1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC

65 626 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 774 KB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Chương trình kiểm toán

Bảng 1.2 Thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán

Bảng 1.3 Bảng đánh giá tính trọng yếu

Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục

Bảng 1.5 Thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán

Bảng 1.6 Đối chiếu công nợ với khách hàng

Bảng 1.7 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty ABC

Bảng 1.8 Biên bản đối chiếu công nợ

Bảng 1.9 Thủ tục kiểm tra chi tiết tại công ty ABC

Bảng 1.11 Kế hoạch kiểm toán tại công ty XYZ

Bảng 1.12 Mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảng 1.13 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ

Bảng 1.14 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch

kiểm toán tại công ty XYZ

Bảng 1.15 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

tại công ty XYZ

Bảng 1.16 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty XYZ

Bảng 1.17 Kiểm tra chi tiết tại công ty XYZ

Bảng 1.18 Trích lập dự phòng tại công ty XYZ

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kiểm toán đặc biệt là kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp.

Từ những năm đầu thập kỷ 90 sự ra đời của các công ty kiểm toán Việt Nam, cùng với sự tham gia của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, hoạt động kiểm toán tại Việt Nam đã bước đầu hình thành và phát triển Kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp, một lĩnh vực dịch vụ có thị trường rộng lớn và ngày càng trở nên quan trọng với nền kinh tế hiện nay.

Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước mà còn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, các KTV còn giúp cho các nhà quản trị phát hiện và hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Khoản mục phải thu khách hàng là một tài sản khá nhạy cảm với những sai sót và gian lận có thể xảy ra và cũng có liên quan mật thiết đến kết quả hoạt động kinh doanh Nhận thức được vai trò của khoản mục này, em đã đi sâu vào tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng , kết hợp với cơ hội tiếp cận công việc kiểm toán trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài: “ quy trình kiểm toán khoản phải thu do công ty kiểm toán PKF thực hiện ”

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, em không thể bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến đề tài, vì thế không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Rất mong quý thầy cô và các anh chị kiểm toán viên tại công ty kiểm toán chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề này cũng như bổ sung thêm kiến thức về chuyên ngành kiểm toán.

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCĐKT: Bảng cân đối kế toánBCTC: Báo cáo tài chínhKTV: Kiểm toán viên

HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộPTKH: Phải thu khách hàngTSNH: Tài sản ngắn hạnSDDK: Số dư đầu kìSDCK: Số dư cuối kìPS: Phát sinhTSCĐ: Tài sản cố địnhTNHH: Trách nhiệm hữu hạn

Trang 5

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO

CÔNG TY KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN

1.1 Mục tiêu kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

Tính hiện hữu và tính đầy đủ: tất cả các khoản phải thu là có thật và không bị bỏ sót.

Quyền và nghĩa vụ: các khoản phải thu đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Tính giá: các khoản phải thu đều được tính giá đúng.(cả về tổng số và riêng các khoản có thể thu được)

Chính xác cơ học: các khoản phải thu trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn khớp đúng với sổ theo dõi thu tiền và số tổng cộng được chuyển đúng vào sổ cái.

Phân loại: các khoản phải thu trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn được phân loại đúng.

Trình bày: các khoản phải thu đều được trình bày và thuyết minh rõ.

Kịp thời: các nghiệp vụ về thu tiền đều ghi đúng thời hạn trong quan hệ với nghiệp vụ bán hàng.

Tất cả các khoản dự phòng phải được lập đầy đủ khi có dấu hiệu khó đòi.

1.2 Đặc điểm kế toán phải thu khách hàng của khách hàng kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo kiểm toán tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện.

1.2.1 Đặc điểm kiểm toán các khoản phải thu ảnh hưởng tới kiểm toán

Các khoản phải thu ở người mua phát sinh từ quá trình bán hàng nên có quan hệ chặt chẽ với quá trình này tạo nên chu trình bán hàng – thu tiền Tuy nhiên, do “độ trễ” của quá trình thu tiền so với quá trình bán hàng nên số tiền ghi trên khoản mục này của bảng cân đối kế toán, cũng là số dư của các tài khoản phải thu khách hàng là số lũy kế từ các quá trình kinh doanh trước đến cuối kỳ kinh doanh này Cùng với thời điểm phát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau khác nhau, các khoản phải thu còn liên quan đến đến nhiều người mua có đặc điểm, điều kiện kinh doanh quản lý và khả năng thanh toán khác nhau và có thể dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không đòi được ở người mua Do đó, với các khoản thu này, việc trình bày, thuyết minh rõ các khoản phải thu cần được coi là công việc kiểm soát nội bộ Để

Trang 6

kiểm soát được các khoản phải thu và bảo đảm thu được tiền các công ty phải theo dõi giám đốc thường xuyên trên các bảng kê, nhật ký Cuối kỳ cần lập ra bảng cân đối giữa doanh thu với các khoản đã thu và các khoản phải thu còn lại, bảng cân đối giữa các khoản nợ quá hạn với các thời hạn khác nhau … Mục đích chủ yếu công việc kiểm soát này là góp phần giải quyết các quan hệ thanh toán sòng phẳng và bảo đảm hiệu quả kinh doanh nói chung Theo đó, mục tiêu trình bày trong kiểm toán cần được quan tâm đầy đủ Cũng từ đó các trắc nghiệm phân tích cần được sử dụng triệt để cả trong lập kế hoạch, chương trình kiểm toán lẫn trong thực hành kiểm toán kết hợp trắc nghiệm trực tiếp các số dư Mặt khác, nếu hàng hóa và tiền mặt đã thu là những tài sản tồn tại trong đơn vị được kiểm toán với hình thái vật chất cụ thể nên có thể kết hợp kiểm kê với các phương pháp kiểm toán khác thì các khoản phải thu lại không xác minh dễ dàng như vậy Do đó trong kiểm toán các khoản phải thu, phương pháp điều tra thông qua chọn mẫu và lấy xác nhận có thể coi là một đặc thù riêng trong việc thực hiện các mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản phải thu.

