơn thông thường), Hóa đơnvận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuất kho, Chứng từ thu tiền hàng, Chứng
từ về giảm giá, hàng bán bị trả lại
- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động bán hàng, thu tiền Loạinày cũng rất phong phú và đa dạng, như: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt hàng, Hợpđồng thương mại (bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ), Chính sách bánhàng, Bản quyết toán hợp đồng
- Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằngchứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đãtrình bày trên BCTC của đơn vị được kiểm toán
Trang 181.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
- Khai báo tăng doanh thu bán hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụbán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi làhoàn thành tiêu thụ - ghi khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (ghi sổ kếtoán khi chưa có đủ căn cứ hợp lý)
- Ghi nhận doanh thu bán hàng trong nghiệp vụ bán hàng trả chậm, chờđến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán nghiệp vụ đãbán hàng thành nghiệp vụ hàng đang gửi bán;
- Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên HĐBH hay trênhợp đồng thương mại
- Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành bán hàng ra nước ngoài (xuấtkhẩu), doanh thu bán hàng có thuế suất cao thành hàng có thuế suất thấp hơn
- Bán hàng theo phương thức đổi hàng nhưng không hạch toán doanh thu bánhàng, phải thu khách hàng mà chỉ hạch toán trực tiếp như hàng đổi hàng tương tự
- v.v
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG
VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH
1.3.2 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán
1.3.2.1 Lập kế hoạch
Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến phảilàm trong quá trình kiểm toán, đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng chỉ ra nhữngđiều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trình
Trang 19Ý nghĩa: kế hoạch kiểm toán là những định hướng, chỉ dẫn cho các KTV,
có ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình kiểm toán và kết quả kiểm toán Đồngthời, cũng là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát đánh giá cuộc kiểm toán có hiệu quả,chất lượng và tin cậy hay không? Kế hoạch kiểm toán còn là căn cứ giúp kiểmtoán viên phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTVcũng như các chuyên gia khác về công việc kiểm toán
Lập kế hoạch gồm:
- Lập kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phươngpháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động vàmôi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán Kế hoạch chiến lược phảiđược lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộnghoặc cuộc kiểm toán BCTC của nhiều năm
Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán hoặc những KTV caocấp hơn lập và được GĐ (hoặc người đứng đầu) công ty phê duyệt
Nội dung kế hoạch kiểm toán chiến lược thường bao gồm:
+ Tóm tắt những thông tin về cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng.+ Những vấn đề liên quan đến BCTC, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán
Trang 20+ Một số điều kiện cần thiết khác như tài liệu liên quan cần thiết, đi lại,chỗ ăn nghỉ, xử lý quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan trước, trong vàsau kiểm toán
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thế:
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể vềnội dung , phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được ápdụng cho một cuộc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể do các trưởng nhóm kiểm toán lập và phảiđược lập cho mọi cuộc kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thứctiến hành cuộc kiểm toán
Nội dung cơ bản, chủ yếu của kế hoạch kiểm toán tổng thể, đó là:
+ Tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
+ Tình hình về hệ thống kế toán và HTKSNB
+ Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV
+ Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán + Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra
+ Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể
+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm: xác định các khoảnmục quan trọng; Rủi ro tiềm tàng; Rủi ro kiểm soát; mức trọng yếu;phương phápkiểm toán; thủ tục kiểm toán; tham chiếu
Cụ thể:
Xác định mức trọng yếu:
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch vàthực hiện kiểm toán”, “Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xácđịnh tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được
Trang 21cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu củathông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.”
Xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch gồm 2 bước:
- Bước 1: Ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM).Mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho tổng thể BCTC hay còn gọi là mứctrọng yếu kế hoạch là giá trị sai lệch tối đa có thể được chấp nhận, nghĩa là với tổnghợp những sai lệch (gian lận hoặc sai sót) nhỏ hơn hoặc bằng mức này thì khôngđược coi là trọng yếu và có thể bỏ qua Mức trọng yếu được xác lập dựa trên chỉtiêu được lựa chọn và tỷ lệ tương ứng với chỉ tiêu đó Có các phương pháp để xácđịnh mức trọng yếu cho tổng thể BCTC như sau:
Phương pháp 1: Mức trọng yếu được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm
so với chi tiêu được lựa chọn.
