Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 62 - 66)

Kế toán chi phí sẽ kiểm tra tình trạng tín dụng hiện tại của khách hàng để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản nợ của khách hàng với Công ty không vượt quá giới hạn tín dụng cho phép. Nếu tình trạng của khách hàng đã vượt quá giới hạn tín

dụng, kế toán sẽ thông báo không chấp nhận đơn đặt hàng cho khách. Nếu đơn đặt hàng của khách hàng được chấp nhận, Công ty sẽ lập kế hoạch giao nhận hàng tháng và được sự phê chuẩn của Giám đốc Công ty và khách hàng. Dựa trên kế hoạch giao nhận này, khách hàng sẽ đăng ký số lượng và chủng loại hàng chi tiết cho mỗi lần giao hàng.

Căn cứ vào đơn đặt hàng đã được phê duyệt và kế hoạch giao nhận hàng, nhân viên phụ trách xuất hàng hàng của phòng kinh doanh tiến hành lập lệnh xuất kho theo số lượng và chủng loại hàng mà khách hàng đăng ký. Lệnh xuất hàng sẽ được trình Giám đốc ký phê duyệt. Lệnh xuất hàng này sẽ được chuyển tới thủ kho để tiến hành xuất hàng cho đơn vị vận chuyển để chuyển đến địa điểm giao nhận hàng đã được ký kết trong kế hoạch giao nhận. Biên bản giao nhận hàng sau đó được chuyển cho phòng kế toán để lập hóa đơn GTGT thành 3 liên. Cuối mỗi tháng, phòng kế toán và phòng kinh doanh đối chiếu số liệu về số lượng bán và doanh thu.

2.2.1.2. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Biểu 2.18: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Công ty THL

Chỉ tiêu 31/12/08 31/12/07 (+/-) (%) Ghi

chú

Tiền 1,454,595,354,757 4,597,129,735,697 (3,142,534,380,941) (68%)

Khoản phải thu 1,693,105,824,934 3,157,260,036,773 (1,464,183,911,839) (46%) {b}

Hảng tồn kho 208,593,956,277 232,945,991,662 (24,352,035,385) (10%) ... ... ... ... ... Tổng tài sản 9,109,895,512,665 13,798,240,203,112 (4,688,344,690,447) (34%) Phải trả ngắn hạn 2,334,609,714,757 4,613,970,745,657 (2,279,361,030,900) (49%) {h} ... ... ... ... ... Vốn CSH 3,977,477,804,622 5,969,939,412,389 (1,992,461,607,766) (33%) Tổng NV 9,109,895,512,665 13,798,240,203,112 (4,688,344,690,447) (34%) Ghi chú

{b} Các khoản phai thu giảm mạnh do trong năm 2008 chủ yếu do khoản ứng trước của Công ty cho nhà cung cấp giảm mạnh trên 1.500 tỷ VNĐ.

{h} Do sự giảm mạnh của CIT trong năm 2008 trên 476 tỷ VNĐ

Biểu 2.19: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty THL

Chỉ tiêu 2008 2007 (+/-) (%) Ghi

chú

Doanh thu bán hàng 14,683,081,671,826 10,767,513,114,284 3,915,568,557,541 36% {a}

Các khoản giảm trừ 25,154,078 9,278,616 15,875,463 171% Giá vốn hàng bán 8,651,516,311,570 6,721,052,386,359 1,930,463,925,211 29% Lợi nhuận gộp 6,031,540,206,177 5,032,747,849,441 998,792,356,736 20% ... ... ... ... ... ... Lợi nhuận từ SX-KD 6,380,294,695,201 3,574,554,845,095 2,805,739,850,106 78% ... ... ... ... ... ...

Lợi nhuận sau thuế 4,801,925,485,738 2,637,713,872,132 2,164,211,613,606 82% Ghi chú

{a} Doanh thu trong năm 2008 tăng mạnh là do Công ty đã đưa vào hoạt động thêm cảng mới.

Qua phân tích KTV thấy rằng tình hình hoạt dộng kinh doanh của Công ty khá khả quan, lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 2.000 tỷ VNĐ (82%), các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty chỉ chiếm một lượng không đáng kể so với tổng doanh thu.

2.2.1.3. Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Khách hàng THL cũng là khách hàng đã được kiểm toán từ năm trước. Thông qua việc phân tích sơ bộ và các thông tin về khách hàng KTV xác định đối với khoản mục doanh thu của Công ty không chứa đựng rủi ro tiềm tàng.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát:

+ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát: căn cứ vào hồ sơ và tài liệu của các cuộc kiểm toán từ các năm trước KTV cũng lập bảng câu hỏi để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

Biểu 2.20: Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với Công ty THL.

Câu hỏi Không N/A

1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho khách

hàng trước không? x

2. Giá bán có thể bị thay đổi không? x

3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại

không? x

4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách x

hàng không?

5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người có thẩm

quyền không? x

6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích kinh tế nếu bộ phận bán hàng bán được nhiều hàng không x 7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không? x 8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng giữa bộ

phận bán hàng và người mua hàng không? x

9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển

đến cho khách hàng không?. x

KTV đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với khoản mục doanh thu.

+ Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao, tuy nhiên KTV lại tin rằng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục này có thể thấp hơn . Chính vì vậy KTV đã lựa chọn 70 hoá đơn GTGT vào tháng 12/2008 để kiểm tra các yếu tố như: tính phê chuẩn, giá bán phù hợp với giá đã niêm yết của Công ty trong từng thời kỳ,...Kết quả kiểm tra 70 hoá đơn này không phát hiện thấy sai sót, vì thế KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao trung bình chứ không phải ở mức cao như ban đầu.

- Đánh giá rủi ro phát hiện: Với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức thấp và mức độ rủi ro mong muốn ở mức thấp. Vì vậy, rủi ro phát hiện đối với khoản mục doanh thu được đánh giá ở mức thấp.

Biểu 2.21: Bảng câu hỏi thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu tại công ty THL

STT Thủ tục kiểm tổng hợp THL

1 KTV sẽ sử dụng phương pháp gì để kiểm tra doanh thu: phân

tích soát xét, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai? Kết hợp

2

Nếu thực hiện kiểm tra chi tiết, bên Nợ Tài khoản Giá vốn hàng bán có được kiểm tra đồng thời với bên có của tài khoản doanh thu hay không?

Không

3

Có kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bằng cách kiểm tra các chứng từ xuất hàng hóa hay dịch vụ phát sinh trước kỳ quyết toán hay kiểm tra các chứng từ sau kỳ quyết toán?

4 Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu đối với bên thứ ba là Có

trọng yếu?

5 Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bằng ngoại tệ là trọng yếu? Có 6 Có lý do nào để KTV tin rằng doanh thu bán hàng của Công ty

bao gồm cả doanh thu bán phế liệu hay không? Không

Biểu 2.22: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty THL

STT Thủ tục kiểm toán Tổng hợp

1 Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu bao gồm: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép.

2 Kiểm tra doanh thu: Tính đầy đủ, hiện hữu, đúng kỳ và ghi chép. 3 Kiểm tra việc trình bày doanh thu: Trình bày và tính giá

4 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Early cutoff 5 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Late cutoff 6 Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ

Các thủ tục kiểm toán chi tiết được thực hiện tương ứng với các thủ tục kiểm toán tổng hợp trên theo chương trình kiểm toán mẫu. Dựa trên chương trình kiểm toán đã lập, KTV sẽ thực hiện các bước công việc và được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV.

Đánh giá mức độ trọng yếu (PM) và giá trị trọng yếu chi tiết (MP)

Dựa vào các thông tin thu thập được, KTV nhập vào phần mềm AS/2 và phần mềm sẽ tự động tính ra mức độ trọng yếu PM = 110.000.000.000 VNĐ và giá trị trọng yếu chi tiết MP = 0.8 * 110.000.000.000 = 88.000.000.000 VNĐ.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 62 - 66)