1.2.2 Quy trình hạch toán khoản mục phải thu khách hàng ảnh hưởng tới kiểm toán

Về nguyên tắc kế toán: Kế toán hàng tồn kho phải tuân theo những nguyên tắc

quốc tế:

Nguyên tắc hoạt động liên tục: Doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc ít

nhất không bị giải thể trong tương lai gần thì phải lập BCTC phản ánh giá trị tài sản theo giá gốc, không theo giá thị trường.

Nguyên tắc về tính chia cắt niên độ của các năm: Là gắn chi phí vào các năm

tài chính liên quan và chỉ có những chi phí đó mà thôi.

Nguyên tắc tính nhất quán: Trong quá trình kế toán khoản phải thu mọi khái

niệm, nguyên tắc, phương pháp kế toán phải được thực hiện nhất quán Nếu có thay đổi thì phải giải thích rõ ràng và nêu trong thuyết minh BCTC cùng với những ảnh hưởng của chúng.

Nguyên tắc giá gốc: Giá trị của các khoản phải thu phải được tính theo

giá gốc.

Nguyên tắc ghi chép kế toán: Các khoản phải thu được ghi nhận khi hàng hóa

đã chuyển giao quyền sở hữu và được người mua chấp nhận thanh toán.

Chưa có hạch toán chi tiết cho đối tượng phải thu Khách hàng chưa thực hiện phân loại các khoản phải thu như phải thu nội bộ, phải thu khác, phải thu tồn lâu ngày hoặc có vấn đề…

Các khoản phải thu quá hạn thanh toán ( hoặc lâu ngày chưa được giải quyết)

Trang 7

Khách hàng chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với khách hàng tại thời điểm cuối năm.

Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải thu nhưng chưa được xử lý.

Các khoản phải thu bị hạch toán sai trong kì.

Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

Cuối kỳ, kế toán công ty khách hàng chưa đánh giá lại số dư các khoản phải thu gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm lập BCTC

Phân loại sai nội dung các khoản phải thu khác vào các khoản phải thu khách hàng, không phân loại khoản phải thu thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế

Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thu tiền, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán.

Chưa hạch toán tiền lãi phải thu nếu khách hàng chậm trả

Không hạch toán giảm công nợ phải thu trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

Hạch toán xuất nhập khẩu ủy thác chưa đúng kỳ kế toán và theo dõi công nợ với đối tác nước ngoài chưa thích hợp.

Theo dõi công nợ chưa phù hợp : Theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng

Quản lí và hạch toán công nợ phải thu chưa phù hợp và chặt chẽ Những khoản công nợ phải thu không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ.

Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của Kiểm toán viên

Ghi nhận khoản phải thu không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đơn chứng từ không hợp lệ.

Các khoản phải thu với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.

Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với tổng phát sinh Nợ trên tài khoản phải thu không khớp nhau, có chênh lệch lớn.

Việc thu của khách hàng bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.

Trang 8

Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán thu tiền làm cho tại 31/12 TK113 có số dư có nhưng thực chất đây không phải là khoản đã thu tiền từ khách hàng

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

1.3.1 Quy trình kiểm toán chung khoản mục phải thu của khách hàng do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

1.3.1.1.1 Lập kế hoạch chiến lược

Tại Công ty, kế hoạch kiểm toán chiến lược chỉ được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính cho nhiều năm Chiến lược kiểm toán do người phụ trách cuộc kiểm toán lập ra và Giám đốc là người phê duyệt Lập kế hoạch chiến lược nhằm:

- Xem xét quan điểm của khách hàng, có thể diễn đạt những phát hiện của mình mà khách hàng quan tâm.

- Hiểu biết về tình hình kinh doanh, ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động, mục tiêu kinh doanh và những rủi ro khiến khách hàng không thể đạt được mục tiêu này.

- Xem xét hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và lập phương pháp tiếp cận kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực bằng cách tập trung công việc kiểm toán vào những mục tiêu kiểm toán với rủi ro cao.

- Tăng cường trao đổi thông tin với khách hàng và trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán.

- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện.

- Giám đốc Công ty duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

Tuy nhiên tại công ty D, công ty kiểm toán đã không thực hiện bước lập kế hoạch chiến lược này do đây là cuộc kiểm toán hàng năm, với mục đích ra báo cáo tài chính kết thúc niên độ kế toán.

1.3.1.1.2 Lập kế hoạch tổng quát.* Thu thập thông tin cơ sở

- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xét lại hồ sơ kiểm toán, nhận diện các bên liên quan.

- Tìm hiểu hình thức hạch toán khoản phải thu và các loại chứng từ sổ sách sử dụng tại doanh nghiệp liên quan tới khoản mục phải thu khách hàng.

Trang 9

- Xem xét các chính sách bán hàng của công ty.

- Thu thập những thông tin về trách nhiệm pháp lý của khách hàng như: giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay năm trước, biên bản các cuộc họp hội đồng cổ đông và ban giám đốc, các cam kết quan trọng liên quan đến các khoản phải thu khách hàng.

- Các hợp đồng kinh tế của khách hàng….

Sau khi Công ty kiểm toán có quyết định kiểm toán chính thức đối với công ty khách hàng, trưởng phòng kiểm toán sẽ phân công nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán đó Trưởng nhóm kiểm toán sau khi được phân công sẽ lập kế hoạch kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán Trong kế hoạch kiểm toán chỉ rõ các công việc cần làm, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, số lượng và thành phần các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán… Ngoài ra, trong kế hoạch kiểm toán còn dự kiến ngày phát hành báo cáo kiểm toán sơ bộ và chính thức, tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình thực tế mà thời gian phát hành báo cáo có thể thay đổi.

Trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán thực hiện kiểm toán các khoản mục khác nhau Thông thường trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công kiểm toán viên thực hiện khoản mục phải thu khách hàng đồng thời thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng của khách hàng.

* Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Theo VSA 520 kiểm toán viên cần thực hiện thủ tục phân tích khi lập kế hoạch để kiểm tra tính hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính, từ đó thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết cho phù hợp.

Các thủ tục phân tích bao gồm hai loại cơ bản:

- Phân tích ngang: phân tích dựa trên việc so sánh cùng một chỉ tiêu trên BCTC

So sánh số phải thu năm kiểm toán so với các năm trước để thấy được biến động bất thường và xác định các khoản phải thu nào cần được quan tâm.

So sánh số phải thu thực tế với số liệu dự toán hoặc với ước tính của KTVSo sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ kiện của ngành.

- Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC.

Kiểm toán viên cần phân tích các tỷ suất nợ phải thu trên doanh thu, nợ phải thu khó đòi trên nợ phải thu…

• Đánh giá tính trọng yếu: mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa

Trang 10

ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng hay nói cách khác đó chính là các sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC.

Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân bổ mức đánh giá này cho từng khoản mục.

Đối với khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân bổ mức ước lượng trọng yếu cho các khoản mục như: doanh thu, các khoản phải thu và tiền của khách hàng Qua đó, kiểm toán viên có thể xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về trọng yếu.

Các khoản mục trên BCĐKT sẽ được chia làm ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1, 2, 3 Trong đó, hệ số 1 tương ứng với các khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao, rủi ro kiểm soát là cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp; Hệ số 2 là nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình; Hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng cao và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là cao.

Theo kinh nghiệm của PKF, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán về Hàng tồn kho là cao nhất, sau đó đến công nợ (khoản phải thu, khoản phải trả) Các khoản mục còn lại có chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán thấp hơn.

• Đánh giá rủi ro.

Rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng:

- Chưa có quy chế tài chính về việc thu hồi công nợ, quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán.

- Chưa có sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu hoặc cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau, không bù trừ công nợ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng, cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản thu có gốc ngoại tệ.

- Chưa tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính, chênh lệch giữa biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý.

- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu vào tài khoản 131.

- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu.

Trang 11

-Chưa trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc đã trích lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc thừa, vượt quá tỷ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định, không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi, cuối kỳ chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.Tìm hiểu trên hai mặt chủ yếu là thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế bộ máy kiểm soát, hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên cần tìm hiểu về quy trình hoạt động và các thủ tục kiểm soát được thực hiện để ngăn ngừa sai phạm xảy ra đối với từng bước trong chu trình hạch toán, từ việc ký hợp đồng với khách hàng, chuyển giao hàng, thu tiền.

Sau khi đã có được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho số dư các tài khoản hay các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

Mô hình rủi ro kiểm toán

AR = IR x CR x DR Trong đó: AR : Rủi ro kiểm toán.(Hay DR = ) IR : Rủi ro tiềm tàng CR : Rủi ro kiểm soát DR : Rủi ro phát hiện

Theo mô hình trên, dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của KTV về khách hàng mà KTV sẽ xác định mức rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng để từ đó xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận.

1.3.1.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán.

Công ty có xây dựng chương trình kiểm toán chung cho mỗi phần hành với những công việc cụ thể mà các kiểm toán viên dựa vào đó để tiến hành công việc Tùy vào đặc điểm kinh doanh và đặc điểm hạch toán của từng đối tượng kiểm toán cụ thể mà kiểm toán viên có thể thay đổi, bổ sung cho phù hợp với cuộc kiểm toán.

ARI R x CR

Trang 12

Bảng 1.1 Chương trình kiểm toán

KHÁCH HÀNG:NIÊN ĐỘ:

Tham

chiếuE110.4NỘI DUNG:KIỂM TOÁN PHẦN HÀNH PHẢI THUKý Ngày

Người THNgười KTMục tiêu:

Mục tiêu của phần hành này là Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của việc ghi nhận các khoản phải thu của đơn vị thông qua việc thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu liên quan đảm bảo tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính đánh giá và tính trình bày, cụ thể:

- Đảm bảo các khoản phải thu được phân loại đúng, cộng đúng, chuyển sổ đúng và ghi chép hợp lý

- Đảm bảo tất cả các khoản phải thu được ghi nhận đầy đủ

- Đảm bảo việc áp dụng tỷ giá quy đổi trong các giao dịch và đánh giá cuối kỳ của các khoản phải thu có gốc ngoại tệ là phù hợp

- Đảm bảo số dư các khoản phải thu là có thực

- Đảm bảo các khoản trích lập dự phòng được trích lập phù hợp quy định

- Đảm bảo các khoản phải thu của doanh nghiệp được trình bày trên báo cáo tài chính là phù hợp

Người thực hiện

Test Tham chiếuThủ tục tổng

hợp,đối chiếu

Lập bảng tổng hợp các khoản phải thu (phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác và dự phòng phải thu) theo các nội dung: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ chi tiết theo đối tượng phải thu)

E R C U V A

Trang 13

Thực hiện các thủ tục đối chiếu: E R C U V A

Đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo kiểm toán năm trước

Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ với Báo cáo tài chính, Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản

Thủ tục phân tích

So sánh số dư đầu năm của các khoản phải thu với số dư cuối năm, xác định chênh lệch (tuyệt đối và tương đối) và tìm hiểu nguyên nhân.

So sánh tỷ lệ phải thu thương mại/ doanh thu thuần, tính hệ số vòng quay các khoản phải thu (= doanh thu/ trung bình các khoản phải thu), so sánh với kỳ trước, tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi lớn

E R C U V A

Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, từ đó xem xét tình hình thu hồi công nợ của năm nay so với năm trước

E R C U V A

Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp các khoản nợ quá hạn và nợ phải thu khó đòi, phân tích tỷ trọng của các khoản nợ quá hạn và nợ phải thu khó đòi trên tổng số nợ phải thu.

E R C U V A

Thủ tục chi tiết

Thu thập sổ chi tiết phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ HĐXD, phải thu khác và dự phòng phải thu và:

E R C U V A

Tổng hợp đối ứng các tài khoản, xác định các đối ứng bất thường và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế có đối ứng bất thường.

b Kiểm tra việc tính toán chính xác số học

Xem lướt sổ chi tiết để tìm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường hoặc các nghiệp vụ có số phát sinh lớn Đối chiếu với hồ sơ, chứng từ liên quan.

Kiểm tra 100% các đối tượng dư Có tại ngày cuối năm tài chính

Trang 14

a Kiểm tra việc tính toán chính xác số học

Chọn mẫu một số đối tượng để kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo tuổi nợ được phản ánh chính xác bằng cách đối chiếu với hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ và chứng từ thanh toán gốc.

Căn cứ vào bảng tổng hợp các khoản nợ quá hạn và các khoản phải thu khó đòi, thực hiện:

E R O C V M P

a Kiểm tra việc tính toán chính xác số học

Xem xét việc thu tiền của các khoản công nợ sau ngày kết thúc niên độ với số dư vào ngày kết thúc niên độ

Xem xét việc lập dự phòng phải thu khó đòi (kiểm tra tính hợp lý khoản dự phòng phải thu khó đòi do khách hàng đã lập hoặc kiểm toán viên tự lập một bảng dự phòng phải thu khó đòi).

Chọn mẫu một số khách hàng có số dư cuối kỳ lớn hoặc những khách hàng thường xuyên để kiểm tra sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng này phát sinh trong cả năm tài chính, lưu ý đến các nghiệp vụ bất thường.

E R C U V A

Thu thập hoặc kiểm toán viên gửi biên bản đối chiếu công nợ (nếu cần thiết) các khoản phải thu cuối kỳ và:

E R C U V A

Chọn mẫu các khoản phải thu tại thời điểm kết thúc năm và đối chiếu với:

E R C U V A

Việc thu tiền sau niên độ và kiểm tra nghiệp vụ tiền đã được ghi chép.

Trang 15

Đối với nghiệp vụ chưa thanh toán tiền, đối chiếu với chứng từ gốc để đảm bảo hàng đã được gửi đi hoặc dịch vụ đã được cung cấp

Kiểm tra các khoản thu tiền phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến doanh thu bán hàng trước ngày kết thúc niên độ hay không.

E R C U V A

Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính

E R C U V A

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ, xem xét trên khía cạnh trọng yếu, theo ý kiến của tôi khoản mục Phải thu của đơn vị đã được ghi chép và trình bày trung thực và hợp lý, sau các bút toán ĐC của kiểm toán viên

Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên WPs theo các thủ tục kiểm toán của công ty và cung cấp đầy đủ bằng chứng cho kết luận đưa ra.

Tôi khẳng định rằng các sai sót và yếu điểm cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng.

Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã được thực hiện, tôi thấy rằng có đủ bằng chứng đảm bảo sự tin tưởng rằng khoản mục Phải thu đã được trình bày trung thực và hợp lý, tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã được thực hiện, tôi thấy rằng có đủ bằng chứng đảm bảo sự tin tưởng rằng khoản mục Phải thu đã được trình bày trung thực và hợp lý, ngoại trừ các yếu tố sau:

Trang 16

Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã được thực hiện, tôi thấy rằng không có đủ bằng chứng đảm bảo sự tin tưởng rằng khoản mục Phải thu đã được trình bày trung thực và hợp lý

Tôi từ chối không đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục Phải thu của đơn vị

E Existence: Hiện hữuR

Rights and obligations: Quyền và nghĩa vụ

V Valuation: Đánh giá

U Understand ability

1.3.1.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Các khoản phải thu ở người mua phát sinh từ quá trình bán hàng nên có quan hệ chặt chẽ với quá trình này tạo nên chu trình bán hàng – thu tiền Tuy nhiên, do “độ trễ” của quá trình thu tiền so với quá trình bán hàng nên số tiền ghi trên khoản mục này của Bảng cân đối tài sản, cũng là số dư của tài khoản phải thu khách hàng là số dư lũy kế từ các quá trình kinh doanh trước đến cuối kỳ kinh doanh này Cùng với thời điểm phát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau, phải thu khách hàng còn liên quan đến nhiều người mua có đặc điểm điều kiện kinh doanh, quản lý và khả năng thanh toán khác nhau và có thể dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không đòi được Do đó khoản phải thu khách hàng việc trình bày, thuyết minh rõ cần được coi là công việc kiểm soát nội bộ Để kiểm soát được khoản phải thu khách hàng và đảm bảo thu được tiền, các Công ty phải theo dõi, giám đốc thường xuyên trên bảng kê, nhật ký Cuối kỳ, cần lập bảng cân đối giữa doanh thu với các khoản đã thu tiền và khoản còn phải thu, bảng cân đối giữa nợ quá hạn với các thời hạn khác nhau…Mục đích chủ yếu của công việc kiểm soát này là góp phần giải quyết các quan hệ thanh toán và đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung Theo đó, mục tiêu trình bày trong kiểm toán cần được quan tâm đầy đủ Vì vậy KTV cần xem xét các mục tiêu kiểm soát có được thực hiện đầy đủ và có hiệu lực không, quy trình xét duyệt bán chịu cho khách hàng có được phê duyệt đúng với các chức vụ có thẩm quyền, hạn mức tín dụng và thời gian thanh toán được công ty quản lý thế nào, theo dõi ở đâu…

Trang 17

1.3.1.2.2 Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng.

Thủ tục phân tích là không thể thiếu trong thực hiện kiểm toán khoản phải thu nhằm phát hiện những sai lệch bất thường để có những phương pháp kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện sai sót

Bảng 1.2 Thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán

So sánh tổng phải thu năm nay với năm trước

Các khoản phải thu có biến động bất thường.

So sánh các số dư phải thu của một số khách hàng năm nay so với năm trước

Sai sót trong các khoản phải thuSo sánh tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng

doanh thu với các năm trước

Các khoản phải thu không thu đượcSo sánh số ngày của các khoản phải thu

chưa thanh toán với các năm trước

Trích thừa hoặc thiếu dự phòng đối với các khoản phải thu không thu hồi đượcSo sánh tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi

trên tổng phải thu của năm trước

Báo cáo dư hoặc báo cáo thiếu dự phòng đối với khoản phải thu không thu hồi được

Ngoài ra KTV cũng cần xem xét lại các khoản phải thu có số tiền quá lớn hoặc bất thường Các khoản phải thu cần được chú ý đặc biệt là các số dư lớn, các tài khoản chưa được trả trong một thời gian dài Kiểm toán viên xem xét lại bảng liệt kê các tài khoản vào ngày lập báo cáo để xác định tài khoản nào cần phải được kiểm tra thêm.

1.3.1.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng.

Thông qua kết quả đánh giá công việc kiểm soát nội bộ và việc phân tích đối với khoán phải thu khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết hướng tới các mục tiêu sau:

Số dư các khoản phải thu của khách hàng đều hợp lý: Kiểm toán viên kiểm tra bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền với những khoản có quy mô lớn hoặc có số dấu hiệu bất thường Ngoài ra kiểm toán viên cũng cần tính toán các tỷ suất và theo dõi những biến động lớn so với năm trước.

Chính xác cơ học: các khoản phải thu ghi trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn khớp với sổ theo dõi thu tiền và số tổng cộng được chuyển đúng vào sổ cái.

Tính hiệu lực: các khoản phải thu ghi trong bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đều có thực.

Trang 18

Mọi khoản phải thu của khách hàng đều được ghi sổ( tính trọn vẹn): Kiểm toán viên chọn ra một số tài khoản chi tiết phải thu khách hàng từ bảng kê hoặc bảng phân tích tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết về thu tiền, cộng lại bảng kê hoặc bảng phân tích tuổi nợ và đối chiếu với sổ cái, đối chiếu với hóa đơn bán hàng và các chứng từ vận chuyển với sổ thu tiền và sổ theo dõi các khoản phải thu.

Các khoản phải thu của khách hàng đều được sở hữu của doanh nghiệp: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra dấu hiệu đã ghi sổ các bản lưu hóa đơn liên quan đến phải thu của khách hàng trong đó lưu ý đến các khoản chiết khấu, hồi khấu Điều tra qua tiếp xúc với các nhà quản lý có liên quan về sự đầy đủ cả trong cơ cấu và thủ tục với các khoản thu tiền được ghi sổ.

Các khoản phải thu của khách hàng đều được tính giá đúng: Kiểm toán viên lấy hoặc theo dõi xác nhận của khách hàng về các khoản phải thu có quy mô lớn và chọn điển hình các khoản phải thu có quy mô nhỏ, trao đổi với các nhà quản lý tín dụng về khả năng thu tiền ở các khoản phải thu quá hạn và đánh giá khả năng thu hồi được.

Các khoản phải thu khách hàng được phân loại đúng đắn: Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu các khoản phải thu khách hàng trên bảng kê hoặc bảng phân tích tuổi nợ với chứng từ hạch toán hoặc sổ chi tiết, điều tra qua tiếp xúc với các nhà quản lý về các khoản phải thu trên các chứng từ và sổ chi tiết để xác minh việc phân loại.

Các khoản phải thu của khách hàng được ghi đúng thời hạn: Kiểm toán viên tiến hành chọn các nghiệp vụ bán hàng cuối kỳ này và đầu kỳ sau để đối chiếu với chứng từ vận chuyển có liên quan, chú ý ngày vận chuyển thực tế và ngày ghi sổ, kiểm tra các lô hàng bị trả lại sau ngày lập báo cáo tài chính và quan hệ với kỳ quyết toán.

Đối với kiểm toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi và các khoản phải thu đã xóa sổ: Kiểm toán viên tiến hành kiểm toán toàn diện đối với khoản mục này vì các nghiệp vụ này là nghiệp vụ bất thường, xảy ra ít Thủ tục kiểm toán thông thường là xem xét việc phê duyệt của người có thẩm quyền, cơ sở của việc lập dự phòng cũng như xóa nợ với các quy định về tài chính kế toán hiện hành.Trong trường hợp cần thiết phải xem xét cả môi trường kiểm soát và thủ tục kiểm soát, sự phân cách nhiệm vụ giữa người ghi sổ với người phê duyệt xóa sổ.

Khả năng sai phạm trong ghi sổ các khoản phải thu còn chứa đựng ở việc “đánh lận” giữa những khoản thực tế đã thu tiền nhưng vẫn còn chuyển vào sổ sách thành khoản phải thu để biển thủ số tiền đã thu hoặc che dấu sự thâm hụt tiền mặt Trong trường hợp này buộc phải kiểm tra lại các chứng từ đặc biệt là các giấy báo hoặc báo cáo thu tiền, hướng chú ý vào tên người nhận tiền, số tiền đã nhận hoặc

Trang 19

ngày ghi trên giấy báo Từ đó thực hiện đối chiếu giữa các chứng từ này với những sổ nhật ký thu tiền và giấy biên nhận số tiền đã nộp Phương pháp này thường tốn thời gian nên phải kết hợp với việc khảo sát và đánh giá những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ về thu tiền.

1.3.1.3 Phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi đã thu được các bằng chứng đáng tin cậy, KTV đưa ra kết luận kiểm toán dựa vào những bằng chứng này, các ý kiến KTV đưa ra khi thực hiện khoản mục này thường liên quan đến doanh thu của khách hàng Các chủ nhiệm kiểm toán phụ trách soát xét công việc phân công cho các kiểm toán viên và đưa ra kết luận về khoản mục phải thu dựa trên khía cạnh trọng yếu Đồng thời, những vấn đề về việc tổ chức hạch toán, ghi chép, theo dõi và xử lý các khoản phải thu cũng được công ty đưa ra trong thư quản lý nhằm giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán tại đơn vị

1.3.2 Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của công ty ABC do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện.

1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

1.3.2.1.1 Khái quát về công ty ABC

Công ty ABC là khách hàng truyền thống của PKF, đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Vì đặc điểm ngành nghề, công ty có số dư và phát sinh các tài khoản tương đối lớn.

* Thu thập thông tin cơ sở công ty ABCKhái quát chung về công ty:

Công ty ABC là Công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 3461/QĐ-BGTVT ngày 21/3/2005 của Bộ Giao thông vận tải.

Theo Giấy đăng ký kinh doanh sửa đổi số 0103007521 ngày 10/5/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tại thời điểm 31/12/2009 là: 294 người.Công ty có vốn điều lệ là: 12.521.600.000 đồng (Mười hai tỷ, năm trăm hai mốt triệu, sáu trăm nghìn đồng).

Hoạt động chính của Công ty là:

- Mua bán vật liệu xây dựng;

- Bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi;- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

Trang 20

- Thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm, kiểm nghiệm độ bền cơ học bê tông, kết cấu;

- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.

Kỳ kế toán: năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (VNĐ).

Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Báo cáo tài chính của Công ty được hợp cộng giữa Báo cáo tài chính của văn phòng Công ty với Báo cáo tài chính của các Xí nghiệp thành viên.

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính: nguyên tắc giá gốc.Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký sổ cái.

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Cho đến ngày lập Báo cáo tài chính này, Ban Giám đốc Công ty đã được biết và áp dụng hai mươi sáu (26) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban hành trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của Công ty trong năm 2007 như sau:

- Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố bốn (4) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 1) Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/102002

- Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 ban hành và công bố sáu (6) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 2) Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003.

- Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2002 ban hành và công bố sáu (6) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 3), Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định 234/2003/QĐ-BTC.

- Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 ban hành và công bố sáu (6) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 4) Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006.

- Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 ban hành và công bố (4) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 5), Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày

Trang 21

20/03/2006 hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định 100/2005/QĐ-BTC.Tuân thủ các quyết định và thông tư hướng dẫn các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam nói trên, Ban Giám đốc Công ty đã lựa chọn các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam có thể áp dụng được đối với hoạt động kinh doanh của Công ty để lập Báo cáo tài chính

Các chính sách kế toán áp dụng với khoản mục phải thu khách hàng:

Các khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ xây dựng và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo nếu:

+ Có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh được phân loại là tài sản ngắn hạn.

+ Có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất được phân loại là tài sản dài hạn.

+ Lập dự phòng phải thu khó đòi.

* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý công ty ABC: Để có thể thu thập được các thông tin mang tính chất pháp lý của mỗi công ty, kiểm toán viên cần phải thu thập giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng bán hàng, cam kết quan trọng đối với khoản phải thu khách hàng Kiểm toán viên cũng tiến hành thu thập các tài liệu quan như:

- Báo cáo tài chính: Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra năm trước- Các tài liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng

- Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan- Biên bản đối chiếu công nợ cuối niên độ- Các chứng từ kế toán liên quan.

1.3.2.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.

* Tìm hiểu về môi trường kiểm soát tại Công ty ABC

Nhìn chung so với các năm trước môi trường kiểm soát của ABC không có nhiều thay đổi:

- Ban giám đốc vẫn giữ nguyên những thành viên cũ: đều là những người có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, am hiểu sâu sắc về công tác kế toán, thái độ làm việc chuyên nghiệp và có sự giúp đỡ nhiệt tình trong công tác kiểm toán những năm trước.

- Công tác kế toán luôn được coi trọng và tuân theo quy trình kiểm soát thống nhất: kế toán từng phần hành lập chứng từ trình lên kế toán trưởng, kế toán trưởng sau khi xem xét sẽ trình lên Giám đốc Giám đốc chỉ phê duyệt các chứng từ khi có đủ các thông tin cần thiết và sự kiểm soát của kế toán trưởng.

- Công ty đã xây dựng được quy chế tài chính của riêng mình, quy định về các

Trang 22

chính sách khen thưởng, đãi ngộ, thanh toán công tác phí, chi phí tiếp khác đồng thời phù hợp với đặc điểm của công ty và các quy định của nhà nước.

- Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty đã hoàn thiện.

* Các thủ tục kiểm soát áp dụng tại công ty.

- Các nhân viên, các phòng ban trong công ty nói chung và tại phòng tài chính kế toán nói riêng được phân công, phân nhiệm rõ ràng, tránh trùng lặp, đảm bảo không vi phạm nguyên tắc phân công phân nhiệm.

- Trong việc tổ chức kế toán, để tránh sai sót nhầm lẫn giữa các chứng từ, công ty có quy định rõ ràng về cách ký hiệu, đánh số chứng từ, sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Công ty đã xây dựng riêng một quy chế về xác nhận số dư công nợ định kỳ, phân tích tuổi nợ và lập dự phòng.

- Định kỳ cuối tháng phòng kế toán tài chính phải đưa ra được báo cáo quản trị lên trình Ban Giám đốc để Ban Giám đốc có cái nhìn sát thực về tình hình hoạt động của công ty từ đó đưa ra những sách lược hoạt động phù hợp.

