1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc

82 3K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Trang 1

MỤC LỤCDANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONGKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCHVỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 3

1.1 Khái quát về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện 3

1.1.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 4

1.1.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 9

1.1.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 13

1.2 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanhthu và giá vốn hàng bán tại khách hàng ABC 14

1.2.1 Giới thiệu về khách hàng ABC 14

1.2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 15

1.2.2.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng 15

1.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 23

1.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 28

1.3 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán tại khách hàng XYZ (khách hàng thường xuyên) 30

1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 30

1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 35

1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 46

1.4 So sánh việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại hai khách hàng ABC và XYZ do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 47

Trang 2

1.4.1 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 47

1.4.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 48

1.4.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 50

CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC THỦTỤC PHÂN TÍCH KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANHTHU VÀ GIÁ VỐN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOCÔNG TY AASC THỰC HIỆN 52

2.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện 52

2.1.1 Ưu điểm vận dụng thủ tục phân tích kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 52

2.1.2 Nhược điểm vận dụng thủ tục phân tích khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 56

2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng thủ tục phân tích khi kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chình do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 59

2.2.1 Những kiến nghị về việc vận dụng thủ tục phân tích kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện 59

2.2.1 Kiến nghị chung về tổ chức công tác kiểm toán để đảm bảo việc thực hiện thủ tục phân tích với các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 68

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình chung vận dụng thủ tục phân tích do công ty

AASC thực hiện 4

Bảng 1.1 Bảng phân tích tổng thể các khoản mục 18

Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu và giá vốn hàng bán 20

Bảng 1.3 Bảng tính mức trọng yếu 21

Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty ABC 22

Bảng 1.5 Tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty ABC trong năm 2008 24

Bảng 1.6 Giấy tờ làm việc về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm của công ty ABC với số liệu ước tính của KTV 24

Bảng 1.7 So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến 27

Bảng 1.8 So sánh giá vốn hàng bán thực tế với số liệu dự kiến 27

Bảng 1.9 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán tại công ty ABC 28

Bảng 1.10 Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD Công ty XYZ 32

Bảng 1.11 Bảng tính mức trọng yếu 33

Bảng 1.12 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ 34

Bảng 1.13 Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quý 36

Bảng 1.14 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng 38

Bảng 1.15 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng và chi nhánh 39

Bảng 1.16 Phân tích tỷ trọng doanh thu 40

Bảng 1.17 Phân tích tỷ trọng giá vốn hàng bán 41

Bảng 1.18 Kiểm tra tính đúng kỳ doanh thu khí thô 44

Bảng 1.19 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn 47

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết 62

Bảng 2.2 So sánh chỉ tiêu nghành 63

Bảng 2.3 Đánh giá thêm qua các tỷ suất 63

Bảng 2.4 So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch 64

Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮTST

1 AASC Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh6 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếuđối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của mọi loạihình doanh nghiệp Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp lý, kháchquan, có độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính Hoạt động kiểm toán không chỉ tạoniềm tin cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp mà cònhướng dẫn nghiệp vụ và củng có nề nếp hoạt động tài chính kế toán nâng cao hiệuquả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán.

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một tronghai Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991 Với bề dày kinhnghiệm lâu năm cùng sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và toàn thể cán bộtrong Công ty, AASC đã thực sự phát triển, đóng góp một phần đáng kể đối với sựphát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nền kinhtế đất nước nói chung

Thủ tục phân tích một trong nhứng phương pháp mà AASC đang áp dụng trongkiểm toán BCTC, đây là một thủ tục vừa đơn giản, vừa mang lại hiệu quả cao và tiếtkiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí song các bằng chứng thu thập đượcluôn đầy đủ và có tính thuyết phục cao Doanh thu và giá vốn hàng bán luôn là cáckhoản mục quan trọng của báo cáo tài chính vì nó thể hiện kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong cả một thời kỳ Mặt khác giữa doanh thu và giá vốn cũng cómối liên hệ mật thiết với nhau, đây chính là yếu tố phù hợp nhất cho việc vận dụngthủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này.

Trong quá trình thực tập, với sự nhận thức rõ về vai trò của hoạt động kiểmtoán, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kiểm toán 6 công tyAASC và ThS Đinh Thế Hùng, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của việcvận dụng thủ tục phân tích vào trong quá trình kiểm toán, đặc biệt là khi kiểm toáncác khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC Vì thế em đã

chọn đề tài “ Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh

Trang 6

thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHHDịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” làm báo cáo

chuyên đề thực tập của mình Báo cáo của em gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoảnmục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Chương 2: Nhận xét và kiến nghị về việc vận dụng các thủ tục phân tích khithực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn trong kiểm toán báo cáotài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toánAASC thực hiện

Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong sự đóng góp của các thầy cô, các anh các chị và các bạn đểem hoàn thiện tốt bài viết của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂMTOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ

VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

1.1 Khái quát về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanhthu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện

AASC là một công ty có truyền thống và kinh nghiệm hàng đầu Việt Namtrong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, , với sự vận dụng đầy đủ và hiệu quảcác giai đoạn kiểm toán vào quá trình thực hành và đặc biệt sự vận dụng thủ tụcphân tích trong các giai đoạn kiểm toán một cách sáng tạo, linh hoạt đã giúpKTV tại AASC thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình

Doanh thu và giá vốn là hai khoản mục trọng yếu trên bảng báo cáo kết quảkinh doanh, mà việc vận dụng thủ tục phân tích cho các khoản mục trên báo cáo kếtquả kinh doanh luôn là rất hữu ích, do đó việc vận dụng thủ tục phân tích cho haikhoản mục này sẽ đem lại hiệu quả cao

Với mỗi loại đối tượng khách hàng như khách hàng mới hay khách hàngthường xuyên, đặc điểm sản xuất kinh doanh mà công ty TNHH Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) sẽ áp dụng các thủ tục phân tíchmột cách linh hoạt khi thực hiện kiểm toán cho các khoản mục doanh thu và giávốn, nhưng khái quát chung thì tất cả đều tuân theo một quy trình chung khithực hiện Có thể khái quát quy trình vận dụng thủ tục phân tích cho các khoảnmục doanh thu và giá vốn hàng bán do công ty AASC thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 8

Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình chung vận dụng thủ tục phân tích do côngty AASC thực hiện

1.1.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

* Mục tiêu áp dụng thủ tục phân tích cho khoản mục doanh thu và giá vốnhàng bán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 09:

“KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toánđể tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng rủi ro cụ thể

Chuẩn bị kiểm

TTPT sơ bộ

Thu thập thông tin tài chính và phi tài chínhSo sánh thông tin

Phân tích kết quả

Thực hiện kiểm

TTPT chi tiết

Xác định khoản mục và sai sót kiểm traXây dựng số ước tính kiểm toán

Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận đượcXác định chênh lệch trọng yếu để kiểm traKiểm tra số chênh lệch trọng yếu

Đánh giá kết quả kiểm tra

Kế thúc kiểm

Rủi ro kiểm

toán cao

Rủi ro kiểm

toán thấp

So sánh thông tin

Phân tích kết quả

Không thực hiện TTPTTTPT

soát xét

Trang 9

Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán khác.”

Như vậy rõ ràng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán thì thủ tục phân tích luônđóng vai trò quan trọng để KTV đánh giá các thông tin ban đầu về khách hàng, đặcbiệt là các khách hàng mới lần đầu được kiểm toán Khoản mục doanh thu và giávốn luôn là những khoản mục trọng yếu cũng như thường có những sai phạm trọngyếu vì đây là hai khoản mục trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của côngty cũng như phản ánh chính xác tình hình hoạt động thực tế của công ty khách hàng.Chính vì vậy theo chuẩn mực đã nêu rõ thì có thể nhận thấy những mục tiêu khi ápdụng thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán cho hai khoản mục doanhthu và giá vốn hàng bán như sau:

- Thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng vềkế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra từ kiểm toán lầntrước Đặc biệt là các yếu tố liên quan đến các chính sách của công ty về xuất bán hànghóa và chính sách về ghi nhận doanh thu Các nội dung trên cá BCTC cần chú ý có thểhiểu là các tài khoản hàng tồn kho, các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh….

- Tăng cường hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng vàgiúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của công tykhách hàng Hoạt động kinh doanh của khách hàng thường chịu tác động nhiều từcác yếu tố vi mô lẫn các yếu tố vĩ mô, trong đó sự thay đổi dẫn đến thay đổi lợinhuận luôn có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động liên tục của công ty, do đótrong giai đoạn này việc đánh gía các vấn đề liên quan trực tiếp đến doanh thu, giávốn và lợi nhuận luôn là việc cần thiết.

