1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC

100 963 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 863,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khoản phải trả nhà cung cấp là một trong những khoản mục trọng yếutrong kiểm toán báo cáo tài chính Đây là khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao.Khi thực hiện kiểm toán khoản mục này, kiểm toán viên phải thiết kế và vậndụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất Kiểm toánkhoản mục này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo Đểthực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên phải làngười có kinh nghiệm và có khả năng xét đoán nghề nghiệp.

Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sau một thời gian thực tậptại Phòng Kiểm toán các ngành Thương mại - Dịch vụ Công ty Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), em đã có cơ hội tiếp xúc vớiquy trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoản phải trả nhàcung cấp do Công ty thực hiện Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán

khoản mục này trong kiểm toán báo cáo tài chính, em đã chọn đề tài: “Hoànthiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báocáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) thực hiện” cho khoá luận tốt nghiệp của mình

Để minh hoạ cho quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấpdo AASC thực hiện, em đã đưa vào khoá luận tình hình thực tế kiểm toánkhoản mục này do Công ty thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ Nhàmáy ABC là chi nhánh của Công ty cổ phần E chuyên kinh doanh trong lĩnhvực thiết bị bưu điện, là khách hàng thường xuyên của AASC Nhà máy ABCchuyên sản xuất các thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử.Còn Công ty XYZ là một doanh nghiệp thương mại chuyên buôn bán, xuấtnhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp.

Nội dung của khoá luận gồm ba chương:

Trang 2

Chương I: Những vấn đề lý luận về kiểm toán khoản phải trả nhà cungcấp trong kiểm toán báo cáo tài chính

Chương II: Thực trạng kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểmtoán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán (AASC) thực hiện

Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểmtoán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính doAASC thực hiện

Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ, khoá luận không thể tránhkhỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anhchị trong Công ty và các bạn để khoá luận được hoàn thiện.

Trang 3

Xét theo thời hạn phải trả thì nợ của doanh nghiệp được chia thành hailoại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanhnghiệp sẽ phải trả trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ hoạt động kinh doanhthông thường nếu nó dài hơn 1 năm Nợ dài hạn là các khoản phải trả có thờihạn trên 1 năm hoặc nhiều hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường.

Khoản phải trả nhà cung cấp là các khoản nợ nhà cung cấp do mua sắmcác yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu,máy móc thiết bị, điện, nước, sửa chữa tài sản cố định, bảo trì, bảo dưỡng…

Theo thời hạn thanh toán, khoản phải trả nhà cung cấp có hai loại: phảitrả nhà cung cấp ngắn hạn và phải trả nhà cung cấp dài hạn Phải trả nhà cungcấp ngắn hạn là khoản nợ nhà cung cấp do mua sắm các yếu tố đầu vào màđơn vị phải thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bìnhthường Đối với các doanh nghiệp, hầu hết các khoản phải trả nhà cung cấp làcác khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, cũng có những khoản phải trả nhà cungcấp là khoản nợ dài hạn Đó là các khoản nợ nhà cung cấp do mua sắm vật tư,hàng hóa, tài sản mà đơn vị được phép trả góp trong nhiều năm.

Theo mối quan hệ giữa đơn vị và nhà cung cấp, khoản phải trả nhà

Trang 4

cung cấp được chia thành hai loại: phải trả nhà cung cấp bên ngoài và phải trảnhà cung cấp nội bộ (giữa chi nhánh với tổng công ty hoặc giữa các chi nhánhtrong cùng tổng công ty…).

Khoản phải trả nhà cung cấp là khoản nợ phát sinh thường xuyên tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư, hànghóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp Bên cạnh cáckhoản nợ tiền mua hàng thì cũng có những trường hợp doanh nghiệp ứngtrước tiền hàng cho nhà cung cấp.

Như vậy, khoản phải trả nhà cung cấp có mối liên hệ rất mật thiết vớinghiệp vụ mua hàng, là một khoản mục quan trọng trong chu trình mua hàngvà thanh toán.

1.1.2 Đặc điểm hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp

1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán

Theo Chế độ kế toán ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC,khi hạch toán khoản phải trả nhà cung cấp phải tuân thủ một số nguyên tắcsau:

 Nợ phải trả nhà cung cấp phải được hạch toán chi tiết theo từng đốitượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánhcả số tiền đã ứng trước cho nhà cung cấp nhưng chưa nhận được sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ.

 Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hànghoá, dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua ngân hàng)

 Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuốitháng vẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điềuchỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức củanhà cung cấp.

Trang 5

 Phải hạch toán rõ ràng các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán của nhà cung cấp.

Ngoài ra, cần lưu ý đối với các khoản phải trả nhà cung cấp bằng ngoạitệ thì phải hạch toán chi tiết cho từng chủ nợ theo nguyên tệ và bằng đồngViệt Nam theo tỉ giá quy định Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải trả bằngngoại tệ được đánh giá theo tỉ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng tại thờiđiểm đó để phản ánh giá trị thực của chúng.

Trang 6

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấuthương mại được nhà cung cấp chấpthuận giảm trừ vào khoản nợ phảitrả nhà cung cấp

- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt,kém phẩm chất khi kiểm nhận và trảlại nhà cung cấp.

-Số tiền phải trả cho nhà cung cấp-Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá

tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của sốvật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận,khi có hoá đơn hoặc thông báo giáchính thức.

Số dư: Số tiền còn phải trả cho nhà

cung cấp.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánhsố tiền đã ứng trước cho nhà cung cấp hoặc số tiền đã trả lớn hơn số phải trảtheo chi tiết của từng đối tượng cụ thể

Trang 7

Để hạch toán các khoản nợ phải trả dài hạn đối với nhà cung cấp bênngoài, kế toán sử dụng tài khoản 342 – Nợ dài hạn Kết cấu tài khoản này nhưsau:

- Chuyển nợ dài hạn thành nợ đến hạntrả

- Trả nợ trước hạn

-Nợ dài hạn phát sinh trong kỳ

Số dư: Nợ dài hạn chưa đến hạn trả

1.1.2.3 Chứng từ sử dụng

Liên quan đến khoản phải trả nhà cung cấp có các nghiệp vụ ghi nhậnkhoản phải trả nhà cung cấp và thanh toán với nhà cung cấp Tương ứng vớicác nghiệp vụ đó, các chứng từ được sử dụng bao gồm:

 Hoá đơn của nhà cung cấp: gồm các loại Hoá đơn giá trị gia tăng,Hoá đơn bán hàng thông thường, Hoá đơn bán lẻ Đây là chứng từ do nhàcung cấp lập nhằm đề nghị thanh toán cho vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã chuyểngiao.

 Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Lệnh chi, Uỷnhiệm chi…

Trang 8

 Sổ chi tiết: Sổ chi tiết thanh toán với người bán, Sổ chi tiết thanhtoán với người bán bằng ngoại tệ.

Các sổ này được mở chi tiết cho từng nhà cung cấp, dùng để theo dõicác nghiệp vụ thanh toán với mỗi nhà cung cấp.

