1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

130 1,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Trang 1

1.2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: (Sơ đồ 1) 6

1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 7

1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH 8

1.3.1.Lĩnh vực hoạt động của công ty 8

1.3.2.Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng hiện nay của công ty 8

1.3.2.1.Bảo hiểm và Tư vấn 8

1.5.1.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban thực hiện kiểm toán 14

1.5.1.2 Nhiệm vụ, trách nhiệm của từng nhân viên 15

1.5.2 Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam 16

1.5.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán và xác dịnh rủi ro 16

1.5.2.2 Đánh giá chiến lược và rủi ro 18

1.5.2.3 Thực hiện kiểm toán 20

1.5.2.4 Kết luận và báo cáo kiểm toán 21

1.6 Hệ thống Hồ sơ Kiểm toán 22

Trang 2

PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG

TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 25

2.1.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNGVIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC (KHÁCH HÀNG MỚI) 25

2.1.1.Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 25

2.1.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 26

2.1.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định những rủiro gian lận 28

2.1.4 Xác định những khoản mục cần chú ý và những cơ sở dẫnliệu có liên quan 30

2.1.5 Tìm hiểu nghiệp vụ và xác định những điểm dễ xảy ra saisót để thực hiện kiểm tra xuyên suốt 32

2.1.6 Tìm hiểu và thực hiện kiểm tra xuyên suốt về hệ thốngthông tin kiểm soát 37

2.1.7 Đánh giá rủi ro tổ hợp 38

2.2.1 Tìm hiểu và ra quyết định chấp nhận khách hàng kiểm toán 40

2.2.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 44

2.2.3 Tìm hiểu môi trường công nghệ thông tin và những vấnđề liên quan đến công nghệ thông tin của khách hàng 47

2.2.4 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng 50

2.2.5 Xác định những rủi ro gian lận đối với những sai sóttrọng yếu 54

2.2.6 Xác định những tài khoản cần chú ý và những lớp nghiệp vụcần chú ý có liên quan 56

2.2.7 Tìm hiểu về quy trình và những điểm dễ xảy ra sai sótcủa lớp nghiệp vụ và thực hiện kiểm tra xuyên suốt 57

2.2.8 .Tìm hiểu những hoạt động kiểm soát của công nghệthông tin 60

2.2.9 Thiết kế và thực hiện kiểm tra chi tiết hoạt động kiểmsoát đối với hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động củaNgân hàng XYZ 62

2.2.10 Đánh giá rủi ro kiểm toán 65

Trang 3

2.3 SO SÁNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆTNAM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC VÀ CÔNG TY XYZ 67

2.3.1 Những điểm tương đồng trong quy trình thực hiện đánhgiá rủi ro kiểm toán tại 2 Công ty ABC và XYZ 672.3.2 Những đặc trưng cụ thể trong quy trình đánh giá rủi rokiểm toán tại 2 Công ty 68

2.3.2.1 Điểm khác biệt trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán trongquá trình lập kế hoạch kiểm toán giữa khách hàng cũ và kháchhàng mới tiếp nhận 68

2.3.2.2 Điểm khác biệt trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán trongquá trình lập kế hoạch kiểm toán do đặc điểm ngành nghề kinhdoanh của từng khách hàng 702.4 TỔNG KẾT CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST &YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC VÀ CÔNG TY XYZ 71

PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMTHU ĐƯỢC TỪ VIỆC TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁRỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCHKIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆTNAM THỰC HIỆN 73

3.1 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGGIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN ÁP DỤNG CHO TẤT CẢC CÁCKHÁCH CỦA CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 733.2 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNHTÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAIĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH ERNST &

YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 79KẾT LUẬN 83

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hàng năm, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghềđều tiến hành lập báo cáo tài chính, thông qua đó các nhà quản lý có thể có được cáinhìn tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm.Cùng với thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, những đối tượng cần sử dụngcác báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là các nhà quản lý màđã mở rộng ra thành các cơ quan chức năng ,những nhà đầu tư và cả những nhàhoạch định chiến lược…Mỗi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có những mụctiêu khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là sử dụng các báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp như là một cơ sở đáng tin cậy để đưa ra các quyết định cho mình,do đó các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính phải đảm bảo được tínhchính xác và đầy đủ Để đạt được những yêu cầu này thì các báo cáo tài chính cầnphải được soát xét về tính trung thực, hợp lý bởi những người có kinh nghiệmchuyên môn và hoàn toàn độc lập, đó chính là những kiểm toán viên Mục đíchchung nhất của việc tiến hành kiểm toán các Báo cáo tài chính là nhằm thỏa mãnmột số mục tiêu sau:

 Đảm bảo rằng các số liệu được trình bày trên các Báo cáo tài chính làchính xác, hợp lý, tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các Chuẩnmực Kế toán Quốc tế.

 Phát hiện và sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những sai sót, gian lận phátsinh trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

 Cung cấp cho các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng những thông tinxác đáng về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp,đặc biệt là những doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị được cổ phần hóa và đượcniêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên do yêu cầu thực tế của việc huy động vốn và một số quyết định củaNhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề đặc biệtnhư ngành ngân hàng, chứng khoán…mà một số doanh nghiệp đã phát hành cả báocáo tài chính giữa niên độ kế toán bên cạnh các Báo cáo tài chính cuối niên độ

Trang 5

thông thường, bởi vậy nhu cầu kiểm toán các Báo cáo tài chính của các doanhnghiệp ngày càng tăng Hơn thế nữa hiện nay bên cạnh việc các công ty nước ngoàiđầu tư vào Việt Nam thì các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang bắt đầu nhữngbước đi đầu tiên ra thị trường thế giới, do đó các Báo cáo tài chính của những côngty này cần phải được trình bày chuẩn và chính xác theo những Chuẩn mực Kế toánQuốc tế, tức là chất lượng của các kiểm toán đòi hỏi phải được nâng cao hơn chophù hợp với những chuẩn quốc tế.

Với mục tiêu hàng đầu là phát hiện và kịp thời chỉnh sửa những sai sót và gianlận nảy sinh trên các Báo cáo tài chính hay cụ thể hơn là trong những hoạt động tàichính của doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng cũng như mức độ tin cậy củacác Báo cáo tài chính, các kiểm toán viên cần phải nắm bắt, đánh giá và quản lýđược những rủi ro kiểm toán tồn tại trong mỗi cuộc kiểm toán bởi bản chất củakiểm toán là việc quản lý rủi ro Việc đánh giá và quản lý rủi ro là một phần rấtquan trọng mang tính sống còn cho mỗi cuộc kiểm toán được thể hiện trong mỗigiai đoạn kiểm toán:

 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Quá trình đánh giá rủi ro kiểm

toán chủ yếu được thực hiện tập trung ở giai đoạn này nhằm giúp cho các các kiểmtoán viên có thể xác định được phạm vi, quy mô cuộc kiểm toán, cũng như có thểxác định được các thủ tục kiểm toán cần thực hiện cho mỗi phần hành.

 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Việc đánh giá được các rủi ro kiểm

toán sẽ giúp cho các kiểm toán viên có thể tiết kiệm thời gian vì đã họ đã xác địnhđược những khoản mục, phần hành có mức độ rủi ro cao để tập trung thực hiện cácthủ tục kiểm toán được cho là cần thiết, tránh tình trạng thực hiện các thủ tục kiểmtoán không cần thiết đối với những khoản mục có độ rủi ro thấp gây lãng phí thờigian cũng như chi phí thực hiện.

 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ một

lần nữa giúp cho các kiểm toán viên có thể đưa ra những kết luận kiểm toán phùhợp, những ý kiến hỗ trợ tư vấn trong Thư Quản lý cung cấp cho khách hàng saumỗi cuộc kiểm toán nhằm mục tiêu vừa cung cấp cho khách hàng những Báo cáo tài

Trang 6

chính trung thực và hợp lý, vừa đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được chocông ty kiểm toán.

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của hãng kiểmtoán nổi tiếng toàn cầu Ernst & Young, do đó toàn bộ quy trình kiểm toán nói chungvà quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng áp dụng tại công ty đều lấy từphương pháp chuẩn được Ernst & Young toàn cấu thiết kế và thực hiện chung trêntoàn cầu Trải qua một thời gian dài áp dụng, Ernst & Young đã có những điềuchỉnh phù hợp hơn với những các khách hàng, đồng thời ở từng nước mà cụ thể là ởViệt Nam các chuyên gia tại đây với những kinh nghiệm làm việc của mình đã luônthường xuyên cập nhật những thay đổi, những cải tiến cho phương pháp đánh giánhằm thích nghi với môi trường kinh tế và khách hàng tại Việt Nam Hiện nay,Ernst & Young Việt Nam đang áp dụng một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toánxuyên suốt, cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán và thường chỉ có cáckiểm toán viên cấp cao giàu kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm chuyênmôn đảm nhận, chính vì vậy mà kết quả đạt được có chất lượng khá cao

Nhận biết được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểmtoán Báo cáo tài chính, đồng thời có điều kiện được thực tập tại công ty TNHH

Ernst & Young Việt Nam, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi

ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam thực hiện” để làm báo cáo chuyên đề thực tập.

Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, em muốn thực hiện chuyên đề nàynhằm có được những kiến thức sâu rộng hơn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong quátrình kiểm toán báo cáo tài chính để củng cố nền tảng kiến thức cơ sở trước khiđược tiến hành thực hiện công việc thực tế Hơn thế nữa, trong quá trình thu thập tàiliệu để hoàn thành báo cáo, em sẽ có được những hiểu biết thực tế về quy trình đánhgiá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam thực hiện, đồng thời từ đó có thể rút ra cho bản thân những bàihọc quý giá từ quy trình thực tế của công ty để giúp ích cho công việc sau này

Báo cáo chuyên đề của em gồm 3 phần chính như sau:

Trang 7

Phần 1: Tổng quan chung về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Trong phần này sẽ giới thiệu những thông tin chung công ty như lịch sử hình thànhvà phát triển, doanh thu tài chính, phương hướng phát triển, đặc điểm sản xuất kinhdoanh, cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và kiểm soátchất lượng kiểm toán của công ty…

Phần 2: Thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáotài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Phần này xin giới thiệu, so sánh và nhận xét quy trình thực hiện đánh giá rủi rokiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC và Ngân hàng XYZ.

Phần 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm thu được từ việc tìmhiểu quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính docông ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Phần này sẽ là những nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán của côngty đối với các khách hàng và bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình tìm hiểu.

Trang 8

1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam

Ernst & Young toàn cầu ban đầu là sự kết hợp vào năm 1989 của 2 công ty làErnst & Ernst do một người Mỹ tên là A.C.Ernst (1881-1948) sáng lập và công tyArthur Young & Co của một người Xcôtlen, Arthur Young (1863-1948) Đó cũnglà lý do mà tên công ty lại được đặt là Ernst & Young Và công ty mới này đã nhanhchóng khẳng định vị trí tiên phong của mình trong việc toàn cầu hóa một cáchnhanh chóng, với những công nghệ kinh doanh mới và việc thay đổi hoạt động kinhdoanh liên tục Cho đến nay Ernst & Young toàn cầu đã có hơn 130.000 thành viênphát triển rộng trên 140 quốc gia toàn thế giới.

Những thành tựu, giải thưởng Ernst & Young toàn cầu đã đạt được trongnhững năm qua gồm có:

Giải thưởng MAKE (Tháng 11/2007)

Tốp 100 công ty tốt nhất theo bình chọn của tạp chí WorkingMother tại Mỹ (Tháng 9/2007)

Giải thưởng "Sự lựa chọn của nhân viên" tại Thụy Điển (Tháng3/2007)

Tốp 20 Công ty được các nhân viên ưa chuộng nhất do Tạp chíSunday Times tại Anh bình chọn (Tháng 3/2007)

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của Hãng Ernst &Young toàn cầu Ernst & Young Việt Nam đã được chấp nhận giấy phép đầu tư vàonăm 1992 và trở thành Công ty 100% vốn nước ngoài hợp pháp thuộc một hãng kếtoán và kiểm toán quốc tế được chấp nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam hiện nay có 8 Cổ đông và Giám đốc

Trang 9

Văn phòng Công ty TNHH Ernst & Young Việt NamTầng 8 - Tòa nhà Trung tâm văn phòng Saigon Riverside

2A - 4A Đường Tôn Đức Thắng - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh

1.2 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ERNST &YOUNG VIỆT NAM

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: (Sơ đồ 1)

PartnerPhó Tổng giám đốc

Bộ phận kế toán

Bộ phận

Tin học

Bộ phận

văn phòng

Bộ phận Kiểm

Bộ phận tư vấn

Bộ phận tư vấn tài chính

kế toánBộ

phận nhân

PartnerTổng giám đốc

Trang 10

1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tổng giám đốc: Là người quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả

mọi hoạt động cuả công ty tại Việt Nam, trực tiếp quản lý những công việc của vănphòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và quản lý gián tiếp những công việc của vănphòng Hà Nội thông qua Phó Tổng giám đốc tại Hà Nội Tổng giám đốc cũng chínhlà người phụ trách việc xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển ngắn và dàihạn của công ty.

Phó Tổng giám đốc: Là người thay mặt Tổng giám đốc quản lý và chịu

trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng công ty tại Hà Nội Phó Tổng giámđốc có vai trò điều hành công việc tại văn phòng, đôn đốc việc thực hiện những kếhoạch chiến lược kinh doanh mà Ban giám đốc đã đề ra, đồng thời thường xuyênbáo cáo tình hình thực hiện cung cấp dịch vụ cho Tổng giám đốc

Tiếp đến là hệ thống các phòng ban trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệmvụ chuyên môn được phân công, bao gồm hai bộ phận là Bộ phận Hành chính và Bộphận Nghiệp vụ.

Bộ phận Hành chính của công ty bao gồm bộ phận kế toán, bộ phận công

nghệ thông tin và bộ phận văn phòng Trong đó:

Bộ phận Kế toán: Thực hiện nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tài

chính kế toán, thực hiện quy trình hạch toán chi phí, doanh thu, thông báo kịp thờicho ban giám đốc những vấn đề tài chính của công ty.

Bộ phận công nghệ thông tin: Có chức năng cung cấp các thiết bị về

phần cứng, phần mềm để trợ giúp cho các nhân viên của công ty thực hiện côngviệc.

Bộ phận văn phòng: Đây là bộ phận chuyên trách các công văn đến, công

văn đi, thực hiện lưu trữ và cung cấp các file tài liệu cho từng nhân viên khi đượcyêu cầu, cung cấp cho các nhân viên của công ty văn phòng phẩm cần thiết chocông việc

Tuy nhiên, trong Công ty Ernst & Young Việt Nam thì bộ phận quan trọng nhất,

Trang 11

mang lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty chính là Bộ phận nghiệp vụ gồm có:

Phòng Kiểm toán: Hiện nay phòng này vẫn gồm có 4 nhóm kiểm

toán chính với số lượng kiểm toán viên đông đảo chuyên sâu vào nhiều lĩnh vựckhác nhau như sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, ngân hàng, các dự án…

Phòng Tư vấn Kế toán Tài chính: Ernst & Young Việt Nam còn

cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn về tài chính, quản trị doanh nghiệp, rủi rodoanh nghiệp…

Phòng Tư vấn thuế: Đây cũng là một bộ phận quan trọng của công ty

với sự am hiểu về những luật lệ và quy tắc thuế của Việt Nam và quốc tế

1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH

1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty

 Các dịch vụ về tài chính

 Ngành kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm

 Những ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe và đời sống Ngành khoáng sản và phục vụ công cộng

 Những ngành xây dựng và bất động sản Các sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng Ngành công nghệ.

1.3.2 Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng hiện nay của công ty

1.3.2.1 Bảo hiểm và Tư vấn

Trong mảng dịch vụ này, Ernst & Young Việt Nam còn chia ra thành nhữngdịch vụ cụ thể và chi tiết hơn:

Kiểm toán

Những dịch vụ đảm bảo của Ernst & Young Việt Nam bao gồm Kiểm toántuân thủ, Soát xét các thông tin tài chính, Soát xét theo những thủ tục được chấpnhận, Tổng hợp những thông tin tài chính được yêu cầu.

Rủi ro kinh doanh và Kiểm toán nội bộ

Công ty đã giúp cho khách hàng phát hiện ra những rủi ro của mình, đồng thờigia tăng giá trị cho khách hàng bằng việc đưa ra những ý kiến đóng góp giúp cho

Trang 12

khách hàng giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh quá trình cải tiến.

Kiểm toán lao động

Ernst & Young Việt Nam có thể thực hiện những cuộc kiểm toán về sự tuânthủ giữa các công ty, tập đoàn với những vấn đề liên quan đến người lao động nhưsức khỏe, độ an toàn và những tiêu chuẩn khác Khách hàng sẽ được thông báo vềnhững vấn đề mà Ernst & Young phát hiện được trong suốt quá trình kiểm toán bởimột báo cáo được trình bày dựa trên những gì đã thực hiện.

Rủi ro công nghệ và bảo mật

Ernst & Young Việt Nam đã phát triển dịch vụ này để giúp khách hàng duytrì được sự điều khiển của mình thông qua một chuỗi những dịch vụ đặc biệt sẽđánh giá, kiểm tra và thúc đẩy sự điều khiển của khách hàng đối với hệ thống thôngtin của mình, bao gồm:

 Quản lý rủi ro công nghệ thông tin Kiểm toán toàn bộ phần mềm kế toán Soát xét an ninh điện tử

 Tổ kiểm toán nội bộ công nghệ thông tin Kế hoạch kinh doanh liên tục

Mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các nhân viên của Ernst & Young Việt Nam luôn gắn bó với khách hàngcũng như các tổ chức Chính phủ nhằm đảm bảo việc thu được những quyết định phêchuẩn linh hoạt nhất, tiết kiệm và kịp thời nhất.

Dịch vụ tư vấn quản lý

Trang 13

và hiệu quả nhất cho khách hàng, những người đang tìm cách thúc đẩy hoạt độngkinh doanh thông qua việc tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao tính hiệu năng.