Việc áp dụng thủ tục kiểm toán trong giai đoạn này sẽ cho KTV nhận thấycác yếu tố cần quan tâm đối với khoản mục doanh thu và giá vốn trước khi bướcvào cuộc kiểm toán, từ đó nhận định đánh giá rủi ro và phân bổ các ước tính cho haikhoản mục này Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị này là rất cầnthiết nhưng quy mô và phạm vi áp dụng của thủ tục thay đổi tùy thuộc vào phạm vivà bản chất hoạt động cũng như sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng.

Trang 10

* Phương pháp áp dụng

Quy trình thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán nói chung và chokhoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán nói riêng bao gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính

- Thông tin tài chính và phi tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến các thông tintrên các BCTC nói chung và liên quan trực tiếp đến sự biến đổi của các khoản mụcdoanh thu và giá vốn hàng bán nói riêng, vì vậy khi chuẩn bị kiểm toán, KTV cầnthu thập đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính của năm hiện hành và nhữngnăm trước đó Các thông tin này bao gồm:

 Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý

 Các thông tin về tình hình kinh doanh: Các BCTC, các thông tin liên quanđến môi trường kinh doanh, pháp luật, công nghệ ảnh hưởng tới SXKD…

 Các thông tin về hệ thống KSNB: Điều lệ, quy chế hoạt động, Sơ đồ tổchức bộ máy quản lý, Biên bản họp hội đồng quản trị và ban giám đốc…

 Các thông tin về thuế, về nhân sự, về kế toán

 Các chính sách tài chính của công ty: chính sách tài chính, giá cả tín dụngTrong đó các thông tin phi tài chính như năng lực sản xuất, số công nhân viên…Thông tin phi tài chính chủ yếu được sử dụng để xác định sự phù hợp của số liệutrên BCTC của khách hàng với hiểu biết của KTV về hoạt động SXKD của kháchhàng

Các thông tin tài chính chính là các thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sựđánh giá của KTV khi tiếp cận các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán Giávốn hàng bán liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho, do đó mỗi sự thay đổi trongchính sách hàng tồn kho như phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ làm thay đổicách tính giá vốn của hàng bán Doanh thu cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả, môitrường bán, đối thủ cạnh tranh…nên các thông tin là rất quan trọng thu thập thôngtin tốt sẽ là tiền đề để KTV có cái nhìn xác thực hơn về tính trung thực, hợp lý trongghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán của đơn vị

Bước 2: So sánh thông tin thu được

Sau khi đã thu thập được các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính,

Trang 11

KTV tiến hành so sánh, phân tích các thông tin này Mục tiêu chủ yếu của việc phântích này là xác định các vùng có thể xảy ra rủi ro của các sai sót trọng yếu Trongkhi thực hiện so sánh, KTV phải chú ý đến các vấn đề sau:

- Những biến động bất thường hoặc những số dư tài khoản lẽ ra phải có biếnđộng bất thường nhưng không thấy xuất hiện.

- Những biến động bất thường của các tài khoản có liên quan mà theo xét đoáncủa kiểm toán viên phải chịu ảnh hưởng từ biến động bất thường của các tài khoảnkhác có liên quan.

- Xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

KTV thường sử dụng thông tin tài chính sơ bộ năm nay và thông tin tài chínhnăm trước hoặc kế hoạch xây dựng cho năm nay để so sánh Tuỳ thuộc vào quy môvà tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng mà KTV sẽ xác địnhmục tiêu và các chỉ tiêu phân tích như so sánh số biến động tuyệt đối, so sánh sốliệu kỳ này với kỳ trước, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ướctính của KTV, so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu chung của ngành…Nhưng thông thường thì bước đầu tiên KTV tiến hành so sánh số năm nay với sốnăm ngoái để xem sự thay đổi về giá trị của các số dư hoặc phần trăm thay đổi nămnay và năm trước so sánh với phần trăm thay đổi của năm trước so với năm trướcđó nữa.

Trong một số trường hợp, KTV có thể so sánh số liệu năm nay với số liệu vàinăm trước đó để thấy bản chất của thông tin tài chính năm nay.

Từ việc so sánh thông tin này, KTV sẽ có được được những ý tưởng cụ thểvề sự thay đổi dự tính của thông tin tài chính năm nay so với năm trước đó.

Trong năm KTV nhận thấy số luợng hàng bán ra tăng so với cùng kỳ năm trướcnhưng doanh thu lại tăng không đáng kể chưa tương xứng với tốc độ luân chuyển củahàng hóa Trong trường hợp này, KTV có thể cân nhắc tới một số khả năng như: chấtlượng hàng bán đang bị giảm sút, hàng lỗi thời dẫn đến giá bán không tăng, thậm chícần cân nhắc cả đến khả năng doanh thu đang bị ghi giảm, ghi thiếu

Doanh thu trong năm tăng lên đáng kể nhưng số dư tài khoản các khoản phảithu biến động ít Điều này có thể xem xét đến các chính sách tín dụng của đơn vị đã

Trang 12

áp dụng và có sự thay đổi trong năm qua, đơn vị đã có các biện pháp để thu hồi nợtốt hơn.

Với doanh thu và giá vốn hàng bán KTV có thể sử dụng các so sánh sau: So sánh giữa Doanh thu và giá vốn thực tế với kế hoach của đơn vị  So sánh số liệu Doanh thu và giá vốn kỳ này với số liệu của kỳ trước. So sánh giữa Doanh thu và giá vốn thực tế với ước tính của KTV

 So sánh giữa Doanh thu thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngànhcó cùng quy mô hoạt động, với số liệu thống kê định mức cùng ngành nghề

So sánh này sẽ giúp KTV có thể hình dung được ban đầu về khả năng và thựctế hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ Tùy vào qui mô và tính chất hoạt độngkinh doanh của từng đối tượng, loại hình kinh doanh mà có thể áp dụng các mụctiêu, các loại so sánh khác nhau

Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu

Sau khi phân tích sơ bộ, KTV sẽ đánh giá kết quả so sánh ban đầu để xem xétsự biến động của số dư tài khoản có phù hợp với nhận định và những hiểu biết củakiểm toán viên hay không Trong trường hợp xảy ra những biến động lớn so với dựđoán, KTV cần thảo luận với nhà quản lý của đơn vị và xem xét tính hợp lý của lờigiải thích vế sự biến động đó Nếu như KTV chưa hoàn toàn thoả mãn với nhữngbằng chứng mà mình đã thu thập được thì có thể tiến hành thêm các thủ tục phântích ở cấp độ cao hơn nhằm mục đích làm sáng tỏ các biến động trên một tài khoảncụ thể.

Phân tích ở cấp độ cao hơn có thể là so sánh thông tin năm hiện tại với cácnguồn thông tin độc lập hoặc nguồn thông tin chuẩn: so sánh giữa số liệu kế hoạchvới số thực hiện, so sánh giữa các hoạt động song song, so sánh giữa số liệu củakhách hàng với đối thủ cạnh tranh hoặc có thể là tính toán các tiêu thức và tỷ sốnhư : khả năng thanh toán, hoạt động, sinh lời, đoàn bẩy kinh doanh Qua đó, KTVxác định được nguyên nhân của sự biến động của một số dư hay nhóm số dư Điềunày giúp KTV trong việc đánh giá khả năng nhận biết rủi ro trong việc xác định rủiro cụ thể đối với sai sót cũng như sai sót tiềm tàng để xây dựng kế hoạch kiểm toáncụ thể.

Trang 13

Sau khi đã tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn mà vẫn cónhững biến động không hợp lý chưa giải thích được, KTV cần xác định tài khoản cóthể bị ảnh hưởng cũng như chỉ ra rủi ro đối với các cơ sở dẫn liệu KTV cần ghi chúvấn đề này khi lập chương trình kiểm toán và nhận định sai sót tiềm tàng có thể ảnhhưởng tới số dư tài khoản.

Qua kết quả áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ, KTV có thể đánh giá được mức rủiro đối với các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán, từ đó xác định được cầntập trung đi sâu cho yếu tố nào trong các khoản mục này.

1.1.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

* Mục tiêu áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán chokhoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 11: “ Trong quá trình kiểmtoán, nhằm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính,KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai.Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể,KTV phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán”

Như vậy mục tiêu chung của việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạnthực hiện kiểm toán nói chung và cho các khoản mục doanh thu và giá vốn hàngbán nói riêng là nhằm hạn chế các rủi ro phát hiện liên quan đến các khoản mụctrọng yếu như doanh thu và giá vốn Doanh thu và giá vốn hàng bán phản ánh trênbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh luôn gắn chặt với các chỉ tiêu thu chi tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, nhập xuất vật tư, hàng hóa Đó là những yếu tố đồng nhấtvà dễ xảy ra các sai phạm nhất

* Phương pháp áp dụng thủ tục phân tích

Doanh thu và giá vốn là hai khoản mục trọng yếu trên bảng báo cáo kết quảkinh doanh, mà việc vận dụng thủ tục phân tích cho các khoản mục trên báo cáo kếtquả kinh doanh luôn là rất hữu ích, do đó việc vận dụng thủ tục phân tích cho haikhoản mục này sẽ đem lại hiệu quả cao Cũng tuân theo quy trình chung về vậndụng thủ tục phân tích, thông thường khi tiến hành kiểm toán cho khoản mục doanhthu và giá vốn sẽ tuân theo các bước sau:

Trang 14

Bước 1: Xác định khoản mục và sai sót kiểm tra

- Xác định số dư tài khoản cần kiểm tra:

Số dư tài khoản cần kiểm tra là số dư của một tài khoản hoặc một nhóm tàikhoản trên BCTC Việc xác định số dư tài khoản đơn lẻ hay của một nhóm tàikhoản để áp dụng thủ tục phân tích chi tiết là tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vikiểm tra của KTV.

- Phân tách số dư tài khoản, khoản mục cần kiểm tra:

Sự phân tách số dư cần kiểm tra là việc chia nhỏ nó theo một số tiêu thứcnhất định để áp dụng so sánh các giá trị ước tính khác nhau KTV chia nhỏ số dưcần kiểm tra khi việc tính toán số ước tính cho số dư đó không hiệu quả và khôngđảm bảo được tính chính xác và độ tin cậy hợp lý cho kết quả kiểm tra Nếu chianhỏ số dư cần kiểm tra và tính toán số ước tính cho các tiểu số dư đó thì độ chínhxác và độ tin cậy của số dư ban đầu được tổng hợp lại từ các tiểu số dư sẽ hợp lýhơn, đảm bảo không còn tồn tại sai sót báo cáo KTV thực hiện thủ tục phân tích ởmức độ nhóm số dư cao nhất có thể vì nếu thoả mãn được kết quả kiểm tra thì KTVsẽ không phải thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo Các mức độ nhóm số dư từ caođến thấp bao gồm: các khoản mục đơn lẻ trên BCTC, nhóm tài khoản có cùng bảnchất, số dư tài khoản riêng lẻ Việc chia nhỏ số dư cần kiểm tra sẽ góp phần nângcao hiệu quả kiểm toán, tăng độ chính xác của việc ước tính, dễ dàng giải thích sựkhác biệt, tăng độ tin cậy của số liệu được phân tách và xác định được bản chất củacác nghiệp vụ trong số dư được kiểm tra.

Bước 2: Xây dựng số ước tính kiểm toán

Số ước tính kiểm toán là số do KTV xác định dựa vào dữ liệu có quan hệ vớigiá trị cần được kiểm tra và các mối quan hệ này phải có ý nghĩa trong việc phântích Số ước tính của KTV có ý nghĩa rất quan trọng giúp KTV đưa ra những nhậnxét chính xác đối với số kiểm toán Trong bước này chúng ta cần phải giải quyết 3vấn đề là ước tính giá trị, xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được và xác địnhchênh lệch trọng yếu cần kiểm tra.

Ước tính giá trị: khi tính toán giá trị ước tính, KTV cần làm việc với kháchhàng để xác định các yếu tố kinh doanh cơ bản có ảnh hưởng tới sự biến động của

Trang 15

số dư tài khoản nhằm tìm ra các số liệu có liên quan hợp lý và khả năng ước tínhcủa các mối quan hệ về số liệu Sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh và tìnhhình kinh tế cũng giúp KTV xác định được tính hợp lý và khả năng ước tính của cácmối quan hệ về số liệu này Với doanh thu và giá vốn hàng bán thì ước tính giá trịxây dựng trên các mối quan hệ như: doanh thu năm trước biến động tăng mạnh dẫnđến sự bão hòa doanh thu trong năm nay, kế hoạch doanh thu năm nay quá cao hoặcquá thấp gây sức ép cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, mối quan hệdoanh thu và giá vốn hàng bán với các số liệu phi tài chính khác…

Bước 3: Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được

Sau khi đã tính toán được giá trị ước tính, KTV sẽ so sánh chúng với giá trịghi sổ của một tài khoản hoặc khoản mục cần kiểm tra Chênh lệch giữa giá trị ướctính và giá trị ghi sổ sẽ được dùng để đánh giá mức độ trọng yếu của số dư tàikhoản Chênh lệch có thể chấp nhận được là thể hiện số chênh lệch tối đa có thểchấp nhận được giữa số ước tính của kiểm toán viên và giá trị ghi sổ của một tàikhoản hoặc khoản mục được kiểm tra KTV sử dụng xét đoán nghề nghiệp để xácđịnh số chênh lệch có thể chấp nhận được, từ đó nhận biết những chênh lệch trọngyếu Để xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được, KTV cần xem xét các nhântố sau:

- Giá trị trọng yếu: Giá trị trọng yếu càng thấp thì giới số chênh lệch có thểchấp nhận được càng thấp.

- Mức độ đảm bảo: Yêu cầu mức độ đảm bảo càng cao thì chêch lệch có thểxác định được càng nhỏ.

- Mức độ chi tiết: Mẫu chọn càng chi tiết thì số chênh lệch chấp nhận đượccần được chi tiết tương ứng với số chi tiết của mẫu chọn.

- Tính chính xác của số liệu ước tính: Nếu KTV tin tưởng vào số liệu ướctính của mình thì giá trị số chênh lệch có thể chấp nhận được càng thấp.

Bước 4: Xác định chênh lệch trọng yếu và kiểm tra chênh lệch trọng yếu

Khi xác định được số chênh lệch, KTV cần xem xét, giải thích về sự chênhlệch đó một cách logic Số chênh lệch lớn hơn số có thể chấp nhận thì được coi làchênh lệch trọng yếu và cần được kiểm tra lại Kiểm toán viên cần quan tâm đến số

Trang 16

chênh lệch trọng yếu vì nó là một yếu tố cho biết có thể có sai sót tồn tại trong số dưđang được kiểm tra Trong trường hợp này, cần xác định và kiểm tra bản chất vànguyên nhân dẫn đến số chênh lệch trọng yếu đó Các bằng chứng mà kiểm toánviên thu thập được nhằm giải thích cho số chênh lệch trọng yếu cần phải đượclượng hoá bằng giá trị số liệu cụ thể.

Khi thu thập bằng chứng cho số chênh lệch trọng yếu, cần xác định bằng chứngcho toàn bộ số chênh lệch chứ không chỉ riêng cho phần chênh lệch vượt quá chênhlệch có thể chấp nhận được Theo đó cần lượng hoá bằng giá trị để giải thích sốchênh lệch Trường hợp kiểm toán viên chỉ tìm được bằng chứng có thể lượng hoácho phần chênh lệch vượt quá chênh lệch có thể chấp nhận được thì phần còn lại,nếu nhỏ hơn chênh lệch có thể chấp nhận được và kiểm toán viên cảm thấy yên tâmvà chấp nhận số chênh lệch nhỏ hơn đó, thì kiểm toán viên có thể kết luận về số dưđược kiểm tra mà không cần thực hiện thêm các bước kiểm tra khác

Nguyên nhân chênh lệch có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ đượckiểm toán chứa đựng sai sót và cũng có thể do ước tính trong phân tích Đối với cáckhoản mục doanh thu và giá vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến các nghĩa vụ của doanhnghiệp đối với nhà nước, do đó thường xuất hiện nhiều sai phạm như khai giảmdoanh thu hoặc khai tăng chi phí để nhằm giảm lợi nhuận Những chênh lệch đượctìm ra sẽ được đem đối chiếu với mức trọng yếu đã được KTV xác định trong giaiđoạn chuẩn bị kiểm toán Mọi sự giải thích cho sự chênh lệch được tìm ra này cầnphải được xem xét một cách cẩn trọng, KTV sẽ phải xem xét cả những nguyên nhântừ phía đơn vị cũng như từ những giả định và dữ liệu dùng để ước tính Cuối cùngnếu quá trình thực hiện thủ tục phân tích vẫn còn những chênh lệch KTV sẽ phảitiến hành kiểm tra chi tiết.

Bước 5: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Những phát hiện qua kiểm toán bao gồm những sai sót trong tài khoản, qua quansát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và những vấn đề khác vì vậy bằng chứngkiểm toán thu thập được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá lại Nghĩa là mọichênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyênnhân cả về cơ sở dẫn liệu cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh củakhách hàng.

Trang 17

Nếu KTV tin tưởng số liệu ước tính mang tính chính xác cao thì họ có thểkết luận kết quả phân tích đáng tin cậy và đưa ra những sai sót nhận biết được và saisót có thể vào phần đánh giá chung kết quả kiểm tra Nếu nghi ngờ độ tin cậy của sốước tính hoặc kết luận cần phải thu được sự đảm bảo cao hơn từ các thủ tục kiểmtoán so với kế hoạch ban đầu thì cần thực hiện các thủ tục thay thế khác để thỏamãn mức độ đảm bảo về kiểm toán Nếu thủ tục phân tích được kết luận là khôngđủ tin cậy thì cần thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thay thế.

Việc đánh giá kết quả cần xác định xem chênh lệch được giải thích và chưađược giải thích Đối với các chênh lệch có thể giải thích bởi các sai sót phát hiệnđược, KTV xác định được cụ thể sai sót đó thuộc loại nghiệp vụ nào gây nên và ảnhhưởng tới những tài khoản nào cũng như chỉ tiêu nào trên BCTC Đây là các sai sótcó thể nhận biết được Trong trường hợp này, KTV có thể yêu cầu ban quản lý điềuchỉnh cho các sai sót đó KTV cũng cần tập hợp tất cả các sai sót không được kháchhàng điều chỉnh để đưa lên phần đánh giá kết quả kiểm tra và đánh giá mức độ ảnhhưởng tới các chỉ tiêu trên BCTC Đối với các chênh lệch không thể giải thích đượcKTV không thể định lượng hay chứng thực điều gì cho các sai sót này Đây là dấuhiệu của sai sót và cần được đưa lên phần sai sót có thể xảy ra trong bảng tổng hợpchung để đánh giá tổng kết kết quả kiểm tra

1.1.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Về bản chất, thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểmtoán cũng tương tự như thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch nhưngmục tiêu của chúng thì hoàn toàn khác nhau Thủ tục phân tích soát xét là để khẳngđịnh những thay đổi trên Báo cáo tài chính là hoàn toàn phù hợp với hiểu biết củakiểm toán viên về khách hàng, phù hợp với bằng chứng mà kiểm toán viên thu thậpđược trong quá trình kiểm toán và bảo đảm tất cả các thay đổi đều có thể giải thíchthoả đáng.

* Mục tiêu áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán chokhoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 14: “ Trong giai đoạn soátxét tổng thể cuộc kiểm toán, KTV phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận

Trang 18

tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC với những hiểu biếtcủa mình về tình hình kinh doanh của đơn vị Quy trình phân tích giúp KTV khẳngđịnh lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc cáckhoản mục trên BCTC Trên cơ sở đó giúp KTV đưa ra kết luận tổng quát về tínhtrung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC Tuy nhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ranhững điểm yêu cầu KTV phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.”

* Phương pháp tiến hành thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toánTrong giai đoạn này, thủ tục phân tích thực hiện các bước sau: So sánh thông tinvà phân tích kết quả.

Bước 1: So sánh thông tin

Trong bước này, thủ tục phân tích sẽ giúp KTV đánh gía lại những thông tin đãthu thập được một cách tổng quát nhất, những thông tin trong giai đoạn này sẽ đượcđánh giá một cách cẩn trọng trước khi đi đến kết luận cho cuộc kiểm toán Cũngnhư trong giai đọan chuẩn bị các thông tin được đem so sánh nhưng trong giai đoạnnày thường nghiêng về giải thích cho những nhận định ban đầu khi thực hiện sosánh, thủ tục phân tích trong giai đoạn này phải đảm bảo rằng các giải thích là logicvà KTV chấp nhận được.

Bước 2: Phân tích kết quả

Bước phân tích kết quả trong giai đoạn này của TTPT chủ yếu dựa vào hiểu biếtcủa KTV và những bằng chứng thu thập được trong qua trình thực hiện kiểm toán.Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân của sai sót, KTV đưa ra kết luận sau khi thựchiện TTPT soát xét Nếu KTV không tìm ra được sự giải thích hợp lý thì KTV cầnphải xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng để làmsáng tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp.

1.2 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mụcdoanh thu và giá vốn hàng bán tại khách hàng ABC

1.2.1 Giới thiệu về khách hàng ABC

Công ty ABC thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số

010300317, là khách hàng năm đầu tiên của AASC Là khách hàng mới cho nên

AASC gửi thư chào hàng nêu rõ nguyện vọng muốn được kiểm toán của Công ty,

Trang 19

AASC cũng tiến hành thương lượng với khách hàng về những điều khoản trong hợpđồng như về giá phí của cuộc kiểm toán, yêu cầu kiểm toán viên, yêu cầu về côngviệc thực hiện và những thông tin cần thiết khác Sau một thời gian ngắn thì AASCnhận được thư mời kiểm toán.

Qua tìm hiểu Công ty ABC, AASC thấy rằng đây là khách hàng tiềm năng,nếu trở thành khách hàng thường niên của AASC thì sẽ là khách hàng khá quantrọng Trước đây ABC là khách hàng kiểm toán của Công ty kiểm toán Q Lý dothay đổi Công ty kiểm toán của ABC là do Công ty đã tìm hiểu thông tin về cácCông ty kiểm toán và thấy AASC cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao vớimức phí hợp lý

1.2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

1.2.2.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng

Tuỳ từng khách hàng (khách hàng thường niên hay khách hàng năm đầu tiên)mà KTV tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ những thông tin về khách hàng.Đối với những khách hàng thường xuyên, mọi thông tin về khách hàng đã được thuthập vào những lần kiểm toán trước đó và được lưu trữ trong “Hồ sơ thường niên”tại Công ty Do vậy, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinhtrong năm kiểm toán đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán Đối vớikhách hàng kiểm toán năm đầu tiên như ABC, KTV phải thu thập toàn bộ nhữngthông tin về khách hàng đó từ khi thành lập cho đến khi kiểm toán BCTC

a Quá trình hình thành phát triển

Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 010300317, đăng ký lần đầu ngày 11/12/2001, đăng ký thay đổi lầnthứ nhất ngày 20/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/04/2005 và đăng kýthay đổi lần thứ 3 ngày 11/5/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nộicấp, cụ thể:

Tên công ty: ABC

Tên giao dịch: ABC joint stock companyVốn điều lệ: 54.000.000.000 VNĐ

Trang 20

- Mua bán nguyên, nhiên vật liệu phi nông nghiệp

* Danh sách cổ đông sáng lập (Đại diện):

1 Nguyễn Đức Quảng2 Nguyễn Thị Hồng3 Phạm Tiến Vinh4 Trần Công Độ

* Đại diện theo pháp luật:

- Thành viên: Phạm Tiến Vinh- Chức danh: Giám đốc

* Chi nhánh: Không

* Văn phòng đại diện: Không

* Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty ABC tại thời điểm lậpBCTC năm 2009 gồm:

Nguyễn Đức Quảng Chủ tịch Hội đồng quản trị

Nguyễn Thị Hồng Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Phó Giám đốcPhạm Tiến Vinh Ủy viên Hội đồng quản trị Giám đốcTrần Công Đô Ủy viên Hội đồng quản trị Phó giám đốc

* Địa chỉ trụ sở chính của công ty: Trụ sở chính Công ty: Số 536A Phường V,

Quận M, Thành phố Hà Nội.Điện thoại: xxx

Fax : yyy

* Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty cho kỳ

hoạt động từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 của Công ty là 6.650.913.243

Trang 21

VNĐ Trong năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là có xu hướng tốt Doanh thu bán ra cao hơn rất nhiều so với năm 2008 trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán Điều này dẫn đến lợi nhuận của năm 2009 là tăng so với năm 2008.

* Đơn vị tiền tệ hạch toán: Công ty sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị

tiền tệ để hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính.

* Hạch toán ngoại tệ: Sổ sách kế toán của Công ty được phản ánh bằng Đồng

Việt Nam (VNĐ) Các đồng tiền khác VNĐ được gọi là ngoại tệ Các nghiệp vụthanh toán bằng ngoại tệ được ghi theo nguyên tệ và được quy đổi sang VNĐ theotỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh ngoại tệ Mọi khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giácủa các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ hoạt động được hạch toán vào doanh thu hoạtđộng tài chính (TK 515) hoặc chi phí hoạt động tài chính (TK 635).

* Ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng của Công ty được ghi nhận trên cơ

sở hàng hóa, dịch vụ hoàn thành, phát hành hóa đơn tài chính theo quy định và đượckhách hàng chấp nhận thanh toán mà không kể đến việc đã thu được tiền hay chưa

Là đơn vị lần đầu được kiểm toán bởi công ty do đó các thủ tục phân tích phảiđược áp dụng một cách kỹ lưỡng đặc biệt đối với khoản mục doanh thu và giá vốnnhằm đưa ra các kết luận chính xác cho các khoản mục này nói riêng và cho toàn bộBCTC nói riêng.

Khi thực hiện đánh giá về hệ thống KSNB của công ty ABC, KTV sẽ vận dụngchương trình kiểm toán chung của công ty để đánh giá tính hiệu lực của hệ thốngKSNB của công ty khách hàng Những câu hỏi dưới đây nhằm trợ giúp cho việcđánh giá hệ thống KSNB của khách hàng để giúp KTV xác định mức độ trọng yếukhi kiểm toán BCTC của khách hàng Nhưng câu hỏi này không chỉ cung cấp choKTV sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng mà còn giúp cho KTV trongviệc lập kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán.

Trước tiên KTV cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu

Trang 22

trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng Mỗi câu hỏi cầnđược trả lời bằng cách điền vào các cột dòng tương ứng.

Từ hệ thống bảng đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nhận thấy các thủtục kiểm soát có vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quảtrong suốt năm cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kểphát sinh Đơn vị đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố liên quan đếnlưu kho, xuất kho và bán hàng, điều này làm cho rủi ro kiểm soát đối với các khoảnmục doanh thu và giá vốn hàng bán được đánh giá ở mức thấp, chính vì vậy để đạtđược rủi ro mong đợi, rủi ro phát hiện đối với các khoản mục này sẽ được đánh giáở mức cao hơn Do đó KTV cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc áp dụng cácphương pháp kiểm toán khi đi vào thực hiện kiểm toán các khoản mục doanh thu vàgiá vốn hàng bán.

Sau khi đưa ra được những đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của hệ thốngKSNB của công ty ABC, KTV sẽ đưa ra được bảng phân tích tổng thể các khoảnmục Bảng phân tích tổng thể này là việc KTV áp dụng phương pháp phân tíchngang để tìm ra các chênh lệch, nhận xét và đánh giá ban đầu về các chênh lệchnày, từ đó khoanh vùng rủi ro kiểm toán, nhấn mạnh những điểm KTV cần chú ýtrong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Bảng 1.1 Bảng phân tích tổng thể các khoản mụcCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Trang 23

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu:

Bước công việc:

107.537.796.156 98.523.899.688 9.013.896.468 109,1Giá vốn hàng bán 88.496.498.272 81.103.354.125 7.393.144.147 109Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịchvụ

19.041.297.884 17.420.545.563 1.620.752.321 109,3Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 6.329.788.168 5.258.560.649 1.071.227.519 120,4`Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 6.650.913.243 5.458.686.277 1.192.226.966 121,8Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 4.988.184.932 4.195.511.031 792.673.901 121,8Tỷ suất lợi nhuận trước

Tỷ suất doanh thu/ tài

Doanh thu trong năm 2009 tăng 9.008.466.326 đồng tương đương với tốc độ tăng 109,1% so vớinăm 2008, giá vốn hàng bán tăng 7.393.144.147 đồng tương ứng với tốc độ tăng 109% Điềunày cho thấy tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn trong kỳ là tương thích đã tạo ra sự gia tăngtrong cả doanh thu và giá vốn Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản tăng năm 2009 là 3,15% tăng 0,13%trong khi tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu năm 2009 là 4,64% giảm 0,9% so với năm 2008điều này cho thấy sự gia tăng giữa doanh thu và lợi nhuận là chưa phù hợp.

Người kiểm traNgày kiểm tra

Doanh thu và giá vốn là những khoản mục thường dễ xảy ra các sai phạm nhưkhai khống hoặc khai thiếu, đặc biệt là trong trường hợp cần phải đạt được lợi

Trang 24

nhuận theo kế hoạch đã được lập thì việc này rõ ràng sẽ gây ra sức ép cho ban giámđốc, do đó trong những tháng có doanh thu và giá vốn biến động bất thường thườngsẽ ẩn chứa khả năng sai phạm cao khi kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn.Chính vì vậy KTV phân tích biến động doanh thu giữa các tháng là cần thiết.

Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu và giá vốn hàng bánCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu

Bước công việc: xem xét biến động DT – GVHB các tháng Ngày thực hiện:

Trang 25

Từ những nhận định đánh giá về doanh thu, giá vốn và lợi nhuận như ở trên,KTV có thể xác định lại một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành kiểm toán cáckhoản mục doanh thu và giá vốn tại khách hàng ABC như sau:

- Quan hệ biến động giữa doanh thu và giá vốn hàng bán có thực sự hợp lý không?

- Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trong năm 2009 giảm so với năm2008 có hợp lý không?

-Doanh thu có bị khai khống không?

Sau khi đánh giá ban đầu, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu và rủi rotập trung vào:

Bảng cân đối kế toán:

- Tài sản: Tiền, Hàng tồn kho, Phải thu của khách hàng, Tài sản cố định vô hình- Nguồn vốn: Phải trả người bán, Nguồn vốn kinh doanh.

Báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu, Giá vốn hàng bán.

Bảng 1.3 Bảng tính mức trọng yếu

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

Bảng tính mức trọng yếu rủi ro

Đơn vị: VNĐ

Khoản mụcThấpTỷ lệ %Số tiềnƯớc tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 4.0 8.0 6.650.913.243 266.036.530 532.073.059 Doanh thu 0.4 0.8 107.571.726.267 430.286.905 860.573.810 TSLĐ và ĐTNH 1.5 2.0 24.049.122.780 360.736.841 480.982.455 Nợ ngắn hạn 1.5 2.0 26.889.570.352 403.343.555 537.791.407 Tổng tài sản 0.8 1.0 34.149.754.355 273.198.035 341.497.544Mức ước lượng: - Tối thiểu: 266.036.530

- Tối đa : 860.573.810Lựa chọn mức trọng yếu là: 266.036.530

Người kiểm traNgày kiểm tra

Phân bổ mức trọng yếu

Trang 26

Mức trọngyếu phân

bổ chokhoản mục

X Hệ số đikèmTổng số dư khoản mục

nhân với hệ số đi kèm

Với kinh nghiệm của mình và qua những đánh giá ban đầu về mức độ rủi rocho các khoản mục ở từng khách hàng cụ thể mà các KTV tại AASC sẽ xác định hệsố đi kèm và tính mức trọng yếu phân bổ tương ứng Ở công ty ABC mức phân bổđược tính theo bảng sau:

Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty ABC

Trang 27

phạm lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục thì KTV sẽyêu cầu Ban Giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán.

1.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành xây dựng các mô hình để đánh giá chocác khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán Do ABC là một khách hàng mới nênnhững vấn đề về doanh thu và giá vốn cần đuợc đánh giá và xem xét một cách cẩntrọng để tránh và hạn chế những rủi ro Trong quá trình thực hiện kiểm toán, khiphát hiện ra những sai sót, KTV cần xác định mức độ ảnh hưởng mà các sai sót nàycó thể gây ra về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC Nếu KTV nhậnđịnh rằng các sai sót này là không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC thì không cần đisâu thêm các thủ tục cho các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán Nhưng nếungược lại, KTV nhận định rằng các sai sót này sẽ có ảnh hưởng trọng yếu tớiBCTC, KTV sẽ phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc thủ tục kiểm toánđược điều chỉnh phù hợp.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn chocông ty ABC, KTV đã xây dựng và sử dụng các mô hình sau để đánh giá:

* So sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm với số liệu ước tính của KTV

Các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh, chẳng hạn doanh thu và giá vốn,nói chung đại diện cho sự tích lũy của một loạt các nghiệp vụ tương tự nhau trongmột giai đoạn và quan hệ giữa các tài khoản đó với các chỉ tiêu khác thường có thểdự đoán được Lợi nhuận gộp chính là kết quả giữa doanh thu và giá vốn, vì vậyviệc đem so sánh chỉ tiêu lợi nhuận gộp giữa số liệu thực tế và số liệu ước tính củakiểm toán viên là thủ tục hoàn toàn có thể được thực hiện một cách dễ dàng tiện lợi.Thủ tục phân tích cơ bản thường hiệu quả hơn các thủ tục kiểm tra chi tiết khi kiểmtra các tài khoản dạng này vì để kiểm tra chi tiết những tổng thể như doanh thu, kíchcỡ mẫu chọn lớn Trong một thử nghiệm về tính trọn vẹn của khoản mục doanh thu,giá vốn, việc đưa ra một ước tính doanh thu và giá vốn và điều tra những chênh lệchlớn giữa ước tính này với doanh thu đã được ghi nhận trên sổ sách thường khả thihơn xác định một tổng thể có quan hệ với nhau trên tất cả các khía cạnh (chẳng hạn,các sổ sách vận chuyển hàng hóa được dùng làm cơ sở chọn mẫu).

Trang 28

Số liệu ước tính được xây dựng dựa trên hai cơ sở là các số liệu năm trước và sốliệu chung của toàn ngành Dưới đây là bảng tính chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận gộp củađơn vị trong năm trước

Bảng 1.5 Tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty ABC trong năm 2008

Đơn vị: VNĐ

Tỉ lệLNgộp(%)

Tỉ lệLNngành

Bao dệt pp 13.129.385.483 10.624.016.243 2.505.369.240 19,08 18,96Chai PET 10.288.905.431 8.175.124.906 2.113.780.524 20,54 20,48Giấy A4 3.596.736.709 2.215.769.378 1380.967.331 38,4 38,43Tiêu thụ khác 23.326.768.125 19.014.236.159 4.312.531.970 18,5 18,62Máy in Laser

LTB 20.217.435.603 17.385.794.333 2.831.641.270 14 13,5Máy in màu 18.109.641.172 16.453.286.764 1.656.354.410 9,15 10,2Mực in 9.894.387.437 7.235.126.368 2.659.261.069 26,88 26,75

Công ty ABC là một công ty có quy mô vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam,các chỉ tiêu của đơn vị thường cao hơn tỷ lệ chung của toàn ngành Trên cơ sở xâydựng ước tính của KTV, các chỉ tiêu chung của toàn ngành là một yếu tố quantrọng Tại Việt Nam, các thông tin tài chính chung của nên kinh tế chưa thật sựcông khai, đây chính là một yếu tố gây khó khăn cho các KTV khi muốn khai thácthông tin Số liệu ước tính cần xây dựng sát với các số liệu làm cơ sở vì sự biếnđộng của toàn ngành cũng chính là những ảnh hưởng chung, còn những biến độngnội tại của đơn vị thì trong năm qua được đánh giá là không có nhiều sự biến độngbất thường Chính vì vậy, dưa trên hai cơ sở là số liệu năm trước và số liệu chungcủa toàn ngành, KTV xây dựng mức dự tính bằng cách lấy trung bình cộng giữa haicơ sở dữ liệu Từ đó có bảng so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm của công tyABC với số liệu ước tính của KTV như sau:

Bảng 1.6 Giấy tờ làm việc về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm của

công ty ABC với số liệu ước tính của KTV

Trang 29

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

Bảng so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm của công ty ABC

(f)=(d)-(e)Bao dệt pp 14.329.382.576 11.592.470.505 2.736.912.071 19,10 19,02 0,08Chai PET 11.229.288.864 8.920.345.392 2.308.943.472 20,56 20,51 0,05Giấy A4 3.925.470.570 2.417.752.436 1.507.718.134 38,43 38,42 0,01Tiêu thụ

khác 25.458.783.659 20.747.518.151 4.711.265.508 18,51 18,56 -0,05Máy in

Laser LTB 22.065.264.951 18.970.632.350 3.094.632.601 13,98 13,75 0,23Máy in

màu 19.764.822.811 17.953.120.119 1.811.702.692 9,66 9,68 -0,02Mực in 10.798.712.790 7.894.659.335 2.904.053.455 26,89 26,8 0,09Nhìn chung các chỉ số về tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng trong năm qua đều tăng so với tỷ lệchung của toàn ngành, đây là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp Trong đó, những mặthàng như kinh doanh mực in, máy in Laser LTB có sự tăng trưởng đáng kể.

Để làm rõ điều này, KTV cần kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết để xác định xem doanhthu có bị khai khống không.

Người kiểm traNgày kiểm tra

Cần nhấn mạnh rằng việc so sánh tỷ lệ lãi gộp của khách hàng với dữ liệu ướctính được xây dựng dựa trên các số liệu tài chính của đơn vị và số liệu bình quânngành sẽ cung cấp cho KTV một cách nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinhdoanh của khách hàng Thông thường khách hàng có vị trí trung bình trên thị trườngvà tỷ lệ lãi gộp của khách hàng xấp xỉ số liệu bình quân ngành, vì vậy các số liệu dựtính của KTV bao giờ cũng được xây dựng sát với số liệu này.

Nếu tỷ lệ lãi gộp của khách hàng cao hơn nhiều hoặc thấp hơn nhiều số liệu

Trang 30

ước tính của KTV, trừ khi phải có sự giải thích hợp lý, nếu không con số lãi gộpnày là ảo Sự giải thích cho những biến động bất thường như vậy có thể khách hàngdo có lợi thế ngành hoặc gặp phải bất lợi ngành Nếu không thu được sự giải thíchcho những biến động đó, KTV nên cân nhắc giả thiết doanh thu đã bị khai khốnghoặc khai thiếu Sau đó KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung để thực hiệnkiểm tra các nhận định này.

Nói tóm lại, thủ tục kiểm toán dạng này là một thủ tục phân tích rất tổngquát, giúp KTV có đánh giá tổng quan doanh thu, giá vốn và lợi nhuận và địnhhướng cho KTV những bước điều tra xa hơn.

* So sánh doanh thu và giá vốn hàng bán thực tế với doanh thu và giá vốnhàng bán kế hoạch.

Trong mọi công ty, việc lập kế hoạch luôn là một việc hết sức quan trọng liênquan tới sự tồn tại và phát triển của công ty Việc xây dựng dự toán và lập kế hoạchmà càng sâu sát với thực tế thì khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn, hay nóicách khác lúc đó công ty sẽ có thể nắm bắt và kiểm soát tốt hơn các hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Nhưng chính việc kế hoạch và dự toán được lập trướcthường xuyên cũng sẽ là một áp lực cho ban giám đốc, chẳng hạn như dự toán vềdoanh thu và giá vốn dự kiến bao giờ cũng chính là sức ép lớn nhất mà buộc bangiám đốc phải hoàn thành KTV có thể sử dụng điều này để đánh giá doanh thu thựctế Việc xây dựng dự toán luôn thực hiện trong giả thiết các yếu tố là ổn định và ítbiến động Nhưng trong thực tế triển khai và thưc tế hoạt động sản xuất kinh doanhthì khách hàng sẽ luôn phải đối diện với nhiều yếu tố tác động, từ các yếu tố kháchquan đến các yếu tố chủ quan của nền kinh tế Vấn đề đặt ra là nếu doanh thu, giávốn và lợi nhuận của công ty mà không có sự điều chỉnh kịp thời mà mục tiêu vềcác chỉ tiêu kinh doanh trên vẫn đạt được thì yêu cầu KTV cần xem xét lại về khảnăng có thể khai khống doanh thu hoặc khả năng bỏ sót về yếu tố chi phí.

Việc đánh giá tính hợp lý của doanh thu thực tế dựa trên doanh thu kế hoạchthì trước hết phải đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống dự toán và lập kế hoạch.KTV cần xem xét tới các yếu tố như: tính kịp thời trong việc lập kế hoạch, kế hoạchcó được lập chi tiết theo từng tháng không? Tính độc lập của bộ phận xây dựng dự

Trang 31

toán và lập kế hoạch, bộ phận này có độc lập với bộ phận kế toán và bộ phận bánhàng không Nếu bộ phận này càng độc lập thì những số liệu kế hoạch là đáng tincậy, chính vì vậy những số liệu về doanh thu thực tế, giá vốn thực tế sẽ giao độngrất nhỏ xung quanh doanh thu và giá vốn dự kiến.

Bảng 1.7 So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABCTham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

So sánh doanh thu dự kiến với doanh thu thực tế

Đơn vị: VNĐ

Người kiểm traNgày kiểm tra

Bảng 1.8 So sánh giá vốn hàng bán thực tế với số liệu dự kiếnCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABCTham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

So sánh giá vốn dự kiến với giá vốn thực tế

Đơn vị: VNĐ

Phân loạiThực tếDoanh thuDự kiếnTuyệt đốiChênh lệch%

Trang 32

Người kiểm traNgày kiểm tra

Qua 2 bảng tính trên ta thấy sự chênh lệch giữa số liệu doanh thu và giá vốnhàng bán thực tế so với kế hoạch là rất nhỏ tất cả đều nhỏ hơn 3% Đây là mức chấpnhận được cho việc xây dựng dự toán.

1.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được dùng để rà soát lại lần cuối tính hợplí của toàn bộ báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán.

Các thủ tục phân tích giúp cho KTV có cái nhìn tổng thể về hoạt động củakhách hàng, từ đó đưa ra những kết luận chung về tính hợp lý của toàn bộ báo cáotài chính Các kết luận rút ra từ kết quả của những thủ tục này nhằm xác minhnhững kết luận đã có được trong suốt quá trình kiểm toán các tài khoản hay cáckhoản mục trong báo cáo tài chính Tuy nhiên các thủ tục này cũng nhằm xác địnhnhững khu vực cần phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung và chú ý đến tínhhoạt động liên tục của khách hàng.

Đối với khoản mục doanh thu và giá vốn, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán,dựa trên các thủ tục phân tích đã được thực hiện, KTV đưa ra kết luận cuối cùng vềtính hợp lí của toán bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu và giá vốn đã được đặt ratrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Phần dưới đây là minh họa kết luận sau khi kết thúc kiểm toán khoản mụcdoanh thu và giá vốn:

Bảng 1.9 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn

hàng bán tại công ty ABC

Trang 33

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

Kết luận: KTV đã thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để kiểm toán khoản mục

doanh thu, giá vốn trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam để điđến những nhận xét như sau:

1.Quan hệ biến động doanh thu – giá vốn hàng bán hợp lí.

2.Tỷ lệ lãi gộp theo từng dòngsản phẩm phản ánh đúng thực tế phát sinh 3.Việc xây dựng dự toán tại đơn vị luôn được thực hiện sát với thực tế vàthường xuyên có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình biến động của nềnkinh tế, do đó sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch là rất nhỏ Điềunày cho thấy doanh thu và giá vốn tại đơn vị đã được theo dõi, thực hiện và ghichép một cách đầy đủ, chính xác, không có dấu hiệu biểu hiện sự khai khống hoặckhai thiếu trong doanh thu và giá vốn.

Dựa trên mô hình đánh giá rủi ro và kết quả của các thủ tục đã được thực hiệntrong phần này và các phần có liên quan, KTV tin rằng các thủ tục được thực hiệnđã đảm bảo các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán đã tuân thủ đầy đủ cáccơ sở dẫn liệu về: sự hiện hữu, về tính trọn vẹn, vế sự đo lường và là cơ sở đảm bảocho một mức rủi ro chấp nhận được.

Không có chênh lệch kiểm toán trọng yếu nào được phát hiện và không có búttoán điều chỉnh đưa ra đối với các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán.

Người kiểm traNgày kiểm tra

1.3 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanhthu và giá vốn hàng bán tại khách hàng XYZ (khách hàng thường xuyên)

1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

* Thông tin chung về khách hàng.

Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ khí XYZ là một khách hàng thườngxuyên của AASC nên tất cả các thông tin chung về khách hàng đã được các KTVthực hiện kiểm toán lần đầu thu thập đầy đủ và lưu trong file hồ sơ kiểm toán chungcủa công ty XYZ Mặc dù vậy, hàng năm khi tiến hành cuộc kiểm toán tại XYZ,KTV vẫn cần phải tìm hiểu xem trong năm tại công ty khách hàng có thay đổi gì

Trang 34

không trong cơ cấu tổ chứa, trong hoạt động sản xuất kinh doanh…nếu thấy có sựthay đổi thì cần phải thu thập các tài liệu để làm rõ.

Vì là khách hàng thường xuyên do đó khi chuẩn bị kiểm toán tại công tyXYZ, KTV sẽ không quá đi sâu vào việc xây dựng các câu hỏi và các thủ tục đểđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như về hệ thống thông tin kế toán của đơnvị KTV chỉ cần thực hiện phỏng vấn ban giám đốc của đơn vị hoặc những người cótrách nhiệm liên quan để xem xét có sự thay đổi nào đáng chú ý trong hoạt động, tổchức cũng như các chính sách của công ty, nếu có sự thay đổi quan trọng thì mớicần thu thập đầy đủ các tài liệu có liên quan để xem xét và đánh giá.

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ khí XYZ chuyên kinh doanh khíđốt và xăng dầu được đổi tên thành Công ty Cổ phần XYZ theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 1400285923 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninhcấp năm 2003 cấp lại lần thứ 4 vào ngày 15/7/2008.

Trụ sở chính đặt tại Quảng Ninh các chi nhánh đặt tại tại Hà Nội, TP Hồ ChíMinh và Đà Nẵng

Vốn điều lệ: 417.000.000.000 VNĐNgành nghề kinh doanh chính:

- Chế biến và kinh doanh sản phẩm khí- Chế biến và kinh doanh chất hóa chất- Kinh doanh vật tư thiết bị về khí, hóa chất

- Nghiên cứu, thiết kế, xây lắp và tư vấn các công trình ngành khí- …

* Chính sách kế toán:

BCTC của Công ty được lập và trình bày theo các hệ thống mẫu biểu báo tàidoanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006của Bộ Tài chính BCTC kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kếtquả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc vàthông lệ kế toán được chấp nhận chung tại nước khác ngoài Việt Nam.

Năm tài chính bắt đầu ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.Việc lập BCTC yêu cầu Ban giám đốc phải có những ước tính và giả định

Trang 35

ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về các công nợ, tài sản và việc trình bày các khoảncông nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập BCTC cũng như những số liệu báo cáodoanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính Kết quả hoạt động kinh doanh thực tếcó thể khác với các ước tính, giả định đặt ra.

Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hóa được xác định mộtcách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịchnày Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu chongười mua.

Đối với hoạt động bán khí và vận chuyển khô cho các khách hàng như làNhà máy nhiệt điện A, Nhà máy điện P… thông qua các hợp đồng bán khí khô, cáckhách hàng này có trách nhiệm bao tiêu và thanh toán cho Công ty một lượng khítối thiểu ( đã có trong hợp đồng), theo đó lượng khí tối thiểu cho các khách hàngtrên chưa tiêu thụ hết sẽ được ghi nhận vào Doanh thu nhận trước và sẽ được kếtchuyển dần vào doanh thu bán hàng khi sản lượng khí tiêu thụ thực tế vượt lượngkhí bao tiêu tối thiểu của các khách hàng này.

KSNB với khoản mục doanh thu và giá vốn:

Mỗi khách hàng của Công ty đều có một giới hạn mức tín dụng được đảmbảo bởi Ngân hàng, Kế toán chi phí sẽ kiểm tra tình trạng tín dụng hiện tại củakhách hàng để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản nợ của khách hàng không vượtquá giới hạn tín dụng cho phép Nếu tình trạng của khách hàng đã vượt quá giới hạntín dụng, kế toán sẽ thông báo không chấp nhận đơn đặt hàng cho khách hàng thôngqua điện thoại hoặc Fax Nếu đơn đặt hàng của khách hàng được chấp nhận, Côngty sẽ lập kế hoạch giao nhận hàng tháng của khách hàng và được phê chuẩn củaGiám đốc Công ty và khách hàng Dựa trên kế hoạch giao nhận này, khách hàng sẽđăng ký số lượng và chủng loại hàng chi tiết cho mỗi lần giao hàng.

Căn cứ vào đơn đặt hàng đã được phê duyệt và kế hoạch giao nhận hàngnhân viên phụ trách xuất hàng hóa của Phòng kinh doanh tiến hành lập lệnh xuấtkho theo số lượng và chủng loại hàng mà khách đã đăng ký Sau khi lênh xuất hàngđược trình Giám đốc ký duyệt Lệnh xuất hàng sẽ được gửi tới thủ kho để tiến hànhxuất hàng cho đơn vị vận chuyển để chuyển tới địa điểm giao nhận hàng đã được ký

Trang 36

kết trong kế hoạch giao nhận Biên bản giao nhận hàng sau đó được chuyển tớiPhòng kế toán để lập hóa đơn Giá trị gia tăng Cuối mỗi tháng, Phòng kế toán vàPhòng kinh doanh đối chiếu số liệu về số lượng bán và doanh thu Nếu có sự chênhlệch thì hai phòng sẽ tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời trong tháng sau.Giá bán các sản phẩm khí của Công ty được tính toán dựa trên cơ sở chính sách giácủa Công ty, giá cả thị trường trong nước và Quốc tế cùng với các Quyết định liênquan tới sự điều chỉnh giá của Nhà nước trong từng thời kỳ.