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng Bảng đối chiếu của nhà cung cấp Đây làbáo cáo do nhà cung cấp gửi (thường là hàng tháng) trong đó chỉ rõ các hoáđơn mà đơn vị chưa thanh toán.

1.2 Kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo

Khoản phải trả nhà cung cấp là một khoản mục quan trọng trên báo cáotài chính của mỗi doanh nghiệp, có liên quan đến nhiều khoản mục khác nhưtiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phí… Do đó, các sai phạm về khoảnphải trả nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu khác trên báo cáo tàichính, bao gồm cả các chỉ tiêu phản ánh tài sản, nguồn vốn cũng như các chỉtiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị

Khoản phải trả nhà cung cấp có mối quan hệ trực tiếp với quá trìnhmua hàng của mỗi doanh nghiệp Do đó, nó ảnh hưởng đến tổng chi phí sảnxuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Khoản phải trả nhà cung cấp là một nguồn tài trợ cho sản xuất kinh

Trang 9

Sai lệch trong việc ghi chép và trình bày công nợ với nhà cung cấp sẽ dẫn đếnhiểu sai về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể nói khoản phải trả nhà cung cấp là một trong nhữngkhoản mục rất quan trọng trên báo cáo tài chính, nó ảnh hưởng tới rất nhiềucác chỉ tiêu khác Sai phạm trong ghi chép và trình bày khoản phải trả nhàcung cấp có thể ảnh hưởng tới ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chínhcủa đơn vị được kiểm toán.

Do đó, kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp là một phần hết sức quantrọng trong kiểm toán BCTC, là một bộ phận không thể tách rời trong kiểmtoán báo cáo tài chính.

1.2.2 Những sai phạm thường gặp đối với khoản mục phải trả nhà cungcấp

Khoản phải trả nhà cung cấp là một khoản mục quan trọng trên báo cáotài chính Những sai lệch về khoản phải trả nhà cung cấp có thể gây ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về các mặt:

Thứ nhất, về tình hình tài chính, các tỉ suất quan trọng trong việc đánh

giá tình hình tài chính thường liên quan đến nợ phải trả trong đó có khoảnphải trả nhà cung cấp Do đó, các sai lệch trong việc ghi chép hoặc trình bàykhoản phải trả nhà cung cấp trên báo cáo tài chính có thể làm sai lệch các tỉsuất về khả năng thanh toán, làm cho người sử dụng hiểu sai tình hình tàichính của đơn vị.

Thứ hai, về kết quả hoạt động kinh doanh, nợ phải trả nhà cung cấp có

mối quan hệ mật thiết với chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dođó, những sai lệch trong ghi chép và trình bày khoản phải trả nhà cung cấp cóthể dẫn đến những sai lệch trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Trang 10

Xuất phát từ những rủi ro tiềm tàng nêu trên, các sai phạm thường gặpđối với khoản mục phải trả nhà cung cấp là:

Một là, khoản phải trả nhà cung cấp bị cố tình ghi giảm hoặc không

được ghi chép đầy đủ Việc khai thiếu nợ phải trả nhà cung cấp dẫn đến kếtquả làm tăng khả năng thanh toán một cách giả tạo Đồng thời, có thể dẫn đếnkhả năng chi phí không được tính toán đầy đủ, làm cho lợi nhuận cũng tănglên một cách giả tạo so với thực tế Do vậy, kiểm toán viên phải quan tâm đặcbiệt đến mục tiêu Trọn vẹn – Tính đầy đủ của việc ghi chép các khoản phảitrả nhà cung cấp.

Hai là, ghi khống khoản phải trả nhà cung cấp Việc phản ánh các

khoản nợ phải trả nhà cung cấp không có thật làm thay đổi các tỉ suất tàichính, dẫn đến sai lệch tình hình tài chính của doanh nghiệp, cũng là dấu hiệucủa hành vi gian lận rút tiền công quỹ.

Ba là, không phân loại và trình bày đúng nợ phải trả hay nợ phải thu

khi lập báo cáo tài chính Trong trường hợp này, kết quả kinh doanh của kỳ kếtoán không bị ảnh hưởng nhưng khả năng thanh toán thực tế của đơn vị bịhiểu sai do các tỉ suất về khả năng thanh toán bị sai lệch.

Trên đây là các sai phạm thường gặp đối với khoản mục phải trả nhàcung cấp, cũng là những vấn đề mà kiểm toán viên rất quan tâm khi tiến hànhkiểm toán khoản mục này.

1.2.3 Công việc kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp

Khoản phải trả nhà cung cấp là khoản mục gắn trực tiếp với quá trìnhmua hàng, là một phần rất quan trọng cấu thành chu trình mua hàng và thanhtoán Vì vậy, công việc kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này không thểtách rời kiểm soát nội bộ trong toàn bộ chu trình mua hàng và thanh toán.

Trang 11

Dưới đây mô tả tóm tắt quy trình KSNB trong chu trình mua hàng và thanhtoán:

a Kho hàng (hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho) dựa vào nhu cầucủa bộ phận sản xuất và định mức dự trữ của bộ phận kho để lập Phiếu đềnghị mua hàng và gửi cho bộ phận mua hàng Một liên của chứng từ này sẽđược lưu để theo dõi tình hình thực hiện yêu cầu Khi nghiệp vụ mua hànghoàn thành, sau khi đối chiếu, chứng từ này sẽ được lưu trữ và đính kèm cácchứng từ liên quan như Đơn đặt hàng, Phiếu nhập kho…

b Bộ phận mua hàng căn cứ vào Phiếu đề nghị mua hàng để xem xétchủng loại, số lượng và các yêu cầu khác về hàng cần mua, đồng thời khảo sátvề các nhà cung cấp, chất lượng, giá cả… Sau đó, bộ phận này phát hành Đơnđặt hàng, nó phải được đánh số thứ tự trước và lập thành nhiều liên, gửi chonhà cung cấp, bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán nợ phải trả.

c Khi nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra lô hàng về sốlượng, chất lượng,… Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lập Phiếu nhậpkho (hoặc Báo cáo nhận hàng) có chữ ký của người giao hàng, bộ phận nhậnhàng và thủ kho… Phiếu này phải được đánh số thứ tự trước, được lập thànhnhiều liên và chuyển ngay cho các bộ phận liên quan như kho hàng, kế toánnợ phải trả Nhân viên bộ phận tiếp nhận phải độc lập với thủ kho và kế toán.

d Trong bộ phận kế toán nợ phải trả, các chứng từ cần được đóng dấungày nhận Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khác được lập tại bộphận này cần được kiểm soát bằng cách đánh số liên tục trước khi sử dụng Ởmỗi công đoạn kiểm tra, người kiểm tra phải ghi ngày và ký tên để xác nhậntrách nhiệm của mình Thông thường, có các cách kiểm tra, đối chiếu nhưsau:

Trang 12

 So sánh số lượng trên Hoá đơn với số lượng trên Phiếu nhập kho(hoặc Báo cáo nhận hàng) và Đơn đặt hàng để đảm bảo không thanh toánvượt quá số lượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận.

