1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện

94 734 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Xuất phát từ vai trò quan trọng đó và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT em đã chọn đề tài luận văn là: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán

Trang 1

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế càng phát triển thì lượng thông tin kinh tế tài chính càng nhiều

và ngày càng phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch và thiếu tin cậy Kiểm toán ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan nhằm cung cấp thông tin trung thực và đáng tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm toán thì doanh nghiệp còn có thể thấy được những sai sót, khiếm khuyết trong môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán của mình,

từ đó điều chỉnh, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trong hoạt động kiểm toán thì kiểm toán Báo cáo tài chính chiếm một

tỷ trọng lớn Trong các chỉ tiêu tài chính cấu thành nên Báo cáo tài chính thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được coi là một chỉ tiêu quan trọng,

nó luôn có ảnh hưởng không nhỏ tới các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, thuế và các khoản phải nộp nhà nước Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nền tảng để các chủ doanh nghiệp, những người có lợi ích gắn liền với doanh nghiệp, những đối tượng quan tâm khác tập trung xem xét, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tối ưu Khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ luôn được coi là một khoản mục trọng yếu

Xuất phát từ vai trò quan trọng đó và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT em đã chọn đề tài

luận văn là: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện”

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nhằm tiếp cận lý luận về kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, mô tả thực tế quá trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại các khách hàng do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán,

Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện Qua đó rút ra nhận xét về những ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ do công ty thực hiện Đồng thời đề ra phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn

thiện quy trình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính và việc xem xét thực tiễn công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán

và Tư vấn Thuế AAT

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các file tài liệu, các chương trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Dịch

vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT, kết hợp với việc tìm tòi quan

sát qua quá trình kiểm toán thực tế tại khách hàng A

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp duy vật biện chứng;

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

5 Nội dung và kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương chính:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về kiểm toán doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty

TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện

Chương 3: Đánh giá thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán

và Tư vấn Thuế AAT thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Thoa cùng Ban Giám Đốc Công

ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT và các anh chị kiểm toán viên tại công ty đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này

Sinh viên

Vũ Thị Lan Anh

Trang 4

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Lý luận chung về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.1.1 Khái niệm, điều kiện ghi nhận DTBH và cung cấp dịch vụ

Khái niệm doanh thu:

Bán hàng, ghi nhận doanh thu và xác định kết quả là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh Phải có hoạt động bán hàng, ghi nhận doanh thu thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn, tạo ra lợi nhuận (có doanh thu) để có thể tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng của mình với chu kỳ kinh doanh tiếp theo

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

(149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001) : “Doanh thu là tổng giá trị các lợi

ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”

Như vậy, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế và không làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì không được coi là doanh thu Vốn góp của chủ sở hữu,

cổ đông làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không được coi là doanh thu

Doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm: DTBH và cung cấp dịch vụ;

doanh thu nội bộ, doanh thu tài chính Trong đó DTBH và cung cấp dịch vụ là

toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

khoản thu phụ và phụ phí ngoài giá bán (nếu có) Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm

điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch

cung cấp dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có thể thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

1.1.2 Cách xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu nói chung, DTBH và cung cấp dịch vụ nói riêng được xác định như sau:

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thứ nhất, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã

thu hoặc sẽ thu được

Thứ hai, doanh thu từ các giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa

doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế không hoàn lại nếu có)

Thứ ba, đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận

ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

Thứ tư, khi hàng hóa dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa dịch vụ

tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được gọi là một giao dịch tạo ra doanh thu

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy về một hàng hóa không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trương hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh các khaorn tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

1.2 Kiểm toán DTBH và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán DTBH và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Để thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán thì KTV phải xác định mục tiêu kiểm toán trên cơ sở các mối quan hệ của đối tượng và khách thể kiểm toán Do đó khi tiến hành kiểm toán DTBH và cung cấp dịch

vụ KTV cũng phải xác định được mục tiêu kiểm toán của khoản mục này

Theo VSA 200: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và

công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng tài chính của đơn vị.”

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu của kiểm toán khoản mục DTBH và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin về khoản mục DTBH và cung cấp dịch vụ được trình bay trên BCTC Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục có liên quan khác Cụ thể là:

- Các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu được ghi nhận thực sự phát sinh trong thực tế và thuộc về doanh nghiệp (cơ sở dẫn liệu sự phát sinh);

- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu đều được ghi nhận (cơ sở dẫn liệu sự đầy đủ);

- Doanh thu phải phản ánh đúng số tiền (CSDL tính toán và đánh giá);

- Doanh thu được phân loại đúng đắn, đúng kỳ (CSDL đúng đắn, đúng kỳ)

- Doanh thu được tổng hợp, trình bày và công bố đúng đắn trên Báo cáo tài chính (CSDL trình bày và công bố);

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2 Căn cứ để kiểm toán khoản mục DTBH và cung cấp dịch vụ

- Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, phê duyệt đơn

- Các chứng từ kế toán liên quan: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, chứng từ giảm giá, hàng bán bị trả lại

- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan: kế hoạch bán hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng thương mại…

- Các căn cứ pháp lý như: Chuẩn mực kế toán về DTBH và cung cấp dịch vụ (VAS 14), thông tư 89/2002/TT-BTC, Luật kiểm toán độc lập,…

1.2.3 Các gian lận, sai sót thường gặp trong quá trình hạch toán DTBH

và cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán

DTBH và cung cấp dịch vụ là khoản mục trọng yếu trên BCTC, và cũng là bộ phận khá nhạy cảm đối với thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các chính sách của Nhà nước nói chung, chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, do đó khoản mục này có nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu; thường xảy ra các sai phạm sau:

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Doanh nghiệp đã hạch toán doanh thu chưa đủ điều kiện ghi nhận (hạch toán sớm) hoặc những khoản doanh thu đã đủ điều kiện ghi nhận nhưng chưa hạch toán vào doanh thu trong kỳ (bỏ sót hoặc ghi muộn);

- Doanh thu hạch toán trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn hoặc thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán;

- Hạch toán doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu trong kỳ;

