+ Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng và kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp + Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam + Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các hình iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Phân loại doanh thu 4
1.1.2 Cách xác định và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5
1.1.2.1 Cách xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5
1.1.2.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.1.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7
1.1.4 Quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9
1.2 KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính 9
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .10
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.10 1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11
1.2.3 Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 12
1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán 14
Trang 31.2.3.3 Kết thúc kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM 18
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và tình hình hoạt động kinh doanh 19
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 19
2.1.2.2 Các loại hình dịch vụ của Công ty 21
2.1.2.3 Thị trường Khách hàng của Công ty 21
2.1.3 Quy trình chung trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty 21
2.1.4 Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của CPA VIETNAM 23
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN 25
2.2.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán 25
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 25
2.2.3 Thực hiện kiểm toán 33
2.2.3.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 33
2.2.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích 33
2.2.3.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 34
2.2.3.4 Kết thúc kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán 35
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM 37
2.3.1 Ưu điểm 37
2.3.1.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 37
2.3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 40
2.3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán 41
Trang 42.3.2 Những mặt hạn chế 39
2.3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39
2.3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 40
2.3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán 41
2.3.3 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 41
2.3.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu 41
2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 42
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN 44
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM 44
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện 44
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện 45
3.2 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM 46
3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 46
3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 47
3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán 48
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 48
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 48
3.3.2 Đối với Hiệp hội nghề nghiệp 49
3.3.3 Đối với Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam 49
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 192.2 Quy trình ghi nhận doanh thu của công ty ABC 31
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhậpkinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh Nền kinh tế Việt Nam có
sự biến chuyển mạnh mẽ, nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới Trước
sự đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã được công nhận ở ViệtNam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp
cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kếtoán trong bối cảnh mới
Hoạt động kiểm toán được coi là một trong những hoạt động có tínhchuyên nghiệp cao và có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra một môi trường kinhdoanh minh bạch, hiệu quả Một trong những loại hình nghiệp vụ chủ yếu
mà các tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng đó là hoạt độngkiểm toán Báo cáo tài chính Để đạt được hiệu quả của kết quả kiểm toán,KTV phải tiến hành thực hiện kiểm toán trên từng bộ phận của các thông tinđược trình bày trên Báo cáo tài chính và xem xét mối liên hệ giữa các thôngtin này để đưa ra được ý kiến kiểm toán một cách trung thực và khách quannhất về tình hình tài chính của đơn vị
Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ đặc biệt được quan tâm bởi nó là một trong những điểm trọngyếu trên báo cáo kết quả kinh doanh Đây là cơ sở để tiến hành xác định lỗ,lãi trong kỳ của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố quan trọng trong việc xácđịnh các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ trong quá trình thực tập kiểm toán tại Công ty Hợp danh
Trang 8Kiểm toán CPA Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu chung về hoạt độngkiểm toán của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tàichình do Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện Vì vậy
em đã lựa chọn đề tài luận văn : “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện”. Qua đó,
em mong muốn đạt được những hiểu biết sâu hơn về thực tế quy trình kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời đưa ranhững ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểmtoán BCTC tại Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công tyHợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn kiểm toán khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trongkiểm toán báo cáo tài chính để đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trìnhkiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Hợp danhKiểm toán CPA Việt Nam
3.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, phương pháp, quy trình
kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTCđược thực hiện bởi Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam; các nội
Trang 9dung khác như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các chu kỳ kinhdoanh, kiểm toán BCTC, quy trình kiểm toán v.v được đề cập ở một mức
độ nhất định nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
như: phân tích, tổng hợp lý thuyết, chuẩn tắc, thống kê, so sánh và thamkhảo ý kiến chuyên gia
5 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn tốt nghiệp này, ngoài phần mở đầu và phần kếtluận, được kết cấu thành 3 chương:
+ Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng và
kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính doanhnghiệp
+ Chương 2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyHợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam
+ Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toánbáo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt Nam thựchiện
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
1.1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.1.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Doanh thu chỉ bao gồm
tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thuđược Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi làdoanh thu
1.1.1.2 Phân loại doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Chuẩn mực áp dụng trong kế toán cáckhoản doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được phân loại( theo phátsinh từ các giao dịch và nghiệp vụ ) thành : doanh thu bán hàng, doanh thucung cấp dịch vụ, và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợinhuận được chia Trong đó :
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng là doanh thu bán sản phẩm do doanhnghiệp sản xuất ra và bán các hàng hóa mua vào
- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ là doanh thu do thực hiệncông việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán
Trang 11- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia làdoanh thu nhận được từ các hoạt động như cho vay, đầu tư trái phiếu, tínphiếu, các hoạt động cho người khác sử dụng tài sản hoặc từ các hoạt độngnắm giữ cổ phiếu hay góp vốn.
Ngoài ra còn doanh thu còn được chia thành doanh thu nội bộ, doanhthu từ các hoạt động bất thường…
Việc phân loai doanh thu giúp cho việc xác định doanh thu của từngloại được tính toán và tổng hợp một cách chính xác Dựa trên mục tiêu đóxác định công thức tính toán doanh thu cần được thực hiện theo quy chuẩnnhất định
1.1.2 Cách xác định và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.1.2.1 Cách xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch vànghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu
tư, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có)
Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn có chỉ
tiêu doanh thu thuần Trên thực tế, chỉ tiêu này thường thấp hơn chỉ tiêudoanh thu đã ghi nhận.Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản
đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo công thức:
Trang 12Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ =
Doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ
− Các khoản giảm
trừ doanh thu Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng do việc người mua đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khốilượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh
tế hoặc các cam kết mua bán hàng
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
- Hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bịkhách hàng trả lại và từ chối do vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bịmất, kém phẩm chất, hàng không đúng chủng loại, quy cách…
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp cho Nhà nước (nếu có)
1.1.2.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cảnăm (5) điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giaodịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kếtquả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợpgiao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được
Trang 13ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lậpBảng Cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụđược xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
-Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;-Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cânđối kế toán;
-Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thànhgiao dịch cung cấp dịch vụ đó
Như vậy khi hạch toán ghi nhận doanh thu phải xác định xem doanhthu từ nghiệp vụ bán hàng đó có thoả mãn những quy định về xác định vàđiều kiện ghi nhận doanh thu hay không Chỉ khi những quy định và nhữngđiều kiện ghi nhận doanh thu được thoả mãn thì doanh thu mới được ghinhận
1.1.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Chứng từ:
Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng, phương thức thanh toán bánhàng sử dụng các chứng từ kế toán sau: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng,bảng thanh toán hàng đại lý, thẻ quầy hàng, phiếu xuất kho kiêm vậnchuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, báo cáo bán hàng, bảng
kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ thanh toán, tờ khai thuế GTGT,chứng từ kế toán liên quan khác
+ Tài khoản sử dụng: Loại tài khoản doanh thu có 6 tài khoản, chiathành 3 nhóm
Trang 14a) Nhóm TK 51 - Doanh thu, có 03 tài khoản
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 4 tàikhoản cấp hai:
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- Tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ;
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 3 tàikhoản cấp hai:
TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5122 – Doanh thu bán thành phẩm
TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Trang 15- Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.
1.1.4 Quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo thông tư số 89/2002/TT – BTC của Bộ tài chính, việc hạch toándoanh thu bán hàng và và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ đượchạch toán theo sơ đồ sau:
Phụ lục 1.1Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2 KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một bộ phận cấu thành
nên chu trình bán hàng – thu tiền do nó có mối quan hệ qua lại với toàn
bộ quá trình kinh doanh, với rất nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhưcác khoản mục tiền, chi phí, hàng tồn kho, thuế… Doanh thu là cơ sở đểxác định những chỉ tiêu quan trọng như lợi nhuận, các nghĩa vụ củadoanh nghiệp với nhà nước Hơn nữa doanh thu còn phản ánh kết quả vàhiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp Từ đây có thể thấy năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh vàchiều hướng phát triển của doanh nghiệp được bộc lộ rõ
Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau và vớimỗi đối tượng nó có ý nghĩa khác nhau, chính vì vậy mà chỉ tiêu doanh thuđôi khi không được phản ánh một cách chính xác nhằm đạt được nhữngmục đích riêng của nhà quản lý như doanh nghiệp có thể khai tăng doanhthu để thu hút các đối tượng nhà đầu tư, khuếch trương hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nhưng cũng có những trường hợp doanh nghiệp cótình ghi giảm doanh thu để giảm số thuế phải nộp Nhà nước Do vậy khoản
Trang 16mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chứa đựng những rủi rotiềm tàng cao.