Theo phương pháp này, mỗi công ty kiểm toán sẽ xây dựng cho mình mộtmức ước lượng và các tỷ lệ thích hợp Dưới đây là bảng hướng dẫn của VACPAđối với việc tính toán mức trọng yếu trên tổng thể BCTC:
Bảng 1.1: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu
Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượngLợi nhuận trước thuế 5%-10%
Sau khi đã xác định cơ sở cho việc tính toán mức trọng yếu, KTV cần có
sự điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất thường có thểlàm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng quy mô của khách hàng Mụcđích của việc điều chỉnh này nhằm xác định được một cơ sở phản ánh đúng quy
mô của khách thể kiểm toán, từ đó xác định mức trọng yếu thích hợp Thông
Trang 22thường để thận trọng, KTV thường xác lập mức trọng yếu tổng thể sẽ thấp hơnmức chỉ đạo chung của công ty
Phương pháp 2: Mức trọng yếu được lựa chọn từ nhiều giá trị:
Theo phương pháp này, KTV sẽ sử dụng các chỉ tiêu khác nhau trênBCTC nhân với các tỷ lệ tương ứng, sau đó sẽ xác định mức trọng yếu bằng cáchchọn số lớn nhất, số nhỏ nhất hoặc số bình quân Thông thường, để đảm bảonguyên tắc thận trọng KTV thường chọn số nhỏ nhất, số bình quân ít khi dùng sốlớn nhất làm mức trọng yếu cho tổng thể BCTC
- Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC
Mức trọng yếu cho từng khoản mục còn gọi là sai sót trọng yếu có thể bỏ quađối với khoản mục đó KTV có thể phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho các khoảnmục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Tuy nhiên, giữaBảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh có mối quan hệ với nhau, phầnlớn các sai lệch của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán đều ảnh hưởng tương ứngđến các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh Do đó, không nhất thiết phải phân
bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh
Có 2 phương pháp xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục như sau:
Phương pháp 1: phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo tỷ trọng giá trị từng khoản mục.
Sau khi xác lập được mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể BCTC, KTVtiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục, từng bộ phận, từngchỉ tiêu trên BCTC để hình thành mức trọng yếu cho từng khoản mục, từng bộphận hay từng chỉ tiêu Giá trị trọng yếu dùng để phân bổ cho từng khoản mục làmức trọng yếu thực hiện (MP- bằng một tỷ lệ % nào đó so với PM) KTV tiếnhành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo mức trọng yếu thực hiện
Trang 23các sai sót không được KTV phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng thể(PM) đã xác định Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được thựchiện theo hai chiều hướng mà các gian lận và sai sót có thể xảy ra Đó là số liệutrên BCTC lớn hơn thực tế và số liệu trên BCTC nhỏ hơn thực tế.
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiện trênnhững cơ sở chủ yếu sau:
+ Chính sách phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC+ Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ bộ chokhoản mục
+ Kinh nghiệm của KTV về những sai sót và gian lận đối với khoản mục đó+ Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục
Phương pháp 2: Lấy mức trọng yếu của tổng thể làm mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục trên BCTC:
Theo cách này, KTV không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
mà lấy một mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục
Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp, cho dù có hay không có hệ thống KSNB
Để đánh giá được rủi ro tiềm tàng thì KTV phải nắm được các yếu tố cóảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng đó là:
+ Bản chất kinh doanh của khách hàng: Công việc sản xuất kinh doanh,các loại sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp, các yếu tố tác động của ngànhnghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt động, cơ cấu vốn, tính chất thời vụ, sựbiến động của thị trường mua và bán
Trang 24+ Bản chất của các bộ phận, khoản mục được kiểm toán: các khoản mục khácnhau trên BCTC thì khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu sẽ khác nhau.
+ Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị như mức độ, tínhchất phức tạp, phạm vi và tính hiệu quả hệ thống điện toán hay các phương tiện,thiết bị thông tin tính toán áp dụng trong DN
Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng đòi hỏi KTV phải có một sự hiểu biết sâu sắc,toàn diện, đầy đủ về thực trạng hoạt động của DN và các yếu tố tác động đến rủi rotiềm tàng cũng như đòi hỏi KTV phải có một sự xét đoán nghề nghiệp với nhữngkinh nghiệm khá tốt mới có thể có được một kết quả chính xác
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từngkhoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán vàHTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời
Vì rủi ro kiểm soát phát sinh từ hệ thống KSNB nên các thành phần của hệthống KSNB tại đơn vị cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểmsoát Do vậy, để đánh giá rủi ro kiểm soát KTV phải dựa vào sự hiểu biết về hệthống kế toán và hệ thống KSNB , cụ thể là các thành phần của hệ thống KSNB:
+ Môi trường kiểm soát: môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến sự nhấtquán giữa các nhà quản lý và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và các thủ tụchoạt động kiểm soát do đó khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát KTV cần thuthập thông tin về: các đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự,công tác kế hoạch, bộ phận kiểm toán nội bộ, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tớiviệc thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB
+ Hệ thống kế toán: hệ thống dùng để nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ
xử lý, tổng hợp và lập báo cáo về các thông tin kinh tế, tài chính ở đơn vị Là
Trang 25mắt xích quan trọng trong hệ thống KSNB, hệ thống kế toán có hiệu quả phảigóp phần đảm bảo thỏa mãn tất cả các mục tiêu KSNB chi tiết.
+ Các thủ tục kiểm soát: KTV cần kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắckiểm soát cơ bản được đề ra trong DN như: phê duyệt, ủy quyền; phân công,phân nhiệm và bất kiêm nhiệm
Cách thu thập thông tin, đánh giá rủi ro kiểm soát: các thông tin do đơn vịđược kiểm toán cung cấp, thực hiện phỏng vấn, kiểm tra, quan sát
Phân tích tổng quát
Phân tích tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan
hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC
Trong giai đoạn lập kế hoạch: phương pháp phân tích tổng quát giúp KTVnhìn nhận DN một cách toàn diện, nhanh chóng xác định được tính chất bất thường,phạm vi kiểm tra, nội dung cần đi sâu kiểm toán, xác định được những vấn đề cókhả năng sai sót trọng yếu; đồng thời, giúp KTV xác định được nội dung, thời gian,phạm vi sử dụng phương pháp kiểm toán khác, qua đó lập được kế hoạch chi tiếtvới những nội dung, phạm vi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý
Trong quá trình phân tích ở giai đoạn này, KTV có thể sử dụng cả thôngtin tài chính và phi tài chính Khi phân tích thông tin phi tài chính, sử dụng 2phương pháp: phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất
Phân tích sơ bộ ở giai đoạn này chủ yếu là phân tích sự biến động của cácchỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Trong trườnghợp cần thiết, có thể tham khảo các biến động của cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và Thuyết minh BCTC
Trang 261.3.2.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán: là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toánchi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thểđược sắp xếp theo một trình tự nhất định
Ý nghĩa: chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phầnhành, nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gianước tính cần thiết cho từng phần hành; cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV
và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán; là phương tiện ghi chéptheo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán
Chương trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụthường bao gồm: mục tiêu kiểm toán cụ thể của khoản mục, các thủ tục kiểm toán cần
áp dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếu vớicác thông tin có liên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thu thập
Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợpvới sự thay đổi của DN hoặc những tình huống chưa phát hiện được trước đó
Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu cho khoản mục Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ theo VACPA
1.3.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
1.3.3.1 Khảo sát KSNB
Thử nghiệm kiểm soát chỉ thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán cóHTKSNB có hiệu lực Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằngchứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của HTKSNB
Trang 27Thủ tục khảo sát cụ thể:
- Khảo sát về sự thiết kế các quy chế KSNB:
KTV cần yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB vànghiên cứu, đánh giá trên các khía cạnh:
+ Sự đầy đủ của các văn bản quy định về KSNB
+ Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB
- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB:
KTV đánh giá về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụthể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành củacác quy chế kiểm soát
- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB:KTV đánh giá việc thực hiện đúng đắn các nguyên tắc phê duyệt, ủyquyền; phân công, phân nhiệm và bất kiêm nhiệm
Các thủ tục thực hiện: phỏng vấn các nhân viên có liên quan, trực tiếpquan sát công việc của nhân viên thực hiện, kiểm tra dấu hiệu của hoạt độngKSNB lưu lại trên các chứng từ, hồ sơ tài liệu
Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nêu trên, KTV sẽ đánh giá lạirủi ro kiểm soát Nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp thì các thử nghiệm cơbản có thể chỉ hạn chế ở mức đối chiếu và so sánh số dư với thư xác nhận của nhàcung cấp Ngược lại, nếu kết quả của thử nghiệm kiểm soát chỉ ra rằng rủi ro kiểmsoát vượt quá mức tối đa cho phép thì KTV sẽ phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản.Tương tự, nếu có sự thay đổi đáng kể trong các thử nghiệm kiểm soát hoặc trongviệc ứng dụng các phương pháp hạch toán mới của đơn vị thì KTV phải bổ sungthêm các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá HTKSNB mà thực hiện thẳng các thửnghiệm cơ bản cần thiết
Trang 28Thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu.
Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát có thể được KTV thực hiện bằngcách đề ra các mục tiêu kiểm soát đối với doanh thu và tiến hành kiểm tra cácmục tiêu đó có được thoả mãn hay không Các mục tiêu và các thủ nghiệm có thểthấy được qua bảng 1 như sau:
Bảng 1.2: Các thủ tục KSNB chủ yếu khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát
- Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn bán hàng
- Có các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng ( xuất kho, vận chuyển…)
Trang 29nghiệp vụ ghi nhận
doanh thu bán
hàng
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên HĐBH
- Kiểm tra sơ đồ hạch toán có đảm bảo đúng tài khoản, quan
hệ đối ứng và số tiền (trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết)Đảm bảo cho việc
Ghi sổ phải kịp thời đúng kỳ Thủ tục kiểm soát:
- Kiểm tra tính phù hợp ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ
Phân tích thông tin tài chính:
- Phân tích ngang:
+ So sánh giữa doanh thu bán hàng kỳ này với kỳ trước hay với cùng kỳvới niên dộ trước – trên góc độ tổng số và chi tiết theo từng phương thức bánhàng hay từng ngành hàng, chủng loại hàng hóa;
+ So sánh giữa Phải thu khách hàng cuối kỳ với đầu năm – trên góc độ tổng
số và chi tiết theo từng phương thức bán hàng hay từng khách hàng chủ yếu;
Trang 30- Phân tích dọc: Xác lập các tỷ suất tài chính như:
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp trên doan thu bán hàng) x 100%(trên góc độ tổng số và chi tiết theo từng phương thức bán hàng hay từng ngànhhàng, chủng loại hàng hóa;
+ Tỷ suất giữa doanh thu bán hàng của từng phương thức bán hàng haytừng ngành hàng, chủng loại hàng trên tổng doanh thu bán hàng;
So sánh các tỷ suất này với các tỷ suất tương ứng của kỳ trước hay củangành từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời, tính biếnđộng của doanh thu các sản phẩm
Phân tích thông tin phi tài chính:
Các thông tin phi tài chính có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếpđến thông tin tài chính về Doanh thu rất đa dạng Trong khi thực hiện các so sánhxần làm rõ những tác động đương nhiên đối với doanh thu bán hàng, phải thu kháchhàng, và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể có
Các yếu tố gây nên sự biến động hợp lý:
- Sự thay đổi của quy mô kinh doanh (Số lượng hàng bán) theo kế hoạch
đã được phê chuẩn
- Sự biến động về giá cả trên thị trường
- Sự biến động về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường
1.3.3.3 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản
Bảng 1.3: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sự phát
sinh
- Kiểm tra HĐBH tương ứng của khoản doanh thu bán hàng đãghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu Bằngchứng có được sẽ chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ haykhông có căn cứ (ghi khống)
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng (Ví dụ: Đơnđặt hàng, Hợp đồng thương mại hoặc Kế hoạch bán hàng đã được
Trang 31dung kiểm tra hồ sơ phê chuẩn bán hàng là xem xét về tính đúngđắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính đúng thẩm quyền củangười phê chuẩn Sự đầy đủ, hợp lý của việc phê chuẩn cũng nhưngười phê chuẩn chứng tỏ nghiệp vụ bán hàng phát sinh là đãđược sự cho phép và căn cứ đã dùng ghi sổ kế toán là hợp lý.
- Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng nói trên có chứng từ xuất kho,chứng từ vận chuyển tương ứng (nếu có) hay không
- Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàng tương ứngtrên các sổ nghiệp vụ (Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển, Thẻkho, )
- Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng(nếu xét thấy cần và nếu có thể có khả năng nhận được phúc đáp)
- Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thờitrên sổ các tài khoản đối ứng (TK 131, 3331 )
+ Kiểm tra số lượng hàng đã bán ghi trên HĐBH, so sánh với sốliệu trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng; trênchứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển
+ Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên HĐBH, so với giá ghitrên hợp đồng thương mại hoặc trên bảng giá niêm yết của đơn vị,khi cần thiết có thể tham khảo giá cả trên thị trường
+ Kiểm tra về thuế suất thuế GTGT ghi trên HĐBH so với biểuthuế của nhà nước
+ Kiểm tra tỷ giá ngoại tệ ghi nhận trên HĐBH
- Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị, cần thiết có thể tính toán lại
Trang 32- Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu vớitừng HĐBH tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày, số tiền)
là thủ tục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác
- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoảnđối ứng (Sổ Tk phải thu khách hàng, sổ thuế GTGT phải nộp) đểđảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng;
- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị (nếu có)hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từcác sổ kế toán chi tiết; Đồng thời, đối chiếu số liệu của bảng tổnghợp doanh thu bán hàng với số liệu trên sổ kế toán tổng hợpdoanh thu bán hàng Trong trường hợp xét thấy cần thiết, KTV cóthể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại số liệu doanh thu bán
Trang 33- Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên báo cáo tàichính xem có phù hợp với chế độ kế toán quy định; Đồng thời, sosánh số liệu doanh thu bán hàng trên BCTC với số liệu trên sổ kếtoán doanh thu bán hàng của đơn vị để đảm bảo sự trình bày vàcông bố doanh thu bán hàng đúng đắn.
Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu
Việc thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trảlại đều phải tuân theo những thỏa thuận chặt chẽ và theo những trình tự nhấtđịnh Các thỏa thuận này thường được ghi trong hợp đồng thương mại hay chínhsách bán hàng của đơn vị đã được công bố Đây là những căn cứ đặc biệt quantrọng để kiểm tra tính hợp lý đúng đắn của nghiệp vụ giảm DTBH có liên quan
Nói chung, kiểm toán các khoản giảm trừ doanh thu cơ bản giống kiểmtoán doanh thu Tuy nhiên, để kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm DTBH, KTVcần nắm vững nội dung từng khoản cụ thể Trong quá trình thực hiện kiểm trachi tiết cần lưu ý nhận dạng các hình thức biểu hiện giảm DTBH cũng như việc
áp dụng các mức giảm và kết quả tính toán từng trường hợp giảm DTBH
1.3.4 Kết thúc công việc kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến
số liệu kế toán doanh thu bán hàng, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán Công việcnày dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thuthập được Tổng hợp kết quả kiểm toán thường được thể hiện dưới hình thức một
“Bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “Biên bản kiểm toán”
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toánthường bao gồm:
Trang 34- Kết luận về mục tiêu kiểm toán
- Kiến nghị: về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh; nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đốivới bộ phận được kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB
- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộphận được kiểm tra
- Ý kiến của BGĐ đơn vị (nếu có)
Trang 35chương 2:
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được thành lập ngày 8/8/2007 và hoạt độngtheo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102339218 do Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hà Nội cấp Ban đầu công ty có trụ sở tại Phòng 2003, Tòa nhà 34T TrungHòa, Nhân Chính, Cầy Giấy, Hà Nội Tại thời điểm thành lập, An Phú có 10 nhânviên Từ năm 2008, Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã được Ủy ban Chứng khoánNhà nước chấp thuận được cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC năm 2008-2009 chocác DN niêm yết theo Quyết định số 773/QĐ-UBCK ngày 27/11/2008
Sơ lược về công ty hiện nay:
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Tên viết tắt: An phú
Tên tiếng anh: ANPHU AUDITING COMPANY LIMITED
Trụ sở chính: Tầng 12-12A, Tòa nhà 167 Bùi Thị Xuân,Phường Bùi Thị
Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6278 2904 – Fax: (84-4) 6278 2905
Website: www.anphugroup.com.vn – www.anphugroup.com
Trang 36Giám đốc
Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3
Phòng hành chính tổng hợp Phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính Phòng Kiểm toán công trình đầu tư XDCB
Nhóm 3 Nhân viên phòng Kiểm toán công trình đầu tư XDCB Nhân viên phòng Hành chính – Kế toánNhóm 1 Nhóm 2
Hội đồng thành viên
cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia
vào sự phát triển bền vững của các DN hoạt động tại Việt Nam và quốc tế
An Phú đang ngày càng mở rộng hoạt động của mình với sự phát triển khôngngừng, Công ty đã và đang vượt qua những khó khăn và thử thách đối với nền kinh
tế đất nước cũng như toàn cầu An Phú đã chứng minh khả năng của mình, tạo dựng
niềm tin đối với khách hàng Công ty được khách hàng biết tới bởi chất lượng dịch
vụ cung cấp và phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Trang 38Trong đó:
Hội đồng thành viên: gồm 7 người, là cơ quan ra quyết định cao nhất của
công ty
Ban giám đốc: gồm 1 GĐ và 3 Phó Giám đốc là những người chịu trách
nhiệm cao nhất đối với hoạt động của công ty BGĐ có trách nhiệm hoạch địnhchính sách và tổ chức thực hiện; đồng thời phải chịu trách nhiệm cuối cùng về cácvấn đề có liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các nghiệp vụ
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm
chung về mọi mặt hoạt động của công ty trước hội đồng thành viên và trướcpháp luật GĐ đã có trên 22 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, trong đó 16năm kinh nghiệm tại Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), một trong các Công
ty kiểm toán hàng đầu tại Việt GĐ là người có Chứng chỉ KTV cấp nhà nước(CPA), Thạc sĩ kế toán quốc tế (MinTA) và đã tham gia các khóa đào tạo do cáchãng kiểm toán lớn trên thế giới cũng như Bộ Tài chính tổ chức
Phó Giám đốc: Là thành viên BGĐ chịu trách nhiệm từng mảng công việc
theo sự phân công ủy quyền của GĐ Có thể nhân danh Công ty ký các hợp đồngcung cấp dịch vụ trong phạm vi được phân công hoặc ủy quyền, thay mặt Công
ty xử lý các công việc thuộc thẩm quyền đối với khách hàng và đối tác Chịutrách nhiệm trước Công ty và pháp luật trong các quyết định của mình
Phó Giám đốc 1: Là người đồng sáng lập và trực tiếp tham gia điều hành
hoạt động của An Phú, đã có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán –kiểm toán, trong đó có trên 8 năm làm việc tại Công ty Kiểm toán Việt Nam(VACO), đã tốt nghiệp Thạc sĩ kinh doanh (MBA) tại Học viện Công nghệ Châu
Á (AIT), có Chứng chỉ KTV cấp Nhà nước (CPA)
Phó Giám đốc 2: đã có trên 17 năm kinh nghiệm làm kiểm toán, trong đó
có 10 năm tại Deloitte Việt Nam, với vị trí chủ nhiệm kiểm toán; đã hoàn thànhChứng chỉ CPA Australia tại Việt Nam; tham gia nhiều khóa đào tạo kiểm toántrong và ngoài nước, các khóa đào tạo về chứng khoán và ngân hàng;
Trang 39Phó Giám đốc 3: có kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực kiểm toán và