- Hạch toán sai tài khoản đối ứng dẫn đến làm tăng hoặc giảm doanh thu;

- Ghi trùng nghiệp vụ liên quan đến DTBH và cung cấp dịch vụ;

- Khách hàng ảo, hóa đơn xuất ra nhưng thực tế không có khách hàng, tạo khoản doanh thu ảo để khuếch đại DTBH và cung cấp dịch vụ

- Khách hàng ứng trước tiền hàng nhưng kế toán đã hạch toán vào tài khoản DTBH và cung cấp dịch vụ

- ………

1.3 Quy trình kiểm toán DTBH và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC

Trình tự một cuộc kiểm toán BCTC thông thường có ba (03) bước:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Bước 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Bước 3: Kết thúc kiểm toán

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Đây là bước công việc đầu tiên cho một cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng tới các bước công việc tiếp theo Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng Phạm vi của cuộc kiểm toán thay đổi phụ thuộc vào quy mô của đơn vị được kiểm toán, tính

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

chất phức tạp của cuộc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV

về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Theo VSA 300: “KTV cần phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo

công việc kiểm toán sẽ được tiến hành một cách hiệu quả và đúng với thời hạn dự kiến” và “kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được tiến hành đúng đắn.”

Việc lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm có các bước:

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán:

Đây là bước khởi động ban đầu chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán có thể bắt đầu Giai đoạn này sẽ giúp cho KTV có thể ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng hay không và ngược lại Các công việc trong bước này gồm:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Đánh giá việc chấp nhận khách hàng mới hay duy trì khách hàng cũ có làm tăng rủi ro hoạt động của KTV hay ảnh hưởng đến uy tín công ty kiểm toán hay không Nếu cần thiết KTV phải tiến hành xem xét tính liêm chính của ban quản trị, xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, liên lạc với KTV tiền nhiệm,…

- Nhận diện các lý do của công ty khách hàng: KTV có thể phỏng vấn trực tiếp BGĐ khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước đã được thực hiện trước đó (đối với khách hàng cũ) Việc xác định hai chỉ tiêu trên ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán KTV cần thu thập và giúp cho công ty kiểm toán có thể ước lượng được quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán

- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: Khi lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán, cần chú ý tới các vấn đề sau: có trình độ hiểu

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

biết về chuyên môn nghiệp vụ; có tính độc lập trong việc thực hiện kiểm toán đối với khách hàng; có đầy đủ kinh nghiệm và sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để thực hiện kiểm toán

- Ký kết hợp đồng kiểm toán: Sau khi công ty kiểm toán quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng công việc tiếp theo là ký kết hợp đồng kiểm toán Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng

về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác

Thu thập thông tin cơ sở

Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích và xác định thời gian cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán

- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng: đều này được thực hiện mang tính thận trọng đúng mức của KTV, bao gồm: hiểu biết chung về nền kinh tế; môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán; nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán,… Từ đó có thể xác định được phần nào tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm

và chiều hướng cũng như khả năng biến đổi của DTBH và cung cấp dịch vụ

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán

chung: Bằng việc tìm hiểu này KTV sẽ có được những nét khát quát ban đầu

về khách hàng trước khi thực hiện kiểm toán

- Tham quan nhà xưởng: Việc tham quan nhà xưởng tạo điều kiện cho việc thuyết minh số liệu kế toán, phát hiện những vấn đề cần quan tâm Đồng thời giúp KTV có được nhận định ban đầu về phong cách quản lý của BGĐ hay tính hệ trọng trong việc tổ chức

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Nhận diện các bên hữu quan: Việc nhận diện này được thực hiện thông qua phỏng vấn BGĐ, nhân viên trong công ty hay xem sổ theo dõi cổ đông,

sổ theo dõi khách hàng nhằm hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp

- Sử dụng chuyên gia bên ngoài: Trong một số tình huống đặc biệt, KTV

có thể sử dụng nguồn tư liệu hoặc ý kiến trực tiếp của chuyên gia bên ngoài,

chú ý đến tính độc lập và ảnh hưởng khách quan của chuyên gia

Thu thập thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: điều này giúp

KTV nắm bắt được những ảnh hưởng của các quy trình pháp lý đến hoạt động kinh doanh của công ty gồm: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty, các BCTC, Báo cáo kiểm toán, Biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiện hành hoặc của vài năm trước, biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị, BGĐ của công ty khách hàng Những thông tin này có ảnh hưởng đến việc trình bày trung thực các thông tin trên BCTC, các hợp đồng, các cam kết quan trọng

Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Các thủ tục được KTV sử dụng trong bước này gồm có phân tích ngang

(phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích tỷ suất):

Phân tích ngang: Phân tích dựa trên việc so sánh chênh lệch tương đối

và tuyệt đối của DTBH và cung cấp dịch vụ năm nay so với năm trước; giữa thực tế và kế hoạch, định mức; so sánh giữa số liệu báo cáo với số liệu ước tính của KTV

Phân tích dọc: Phân tích dựa trên việc xác lập các tỷ suất của DTBH và cung cấp dịch vụ như: Lãi gộp trên DTT, LNTT trên DTT, LNST trên DTT

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Là công việc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán Đây cũng là một trong những yêu cầu mà Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ quy định

- Nghiên cứu hệ thống KSNB của công ty khách hàng: Hoạt động KSNB

trong đối với DTBHvà cung cấp dịch vụ bao gồm kiểm soát quá trình xử lý đơn đặt hàng của người mua, kiểm soát quá trình chuyển giao hàng hóa, kiểm soát quá trình xử lý ghi sổ doanh thu, các khoản giảm trừ DTBH và cung cấp dịch vụ phát sinh… Khi nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng cần xem xét ba yếu tố cơ bản như: môi trường kiểm soát; hệ thống kế toán; các nguyên tắc và các thủ tục kiểm soát Trong đó các nguyên tắc và các thủ tục kiểm soát

có thể khái quát cơ bản như sau:

+ Các nguyên tắc kiểm soát: nguyên tắc phân công phân nhiệm; nguyên

tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền

+ Các thủ tục kiểm soát: kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát

Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với khoản mục doanh

Quy định và kiểm tra việc thực hiện quy định về:

- Đánh số chứng từ, hợp đồng thương mại; tính liên tục của hóa đơn bán hàng

- Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn bán hàng

- Có các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng ( phiếu xuất kho, vận chuyển… )

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Kiểm tra nội dung ghi chép trên hóa đơn bán hàng

- Kiểm tra sơ đồ hạch toán có đảm bảo đúng tài khoản, quan hệ đối ứng và số tiền ( trên sổ tổng hợp và chi tiết )

Đảm bảo cho việc

Ghi sổ phải kịp thời đúng kỳ Thủ tục kiểm soát:

- Kiểm tra tính phù hợp giữa ngày phát sinh nghiệp

vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ

Đảm bảo sự cộng Số liệu phải được tính toán tổng hợp ( cộng dồn ) đầy

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Kiểm toán viên thông qua những đánh giá

về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán:

Việc đánh giá trọng yếu có nghĩa là đánh giá về độ lớn, mức ảnh hưởng hay bản chất sai phạm của thông tin tài chính Đánh giá tính trọng yếu là một công việc khó, mang tính chất định tính nhiều hơn định lượng, đòi hòi kinh nghiệm và các xét đoán nghề nghiệp cao của Kiểm toán viên Trong giai đoạn lập kế hoạch, Kiểm toán viên phải xác định tính trọng yếu cho toán bộ Báo cáo tài chính, sau đó phân bổ ước lượng cho từng bộ phận, khoản mục, trong

đó có DTBH và cung cấp dịch vụ

Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý: Kiểm toán viên cần phải hiểu được những sai phạm thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán để có những xét đoán tốt nhất Trong phần hành DTBH và cung cấp dịch

vụ, các sai phạm có thể xảy ra thường liên quan tới các sai phạm tiềm tàng và kiểm soát Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa trên cơ sở các hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Về rủi ro kiểm soát đã được kiểm toán viên đánh giá dựa vào những đánh giá hệ thống KSNB Từ rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát được đánh giá, Kiểm toán viên kết hợp với mức rủi

ro mong muốn để xác định mức rủi ro phát hiện cho quá trình kiểm toán

Việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình kiểm toán, quá trình thu thập bằng chứng, khối lượng công việc, giới hạn, biên chế, chi phí cuộc kiểm toán,…

Lập kế hoạch, chương trình kiểm toán DTBH và cung cấp dịch vụ

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: được lập cho mọi cuộc kiểm toán

trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Những vấn đề chủ yếu được trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm: hiểu biết về hoạt động của khách hàng; hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB; đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu; thành viên tổ kiểm toán, phạm vi của thủ tục kiểm toán… Ngoài lập kế hoạch tổng thể thì một cuộc kiểm toán có thể lập kế hoạch chiến lược đối với cuộc kiểm toán cho khách hàng nhiều năm hoặc khách hàng quy mô lớn, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động phức tạp, và khi đó kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập dựa trên chiến lược kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở

để xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục, bộ phận

- Thiết kế chương trình kiểm toán: từng KTV được phân công tham gia

cuộc kiểm toán sẽ xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho mỗi tài khoản hay mỗi thông tin tài chính dựa trên kế hoạch kiểm toán tổng thể sau khi được xét duyệt Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về nội dung, trình

tự các bước công việc mà các KTV sẽ thực hiện bao gồm: các thủ tục, sự phân công công việc, các kỹ thuật sẽ áp dụng; dự kiến tư liệu, các thông tin liên quan cần sử dụng hay thu thập; sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán; Mỗi khoản mục, bộ phận có những vị trí, đặc điểm khác nhau nên chương trình kiểm toán cụ thể cũng khác nhau Với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính nên chương trình kiểm toán thường được những kiểm toán viên có kinh nghiệm xây dựng sau khi có những tìm hiểu thêm cụ thể, chi tiết với khách hàng,…

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Trang 17

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn thực hiện các công việc đã được hoạch định trong kế hoạch kiểm toán bao gồm các thử nghiệm kiểm soát và

các thử nghiệm cơ bản

 Các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống KSNB Các thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán với đánh giá ban đầu là khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực và hi vọng có thể dựa vào để giảm bớt công việc khảo sát cơ bản

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với DTBH và cung cấp dịch vụ ở giai đoạn này chủ yếu quan tâm đến mặt vận hành, mặt thiết kế được nghiên cứu tương đối ở phần lập kế hoạch để đánh giá rủi ro keiemr soát ban đầu Kiểm toán viên quan tâm đến các khía cạnh: Sự hiện diện, tính hữu hiệu, tính liên tục của các quy chế và có thể được thực hiện theo những mục tiêu kiểm soát cụ thể và có thể khái quát theo bảng dưới đây

Bảng 1.2: Thử nghiệm kiểm soát chủ yếu với DTBH và cung cấp dịch vụ

Mục tiêu KSNB Khảo sát các quá trình Kiểm soát

Doanh thu ghi sổ là

thụ được phê chuẩn

+ Xem xét các chứng từ về sự phê chuẩn có được thực hiện đúng với chính sách bán hàng của công ty

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Xem xét các chứng từ chưa tính tiền và chưa vào

sổ, các chứng từ thu tiền của doanh thu nhận trước, doanh thu bán chịu

+ Xem xét tính đúng đắn, đầy đủ của sơ đồ tài khoản

+ Kiểm tra sự vi phạm quy chế KSNB trên chứng từ nghi vấn

Doanh thu được

+ Quan sát đối chiếu các nghiệp vụ

+ Kiểm tra sự vi phạm các quy chế kiểm soát

Nếu bằng chứng thu thập được từ các thủ tục kiểm soát chứng tỏ sự đầy

đủ, hợp lý của các bước kiểm soát, sự hoạt động thường xuyên, liên tục và có

Trang 19

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hiệu quả của các quy chế kiểm soát nội bộ thì sẽ cho phép Kiểm toán viên quyết định thu hẹp phạm vi tiến hành các thử nghiệm cơ bản Ngược lại, thì KTV sẽ phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản

 Các thử nghiệm cơ bản:

Thử nghiệm cơ bản là khảo sát đối với quá trình kế toán và số liệu kế toán có liên quan nhằm thu thập các bằng chứng làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét đối với BCTC nói chung và khoản mục DTBH và cung cấp dịch vụ nói riêng Thử nghiệm cơ bản được thực hiện thông qua các thủ tục:

- Thực hiện các thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích đánh, giá tổng quát được sử dụng chủ yếu để phát hiện, xác định những biến động không bình thường của doanh thu, từ đó có được những trọng tâm cần đi sâu kiểm toán

Một số thủ tục phân tích ngang:

+ Lập bảng phân tích sự biến động của doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu theo kế hoạch, xác định tỷ trọng các loại doanh thu trên tổng doanh thu và xem xét các trường hợp có doanh thu tăng, giảm bất thường

+ So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước, theo từng tháng, các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân

+ Tính tỷ lệ lãi gộp những mặt hàng chủ yếu và so sánh với năm trước Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng

+ Phân tích nội dung kinh tế của các khoản doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác xem có phù hợp với các chuẩn mực và chính sách kế toán hay không

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Một số thủ tục phân tích dọc: Xác định các tỷ lệ Lãi gộp trên DTT, LNTT trên DTT, LNST trên DTT, phân tích các biến động, xác định nguyên nhân hợp lý và bất hợp lý, thu thập các bằng chứng, tài liệu cần thiết để giải tỏa nghi ngờ đối với những nguyên nhân bất hợp lý

Ngoài ra KTV còn có thể tiến hành tính toán giá trị ước tính của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ rồi so sánh với sổ cái Nhờ đó KTV tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc kiểm tra chi tiết, đồng thời có thể thỏa mãn được sự hoài nghi vào sự biến động hat đạt được sự tin cậy vào khoản mục này

- Các thủ tục kiểm tra chi tiết:

Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích KTV tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ và số dư tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Do DTBH và cung cấp dịch vụ không có số dư nên ta chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết trên cơ sở những mục tiêu đã định sẵn (đảm bảo các yếu tố dẫn liệu), có thể khái quát như sau:

+ Doanh thu ghi sổ là có thật ( phát sinh): Kiểm tra hoá đơn bán hàng ; kiểm tra, đối chiếu chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển; kiểm tra việc ghi chép trên các sổ nghiệp vụ (nhật ký bảo vệ, nhật ký vận chuyển, thẻ kho ); kiểm tra hồ sơ, quyết định… phê chuẩn của nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ; kiểm tra và xin xác nhận từ khách hàng

+ Các nghiệp vụ tiêu thụ đều được phân loại hạch toán đầy đủ: So sánh

số lượng bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng với số lượng các hoá đơn bán hàng; kiểm tra tính liên tục của số thứ tự các hoá đơn bán hàng đã hạch toán

Trang 21

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

doanh thu; chú ý các trường hợp hóa đơn phải lập lại, gián đoạn số thứ tự chứng từ

+ Doanh thu đã được tính toán đúng và ghi sổ chính xác: Kiểm tra tính hợp lý của các số liệu, các cơ sở tính toán DTBH; Tính lại các số liệu (nếu thấy cần thiết) trên hoá đơn bán hàng (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) sau đó đối chiếu với hoá đơn bán hàng; kiểm tra lại số lượng hàng bán, giá bán, tỷ giá (nếu thu tiền bằng ngoại tệ) trên hoá đơn bán hàng; so sánh đơn giá hóa đơn, đơn giá trên hợp đồng; so sánh số lượng bút toán trên sổ với thực tế,… + Các nghiệp vụ được phân loại và hạch toán đúng đắn: Kiểm tra sự rõ ràng và đầy đủ, chính xác của nội dung trên chứng từ để đảm bảo không lẫn lộn giữa các loại nghiệp vụ; tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi sổ với hoá đơn bán hàng về các chi tiết; kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ

kế toán của các tài khoản đối ứng

+ Doanh thu được phân loại và hạch toán đúng kỳ: So sánh, đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ và ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng ;

+ Doanh thu được cộng dồn, báo cáo đúng đắn: Kiểm tra luỹ kế số phát sinh trên từng sổ kế toán; kiểm tra bảng tổng hợp DTBH; kiểm tra việc trình bày DTBH trên BCTC

Đối với khoản mục DTBH và cung cấp dịch vụ các KTV thường tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết chọn mẫu Sau quá trình kiểm tra sẽ tiến hành đánh giá kết quả, các sai sót, đề nghị các bút toán điều chỉnh (nếu có) và đánh giá độ tin cậy của các bằng chứng đã được kiểm tra chi tiết, tiến hành kiểm tra các bằng chứng bổ trợ nếu cần

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đây là giai đoạn cuối cùng của Kiểm toán một khoản mục, là giai đoạn KTV đưa ra kết luận kiểm toán đối với khoản mục dựa vào những bằng chứng đã thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán (thực hiện theo quy định của VSA 700 – Báo cáo kiểm toán)

Ở giai đoạn này, KTV tiến hành tổng hợp lại các giấy tờ làm việc trong quá trình thực hiện kiểm toán, xem xét các bước công việc đã thực hiện có đảm bảo chương trình kiểm toán đã xây dựng hay không,…

Nếu việc phản ánh, ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp không đảm bảo được các khía cạnh của cơ sở dẫn liệu và có các sai phạm hoặc có những hạn chế trong quá trình kiểm toán thì KTV cần đánh giá xem sai phạm, hạn chế đó là trọng yếu hay không, có cần thiết tiến hành các thủ tục kiểm tra sau ngày kết thúc niên độ hay không KTV cần đưa ra các khuyến nghị về các bút toán điều chỉnh cho các sai phạm (nếu có) Nếu các sai phạm là không trọng yếu, KTV đưa ra ý kiến về khoản mục là trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; nếu các sai phạm này là trọng yếu, đơn vị khách hàng đồng ý điều chỉnh theo kiến nghị của KTV thì vẫn đưa ra ý kiến về khoản mục là trung thực hợp lý sau khi đã điều chỉnh còn nếu doanh nghiệp không điều chỉnh thì Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến khác phù hợp Cuối cùng, KTV hoàn tất những giấy tờ làm việc cần thiết

