LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ XX đã trải qua một cơn địa chấn nặng nề. Sự phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và khủng hoảng kinh tế khi đó là dấu hiệu ch
Trang 1Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA KÕ to¸n
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ XX đã trải qua một cơn địachấn nặng nề Sự phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và khủng hoảng kinh tếkhi đó là dấu hiệu chứng minh yếu điểm của kiểu kế toán, kiểm tra sổ sách trướcđó Và kiểm toán đã được đẩy mạnh để Báo cáo tài chính của các tổ chức đượckiểm tra, xác minh một cách tốt hơn.
Là một chức năng của quản lý, kiểm toán gắn liền với các hoạt động kinhtế, tài chính, cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của các bênliên quan Vì vậy, kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạtđộng tài chính Nhà nước, mà còn rất cần thiết với hoạt động tài chính doanhnghiệp của mọi thành phần kinh tế Những năm gần đây, các chế độ chính sách vềtài chính kế toán, kiểm toán Quốc tế và Việt Nam không ngừng được hoàn thiệnđể phù hợp hơn với tình hình phát triển của nền kinh tế.
Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với thế giới, mở cửa thịtrường và tự do hóa thương mại đòi hỏi các thông tin kinh tế phải được minh bạchvà bảo đảm độ tin cậy Đáp ứng đòi hỏi cấp thiết đó, các công ty kiểm toán độc lậpViệt Nam đã ra đời, phát triển nhanh chóng và hoạt động hiệu quả.
Từ thực tế quan trọng của công tác kiểm toán, xét về khía cạnh nghề nghiệpmỗi kiểm toán viên đều phải có những nhận thức nhạy bén, sâu sắc của mình đểthích ứng với xu thế đi lên không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung và kinhtế Việt Nam nói riêng.
Là một sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành kiểm toán, dưới sự dạy dỗ chỉbảo chu đáo của thầy cô, em đã nắm được những kiến thức cơ bản của công việcmà mình đang theo đuổi Trước khi ra trường, nhà trường đã dành thời gian thựctập 15 tuần, đây là cơ hội tốt cho em tiếp xúc thực tế và áp dụng những điều đãhọc vào quá trình làm việc, nắm bắt và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm bổ íchđể sau này thích nghi nhanh chóng với công việc được giao.
Trong các khoản mục, khoản mục phải thu là khoản mục mang ý nghĩaquan trọng trong việc xác định chính xác phần tài sản của khách hàng đang bị bênthứ ba chiếm dụng Bên cạnh đó, khoản mục phải thu khách hàng liên quan nhiềuđến chu trình bán hàng và thu tiền cũng như các chỉ tiêu trọng yếu trên BảngCĐKT, Báo cáo KQHĐKD Không những thế, khoản mục phải thu khách hàngcòn ảnh hưởng đến các khoản mục nằm ngoài Bảng CĐKT, đó là các khoản phảithu đã được xóa sổ và theo dõi trên TK ngoại bảng Trong quá trình thực tập tạiCông ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT, qua kiểm toán
Trang 3một số khách hàng đặc biệt là được giao kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong đoàn kiểm toán, em đã hiểu rõhơn về vai trò, vị trí cũng như quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng và em thấy mình có thể góp một phần nhỏ ý kiến của mình để hoànthiện hơn công tác kiểm toán khoản mục này Chính vì vậy, em đã lựa chọn đi sâunghiên cứu đề tài:
“ Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trongkiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấnThuế AAT thực hiện ”.
Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT là đơn vịđã tạo điều kiện cho em thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Với sựhướng dẫn tận tình của cô giáo, TS Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh, chị trongcác phòng, ban ở Công ty TNHH AAT, em đã nhanh chóng hoàn thành Chuyên đềthực tập tại Công ty.
Chuyên đề gồm 2 phần chính:
Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàngtrong kiểm toán BCTCdo Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấnThuế AAT thực hiện
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Kiểmtoán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Phương Hoa và toànthể các anh chị trong Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn ThuếAAT đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này!
Trang 4CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤCPHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHDO CÔNG TY TNHH AAT THỰC HIỆN
1.1 Tổng quan về khoản mục phải thu khách hàng
1.1.1 Bản chất của khoản mục phải thu khách hàng
Trong quá trình SXKD của một doanh nghiệp luôn tồn tại hoạt động thanhtoán giữa một bên là doanh nghiệp, một bên là khách hàng – đối tượng tiêu thụhàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Khi người mua nhận được lợi ích do doanhnghiệp cung cấp, đương nhiên họ có nghĩa vụ chi trả một khoản vật chất tươngxứng với lợi ích đó, thông thường là trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng,Nhưng hoạt động mua bán trao đổi không phải lúc nào cũng thanh toán ngay, điềuđó tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng khi đó, cũng có thể là chínhsách bán hàng của doanh nghiệp tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng thanh toánvào thời điểm thuận lợi.
Với bản chất như vậy, ta có khái niệm sau:
“ Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư,hàng hóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương pháp bán chịu hoặc phương pháptrả trước ”.
1.1.2 Chức năng cơ bản của khoản mục phải thu khách hàng
Hàng hóa, dịch vụ hoàn thành có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng theophương thức bán lẻ hoặc gián tiếp qua phương thức bán buôn, bán hàng qua đạilý… Với mỗi phương thức này, trình tự của quá trình bán hàng diễn ra khác nhau,các thủ tục giao nhận, thanh toán cũng khác nhau Do vậy, có thể cụ thể hóa côngtác phải thu khách hàng thành các chức năng với các bước công việc tương ứngkhác nhau phù hợp với từng phương thức thanh toán, song chung nhất, công tácphải thu khách hàng bao gồm các chức năng chính là:
Xử lý đơn đặt hàng của người mua: Đây là điểm bắt đầu của toàn bộ các
công việc sau này Khi khách hàng sẵn sàng mua hàng hóa theo những điều kiệnxác định, họ đặt hàng bằng đơn đặt hàng, hoặc phiếu yêu cầu mua hàng, đặt hàngqua điện thoại, fax,… Trên cơ sở này, người bán có thể xem xét yêu cầu và khảnăng để đưa ra quyết định bán hay không.
Xét duyệt bán chịu: Do bán hàng gắn liền với thu tiền nên ngay sau khi
quyết định bán, doanh nghiệp cần đưa ra tỷ lệ bán chịu một phần hoặc toàn bộ dựa
Trang 5vào tình hình tài chính và mối quan hệ với khách hàng Việc xét duyệt có thể đượctính toán cụ thể dựa trên lợi ích của cả hai bên theo hướng khuyến khích ngườimua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán Doanhnghiệp không được sơ hở trong thỏa thuận ban đầu này nhằm tránh tình trạng nợkhó đòi, thậm chí thất thu do khách hàng mất khả năng thanh toán.
Gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng: Hóa
đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã, số lượng hàng bán, giá cả hàng hóa vàcác yếu tố khác theo luật thuế GTGT Hóa đơn được lập thành 3 liên: 1 liên giaocho khách hàng, 1 liên lưu lại ghi sổ và 1 liên theo dõi thu tiền Như vậy, hóa đơnvừa là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán từngthương vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu.
Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Khi các điều kiện ghi nhận doanh thu
được thỏa mãn, kế toán tiến hành ghi sổ và theo dõi mọi khoản thu mà khách hàngtrả từng lần Trong việc xử lý này, cần đặc biệt chú ý khả năng bỏ sót hoặc dấudiếm các khoản thu nhất là thu tiền mặt trực tiếp.
Xử lý ghi sổ hàng bán bị trả lại và khoản bớt giá: Các khoản giảm trừ
doanh thu xảy ra khi người mua không thỏa mãn về hàng hóa Khi đó, người muaphải bớt giá hoặc nhận lại hàng hóa Trường hợp này phải lập bảng ghi nhớ hoặccó thư báo Có hoặc Hóa đơn chứng minh cho việc ghi giảm các khoản phải thu.
Thẩm định và xóa sổ các khoản phải thu không thu được: Có thể có những
trường hợp người mua không còn khả năng thanh toán hoặc đã chết, mất tích, bỏtrốn Doanh nghiệp tiến hành thẩm định, nếu thấy khoản thất thu này là “ bất khảkháng ”, cần xem xét xóa sổ khoản phải thu đó.
Dự phòng nợ khó đòi: Được lập với yêu cầu đủ trang trải các khoản đã tiêu
thụ kỳ này song không có khả năng thu được cả trong tương lai.
1.1.3 Mục tiên kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báocáo tài chính do Công ty TNHH AAT thực hiện
1.1.3.1 Sự cần thiết phải kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểmtoán Báo cáo tài chính
Bán hàng – thu tiền (tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của hànghóa qua quá trình trao đổi hàng – tiền (giữa khách thể kiểm toán với khách hàngcủa họ).Chu trình bán hàng - thu tiền được xem là chu trình cuối cùng của quátrình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nó không những đánh giá hiệu quả
Trang 6của những chu trình trước đó như chu trình tiền, tiếp nhận – hoàn trả vốn, muahàng - thanh toán… mà còn đánh giá hiệu quả toàn bộ quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp Chính vì vậy, kiểm toán chu trình này có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong các cuộc kiểm toán.
Vai trò của khoản mục phải thu khách hàng trong chu trình bán hàng – thutiền thể hiện như sau:
- Ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng theo hình thức bán chịu cho khách hàng.Đây là vai trò quan trọng nhất nhằm ghi nhận chính xác, kịp thời các khoản bánchịu
- Theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng thông qua sự giảm đi bên ghi CóTK 131 Việc này tăng cường kiểm soát rủi ro khi chấp nhận bán chịu
- Đánh giá và xem xét khả năng thanh toán của khách hàng- Là cơ sở để hạch toán TK dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Theo dõi việc tuân thủ các chính sách bán chịu của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báocáo tài chính
Theo CMKT Việt Nam số 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phốikiểm toán BCTC”, khoản 11 quy định “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp choKTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC được lập trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ phápluật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếuhay không?” Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toánthấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tàichính của đơn vị.
Bảng1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Mục tiêu kiểm toánchung
Các khoản phải thu
Tính hợp lý chung Số dư các tài khoản bán hàng và thu tiền đều có căn cứ hợp lýTính có thật Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu đảm bảo
tuân thủ nguyên tắc ghi nhận
Tính đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu kháchhàng đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ vàđúng niên độ
Trang 7Tính đánh giá Việc đánh giá các khoản phải thu trên BCTC là gần đúng với giá trịcó thể thu hồi được: tức là các khoản phải thu phải được công bốtheo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân tích về dự phòngnợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi.
Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiềnhạch toán theo tỷ giá quy định
Tính chính xác Các khoản phải thu phải được phản ánh đúng với giá trị thật và phùhợp với các chứng từ gốc đi kèm
Số liệu trên các khoản phải thu được tính toán đúng đắn và phù hợpgiữa bảng kê, sổ chi tiết, sổ cái và BCTC
Quyền và nghĩa vụ Các khoản phải thu trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theothời hạn đều thuộc sở hữu của công ty (không tính các khoản chiếtkhấu, hồi khấu…)
Trình bày và khaibáo
Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và BCTC phải đượcthực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toánTính đúng kỳ Các nghiệp vụ về thu tiền đều ghi đúng thời hạn trong quan hệ với
nghiệp vụ bán hàng
(Nguồn Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng của AAT)
1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng kiểmtoán có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AAT thực hiện
1.2.1 Nguyên tắc kế toán khoản mục phải thu khách hàng
Các khách hàng của AAT đều có kế toán khoản mục phải thu khách hàngvà tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.
* Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu
Các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán không quá 1 năm( hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh ) được phân loại là Tài sản ngắn hạnCác khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm ( hoặc trên 1chu kỳ sản xuất kinh doanh ) được phân loại là Tài sản dài hạn
* Lập dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của cáckhoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thểkhông đòi được do khách không có khả năng thanh toán Điều kiện lập dự phòngtheo Thông tư 228/2009/TT – BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.
Trang 8Bảng 1.2: Tỷ lệ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo thời gian quá hạn
Thời gian quá hạnTỷ lệ trích lập
(Nguồn TT 228/2009/TT – BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009)
1.2.2 Tổ chức hạch toán kế toán khoản mục phải thu khách hàng của kháchhàng kiểm toán
* Chứng từ sử dụng
Các chứng từ cơ bản của khi hạch toán nghiệp vụ bán hàng và thu tiền cầnquan tâm là Hóa đơn bán hàng, Biên lai thu tiền, Biên bản đối chiếu công nợ,Bảng kê phải thu khách hàng theo thời hạn, Bảng trích lập dự phòng phải thu khóđòi theo thời hạn, Biên bản quyết toán giá trị công trình XDCB hoàn thành.
Sơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 1.2: Hạch toán kế toán phải thu khách hàng
Khách hàng
Bộ phận
bán hàng
Thủ trưởng
đơn vị
Bộ phận
bán hàng
Bộ phận
Duyệt lệnh bán,
phương thức bán
Ghi sổ, lập Báo cáo
Kế toán thanh
Phiếu xuất
khoHóa đơn
bán hàng, vận đơnPhiếu
tiêu thụ, Lệnh
bánĐơn
đặt hàng
từ
Trang 9chưa thu tiền phải thanh toánKhách hàng ứng trước
Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ (nếu có)
đánh giá các khoản phải thu khách hàng TK 331 bằng ngoại tệ Bù trừ nợ
TK 139
Nợ khó đòi phảiSố đã lập
xử lý khóa sổdự phòng
TK 642 Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ
đánh giá các khoản phải thu củaSố chưa lập
TK 004
Trang 10Đồng thời ghi
Sơ đồ 1.3: Hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi
TK 131, 138 TK 139 TK 642
Xóa sổ nợ phải thu khó đòi Lập dự phòng phải thu khó đòi
(Đồng thời ghi tăng 004)
Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi số chênh lệch phải lập kỳ này nhỏ hơn
kỳ trước chưa sử dụng hết
Xóa sổ phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng)
Đồng thời ghi tăng 004
1.2.3 Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục phải thu kháchhàng
Do bán hàng – thu tiền là một quá trình chuyển quyền sở hữu hàng hóa tiền tệ giữa người mua và người bán, gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháplý của mỗi bên nên công việc kiểm soát nội bộ cần thực hiện chặt chẽ Các khoảnphải thu ở người mua phát sinh từ quá trình bán hàng nên có quan hệ chặt chẽ vớiquá trình này tạo nên chu trình bán hàng – thu tiền Hơn nữa, quá trình này baohàm nhiều chức năng cụ thể có liên quan chặt chẽ với nhau Vì vậy, những côngviệc kiểm soát nội bộ chủ yếu được xác định cụ thể như sau:
-Sự đồng bộ của sổ sách
Hệ thống kế toán từ chứng từ phiếu thu đến Nhật ký thu tiền và Bảng kêphải thu khách hàng theo thời hạn, Bảng tổng hợp dự phòng phải thu khách hàngtheo thời hạn, Sổ Cái TK 131, 139 có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ dođó các trình tự kế toán phải có trước khi đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ Mọiđơn vị sản xuất kinh doanh thông thường đều tuân theo Chế độ kế toán doanhnghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính, được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số224/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Tuy nhiên, mỗi đơn vị lạicó thể lựa chọn các hình thức kế toán, các phương thức kế toán khác nhau dẫn đếntrình tự kế toán cụ thể khác nhau Ngoài văn bản pháp lý quy định, thực tế hoạt
Trang 11động cũng rất đa dạng, phong phú Vì thế mỗi đơn vị cần định sẵn trình tự cụ thểtương ứng với hệ thống sổ sách tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệu lực.
Tương ứng với công việc kiểm soát này, trắc ngiệm đạt yêu cầu dựa vàoquy định về trình tự ghi sổ đã nêu để đối chiếu với thực tiễn của đơn vị được kiểmtoán Tuy nhiên, trắc nghiệm đạt yêu cầu cũng cần chú ý cả những chi tiết cụ thểcủa tính đồng bộ không chỉ trong trình tự mà ngay trong từng sự kết hợp cụ thể.
Việc đánh số thứ tự các chứng từ
Sử dụng chứng từ có đánh số trước theo thứ tự liên tục có tác dụng vừa đềphòng bỏ sót, dấu diếm, vừa tránh trùng lặp các khoản phải thu, các khoản ghi sổbán hàng Việc đáng số phải có mục đích rõ ràng kèm theo việc tổ chức hợp lý đểđạt mục đích đó.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu thông thường cho việc kiểm soát này là chọn ramột dãy liên tục các chứng từ khác nhau như liên thứ hai của hóa đơn bán hàng đãghi vào nhật ký tiêu thụ để phát hiện các trường hợp bỏ sót hay ghi trùng trong dãysố liên tục Trắc nghiệm này đồng thời cung cấp bằng chứng cho cả hai mục tiêu:hiệu lực và trọn vẹn.
Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua
Các công ty có nghiệp vụ bán hàng và thu tiền với quy mô lớn, thôngthường hàng tháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị hàng bán với cáckhoản đã thu tiền, và các khoản phải thu để kiểm soát công việc bán hàng và thutiền Do các cân đối này có liên quan đến người mua nên cần gửi đến người muađể thông báo đồng thời xác nhận quan hệ mua - bán đã phát sinh trong tháng Đểđảm bảo tính khách quan, bảng cân đối này có thể do một người kiểm soát độc lậplập ra và gửi qua đường bưu điện để người mua dễ dàng trả lời ngay cả khi có saisót.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu trong trường hợp này là sự xem xét và đưa ra ýkiến của KTV về việc lập và xác nhận các bản nói trên.
Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng
Nhằm ngăn ngừa tổn thất do vận chuyển đến người mua “ma” hay ngườimua không có điều kiện thanh toán hoặc dây dưa trong thanh toán, tránh thất thuviệc kiểm soát nội bộ tập trung chủ yếu vào ba điểm:
- Việc bán chịu phải được duyệt y cẩn trọng trước khi bán hàng- Hàng bán chỉ được vận chuyển sau khi duyệt với đầy đủ chứng cứ
Trang 12- Giá bán phải được duyệt bao gồm cả phí vận chuyển, giảm giá, bớt giá và điềukiện thanh toán
Công việc này đã giải quyết hợp lý và hiệu quả các quan hệ lợi ích giữa cácbên trong quan hệ mua bán Tương ứng với công việc kiểm soát nội bộ này, trắcnghiệm đạt yêu cầu được thực hiện qua xem xét chứng từ với các thủ tục xét duyệttheo ba điểm trên.
Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán
Nhằm ngăn ngừa những gian lận và sai sót trong kế toán nói chung và kếtoán bán hàng nói riêng, công tác tài chính kế toán cần được theo dõi độc lập bởinhững người giữ các nhiệm vụ khác nhau như: kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt,kế toán ngân hàng, thủ quỹ… định kỳ đối chiếu tạo sự kiểm soát chéo, tăng độ tincậy của thông tin.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu thích hợp là xem xét chung sự phân công trongcông tác kế toán và quan sát thực tế công việc kế toán.
Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát
Đây là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực của kiểm soát nội bộ.Thông thường sử dụng KTV nội bộ để kiểm soát việc xử lý và ghi sổ các nghiệpvụ bán hàng- thu tiền sẽ đảm bảo chất lượng kiểm soát và phục vụ tốt cho các mụctiêu kiểm toán.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu thường được thực hiện thông qua xem xét báo cáocủa KTV nội bộ và xem xét sự xuất hiện của các dấu hiệu của KTV nội bộ đã kýhoặc ghi dấu đã qui ước trên các chứng từ, sổ sách kế toán.
1.3 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báocáo tài chính do Công ty TNHH AAT thực hiện
1.3.1 Đặc điểm chung về kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểmtoán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH AAT thực hiện
1.3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vaitrò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểmtoán Theo khoản 8 VSA số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”: “Kế hoạch kiểm toánphải được lập cho mọi cuộc kiểm toán” Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổitùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh
Trang 13nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểmtoán.
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạchkiểm toán cụ thể, gồm 7 bước công việc sau:
Sơ đồ 1.4: Trình tự lập kế hoạch kiểm toán
* Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tụckiểm toán một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV haykhông Lúc này, KTV tiến hành xem xét các vấn đề: Hệ thống kiểm soát chấtlượng của công ty mình, tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàngkết hợp liên lạc với KTV tiền nhiệm Bên cạnh đó, KTV cần nhận diện các lý dokiểm toán của khách hàng Đối tượng sử dụng BCTC đã được kiểm toán khácnhau quan tâm đến những thông tin khác nhau Thông qua việc nhận diện lý dokiểm toán này, Công ty ước lượng được quy mô phức tạp của công việc kiểm toán
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Thực hiện thủ tục phân tích
Trang 14cần thực hiện từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ nhân viênthích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán.
Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấnđề trên, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán là sựthỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về thực hiện cuộckiểm toán và các dịch vụ liên quan khác Theo VSA số 210 “Hợp đồng kiểmtoán”: “ Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hànhcông việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểmtoán” Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ các điều khoản chung của hợp đồngkinh tế theo quy định hiện hành Sau khi ký kết, Công ty trở thành chủ thể kiểmtoán chính thức của công ty khách hàng.
* Thu thập thông tin cơ sở
Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ vềtình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích các sự kiện, nghiệp vụ và thựctiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếuđến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán Hiểu biết cầnthiết của KTV để thực hiện một cuộc kiểm toán bao gồm những hiểu biết tổngquan về nền kinh tế, tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàngqua chính Ban Giám đốc công ty khách hàng, Tổng cục Thống kê, sách báo, tạpchí chuyên ngành, Internet…
Các hồ sơ kiểm toán năm trước cũng thường chứa rất nhiều thông tin vềkhách hàng như lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức, môhình quản lý…qua đó KTV dễ dàng thu thập được những thông tin hữu ích, nhất làkhi hồ sơ này được cập nhật thường xuyên Tham quan nhà xưởng là cách quan sáttrực tiếp hoạt động bằng mắt thấy tai nghe sẽ giúp KTV có được những nhận địnhban đầu về quy trình sản xuất, bảo vệ tài sản, phong cách quản lý của Ban Giámđốc,…từ đó dự đoán được những tài khoản trọng yếu trên BCTC.
Trong giai đoạn này, KTV nên xác định tất cả các bên liên quan đến kháchhàng, nhất là những giao dịch có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Theo cácnguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, bản chất mối quan hệ giữa các bên liênquan phải được tiết lộ trên sổ sách, báo cáo và qua mô tả các nghiệp vụ kinh tế từđó bước đầu hoạch định một kế hoạch xác minh phù hợp.
Trang 15Khi KTV nhận thấy trong nhóm kiểm toán không ai có chuyên môn hoặckhả năng về một lĩnh vực nào đó để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết nhấtđịnh như đánh giá tác phẩm nghệ thuật, kim loại quý, tư vấn pháp lý…KTV có thểquyết định sử dụng chuyên gia bên ngoài để có được những ý kiến tư vấn từ họ.
* Thu thập thông tin liên quan về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàngNếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được vềcác mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập thông tin về cácnghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mangtính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tinnày được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc công ty khách hàngbáo gồm:
- Giấy phép thành lập và Điều lệ Công ty
- Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hànhhay trong vài năm trước
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc- Các hợp đồng và cam kết quan trọng
* Thực hiện thủ tục phân tích
Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quantrọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ cómâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trịdự kiến Theo CMKT hiện hành thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả cáccuộc kiểm toán và chúng thường được thực hiện trong tất cả các giai đoạn củacuộc kiểm toán Theo VSA số 520 “Quy trình phân tích”: “KTV phải áp dụng quytrình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinhdoanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro Quy trình phân tíchgiúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toánkhác”
Các thủ tục phân tích được sử dụng bao gồm phân tích ngang ( phân tích xuhướng ) dựa trên cơ sở so sánh các trị số của khoản mục phải thu trên BCTC quacác năm và phân tích dọc ( phân tích tỷ suất ) dựa trên cơ sở so sánh biến độngkhoản phải thu trong quan hệ với các chỉ số khác như doanh thu, dự phòng phảithu khó đòi trên BCTC.
Trang 16* Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán- Đánh giá trọng yếu
KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTCcó thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnhhưởng của các sai sót đối với BCTC để xác định bản chất, thời gian, phạm vi thựchiện các thử nghiệm Nếu các KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa làđộ chính xác của các số liệu trên BCTC càng cao lúc đó số lượng bằng chứng phảithu thập càng nhiều và ngược lại Việc xác định mức trọng yếu là công việc xétđoán mang tính nghề nghiệp của KTV.
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu tại Công ty TNHH AAT
Bảng 1.3: Quy định về mức trọng yếu
- Đánh giá rủi ro kiểm toánMô hình rủi ro kiểm toán:
Bảng 1.4: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện
Trang 17Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
Đánh giácủa KTV vềrủi ro cốhữu
Theo VSA số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”: “Trong một cuộc kiểmtoán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau:mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại” KTV cần cânnhắc đến mối quan hệ này, nếu KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhậnđược là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên Trong khi lập kế hoạch, KTV thườngấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận được thấp hơn so với mức sử dụng đểđánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót.
* Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của kháchhàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, cóhiệu quả VSA số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” quy định: “Khi xácđịnh phương pháp tiếp cận kiểm toán, KTV phải quan tâm đến những đánh giá banđầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện có thểchấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của BCTC và xác định nội dung, lịch trình,phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó”.
* Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toánSau khi thực hiện xong toàn bộ các công việc trên, bước cuối cùng tronggiai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV tổng hợp tài liệu và soạn thảo kế hoạch.Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cầnthực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng nhưdự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.
Kế hoạch và chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ đem lại hiệuquả làm việc cho quá trình kiểm toán.
Bảng 1.5: Chương trình kiểm toán
Trang 18Tên khách hàng:
CÁC KHOẢN PHẢI THU
1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1 Lập trang số liệu kế toán tổng hợp Thu thập bảngtổng hợp chi tiết các khoản công nợ ( theo cả nguyên tệ vàđồng tiền hạch toán ) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinhtrong kỳ, số dư cuối kỳ Thực hiện đối chiếu số liệu trênbảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toántổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính.
Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳnăm trước.
Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đốikế toán.
1.2 Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phảithu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích sự biến động( chênh lệch ) bất thường ( nếu có ).
1.3 Thu thập bảng phân tích tuổi nợ Phân tích sự biếnđộng tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư cáckhoản phải thu Đánh giá khả năng thu hồi của các côngnợ và so sánh với các quy định của Nhà nước về việc lậpdự phòng nợ khó đòi.
1.4 So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanhthu của năm nay so với năm trước, nếu có biến động lớn
Trang 19thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biếnđộng này ( sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khảnăng thanh toán của khách hàng…)
2 Kiểm tra chi tiết
2.1 Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bấtthường ( đối ứng bất thường, nội dung bất thường…).Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung các giao dịchnày, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó.2.2 Đánh giá sự hợp lý của số dư của các khoản phải thu:- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàngđảm bảo không có những điểm bất thường ( số dư lớn bấtthường, dư có, phân loại không hợp lý, để lẫn các nộidung khác như: phải thu nội bộ, phải thu nhân viên…).- Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có Thu thậpcác hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tínhhợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không cókhoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưngchưa được ghi nhận.
- Kiểm tra một số số dư lớn có giá trị…đối chiếu với cáchợp đồng, thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý củacác số dư này.
- Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi chậmtrả ( nếu có ), đối chiếu sang phần kiểm toán thu hoạtđộng tài chính.
- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản
Trang 20đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ ( nếu có ).
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tớinhững người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàngcó số dư vượt quá…(theo số tiền) hoặc có tuổi nợ vượtquá…( theo tuổi nợ ).
2.3 Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng …( phát sinh lớn,bất thường, số dư lớn…), kiểm tra các định khoản trên sổkế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán đểđảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác.2.4 Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán cáckhoản phải thu.
Kiểm tra các giao dịch đến ngày… năm tiếp theo để đảmbảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận trong nămnày mà chưa được ghi nhận.
2.5 Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ
Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá
Trang 21khi hạch toán các khoản công nợ.
Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốcngoại tệ Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênhlệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
2.6 Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi- Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi được lập có đủ phù hợp với quy định hiện hành haykhông Đảm bảo việc hạch toán chính xác, đầy đủ cáckhoản dự phòng.
- Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng( số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán…)nhưng chưa ghi nhận Trao đổi với khách hàng về biệnpháp xử lý.
- Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản dự phòng đã xóatrong năm và đối chiếu với Tài khoản 004.
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toánđể đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin với khảnăng thanh toán của công nợ.
Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoảncông nợ.
Lưu ý: chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK 139 theo kế toánthuế và kế toán tài chính ( nếu có )
3 Kết luận
Trang 223.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề đượcđề cập trong thư quản lý Lập lại thuyết minh sau điềuchỉnh.
3.2 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả côngviệc đã thực hiện.
3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh củakiểm toán.
1.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
* Thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện khi Hệ thống KSNB của khách hàngkiểm toán ban đầu được đánh giá là hoạt động có hiệu lực Chuẩn mực kiểm toánViệt Nam số 500 “ Bằng chứng kiểm toán ” quy định: “ Thử nghiệm kiểm soát làviệc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vậnhành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB ” Cụ thể, các thủ tục kiểmsoát cần thu thập khi hướng tới các mục tiêu:
- Tính hiệu lực: Thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền và ngườithu tiền; Xem xét việc đối chiếu độc lập với tài khoản ở 1 ngân hàng
- Sự phê chuẩn: Xem xét quy chế thu tiền hàng hoặc trao đổi với giám đốc phụtrách tài chính hoặc kinh doanh; Xem xét giấy báo nhận được tiền trước hạn; Khảosát trình tự lập phiếu thu tiền
- Tính đầy đủ: Thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền và ngườithu tiền; Xem xét dãy liên tục các giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê tiền đánh sốtrước; Xem xét thủ tục kiểm tra nội bộ tại các bộ phận có thu tiền hàng; Rà soátquan hệ giữa các Séc và bảng kê
- Tính đánh giá: Khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản phải thu; xem xét việcđối chiếu đều đặn với ngân hàng về các khoản thu tiền
- Phân loại: Kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ đồ TK và các quy định các quan hệđối ứng cụ thể về thu tiền; Xem xét dấu hiệu của KSNB
- Kịp thời: Quan sát việc tổ chức ghi thu, chế độ báo cáo thu tiền ở các bộ phận cóliên quan; Xem xét dấu hiệu của KSNB về thu tiền
Trang 23- Chính xác cơ học: Xem xét việc phân cách nhiệm vụ giữa người ghi sổ quỹ vớingười ghi sổ thanh toán; Thẩm tra việc gửi các bảng cân đối thu tiền; Xem xét dấuhiệu của KSNB
* Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Đầu tiên, KTV phải lập trang số liệu kế toán tổng hợp, so sánh sự khớpđúng giữa các sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ Cái TK và Bảng Cân đối phátsinh, các BCTC khác Nếu có sự chênh lệch phải tìm hiểu nguyên nhân mới thựchiện các bước sau:
Tiếp theo, KTV phân tích xu hướng biến động các khoản phải thu trongmối quan hệ với các chỉ tiêu tài chính khác.
So sánh tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên doanh thu năm nay so vớinăm trước
So sánh tỷ lệ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trên doanh thu năm nay sovới năm trước, so với các doanh nghiệp khác trong ngành
So sánh số vòng quay phải thu khách hàng năm nay so với năm trước, sovới các doanh nghiệp khác trong ngành
* Thủ tục kiểm tra chi tiết
Sau các công việc trên, KTV cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểmtra chi tiết
Bảng 1.6: Mục tiêu và thủ tục kiểm toán kiểm tra chi tiết
Mục tiêu kiểmtoán chung
Một số ví dụ về thủ tục kiểm toán tương ứng thường dùng
Tính hợp lýchung
- Kiểm tra bảng kê hoặc bảng cân đối về thu tiền ở những khoảncó quy mô lớn hoặc có dấu hiệu bất thường
- Tính toán các tỷ suất và theo dõi những biến đổi lớn so vớinăm trước
Tính có thật Lấy và theo dõi xác nhận của người mua về các khoản phải thucó quy mô lớn kết hợp chọn các khoản có quy mô nhỏ điển hìnhTính đầy đủ - Cộng lại bảng kê hoặc bảng cân đối các khoản phải thu và đối
chiếu với Sổ Cái
- Đối chiếu hóa đơn bán hàng và vận chuyển với sổ thu tiền vàsổ theo dõi khoản phải thu
- Các khoản phải thu đã phát sinh trong quá trình bán hàng chưađược xử lý đều ghi đầy đủ
Trang 24Tính đánh giá - Lấy và theo dõi xác nhận của người mua về các khoản phải thucó quy mô lớn kết hợp với chọn mẫu điển hình các khoản thu cóquy mô nhỏ
- Trao đổi với các nhà quản lý bán chịu về khả năng thu tiền ởcác khoản quá hạn và đánh giá khả năng thu được tiền
Tính chính xác - Chọn ra một số tài khoản phải thu đối chiếu với sổ thu tiền vàSổ cái
- Cộng lại các trang và cộng dồn bảng kê hoặc bảng cân đối thutiền và đối chiếu các tài khoản liên quan trên Sổ cái
Phân loại vàtrình bày
- Đối chiếu các khoản phải thu trên bảng kê theo thời hạn vớichứng từ và sổ chi tiết
- Điều tra qua tiếp xúc với các nhà quản lý về các khoản phảithu trên các chứng từ và sổ chi tiết để xác minh việc phân loại- Đối chiếu các bảng cân đối về khoản phải thu với phân loại cáckhoản mục trên Bảng cân đối tài sản và Bản giải trình
- Kiểm tra các hóa đơn thu tiền, các biên bản họp giao ban cóliên quan và trao đổi với nhà quản lý về các khoản phải thukhông rõ ràng và xác minh với giải trình của giám đốc
Tính đúng kỳ - Chọn các nghiệp vụ bán hàng ở cuối kỳ này và đầu kỳ sau đểđối chiếu với chứng từ vận chuyển có liên quan, có chú ý ngàyvận chuyển thực tế và ngày ghi sổ
- Kiểm tra các lô hàng trả lại sau ngày lập bảng khai tài chính vàquan hệ đến kỳ quyết toán
Nếu hàng hóa và tiền mặt đã thu là những tài sản tồn tại trong đơn vị đượckiểm toán với hình thái vật chất cụ thể nên có thể kết hợp kiểm kê với các phươngpháp kiểm toán khác thì các khoản phải thu lại không dễ dàng như vậy Do đó,trong thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản phải thu, phương pháp điều tra thông quachọn mẫu và lấy xác nhận có thể coi là một đặc thù riêng.
Trang 25Xác nhận các khoản phải thu là thủ tục quan trọng nhất để đáp ứng các mụctiêu hiệu lực, định giá và kịp thời Xác nhận này được kết hợp với các trắc nghiệmcông việc để xác minh và phát hiện những sai phạm liên quan đến các khoản phảithu không có thật, đến số tiền chưa rõ ràng hoặc đã trở thành những khoản nợ khóđòi hay không đòi được Mặc dù xác nhận này không đảm bảo phát hiện mọi sailầm nói trên nhưng vẫn tin cậy hơn trắc nghiệm nghiệp vụ vì nó là bằng chứng bênngoài do bên thứ ba cung cấp Tuy nhiên xác nhận này ít có khả năng phát hiệnnhững khoản bỏ sót Vì vậy, cần kết hợp giữa trắc nghiệm nghiệp vụ một cách hệthống với xác nhận Tất nhiên nếu trắc nghiệm nghiệp vụ cho thấy hệ thống KSNBcó hiệu lực thì xác nhận các khoản phải thu cần được giảm bớt và ngược lại.
Thông thường, khi không đủ điều kiện để xác nhận tất cả các khoản phảithu, KTV chú ý vào xác nhận những số dư lớn hoặc đã kéo dài nhiều tháng Tuynhiên cũng cần kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên Có 2 hình thức gửi thư xác nhận làxác nhận phủ định và xác nhận khẳng định.
Xác nhận khẳng định đòi hỏi thông báo của người nợ trên mọi giấy yêu cầuxác nhận về khoản nợ tiền hàng của người bán; hoặc đúng, hoặc sai hoặc có phầnlưu ý Trong trường hợp này, mọi giấy yêu cầu xác nhận của KTV đều được trảlời.
Xác nhận phủ định chỉ đòi hỏi thông báo của người nợ khi họ không đồngtình với số tiền ghi trên giấy yêu cầu xác nhận và găm trên báo cáo hàng tháng củangười mua.
Với xác nhận khẳng định, khi chưa nhận trả lời, thường phải làm thêm trìnhtự xác minh để thu thập bằng chứng đáng tin cậy Trong toàn bộ quá trình gửi thưxác nhận, KTV phải kiểm soát chặt chẽ và theo dõi tình hình để kịp thời đưa ranhững thủ tục bổ sung
Khi có kết quả xác nhận, cần xác định lý do dẫn đến chênh lệch giữa sổsách và xác nhận Sau khi xử lý xác nhận, cần thẩm tra lại hệ thống KSNB trên cơsở phân tích giữa sự phù hợp giữa những sai lệch đã phát hiện với đánh giá banđầu về hệ thống kiểm soát này Đồng thời cần thực hiện khoa học việc suy rộng từmẫu chọn đến quần thể khoản phải thu.
Các khoản tiền bán hàng không thể thu cần được xóa sổ là những tổn thấttài chính do rất nhiều nguyên nhân khác nhau kể cả khả năng xảy ra thiếu sót trongbán hàng đến gian lận biển thu tiền đã thu Do vậy, cần kiểm tra toàn bộ các khoản
Trang 26tiền đã xóa sổ trên chứng từ, sổ nhật ký thu tiền và xét duyệt xóa sổ của người cótrách nhiệm.
KTV cũng phải lưu ý đến thời gian quá hạn trong chứng từ, bảng kê vànghiệp vụ trích lập dự phòng, tránh khả năng đơn vị quên trích lập hoặc khôngtrích đúng tỷ lệ quy định.
1.3.1.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi đã hoàn thành những thủ tục kiểm toán được thiết kế trong chươngtrình kiểm toán, KTV được phân công kiểm toán khoản mục phải thu khách hàngtự soát xét lại giấy tờ làm việc của mình, đánh giá về tính chính xác, đầy đủ và hợplý của bằng chứng kiểm toán, bổ sung những bằng chứng mới thu thập được hoặcnếu thiếu thì cần nhanh chóng hoàn thiện, thu thập thêm Tiếp theo trưởng nhómkiểm toán tập hợp các giấy tờ làm việc của KTV, xem xét và yêu cầu KTV giảitrình hoặc thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ trợ ( nếu thấy cần thiết ).
1.3.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểmtoán BCTC do Công ty TNHH AAT thực hiện
1.3.2.1 Tại Công ty ABC
1.3.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán* Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Công ty ABC là khách hàng truyền thống nên ngay sau ngày kết thúc niênđộ kế toán, Công ty ABC đã có thông báo bằng văn bản cho AAT yêu cầu lập kếhoạch kiểm toán KTV nhận thấy Ban Giám đốc của ABC không có sự thay đổi,tính liêm chính của những người này là có thể tin cậy được KTV cũng cập nhậtcác thông tin về khách hàng và đánh giá không có rủi ro nào khiến KTV phảingừng cung cấp dịch vụ Mặt khác, AAT có khả năng thực hiện kiểm toán choABC Vì vậy, AAT quyết định chấp nhận kiểm toán cho ABC.
Công ty ABC là công ty cổ phần nên lý do kiểm toán là làm minh bạch tìnhhình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động SXKD trước Đại hội đồng cổ đông vàHĐQT, cũng như căn cứ vào lợi nhuận chính xác sau kiểm toán để tiến hành phânphối.
Do ABC là khách hàng cũ nên nhóm kiểm toán vẫn do những người đãtham gia kiểm toán các năm trước đây thực hiện Thời gian dự kiến là 4 ngày.
Nhóm gồm 4 người:
Bà: Nguyễn Thị Thu Chức vụ: Kiểm toán viên
Trang 27Bà: Nguyễn Thị Thảo Chức vụ: Kiểm toán viên
Bà: Nguyễn Bảo Khánh Chức vụ: Trợ lý Kiểm toán viênBà: Đỗ Thị Lan Anh Chức vụ: Trợ lý Kiểm toán viên
Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán, AAT gặp gỡ trực tiếp với kháchhàng, thỏa thuận và lập hợp đồng Hợp đồng được ký kết chính thức với một sốnội dung chính sau:
- Yêu cầu về thời gian thực hiện: Từ ngày 20/01/2010 đến ngày 23/01/2010.
- Báo cáo kiểm toán về BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 sẽđược phát hành 04 bộ bằng tiếng Việt, bên Công ty giữ 02 bộ, bên Kiểm toán giữ02 bộ.
- Thư quản lý cho năm tài chính 2009( nếu có ) sẽ đề cập đến những điểm còn tồntại và ý kiến đề xuất của KTV nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB, thưquản lý sẽ được phát hành 03 bộ bằng tiếng Việt, bên Công ty giữ 02 bộ, bên KTVgiữ 01 bộ.
- Phí dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2009: 20.000.000 VND Thuế GTGT (10% ): 2.000.000 VND Tổng cộng: 22.000.000 VND
* Thu thập thông tin cơ sở
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Công ty ABC là doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1442/ GP – HN cấpngày 09 tháng 12 năm 1995 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh sô 1442/ GPĐCI cấpngày 19 tháng 11 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Trụ sở chính: Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất các loại bê tông trộn sẵn và bê tông đúc sẵnđể bán trên thị trường Việt Nam.
Vốn đầu tư: 3.128.520 USD
Giá trị vốn pháp định của các thành viên theo Giấy phép đầu tư:
TT Tên thành viên góp vốnNơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú hoặc địa chỉ trụ sở chính
đối với tổ chức
Giá trịgóp vốn
Tỷ lệ(%)
Trang 281 Công ty Xuất nhập khẩuvà Hợp tác Quốc tế Giaothông vận tải
61 Hàm Long – Quận HoànKiếm – Hà Nội
425.520 30
2 Công ty TNHH StarConcrete Group
518 NEC BLdg – RatchadapíekRd – HuayKwang – BKK 10310Thailand
Ông Kiattisak Thammakumpee Chức vụ: Giám đốc điều hànhÔng Ngô Văn Tiến Chức vụ: Phó Giám đốc điều hành
Ông Trần Đức Lượt Chức vụ: Phó Giám đốc đìều hànhKế toán trưởng: Phan Thanh Tính
- Xem lại kết quả kiểm toán năm trước:
Khi xem lại kết quả kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung, KTVrút ra một số điểm cần lưu ý sau:
+ Biên bản xác nhận số dư không đầy đủ
+ Chưa có quy định cụ thể về trích lập dự phòng phải thu khó đòi và xóa sổ khoảnphải thu không có khả năng thu hồi
- Tham quan nơi làm việc:
KTV quan sát trực tiếp hoạt động SXKD của Công ty ABC nhận thấy Côngty sử dụng lao động kỹ thuật phổ thông có tay nghề Nguyên vật liệu (nhất là ximăng ) khó bảo quản, dễ bị thất thoát Máy móc thiết bị hạng nặng, cồng kềnh.Trong thời gian vừa qua, máy móc hoạt động chưa hết công suất do thị trường đầura hạn chế.
Hệ thống kế toán được phân cấp rõ ràng, phân chia nhiệm vụ theo đúngchuyên môn, không trồng chéo Năng lực quản lý của Ban Giám đốc tốt, chínhtrực Môi trường làm việc tốt, hệ thống KSNB đã đặt ra và thực hiện tốt.
- Nhận diện các bên liên quan: Công ty mẹ: Không
Trang 29- Dự kiến nhu cầu chuyên gia: Không
* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
KTV xem xét hồ sơ kiểm toán chung và thu thập thêm một số tài liệu quan trọng xảy ra trong năm 2009 như Biên bản họp HĐQT, Biên bản kiểm tra của cơ quan Thuế, các Hợp đồng và cam kết quan trọng.
* Đánh giá hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
KTV tham khảo hồ sơ kiểm toán chung và phỏng vấn nhân viên về nhữngbiến động trong hệ thống KSNB năm nay, thấy rằng hệ thống KSNB vẫn hoạtđộng bình thường Bảng đánh giá hoạt động KSNB với khoản mục phải thu khôngcó gì thay đổi Do vậy, đánh giá là hệ thống KSNB làm việc tương đối hiệu quả.
Kết luận rủi ro kiểm soát: Thấp.
* Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trang 30- Đánh giá mức độ trọng yếu
+ Ước lượng mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC
KTV ước lượng mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC của Công ty ABCtheo chỉ tiêu LNTT là 176.667.425 VND Theo đó, tổng sai phạm được phát hiệntrong BCTC của Công ty ABC nếu lớn hơn 176.667.425 VND thì sẽ được coi làtrọng yếu Tổng các sai phạm trên BCTC nhỏ hơn 176.667.425 VND thì sẽ đượccoi là không trọng yếu, việc đưa ra các bút toán điều chỉnh là không cần thiết.
Dưới đây là Bảng ước lượng mức độ trọng yếu tại Công ty ABC:Bảng 1.8: Xác định mức trọng yếu của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH DV KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AATXÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CỦA CÔNG TY ABC
Niên độ: 31/12/2009 Đơn vị tính: VNĐ Người thực hiện: NAT
Năm 2008Năm 2009Số liệu của DNMINMAXMINMAXNăm 2008Năm 2009
LNTT4,0%8,0%7.355.92014.711.84066.853.637133.707.275183.897.9961.671.340.934DTT0,4%0,8%68.524.583137.049.166117.778.283235.556.567 17.131.145.76129.444.570.860TSNH1,5%2,0%211.628.245282.170.993275.761.830367.682.440 14.108.549.64818.384.121.998 Nợ NH1,5%2,0%107.644.019143.525.358142.256.980189.675.9737.176.267.9009.483.798.661TTS0,8%1,0%160.826.002201.032.503192.656.976240.821.22020.103.25024.082.121.996
Mức độ trọng yếu xác định theo khung của AAT
Năm 20087.355.92014.711.840Mức tùy chọn trong khungNăm 2009 117.778.283235.556.5670,6% DTT176.667.425
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
+ Phân bổ trọng yếu cho các khoản mục
Do chi phí thu thập bằng chứng về HTK cao hơn chi phí thu thập bằngchứng về nợ ngắn hạn, chi phí thu thập bằng chứng về nợ ngắn hạn cao hơn chiphí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác ( tiền, TSCĐ, vốn quỹ…) nên sai sốcó thể chấp nhận được đối với HTK cao hơn các khoản công nợ và sai số có thể
Trang 31chấp nhận được của các khoản công nợ cao hơn các khoản mục khác.Vì vậy, trongkhi thực hiện phân bổ, KTV phân bổ theo hệ số:
Tiền, Các khoản phải thu, TSCĐ, Vốn CSH: 1TSDH khác, Nợ ngắn hạn: 2
Hàng tồn kho, TSNH khác, Nợ dài hạn: 3Ta có biểu thức tính sau:
Bảng 1.9: Phân bổ mức độ trọng yếu của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Trang 32Tên khách hàngCông ty ABC
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu
Bước công việcPhân bổ mức độ trọng yếuNgày thực hiện
Trọng yếu được chia nhỏ cho các khoản mục chính
Khoản mụcHệ sốGiá trị trênBCTC
KTV ước tính mức độtrọng yếu
KTV lựa chọnMP
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
* Đánh giá rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC được thực hiện theo từngloại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC
Trang 33Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC được AAT đánh giá trên ba mức độ:thấp, trung bình, cao.
Đối với công ty ABC, KTV tiến hành thu thập các thông tin như: Bản chấtkinh doanh của khách hàng, tính trung thực của BGĐ, các nghiệp vụ khôngthường xuyên, các ước tính kế toán, kết quả kiểm toán lần trước…từ khi thành lậpđến thời điểm hiện tại Sau khi cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng, KTV kết luận mức
rủi ro cố hữu là Trung bình.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ BCTC
Kết luận rủi ro kiểm soát đã thực hiện ở trên là Thấp.
- Đánh giá rủi ro phát hiện cho toàn bộ BCTC
Theo mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán như đã trình bày ở trên, với việcđánh giá rủi ro tiềm tàng là Trung bình, rủi ro kiểm soát là Trung bình, KTV xác
định rủi ro phát hiện của Công ty ABC là Cao.
1.3.1.1.2 Thực hiện kiểm toán
* Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Qua hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV thấy hệ thống KSNB của ABC đốivới khoản mục phải thu khách hàng ở mức độ khá, có thể tin cậy được Công ty cókế toán thanh toán theo dõi riêng các nghiệp vụ, không tham gia vào công tác bánhàng, cuối kỳ có đối chiếu công nợ…Vì vậy KTV áp dụng thử nghiệm kiểm soátnhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hànhhữu hiệu của hệ thống kế toán và về hệ thống KSNB của khách hàng.
Với khoản mục phải thu khách hàng, KTV thực hiện thủ tục kiểm soát bằngkỹ thuật phỏng vấn và kiểm tra tài liệu Kết quả KTV nắm được một số thông tincơ bản sau: Công ty thường tiến hành xác nhận công nợ vào cuối niên độ kế toán,trừ một số trường hợp khách hàng của ABC yêu cầu xác nhận trước hoặc ABC cầnhoàn thiện một số thủ tục liên quan đến bên thứ ba Trước khi gửi thư xác nhận, kếtoán trưởng kiểm tra biên bản do kế toán thanh toán lập, sau đó đệ trình Giám đốcxét duyệt, ký và đóng dấu Để khẳng định sự đúng đắn của quy trình đó, KTV lấymột số Biên bản bất kỳ, đối chiếu ngày tháng và số tiền thấy khớp đúng.