 So sánh giá cả, chiết khấu trên Đơn đặt hàng và trên Hoá đơn đểđảm bảo không thanh toán vượt số nợ phải trả cho nhà cung cấp.

e Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho nhà cung cấp do bộ phậntài vụ thực hiện Sự tách tời hai chức năng là kiểm tra và chấp thuận thanhtoán (do bộ phận kế toán đảm nhận) với xét duyệt chi quỹ để thanh toán (dobộ phận tài vụ đảm nhận) sẽ là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu Trước khiduyệt chi, thông qua xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của chứng từ, bộphận tài vụ kiểm tra mọi mặt của nghiệp vụ Người ký duyệt chi quỹ phảiđánh dấu các chứng từ để chúng không bị tái sử dụng.

f Cuối tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả cần đối chiếu giữa Sổ chitiết thanh toán với nhà cung cấp với Sổ Cái Việc đối chiếu này thực hiện trênBảng tổng hợp chi tiết và bảng này được lưu lại để làm bằng chứng là đã đốichiếu, cũng như tạo điều kiện thuận lợi khi hậu kiểm.

g Để tăng cường kiểm soát nội bộ đối với việc thu nợ, nhiều nhà cungcấp có thực hiện thủ tục: hàng tháng gửi cho các khách hàng một bảng kê cáchoá đơn đã thực hiện trong tháng, các khoản đã trả và số dư cuối tháng Vìthế, ở góc độ người mua ngay khi nhận được bảng này, kế toán đơn vị phảitiến hành đối chiếu với Sổ chi tiết để tìm hiểu mọi sai khác (nếu có) và sửachữa sai sót trên sổ sách hoặc thông báo cho nhà cung cấp.

1.2.4 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản phải trả nhà cung cấp

Nói về mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính, Chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối

Trang 13

chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhậnrằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toánhiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phảnánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiếnvề độ tin cậy của các thông tin cũng như tính tuân thủ các nguyên tắc trongviệc lập và trình bày báo cáo tài chính Là một bộ phận không thể tách rời củakiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp có mụcđích chung là đánh giá xem số dư khoản mục này có được trình bày trungthực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán hiện hành hoặc được thừa nhậnhay không Từ các mục tiêu chung của kiểm toán có thể cụ thể hoá thành cácmục tiêu đặc thù đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp như sau:

Một là, tính có thực của các khoản phải trả nhà cung cấp (mục tiêu hiệu

lực): Có nghĩa là các thông tin phản ánh công nợ phải được đảm bảo bằng sựtồn tại của các khoản công nợ đó Mục tiêu này hướng tới tính đúng đắn vềnội dung kinh tế của công nợ trong quan hệ với nghiệp vụ hình thành nên nólà nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ thanh toán.

Hai là, tính đầy đủ của việc ghi nhận các khoản phải trả nhà cung cấp

(mục tiêu trọn vẹn): Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp phải được ghinhận đầy đủ vào sổ sách, tài liệu kế toán có liên quan, phải đảm bảo rằngkhông có khoản công nợ nào bị bỏ sót trong quá trình ghi sổ Mục tiêu nàyhướng vào việc xác minh tính đầy đủ về thành phần cấu thành số tiền phải trảnhà cung cấp Đây là mục tiêu được chú trọng nhất trong kiểm toán khoảnmục này.

Ba là, tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày (mục tiêu về

phân loại và trình bày): Các khoản phải trả nhà cung cấp được ghi nhận, các

Trang 14

nghiệp vụ thanh toán được hạch toán theo đúng các đối tượng chi tiết, ghinhận đúng nợ phải thu và phải trả Một nguyên tắc hết sức quan trọng khihạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp là phải tiến hành hạchtoán chi tiết theo từng đối tượng nhà cung cấp, việc hạch toán nhầm sẽ dẫnđến sai bản chất kế toán và sai sót trong việc trình bày trên báo cáo tài chính

Bốn là, tính đúng đắn trong việc tính giá (mục tiêu về tính giá): Việc

tính toán khoản phải trả nhà cung cấp phù hợp với Hợp đồng mua bán, Hoáđơn và Biên bản giao nhận hàng hoá - dịch vụ Các khoản chiết khấu, giảmgiá, hàng trả lại đều được ghi nhận một cách đúng đắn, phù hợp với cácchứng từ, tài liệu liên quan.

Năm là, tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ (mục tiêu

về quyền và nghĩa vụ): Mục tiêu này hướng tới việc xác minh nghĩa vụ trongviệc thanh toán công nợ của đơn vị đối với các nhà cung cấp.

Sáu là, tính chính xác cơ học (mục tiêu về tính chính xác cơ học): Mục

tiêu này hướng tới việc xác minh tính chính xác trong việc tính toán, cộngdồn, chuyển sổ đối với các khoản phải trả nhà cung cấp.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá mục tiêu hợp lýchung hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục từ đóđánh giá khả năng đạt được của các mục tiêu khác Nếu kiểm toán viên nhậnthấy mục tiêu hợp lý chung chưa đạt được thì phải sử dụng đến các mục tiêuchung khác Từ đó kiểm toán viên lập kế hoạch thu thập những bằng chứngchi tiết hơn cho khoản mục với những mục tiêu xác định.

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

Để đảm bảo công việc kiểm toán đạt hiệu quả và đúng tiến độ thì giai

Trang 15

bước công việc trong giai đoạn này được thực hiện nhằm thiết kế chươngtrình kiểm toán chi tiết, tạo cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán một cách khoahọc và hợp lý Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp baogồm các bước cơ bản sau:

1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể thảo luận với kiểmtoán viên nội bộ, Giám đốc và các nhân viên của đơn vị được kiểm toán vềnhững vấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm toán và thủ tục kiểm toán nhằmnâng cao hiệu quả công việc kiểm toán và phối hợp công việc với các nhânviên của khách hàng Đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp, kiểm toánviên đã lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở thực hiện các bước công việc sau:

a Thu thập thông tin cơ sở

Trong bước công việc này, kiểm toán viên tìm hiểu về ngành nghề,công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán… nhằmthu thập những hiểu biết ban đầu về khách hàng.

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng:

Những hiểu biết về công việc kinh doanh của khách hàng giúp kiểmtoán viên nhận biết được những chủng loại hàng hoá, dịch vụ mà doanhnghiệp mua vào có thực sự phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh haykhông, từ đó xác định được các khoản phải trả nhà cung cấp có thực sự phùhợp về nội dung kinh tế hay không.

Tham khảo kết quả các cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toánchung:

Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán của những năm trướcthường chứa đựng nhiều thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng,về tổ chức bộ máy quản lý, điều lệ Công ty, các chính sách tài chính - kế

Trang 16

toán… Tham khảo kết quả kiểm toán của năm trước giúp kiểm toán viên tiếtkiệm thời gian, công sức trong việc nhanh chóng nắm bắt được bản chất củacác số liệu, các vấn đề cần lưu ý, những yếu kém trong việc ghi sổ các nghiệpvụ cũng như các hoạt động kiểm soát đối với khoản mục.