Vì vậy, trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là khoản mục có tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉtiêu, khoản mục khác trên BCTC Việc khoản mục này chứa đựng nhiềukhả năng gian lận là khó tránh khỏi Do đó, kiểm toán khoản mục doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những nội dung rất quantrọng, bắt buộc trong quy trình kiểm toán BCTC doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Để thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán thì KTVphải xác định các mục tiêu kiểm toán trên cơ sở các mối quan hệ vốn cócủa đối tượng và khách thể kiểm toán Vì vậy khi tiến hành kiểm toándoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV cũng phải xác định đượcmục tiêu kiểm toán khoản mục này
* Mục tiêu tổng quát kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ:
Mục tiêu tổng quát là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đểxác nhận về mức độ trung thực hợp lý của khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ trên BCTC
* Mục tiêu đặc thù : Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêutổng quát và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách thức phảnánh theo dõi trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Các mụctiêu tổng quát được cụ thể vào từng phần hành kiểm toán thành các mục
Trang 17tiêu đặc thù Với kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cácmục tiêu kiểm toán được thể hiện qua : Phụ lục 1.2 Mục tiêu đặc thù
1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổ biến được sử dụng: Hóa đơn bánhàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, Chứng từ vận chuyển, biên bảnthanh lý hợp đồng kinh tế, Biên bản quyết toán cung cấp hàng hóa, dịch vụ,phiếu thu, Giấy báo có của ngân hàng…
- Các hồ sơ, tài liệu khác: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt hàng của kháchhàng, Hợp đồng thương mại (Bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ).Chính sách bán hàng, Bản quyết toán hợp đồng,…
- Bản báo cáo hàng theo ngày, tháng, quý; biên bản bàn giao hàng bán
bị trả lại và giảm giá hàng bán
- Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan: Bảng cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Các sổ hạch toán liên quan gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (Thẻ kho,Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hóa,…) và sổ hạch toán kế toán(Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản TK511,TK512, TK515,…); Nhật ký bán hàng nhật ký thu tiền, giấy tờ thanh toánvới ngân hàng, với người mua, sổ tổng hợp sổ chi tiết các TK 111,
- Các chính sách và quy định về kiểm soát nội bộ: Quy định về chứcnăng, quyền hạn và trách nhiệm người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệtđơn đặt hàng… Các quy chế chính sách bằng văn bản của doanh nghiệp vềgiá bán hàng, phương thức bán hàng và thanh toán, quy định về chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán…
1.2.3 Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trongkiểm toán BCTC doanh nghiệp bao gồm 3 giai đoạn:
Trang 18Lập kế hoạch kiểm toán-> Thực hiện kiểm toán-> Kết thúc kiểm toán, tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán
1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
* Tiếp cận khách hàng kiểm toán
Phương pháp thực hiện kiểm toán là tập trung theo ngành nghề kinh doanh,tìm hiểu kỹ tình hình hoạt động cũng nhý vấn đề kiểm soát nội bộ củakhách hàng, phýõng pháp này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụng quytrình thử nghiệm kiểm toán, kiểm tra tắnh liên tục về hoạt động và tình hìnhkinh doanh của khách hàng KTV sẽ tiến hành thu thập những thông tin banđầu về khách hàng khi có yêu cầu kiểm toán từ phắa khách hàng Qua đóKTV tiến hành việc nhận định, đánh giá về khách hàng thông qua một hệthống chương trình xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợpđồng quy trình này thực hiện theo mẫu của Hiệp hội kiểm toán Việt Nam-VACPA, xem có nên chấp nhận kiểm toán hay không
Sau khi chấp nhận kiểm toán, các hợp đồng kiểm toán sẽ được phắaphòng kiểm toán lập trên cơ sở các thỏa thuận chắnh thức của hai bên vềviệc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác, Ban giám đốc xemxét và phê chuẩn
* Lập kế hoạch kiểm toán
Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán
có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo.Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước nhằm mục đắch đảm bảocông tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàngtiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao
* Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 19- Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện: Được lập cho mọi cuộc kiểm toán
trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểmtoán Kế hoạch kiểm toán toàn diện phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lậpchương trình kiểm toán Những vấn đề chủ yếu được trình bày trong kếhoạch kiểm toán toàn diện bao gồm: hiểu biết về hoạt động của kháchhàng, hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức trọngyếu, nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán
- Xây dựng chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán được lập
và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình
và phạm vi của các thủ tục kiểm toán áp dụng.Các thủ tục kiểm toán trongchương trình kiểm toán doanh thu bao gồm: thủ tục kiểm soát, thủ tụcphân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
- Đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, đối với kháchhàng cũ hay là khách hàng mới KTV thực hiện việc xem xét, đánh giá dựatrên một chương trình kiểm toán mẫu, đối với hệ thống kiểm soát chấtlượng theo như quy định tại chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “Kiểmsoát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán”
- Đối với nhận diện lý do kiểm toán, KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấnvới khách hàng mới hoặc xem xét hồ sơ năm trước đối với khách hàng cũ
- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và ký kết hợp đồng kiểm toán
-Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của kháchhàng
1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán
+ Họp triển khai: Khi tiến hành đến kiểm toán tại khách hàng, nhóm
kiểm toán và Ban giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức
Trang 20năng tiến hành họp để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, tráchnhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán
+ Thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện kiểm toán được chia theo từng
khoản mục trên Bảng cân đối phát sinh Theo đó nhóm trưởng sẽ phâncông công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và đánh giá rủi ro kiểm soát
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng được căn cứ vào:
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Từ kết quả của việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng thông quacác chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới khoản mục doanh thu,
- Kinh nghiệm bản thân và xét đoán nghề nghiệp của KTV để đưa rađánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng của khoản mục doanh thu
Đối với khoản mục doanh thu bán hàng, KTV cần thực hiện các côngviệc như sau để có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát đối với khoảnmục doanh thu cũng như đánh giá về rủi ro kiểm soát:
- KTV thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toáncủa khách hàng đối với việc hạch toán doanh thu bán hàng
- KTV tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với doanh thu dựa trên cácnguyên tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyêntắc ủy quyền và phê chuẩn
- KTV tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của
bộ phận kiểm soát nội bộ tại khách hàng (nếu có)
- KTV đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với doanh thu dựa trênviệc nhận diện mục tiêu kiểm soát, quy trình kiểm soát đặc thù, đánh giánhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ…
Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với doanh thu bán hàng
Trang 21Đối với khoản mục doanh thu bán hàng thì thủ tục khảo sát kiểm soátđược thực hiện gồm:
- Xem xét các quy định của nhà nước và doanh nghiệp về bán hàng vàcung cấp dịch vụ, về doanh thu và ghi nhận doanh thu bán hàng
- KTV thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán là các văn bản có liênquan đến doanh thu bán hàng như các quy định ghi nhận doanh thu, chínhsách về giá bán, về giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, quy định vềthanh toán… đang tồn tại và được doanh nghiệp thực hiện
- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và doanh nghiệp vềbán hàng và cung cấp dịch vụ, về doanh thu và ghi nhận doanh thu
- Kiểm tra tính đồng bộ của hệ thống sổ sách kế toán, kiểm tra đánh sốthứ tự các chứng từ, lập bảng đối chiếu công nợ với khách hàng
Phụ lục 1.3 Bảng tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu bán hàng
Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu bán hàng
Đối với khoản mục doanh thu bán hàng thì thủ tục phân tích được xem làmột kỹ thuật có hiệu quả đối với các KTV khi thực hiện kiểm toán Kỹ thuậtphân tích gồm:
- Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu ước tính về doanh thu bán hàngcủa KTV với số trên báo cáo, hoặc so sánh thông tin tương ứng trong kỳnày với các kỳ trước, giữa thực tế đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành
có cùng quy mô hoạt động…
- KTV sử dụng các phương pháp phân tích tỷ suất để thấy được xuhướng biến động của doanh thu và mối quan hệ với các chỉ tiêu khác
Nếu vẫn chưa kết luận được thì phải dựa trên việc thu thập bằng chứngkiểm toán từ thủ tục kiểm tra chi tiết
Tính toán các tỷ suất liên quan đến doanh thu bán hàng
Trang 22Một số tỷ suất tài chính thường được sử dụng và mang lại hiệu quảtrong kiểm toán doanh thu bán hàng: tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suấtlợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trêntổng tài sản, tỷ lệ giữa các khoản giảm trừ doanh thu với doanh thu bánhàng, so sánh với số liệu năm ngoái để thấy được xu hướng thay đổi vànguyên nhân của nó.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với doanh thu bán hàngKTV tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm bổ sung thêm bằngchứng cho cuộc kiểm toán sau khi đã thực hiện thủ tục phân tích
Các công việc kiểm tra chi tiết được KTV thường được sử dụng đốivới khoản mục doanh thu bán hàng:
Kiểm tra chi tiết hóa đơn bán hàng
KTV thực hiện các thủ tục nhằm đảm bảo hóa đơn được lập đầy đủ, sốliệu được ghi chép chính xác, quá trình luân chuyển tuân thủ theo đúng quyđịnh
Kiểm tra việc ghi sổ kế toán được thực hiện đầy đủ
Kiểm tra chi tiết khoản giảm trừ doanh thu
KTV vừa kiểm tra chi tiết giá trị của các khoản giảm trừ doanh thu, vừakiểm tra việc thực hiện hạch toán các khoản giảm trừ này có dựa trênnhững quy định cụ thể tại đơn vị, phù hợp với chuẩn mực kế toán
Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của doanh thu bán hàng
Để đảm bảo doanh thu bán hàng được phản ánh đúng đắn thì KTVphải đảm bảo rằng công tác ghi chép doanh thu tại doanh nghiệp đảm bảođúng niên độ theo quy định của chế độ kế toán
Kiểm tra việc phân loại của doanh thu bán hàng
Trang 23Việc kiểm tra này giúp KTV đảm bảo được rằng doanh thu bán hàngđược phân loại phù hợp, đảm bảo công tác quản lý cũng như cung cấpthông tin doanh thu bán hàng một cách dễ dàng
1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán
- Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiệnviệc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét vàđưa ra kết luận về toàn bộ cuộc kiểm toán mà trong đó có phần kiểm toándoanh thu bán hàng
- Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toánthu được đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục doanh thu bánhàng của KTV
- Xem xét đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính,KTV đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáotài chính được lập
- KTV xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp
- Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán doanh thubán hàng, KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện đượctrong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu Sau đó, KTV yêu cầu thưgiải trình của Ban Giám đốc đối với những sai sót đó
- Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành lập thư quản lý và báocáo kiểm toán
CHƯƠNG 2
Trang 24THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam là một chủ thể hoạt động trênlĩnh vực kiểm toán và tài chính
Tên tiếng Anh : VietNam Auditing Partnership Company
Tên viết tắt : CPA VietNam
Trụ sở : Nhà 17C2, Đường Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tạiViệt Nam theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chínhphủ về kiểm toán độc lập tại Việt Nam
CPA VIETNAM có tổng số vốn điều lệ là 2.25 tỷ VNĐ với sự góp vốncủa các thành viên hợp danh Nguồn vốn chủ yếu là sự đóng góp bằng tàisản của bốn thành viên hợp danh CPA VIETNAM có thị trường rộng khắptrên cả nước bao gồm các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế và trong tương lai còn mở rộng thị trường sang Đông Nam Á
Trang 25Hội đồng thành viên Hợp danh
khoa học
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Đào tạo
Phòng
Tư vấn
Các phòng nghiệp vụ
Phòng Kiểm toán ĐTXDCB
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
HÌNH 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: Hội đồng thành viên hợpdanh, Ban giám đốc, Hội đồng Khoa học, Chi nhánh và các phòng trựcthuộc
Trang 26Đứng đầu công ty là Hội đồng thành viên hợp danh bao gồm 8 thànhviên có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉCPA VIETNAM do Bộ Tài Chính cấp Hội đồng thành viên hợp danh là cơquan quyết định cao nhất của công ty Trong quá trình hoạt động, cácThành viên Hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý
và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họ đảmnhiệm chức trách Giám đốc công ty Quy chế hoạt động của Hội đồngthành viên Hợp danh do Hội đồng quyết định
Ban giám đốc gồm 5 người gồm 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc BanGiám đốc chịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt động trong Công
ty Trong đó, 1 Phó Giám đốc phụ trách Đảng, Đoàn thể; 1 Phó Giám đốcquản lý phòng đầu tư xây dựng cơ bản; 1 Phó Giám đốc quản lý về nghiệpvụ; 1 phó Giám đốc quản lý về nghiệp vụ và hành chính