Phần mềm công nghệ và kế toán

Các nhà tư vấn của Ernst & Young Việt Nam đều được đào tạo, có kinhnghiệm và kiến thức đã mang lại cho khách hàng những kết quả như mong muốn.Họ đã cung cấp cho khách hàng những phương pháp độc đáo đã được phê chuẩn,những kiến thức thực tế và những hiểu biết sâu về từng ngành, lĩnh vực để từ đóđem lại những giải pháp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Ernst & Young Việt Nam đã cung cấp những dịch vụ thực hiện phần mềm kếtoán và kinh doanh cho các công ty như Scala, Accpac, MYOB và Peachtree.

1.3.2.3 Thuế

Các dịch vụ tư vấn thuế kinh doanh của Ernst & Young đều do các chuyên giatrong những vấn đề tài chính, thuế, thuế GTGT, khuyến khích đầu tư, các hiệp ướcquốc tế, thuế cho người sống ở nước ngoài, giá chuyển giao

Các chuyên gia thuế của Ernst & Young Việt Nam cung cấp cho khách hàngnhững giải pháp có chất lượng cao giúp cho chức năng thuế của các tổ chức ngàycàng tiến bộ Đồng thời, công ty cũng luôn mang đến cho khách hàng những kinhnghiệm mang tính kỹ thuật thông qua mạng dịch vụ toàn cầu.

Tuân thủ thuế

Công ty luôn hỗ trợ cho các khách hàng bằng những hoạt động quản lý hàngtháng và những yêu cầu tuân thủ thuế hàng năm Công ty đã giúp cho các doanhnghiệp đảm bảo rằng họ đã tuân thủ theo những thuê liên quan và những yêu cầumang tính nguyên tắc.

Trang 14

Đây là một dịch vụ được Ernst & Young thiết kế để xác định những khoảncông nợ tiềm tàng và những khoản được giảm trừ dựa trên những luật thuế, quy tắcthuế mới nhất và những chính sách giảm trừ thuế mới nhất của Chính phủ thông quasự giám sát toàn diện những thông tin sẵn có và được ghi lại Công ty đã cung cấpcho khách hàng những điểm mà khách hàng không tuân thủ theo đúng luật thuế vànhững vấn đề lợi nhuận có liên quan.

Kiểm toán Thuế

Các chuyên gia thuế của công ty đã giúp cho các khách hàng trong mọi khíacạnh của kiểm toán thuế như: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán thuế, Quản lýtrong suốt kỳ kiểm toán, Thương lượng, trao đổi với các cơ quan thuế, Kết thúc vàđưa ra kết luận kiểm toán.

Thuế được giữ lại

Dịch vụ này của Ernst & Young Việt Nam đã cung cấp cho doanh nghiệpnhững dự báo, những lời khuyên về những quy tắc, luật thuế mới có ảnh hưởng lớntới hoạt động kinh doanh của khách hàng tại Việt Nam.

1.3.3 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Ernst &Young Việt Nam trong thời gian tới

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, phương hướng hoạt độngcủa Công ty Ernst & Young Việt Nam là tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp các dịchvụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy nhằm giúp khách hàng đưa ra cácquyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách chính xác và có hiệu quả Dựa trêncơ sở này, trong thời gian tới, công ty sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt hơn và kịpthời hơn các vấn đề phát sinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào cóthể thực hiện được để nhanh chóng trở thành công ty kiểm toán hàng đầu tại ViệtNam, có sức ảnh hưởng lớn.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, điều đầu tiên Ernst & Young Việt Namnghĩ tới đó là yếu tố con người Công ty sẽ không chỉ tập trung vào những nhânviên đã đi làm, đã có kinh nghiệm mà còn tập trung vào cả những sinh viên chuyênngành còn đang ngồi trên ghế các giảng đường đại học bằng cách tổ chức các cuộc

Trang 15

thi để trao những học bổng Đồng thời, công ty cũng đang trong quá trình xây dựngkế hoạch mở rộng các dịch vụ cung cấp để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằmthúc đẩy doanh thu và tăng lợi nhuận Đặc biệt công ty cũng có kế hoạch nhằm tiếpthị công ty với các doanh nghiệp trong cả nước để thu hút thêm nhiều khách hàngsử dụng dịch vụ của công ty

1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trongnhững năm gần đây

Ta có thể thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Ernst & Young Việt Namqua bảng xếp hạng các hãng kiểm toán có doanh thu lớn nhất thế giới năm 2006dưới đây theo thống kê của Công ty Baker Tilly International:

10 Hãng có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam

TTTên Công ty Kiểm toán

Tốc độtăng doanh

thu (%)

1 Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN (PWC) 172,528 722 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) 137,638 31

4 Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO) 81,599 26

5 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

6 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 42,630 527 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC) 21,828 158 Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam (G.T) 19,004 559 Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) 18,229 2310 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) 15,100 19

Trang 16

1.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁNERNST & YOUNG VIỆT NAM

Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán tại Văn phòng Công tytại Hà Nội (Sơ đồ 2)

Vì không phải là trự sở chính nên bộ máy kế toán tại văn phòng của Công tytại Hà Nội tương đối gọn nhẹ chỉ gồm 3 người trong đó có Kế toán các khoản phảitrả, Kế toán các khoản phải thu và Thủ quỹ Cuối mỗi tháng, Kế toán tại văn phòngtại Hà Nội sẽ tiến hành chuyển các dữ liệu kế toán về bộ phận Kế toán tại Trụ sởchính để tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh Niên độ kế toán của Công ty bắtđầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Hình thức ghi sổ mà Công ty đang áp dụng là Nhật ký chung Là một công ty

kiểm toán nên bộ phận kế toán của công ty được đào tạo chuyên nghiệp và hoạtđộng tương đối tốt Hệ thống tài khoản mà công ty đang sử dụng được quy định chitiết theo quy định của Bộ tài chính, các tài khoản mở thêm theo yêu cầu hạch toáncủa đơn vị đều được đăng kí với Bộ tài chính Bộ phận kế toán của công ty hiệnđang sử dụng hệ thống kế toán máy với phần mềm kế toán ACCPA để phản ánhtình hình hoạt động của công ty.

Chức năng của từng thành viên kế toán:

Kế toán các khoản phải trả: Có trách nhiệm theo dõi, quản lý và tổng hợp

các khoản phải trả của văn phòng công ty tại Hà Nội để báo cáo và chuyển số liệu

Bộ máykế toán

Kế toán các khoản phải trả

Kế toán các khoản phải thuThủ quỹ

Trang 17

hàng tháng về bộ phận Kế toán tại trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kế toán các khoản phải thu: Phụ trách công việc theo dõi, tính toán và

tổng hợp các khoản phải thu hàng tháng cho văn phòng công ty, đồng thời tập hợpvà chuyển số liệu về trụ sở chính để tiến hành hạch toán tổng hợp.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý số tiền mặt hiện có của Công ty , theo dõi

các khoản tiền gửi ngân hàng và hàng tháng thực hiện việc chuyển tiền lương vàotài khoản của các nhân viên trong văn phòng công ty.

1.5 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂMTOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM

1.5.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán của Công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam

1.5.1.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban thực hiện kiểm toán: (Sơ đồ 3)

Staff

Trang 18

Partner: Chủ phần hùn

Director: Giám đốc nghiệp vụ

Manager/Senior manager: Chủ nhiệm kiểm toán/ Kiểm toán viên cấp caoSenior: Người giám sát

Staff: Trợ lý kiểm toán

1.5.1.2 Nhiệm vụ, trách nhiệm của từng nhân viên

Trong mảng kiểm toán, công ty lại có sự phân chia thành 2 lĩnh vực, đó làKiểm toán ngân hàng (Banking) và Kiểm toán sản xuất (Non-Bank) Ở mỗi lĩnh vựcđều có những Giám đốc riêng và những nhân viên khác nhau về chuyên môn.

Partner (Chủ phần hùn): Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp về một bộ

phận, thường xuyên theo sát tình hình và báo cáo đầy đủ những thông tin tổng thểvề bộ phận phụ trách với Phó Tổng giám đốc tại trụ sở của mình; là người xem xétvà ký vào các báo cáo kiểm toán cung cấp cho khách hàng.

Director(Giám đốc nghiệp vụ): Đây là những người trực tiếp quản lý các job

kiểm toán tùy theo lĩnh vực kiểm toán chuyên trách Là người được trưởng nhómcủa các job báo cáo tình hình làm việc và trình dự thảo báo cáo để xem xét, đồngthời là người chịu trách nhiệm về các khoản chi phí phục vụ công việc, cũng nhưviệc phê chuẩn thời gian làm việc của các nhân viên trong job đó.

Manager/Senior manager (Chủ nhiệm kiểm toán/Kiểm toán viên cấpcao): Đây là người thường được giao nhiệm vụ trưởng nhóm của các nhóm đi kiểm

toán Nhân viên này có thể cùng với những người Chủ phần hùn và các Giám đốcnghiệp vụ thực hiện việc lập kế hoạch và các chương trình kiểm toán để những nhânviên cấp thấp hơn có thể thực hiện được cuộc kiểm toán

Senior(Người giám sát): Trong nhiều trường hợp, những người giám sát vẫn

được cử làm trưởng nhóm của một nhóm kiểm toán, là người trực tiếp,điều hành,phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán và gần với các trợ lý nhất

Trang 19

Staff (Trợ lý kiểm toán): Những nhân viên này chỉ được thực hiện các phần

hành theo sự phân công của trưởng nhóm (Manager hay Senior) và phải dựa hoàntoàn vào các bước trong chương trình kiểm toán đã được phê chuẩn và bất kỳ hiệntượng hay sự cố nào bất thường xảy ra, họ đều phải nhanh chóng thông báo chotrưởng nhóm biết để có thể tìm mọi cách giải quyết vấn đề.