Thực hiện các cuộc phỏng vấn:

Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn nhà quản lý doanh nghiệp, kế toáncông nợ nhằm thu thập thông tin về trình độ nhân viên, về nội dung các thủtục thực hiện cũng như ưu nhược điểm của những thủ tục này đối với khoảnmục phải trả nhà cung cấp Từ đó đánh giá ảnh hưởng của các quy định đếnviệc hạch toán khoản phải trả nhà cung cấp.

b Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Công việc này được kiểm toán viên thực hiện nhằm nắm bắt các quytrình pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Bangiám đốc đơn vị khách hàng gồm:

 Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty: những tài liệu này cho kiểmtoán viên những thông tin ban đầu về quá trình hình thành, mục tiêu hoạtđộng, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh… của kháchhàng.

 Báo cáo tài chính: cung cấp những dữ liệu về tài chính giúp chokiểm toán viên nhận thức tổng quát, đánh giá xu hướng về tình hình tài chínhcủa đơn vị, đặc biệt là tình hình các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoảnứng trước cho nhà cung cấp.

 Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra: giúp kiểm toán viên nắmbắt các khả năng sai phạm và dự kiến phương hướng kiểm toán có liên quantới khoản mục.

Trang 17

 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giámđốc: giúp kiểm toán viên xác định những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tớiBCTC, đặc biệt là ảnh hưởng tới khoản mục.

 Các hợp đồng mua hàng dài hạn hoặc các cam kết khác: giúp kiểmtoán viên nắm được các khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng đến công nợ phải trảcủa đơn vị.

 Các nội quy, chính sách về mua hàng và thanh toán: là cơ sở đểkiểm toán viên xem xét sự phù hợp của các quyết định của nhà quản lý vớichính sách của công ty cũng như luật pháp.

c Thực hiện các thủ tục phân tích

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích:

“… Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỉ suấtquan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mốiquan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệchlớn so với giá trị đã dự kiến…”

Thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán vàthường được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán Việcthực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp giúpcho kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liêntục cũng như đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả Thủ tụcphân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại:

 Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số củacùng khoản mục trên BCTC như số tiền phải trả (hoặc ứng trước) cho nhàcung cấp cuối kỳ này với cuối kỳ trước.

 Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỉ lệtương quan qua các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC như: tỉ suấtvề khả năng thanh toán tức thời, tỉ suất về khả năng thanh toán nhanh…

Trang 18

d Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro

Để đánh giá tính trọng yếu, kiểm toán viên đưa ra mức trọng yếu ướclượng cho toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phảitrả nhà cung cấp và tiến tới đánh giá tính trọng yếu cho khoản mục này.

Việc đánh giá tính trọng yếu chủ yếu phụ thuộc vào các xét đoán nghềnghiệp cũng như kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng kiểm toán viên có nhận xétkhông xác đáng về BCTC là điều luôn có thể xảy ra, đó chính là rủi ro kiểmtoán Mức rủi ro này cao hay thấp sẽ quyết định khối lượng công việc kiểmtoán viên tiến hành Do vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phảixác định rủi ro kiểm toán (AR) Rủi ro kiểm toán được hình thành từ ba bộphận: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR).

Rủi ro tiềm tàng (IR) nằm ngay trong bản chất các số dư tài khoản phảitrả nhà cung cấp hay trong chức năng sản xuất của doanh nghiệp, cho dù cóhay không tồn tại hệ thống KSNB.

Rủi ro kiểm soát (CR) được kiểm toán viên đánh giá đối với khoản mụcphải trả nhà cung cấp thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của doanhnghiệp với chu trình mua hàng và thanh toán.

Rủi ro phát hiện (DR) là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không pháthiện được các sai phạm trọng yếu Kiểm toán viên có trách nhiệm thực hiệncác thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán, nhằm quản lý và kiểmsoát đối với rủi ro phát hiện.

Xác định mức trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độcũng như khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

e Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Trang 19

Đây là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thựchiện trong mỗi cuộc kiểm toán Vấn đề này được quy định rõ trong Chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ:

“Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chươngtrình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả…”

Theo đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu về môi trường kiểm soát, thủ tụckiểm soát, hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ.

Môi trường kiểm soát:

Nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kiểm soát là thái độ, nhậnthức về hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng như hành động của nhà quản lýdoanh nghiệp Nếu nhà quản lý cho rằng công tác kiểm tra, kiểm soát làkhông thể thiếu được đối với việc ghi nhận và thanh toán các khoản phải trảnhà cung cấp thì mỗi thành viên tham gia xử lý các nghiệp vụ phát sinh sẽ cónhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm tra, kiểm soát và tuân thủ nội quy quyđịnh cũng như chế độ đề ra.

Để có được hiểu biết đầy đủ về môi trường kiểm soát, kiểm toán viênkhông chỉ xem xét sổ tay về thủ tục, chế độ của đơn vị được kiểm toán màcòn tiến hành phỏng vấn Ban lãnh đạo, nhân viên của đơn vị.

Thủ tục kiểm soát:

Các thủ tục kiểm soát do Ban giám đốc đơn vị thiết lập và thực hiệnnhằm đạt được những mục tiêu quản lý cụ thể Các thủ tục kiểm soát chủ yếuđối với khoản phải trả nhà cung cấp là:

 Cách ly trách nhiệm hợp lý và đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kếtoán với bộ phận thanh toán.

 Quy định về việc phê chuẩn đối với các nghiệp vụ thanh toán với nhà

Trang 20

 Tiến hành đối chiếu với tài khoản ở ngân hàng.

Các thủ tục kiểm soát trên được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: kiểm toán viên tìm hiểu sự phân

chia nhiệm vụ, công việc giữa các bộ phận, các cá nhân trong bộ phận và tínhđộc lập của những người thực hiện công việc Kiểm toán viên tìm hiểu nhiệmvụ của kế toán vật tư, kế toán công nợ, kế toán tiền mặt và thủ quỹ.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kiểm toán viên kiểm tra sự cách ly về trách

nhiệm giữa kế toán công nợ với thủ kho, thủ quỹ, bộ phận nhận hàng.

Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: kiểm toán viên kiểm tra việc uỷ

nhiệm người có thẩm quyền phê chuẩn thanh toán có tuân theo quy tắc không,và việc phê chuẩn có đúng cấp có thẩm quyền không…

Hệ thống kế toán:

Một hệ thống kế toán hoạt động hữu hiệu không phải chỉ cung cấpnhững thông tin cần thiết cho quản lý mà còn đóng vai trò quan trọng kiểmsoát các hoạt động của đơn vị.

Trang 21

Các chính sách kế toán, các hình thức kế toán phải tuân thủ theo quyđịnh, các loại chứng từ, sổ sách được áp dụng phải tuân theo mẫu quy địnhcủa Bộ Tài chính.