- ABC là khách hàng lâu năm của PKF, do đó việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ căn cứ vào hồ sơ kiểm toán năm trước và những thông tin kiểm toán viên thu thập trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi và bổ sung về loại hình, lĩnh vực kinh doanh Phỏng vấn kế toán trưởng về những thay đổi trong bộ máy kế toán Đối với công ty ABC là khách hàng lâu năm của công ty, KTV đã tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn ban giám đốc công ty để cập nhật sự thay đổi Qua phỏng vấn ban giám đốc, KTV nhận thấy đặc điểm của công ty không thay đổi nhiều so với năm trước.

1.3.2.1.3 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

* Để xác định mức độ trọng yếu công ty đã thực hiện hai bước:

- Ước lượng mức độ trọng yếu: Ước lượng mức độ trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức độ đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng.

Theo văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty PKF, các chỉ tiêu được sử dụng làm mức độ trọng yếu là: lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, tổng tài sản, tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.

Trang 23

Theo nguyên tắc thận trọng, KTV sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu thấp nhất trong các chỉ tiêu được sử dụng để ước lượng mức độ trọng yếu Xem xét bảng ước lượng mức độ trọng yếu của công ty ABC, KTV nhận thấy mức trọng yếu của nợ ngắn hạn là nhỏ nhất, đây là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính của công ty, nó cho biết tình hình sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Vì vậy, KTV quyết định lựa chọn mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán BCTC của công ty dựa trên chỉ tiêu TSNH.Theo đó, mức trọng yếu được xác định là 130.192.494 Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong báo cáo tài chính của công ty ABC nếu lớn hơn 130.192.494 thì sẽ được coi là trọng yếu, nếu nhỏ hơn 130.192.494 thì sẽ coi là không trọng yếu và không cần thiết đưa ra bút toán điều chỉnh.

STTChỉ tiêuGiá trị chỉ tiêu

Ước lượng ban đâu tính trọng yếu

Tối thiểu Tối đa% Mức trọng yếu % Mức trọng yếu1 Lợi nhuận trước thuế 9.243.822.319 3 7 647.067.5622 Doanh thu thuần 61.924.555.100 0,5 309.622.775 0,8 495.396.4403 TSNH 32.548.123.557 0,4 130.192.494 0,8 260.384.9884 Nợ ngắn hạn 29.887.187.178 1,5 448.307.807 2,5 747.179.6795 Tổng tài sản 60.131.445.223 0,8 481.051.561 1 601.314.452

- Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục:

KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các tài khoản trên BCTC dựa trên kinh nghiệm kết hợp với các yếu tố: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát.

Theo kinh nghiệm của KTV, tại công ty ABC, rủi ro tiềm tàng là trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng là trung bình nên được đưa vào nhóm 2 với hệ số là 2.

Cách tính phân bổ trọng yếu:

Trang 24

Mức trọng yếu phân

bổ cho khoản mục

Số dư của khoản mục Z

x Hệ số đi kèmNhư vậy, mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu là:

X 25.141.715.173 X 2 = 18.006.463

Như vậy, nếu sai phạm xảy ra ở khoản mục phải thu khách hàng lớn hơn 18.006.463 thì được coi là trọng yếu, ngược lại nếu sai phạm nhỏ hơn 18.006.463 thì không coi là trọng yếu.

Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục

KHOẢN MỤChệ sốQuy mô

Mức trọng yếu ước lượng ban đầu

Báo cáo thừaBáo cáo thiếu

Phải thu

Phải thu khách hàng 2 26.067.220.29325.141.715.173 18.669.30818.006.463 18.669.30818.006.463Tài sản ngắn hạn khác 1 19.243.461.703 13.782.141 13.782.141Tài sản cố định 2 15.097.533.426 10.812.833 10.812.833

Nợ phải trả ngắn hạn

Nợ phải trả người bán 1 29.887.187.1786.199.343.759

18.763.935 21.405.16318.763.935Nguồn vốn CSH 1 21.493.300.000 15.393.473 15.393.473

130.192.494363.565.310.138

Trang 25

măng chịu tác động lớn của các yếu tố vĩ mô như: chính sách tiền tệ, ngoại tệ, tình hình về xuất nhập khẩu Do đó, rủi ro tiềm tàng được đánh giá là trung bình.

Đánh giá rủi ro kiểm soát: công ty ABC có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực, vì vậy rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.

Đánh giá rủi ro phát hiện: dựa vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá rủi ro phát hiện đối với khoản mục nợ phải thu được đánh giá ở mức trung bình.

1.3.2.1.4 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch.

Bảng 1.5 Thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán

Khoản mục Số liệu trước kiểm toán năm 2009

Số liệu sau kiểm toán năm 2008

Chênh lệchGiá trị %Các khoản phải thu 26.067.220.293 13.334.567.875 12.732.652.418 195,49Phải thu khách hàng 25.141.715.173 10.326.909.666 14.814.805.507 243,46Trả trước người bán 434.590.006 636.578.445 -201.988.439 68,27Phải thu nội bộ ngắn hạn 212.453.878 46.765.320 165.688.558 454,30Các khoản phải thu khác 278.461.236 68.490.345 209.970.891 406,57Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

215.456.348.976 185.574.750.008 29.881.598.968 116.10

Xem xét bảng trên ta thấy: tổng các khoản phải thu năm 2009 tăng 95,49% so với năm 2008 tương ứng với 12.732.652.418, trong đó tăng mạnh nhất là khoản phải thu khách hàng là 143,46% tương ứng với 14.814.805.507 Trong khi đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 16,1% tương ứng 29.881.598.968 Như vậy, so sánh với sự biến động về doanh thu thì tài sản của doanh nghiệp năm nay bị chiếm dụng tương đối cao KTV cần chú ý xem xét việc thu hồi công nợ từ những khách hàng phát sinh công nợ từ những năm trước đó và theo dõi doanh nghiệp có quản lý khách hàng theo tuổi nợ và trích lập dự phòng hợp lý không, tìm hiểu nguyên nhân làm khoản phải thu tăng mạnh trong năm nay như: chính sách tín dụng, chính sách bán hàng, khuyến mãi

1.3.2.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Công ty PKF đã xây dựng một chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng chung cho mọi khách hàng, không lập chương trình riêng cho mỗi khách hàng Tại công ty ABC, sau khi thu thập các thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thì KTV thực hiện cuộc kiểm toán dựa trên chương trình đã được lập sẵn,

Trang 26

trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV tự linh hoạt thay đổi chương trình cho phù hợp với khách hàng.