1.5.2 Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Ernst & Young Việt Nam có những phương pháp kiểm toán riêng tuân theonhững phương pháp chung đã được phê chuẩn của Ernst & Young toàn cầu, được

gọi là GAM (EY Global audit methodology) Theo phương pháp này thì mỗi cuộckiểm toán mà Ernst & Young Việt Nam thực hiện sẽ bao gồm 4 bước chính là Lậpkế hoạch và xác định rủi ro, Đánh giá rủi ro và chiến lược, Thực hiện kiểmtoán, Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo Trong mỗi bước sẽ bao gồm nhiều công

việc khác nhau có liên quan đến từng nhân viên khác nhau được trình bày cụ thểngay dưới đây:

1.5.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán và xác dịnh rủi ro

Đây là bước đầu tiên cần phải được thực hiện tạo cơ sở cho cuộc kiểm toánbao gồm các công việc chi tiết để lập kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán và xác địnhmức độ rủi ro tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng.

Hiểu những yêu cầu về dịch vụ, ước lượng phạm vi kiểm toán và thànhlập nhóm kiểm toán

Đầu tiên, công ty sẽ tổ chức những cuộc gặp mặt với khách hàng để có nhữngthông tin ban đầu về những kỳ vọng cũng như những yêu cầu về dịch vụ của kháchhàng, đây là những thông tin cần thiết để công ty ước lượng phạm vi của dịch vụcung cấp

Sau khi đã có những hiểu biết về khách hàng, công ty sẽ đưa ra quyết định vềcơ cấu, số lượng nhân viên của nhóm kiểm toán để nhanh chóng giải quyết đượcnhững vấn đề đặt ra Trong giai đoạn đầu của quy trình kiểm toán, công ty cũngthực hiện những thủ tục ban đầu để ước lượng sự tuân thủ với những yêu cầu mangtính đạo đức, bao gồm cả tính độc lập

Trang 20

Xem xét sự chấp nhận khách hàng/Những kết quả tồn tại

Trong công việc này, công ty sẽ xem xét, ước lượng những thủ tục đáng kể cóliên quan đến sự chấp nhận hay duy trì với khách hàng được thực hiện và đưa ra kếtluận làm cơ sở đáng kể cho sự hiểu biết hiện tại về khách hàng và từng ngành nghề.Công ty cũng xem xét bất kỳ khoản mục nào đáng chú ý có dấu hiệu của những rủiro kinh doanh trong suốt quá trình chấp nhận hay duy trì quan hệ với khách hàng,cũng như ước lượng những nguồn lực cần thiết cho kiểm toán.

Có những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Tập hợp những hiểu biết về hoạt động kinh doanh và môi trường của kháchthể một cách liên tục, năng động với những thông tin tài chính được cập nhậtthường xuyên thông qua kiểm toán Những hiểu biết này sẽ hỗ trợ cho công ty trongviệc phân loại các tài khoản và nghiệp vụ quan trọng Đồng thời công ty cũng sẽ xácđịnh và đánh giá những rủi ro từ những sai sót trọng yếu, từ đó ước lượng được rủiro nào là quan trọng và thực hiện những phân tích tổng quan về thông tin tài chínhvà phi tài chính của khách hàng được bổ sung theo yêu cầu của hoạt động kinhdoanh và quản lý tài chính.

Hiểu biết về môi trường công nghệ thông tin và những vấn đề liên quanđến IT của khách hàng

Những kiến thức công nghệ thông tin sẽ phát triển những hiểu biết về môitrường công nghệ thông tin và hỗ trợ những hiểu biết ban đầu về những rủi ro kinhdoanh và rủi ro tài chính có liên quan đến IT.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể

Các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu và có những hiểu biết về kiểm soát nội bộ Từnhững hiểu biết trên, các kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả củakiểm soát nội bộ của khách thể Việc đánh giá này sẽ được dựa trên việc xem xétnhững vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ Nhiều thủ tục xem xét này lại tươngtự với những hoạt động xem xét trong việc xác định những rủi ro của những gianlận trọng yếu.

Bàn luận trong nhóm kiểm toán

Trang 21

Trong kế hoạch kế toán, các thành viên của nhóm kiểm toán gồm cả chủnhiệm của nhóm sẽ tổ chức một cuộc thảo luận về những vấn đề nhạy cảm củakhách thể kiểm toán về những sai sót và gian lận trọng yếu.

Xác định rủi ro gian lận và ước lượng trách nhiệm

Ernst & Young Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện kiểm toánnhằm thu thập sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính không có những sai sótvà gian lận trọng yếu Khi xác định những rủi ro từ gian lận, công ty sẽ xem xétnhững thông tin lấy từ sự hiểu biết về khách hàng, sự đánh giá kiểm soát nội bộ vàcuộc thảo luận trong nhóm kiểm toán.

Ước lượng Mức độ rủi ro kế hoạch (PM), Mức độ sai sót có thể chấpnhận(TE) và Tóm tắt những sai lệch kiểm toán (SAD)

Khi phát triển kế hoạch kiểm toán, Ernst & Young Việt Nam đã phân chiamức độ trọng yếu ra làm 2 cấp độ Ở cấp độ tổng thể, mức độ trọng yếu được xácđịnh ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính là Mức độ rủi ro kế hoạch (PM), cònđối với cấp độ từng tài khoản thì sử dụng Mức độ sai sót có thể chấp nhận (TE)

Xác định những tài khoản trọng yếu và những cơ sở dẫn liệu liên quan

Việc lập kế hoạch cho 1 cuộc kiểm toán đảm bảo cả tính hiệu quả và hiệu năng đãyêu cầu các kiểm toán viên phải có những đánh giá về những sai sót trọng yếu có thểxuất hiện trong những chủ thể thông tin để kiểm toán Yêu cầu này đã khiến cho Ernst& Young Việt Nam cần phải xác định những những tài khoản quan trọng.

1.5.2.2 Đánh giá chiến lược và rủi ro

Kế hoạch nhóm kiểm toán

Phần việc này phải được thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhưng cần phảiđược cập nhật liên tục cùng với những hoạt động kiểm toán khác, đặc biệt là việcđánh giá rủi ro.

Xác định những lớp nghiệp vụ trọng yếu

Ernst & Young Việt Nam luôn xác định những lớp nghiệp vụ và những quytrình trọng yếu có ảnh hưởng tới những tài khoản trọng yếu được xác định, nhữngcơ sở dẫn liệu có liên quan và cả các nguồn thông tin được chuẩn bị.

Tìm hiểu các dòng nghiệp vụ, những yếu tố dễ xảy ra sai sót (WCGW)

Trang 22

và kiểm soát

 Thu được những hiểu biết về các dòng nghiệp vụ phân loại trọng yếu,các nguồn và sự chuẩn bị thông tin.

 Xác định WCGW, tức là xác định những khoản mục, những nghiệpvụ dễ có khả năng sai sót.

 Phát triển một chiến lược trong việc đánh giá các dòng nghiệp vụphân loại trọng yếu, các nguồn và sự chuẩn bị thông tin.

 Xác định và hiểu rõ về sự kiểm soát của khách hàng để từ đó có thểđịnh hướng được chỗ nào là chỗ dễ xảy ra sai sót do kiểm soát kém.

Thực hiện Kiểm tra xuyên suốt (Walkthroungs)

Ernst & Young Việt Nam thực hiện công việc hàng năm để thêm hiểu vềnhững quy trình của khách hàng, đồng thời để xác nhận việc hệ thống kiểm soát củakhách hàng có tồn tại và hoạt động hiệu quả hay không?

Tìm hiểu và đánh giá quy trình lập báo cáo tài chính (FSCP)

Trong bước này, các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện những thủ tục kiểm toánliên quan đến việc ghi sổ các tài khoản của khách hàng vào các báo cáo tài chính vànhững trình bày liên quan, đồng thời trình bày tổng quan một quy trình riêng biệt từnhững hoạt động kế toán.

Lựa chọn những kiểm soát để kiểm tra

Khi Ernst & Young Việt Nam quyết định rằng một chiến lược kiểm soát làđáng kể, công ty sẽ xác định và tìm hiểu về những kiểm soát và có những đánh giában đầu như là một phần của những thủ tục thực hiện kiểm tra xuyên suốt(Walkthroungs).

Tìm hiểu và đánh giá những kiểm soát tổng quát vềcông nghệ thông tin

Khi lập kế hoạch để làm việc dựa vào ứng dụng hay những kiểm soát thủ côngphụ thuộc vào công nghệ thông tin (như ở phần trên) hay những bằng chứng kiểmtoán điện tử, thì Ernst & Young Việt Nam sẽ xác định, tìm hiểu, kiểm tra và đánhgiá những kiểm soát tổng quan về công nghệ thông tin

Trang 23

Tạo một tổ hợp về đánh giá rủi ro

Để thiết lập 1 tổ hợp những đánh giá rủi ro cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quanđến các báo cáo tài chính thì Ernst & Young Việt Nam đầu tiên phải đánh giá rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát.