tư vấn; giữ vai trò trực tiếp phát triển khách hàng, kiểm soát chất lượng, trực tiếpphụ trách và thực hiện dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, tư vấn lập báocáo quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành; tốt nghiệp Đại học xây dựng và
là một trong số ít các Kỹ sư xây dựng tại Việt nam có chứng chỉ KTV (CPA);
Phòng Hành chính – Kế toán: gồm hai bộ phận chính: kế toán và thư ký
– lễ tân Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức nhân sự, tổ chức hành chính, quan hệkhách hàng và phụ trách về tài chính của công ty
Phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ PGĐ 1
và PGĐ 2, với công việc chính là kiểm toán CCTC
Phòng Kiểm toán công trình đầu tư XDCB: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ
PGĐ 3; thực hiện các dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư Đây là mộtphòng nghiệp vụ chuyên biệt, đội ngũ nhân viên của phòng có kiến thức chuyênmôn cao về đầu tư XDCB…
Điểm đáng chú ý ở đây là các chức năng khác của An Phú có sự thực hiệnđan xen lẫn nhau Ví dụ: bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng kiểm toán có liênquan tới lĩnh vực đầu tư XDCB, phòng còn thực hiện chức năng đào tạo nhân viênnâng cao năng lực và tổ chức tư vấn cho khách hàng Đây là một thế mạnh của công
ty Khi không có sự phân tách chức năng quá rõ rệt, An Phú vừa tiết kiệm được thờigian, giảm chi phí đào tạo mà còn giúp nhân viên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, có thểđảm nhận nhiều công việc Do đó góp phần phát triển năng lực của nhân viên
2.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức quá trình kiểm toán
Tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, 1 đoàn kiểm toán gồm 4 thành phần: Một Partner: là thành viên BGĐ, chịu trách nhiệm cùng lúc nhiều đoànkiểm toán
Một Manager: quản lí trực tiếp đoàn kiểm toán, điều hành công việc kiểm toán.Một trưởng nhóm kiểm toán: giám sát công việc các thành viên trongnhóm, thường là các Senior cấp 1, 2 hoặc 3
Trang 40Các thành viên nhóm: thực hiện các phần hành kiểm toán, là các trợ líkiểm toán cấp 1 hoặc 2.
Trong đoàn kiểm toán, Partner và Manager là người trực tiếp kí báo cáokiểm toán, trong đó, chữ kí của Partner đại diện cho công ty kiểm toán, chữ kícủa Manager đại diện cho KTV chính của Công ty
Trước khi đến làm việc tại khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệmthông báo cho khách hàng về thời gian và nội dung dự định kiểm toán, tài liệu kháchhàng cần cung cấp cho cuộc kiểm toán Trong quá trình làm việc, tất cả thành viêntrong đoàn kiểm toán tuân theo sự sắp xếp và phân công của trưởng nhóm
2.1.3.2 Phương pháp kiểm toán
Tại An Phú, cuộc kiểm toán được thực hiện dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc
về tình hình kinh doanh, HTKSNB và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinhdoanh của Công ty Phương pháp tiếp cận của Công ty là từ rủi ro, do đó, trước khiđưa ra kế hoạch kiểm toán, Công ty thực hiện việc dự đoán và phân tích tổng quátgiúp cho việc đánh giá rủi ro được diễn ra một cách chính xác nhất Với một sốlượng lớn các công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác địnhđược các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốtquá trình kiểm toán Phương pháp tiếp cận của công ty cũng phù hợp với các yêucầu ngày càng nghiêm ngặt về tính chính xác và tính minh bạch của BCTC
Phương pháp tiếp cận kiểm toán của công ty theo phương pháp kết hợp:
- Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ theo chu kỳ: kiểm tra hệthống KSNB chu trình Doanh thu, chu trình chi phí, hàng tồn kho, tài sản cốđịnh, tiền lương, vốn quỹ
- Thực hiện các thủ tục khảo sát cơ bản theo khoản mục: kiểm tra cơ bản –tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh
2.1.3.3 Quy trình kiểm toán BCTC và quy trình kiểm toán khoản mục
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
a Quy trình kiểm toán BCTC: