1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

83 2,2K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 7

1.2.1 Cơ cấu Phòng/ Chi nhánh 7

1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 9

1.3.1 Dịch vụ kiểm toán, kế toán: 9

1.3.2 Dịch vụ tư vấn thuế 10

1.3.3 Dịch vụ Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp 11

1.3.4 Dịch vụ Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực 11

1.4 Quy trình kiểm toán 12

1.4.1 Quy trình kiểm toán theo A/S 2 12

1.4.2 Hồ sơ kiểm toán theo A/S 2 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 20

2.1 Thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH 20

2.1.1 Các công việc thực hiện trước kiểm toán 20

2.1.1.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu .20

2.1.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm khoanh vùng đượcnhững khoản mục có sự biến động bất thường 21

2.1.1.3 Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán có thể phát sinh trong khoảnmục doanh thu 23

Trang 3

2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu 30

2.1.3 Kết thúc kiểm toán 510

2.2 Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty khai thác và kinh doanh khí THL 51

2.2.1 Thực hiện công việc trước kiểm toán 51

2.2.1.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu 512.2.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 52

2.2.1.3 Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán 53

2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 56

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 73

CHƯƠNG III: Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 74

3.1 Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Deloitte Việt Nam 74

3.2 Về tổ chức kiểm toán khoản mục doanh thu 76

3.3 Bài học rút ra từ việc nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Việt Nam thực hiện .78KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

Biểu 1.1: Kết quả hoạt động năm 2006, 2007, 2008 5

Biểu 1.2: 10 Hãng có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam 5

Biểu 1.3: Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 2008 6

Biểu 1.4: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2008 7

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Deloitte Việt Nam 8

Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán theo A/S2 13

Biểu 1.5: Chỉ mục hồ sơ kiểm toán 18

Biểu 2.1 Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH 21

Biểu 2.2 Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty MBH 22

Chỉ tiêu 22

Biểu 2.3 Hướng dẫn ước lượng tính trọng yếu của Deloitte Việt Nam 29

Loại hình khách hàng 29

Biểu 2.4: Tính mức trọng yếu với Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH 29

Biểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH 23

Biểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu 24

Biểu 2.7 Giấy tờ làm việc số 8110 của KTV 30

Biểu 2.8 : Giấy tờ làm việc số 8120 của KTV 33

Biểu 2.9: Giấy tờ làm việc số 8140 của KTV 36

Biểu 2.10: Giấy tờ làm việc số 8141 của KTV 39

Biểu 2.11: Giấy tờ làm việc số 8142 của KTV 41

Biểu 2.12: Giấy tờ làm việc số 8144 của KTV 42

Biểu 2.13: Giấy tờ làm việc số 8145 của KTV 43

Trang 5

Biểu 2.14: Giấy tờ làm việc số 8143 của KTV 45

Biểu 2.15: Giấy tờ làm việc số 8150 của KTV 47

Biểu 2.16: Giấy tờ làm việc số 8148 của KTV 49

Biểu 2.17: Giấy tờ làm việc số 8149 của KTV 50

Biểu 2.18: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty THL 53

Biểu 2.19: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty THL 54

Biểu 2.20: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với Công ty THL 55

Biểu 2.21: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu tại công ty THL 56

Biểu 2.22: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty THL 56Biểu 2.23: Giấy tờ làm việc số 8110 của KTV 57

Biểu 2.24: Giấy tờ làm việc số 8122 của KTV 59

Biểu 2.25: Giấy tờ làm việc số 8123 của KTV 60

Biểu 2.26: Giấy tờ làm việc số 8140 của KTV(1/3) 62

Biểu 2.27: Giấy tờ làm việc số 8140 của KTV(2/3) 63

Biểu 2.28: Giấy tờ làm việc số 8140 cảu KTV(3/3) 64

Biểu 2.29: Giấy tờ làm việc số 8142 của KTV (1/3) 66

Biểu 2.30: Giấy tờ làm việc số 8142 của KTV (2/3) 68

Biểu 2.31: Giấy tờ làm việc số 8142 của KTV(3/3) 69

Biểu 2.32: Giấy tờ làm việc số 8143 của KTV 69

Biểu 2.33: Giấy tờ làm việc số 8145 của KTV 72

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Mặc dù năm 2008 vừa qua là 1 năm thực sự khó khăn đối với nền kinh tế thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng không vì thế mà sự minh bạch trongBCTC của các công ty lại không được nhấn mạnh tới với tình hình hiện nay Hơnthế nữa, nó càng yêu cầu sự minh bạch bao nhiêu thì sự phát triển tương xứng của

các công ty kiểm toán càng được nhấn mạnh đến bấy nhiêu Yêu cầu này buộc các

công ty kiểm toán phải luôn nỗ lực không ngừng để đảm bảo chất lượng của cácbáo cáo kiểm toán, đồng thời nâng cao trình độ và uy tín nghề nghiệp

Các công ty kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xác minhvà trình bày ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC Chính nhờ nhữngthông tin kinh tế đúng đắn đã được kiểm chứng bởi công ty kiểm toán, các nhà đầutư, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, người lao động, cơ quan thuế và các bênhữu quan mới đưa ra được những phán quyết chính xác, phù hợp với tình hình thựctế của công ty Không những thế, công ty kiểm toán còn thực hiện vai trò là ngườitư vấn đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp công ty khắc phục những thiếu sótcủa bộ phận kế toán cũng như HTKSNB Cùng với 3 công ty kiểm toán lớn nhấtthế giới là: PWC, Ernst & Young, KPMG, Deloitte Touche Tohmatsu là 1 trongnhững địa chỉ tin cậy cho các công ty Việt Nam và các công ty liên doanh với nướcngoài thực hiện kiểm toán BCTC và tư vấn đầu tư

Trong quy trình kiểm toán của mình, phần hành doanh thu là phần hành rấtquan trọng và được Deloitte chú trọng quan tâm rất nhiều bởi Doanh thu trongdoanh nghiệp là nghiệp vụ xảy ra thường xuyên nhất và góp phần quyết định đếnsự tồn tại và phát triển của Công ty Bên cạnh đó, phần hành doanh thu cũng chứađựng nhiều rủi ro có thể xẩy ra gian lận và sai sót, nó có mối quan hệ gắn bó chặtchẽ tới các phần hành khác trong doanh nghiệp Chính vì mức độ quan trọng của

phần hành doanh thu trong kiểm toán BCTC nên em đã chọn đề tài: “ Kiểm toánkhoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toánBCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện” làm đề tài nghiên cứu và

viết chuyên đề thực tập của mình.

Trang 7

Được vinh dự thực tập tại 1 trong những Big 4, em đã được học tập và cóđiều kiện vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn Đã thu thập được thêm kiến thứchiểu biết về công tác tổ chức và kiểm toán tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiệnnay, nhất là khoản mục doanh thu Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tạicông ty TNHH Deloitte Việt Nam, cũng với hiểu biết và quá trình tìm hiểu trongquá trình thực tập đã giúp em hoàn thiện được chuyên đề của mình Trong bài viết,em chia làm ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục doanhthu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Chương 3: Ý kiến nhận xét và bài học rút ra từ việc nghiên cứu quy trìnhkiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHDeloitte Việt Nam thực hiện

Trang 8

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHDELOITTE VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Tiền thân của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam là Công ty kiểm toán ViệtNam TNHH (VACO) Chính vì thế, lịch sử hình thành và phát triển của DeloitteViệt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của VACO.

Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Deloitte Việt namTên giao dịch:

Thành viên hãng: Deloitte Touche TohmatsuTrụ sở chính: Số 8, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội

Công ty VACO được thành lập theo Quyết định số 165/TC/QĐ/TCCB ngày13 tháng 05 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính VACO là một trong nhữngCông ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụchuyên ngành kiểm toán, tư vấn, thuế cho nhiều khách hàng thuộc mọi thành phầnkinh tế Sự phát triển của VACO luôn đi liền với sự phát triển của nền kinh tế nóichung và những thành tựu to lớn của ngành Tài chính nói riêng và VACO đã cónhững bước tiến không ngừng trờ thành Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt nam.Ngày 07/12/1991 văn phòng đại diện của Công ty tại Thành phố Hồ chí Minhđược thành lập theo quyết định số 525/TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VACO đã bắt đầu hợp tác với Hãng kiểm toán DTT từ năm 1992 và xác địnhDTT là một đối tác hợp tác tốt để cùng phát triển trên thị trường kiểm toán ở Việtnam Ngày 01/04/1993, theo Quyết định số 194/TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng BộTài chính, Công ty thành lập chi nhánh tại Miền Trung, trụ sở đặt tại Đà Nẵng.Tháng 04/1995, theo quyết định số 1187/GP của UBND Thành phố Hà Nội về hợptác đầu tư, cho phép một bộ phận của Công ty VACO tách ra liên doanh với hãngDTT thành lập Công ty liên doanh VACO – DTT ( Phòng dịch vụ quốc tế ISD), đã

Trang 9

đánh dấu một bước phát triển mới kiểm toán Việt Nam, biến VACO trở thànhCông ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam liên doanh với nước ngoài.

Ngày 21/09/1995 theo Quyết định số 1187/GP của Uỷ ban Nhà nước về hợptác và đầu tư cho phép công ty liên doanh VACO – DTT mở chi nhánh tại Thànhphố Hồ chí Minh Tới ngày 27/05/1995 theo Quyết định số 439/TC/QĐ/TCCB củaBộ Tài chính, Công ty đã thành lập chi nhánh tại Hải Phòng.

Từ ngày 01/10/1997, theo Quyết định số 697/TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởngBộ tài Chính, cho phép VACO, với đại diện là Phòng dịch vụ quốc tế (IDS), đượcquyền mua lại phần vốn góp của DTT trong liên doanh VACO – DTT và chuẩn ysố 263/BKH – QLDA ngày 29/10/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y việcnhượng quyền lợi và nghĩa vụ của DTT trong liên doanh VACO – DTT cho bênViệt nam là VACO Theo đó, VACO chính thức trở thành đại diện hợp pháp củaDTT, một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới tại thị trường Việt nam.

Năm 2003 mở ra một trang mới với VACO khi Công ty chính thức chuyểnđổi thành Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 152/2003/QĐ-BTCngày 19/09/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính , 100% vốn chủ sở hữu là của Bộ Tàichính Do đó, VACO hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999 thay vì luật doanhnghiệp Nhà nước 2003 với tên mới là Công ty kiểm toán Việt nam – TNHH nhưngtên giao dịch vẫn giữ nguyên như trước là VACO.

Trong xu thế chuyển đổi sở hữu từ Công ty TNHH một thành viên trở thànhCông ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty hợp danh để phù hợp với quyđịnh Nhà nước về kiểm toán độc lập tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày30/03/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005, Công ty VACO tuyênbố đã hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu từ công ty TNHH một thành viên trực thuộcBộ Tài chính thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên Quá trình chuyển đổi sởhữu thành công cùng với việc độc lập hoàn toàn với Bộ Tài chính là những điều kiệnkiên quyết để VACO chính thức trở thành đại diện đầy đủ của DTT tại Việt Nam

Trang 10

Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam trong những năm gần đây

Trong 3 năm gần đây, tình hình kinh doanh của Công ty Deloitte Việt Namhết sức khả quan Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đâylà minh chứng cho sự lớn mạnh không ngừng của Deloitte Việt Nam.

10 Hãng có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam

(triệu Việt NamD)

Tốc độ tăngDoanh thu (%)1 Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers ViệtNam (PWC) 172,528722Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y)137,63831

5 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán (AASC) 59,916396Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)42,630527 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế

8Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam (G.T)19,00455

10 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

1`Doanh thu82.074.809.34598.762.685.216118.515.222.3252Nộp Ngân sách12.078.584.84613.705.314.20816.446.376.821

Trang 11

Để có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động kinh doanh của Công ty, ta xem xétdoanh thu theo loại hình khách hàng và theo loại hình dịch vụ của Công ty năm2008 trên bảng 3 và bảng 4.

Biểu 1.3

Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 2008

Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 200898.762.585.216100 %

Trang 12

Biểu 1.4

Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2008

Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2008Số tiền100 %Kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC)62.953.028.522 63.74 %

Kiểm toán xây dựng cơ bản1.856.405.7391.88 %

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

1.2.1 Cơ cấu Phòng/ Chi nhánh

Dựa vào sơ đồ 1 (xem trang bên) ta thấy bộ máy quản lý của Công ty được cơcấu thành các phòng ban như sau:

Sơ đồ 1.1

Trang 13

Tổ chức bộ máy quản lý tại Deloitte Việt Nam

Khối hành chính

- Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản vàcác hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh củaCông ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng.

- Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giảiquyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, update thông tin, văn bản mới…

CHỦ TỊCH

Kiêm Giám đốc Hà Thu Thanh

vụ II

Phòngnghiệpvụ IIIPhòngnghiệpvụ I

Phòngtư vấnHà Nội

Phòngtư vấnTP HồChíMinhPhòng

Kế toánPhòngDịch vụQuốc tế

Phòng Xây dựngcơ bảnPhòngnghiệpvụ IV

Chi nhánh TPHồ Chí MinhChi nhánh

Miền TrungChi nhánh TP

Hải Phòng

Trang 14

- Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện chonhân viên đi công tác…

Theo yêu cầu phát triển của Công ty trong từng thời kỳ, Công ty có quyền mởthêm hoặc đóng cửa các chi nhánh, VP đại diện; thành lập các Công ty thành viên,Công ty liên doanh, liên kết tại Việt Nam và nước ngoài theo quy định của phápluật và Quyết định của HĐTV.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Công ty, mang tên của Công ty, có nhiệmvụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Công ty, kể cả chức năng đạidiện theo ủy quyền Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phù hợp ngành nghềkinh doanh của Công ty.

Các chi nhánh đại diện cho Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

kiểm toán, tư vấn và thuế.

1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty

Hiện nay, Deloitte Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ chuyên ngành baogồm kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn và giải pháp doanh nghiệp, đào tạo và quản lýnguồn nhân lực cho nhiều loại hình khách hàng từ các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước đến các dự án quốc tế tài trợ tại ViệtNam.

1.3.1 Dịch vụ kiểm toán, kế toán:

Bao gồm các lĩnh vực cụ thể như sau:- Kiểm toán BCTC theo luật định;

- Kiểm toán BCTC cho mục đích thuế, mục đích đặc biệt;- Kiểm toán hoạt động;

- Kiểm toán nội bộ;- Kiểm toán tuân thủ;- Soát xét HTKSNB;

- Soát xét các thông tin tài chính;

Trang 15

- Kiểm tra các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước;- Lập báo cáo phục vụ mục đích sáp nhập, chia tách, giải thể;

Là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam được trangbị phương tiện kiểm toán đặc thù – chương trình kiểm toán AS/2 Chương trìnhnày kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thông tinhiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểm toán.Deloitte Việt Nam đồng thời áp dụng chương trình phần mềm mang tên DeloitteAudit Platform Phần mềm này không những áp dụng những quy dịnh pháp lý mớiban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của Deloitte Việt Nam trên thịtrường mà còn tạo ra điểm nối để Công ty tiếp cận với các công cụ, kiến thức,phương pháp và nguồn nhân lực tạo nên sức mạnh của hãng kiểm toán hàng đầuthế giới.

Deloitte Việt Nam thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các TổngCông ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Công ty đa quốc giahoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, khai thác dầu khí, viễn thông, ngân hàng,bảo hiểm, khách sạn, tin học và dịch vụ công cộng.

1.3.2 Dịch vụ tư vấn thuế

Nhóm tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyên gia tư vấnthuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam, có mối quan hệ chặt

Trang 16

chẽ với các cơ quan chức năng; và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinhnghiệm có thể cung cấp tới khách hàng các giải pháp thuế tầm cỡ toàn cầu.

Dịch vụ gồm Tư vấn dịch vụ kê khai và làm các thủ tục thuế, hoạch địnhchiến lược thuế, tư vấn thuế trong nước và quốc tế, trợ giúp giải quyết các khiếunại về thuế, soát xét tính tuân thủ luật về thuế của doanh nghiệp…Từ việc tuânthủ cho đến hoạch định thuế, Deloitte Việt Nam xây dựng chiến lược thuế nhằmhỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu kinh doanh.

1.3.3 Dịch vụ Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp

Deloitte Việt Nam nổi tiếng về khả năng cung cấp dịch vụ tài chính doanhnghiệp có chất lượng cao Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm có khảnăng nhanh chóng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn đề tồn tạivà đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho khách hàng.

Deloitte Việt Nam cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ kế toán từ ghi sổ,lập kế hoạch ngân sách đến lập BCTC Công ty thể hiện cam kết của mình trongviệc nâng cao các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam bằng nỗ lực trợ giúp Bộ Tàichính soạn lập và ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán.

Điểm nổi bật có thể nhận thấy trong dịch vụ kế toán của Deloitte Việt Namlà khả năng xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng mọi yêu cầu cụ thể của các Côngty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế trong khi hệ thống này vẫn tuân thủChế độ Kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.

1.3.4 Dịch vụ Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Dịch vụ đào tạo của Công ty do những chuyên gia giàu kinh nghiệm tronglĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện.

Chương trình đào tạo của Deloitte Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực: kếtoán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng

Trang 17

đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách hàng các kỹnăng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chính sách của nhà nước.

Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo chắcchắn về việc lập BCTC, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành Nhằm trợgiúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả,Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểm toán nội bộ.Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểm toán được chấpnhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểm toán quốc tế.

1.4 Quy trình kiểm toán

1.4.1 Quy trình kiểm toán theo A/S 2

Được biết đến như một công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, đồng thờiđược kế thừa các thành quả của VACO trước đó và được sự trợ giúp của DeloitteTouch Tohmatsu thế giới, Deloitte Việt Nam đã xây dựng được một quy trìnhkiểm toán hoàn chỉnh theo A/2 gồm 6 bước công việc như sau:

- Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán.- Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.- Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.

- Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.- Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán.

Trang 18

Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán theo A/S2Quản lý hợp đồng kiểm toán

Những công việc trước khithực hiện

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanhTìm hiểu về HTKSNB

Tìm hiểu về chu trình kế toán

Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộXác lập mức trọng yếu dự tính

Lập kế hoạch kiểm toán chitiết

Đánh giá rủi ro ở mức sai sót tiềm tàngLập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Lập kế hoạch cho các thử nghiệm kiểm soátLập kế hoạch cho các thủ tục kiểm tra chi tiếtTổng hợp và kết nối kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểmtoán

Thực hiện các thủ tục kiểm soát

Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt đượcĐánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toánThực hiện xem xét lại BCTC

Kết thúc công việc kiểmtoán và lập báo cáo kiểmtoán

Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngàykết thúc niên độ kế toán

Thu thập thư giải trình của BGĐTổng hợp các ghi chép

Phát hành báo cáo kiểm toán

Những công việc thực hiệnsau hợp đồng kiểm toán

Đánh giá chất lượng hợp đồng

Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc

* Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán: Đây là bước

công việc do các GĐ và phó GĐ kiểm toán thực hiện, Trưởng phòng kiểm toán có

thể trợ giúp Bao gồm các công việc:

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Rủi ro là một yếu tố quantrọng liên quan đến danh tiếng, uy tín của công ty cũng như việc ra quyết định cóchấp nhận hay không một khách hàng kiểm toán Do vậy đây là công việc đòi hỏicông ty kiểm toán phải xem xét và đánh giá cẩn thận Công ty cần xem xét rủi roxảy ra gian lận liên quan đến sai phạm từ việc trình bày sai BCTC và sai phạm

Đánh giá và quản lý

rủi roChất

lượng kiểm

toán

Trang 19

phát sinh từ sự biển thủ tài sản Các công việc này thường được thực hiện bởinhững người có kinh nghiệm như GĐ kiểm toán và được chia theo các mức: trungbình, cao hơn trung bình, hoặc rất cao Kết quả đánh giá của GĐ kiểm toán phảiđược sự phê chuẩn của một GĐ kiểm toán khác trước khi thực hiện các công việckiểm toán Đối với từng mức rủi ro, công ty sẽ thiết lập kế hoạch và thực hiện côngviệc kiểm toán một cách phù hợp.

Thiết lập nhóm kiểm toán: Công việc này do các GĐ kiểm toán tiến hànhnhằm lựa chọn nhóm kiểm toán có đủ tiêu chuẩn về năng lực, tính chính trực vàthời gian phù hợp với yêu cầu của hợp đồng kiểm toán Tuy nhiên GĐ kiểm toánvẫn phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ công việc thực hiện và kết luận đạtđược.

* Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: trong bước này, kiểm toán viên

(KTV) thực hiện lần lượt các công việc sau:

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược: GĐ kiểm toán cùng các thành viên cókinh nghiệm trong nhóm kiểm toán cùng các chuyên gia tiến hành Mục đích củabước công việc này là thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủiro xảy ra sai phạm trọng yếu, đồng thời trao đổi các vấn đề quan trọng với nhómkiểm toán để hướng đẫn họ thực hiện chương trình kiểm toán.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh: do các Giams đốcthực hiện với sự trợ giúp của các Trưởng phòng kiểm toán và các KTV tham giakiểm toán để tìm hiểu về các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng, các nhântố bên trong, việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, quá trình lập và soátxét BCTC của ban quản lý và HTKSNB của khách hàng

Tìm hiểu về HTKSNB: đây là công việc mà phần nào đã được tiến hành khitìm hiểu về khách hàng, KTV là người tiến hành để thu thập hiểu biết về các thủtục kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán như: môi trường kiểm soát,quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và giao tiếp, thủ tục kiểm soát, vàgiám sát các thủ tục kiểm soát

Trang 20

Tìm hiểu về chu trình kế toán: do KTV và GĐ kiểm toán và Trưởng phòngkiểm toán thực hiện để thu thập hiểu biết về chu trình kế toán liên quan tới BCTC:xem xét cách thức các chu trình kinh doanh được xử lý, tầm quan trọng của cácchu kỳ kinh doanh, ghi chép các thủ tục kiểm toán đối với từng chu trình kinhdoanh, môi trường và các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc xử lý bằng máy vitính, cách thức khách hàng ứng phó với các rủi ro phát sinh từ việc áp dụng hệthống công nghệ thông tin hiện đại, cách lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cầnthiết để nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC, kếtluận về độ tin cậy của quy trình xử lý thông tin tài chính trong từng chu trình kinhdoanh;

Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ: do các KTV thực hiện nhằm cóđược hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp cácKTV nhận diện được các số dư bất thường, cũng như khoanh vùng được các rủi roxảy ra sai phạm trọng yếu của BCTC.

Xác lập mức trọng yếu: KTV là người thu thập thông tin và tính toán mứctrọng yếu sau đó GĐ kiểm toán sẽ xem xét, kiểm tra và đưa ra quyết đinh cuốicùng KTV quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết về kháchhàng và môi trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểmtoán.

* Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán: do GĐ kiểm toán, trưởngphòng kiểm toán và KTV thực hiện nhằm nhận diện rủi ro ( bằng các thủ tục kiểmsoát có liên quan đến các rủi ro, và xem xét các số dư tài khoản hoặc giải trìnhtrong BCTC) Đồng thời tiến hành xem xét các rủi ro có thể gây ra sai phạm trọngyếu đối với BCTC, ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọngyếu trong BCTC.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: KTV và Trưởng phòng kiểm toán tiến hànhthực hiện thông qua xem xét loại thủ tục kiểm toán cần thực hiện để nhận biếtđược các lỗi tiềm tàng của số dư tài khoản hoặc giải trình nhằm phát hiện sai phạm

Trang 21

trọng yếu có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không được pháthiện và sửa chữa bởi HTKSNB Thủ tục kiểm tra cơ bản bao gồm kiểm tra chi tiết,thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai.

Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: được thực hiện bởi KTV vàTrưởng phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của GĐ kiểm toán nhằm mô tả phạm vivà quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề quan trọng,các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy củaHTKSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợpđồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các vấn đề liên quanđến hợp đồng kiểm toán.

* Thực hiện kế hoạch kiểm toán: do các KTV và trợ lý KTV thực hiện các

công việc sau;

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: giúp KTV có thể kết luận về hiệu quảhoạt động của HTKSNB và xem xét liệu KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB củadoanh nghiệp để có thể bỏ qua một số thử nghiệm cơ bản hay không.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được: gồm 2 loại là thủtục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết Thông thường KTV sẽ là người quyếtđịnh loại thử nghiệm nào được thực hiện cho phù hợp với chương trình kiểm toán

- Thủ tục phân tích cơ bản: là việc so sánh số liệu ghi sổ với ước tính của máyvi tính nhằm kết luận xem số liệu ghi sổ có chứa đựng sai phạm trọng yếu không.Trong công việc này KTV sẽ tiến hành lập Threshold làm cơ sở so sánh, phát hiệnvà đánh giá các chênh lệch

- Kiểm tra chi tiết: KTV tiến hành nhận biết các tổng thể có liên quan (có thểlà số dư tài khoản hoặc giải trình), áp dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp vớisự trợ giúp của phần mềm kiểm toán A/S2 để lựa chọn các khoản mục, các mẫucần kiểm tra chi tiết

Thực hiện xem xét lại BCTC: KTV tiến hành thực hiện sau đó GĐ kiểm toánvà Trưởng phòng kiểm toán sẽ soát xét lại nhằm xem xét lại toàn bộ báo cáo tài

Trang 22

chính để đưa ra quyết định về sự nhất quán của báo cáo, về khả năng tồn tại gianlận, sự phù hợp của chính sách kế toán…

* Kết luận về cuộc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán: KTV là người

thực hiện và được soát xét, phê chuẩn bởi Trưởng phòng kiểm toán và GĐ kiểmtoán.

Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán: nhằmxem xét ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán có đòihỏi sự điều chỉnh các giải trình trong BCTC, có khả năng làm tăng rủi ro đối vớigiả thiết về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng hay không.

Thu thập thư giải trình của BGĐ: nhằm có được bằng chứng về sự nhận thứctrách nhiệm của BGĐ trong việc lập và phê chuẩn BCTC phù hợp với các chuẩnmực kế toán và quy định pháp luật có liên quan

Phát hành báo cáo kiểm toán: KTV phải đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểmtoán phù hợp với từng tình huống cụ thể và các chuẩn mực nghề nghiệp, các quyđịnh pháp luật GĐ kiểm toán chịu trách nhiệm về nội dung và ngày phát hành báocáo kiểm toán Ngoài ra, công ty kiểm toán có thể phát hành thêm thư quản lý cungcấp một bảng tổng hợp các ý kiến đánh giá về những yếu kém được lưu ý trongquá trình kiểm toán và giải pháp cải thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp chokhách hàng được kiểm toán.

* Những công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán

Sau mỗi cuộc kiểm toán, GĐ kiểm toán sẽ tiến hành tổng kết những ưu nhượcđiểm trong cuộc kiểm toán cùng các thành viên trong nhóm kiểm toán để rút rakinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán tiếp theo Đông thời tiến hành lưu trữ các filekiểm toán nhằm trợ giúp KTV trong việc nâng cao tính hiệu quả và hiệu năngtrong việc lập và thực hiện kế hoạch trong các cuộc kiểm toán sau.

1.4.2 Hồ sơ kiểm toán theo A/S 2

Hồ sơ kiểm toán là loại hồ sơ lưu trữ được trình bày theo thứ tự công việc vàchi tiết cho từng giai đoạn của cuộc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán sẽ được sắp xếp

Trang 23

thành các File kiểm toán bao gồm có File kiểm toán chung và File kiểm toán nămlà nơi để các KTV lưu trữ các tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.Trong một File kiểm toán được chia ra làm nhiều phần với các chỉ mục cụ thể Vìthế có thể xem File kiểm toán như một lịch chi tiết cho cuộc kiểm toán Gáy Filecó ghi tên khách hàng và năm kiểm toán để thuận tiện cho việc lưu trữ và sử dụng.Dưới đây là các chỉ mục cơ bản trong một hồ sơ kiểm toán theo A/S2

1600Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ1700Xác định mức độ trọng yếu

1800Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán2000Báo cáo

2100Báo cáo về giao dịch và dịch vụ khách hàng2200Báo cáo tài chính

2300Tóm tắt kiểm toán2400Báo cáo khác

3000Quản lý cuộc kiểm toán

3100Đánh giá và thực hiện giao dịch và dịch vụ khách hàng3200Quản lý thời gian và nguồn tài liệu kiểm toán

3300Các cuộc họp của khách hàng4000Hệ thống kiểm soát

4100Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ

4300Kiểm soát hệ thống bằng máy tính không có rủi ro cụ thể4400Kiểm soát các chu trình áp dụng không có rủi ro cụ thể5000Kiểm tra chi tiết tài sản

5200Các khoản đầu tư5300Các khoản phải thu5400Hàng tồn kho5500Chi phí trả trước5600Tài sản

5700Tài sản cố định vô hình và tài sản khác6000Kiểm tra chi tiết công nợ

6100Phải trả người cung cấp6200Chi phí trích trước dồn tích6300Nợ dài hạn

Trang 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁNKHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG

TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1 Thực tế kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH.

2.1.1 Các công việc thực hiện trước kiểm toán

2.1.1.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu.

Công ty MBH có chính sách về giới hạn tín dụng cho mỗi khách hàng Saukhi thu nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng, nhân viên phòng Quản trị kinhdoanh sẽ chuyển vào “hệ thống quản lý” của Công ty và hệ thống sẽ tự động đánhsố thứ tự các đơn đặt hàng của khách hàng Hệ thống sẽ kiểm tra tình trạng củađơn đặt hàng và được giữ lại nếu giá cả, số lượng hàng, và giới hạn tín dụng củakhách hàng không phù hợp với các thông tin đã được thiết lập từ hệ thống Sau đóđơn đặt hàng sẽ được phê chuẩn bởi trưởng phòng kinh quản trị kinh doanh.

Công ty MBH sử dụng “hệ thống quản lý giá” (BPMS) để quản lý giá bánhàng hóa Nhân viên phòng quản trị kinh doanh sẽ điền giá của hàng hóa vào tronghệ thống cho mỗi thời kỳ Giá này phải được sự phê chuẩn của Trưởng phòng quảntrị kinh doanh và Giám đốc Công ty Sau khi phê chuẩn, mức giá này sẽ đượcchuyển vào “hệ thống quản lý” Sau khi hợp đòng của khách hàng được phê chuẩn,nhân viên phòng quản trị kinh doanh sẽ nhập tên của sản phẩm, nhãn hiệu, tênkhách hàng, hệ thống quản lý sẽ tự động đưa ra giá của các sản phẩm cho hợpđồng của khách hàng Không có ai có thể thay đổi giá trong “hệ thống quản lý”.Nếu có sự thay đổi về chính sách giá cho khách hàng thì tiến trình lại phải đượclặp lại theo thứ tự các bước ở trên Sau đó đơn đặt hàng của khách hàng sẽ được inra và được nhân viên và Trưởng phòng quản trị kinh doanh ký trước khi gửi chophòng kế toán.

Phòng kế toán khi nhận được đơn đặt hàng sẽ kiểm tra sự hợp lệ và phát hànhhóa đơn tự động từ “hệ thống quản lý” của Công ty, sau đó hàng hóa được vận

Trang 26

chuyển cho khách hàng cùng ngày với ngày phát hành hóa đơn bán hàng Tất cảcác hóa đơn bán hàng cũng được hệ thống tự động đánh số thứ tự từ trước Hóađơn bán hàng của Công ty bao giờ cũng gồm 3 liên: Một lưu tại văn phòng, mộtlưu tại phòng kế toán và một chuyển cho khách hàng Nếu đơn đặt hàng của kháchhàng không được chấp nhận, nhân viên phòng quản trị kinh doanh sẽ thông báocho khách hàng bằng điện thoại.

Đánh giá ban đầu của KTV về việc KSNB đối với phê chuẩn nghiệp vụ bánhàng và ghi nhận doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Namlà đáng tin cậy KTV tiến hành mô tả quy trình kiểm soát đối với nghiệp vụ bánhàng và ghi nhận doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH ViệtNam.

2.1.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm khoanh vùng được nhữngkhoản mục có sự biến động bất thường

Phương pháp chính được KTV sử dụng trong việc phân tích sơ bộ BCTC củakhách hàng bao gồm phân tích dọc và phân tích ngang

Biểu 2.1 Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty sản xuất và lắpráp điện tử MBH

(%)(> 10%)

Ghichú

Trang 27

Ghi chú:

{c} Các khoản phải thu năm nay giảm so với năm trước chủ yếu do Công ty

đã có những chính sách để tập trung thu hồi nợ từ khách hàng Bên cạnh đó, cáckhoản phải thu khác của Công ty cũng đều giảm so với năm trước Đặc biệt do cáckhoản nợ xấu của Công ty trong năm 2008 đã giảm rõ rệt so với năm 2007, nênviệc trích lập dự phòng phải thu khó đòi cũng giảm.

{d} Hàng tồn kho năm nay giảm so với năm ngoái 15.7% chủ yếu là do lượng

hàng đang đi đường của Công ty về nhập kho Công ty trong năm 2008 khá lớn

{i} Phải trả ngắn hạn của Công ty trong năm 2008 đã giảm so với năm 2007 là

do Công ty đã thực hiện các chính sách mua - trả tiền ngay, Công ty cũng tích cựcthanh toán các khoản nợ đã đến hạn cho Ngân hàng và các nhà cung cấp

{l} Vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm so với 2007 là do sự biến động chủ yếu

của lợi nhuận giữ lại Năm 2008, lỗ của Công ty là trên 46 tỷ VNĐ.

Biểu 2.2 Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty MBH

(%)(> 10%)

{m} Doanh thu trong năm 2008 tăng 39.4% so với năm 2007 Nguyên nhân

của điều này có thể do Công ty đã tập trung phát triển mở rộng thị trường, xâydựng thêm các chi nhánh và nhà máy mới.

{p} Do sự tăng doanh thu, trong khi đó giá vốn hàng bán trên đơn vị sản

phẩm lại không đổi Mặc dù lượng chiết khấu Công ty cho khách hàng được hưởngđã tăng gấp đôi, tuy nhiên về mặt giá trị nó lại là một khoản không lớn lắm

{v} Lỗ của Công ty trong năm 2008 là trên 46 tỷ VNĐ, mặc dù doanh thu đạt

mức cao nhưng chi phí phải gánh chịu cũng khá lớn Khả năng còn tiếp tục hoạt

Trang 28

động liên tục của Công ty còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh có lãi của Côngty trong các năm tiếp theo và sự tiếp tục trợ giúp về mặt tài chính từ cổ đông củaCông ty.

2.1.1.3 Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán có thể phát sinh trong khoản mụcdoanh thu

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Khách hàng MBH là khách hàng đã được kiểmtoán từ năm trước, vì thế KTV sẽ dựa vào những số liệu năm trước kết hợp vớiviệc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng để đưa ra kết luận về rủi ro tiềm tàng.Qua những số liệu và kết quả phân tích có được KTV kết luận rằng, đối với khoảnmục doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH không chứa đựng rủiro tiềm tàng.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát

+ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát: MBH là khách hàng truyền thốngcủa Công ty nên kiểm toán viên dựa vào hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toáncác năm trước để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Biểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thucủa Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH

1 Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho khách hàng

3 Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?x4 Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách hàng

9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển đến

Trang 29

KTV đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ở mức trung bình đối với khoản mục doanh thu

+Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: KTVtiến hành chọn 40 hóa đơn bán hàng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2008 để kiểmtra các yếu tố như: tính phê chuẩn của các hóa đơn GTGT, giá bán phù hợp, Kếtquả kiểm tra đã không phát hiện được sai sót nào.

- Đánh giá rủi ro phát hiện: KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa trên kết quả củaviệc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức độ rủi ro kiểm toán mongmuốn Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã xác định được lần lượt ở mức thấpvà trung bình Vì vậy, rủi ro phát hiện cũng được đánh giá ở mức thấp.

Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV sẽ trả lời các câu hỏi về thủtục kiểm toán tổng hợp cho khoản mục doanh thu mà AS/2 đưa ra để xác địnhchương trình kiểm toán cụ thể cho khoản mục này

Biểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanhthu

1 KTV sẽ sử dụng phương pháp gì để kiểm tra doanh thu: phân tích soát xét,

2 Nếu thực hiện kiểm tra chi tiết, bên Nợ Tài khoản Giá vốn hàng bán có được

kiểm tra đồng thời với bên có của Tài khoản doanh thu hay không? Không3

Có kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bằng cách kiểm tra các chứng từ xuất hàng hóa hay dịch vụ phát sinh trước kỳ quyết toán hay kiểm tra các chứng từ sau kỳ quyết toán?