Thiết kế kiểm tra kiểm soát

Khi thiết kế các thủ tục kiểm tra kiểm soát, Ernst & Young sẽ xem xét nhữnghướng dẫn và sử dụng các phán xét chuyên nghiệp để ước lượng về bản chất, thờigian và phạm vi của kiểm tra kiểm soát.

Thiết kế các kiểm tra về việc ghi sổ và các thủ tục kiểm tra tính gianlận bắt buộc khác

Quản lý là vị trí dễ xảy ra gian lận, do đó các kiểm toán viên của công ty sẽxem xét những rủi ro trong việc quản lý của khách hàng.

Thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản

Đây là những thủ tục được thiết kế để thu thập những bằng chứng về sự tổntại, đầy đủ và hiệu lực của dữ liệu, cũng như sự ước tính hợp lý và những thông tinđược tập hợp trên báo cáo tài chính.

Thiết kế các thủ tục kiểm toán tổng quát

Đây là những thủ tục được yêu cầu bởi các chuẩn mực chuyên nghiệp hay cácchính sách của Ernst & Young và được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán.

Chuẩn bị bản ghi nhớ chiến lược kiểm toán

Ernst & Young Việt Nam chuẩn bị bản ghi nhớ này để tóm tắt lại những kếtquả của các thủ tục kế hoạch và chiến lược kiểm toán Nội dung của những bản ghinhớ này phụ thuộc vào sự quan trọng và bản chất của những thay đổi xuất hiệntrong cuộc kiểm toán năm trước.

1.5.2.3 Thực hiện kiểm toán

Bước đầu kiểm toán

Khi thực hiện những thủ tục vào những ngày kiểm toán ban đầu, Ernst &Young Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp để xem xét những kết quả thu được từviệc đánh giá hệ thống kiểm soát, xem xét lại chiến lược kiểm toán…

Trang 24

Thực hiện các kiểm tra kiểm soát

Ernst & Young Việt Nam thực hiện các kiểm tra kiểm soát nhằm đảm bảorằng những hoạt động kiểm soát mà các kiểm toán viên muốn dựa vào để làm việcđược thiết kế và hoạt động.

Thực hiện các thủ tục kiểm tra việc ghi sổ và những thủ tục phát hiệngian lận bắt buộc

Ernst & Young Việt Nam luôn thực hiện các thủ tục để xác định những rủi rovề quản lý trong các hoạt động kiểm soát.

Cập nhật kiểm tra kiểm soát

Đối với những kiểm soát mà đã được đánh giá về tính hiệu quả, công ty sẽ liêntục cập nhật những đánh giá về các kiểm soát này từ ngày thực hiện kiểm toán tạmthời cho đến hết năm

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Đối với tất cả các cơ sở dẫn liệu có liên quan đến báo cáo tài chính, công tyđều thực hiện các thủ nghiệm cơ bản chủ yếu mà ít chú ý tới những đánh giá rủi rođã được tổ hợp bởi những đánh giá này không ảnh hưởng đến bản chất của nhữngthử nghiệm cơ bản này mà chỉ ảnh hưởng đến thời gian và phạm vi thực hiện

Thực hiện các thử nghiệm kiểm toán tổng quát

Trong công việc này, các kiểm toán viên phải thực hiện những thử nghiệmkiểm toán tổng quan trên toàn bộ cuộc kiểm toán theo yêu cầu của các chuẩn mựcnghề nghiệp hay các quy định của hãng

Đánh giá lại những xét đoán về rủi ro

Các kiểm toán viên luôn chú ý tới những đánh giá của mình về rủi ro tiềm tàngvà rủi ro kiểm soát mà rộng hơn là tổ hợp những đánh giá về rủi ro trong suốt cuộckiểm toán, bởi vậy các kiểm toán viên phải thật sự nhạy cảm với những thay đổi củatình hình tài chính của khách hàng hay với những bằng chứng mà họ thu thập đượcthông qua các thủ tục kiểm toán

1.5.2.4 Kết luận và báo cáo kiểm toán

 Kiện toàn lại toàn bộ nhóm kiểm toán

Trang 25

 Chuẩn bị bản tóm tắt những chênh lệch trong kiểm toán Thực hiện những soát xét cuối cùng đối với báo cáo tài chính Chuẩn bị bản ghi nhớ đánh giá

 Hoàn tất việc soát xét lại và phê duyệt bản tóm tắt Chuẩn bị và liên hệ với khách hàng

 Hoàn tất hồ sơ kiểm toán

1.6 Hệ thống Hồ sơ Kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán tại Ernst & Young VIệt Nam bao gồm Hồ sơ kiểm toánchung và Hồ sơ kiểm toán năm:

 Hồ sơ kiểm toán chung Hồ sơ kiểm toán năm

Mỗi nhóm kiểm toán cần phải tự bảo quản các file tài liệu của nhóm mình, đặcbiệt tránh tình trạng lấy nhầm tài liệu của các nhóm khác nhau Sau mỗi job kiểmtoán, các file hồ sơ sẽ được lưu tại văn phòng của công ty trong các tủ đựng tài liệuđể những người cần tài liệu có thể sử dụng một cách thuận tiện Tuy nhiên, saukhoảng thời gian 2 năm, toàn bộ những file hồ sơ này sẽ được đóng vào từng thùngcó mã số để dễ dàng quản lý và được chuyển tới kho Transpo trên Đường PhạmHùng Công ty đã cử ra một người chuyên phụ trách về các file hồ sơ từ khi chúngđược hòan tất mang về văn phòng cho tới khi chúng được chuyển tới kho Mỗi khicó 1 nhân viên cần xem 1 file hồ sơ nào đó thì có thể gặp người phụ trách quản lýhồ sơ và từ đó sẽ được cung cấp.

1.7 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty

Tuân thủ theo những yêu cầu trong Chuẩn mực Kiểm toán số 220 " Kiểm soátchất lượng hoạt động kiểm toán" ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTCngày 14 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Tài chính, Công ty TNHH Kiểm toánErnst & Young Việt Nam đang áp dụng phương thức kiểm soát chất lượng ngay từđầu

Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Ngay từ giai đoạn tìm hiểu khách hàng để thực hiện kiểm toán, trước hết công

Trang 26

ty sẽ xem xét đến tính độc lập của mình trong cuộc kiểm toán, chú ý đến những yếutố dễ làm mất đi tính độc lập của các kiểm toán viên cũng như của công ty đối vớikhách hàng Trong trường hợp những yêu cầu về tính độc lập không được đảm bảothì công ty sẽ từ chối việc tiến hành kiểm toán cho khách hàng.

Kỹ năng và năng lực chuyên môn

Tất cả các nhân viên được tuyển chọn vào công ty đều phải trải qua những bàithi sát hạch chuyên môn theo quy chế tuyển dụng của công ty nhằm giúp cho côngty lựa chọn được những người có trình độ, kiến thức chuyên môn cao.

Trong quá trình làm việc tại công ty, kỹ năng làm việc cũng như năng lựcchuyên môn của các nhân viên không ngừng được nâng lên thông qua những khóađào tạo ngắn và dài hạn được tổ chức thường xuyên cho mỗi cấp độ nhân viên để cóthể hỗ trợ cho họ những kiến thức tốt nhất, thực tế nhất, phù hợp với những côngviệc mà hiện tại họ được giao

Giao việc

Từng phần hành, từng công việc cụ thể của một cuộc kiểm toán sẽ được chủnhiệm kiểm toán (manager/senior manager) hay người giám sát (senior) giao chotừng nhân viên trong nhóm kiểm toán dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn củatừng người.

Hướng dẫn và giám sát

Ngay từ khi bắt đầu công việc, các nhân viên của công ty đã tuân theo nhữngthủ tục được đề cập đến trong chương trình kiểm toán, các kế hoạch kiểm toán đãđược các kiểm toán viên cao cấp thiết lập Trong quá trình làm việc, các kiểm toánviên có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ thường xuyên theo dõi kết quả làm việc của cácnhân viên cấp thấp hơn nhằm kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót (nếu có)để giúp cho cuộc kiểm toán đi đúng hướng và tuân thủ đúng với các chuẩn mựckiểm toán và những quy định có liên quan.

Tham khảo ý kiến

Trong quá trình làm việc, khi nảy sinh bất kỳ vấn đề gì, các trợ lý kiểm toán(staff1-2) tuyệt nhiên không được tự ý giải quyết mà bắt buộc phải thông báo ngay

Trang 27

cho người giám sát của mình (senior 1-2) để có phương án xử lý cho phù hợp Nếuvấn đề vượt quá quyền hạn và năng lực của người giám sát thì người đó có thể báocáo lên các cấp cao hơn như chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên cấp cao, giámđốc nghiệp vụ, người chủ phần hùn (partner) hay thậm chí là các chuyên gia nướcngoài để có cách xử lý thỏa đáng tránh rủi ro cho công ty.