* Phân tích tổng thể

Bước tiếp theo cũng tương tự như chuẩn bị kiểm toán đối vói khách hàngABC, KTV sẽ tính ra Bảng phân tích tổng thể các khoản mục và các chỉ tiêu có liênquan đến doanh thu và giá vốn hàng bán.

Bảng 1.10 Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD Công ty XYZ

Tỷ lệ lợi nhuận trước

Nhìn chung năm 2009 là năm làm ăn khá tốt của Công ty, Tổng doanh thu đạt2.835.578.099.951 đồng tăng gần 650 tỷ đồng ( hay tăng 30%) so với cùng kỳ năm2008 Các khoản giảm trừ doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ tăng không đáng kể trong khigiá vốn hàng bán chỉ tăng có 27% mà lợi nhuận gộp lại tăng đến 47% chứng tỏ mứcgiá vốn hàng bán trung bình của năm 2009 rẻ hơn rất nhiều so với năm 2008 Chínhđiều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lớn hơn rất nhiều sonăm 2008, cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt mức318.890.582.149 đồng tăng 131.065.290.541 đồng (hay tăng 70%) so với năm 2008.

Trang 37

Từ những nhận định đánh giá trên, KTV có thể xác định lại một số vấn đề cầnquan tâm khi tiến hành kiểm toán các khoản mục doanh thu và giá vốn tại kháchhàng ABC như sau:

- Quan hệ biến động giữa doanh thu và giá vốn hàng bán có hợp lý không?

-Doanh thu có bị khai khống không?

* Đánh giá mức trọng yếu

Sau khi đánh giá ban đầu, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu và rủi ro tậptrung vào:

Bảng cân đối kế toán:

- Tài sản: Tiền, Hàng tồn kho, Phải thu của khách hàng, Tài sản cố định vô hình- Nguồn vốn: Phải trả người bán, Nguồn vốn kinh doanh.

Báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu, Giá vốn hàng bán.

Bảng 1.11 Bảng tính mức trọng yếu

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Tham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

Bảng tính mức trọng yếu rủi ro

Đơn vị: VNĐ

Trang 38

Khoản mục

Tỷ lệ %

Số tiền

Ước tính mức trọng yếuThấp

TSLĐ và

Nợ ngắn hạn 1.5 2.0 379.745.268.818 5.696.179.032 7.594.905.376Tổng tài sản 0.8 1.0 877.425.188.714 7.019.401.510 8.774.251.887

Mức ước lượng: - Tối thiểu: 5.246.588.422 - Tối đa : 23.507.586.194

Lựa chọn mức trọng yếu là: 5.246.588.422

Người kiểm traNgày kiểm tra

Phân bổ mức trọng yếuMức trọng

yếu phânbổ chokhoản mục

X Hệ số đikèmTổng số dư khoản mục

nhân với hệ số đi kèm

Tương tự như ở khách hàng ABC, ở công ty cổ phần Thương mại và Khí dầuXYZ với sự hiểu biết qua những lần kiểm toán trước và qua những đánh giá ban đầuvề mức độ rủi ro cho các khoản mục ở từng khách hàng cụ thể mà các KTV tạiAASC sẽ xác định hệ số đi kèm và tính mức trọng yếu phân bổ tương ứng Ở côngty XYZ mức phân bổ được tính theo bảng sau:

Bảng 1.12 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ

Trang 39

Các khoản phải thu 3 2.178.020.436 1.069.985.060 1.069.985.060Tài sản ngắn hạn khác 1 3.347.615.893 224.151.331 224.151.331 Tài sản cố định 1 01.910.618.610 339.402.647 339.402.647

Tài sản dài hạn khác 1 13.607.866.255 22.874.210 22.874.210Nợ ngắn hạn 2 644.634.854.717 2.167.204.258 2.167.204.258Nợ dài hạn 1 36.530.045.655 61.405.360 61.405.360

Như vậy với mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, KTV đã phân bổ cho từngkhoản mục trọng yếu Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện ra các sai phạm lớnhơn hoặc bằng mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục thì KTV sẽ yêu cầu BanGiám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán.

1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

* Phân tích sự biến động của doanh thu và giá vốn theo từng quý

Doanh thu và giá vốn là những khoản mục thường dễ xảy ra các sai phạmnhư khai khống hoặc khai thiếu, đặc biệt là trong trường hợp cần phải đạt được lợinhuận theo kế hoạch đã được lập thì việc này rõ ràng sẽ gây ra sức ép cho ban giámđốc, do đó trong những tháng có doanh thu và giá vốn biến động bất thường thườngsẽ ẩn chứa khả năng sai phạm cao khi kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn.Chính vì vậy KTV cần phải thực hiện thủ tục phân tích này.

Thủ tục phân tích này đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải có haykhông sự chênh lệch doanh thu và giá vốn tại công ty Cổ phần Thương mại và Dịchvụ khí XYZ KTV quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để cóđược bằng chứng kiểm toán thích hợp Thủ tục phân tích này khá đơn giản nhưnghiệu quả KTV cần thu thập các báo cáo về doanh thu và giá vốn theo từng quý củađơn vị để thực hiện việc tính toán và so sánh Thông thường phương pháp này sẽphải chi tiết đến theo từng tháng, nhưng do đặc thù tại công ty Cổ phần Thương mạivà Dịch vụ khí XYZ là lập các báo cáo này theo quý, do đó KTV sẽ phải lập bảng

Trang 40

so sánh theo quý.

Bảng 1.13 Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quýCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán

Auditing and accounting financial consultancy service company limited.

Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Tham chiếu:Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:

Bước công việc:

Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quý của công ty XYZ

Giá vốn

%Trêntổng giá

Quý I và quý IV luôn là các quý mà nhu cầu khí đốt tăng cao nhất do cáchoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng diễn ra sôi nổi nhất các hợpđồng cung cấp giá trị cũng thường tập trung vào các quý này Bên cạnh đó là ảnhhưởng tích cực từ tết cổ truyền ở Việt Nam nhu cầu mua lẻ các mặt hàng cũng tăng

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ hệ thống bảng đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát có vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quả  trong suốt năm cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể  phát sinh - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
h ệ thống bảng đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát có vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quả trong suốt năm cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể phát sinh (Trang 22)
Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu và giá vốn hàng bán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu và giá vốn hàng bán (Trang 23)
Bảng cân đối kế toán: - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng c ân đối kế toán: (Trang 25)
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành xây dựng các mô hình để đánh giá cho các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
rong giai đoạn này, KTV tiến hành xây dựng các mô hình để đánh giá cho các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán (Trang 26)
Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty ABC - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty ABC (Trang 26)
Bảng 1.6 Giấy tờ làm việc về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòngsản phẩm của công ty ABC với số liệu ước tính của KTV - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.6 Giấy tờ làm việc về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòngsản phẩm của công ty ABC với số liệu ước tính của KTV (Trang 28)
Bảng so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòngsản phẩm của công ty ABC - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòngsản phẩm của công ty ABC (Trang 29)
Bảng 1.8 So sánh giá vốn hàng bán thực tế với số liệu dự kiến Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.8 So sánh giá vốn hàng bán thực tế với số liệu dự kiến Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 31)
Bảng 1.10 Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD Công ty XYZ - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.10 Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD Công ty XYZ (Trang 36)
Bảng 1.12 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.12 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ (Trang 38)
Bảng 1.13 Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quý Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.13 Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quý Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 40)
Bảng 1.14 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.14 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng (Trang 42)
Bảng 1.15 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng và chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.15 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng và chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 43)
Bảng 1.16 Phân tích tỷ trọng doanh thu - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.16 Phân tích tỷ trọng doanh thu (Trang 44)
Bảng 1.17 Phân tích tỷ trọng giá vốn hàng bán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.17 Phân tích tỷ trọng giá vốn hàng bán (Trang 45)
Bảng 1.18 Kiểm tra tính đúng kỳ doanh thu khí thô Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.18 Kiểm tra tính đúng kỳ doanh thu khí thô Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 48)
Bảng 1.19 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán tại công ty XYZ - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 1.19 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán tại công ty XYZ (Trang 51)
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết T - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết T (Trang 66)
Bảng số 2.2 So sánh chỉ tiêu nghành Chỉ  - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng s ố 2.2 So sánh chỉ tiêu nghành Chỉ (Trang 67)
Bảng 2.4 So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch Số liệu  - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
Bảng 2.4 So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch Số liệu (Trang 68)
BẢNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
BẢNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG (Trang 73)
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHO - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHO (Trang 76)
- Các phép tính số học trên bảng cân đối kế toán. - Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.doc
c phép tính số học trên bảng cân đối kế toán (Trang 79)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w