Có4Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu đối với bên thứ ba là trọng yếu?Không5Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bằng ngoại tệ là trọng yếu?Có6 Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm cả

Sau khi trả lời các câu hỏi mà phần mềm AS/2 đưa ra dựa trên các thông tin và cácdữ liệu mà KTV đã thu thập được, phần mềm AS/2 sẽ đưa ra chương trình kiểm toánthích hợp cho khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tửMBH.

thực hiện

1Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu

A Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc

Trang 30

ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý và nhất quánkhông?

B Xác định xem các loại doanh thu, nếu có, sau đây đượchạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tếcủa các nghiệp vụ hay không: Doanh thu bán hàng nộibộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thuhàng gửi bán, doanh thu nhận trước, doanh thu bán hàngkhối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bánhàng trả góp, doanh thu trao đổi hàng hóa,

C Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây,xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ chosự hiểu biết của KTV về các chính sách và thủ tục ghinhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sáchvà thủ tục này hay không?

A Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra doanh thu

1 Thu thập hoặc tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, phânloại doanh thu theo đối tượng khách hàng Kiểm tra việc tính toántrên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo.

2 Ước tính doanh thu dựa trên các số liệu độc lập Có thể sửdụng các số liệu sau khi xây dựng số ước tính: Sản lượng nămtrước, năm nay và giá bán; Doanh số bán, giá trị hàng bán trả lại;giá vốn hàng bán, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; Doanh thubán hàng cho các khách hàng lớn; số liệu thống kê toàn ngành;những thay đổi trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới giábán và doanh thu.

3 Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu củakhách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mứcđộ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu Có thể sửdụng các phương pháp phân tách như: Phân tách theo kỳ, theotháng, quý hoặc theo tuần; Phân tách theo tài khoản, theo nhómmặt hàng; Theo bộ phận hoặc địa điểm bán hàng.

4 Tính toán giá trị Threshold để xác định mức độ chênh lệchtrọng yếu giữa số ước tính của KTV và số liệu thực tế ghi sổ.5 So sánh số ước tính và số liệu hạch toán của kế toán Nếu số

Trang 31

chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold cần phải thu thập, tìm thêmcác bằng chứng và tìm ra sự giải thích hợp lý cho sự chênh lệch.Nếu chênh lệch nhỏ hơn threshold thì có thể quyết định thực hiệnthêm các thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc không.

Đánh giá kết quả kiểm tra.

B Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanhthu: Nếu việc ghi nhận giá vốn không được đồng thờithực hiện với việc ghi nhận doanh thu Chọn mẫu một sốnghiệp vụ từ chứng từ gốc ban đầu như: Hóa đơn bánhàng hặoc phiếu xuất kho Đối với các mẫu đã được lựachọn cần thực hiện các thủ tục sau:

1 Kiểm tra tới hóa đơn bán hàng nếu được chọn từ phiếu xuấtkho.

2 Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm.Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếuvới chính sách giá của Tổng công ty.

3 Xác định những khoản phụ thu và những khoản khác trên hóađơn.

4 Đảm bảo rằng doanh thu được ghi nhận đúng kỳ.

5 Đối chiếu số tiền ghi trên hóa đơn với số tiền ghi trên Nhật kýbán hàng.

6 Đối chiếu số liệu trên Nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái.7 Đánh giá kết quả kiểm tra.

3Kiểm tra hàng bán bị trả lại

A Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợpgiá trị hàng bán bị trả lại Kiểm tra việc tính toán trênbảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và BCTC của đơn vị.B Ước tính giá trị hàng bán bị trả lại dựa trên nguồn dữ liệu

độc lập Các dữ liệu có thể sử dụng để xem xét như: Sảnlượng hàng bán bị trả lại và giá bán từng thời kỳ.

C Chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại,đối chiếu với các chứng từ chi tiền trả lại khách hàng,các nghiệp vụ hạch toán phải trả hoặc các nghiệp vụ ghigiảm phải thu tương ứng Đối chiếu với các phiếu nhậphàng và hóa đơn bán hàng gốc Khẳng định rằng các

Trang 32

khoản chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ.D Đánh giá kết quả kiểm tra

4Kiểm tra việc trình bày doanh thu

A Xem xét các khỏan sau có được hạch toán, trình bày vàphân loại đúng hay không?

1 Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan.2 Doanh thu bán thành phẩm.

3 Doanh thu bán nguyên liệu.4 Doanh thu bán phế liệu.5 Doanh thu khác.

6 Doanh thu bán hàng cho các đơn vị thành viên trong Tổngcông ty, đặc biệt chú ý tới việc phân phối lại lợi nhuận giữa cácthành viên trong nội bộ Công ty.

B Đánh giá kết quả thực hiện.

5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff

A Chọn tất cả các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh 2ngày sau ngày kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu vớiphiếu xuất hàng và các tài liệu có liên quan.

B Đánh giá kết quả kiểm tra.

6Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff

A Điều tra các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh trongtháng 12/2008 Đảm bảo rằng các khoản ghi giảm doanhthu này được hạch toán đúng kỳ.

B Chọn tất cả các khoản ghi giảm doanh thu được hạchtoán trong tháng 12/2008 Đối chiếu với phiếu nhập vàcác chứng từ có liên quan để đảm bảo rằng các nghiệp vụnày được hạch toán đúng kỳ.

C Rà soát các khoản nợ phức tạp khác liên quan đến việcghi nhận doanh thu trong tháng 12/2008, sau đó đối chiếutới các chứng từ và tài liệu liên quan để đảm bảo chúngđược ghi nhận đúng kỳ.

D Đánh giá kết quả kiểm tra.

7Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ

A Đánh giá tính hợp lý của phương pháp hạch toán doanh thu có gốc ngoại tệ.

B Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp

Trang 33

doanh thu có gốc ngoại tệ Chọn mẫu một số nghiệp vụ hạch toán chênh lệch tỷ giá, thực hiện các thủ tục sau:1 Xem xét các tỷ giá áp dụng để hạch toán có hợp lý hay không?2 Tính toán lại các khoản chênh lệch tỷ giá nếu cần.

C Đánh giá kết quả kiểm tra.

Đánh giá mức độ trọng yếu (PM) và giá trị trọng yếu chi tiết (MP) đối vớikhoản mục doanh thu

Việc xác lập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức độ sai sót cóthể chấp nhận được cho toàn bộ BCTC Việc đánh giá trọng yếu là một vấn đềtương đối phức tạp đòi hỏi KTV khi thực hiện phải có sự hiểu biết sau sắc vềkhách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán và những yêu cầu của khách hàng.

Deloitte Việt Nam đã xây dựng những hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giátrọng yếu được thể hiện trong bảng sau:

Biểu 2.3 Hướng dẫn ước lượng tính trọng yếu của Deloitte Việt Nam

Công ty đăng ký trên thị trường chứng

Công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán

Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia

Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu vàở mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trênthị trường chứng khoán ngang bậc Mức độ trọng yếu ởchi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ.

Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam là Công ty chưa đăng kýtrên thị trường chứng khoán, vì thế PM được tính toán dựa trên tổng doanh thunăm 2008, tỷ lệ ước lượng vào khoản 0.5% -3% tổng doanh thu.

Sau khi xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, để thiết lập được quy trìnhkiểm toán cho từng khoản mục hay số dư tài khoản, KTV xác định giá trị trọng yếuchi tiết (MP) cho từng số dư tài khoản hay khoản mục MP được xác định dựa trên

Trang 34

PM nhưng nhỏ hơn giá trị này, thông thường MP nằm trong khoảng 80% -90%PM.

Biểu 2.4: Tính mức trọng yếu với Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH.

Khoản mục lựa chọn để tính PM: Tổng doanh thu

Số dư khoản mục lựa chọn tínhPM:

1,706,554,704,956 106,586,391$

Tỷ lệ ước lượng:0.683 %Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0.5% đến3% (theo phụ lục 1)

Mức trọng yếu tính theo lợi nhuậnsau thuế:

11,655,662,162 727,978$

= Tổng doanh thu * tỷ lệ ước lượng

Mức trọng yếu sau thuế được chọn: 727,978$ Con số này sẽ được đưa vào phần “Mứctrọng yếu” ở bên dưới.

Tỷ lệ sai sót ước tính: 20.00% Đây là tỷ lệ KTV giảm mức trọng yếuxuống để điều chỉnh các sai sót ước tínhphát hiện ra trong quá trình kiểm toán.

Mức trọng yếu chi tiết MP (chưađiều chính theo tác động của thuế)

582,383$Được tính bằng mức trọng yếu sau thuếđược chọn nhân với (1- tỷ lệ sai sót ướctính)

Tỷ lệ thuế ước tính: 17.00% Trong việc xác định tỷ lệ ảnh hưởng củathuế, kiểm toán cần nhập vào tỷ lệ thực sựảnh hưởng đến BCTC trong năm, không nênchỉ nhập vào tỷ lệ thuế theo quy định

Mức trọng yếu chi tiết MP (đã điềuchỉnh theo tác động của thuế)

11,234,400,000 701,667 $

Được tính bằng mức trọng yếu chi tiếtMP (chưa điều chỉnh theo tác động củathuế) / (1- tỷ lệ thuế ước tính)

Như vậy, MP đối với số dư tài khoản doanh thu bán hàng tại Công ty sản xuất và

lắp ráp điện tử MBH được xác định bằng 11,234,400,000 VNĐ

2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu

Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàngtại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH KTV tiến hành thực hiện các côngviệc theo chương trình kiểm toán đã xây dựng Các công việc được thực hiện bởiKTV sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc và được lưu ở phần chỉ mục số 8000

Trang 35

của phần mềm AS/2 Công việc đầu tiên của KTV khi thực hiện kiểm toán doanhthu bán hàng tại Công ty MBH là việc tổng hợp doanh thu và tính toán các chênhlệch doanh thu của năm nay so với năm trước

Biểu 2.7 Giấy tờ làm việc số 8110 của KTV

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAMSố 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà NộiĐT:(84.4)3 852 4123

Số trước kiểmtoán

Số sau khi kiểm

toánSố năm trước

Chênh lệch(+/-)

thu bán hàng

[8140] (1,812,857,222,597)(1,812,857,222,597)(1,300,824,159,326)(512,033,063,206)39.4%

Chiết khấu TM

0 0 24,115,498,166 24,115,498,166 (100%)

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bịtrả lại

[8140] 106,302,517,641 106,302,517,641 0 106,302,517,641

81 10

Trang 36

Sau khi có được số liệu tổng hợp về doanh thu của khách hàng MBH, để hiểurõ hơn về các chính sách ghi nhận doanh thu và các chính sách có liên quan đếnghi nhận doanh thu bán hàng KTV tìm hiểu và thu thập các chính sách về ghinhận doanh thu của Công ty và thể hiện trên giấy tờ làm việc số 8120 của KTV.

Trang 37

Biểu 2.8 : Giấy tờ làm việc số 8120 của KTV

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAMSố 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà NộiĐT:(84.4)3 852 4123

Ghi chú khoản mục doanh thu

DOANH THU TRONG NƯỚC

Đặt hàng: Doanh thu trong nước là doanh thu bán cho khách hàng bên trong Việt Nam Khách hàng

chủ yếu của Công ty là các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng,khách hàng sẽ gửi yêu cầu mua hàng tới phòng kinh doanh, nhân viên phòng kinh doanh sẽ đối chiếunhu cầu của khách hàng với báo cáo tồn kho của Công ty và đối chiếu với số dư nợ của khách hàngxem có chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng hay không? Đôi khi số dư nợ phải thu của kháchhàng vượt quá hạn mức cho phép của Công ty, nhưng Công ty vẫn có chính sách chấp nhận các đơnđặt hàng của khách hàng nếu đó là các khách hàng thường xuyên và lâu năm của Công ty Sau đóđơn đặt hàng của khách hàng sẽ được gởi đến phòng kế toán để nhân viên kế toán phát hành hoá đơn.

Phát hành hoá đơn: Thông thường Công ty chấp nhận giao hàng cho khách hàng khi khách hàng đã

trả trước 50% giá trị lô hàng Sau khi nhận được 50% tiền trả trước cho lô hàng, Công ty sẽ pháthành hoá đơn gửi cho khách hàng, và gửi cho thủ kho làm căn cứ xuất kho hàng hoá Hoá đơn bánhàng cần phải được phê chuẩn bởi kế toán trưởng và Tổng giám đốc Công ty Công ty sẽ vận chuyểnhàng đến địa chỉ của khách hàng Thông thường việc vận chuyển hàng hoá tới khách hàng và pháthành hoá đơn diễn ra trong cùng một ngày.

Hàng bán trả lại: Công ty có chính sách đối với hàng bán trả lại Khi khách hàng thông báo về sốhàng đã nhận là kém phẩm chất và yêu cầu trả lại Yêu cầu này sẽ được gửi cho phòng dịch vụ kháchhàng hoặc bộ phận bảo hành để phát hành biên bản trả lại hàng Sau khi được sự phê chuẩn củaTrưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng và Tổng giám đốc, nhân viên phòng kinh doanh sẽ phêchuẩn và yêu cầu khách hàng lập hoá đơn trả lại hàng Sau đó, hoá đơn trả lại hàng sẽ được gửi chophòng kế toán để ghi sổ và tính thuế phải nộp.

Chính sách thu tiền: Công ty áp dụng mức giới hạn tín dụng cho mỗi khách hàng Với những khách

81 20

Trang 38

hàng lớn, họ sẽ phải trả trong vòng 30 – 45 ngày kể từ ngày giao hàng Với những khách hàng nhỏhơn, Công ty yêu cầu khách hàng phải trả trước 50% tổng giá trị lô hàng trước khi xuất hàng, 50%còn lại Công ty yêu cầu khách hàng trả trong vòng từ 5 – 7 ngày sau khi hàng được giao Một vàikhách hàng nhỏ và các khách hàng không thường xuyên của Công ty, họ phải trả 100% khi mua hàngcủa Công ty Chính sách tín dụng của Công ty là khá linh hoạt, nó có sự thay đổi trong từng thời kỳvà đối với từng chủng loại sản phẩm Việc áp dụng hạn mức tín dụng cho khách hàng phải được suphê chuẩn của Trưởng phòng kinh doanh và Tổng giám đốc Hàng tháng, kế toán thanh toán phải lậpbáo cáo về các khoản nợ phải thu và các khoản nợ xấu, từ đó trích lập sự phòng phải thu.

Doanh thu của chi nhánh: Công ty có chính sách kế toán tập trung, theo đó các chi nhánh phải gửi

báo cáo bán hàng đến văn phòng Công ty tại Hà Nội, thong thường là 10 ngày từ khi chi nhánh bán

được hàng.

DOANH THU XUẤT KHẨU

Đặt hàng: Việc đặt hàng xuất khẩu có thể được thực hiện bởi khách hàng hoặc Công ty mẹ trong

trường hợp Công ty mẹ giao cho MBH Việt Nam xuất khẩu hàng của Công ty tới các văn phòngkhác của Công ty ở nước ngoài Lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào chất lượng và chủng loại mặthàng Công ty sẽ lập hợp đồng xuất khẩu cho mỗi lô hàng xuất khẩu và yêu cầu khách hàng ký xácnhận.

Vận chuyển: Trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng, Công ty mẹ sẽ giao cho MBH Việt Nam xuất

khẩu hàng tới khách hàng theo hợp đồng Số lượng và giá cả được xác định bởi Công ty mẹ Trên cơsở hợp đồng và sau khi kiểm tra tình trạng mở MBH với MBH Hàn Quốc (Công ty mẹ), MBH ViệtNam sẽ giao hàng tới khách hàng.

Ghi nhận doanh thu: Thành phẩm được bán theo giá CIF, còn nguyên vật liệu được bán theo giá

FOB, và Công ty ghi nhận doanh thu vào lúc hàng hoá được xuất khỏi kho, hoá đơn được phát hành.

Lưu trữ dữ liệu về khách hàng: Các thong tin về khách hàng của Công ty được lưu trữ tại phòng

kinh doanh của Công ty.

Trang 39

Sau khi đã thực hiện các bước điều tra tổng hợp về số dư tài khoản doanh thuvà các chính sách ghi nhận doanh thu của khách hàng MBH Để có thể đưa ra kếtluận về tính trung thực và hợp lý của số dư tài khoản doanh thu, KTV tiến hànhcác bước công việc tiếp theo để thu thập bằng chứng kiểm toán cho những kết luậnhợp lý của KTV KTV chi tiết khoản mục doanh thu theo các đối tượng ghi nhậndoanh thu đó là nhóm sản phẩm.

Trang 40

Biểu 2.9: Giấy tờ làm việc số 8140 của KTV

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAMSố 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà NộiĐT:(84.4)3 852 4123

Bảng tổng hợp doanh thu theo đối tượng

81 40

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Deloitte Touche Tohmatsu Global Audit Methodology Khác
2. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam- Bộ Tài Chính Khác
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế ERO- TAPVIET Khác
4. Kiểm toán tài chính Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Tài chính- 1998 Khác
5. Những chuẩn mực và nguyên tắc Kiểm toán quốc tế Tài liệu dịch- Công ty Kiểm toán Việt Nam( VACO)- 1992 Khác
6. Trang web: kiemtoan.com.vn Khác
7. Các tạp chí kế toán và kiểm toán Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong 3 năm gần đây, tình hình kinh doanh của Công ty Deloitte Việt Nam hết sức khả quan - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
rong 3 năm gần đây, tình hình kinh doanh của Công ty Deloitte Việt Nam hết sức khả quan (Trang 15)
Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 2008 - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
oanh thu theo loại hình khách hàng năm 2008 (Trang 16)
Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2008 - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
oanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2008 (Trang 17)
Sơ đồ 1.1 - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 1.1 (Trang 18)
Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán theo A/S2 - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán theo A/S2 (Trang 23)
1000 Lập kế hoạch kiểm toán - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
1000 Lập kế hoạch kiểm toán (Trang 28)
5700 Tài sản cố định vô hình và tài sản khác 6000Kiểm tra chi tiết công nợ6000Kiểm tra chi tiết công nợ - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
5700 Tài sản cố định vô hình và tài sản khác 6000Kiểm tra chi tiết công nợ6000Kiểm tra chi tiết công nợ (Trang 28)
Biểu 2.1. Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.1. Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH (Trang 31)
Biểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH (Trang 33)
Biểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản  mục doanh thu của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.5: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH (Trang 33)
Biểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu (Trang 34)
Biểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản  mục doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.6: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu (Trang 34)
3. Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu của khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mức  độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
3. Phân tách số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số liệu của khách hàng ở mức độ đủ chi tiết để chúng ta có thể đạt được mức độ đảm bảo mong muốn dựa trên việc so sánh số liệu (Trang 35)
2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm. Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếu  với chính sách giá của Tổng công ty. - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
2. Kiểm tra giá ghi trên hóa đơn với bảng giá tại từng thời điểm. Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty cần đối chiếu với chính sách giá của Tổng công ty (Trang 36)
B. Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
u cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp (Trang 37)
Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
o ại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng (Trang 38)
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội (Trang 40)
Bảng tổng hợp doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu (Trang 40)
Bảng tổng hợp doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu (Trang 40)
Bảng tổng hợp doanh thu theo đối tượng - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu theo đối tượng (Trang 45)
Bảng tổng hợp doanh thu theo đối tượng - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu theo đối tượng (Trang 45)
- Thu thập bảng tổng hợp các khoản chiết khấu thương mại từ hệ thống quản lý của đơn vị - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
hu thập bảng tổng hợp các khoản chiết khấu thương mại từ hệ thống quản lý của đơn vị (Trang 58)
Biểu 2.18: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty THL - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.18: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty THL (Trang 63)
Qua phân tích KTV thấy rằng tình hình hoạt dộng kinh doanh của Công ty khá khả quan, lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 2.000 tỷ VNĐ (82%), các khoản giảm trừ  doanh thu của Công ty chỉ chiếm một lượng không đáng kể so với tổng doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
ua phân tích KTV thấy rằng tình hình hoạt dộng kinh doanh của Công ty khá khả quan, lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 2.000 tỷ VNĐ (82%), các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty chỉ chiếm một lượng không đáng kể so với tổng doanh thu (Trang 64)
Biểu 2.20: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với Công ty THL. - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.20: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với Công ty THL (Trang 64)
Biểu 2.21: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu tại công ty THL - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.21: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu tại công ty THL (Trang 65)
Biểu 2.21: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản  mục doanh thu tại công ty THL - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
i ểu 2.21: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu tại công ty THL (Trang 65)
Bảng tổng hợp doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu (Trang 67)
Bảng tổng hợp doanh thu - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu (Trang 67)
Doanh thu tại THL GAS bao gồm các loại hình sau: - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
oanh thu tại THL GAS bao gồm các loại hình sau: (Trang 69)
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội (Trang 71)
Bảng tổng hợp doanh thu theo đối tượng - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bảng t ổng hợp doanh thu theo đối tượng (Trang 71)
Thực hiện: Xây dựng mô hình ước tính trên cơ sở doanh thu và giá bán và xác định Threshold                     So sánh số chênh lệch giữa giá trị ước tính và giá trị ghi sổ với Threshold - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
h ực hiện: Xây dựng mô hình ước tính trên cơ sở doanh thu và giá bán và xác định Threshold So sánh số chênh lệch giữa giá trị ước tính và giá trị ghi sổ với Threshold (Trang 75)
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội (Trang 76)
Mô hình ước tính NCS gas (Nam Côn Sơn Gas) - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
h ình ước tính NCS gas (Nam Côn Sơn Gas) (Trang 78)
Sau khi đã xây dựng mô hình ước tính của Dried gas, NCS gas và Bupro, KTV sẽ xây dựng mô hình ước tính doanh thu vận chuyển condensate tương tự như mô hình ước tính đã lập trên - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
au khi đã xây dựng mô hình ước tính của Dried gas, NCS gas và Bupro, KTV sẽ xây dựng mô hình ước tính doanh thu vận chuyển condensate tương tự như mô hình ước tính đã lập trên (Trang 79)
Mô hình ước tính doanh thu nhận trước – NCS Gas - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
h ình ước tính doanh thu nhận trước – NCS Gas (Trang 80)
Thực hiện: Xây dựng mô hình ước tính và tính Threshold - Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
h ực hiện: Xây dựng mô hình ước tính và tính Threshold (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w