Trang 23

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG

VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT THỰC HIỆN

2.1 Khái quát về công ty AAT

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp đang tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là ở nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chính vì vậy việc ra đời của hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập là điều tất yếu Trước nhu cầu đang lên rất cao của thị trường, công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT đã ra đời ngày 04 tháng 06 năm 2007 bởi những KTV ưu tú đã có thâm niên làm việc nhiều năm tại các công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam, với tâm huyết được mang những kiến thức và kinh nghiệm của mình để chia sẻ với khách hàng, trợ giúp khách hàng thành công trong kinh doanh Hiện nay, AAT đang có trong tay đội ngũ lãnh đạo, nhân viên dày dạn kinh nghiệm, kiến thức không ngừng nâng cao Do mới thành lập nên công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với bạn hàng so với các công ty kiểm toán lớn đã có uy tín trên thị trường nhưng với

sự cố gắng không ngừng nghỉ của lãnh đạo công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên, AAT đã từng bước phát triền và gặt hái được những thành quả đáng tự hào, dần chiếm được lòng tin của các khách hàng bằng việc cung cấp những dịch vụ chuyên môn tốt nhất, phong cách làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và uy tín nghề nghiệp AAT luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán cho khách hàng một cách chất lượng và

hiệu quả với phương châm: “Đem đến sự tin cậy”

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT

 Tên giao dịch: AUDITING, ACCOUNTING & TAX ADVISORY SERVICES COMPANY LIMITED

 Địa chỉ: Phòng 2407, Tòa nhà 34T, Phố Hoàng Đạo Thúy, KĐT mới Trung Hòa – Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102031054 ngày 04/06/2007

do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Khi mới thành lập, đội ngũ nhân viên của công ty là 6 người, trong đó

Bà Dương Thị Thảo là Giám đốc và số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng Tới nay, công

ty đã có số vốn điều lệ hơn 4 tỷ đồng, số nhân viên là 58 người, trong đó có

12 người đạt chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước Điều đó thể hiện sự

Trang 25

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

lớn mạnh của công ty Chỉ chưa đầy bốn năm hoạt động công ty đã gặt hái được nhiều thành công và có được một chỗ đứng khá vững trên thị trường Chất lượng dịch vụ và uy tín của công ty ngày càng tăng, doanh thu của năm

2011 so với năm 2010 cũng tăng cao Sau đây là bảng kết quả hoạt động SXKD của công ty AAT trong ba năm 2009, 2010 và 2011:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của AAT trong 3 năm 2009, 2010 và 2011

(Trích bảng Báo cáo KQKD của AAT năm 2009, 2010, 2011)

Như vậy, chỉ chưa đầy 5 năm hoạt động công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.687.940.900 tương ứng với tỷ lệ tăng 96,07%; tương đương với nó lợi nhuận cũng tăng 2.721.302.765 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 99,95% Doanh thu 2011 so với 2010 tăng 4.010.894.200 ứng với tỷ lệ tăng doanh thu là 41,92%, lợi nhuận tăng 1.235.622.830 (tỷ lệ tăng 22,7%) Qua đó cho thấy công ty ngày càng mở rộng thị trường, tạo được uy tín với ngày càng nhiều khách hàng hơn Đặc biệt là bắt đầu từ 01/1/2011 đến hết năm 2011 AAT được thực hiện kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và kinh doanh chứng khoán 2011 Năm 2012 này AAT vẫn tiếp tục giữ được uy tín

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đó, vẫn nằm trong danh sách các công ty kiểm toán được phép kiểm toán BCTC có niêm yết chứng khoán

Để hoạt động thành công và có hiệu quả, công ty luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên Công ty cũng đã tổ chức cho một

số cán bộ công nhân viên của mình tham gia một số lớp học ngắn hạn và dài hạn để bồi dưỡng, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AAT

Qua sơ đồ ta thấy mô hình cơ cấu tổ chức của công ty AAT là theo nguyên tắc tập trung Người đứng đầu là Giám đốc xét duyệt, phê chuẩn tất cả các công việc của công ty Ba phó giám đốc cùng bốn chủ nhiệm kiểm toán

Giám đốc: Bà Dương Thị Thảo

PGĐ: Bà

Trần Thị

Nguyệt

PGĐ: Bà Trần Thị Yến Ngọc

PGĐ: Ông Nguyễn Xuân Hòa

PGĐ: Ông Nguyễn Văn Dũng

Chi nhánh Miền Nam

Phòng Tài Chính

1

Phòng Tài Chính

2

Phòng Tài Chính

3

Phòng Xây Dựng

Cơ Bản

Trang 27

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hỗ trợ cho giám đốc và các phòng nghiệp vụ bên dưới hoạt động một cách hiệu quả hơn Sơ đồ tổ chức tập trung này rất thích hợp với các công ty có quy mô vừa và nhỏ như AAT Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:

 Giám đốc: (Bà) Dương Thị Thảo – là người đứng đầu, toàn quyền quyết định các vấn đề về mọi mặt hoạt động của công ty Đại diện cho công

ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ tài chính

 Phó giám đốc: (Bà) Trần Thị Nguyệt, (Bà) Trần Thị Yến Ngọc và (Ông) Nguyễn Văn Dũng, (Ông) Nguyễn Xuân Hòa – thực hiện hoạt động chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và đưa ra ý kiến, giải pháp nhằm hỗ trợ, tư vấn cho giám đốc

 Công ty gồm 6 phòng: phòng hành chính, phòng kế toán, và 04 phòng nghiệp vụ

- Phòng tổ chức hành chính: chức năng là quản lý hành chính và nhân sự trong công ty bao gồm: quản lý công văn đi, đến; quản lý hồ sơ, tổ chức cán bộ; đảm bảo việc lên kế hoạch hàng tháng về lao động, tiền lương cũng như lập kế hoạch mua sắm đồ dùng văn phòng, thiết bị công tác phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ và công tác quản trị doanh nghiệp; sắp xếp, đề bạt cán bộ