Kiểm toán nội bộ:

Đây là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống KSNB củadoanh nghiệp Kiểm toán nội bộ cung cấp sự quan sát, đánh giá thường xuyênvề toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả tính hiệu quả của việcthiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục kiểm soát nội bộ Đối vớikhoản phải trả nhà cung cấp, bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúpdoanh nghiệp có được những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt độngliên quan đến khoản mục này, nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quychế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.

Sau khi có được những hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB, kiểm toánviên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp.Mức rủi ro kiểm soát của khoản mục này thường được đánh giá cao khi hệthống KSNB đối với khoản mục không được áp dụng hay áp dụng nhưngkhông hiệu quả.

1.3.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là phương tiện để trưởng đoàn kiểm toán quảnlý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc sắp xếp một cách có kế hoạch cáccông việc và nguồn lực để đảm bảo sự phối hợp giữa các kiểm toán viên cũngnhư hướng dẫn chi tiết cho các kiểm toán viên trong chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp bao gồm các thửnghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản được trình bày dưới đây:

a Thiết kế các thử nghiệm tuân thủ

Trang 22

Thử nghiệm tuân thủ (hay thử nghiệm kiểm soát) được kiểm toán viênsử dụng để đánh giá sự hiện diện và vận hành của hệ thống KSNB Để thuthập bằng chứng về hệ thống KSNB đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp,kiểm toán viên áp dụng các trắc nghiệm đạt yêu cầu, cụ thể như sau:

Trường hợp thủ tục kế toán, thủ tục quản lý liên quan tới khoản mục códấu vết, kiểm toán viên kiểm tra chi tiết hệ thống chứng từ, kiểm tra chữ kýtắt trên các hoá đơn mua hàng, các phiếu chi…, đối chiếu chữ ký trên cácchứng từ và xem xét sự tương xứng của người ký duyệt với thẩm quyền củatừng người.

Trường hợp không có dấu vết, kiểm toán viên cần phỏng vấn các nhânviên có liên quan hoặc quan sát công việc thực tế của họ Cụ thể, kiểm toánviên xem xét sự phân cách trách nhiệm giữa kế toán thanh toán với thủ quỹhoặc người ký duyệt chi tiền trả nhà cung cấp…

b Thiết kế các thử nghiệm cơ bản

Đây là thử nghiệm then chốt và cốt lõi trong kiểm toán khoản phải trảnhà cung cấp, được áp dụng để khẳng định độ tin cậy của thông tin Thửnghiệm cơ bản được thiết kế với các loại thủ tục: thủ tục phân tích và thủ tụckiểm tra chi tiết số dư.

Thủ tục phân tích: kiểm toán viên xem xét tính hợp lý chung của số dư

TK 331 (336, 342) thông qua việc so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ này với kỳtrước, so sánh các tỉ suất về khả năng thanh toán… Các công việc cụ thể là:

 Xác định lại số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra Tính toán lại giá trị ước tính của tài khoản

 Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được Xác định chênh lệch trọng yếu cần kiểm tra

Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu

Trang 23

 Đánh giá kết quả kiểm tra của độ chính xác các tài khoản đó.

Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: Đây là cách thức kết hợp các phương

pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế đểkhẳng định độ tin cậy của số dư cuối kỳ ở Sổ Cái TK 331 (336, 342) ghi vàoBảng cân đối kế toán Thủ tục này thường có chi phí lớn nên số lượng thửnghiệm cần thực hiện tuỳ thuộc vào kết quả thử nghiệm tuân thủ và thủ tụcphân tích.

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

- Thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động để xem xét việc cách ly trách nhiệm giữa người ghi sổ và người phê duyệt thanh toán

- Xem xét việc đối chiếu với ngân hàng- Xem xét việc đánh số thứ tự trước các

chứng từ thanh toán.2 Trọn vẹn (tính đầy đủ

của việc ghi nhận các khoản phải trả nhà cung cấp)

- Theo dõi một chuỗi chứng từ thanh toán như: Ủy nhiệm chi, Phiếu chi, Séc thanh toán… để xem xét tính liên tục của chuỗi chứng từ.

3 Phân loại và trình bày (tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày)

- Kiểm tra việc ghi sổ, việc xây dựng và vận dụng sơ đồ tài khoản.

Trang 24

4 Tính giá (tính đúng đắntrong việc tính giá)

- Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ- Kiểm tra việc đối chiếu với ngân hàng.5 Tính chính xác cơ học - Xem xét việc cách ly trách nhiệm và đối

chiếu thường xuyên giữa người ghi sổ và người phê duyệt thanh toán.

6 Cho phép (tính đúng đắn trong việc phê duyệt)

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn- Kiểm tra việc vận dụng quy định về việc

phê chuẩn các nghiệp vụ thanh toán 7 Kịp thời (ghi sổ kịp

 So sánh chi phí mua hàng kỳ này với kỳ trước để xem xét nhữngbiến động bất thường có thể có.

 Phân tích xu hướng tăng giảm, kiểm tra tính hợp lý của các yếu tốchi phí giữa các kỳ kế toán để phát hiện những biến động bất thường.

 Phân tích tỉ lệ chi phí mua hàng của từng tháng với nợ phải trả đượcghi nhận trong từng tháng hoặc với các khoản thực tế đã thanh toán.

1.3.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản phải trả nhà cung cấp đượctrình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản phải trả nhà cung cấp

Trang 25

1 Tính hợp lý chung

Số dư tài khoản Phải trả nhà cung cấp, các số dư chi tiết trong Sổ chi tiết các khoản phải trả đều hợp lý.

- So sánh số dư TK phải trả nhà cung cấp của năm nay với năm trước.

- Kiểm tra các khoản nợ không có bên bán và các khoản phải trả có chịu lãi.

- Đối chiếu các khoản phải trả trong Sổ chi tiết với các năm trước (theo đối tượng) để phát hiện các biến động.

- Phân tích các tỉ suất thanh toán

2 Các mục tiêu đặc thùHiệu lực: các khoản phải

trả nhà cung cấp trong Sổchi tiết đều có căn cứ hợplý

- Đối chiếu Nhật ký mua hàng với Sổ chi tiết TK 331 (336, 342), Hoá đơn, Hợp đồng, Đơn đặt hàng

- Đối chiếu Sổ chi tiết TK 331 (336, 342) với Phiếu chi, Giấy báo Nợ

- Đối chiếu Sổ chi tiết TK 331 (336, 342) với Bảng đối chiếu của nhà cung cấp - Lấy xác nhận các khoản phải trả, chú

trọng các khoản phải trả lớn và bất thường

Trọn vẹn: tất cả các

khoản phải trả nhà cung cấp hiện có đều được ghi sổ

- Đối chiếu Hoá đơn và Sổ chi tiết TK 331 (336, 342)

- Đối chiếu Phiếu chi, Giấy báo Nợ với Sổ chi tiết TK 331 (336, 342).

- Đối chiếu Sổ chi tiết TK 331 (336, 342) với Bảng đối chiếu của nhà cung cấp - Kiểm tra chi tiết các khoản nợ quá hạn.

Phân loại: các khoản

phải trả nhà cung cấp trong danh sách được

- Kiểm tra sổ chi tiết TK331 (336, 342).- Gửi thư xác nhận

- Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ công nợ

Trang 26

phân loại đúng

Trình bày: tài khoản nợ

phải trả nhà cung cấp được trình bày đúng đắn

- Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả nhà cung cấp, nợ ngắn hạn và dài hạn (chịu lãi) được tách riêng.

Tính giá: các khoản phải

trả trong danh sách, bảng kê được đánh giá đúng đắn

- Gửi thư xác nhận tới các nhà cung cấp, chú trọng các khoản lớn và bất thường- Gửi thư xác nhận về các khoản chiết khấu

thanh toán

Chính xác cơ học: các

khoản phải trả trong danhsách, bảng kê thống nhất với Sổ chi tiết Sổ tổng hợp được cộng dồn đúng và thống nhất với Sổ Cái.

- Cộng tổng danh sách (Bảng kê) các khoản phải trả.

- Đối chiếu số tổng cộng với Sổ Cái.

- Đối chiếu các hóa đơn của từng nhà cung cấp với sổ hạch toán tổng hợp.

Đúng kỳ: việc phản ánh

nợ phải trả nhà cung cấp được vào sổ đúng kỳ

- Thực hiện kiểm tra công nợ quá hạn- Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình

Hàng tồn kho, xem xét hồ sơ hàng mua đang đi đường.

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán đối với khoản mục, kiểm toánviên tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổsung có tính chất tổng quát trước khi đưa cho trưởng đoàn kiểm toán tổng hợpvà lập Báo cáo kiểm toán.

1.3.3.1 Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến

Thực tế có những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến mộtkhoản công nợ phải trả nhà cung cấp mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưaxác định được là có chắc chắn xảy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu.

Trang 27

Để tìm kiếm, xác định các khoản công nợ này, kiểm toán viên thực hiệncác thủ tục kiểm soát:

 Kiểm tra các chứng từ chứng minh của các Hoá đơn chưa thanh toánmột vài tuần sau ngày kết thúc năm.

 Đối chiếu các Báo cáo nhận hàng trước ngày cuối năm với các Hoáđơn của nhà cung cấp có liên quan.

 Đối chiếu các Bảng kê của nhà cung cấp có số dư Nợ với danh sáchcác khoản phải trả.

 Gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp có quan hệ kinh doanh vớikhách hàng.

1.3.3.2 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Từ ngày kết thúc niên độ, công bố Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểmtoán có thể xảy ra những sự kiện quan trọng liên quan tới khoản phải trả nhàcung cấp, có ảnh hưởng tới BCTC Kiểm toán viên kiểm tra những sự kiện cóảnh hưởng trực tiếp tới BCTC và cần điều chỉnh như: kiểm tra lại việc chiacắt niên độ hàng tồn kho và các khoản thanh toán nợ, phỏng vấn Ban giámđốc xem có nghiệp vụ nào bất thường xảy ra như trả lại hàng kém phẩm chất,nhận hàng đang đi đường về kho…

1.3.3.3 Đánh giá kết quả kiểm toán

Kết quả kiểm toán khoản khoản phải trả nhà cung cấp được đánh giátheo các khía cạnh sau:

 Việc hạch toán các nghiệp vụ là hoàn toàn phù hợp với các quyđịnh, các chuẩn mực kế toán hiện hành.

 Quá trình thanh toán được thực hiện theo đúng các quy định và tuânthủ pháp luật nhà nước.

Trang 28

 Các thông tin về nghiệp vụ, các khoản nợ phải trả nhà cung cấp phảiđảm bảo được trình bày trung thực và hợp lý.

1.3.3.4 Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán

Căn cứ những kết quả thu thập được của kiểm toán khoản mục, kiểmtoán viên tiến hành lập thư quản lý nêu rõ những nhận xét, những sai sót trongquá trình thực hiện tại đơn vị, đồng thời đưa ra những kiến nghị.

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán khoản mục, kiểm toán viêntổng hợp kết quả kiểm toán chuyển cho trưởng đoàn kiểm toán; trên cơ sởtổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành còn lại, trưởng đoàn kiểm toánsẽ lập và phát hành Báo cáo kiểm toán.

Trên đây là toàn bộ những lý luận cơ bản về kiểm toán chu trình muahàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Để có được cái nhìn cụthể hơn, rõ ràng hơn về các công việc mà kiểm toán viên thực hiện, phần saucủa khoá luận sẽ trình bày về thực tế kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấpdo Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thựchiện tại hai khách hàng cụ thể là ABC và XYZ.

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢNHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN

2.1 Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm

toán (AASC)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) trướcđây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính hoạt động tronglĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán Cùng với Công ty Kiểm toánViệt Nam (VACO), AASC là một trong hai tổ chức đầu tiên và lớn nhất củaViệt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán, kiểm toán vàtư vấn tài chính, thuế.

Từ tháng 4/2007, Công ty đã chuyển đổi thành mô hình công ty tráchnhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán có tên giao

dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial Consultancy ServiceCompany, gọi tắt là AASC Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 1 Lê Phụng

Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đượcthành lập ngày 13 tháng 5 năm 1991 theo Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCBcủa Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi ban đầu là Công ty Dịch vụ Kế toán(Accounting Service Company – ASC) Ngày 14 tháng 9 năm 1991, Công tychính thức đi vào hoạt động

Khi mới ra đời, Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kế toán với

Trang 30

vai trò giúp các doanh nghiệp lập và ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính Saunày, nhận thức rõ sự cần thiết của kiểm toán độc lập tại Việt Nam, cũng nhưthấy được sự lớn mạnh về năng lực nghiệp vụ, ngày 14 tháng 9 năm 1993, Bộtrưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB, giao choCông ty Dịch vụ Kế toán triển khai thêm dịch vụ kiểm toán và đổi tên Côngty thành “Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán” – AASC.Từ đó đến nay, Công ty không chỉ cung cấp dịch vụ kế toán mà còn cung cấpcác dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, đào tạo và hỗ trợ tuyểndụng, công nghệ thông tin.

Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đốivới các dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán cũng ngày càng phát triển mạnhmẽ Để đáp ứng nhu cầu đó, AASC cũng không ngừng mở rộng Hiện nay,AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 4 chi nhánh tại Thành phố Hồ ChíMinh, Vũng Tàu, Thanh Hóa và Quảng Ninh trong đó chi nhánh tại Thànhphố Hồ Chí Minh là chi nhánh lớn nhất.

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực không ngừng củalãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên, AASC đã gặt hái đượcnhững thành tựu đáng tự hào, chiếm được lòng tin của khách hàng bằng việccung cấp những dịch vụ chuyên môn đảm bảo chất lượng Đồng thời, vớicương vị là công ty đầu ngành, AASC đã có những đóng góp đáng kể trongviệc cộng tác với các công ty và tổ chức nước ngoài nhằm phát triển sựnghiệp kiểm toán ở Việt Nam.

Tháng 4 năm 2005, AASC chính thức trở thành Hội viên Hội kiểm toánviên hành nghề Việt Nam (VACPA).

Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập Tổ chức Kế toán vàKiểm toán quốc tế INPACT và trở thành đại diện của INPACT quốc tế tạiViệt Nam.

Trang 31

AASC đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao độngHạng Ba (năm 2001) và Huân chương lao động Hạng Nhì (năm 2005).

Hiện nay, AASC là công ty kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhànước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toáncác tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán; được Ngân hàng Nhànước Việt Nam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toáncác tổ chức tín dụng; là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đang hoạtđộng tại Việt Nam được phép tham gia kiểm toán các dự án tài trợ bởi các tổchức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) và các tổ chức khác.

Đạt được những thành tựu đó là do AASC đã luôn chú trọng xây dựngđội ngũ nhân lực lớn mạnh Nếu tại thời điểm thành lập, Công ty chỉ có 8 cánbộ nhân viên, thì đến nay Công ty đã có hơn 300 cán bộ nhân viên và cộng tácviên, trong đó 118 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên nhànước, 4 thẩm định viên về giá, 26 tiến sĩ, thạc sĩ và nhiều cộng tác viên là cácgiáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về tài chính - kế toán - kiểm toán.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Nói một cách khái quát, mục tiêu hoạt động của Công ty Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là cung cấp các dịch vụ tư vấntài chính, kế toán và kiểm toán cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xãhội Cụ thể hơn, mục tiêu hoạt động của Công ty là kiểm tra, đưa ra ý kiến vềtính trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, báo cáo tài chính và báo cáoquyết toán của đơn vị được kiểm toán; tư vấn hướng dẫn khách hàng thựchiện đúng các quy định của Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế… cũng nhưtư vấn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Với mục tiêu trên, các dịch vụ AASC đã và đang cung cấp bao gồm:

Trang 32

 Kiểm toán; Kế toán;

 Công nghệ thông tin;

 Tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh; Tư vấn thuế;

 Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng; Giám định tài chính, kế toán.

Sau đây là vài nét về dịch vụ kiểm toán do AASC cung cấp.

Năm 1993, Công ty đã bổ sung thêm dịch vụ kiểm toán bên cạnh cácdịch vụ tư vấn tài chính và kế toán Từ đó đến nay, kiểm toán được xem làmột trong những hoạt động truyền thống của AASC Qua hơn 10 năm hoạtđộng, dịch vụ này đã được hoàn thiện và phát triển về phạm vi cũng như chấtlượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Các loại hình dịch vụkiểm toán do AASC cung cấp bao gồm:

 Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên;  Kiểm toán hoạt động của các dự án;

 Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xâydựng cơ bản;

 Kiểm toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp;  Kiểm toán tuân thủ luật định;

 Kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trườngchứng khoán;

 Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá;

 Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần vàgiám định các tài liệu tài chính kế toán.

Trang 33

Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty.Trong đó, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được coilà thế mạnh hàng đầu của Công ty.

2.1.3 Thị trường và khách hàng của Công ty

Hiện nay, có khoảng 130 công ty kiểm toán đang hoạt động ở ViệtNam, trong đó có cả các công ty kiểm toán nước ngoài danh tiếng Song,AASC được đánh giá là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu ở ViệtNam Các đối thủ cạnh tranh chính của AASC là KPMG, Ernst & Young,Pricewaterhouse Coopers, VACO…

Với chiến lược tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của kháchhàng, tư vấn và cung cấp tài liệu miễn phí, chủ động liên hệ xây dựng quan hệvới khách hàng, quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng,khách hàng của Công ty ngày càng đông đảo.

Trải qua 15 năm hoạt động, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toánvà Kiểm toán đã có khoảng 1500 khách hàng trong đó có khoảng 500 kháchhàng thường xuyên trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước Các khách hàngtín nhiệm cao của AASC bao gồm: 1 Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính;2 Năng lượng, dầu khí; 3 Viễn thông, điện lực; 4 Công nghiệp, nôngnghiệp; 5 Giao thông, thủy lợi; 6 Hàng không, hàng hải; 7 Khách sạn, dulịch, thương mại; 8 Than, thép, xi măng…

Lĩnh vực lợi thế của AASC là kiểm toán xây dựng cơ bản Doanh thutừ kiểm toán xây dựng cơ bản luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanhthu hàng năm của AASC Đồng thời, so với các công ty kiểm toán khác,AASC thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán xây dựng cơ bản hơn cả.

Ngoài ra, với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên

Trang 34

trong Công ty, AASC còn được phép kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài, các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thếgiới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức khác.

Công ty có một số khách hàng lớn và thường xuyên như: Công ty ximăng Nghi Sơn, Công ty liên doanh Vietsopetro, Công ty liên doanhVINAPIPE, Tổng công ty bưu điện, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công tyxây lắp điện I, Công ty cổ phần thiết bị bưu điện…

Sự am hiểu sâu sắc và bề dày kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vựctài chính, kế toán, kiểm toán, thuế giúp AASC phục vụ với chất lượng tốt nhấtbất kỳ dịch vụ chuyên ngành nào mà khách hàng yêu cầu.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chínhKế toán và Kiểm toán đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểmtoán, tư vấn thuế… cho các khách hàng trên cả nước với doanh thu tăngtrưởng không ngừng Trong các loại hình dịch vụ, dịch vụ kiểm toán luôn làdịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty Lợi nhuận của Công ty cũngtăng tương đối ổn định qua các năm.

Trên chặng đường phát triển của mình, AASC cũng gặp phải nhiều khókhăn, đó là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước trongmôi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Để tồn tại và phát triển, AASC đãcó những nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, tìmkiếm khách hàng, gây dựng uy tín cho Công ty Nhờ đó, doanh thu của Côngty vẫn tăng dần qua các năm Công ty cũng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ củamình với Ngân sách Nhà nước Đời sống của cán bộ công nhân viên cũngngày càng được cải thiện.

Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty

Trang 35

Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) trong giai đoạn2001-2005:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: triệu VND

21.174 25.972

32.274 41.0052 Lợi nhuận 2.871 2.033 1.920 1.977 2.7563 Nộp Ngân sách nhà nước 2.741 2.904 3.039 3.309 3.700

2001 2002 2003 2004 2005

Doanh thuLợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo của Giám đốc Công ty trong Hội nghị tổng kết công tácnăm 2005 và tổng kết 5 năm 2001-2005)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu của Công ty tăng đều đặntrong các năm 2001-2005 và tăng nhanh trong hai năm 2004 và 2005 Năm2004, doanh thu tăng thêm 6.302 triệu đồng hay tăng thêm 24,26% so vớinăm 2003 Năm 2005, doanh thu tăng thêm 8.731 triệu đồng hay tăng thêm

Trang 36

27,05% so với năm 2004 Tuy nhiên, lợi nhuận của Công ty lại không tăngmà có xu hướng giảm trong các năm 2002 và 2003 Đến năm 2005, lợi nhuậnlại tăng cao, đạt 2.756 triệu đồng, tăng thêm 779 triệu đồng, hay tăng thêm39,4% so với năm 2004.