Duy trì và chấp nhận khách hàng

Hiện tại, số lượng khách hàng hiện có cũng như khách hàng tiềm năng củacông ty là rất lớn Tuy nhiên, hàng năm công ty đều phải tổ chức đánh giá lại vềtính độc lập và năng lực cung cấp dịch vụ của công ty với những khách hàng kiểmtoán hiện có và những khách hàng tiềm năng cũng như tính chính trực và thái độchợp tác của Ban quản lý của khách hàng Đây là một công việc rất quan trong bởiyếu tố độc lập là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi cuộc kiểm toán Nếucông ty phát hiện thấy bất kỳ một yếu tố nào vi phạm tính độc lập của cuộc kiểmtoán, hay sự không minh bạch, bất hợp tác từ phía ban quản lý của khách hàng thìcông ty sẽ xem xét lại việc có ra quyết định kiểm toán cho khách hàng hay khôngnhằm đảm bảo uy tín cho công ty.

Kiểm tra

Đối với mỗi phần hành, ngay sau khi kết thúc sẽ được chủ nhiệm của nhómkiểm toán trực tiếp soát xét lại, chỉnh sửa và sau đó sẽ được tiếp tục chuyển lên chogiám đốc phụ trách của lĩnh vực mà đang được kiểm toán soát xét một lần nữa vàký duyệt Cuối cùng, đối với báo cáo kiểm toán và kết luận kiểm toán, ngoài cácbước như trên, báo cáo sẽ được chuyển lên cho các Partner hay Phó tổng giám đốcđể rà soát lại Và chỉ có các Partner mới có quyền ký lên báo cáo kiểm toán để gửicho khách hàng.

Hàng năm, Hãng kiểm toán Ernst & Young toàn cầu luôn thành lập một banKiểm soát chất lượng kiểm toán để đi kiểm tra ở tất cả các công ty thành viên củaErnst& Young trên toàn thế giới nhằm có những chấn chỉnh kịp thời đảm bảonhững mục tiêu chất lượng đã đặt ra.

Trang 28

PHẦN 2

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH

ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNGVIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC (KHÁCH HÀNG MỚI)

2.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Công ty ABC là khách hàng lần đầu kiểm toán bởi Ernst & Young Việt Nam,do đó những thông tin về khách hàng này công ty hoàn toàn chưa có, bởi vậy côngty đã tham gia những cuộc họp giữa 2 bên nhằm tìm kiếm những thông tin cơ bảnvề khách hàng như sau:

 Khách hàng ABC là một doanh nghiệp chuyên sản xuất cửa sổ, cửa ravào bằng nhựa và sản xuất kính an toàn

 Khách hàng có đầy đủ các Báo cáo Tài chính trong ít nhất 3 năm gầnđây và trong các Báo cáo đó Công ty đều được đánh giá là có tình hình tài chính tốt. Khách hàng ABC đang có dự định đăng ký niêm yết và kinh doanh cổphiếu.

 Khách hàng đang áp dụng Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam(VAS).

 Khách hàng ABC được đánh giá là không có các vấn đề Kế toán và

Trang 29

Kiểm toán cần chú ý.

Từ những thông tin cơ bản trên về khách hàng, Giám đốc kiểm toán bằng kinhnghiệm chuyên môn của mình đã liệt kê ra những rủi ro dễ gặp phải khi thực hiện kiểmtoán cho Khách hàng ABC theo bảng sau:

Tên rủi ro

Ảnh hưởng tớiBáo cáo Tài

Loại rủi roCơ sở dẫn liệuliên quan

Nguyên vật liệu sảnxuất chính của Công tychủ yếu được nhập khẩutừ nước ngoài, do đó rủiro phát sinh từ sự thayđổi tỷ giá ngoại tệ là rấtlớn.

Rủi ro kinhdoanh

Khách hàng đang phảichịu áp lực phải tăng lợinhuận của năm 2007 đểchuẩn bị cho việc niêmyết trên Thị trường chứngkhoán Việt Nam.

Thu nhập có thể bịkhai khống.

Chi phí có thể bịkhai thiếu.

Rủi ro tiềm tàng Giá vốn hàngbán(C,P&D,M,O)Th nhập/Doanhthu(C,P&D,M,O)

Từ những rủi ro ban đầu được chỉ ra như ở trên các kiểm toán viên và các trợlý sẽ có được những chỉ dẫn cho mỗi phần hành để từ đó có thể phát triển và đi sâuvào phần hành được giao.

2.1.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Để có được những thông tin về khách hàng, kiểm toán viên phải nghiên cứunhững thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, đọc báo cáo tàichính những năm trước và phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc của công ty để yêu cầunhững tài liệu hỗ trợ như Bản Đăng ký kinh doanh, Báo cáo phương hướng pháttriển hàng năm…của công ty ABC Những hiểu biết của các Kiểm toán viên về hoạt

Trang 30

động kinh doanh của Khách hàng ABC được trình bày theo từng phần trong Bảng

tìm hiểu khách hàng ABC Ta có thể tóm tắt một số thông tin về khách hàng ABC

có ảnh hưởng trực tiếp đến các rủi ro kiểm toán dưới đây:

 Khách hàng ABC là một Công ty 100% vốn nước ngoài nhưng sau đóđã được chuyển đối thành Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ lên đến 250 tỷ VNĐ.

 Các sản phẩm, dịch vụ Công ty ABC cung cấp cho khách hàng là:oCửa sổ, cửa ra vào từ những vật liệu có tiêu chuẩn cao như PVC, nhựasiêu bền…

oCửa tự động và các sản phẩm tùy thuộc vào yêu cầu của thị trườngoKính an toàn, các vật liệu xây dựng bằng kính.

 Công ty ABC đã xây dựng thêm một số chi nhánh hạch toán và báocáo phụ thuộc ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương với nhiềuphòng trưng bày sản phẩm

 Hiện nay ngành xây dựng đang rất phát triển, do đó nhu cầu về cácloại cửa sổ, cửa ra vào là rất lớn Nhờ vậy mà trong những năm gần đây, sản phẩmcủa Công ty ABC đang chiếm 60% thị phần Tuy nhiên Công ty cũng có rất nhiềuđối thủ cạnh tranh như Đông Á, Tây Đô…

Từ những thông tin thu được đã được trình bày trên đây, kiểm toán viên có thể xácđịnh được một số loại rủi ro như sau:

Tên rủi roẢnh hưởng tới khoản mục trên

Báo cáo Tài chínhLoại rủi ro

Công ty ABC có các chi nhánh ở mộtsố tỉnh, do đó việc tập hợp số liệu từcác chi nhánh gặp khá nhiều rủi ro vàmất thời gian.

Tính đầy đủ của các tài khoảndoanh thu, chi phí…

Rủi ro tiềmtàng

Sản phẩm của công ty dễ bị thay thế vàbị cạnh tranh gay gắt của những sảnphẩm khác.

Không ảnh hưởng trực tiếp tớikhoản mục nào nhưng ảnhhưởng tới kết quả kinh doanh,lợi nhuận của công ty

Rủi ro kinhdoanh

Công ty ABC là một công ty cổ phần  Thu nhập sẽ bị khai khống Rủi ro kiểm

Trang 31

nên mục đích của họ là tối đa hóa lợinhuận

 Chi phí bị khai giảm soát

2.1.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác địnhnhững rủi ro gian lận

Để đưa ra những kết luận về hệ thống kiểm soát, các kiểm toán phải dựa vàonhững cơ sở sau:

 Các kiểm toán viên đã được tạo điều kiện để thảo luận ý kiến với banquản lý của doanh nghiệp về hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như về việc lập báo cáokế toán, báo cáo tài chính Đồng thời, ban quản lý cũng giúp các kiểm toán viên liênhệ với những người chuyên phụ trách từng vấn đề có liên quan để tìm hiểu thêm chitiết.

 Văn hóa công ty ABC đặc biệt nhấn mạnh vào sự quan trọng của tínhliêm chính và văn hóa đúng mực.

 Người chủ của công ty dành rất nhiều thời gian để quản lý công ty,đồng thời cũng sở hữu những kiến thức và kinh nghiệm khá tốt về kinh doanh Cácnhân viên kế toán và tài chính của công ty được đánh giá là có đủ những kiến thứcvà kinh nghiệm về công việc đảm nhiệm.

 Ban quản lý của công ty có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạtđộng của công ty.

 Ở công ty ABC có sự phân công trách nhiệm, quyền hạn phù hợp,thích đáng và có cơ cấu hoạt động có tổ chức.