- Phòng kế toán: có chức năng quản lý vốn bằng tiền của công ty, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền trong công ty, có nhiệm vụ hạch toán, ghi sổ sách, lập chứng từ và bổ sung, sửa đổi quy chế tài chính hiện hành của công ty theo quy định của Nhà nước; giúp ban giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế ở công ty được hiệu quả cao

- Các phòng tư vấn và kiểm toán BCTC (các phòng tài chính): cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho khách hàng các dịch vụ như: tư vấn thuế, tư vấn quản trị kinh doanh, tư vấn hỗ trợ tuyển dụng

Trang 28

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: kiểm toán các báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn thành

2.1.4 Các loại hình dịch vụ của công ty

Là một công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính, mục tiêu hoạt động của công ty là: “Kiểm tra, đưa ra ý kiến xác nhận đúng đắn, trung thực và hợp lý của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán, tư vấn hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các quy định của Nhà nước về tài chính,

kế toán, thuế để giúp cho đơn vị được kiểm toán và tư vấn điều hành hoạt động SXKD có hiệu quả, đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý của các

cơ quan Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân có quan hệ và quan tâm tới hoạt động của các đơn vị”

AAT cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chuyên ngành tài chính, kế toán và kiểm toán có giá trị cao như:

 Dịch vụ kiểm toán:

 Kiểm toán Báo cáo tài chính;

 Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;

 Kiểm toán hoạt động;

 Kiểm toán tuân thủ;

 Kiểm toán nội bộ;

 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả Báo cáo tài chính hàng năm);

 Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;

 Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

 Dịch vụ kế toán:

 Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính;

Trang 29

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy – tổ chức công tác kế toán;

 Mở, ghi sổ kế toán và lập các Báo cáo tài chính;

 Hướng dẫn sắp xếp chứng từ kế toán

 Dịch vụ tư vấn tài chính:

 Phân tích tài chính phục vụ cho các nhà đầu tư;

 Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính;

 Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư;

 Tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành;

 Tư vấn về định giá tài sản;

 Tư vấn cổ phần hóa, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp;

 Các dịch vụ tư vấn khác liên quan đến tài chính

 Dịch vụ tư vấn thuế:

 Hướng dẫn kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,

thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu và các loại thuế khác;

 Thực hiện công tác kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh

nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu và các loại thuế khác;

 Cung cấp hướng dẫn các quy định về Luật Thuế Việt Nam;

 Giúp các doanh nghiệp làm rõ các chính sách thuế áp dụng riêng biệt

đối với đơn vị mình;

 Các loại dịch vụ tư vấn khác liên quan đến thuế

 Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng:

 Tổ chức các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ,

quản trị doanh nghiệp, ứng dụng tin học trong công tác kế toán;

 Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên chuyên ngành tài chính kế toán, kiểm toán

 Dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin:

 Tư vấn giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tài chính kế toán phục vụ

quản lý và điều hành;

Trang 30

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Hỗ trợ các lập trình viên trong việc hiểu biết về tài chính, kế toán và

kiểm toán;

 Đào tạo và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong

công tác tài chính kế toán và kiểm toán

Sản phẩm chủ yếu của AAT: Dịch vụ kiểm toán, kế toán và dịch vụ tư

vấn tài chính

2.1.5 Khách hàng của công ty

Với phương châm: “Phục vụ khách hàng ân cần, hỗ trợ khách hàng phát triển vượt bậc, cung cấp các giải pháp quản lý tài chính một cách toàn diện, gắn sự tồn tại và phát triển của mình vào sự thành công của khách hàng” Quan điểm này giúp cho AAT có ưu thế đối với các đối thủ cạnh tranh Trong thực tế, cam kết này đã trở thành kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên trong công ty AAT tự hào về phương châm luôn vì khách hàng của mình Đó là động lực cho mọi sự nỗ lực không ngừng của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty Vì vậy AAT đã có được khối lượng khách hàng lớn, đa dạng trong chưa đầy bốn năm hoạt động

Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu mà các cán bộ và nhân viên của công ty AAT đã từng cung cấp dịch vụ liên quan đến tài chính, kế toán và kiểm toán trong quá trình làm việc của mình là:

Các doanh nghiệp:

- Công ty cổ phần Delta;

- Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư ANCO;

- Công ty TNHH cơ điện đo lường tự động hóa DKNEC;

- Công ty liên doanh Sunjin Việt Nam;

- Công ty xăng dầu Hàng Không;

- Công ty cổ phần Contaner Việt Nam;

Trang 31

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Công ty TNHH quốc tế PINJA;

- Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á

-

Các dự án:

+ Dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ:

- Dự án Nâng cấp mạng lưới đường bộ;

- Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam;

- Dự án tăng cường năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam;

- Dự án phát triển giao thông đồng bằng sông Mê Kông;

-

+ Dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ:

- Dự án “cho vay phát triển ngành Nông nghiệp” – Hiệp định tín dụng số

1973 (VIE);

- Dự án “Giảm nghèo miền Trung” – Hiệp định tín dụng số 1883 VIE;

- Tư vấn lập báo cáo kết thúc dự án “Cho vay phát triển ngành Nông nghiệp”

- Hiệp định tín dụng số 1973 (VIE) của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;

-

Các đơn vị hành chính sự nghiệp:

- Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải;

- Phòng khám Bán công – Bệnh viện XanhPôn;

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Dự án công trình “Khách sạn Hoàn Kiếm” của Công ty TNHH Du lịch

và Thương mại Hoàn Kiếm;

- Dự án công trình nâng cấp cải tạo một số hạng mục Bệnh viện mắt Hà

Nội;

- Dự án hoàn thành “Sửa chữa cầu Chương Dương Km 169 + 700 –

Quốc lộ 1A” – Ban quản lý các dự án 2;

- Dự án đường Thạch Trụ - Phổ An – Quảng Ngãi thuộc Ban Quản lý Dự

án Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi;