Như vậy, Công ty ABC đã thực hiện thủ tục theo dõi các khoản phải thunghiêm túc và được kiểm soát chặt chẽ qua 3 cấp ( kế toán thanh toán – kế toántrưởng – Giám đốc ) với mọi khách hàng Có thể kết luận rằng việc thiết kế cáchoạt động kiểm soát của khách hàng ABC là thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và
Trang 34sửa chữa các sai phạm trọng yếu Hoạt động kiểm soát đã được triển khai theođúng yêu cầu của thiết kế trong thực tế.
* Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp- Lập trang số liệu kế toán tổng hợp
Số liệu tổng hợp sau khi kiểm tra thấy chính xác và khớp đúng
Bảng 1.10: Tổng hợp số liệu khoản mục phải thu khách hàng
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Tên khách
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu: 131/1Khoản mụcTK 131Người thực hiện: ĐTLABước công việcTổng hợp số liệuNgày thực hiện
Số liệu lấy trên BCĐSPS:
Nợ Có
DĐK 10.302.523.969 (Ly)PS 31.783.041.236 27.137.268.729 (α) ) DCK 14.948.296.476 (Ag)
Ly: SDĐK Đã khớp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm 2008Ag: SDCK đã khớp với số liệu trên BCTC năm 2009
α) : SPS khớp với sổ chi tiết TK 3382
Người kiểm tra
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
Bảng 1.11: Bảng tổng hợp công nợ phải thu của ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Trang 35Tên khách hàngCông ty ABC
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu: 131/2Khoản mụcTK 131Người thực hiện: ĐTLABước công việcTổng hợp công nợ phải thuNgày thực hiện
Tổng hợp công nợ phải thu
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009
Tên KHĐầu kỳPhát sinhCuối kỳ
CN01Chi nhánh Công ty XNK & HTĐT GTVT
CN02CN Công ty CPPT Đô thị -Từ Liêm
337.180.000337.180.000CN03LICOGI 20164.260.00040.000.000124.260.000CT04CTy ĐTXDPT nhà
số 7 Hà Nội (CT2)
Tổng cộng10.302.523.96931.783.041.23627.137.268.72914.948.296.476
Người kiểm tra
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
- Phân tích các khoản Phải thu khách hàng
Sau khi tổng hợp số liệu của TK 131 thấy khớp đúng, KTV đi vào thực hiệnphân tích để thấy được tình hình thu hồi nợ của ABC so sánh với sự biến động củadoanh thu.
Bảng 1.12: Bảng phân tích khoản mục phải thu khách hàng của ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ
Trang 36AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Tên khách
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu: 131/3Khoản mụcTK 131Người thực hiện: ĐTLABước công việcThủ tục phân tíchNgày thực hiện
1 Số lần luân chuyển các khoản phải thu lần 58,18 41,93 16,25
Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông, là lĩnh vực đặc thù và thông thường có khoản phải thu khách hàng lớn so với doanh thu Nhìn vào tỷ lệ PTKH/ DTT giảm 9,26% và số ngày một vòng quay PTKH giảm 2,43 ngày ta thấy khả năng thu hồi vốn của Công ty rất tốt trong năm 2009, Công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn.
Người kiểm tra
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
- Phân tích tuổi nợ và lập dự phòngLập trang số liệu tổng hợp TK 139
Bảng 1.13: Bảng tổng hợp số liệu dự phòng phải thu khách hàng của ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ
Trang 37AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Tên khách hàngCông tyABC
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu: 131/4Khoản mụcTK 139Người thực hiện: ĐTLABước công việcTổng hợp số liệuNgày thực hiện
Số liệu lấy trên BCĐSPS:
Nợ Có
DĐK (12.350.000) (Ly)PS 876.343.575 (α) )DCK (888.693.575) (Ag)
Ly: SDĐK Đã khớp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm 2008Ag: SDCK đã khớp với số liệu trên BCTC năm 2009
α) : SPS khớp với sổ chi tiết TK
Người kiểm tra
Ngày kiểm tra _
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
Công ty có quy định trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư228/2009/TT-BTC Tuy nhiên trên thực tế, số dự phòng phải thu Công ty trích lậpít hơn thực tế do chưa cập nhật thời gian quá hạn của đối tượng nợ KTV đã kiểmtra thời gian nợ của từng đối tượng và lập lại như sau:
Bảng 1.14: Bảng phân tích tuổi nợ và lập dự phòng của ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Trang 38Tên khách
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu:131/5Khoản mụcTK 139Người thực hiện: ĐTLABước công việcPhân tích tuổi nợ và lập dự phòngNgày thực hiện
STTTên đối tượng nợDư nợ 131Thời gian nợTỷ lệtrích
Giá trị trích lập
KTXD Ngạc nhiên
4 Công ty TNHHSX&XD QH
Người kiểm tra
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
* Kiểm tra chi tiết
- Rà soát những nghiệp vụ và giao dịch bất thường
KTV thu thập Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản trong năm 2009 để rà soátlại những nghiệp vụ có nội dung bất thường.
Trang 39Bảng 1.15: Rà soát nghiệp vụ bất thường của ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Tên khách
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu: 131/6Khoản mụcTK 131Người thực hiệnBước công việcRà soát nghiệp vụ bất thườngNgày thực hiện
BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN
Tài khoản: 131 STT Tên Tài khoản đối ứngTài khoản
Người kiểm tra
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT Auditing, Accounting and Tax Advisory Services Company Limited
Trang 40Tên khách
Niên độ kế toán31/12/2009Tham chiếu:
Khoản mụcTK 131Người thực hiện: ĐTLABước công việcRà soát nghiệp vụ bất thườngNgày thực hiện
(1) Trả lại tiền cho khách hàng:
- Trả lại tiền đặt cọc: 10.000.000 đ theo Phiếu chi số 232 ngày 15/06/2009
- Trả lại tiền thừa (Trung tâm dịch vụ an toàn kho quỹ ): 937.50đ theo Phiếu chi 433ngày 20/10/2009
- Trả lại tìên đặt cọc (Công ty XD và TM ACT): 3.000.000đ theo Phiếu chi số 497 ngày30 11/2009
- Trả lại tiền thừa cho khách hàng: 13.630.000đ theo Phiếu chi số 534 ngày 29/12/2009Tổng: 27.567.500
(2) Đối trừ công nợ:
- Công ty SX Bê tông Thịnh Liệt: 23.690.000đ theo CTK số 0032 ngày 29/06/2009- Chi nhánh Công ty CP Licogi 12 – XN XD 12.1: 14.587.125 theo CTK 0040 ngày23/07/2009
Tổng: 38.277.125
(3): Bán xe trộn SSANGYONG ngày 31/12/2009: 666.666.667đ
Người kiểm traNgày kiểm tra
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC của Công ty TNHH AAT)
- Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu
KTV yêu cầu Công ty cung cấp các xác nhận số dư tại thời điểm ngày31/12/2009 với các khách hàng của đơn vị để tiến hành đối chiếu khẳng định số dưcủa các khoản mục theo Bảng tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng đã thuthập ở trên Tại thời điểm tiến hành kiểm toán Công ty chỉ mới đối chiếu với 5khách hàng đã có 4 Biên bản xác nhận công nợ hợp lý, 1 Biên bản chưa có chữ ký,đóng dấu nên không được chấp nhận KTV phải lập Thư xác nhận công nợ vớinhững khách hàng còn lại.