 Những chức năng của bộ phận nhân sự của Công ty được duy trìnhằm đảm bảo rằng mọi nhân viên mới của công ty đều phải thỏa mãn những yêucầu nhất định về trình độ kỹ thuật Ngoài ra, bộ phận nhân sự còn phải thực hiệnchức năng trả lương xứng đáng và giữ được nhân viên ở lại gắn bó với công ty

Những cơ sở trên đây được tổng hợp dựa vào hoạt động tìm hiểu và đánh giávề hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro gian lận của công ty ABC Trước hết, cáckiểm toán viên sẽ theo dõi cẩn thận môi trường kiểm soát của công ty về các vấn đề

Trang 32

như: tính liêm chính, giá trị đạo đức, ý thức và phong cách quản lý của ban giámđốc, cơ cấu tổ chức và phân công công việc, các chính sách về nhân sự…để từ đócó những nhận xét thỏa đáng Đối với công ty ABC, các kiểm toán viên cho rằngBan quản lý của công ty có sự quan tâm thích đáng đến hệ thống kiểm soát nội bộvà quản lý rủi ro Những cuộc họp giữa các trưởng phòng của công ty được thườngxuyên tổ chức để đánh giá tình hình hoạt động, xác định rủi ro, đánh giá và đưa ragiải pháp Người giám sát tài chính của công ty có sự hiểu biết rất sâu sắc về cácbáo cáo tài chính và kế toán Công ty ABC đã đạt chứng chỉ chất lượng ISO 9002,toàn bộ các tài liệu của công ty đều được ghi lại trong các tài liệu và được trưởngcác phòng ban phê chuẩn

Tiếp đó, các kiểm toán viên đi sâu vào từng yếu tố của môi trường kiểm soátnội bộ (Đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin liên lạc và các thửnghiệm kiểm tra), các kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến rằng: Các phòng ban khácnhau trong công ty ABC được tổ chức và phân công trách nhiệm rất rõ ràng Vớiviệc thu thập những miêu tả công việc có liên quan đến phòng kế toán và các phòngkhác của công ty để xem xét, các kiểm toán viên đã nhận xét rằng sự phân chiacông việc của công ty là thích hợp.

Cơ cấu và sự phân chia công việc tương ứng là có tổ chức và có sự liên kết vớicác đơn vị có liên quan Sự hướng dẫn công việc đối với mỗi phòng ban được thiếtlập bởi tập đoàn và được phân bổ cho các phòng ban có liên quan Những kiểm soátcủa công ty được thể hiện trên các chính sách của công ty Những chính sách nàyđược cải thiện bởi những hoạt động hàng ngày luôn chịu sự kiểm tra chặt chẽ củacác nhà quản lý

Từ những hoạt động tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trên đây, các kiểmtoán viên đã liên hệ với bà Hương là thành viên Hội đồng quản trị để tìm hiểunhững rủi ro gian lận trong công ty vào ngày 28 tháng 2 năm 2008 Qua đó, cáckiểm toán viên đã xác định được rằng hệ thống kiểm soát nội bộ được công ty ABCthiết lập nhằm kiểm soát quy trình sản xuất và bán hàng, đồng thời các kiểm toán

Trang 33

viên cũng xác định được rủi ro tiềm tàng của công ty là việc công ty đang chịu áplực phải tăng lợi nhuận nhằm chuẩn bị cho việc niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam Những rủi ro dưới đây đã được các kiểm toán viên xác định:

Tên rủi roLoại rủi roCác cơ sở dẫn liệu liên quan

Ghi nhận những tài sảnkhông có thật và khôngtiến hành kiểm kê tài sảnvào thời điểm cuối năm

Rủi ro gian lận-Rủi rokiểm soát

Tính có thật của các tài khoảntài sản

Ghi nhận chi phí và doanhthu không đúng kỳ

Rủi ro gian lận Tính đầy đủ của các tài khoảndoanh thu và chi phí

Khai khống doanh thu/ghigiảm chi phi để chuẩn bịđược niêm yết trên sànchứng khoán

Rủi ro gian lận Tính có thật của các tài khỏanliên quan đến doanh thuTính đầy đủ của các tài khoảnchi phí…

Qua việc tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ của khách hàng, các kiểm toánviên đã đi đến kết luận kiểm soát nội bộ của công ty ABC hoạt động có hiệu quả.

2.1.4 Xác định những khoản mục cần chú ý và những cơ sở dẫn liệu cóliên quan

Theo Ernst & Young Việt Nam thì việc xác định những khoản mục cần chú ýphải dựa trên những tiêu chí sau đây:

 Tài khoản đó có quy mô lớn hơn TE hay không? Tài khoản đó có phức tạp hay không?

 Tài khoản đó nhiều nghiệp vụ liên quan hay không?

 Tài khoản đó có nhiều điều chỉnh trọng yếu cần chú ý hay không?Dựa vào lợi nhuận trước thuế của Công ty, Ernst & Young Việt Nam đã xácđịnh mức trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ báo cáo tài chính là 7.5% lợi nhuận trướcthuế đó Vì Công ty ABC là khách hàng hoàn toàn mới của công ty nên Ernst &Young Việt Nam đã xác định mức độ sai sót cho mỗi nghiệp vụ là bằng 50% của

Trang 34

Mức trọng yếu kế hoạch Để từ đó các kiểm toán viên có thể đánh giá từng khoảnmục như dưới đây:

2007Tiêu chí đánh giá (Y/N)

Những tài khoản cần

vụ lớn

cầnchú ý

Cơ sở dẫnliệu liên

Nhà cửa, máy móc, vật

C,E,V,P&D,R&O

Trang 35

không lớn hơn mức độ sai sót của từng khoản mục, có ít nghiệp vụ liên quan, cácnghiệp vụ không phức tạp và trong năm công ty không có những điều chỉnh trọngyếu liên quan tới khoản mục này, do đó, khoản mục này không được đánh giá làkhoản mục cần chú ý.

Nhưng đối với khoản mục Doanh thu bán hàng thì khác, do đây là khoản mụccó quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ liên quan, các nghiệp vụ có độ phức tạp cao vàtrong năm công ty có một số điều chỉnh trọng yếu đối với khoản mục này, do đóđược đánh giá là khoản mục đáng lưu ý

Sau khi đã xác định được khoản mục nào là khoản mục cần chú ý, các kiểmtoán viên sẽ đi sâu hơn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến từng cơ sở dẫnliệu của khoản mục đó Ở đây, cụ thể những cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoảnmục doanh thu bán hàng là tính hiện hữu, tính đầy đủ, cơ sở tính giá đúng và Phânloại và trình bày Liên quan đến những cơ sở dẫn liệu này, các kiểm toán viên đã chỉra rủi ro đối với khoản mục Doanh thu là việc khai khống hoặc khai thiếu doanh thubán hàng, doanh thu không được ghi nhận đúng kỳ…

Dựa vào những khoản mục được xác định là cần chú ý ở bước trên, các kiểmtoán viên sẽ đi sâu vào từng khoản mục để đánh giá xem các nghiệp vụ chính nàoliên quan đến khoản mục ấy cần được chú trọng Ta sẽ minh họa bằng khoản mụcDoanh thu bán hàng đã xác định ở trên:

Cũng có những cơ sở tương tự về quy mô, số lượng nghiệp vụ , độc phức tạpcủa các nghiệp vụ và những điều chỉnh quan trọng như trên Khoản mục Bán hàngvà các khoản phải thu được xác định bao gồm 2 lớp nghiệp vụ chính liên quan là:

 Bán hàng và các khoản phải thu Thu tiền

2.1.5 Tìm hiểu nghiệp vụ và xác định những điểm dễ xảy ra sai sót để thựchiện kiểm tra xuyên suốt

Đây là bước các kiểm toán viên thực hiện những tìm hiểu bản chất, cách thứcvận hành của từng lớp nghiệp vụ cần chú ý đã xác định được ở phần công việc trên.Ta sẽ tìm hiểu cách thức thực hiện công đoạn này của các kiểm toán viên của Công

ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trên lớp nghiệp vụ Bán hàng và các khoảnphải thu thông qua những tài liệu mà các kiểm toán viên đã lưu trữ lại

Trang 36

1 Tên lớp nghiệp vụ/quy trình: Bán hàng & Các khoản phải thu

2 Bộ phận thực hiện lớp nghiệp vụ: Phòng Kế toán và Phòng Kinh doanh

Mục đích của lớp nghiệp vụ/quy trình:

Cơ sở dẫn liệu:

 Khoản phải thu: Tồn tại, Đánh giá đúng, Đầy đủ, Quyền và nghĩa vụ. Bán hàng: Hiện hữu, Phương pháp tính giá đúng và Đầy đủ

Mục tiêu hoạt động (Thời gian/Chi phí/Chất lượng)*

 Chuyển hàng đúng thời gian Doanh thu được ghi nhận đúng kỳ

Những mục tiêu về tuân thủ

 Tuân thủ những quy định về kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Trích dự phòng cho nợ xấu và xóa nợ không thu hồi được theo những chính sách củacông ty

Đầu ra/Đầu vào của các lớp nghiệp vụ/quy trình

Đầu ra/đầu vào của ứng dụng công nghệhỗ trợ

Đầu vào:

 Bảng chào giá Hợp đồng

Đầu vào:

 File quản lý khách hàng Thanh toán của khách hàngĐầu ra:

 Yêu cầu mua hàng

 Biên bản vận chuyển hàng Hóa đơn

 Ghi nhận nghiệp vụ

Đầu ra:Hóa đơn

Nhập nghiệp vụ vào Sổ chi tiết Doanhthu, Các khoản phải thu và hàng tồn khoNhập nghiệp vụ vào sổ Cái

Báo cáo quản lý chi phí

Những lớp nghiệp vụ quan trọng:

Bán hàngXuất khoThu tiền

Trang 37

Những tài khoản cần chú ý bị ảnh hưởng và những rủi ro kinh doanh và báo cáotài chính liên quan đến những tài khoản này:

 Khoản phải thu Bán hàng Hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Tiền

Những thông tin về quy trình thực hiện nghiệp vụ Bán hàng của công ty:

Miêu tả những thông tin nổi bật trong lớp nghiệp vụ cần chú ýMiêu tả sự hỗ trợcủa công nghệthông tin đối với

nghiệp vụ

Công ty ABC có 5 văn phòng thuộc phòng Kinh doanh ở HàNội,Quảng Bình, Hải Phòng, Đã Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minhvà công ty không có hoạt động xuất khẩu.