-

2.1.6 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính chung do công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán Kế toán và Tƣ vấn Thuế AAT thực hiện

Công ty thực hiện quy trình kiểm toán qua 3 bước như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán của công ty

 Lập kế hoạch kiểm toán

Các phần việc chính trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

- Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán: Sau khi nhận thư mời kiểm toán sẽ tiến hành xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán, tiến đến ký kết hợp đồng kiểm toán rồi lựa chọn đội ngũ nhân viên tham gia thường gồm 3 người là 1 trưởng nhóm kiểm toán và 2 trợ lý kiểm toán

- Thu thập thông tin cơ sở: Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trước,

LËp kÕ ho¹ch kiÓm to¸n

Thùc hiÖn kiÓm to¸n t¹i kh¸ch hµng

hµng KÕt thóc KiÓm to¸n (tæng hîp, lªn b¸o c¸o)

Trang 33

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Kiểm tra giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các BCTC, biên bản họp hội đồng quản trị,

- Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ: Thực hiện phân tích ngang và phân tích dọc để thấy được những biến động bất thường, để có kế hoạch tìm ra nguyên nhân đó

- Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

- Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán

- Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán

Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được đoàn kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục, công việc cụ thể

Kế hoạch chi tiết này sẽ được lập phù hợp với chương trình kiểm toán đang

áp dụng thống nhất trong công ty nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kiểm toán

có hiệu quả nhất

Ngoài ra, trong thời gian này, Kiểm toán viên có thể tiến hành chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt hoặc một số phần hành nếu thấy cần thiết

để bổ sung cho bằng chứng kiểm toán

 Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này KTV sẽ tiến hành công việc kiểm toán theo kế hoạch chi tiết đã lập

- Thực hiện thử nghiệm KSNB đối với DTBH và cung cấp dịch vụ: KTV thu thập những bằng chứng để chứng minh về sự tồn tại và tính hiệu quả của

hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu Khi tiến hành kiểm tra hệ thống KSNB, KTV dựa trên đánh giá, kiểm tra 2 phương diện là thiết kế và vận hành Từ đó đánh giá lại rủi ro kiểm soát để quyết định mức độ sử dụng các thử nghiệp cơ bản

- Thực hiện các thủ tục phân tích: Các thủ tục này giúp KTV xác định nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác cần thực hiện Thủ tục này

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

bổ sung cho kiểm tra chi tiết, kiểm tra tính hợp lý của các số liệu và kiểm tra toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của KTV Các thủ tục phân tích thường được sử dụng trong giai đoạn này là phân tích ngang và phân tích dọc

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư:

+ Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh thường được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp chọn mẫu của KTV KTV chọn mẫu phải đảm bảo rằng mẫu được chọn phải đại diện cho cả tổng thể, đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hợp lý, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của KTV

+ Việc kiểm tra chi tiết số dư sẽ được thực hiện với tất cả các khoản mục có số dư trên Bảng cân đối kế toán

 Kết thúc kiểm toán

- Tổng hợp kết quả kiểm toán tại công ty khách hàng;

- Tổng hợp, soát xét lại hồ sơ kiểm toán;

- Thảo luận với công ty khách hàng về kết quả kiểm toán;

- Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo;

- Gửi báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho công ty khách hàng;

- Hoàn chỉnh Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, phát hành BCTC

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AAT thực hiện

Để đi sâu tìm hiểu rõ hơn về quy trình và phương pháp kiểm toán DTBH và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do AAT thực hiện, dưới đây là quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục DTBH và cung cấp dịch vụ đối với công ty TNHH A (gọi tắt là công ty A) do công ty thực hiện

Trang 35

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán:

Công ty AAT gửi thư chào hàng nêu rõ nguyện vọng muốn được kiểm toán cho công ty A Sau một thời gian AAT nhận được phản hồi của công ty

A Công ty A gửi thư mời kiểm toán Hai bên tìm hiểu, tiến hành thương lượng các điều khoản hợp đồng (giá phí, nhân sự, thời gian cuộc kiểm toán, các điều khoản cần thiết khác), xem xét và quyết định đi đến ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2011 với công ty A vào ngày 05/1/2012

Bảng 2.2: Giấy tờ làm việc chấp nhận khách hàng mới

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT

P2404, Nhà 34T Khu ĐTM Trung Hòa-Nhân Chính, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội

1 Tên KH: Công ty TNHH A

2.Tên và chức danh của người liên lạc chính: Trần Trung Đức – Kế Toán Trưởng

3.Địa chỉ: 112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 043.212.0205 Fax: 043.212.0205

Email: trungduc@asaovt.com.vn Website: asaovt.com.vn

Trang 36

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DN tư nhân Cty hợp danh HTX

5 Năm tài chính: 2011 từ ngày: 1/1/2011 đến ngày: 31/12/2011

6 Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310):

Nguyễn Đại Phong Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bổ nhiệm 2/5/2009

Vũ Ngọc Khánh Phó chủ tịch HĐQT, phó TGĐ Bổ nhiệm 2/5/2011 Phạm Văn Hưng Thành viên HĐQT, TGĐ Bổ nhiệm 2/5/2009 Đặng Hương Giang Thành viên HĐQT, Phó GĐ Bổ nhiệm 2/5/2010 Trần Văn Kính GĐ điều hành Bổ nhiệm 2/5/2008 Trần Văn Học Phó Giám Đốc Bổ nhiệm 2/5/2009

7 Họ và tên người đại diện cho DN: Phạm Văn Hƣng

Địa chỉ: Số 26, Phan Bội Châu

8 Tên ngân hàng DN có quan hệ: Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Vietinbank Ngân hàng HabuBank

9 Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết

Sản xuất các loại bột bả, sơn lót, sơn nội, ngoại nhiệt đới cao cấp…

Mua bán các loại vỏ thùng, bột bả, nguyên liệu để sản xuất các loại sơn

………

10 Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện

Trang 37

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v )

11 Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC

Chuẩn mực kế toán Việt Nam do BTC ban hành, QĐ 15/BTC/2003, các văn bản liên quan khác

12 Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và Cty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do BTC ban hành

13 Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành

Dịch vụ kiểm toán, báo cáo kiểm toán, BCTC đã đƣợc kiểm toán, thƣ quản lý

Ngày hoàn thành: 30/1/2012

14 Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ kế toán

Phát hiện những sai phạm trong BCTC để điều chỉnh hợp lý, nâng cao độ tin cậy

15 Giải thích lý do thay đổi Công ty kiểm toán của BGĐ:

Phí kiểm toán của AAT vừa phải, phù hợp

Chất lƣợng dịch vụ kiểm toán do AAT cung cấp đảm bảo

II THỦ TỤC KIỂM TOÁN

Đã nhận được thư trả lời của KTV tiền nhiệm

Có Không

Không

áp dụng KTV tiền nhiệm

Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục làm kiểm

toán

Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp tục xem xét hoặc theo

dõi trước khi chấp nhận?

Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc cần thiết để

đảm bảo rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp nhận được?

Có vấn đề nào cần phải thảo luận với Thành viên khác của BGĐ

Nguồn lực

Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các

Trang 38

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán

Lợi ích tài chính

Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp hoặc gián

tiếp cổ phiếu hoặc chứng khoán khác của KH:

- Công ty

- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)

- thành viên BGĐ của Công ty

- trưởng phòng tham gia cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán

- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với

những người nêu trên

Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ

nắm giữ cổ phiếu của KH

Các khoản vay và bảo lãnh

Liệu có khoản vay hoặc khoản bảo lãnh, không có trong hoạt động kinh

doanh thông thường:

- từ KH cho Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán

- từ Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán cho KH

Tham gia trong Công ty

Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc

của KH:

- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)

- thành viên BGĐ của Công ty

- cựu thành viên BGĐ của Công ty

- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với

Trang 39

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Các sự kiện của năm hiện tại

những người nêu trên

Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của nhóm kiểm

toán đã từng là nhân viên hoặc Giám đốc của KH

Có Không

Không

áp dụng

Liệu có mối quan hệ kinh doanh gần gũi giữa KH hoặc BGĐ của KH

với

- Công ty

- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)

- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với

những người nêu trên

Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên

môn, có tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH

Thân thuộc

Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết hoặc quan

hệ ruột thịt với:

BGĐ của KH

Nhân viên của KH có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề trọng yếu

của cuộc kiểm toán

Mâu thuẫn lợi ích

Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác

Trang 40

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

BCKT năm trước có bị ngoại trừ

Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại của những vấn đề ngoại trừ tương tự

như vậy trong tương lai không

Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên

BCKT năm nay

Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính

chính trực của BGĐ

BGĐ DN có ý thức chấp hành luật pháp tốt

Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH

Lĩnh vực hoạt động của DN là không thuận lợi, hay gặp những tranh

chấp bất thường, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro

Có nhiều giao dịch chủ yếu với các bên liên quan

Có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần cuối năm

Có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp gây khó khăn cho

cuộc kiểm toán

Có hệ thống KSNB tổ chức hợp lý với quy mô hoạt động của DN

III ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG

Cao Trung bình Thấp

IV GHI CHÚ BỔ SUNG

V KẾT LUẬN

Chấp nhận khách hàng: Có Không

Bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán: gồm ông Nguyễn Xuân Hòa, trưởng

nhóm kiểm toán (PGĐ AAT); ông Nguyễn Đại Hùng, Kiểm toán viên; bà Cao Thị Vinh, trợ lý Kiểm toán và bà Nguyễn Thị Thủy,Trợ lý Kiểm toán

Ngày đăng: 20/06/2015, 13:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với khoản mục doanh  thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 1.1 Các thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Trang 13)
Bảng 1.2: Thử nghiệm kiểm soát chủ yếu với DTBH và cung cấp dịch vụ - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 1.2 Thử nghiệm kiểm soát chủ yếu với DTBH và cung cấp dịch vụ (Trang 17)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AAT - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AAT (Trang 26)
Bảng 2.2: Giấy tờ làm việc chấp nhận khách hàng mới - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.2 Giấy tờ làm việc chấp nhận khách hàng mới (Trang 35)
Bảng 2.4: Giấy tờ làm việc “Phân tích sơ bộ DTBH và cung cấp dịch vụ” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.4 Giấy tờ làm việc “Phân tích sơ bộ DTBH và cung cấp dịch vụ” (Trang 46)
Bảng 2.5: Giấy tờ làm việc “Phân tích tỷ suất” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.5 Giấy tờ làm việc “Phân tích tỷ suất” (Trang 47)
Bảng 2.6: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty A - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.6 Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty A (Trang 49)
Bảng 2.7  : Chương trình kiểm toán doanh thu - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.7 : Chương trình kiểm toán doanh thu (Trang 50)
Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc “Tổng hợp thuyết minh BCTC” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.8 Giấy tờ làm việc “Tổng hợp thuyết minh BCTC” (Trang 61)
Bảng cân đối phát sinh tài khoản, sổ cái tài khoản để đảm bảo sự trình bày và  công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đúng đắn - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng c ân đối phát sinh tài khoản, sổ cái tài khoản để đảm bảo sự trình bày và công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đúng đắn (Trang 62)
Bảng 2.10: Giấy tờ làm việc “Kiểm tra chi tiết” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.10 Giấy tờ làm việc “Kiểm tra chi tiết” (Trang 63)
Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc chi tiết “kiểm tra chi tiết tính đầy đủ” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.11 Giấy tờ làm việc chi tiết “kiểm tra chi tiết tính đầy đủ” (Trang 65)
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc “Kiểm tra chi tiết tính toán đánh giá, phân loại hạch toán” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.12 Giấy tờ làm việc “Kiểm tra chi tiết tính toán đánh giá, phân loại hạch toán” (Trang 67)
Bảng 2.13 : Giấy tờ làm việc “kiểm tra chi tiết chứng từ” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.13 Giấy tờ làm việc “kiểm tra chi tiết chứng từ” (Trang 68)
Bảng 2.14: Giấy tờ làm việc “Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán” - luận văn khoa kiểm toán đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Bảng 2.14 Giấy tờ làm việc “Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán” (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w