Cùng với sự tăng lên về doanh thu, Công ty đã đóng góp một phầnđáng kể vào Ngân sách Nhà nước cũng như cải thiện mức thu nhập bình quâncho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịchvụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC).

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC

Trang 37

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kiểm

toán Thương

mại - Dịch vụ

Phòng Kiểm

toán Sản xuất vật chất

Phòng Công

nghệ thông

tinPhòng

Tư vấn và Kiểm

Phòng Đào tạo

và Hợp tác

quốc tếPhòng

Kiểm toán

Xây dựng cơ bảnPhòng

Kiểm toán Dự ánChi

nhánhTP Hồ

Chí Minh

Chi nhánh

Vũng Tàu

Trụ sở chínhtại Hà

Phòng Tài chính

– Kế toánChi nhánh Thanh

Chi nhánh Quảng

Phòng Hành chính

tổng hợp

Trang 38

Về cơ bản, bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán bao gồm:

 Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 5 Phó Giám đốc

 Các phòng chức năng: gồm Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Tàichính - Kế toán

 Các phòng nghiệp vụ: gồm Phòng Kiểm toán Thương mại - Dịch vụ,Phòng Kiểm toán Sản xuất vật chất, Phòng Kiểm toán Dự án, Phòng Tư vấnvà Kiểm toán, Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản, Phòng Đào tạo và Hợp tácquốc tế, Phòng Công nghệ thông tin.

2.1.6 Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện

Tại AASC, chương trình kiểm toán được xây dựng dựa trên kinhnghiệm của các kiểm toán viên lâu năm và sự học hỏi các công ty kiểm toán,đặc biệt là các công ty kiểm toán nước ngoài Chương trình được thườngxuyên cập nhật và hoàn thiện cho phù hợp với chế độ kế toán và tình hình thịtrường trong từng giai đoạn.

Hệ thống chương trình kiểm toán gồm có: hệ thống hồ sơ kiểm toán, hệthống câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các mẫu quy định chung vềlập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mụctrên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Việc kiểm toán các khách hàng cụ thể với những đặc thù về loại hìnhdoanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động… có những nétkhác nhau Song, mọi cuộc kiểm toán đều tuân theo quy trình chung gồm 3giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Sơđồ dưới đây mô tả quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) tạiCông ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC):

Trang 39

CHUẨN BỊKIỂMTOÁN

tổng thể

- Thu thập thông tin cơ sở

- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng- Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát- Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

- Đánh giá tính trọng yếu và rủi roLập chương trình kiểm toán chi tiết

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

- Thử nghiệm kiểm soát

- Thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và kiểmtra chi tiết)

- Đánh giá kết quả

- Soát xét các báo cáo tài chính

Kết luận vềcuộc kiểmtoán và lậpBáo cáo kiểm

- Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày phát hành BCTC- Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán

- Lập báo cáo kiểm toán- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán

Các hoạt độngsau kiểm toán

- Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán

- Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáokiểm toán

Sơ đồ 2.2: Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC

2.2 Thực tế kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại khách hàng

ABC và khách hàng XYZ

Trang 40

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán

Trước khi trình bày các bước công việc cụ thể do kiểm toán viên thựchiện trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán, phần dưới đây giới thiệu sơ bộ vềcác khách hàng ABC và XYZ.

* Nhà máy ABC:

Nhà máy ABC là chi nhánh của Công ty cổ phần E chuyên kinh doanhtrong lĩnh vực thiết bị bưu điện Nhà máy ABC là đơn vị hạch toán phụ thuộc.Bước thu thập thông tin cơ sở sẽ đem lại thông tin cụ thể hơn về mối quan hệgiữa Nhà máy ABC và Công ty E.

ABC là một nhà máy chuyên sản xuất thiết bị chuyên ngành bưu chính,viễn thông; xây lắp, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bưu chính,viễn thông.

Nhà máy ABC cũng như Công ty cổ phần E là khách hàng lâu năm củaCông ty AASC, được AASC tiến hành kiểm toán từ năm 2000 Do vậy, tháng1 năm 2007, AASC đã chủ động liên hệ với Công ty E và được Công ty nàymời kiểm toán qua Thư mời kiểm toán cho niên độ kế toán kết thúc ngày31/12/2006.

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, AASC cử kiểm toán viên phụtrách công việc Đối với phần hành khoản phải trả nhà cung cấp, AASC giaocho kiểm toán viên LTH phụ trách, thực hiện từ ngày 05/02/2007 đến ngày10/02/2007.

* Công ty XYZ:

XYZ là một công ty thương mại, chuyên kinh doanh các loại vật tưnông nghiệp bao gồm gạo, lạc, đỗ xanh, phân bón…

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản phải trả nhà cung cấp MỤC TIÊU KIỂM TOÁNTHỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 1.2 Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản phải trả nhà cung cấp MỤC TIÊU KIỂM TOÁNTHỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (Trang 25)
Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản phải trả nhà cung cấp MỤC TIÊU KIỂM TOÁN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 1.2 Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản phải trả nhà cung cấp MỤC TIÊU KIỂM TOÁN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT (Trang 25)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2005 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2005 (Trang 36)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2005 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2005 (Trang 36)
Sơ đồ dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Sơ đồ d ưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) (Trang 37)
Sơ đồ dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch  vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Sơ đồ d ưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) (Trang 37)
Sơ đồ 2.2: Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Sơ đồ 2.2 Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC (Trang 39)
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ABC (Trang 42)
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Hình th ức sổ kế toán: Nhật ký chung (Trang 45)
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Sơ đồ 2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XYZ (Trang 45)
cấp, kiểm toán viên sử dụng các câu hỏi trong bảng dưới đây để phỏng vấn trực tiếp nhân viên của Công ty XYZ: - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
c ấp, kiểm toán viên sử dụng các câu hỏi trong bảng dưới đây để phỏng vấn trực tiếp nhân viên của Công ty XYZ: (Trang 49)
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp thực hiện tại Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.2 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp thực hiện tại Công ty XYZ (Trang 49)
Bảng 2.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.3 Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ (Trang 51)
Bảng 2.4: Tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.4 Tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ (Trang 51)
Bảng   2.3:     Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
ng 2.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ (Trang 51)
hạn, Tổng tài sản. Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu". - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
h ạn, Tổng tài sản. Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu" (Trang 53)
Bảng 2.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.5 Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty XYZ (Trang 53)
Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.6 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ (Trang 55)
Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.6 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ (Trang 55)
Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.7 Chương trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp (Trang 60)
- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp chi tiết số dư đầu năm, phát sinh trong năm và số dư cuối năm - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
hu thập hoặc lập bảng tổng hợp chi tiết số dư đầu năm, phát sinh trong năm và số dư cuối năm (Trang 61)
Bảng 2.8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 64)
Bảng 2.9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 64)
Bảng   2.8:   Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
ng 2.8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 64)
Bảng 2.9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 64)
Bảng 2.10 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.10 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 65)
Bảng 2.12 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.12 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 68)
Bảng 2.12 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.12 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 68)
Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.13 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 70)
Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.13 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 70)
Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện.DOC
Bảng 2.14 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w