Hội đồng khoa học bao gồm nhiều nhà chuyên môn, thạc sỹ giàu kinhnghiệm và có uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ cònđang tranh luận trong Ban giám đốc, các uỷ viên Hội đồng cố vấn do Công
ty mời tham gia
Các phòng nghiệp vụ 1, 2, 3, 4 : trực tiếp tiến hành các hoạt động cungcấp dịch vụ cho khách hàng như kiểm toán, tư vấn…Ở mỗi phòng này có 1trưởng phòng, 1 phó phòng và khoảng 7 đến 8 kiểm toán viên khác
2.1.2.2 Các loại hình dịch vụ của Công ty
Với mong muốn tạo thế đứng vững chắc trong thị trường kiểm toán,
CPA VIETNAM không ngừng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và cungcấp dịch vụ ngày càng cao cho khách hàng Hiện nay CPA VIETNAM
cung cấp các loại hình dịch vụ cho khách hàng qua thể hiện qua :
Trang 27Phụ lục 2.1 Các loại hình dịch vụ của Công ty
2.1.2.3 Thị trường Khách hàng của Công ty
Khách hàng của CPA VIETNAM bao gồm các tổng công ty, các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nhà nước, công ty đa quốc gia Hệthống khách hàng của Công ty ngày càng tăng lên, uy tín Công ty ngàycàng được cao hơn Hệ thống khách hàng của Công ty gồm:
- Các Công ty thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
- Các Công ty thành viên của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam
- Các dự án do Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á tàitrợ
Ngoài ra còn rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưcác Công ty thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chínhViễn thông Việt Nam,…
2.1.3 Quy trình chung trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Mục tiêu hoạt động của CPA VIETNAM là cung cấp dịch vụ chuyênngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng Chính vì vậytrong hoạt động CPA VIETNAM luôn tuân thủ theo các nguyên tắc: Độclập, trung thực, khách quan và bảo mật
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của CPA VIETNAM được xâydựng trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán độc lập và chế độ kếtoán hiện hành của Việt Nam, đồng thời lựa chọn và vận dụng những chuẩnmực, thông lệ chung của quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán trên cơ sở phùhợp với thực tế hoạt động kinh doanh và quản lý tại Việt Nam
Quy trình kiểm toán của CPA VIETNAM gồm 6 bước:
Trang 28 Hoạt động trước kiểm toán
- Đánh giá sơ bộ rủi ro
- Lựa chọn nhóm kiểm toán
- Thiết lập điều khoản hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch sơ bộ
- Lập kế hoạch chiến lược
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Tìm hiểu môi trường kiểm soát của khách hàng
- Tìm hiều chu trình kế toán tại khách hàng
- Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
- Xác định mức trọng yếu kế hoạch
Lập kế hoạch chi tiết : Phụ lục 2.2 Lập kế hoạch chi tiết
Thực hiện kế hoạch kiểm toán: nếu tin tưởng hiệu quả thực hiện
của hệ thống kiểm soát nội bộ thì tiến hành kiểm tra hiệu quả thựchiện của hệ thống kiểm soát Nếu không tin tưởng hiệu quả thực hiệncủa Hệ thống kiểm soát hoặc hệ thống kiểm soát không được thựchiện và thiết kế và thực hiện đầy đủ thì tiến hành thực hiện các thủtục kiểm toán cơ bản Sau đó tiến hành đánh giá tổng thể các sai sót
và phạm vi của cuộc kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính
Tổng hợp và lập báo cáo
Thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ
Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc
Lập bản tóm tắt kết quả kiểm toán
Trang 29Lập báo cáo kiểm toán: Kiểm toán viên phải họp tổng kết và thống nhấtđiều chỉnh với khách hàng Tùy thuộc vào sự thống nhất của khách hàngđối với các điều chỉnh, mức độ trọng yếu của các sai sót và phạm vi kiểmtoán để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp nhất.
Hoạt động sau kiểm toán: Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán và
xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán, nếucần điều chỉnh thì thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết đồngthời kiểm toán viên phải phát hành báo cáo kiểm toán mới cho báo cáo tàichính đã điều chỉnh Nếu báo cáo tài chính cần điều chỉnh nhưng giám đốckhách hàng không đồng ý điều chỉnh kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấpnhận từng phần hoặc không chấp nhận tùy theo ảnh hưởng của các sự kiệnđến Báo cáo tài chính
2.1.4 Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của CPA VIETNAM
Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm của CPA VIETNAM được thểhiện qua phiếu soát xét Hồ sơ và Báo cáo kiểm toán
Đối với tất cả hồ sơ và báo cáo kiểm toán trước khi phát hành đều phảitrải qua sự kiểm soát và phê duyệt của 3 cấp với các nội dung sau:
Giám đốc soát xét các nội dung:
- Tính tuân thủ về trình tự và nội dung trình bày của hệ thống báo cáo
- Tính chính xác của số liệu trình bày trên báo cáo
- Tính logic về nội dung báo cáo
- Diễn đạt và lỗi kỹ thuật
- Trình bày báo cáo kiểm toán