Quy trình bán hàng bắt đầu từ Phòng Kinh doanh:

 Các nhân viên bán hàng sẽ thu thập thông tin về nhu cầu củakhách hàng, sau đó sẽ gửi cho Phòng Định giá.

 Các nhân viên ở Phòng Định giá sẽ dựa trên những thông tin(như loại cửa, các tính năng đặc biệt…) để lập bản báo giá, rồi gửilên trưởng phòng và thành viên Hội đồng quản trị để phê chuẩn vàđóng dấu trước khi gửi cho khách hàng.

Không có

Trong trường hợp Khách hàng đồng ý với bản báo giá, phòngKinh doanh sẽ chuẩn bị một Hợp đồng quy định giá trị hợp đồng,cách thức thanh toán…bao gồm cả các điều khoản về yêu cầu đặtcọc cho hợp đồng.

Hợp đồng sẽ được ký kết giữa khách hàng và thành viên BanGiám đốc.

Thông tin về khách hàng sẽ được chuyển tới phòng Kế toán để ghinhận vào hệ thống kế toán nếu là khách hàng mới.

Những khoản đặt cọc sẽ được ghi nhận để ghi vào bên Có Tàikhoản phải thu

Không

Trang 38

Để thực hiện sản xuất, nhân viên kinh doanh sẽ chuẩn bị nhữngchứng từ như Hợp đồng, Bản báo giá, Yêu cầu sản xuất để gửi chonhà máy Yêu cầu sản xuất phải được phê chuẩn bởi Ban Giámđốc cũng như những kiểm soát viên, người có trách nhiệm kiểmtra tính thống nhất giữa yêu cầu của khách hàng với yêu cầu sảnxuất để chắc chắn rằng sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu củakhách hàng.

Sau khi đã hoàn tất hợp đồng, nhân viên phòng Kinh doanh sẽchuyển tất cả tài liệu chứng từ cho phòng Kế toán để ghi nhậndoanh thu và cá khoản phải thu.

Dựa trên biên bản thanh lý hợp đồng, kế toán sẽ ghi nhận doanhthu và các khoản phải thu

Tự động nhập doanhthu và khoản phảithu vào Sổ Cái.Hóa đơn sẽ được phát hành khi khách hàng đã thanh toán hết hợp

đồng và phải có chứ ký của Kế toán trưởng và đóng dấu trước khigửi cho khách hàng.

Từ việc tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, các kiểm toán viên đã đưa ra nhữngđánh giá về kiểm soát các rủi ro dễ gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ vàđã kết luận rằng quy trình của công ty ABC là có tồn tại.

Trang 39

Sai sót dễ gặpHoạt động kiểm soátTần suấtNgười thực hiệnĐánh giá về thiết kếĐánh giá hoạt động

Doanh thu không đượcghi nhận đầy đủ

Số hợp đồng được đánh số bởinhân viên phòng Kinh doanh

Yêu cầu sản xuất được xem xétbởi nhân viên kiểm soát

Hóa đơn và phiếu xuấtkho không khớp với sốhàng chuyển đi

Phiếu giao nhận hàng phải đượcký giữa Giám đốc sản xuất vàKhách hàng

Thủ kho phải kiểm tra và chấpnhận số với Phiếu giao nhận vàYêu cầu sản xuất trước khi xuấthàng

Các số liệu về mức giá,chiết khấu, mức thuế…trong hóa đơn bị ghi sai

Hợp đồng phải được kiểm tra vàtrùng khớp với số liệu trong bảngbáo giá do Phòng Kinh doanh lập

Chiết khấu phải được ghi tronghợp đồng và được phê chuẩn bởiTổng Giám đốc

Hàng ngày Tổng giám đốc Không hiệu quả

Nhân viên kế toán phải thực hiệnđối chiếu để kiểm tra sự trùngkhớp về số liệu giữa hóa đơn vớihợp đồng đã ký kết

Trang 40

2.1.6 Tìm hiểu và thực hiện kiểm tra xuyên suốt về hệ thống thông tinkiểm soát

Do hệ thống công nghệ thông tin của công ty ABC là hết sức đơn giản, phầnmềm sử dụng là phần mềm kế toán Bravo và Window2003, do đó các kiểm toánviên đã không thực hiện việc kiểm tra chi tiết đối với hoạt động kiểm soát của hệthống công nghệ thông tin Các kiểm toán viên đã thực hiện thủ tục kiểm tra xuyênsuốt về những vấn đề quan trọng sau:

Những thay đổi trong hệ thống

Phần mềm công ty ABC sử dụng được cung cấp bởi bên ngoài, do đó mọi sựthay đổi đều được thực hiện bởi nhà cung cấp Những yêu cầu về những thay đổitrọng yếu sẽ được phê chuẩn bởi Giám đốc.

Nhà cung cấp và các nhân viên của công ty sẽ hợp tác để thử nghiệm nhữngthay đổi, đồng thời những thay đổi đó cũng được xem xét lại và được thỏa thuậngiữa các bên.

Về sự phân công nhiệm vụ của công ty về những thay đổi:

 Những người lập trình nên phần mềm hệ thống hay những thay đổi sẽkhông được phê chuẩn việc phát triển, thay đổi chương trình hay thực hiện nhữngthử nghiệm kiểm soát có liên quan.

 Những người thực hiện các kiểm soát thử nghiệm có liên quan đếnviệc phát triển chương trình hay những thay đổi không được phê chuẩn bởi việcphát triển và thay đổi chương trình, hay di chuyển chương trình

Trong quá trình thực hiện kiểm tra xuyên suốt, các kiểm toán viên đã thẩm vấnnhững người quản lý của công ty và được cho biết rằng tất cả những thay đổi đềuđược nhà cung cấp thực hiện, do đó không có bất kỳ sự thay đổi trọng yếu nào trongnăm 2007 được giải thích Tuy nhiên, công ty cũng giải thích rằng tất cả những thayđổi đó đều được xem xét và có sự đồng ý của các nhân viên công ty trước khi hoàntất và người thực hiện sự thay đổi đó là nhân viên của nhà cung cấp.

Từ đó, các kiểm toán viên đã đưa ra kết luận rằng những thay đổi trong côngnghệ thông tin kiểm soát là hiệu quả.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức ghi sổ mà Công ty đang áp dụng là Nhật ký chung. Là một công ty kiểm toán nên bộ phận kế toán của công ty được đào tạo chuyên nghiệp và hoạt động  tương đối tốt - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
Hình th ức ghi sổ mà Công ty đang áp dụng là Nhật ký chung. Là một công ty kiểm toán nên bộ phận kế toán của công ty được đào tạo chuyên nghiệp và hoạt động tương đối tốt (Trang 14)
• Bảng chào giá •Hợp đồng - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
Bảng ch ào giá •Hợp đồng (Trang 35)
Bảng Cân đối kế toán - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
ng Cân đối kế toán (Trang 59)
BẢNG ĐÁNH GIÁRỦI RO TỔ HỢP - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG ĐÁNH GIÁRỦI RO TỔ HỢP (Trang 81)
BẢNG CÂU HỎI VỀ NHỮNG RỦI RO PHÁT SINH (Áp dụng cho Ngân hàng XYZ) - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
p dụng cho Ngân hàng XYZ) (Trang 88)
E. Có tình hình nợ nhiều hoặc điều kiện đòn bầy nặng. - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
t ình hình nợ nhiều hoặc điều kiện đòn bầy nặng (Trang 90)
I. Tình hình tài chính cho thấy đã có hoạt động gian  lận  hay  những  hoạt  động  vi  phạm  luật  pháp và các nguyên tắc chung phát sinh - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
nh hình tài chính cho thấy đã có hoạt động gian lận hay những hoạt động vi phạm luật pháp và các nguyên tắc chung phát sinh (Trang 93)
BẢNG LIỆT KÊ CÁC RỦI RO SƠ BỘ CỦA NGÂN HÀNG XYZ - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
BẢNG LIỆT KÊ CÁC RỦI RO SƠ BỘ CỦA NGÂN HÀNG XYZ (Trang 94)
 Ảnh hưởng của các khoản mục ngoại bảng tới tình hình tài chính của ngân hàng không  được Ngân hàng phân tích kỹ lưỡng - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
nh hưởng của các khoản mục ngoại bảng tới tình hình tài chính của ngân hàng không được Ngân hàng phân tích kỹ lưỡng (Trang 115)
• Hàng tháng, Báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng được gửi lên Ngân hàng Nhà  nước. - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
ng tháng, Báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng được gửi lên Ngân hàng Nhà nước (Trang 126)
3. Từ những phân tích tài chính của công ty trong 3 năm gần đây, tình hình tài chính của công ty được đánh giá: - Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
3. Từ những phân tích tài chính của công ty trong 3 năm gần đây, tình hình tài chính của công ty được đánh giá: (Trang 128)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w