1.3.2.2 Thực hiện kiểm toán.

1.3.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Công việc này được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng và độ tin cậy của thông tin Nếu kết quả của các thử nghiệm kiểm soát đem lại độ tin cậy cho kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị thì kiểm toán viên sẽ sử dụng những bằng chứng này để đánh giá và dựa vào đó giảm số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên chỉ lựa chọn một số thử nghiệm chủ yếu đảm bảo những kiểm soát này tác động đến hầu hết các rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng.

Từ những thủ tục kiểm soát đã tìm hiểu được ở trên, KTV tiến hành lập bảng rủi ro để đánh giá xem trong tất cả các loại kiểm soát thì kiểm soát nào xử lý được nhiều rủi ro nhất Từ đó, lựa chọn các thử nghiệm kiểm soát chính để đánh giá tính hiệu lực và hoạt động liên tục của các thủ tục này tại Công ty ABC Các thử nghiệm kiểm soát chính được thực hiện bao gồm:

Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát của công ty ABC đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng qua các khía cạnh:

+ Liên kết các mục tiêu kiểm soát rủi ro

+ Thiết lập trách nhiệm và phân chia công việc+ Thực hiện phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm

a> Kiểm tra sự đồng bộ của sổ sách, trình tự ghi sổ và độ tin cậy của thông tin.

Báo cáo doanh thu, các khoản thu được và các khoản phải thu hàng ngày, hàng tháng, hàng quý.

Hoá đơn bán hàng

Báo cáo doanh thu theo ngày của các chi nhánh

Nhật ký thu tiền (Các phiếu thu giữ bởi thủ quỹ tại quỹ)Sổ phụ ngân hàng

Đối chiếu về doanh thu, các khoản tiền thu được và các khoản phải thu.

Báo cáo doanh thu theo ngày

Báo cáo các khoản phải thu theo ngàyBảng đối chiếu hàng tháng với ngân hàngKiểm tra của Giám đốc và

ban kiểm soát.

Báo cáo doanh thu theo ngày

Báo cáo các khoản phải thu theo ngày

Báo cáo tăng giảm tiền theo ngày (Bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng)

Ghi nhận doanh thu Báo cáo doanh thu theo ngày

Báo cáo các khoản phải thu theo ngàySổ phụ ngân hàng

Trang 27

Kết luận:

Có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa những người có liên quan PKF đã kiểm tra tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cơ bản đối với chu trình bán hàng và thu tiền, phỏng vấn những người có trách nhiệm (Chị Hằng ở chi nhánh thành phố Quảng Ninh, Anh Trung ở chi nhánh Thái Nguyên, chị Vân ở chi nhánh Hà Nam) và kết luận thông tin qua hệ thống đảm bảo độ tin cậy

b> Tìm hiểu sự phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán.

Qua quan sát và phỏng vấn, KTV kết luận Công ty ABC đã thực hiện đúng đắn phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, thiết lập trách nhiệm, phân chia công việc và liên kết các mục tiêu kiểm soát rủi ro để hệ thống đạt mục tiêu đã định trước Thủ tục kiểm soát cấp II của công ty được đánh giá là có hiệu quả.

c> Đối chiếu phải thu với khách hàng

Thủ tục:

Phỏng vấn kế toán các chi nhánh về quá trình đối chiếu công nợ hàng quý với các khách hàng Trực tiếp kiểm tra hồ sơ của chi nhánh Hà Nam để đảm bảo quá trình đối chiếu này được thực hiện suốt các quý trong năm.

Yêu cầu kế toán các chi nhánh cung cấp các biên bản đối chiếu công nợ với các khách hàng chọn mẫu tại ngày 30/6/2009 và 31/12/2009 đối với các khách hàng A, B, C Đối chiếu số dư xác nhận bởi các khách hàng được chọn với số dư theo sổ chi tiết phải thu khách hàng của Công ty tại các ngày nói trên.

Qua phỏng vấn, các phòng kế toán đã thực hiện đối chiếu công nợ hàng quý với khách hàng bằng cách gửi thư đối chiếu.

Kết quả đối chiếu giữa biên bản đối chiếu và sổ chi tiết phải thu của Công ty như sau:

Trang 28

Bảng 1.6 Đối chiếu công nợ với khách hàng

Khách hàng ABC31/12/2009

Đối chiếu các khoản phải thu với khách hàng

Tham chiếu:

Người thực hiện: LongNgày thực hiện: 03/2010Người rà soát:

Khoản mục

Theo biên bản đối chiếu công nợ

Theo sổ chi tiết phải thu

Chênh lệchGhi chú

Kết luận:

Kiểm soát hoạt động hiệu quả theo như thiết kế.

Trang 29

Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A với chu trình bán hàng và thu tiền là hoạt động hiệu quả theo đúng thiết kế KTV có thể dựa vào HTKSNB của khách hàng để giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện.

1.3.2.2.2 Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại công ty ABC

Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm đánh giá tính phù hợp của sự biến động của các khoản phải thu năm nay so với năm trước, các khoản phải thu so với doanh thu để xem xét tình hình thu tiền bán hàng của công ty và các chính sách liên quan đến các hoạt động bán hàng.

Bảng 1.6 Thủ tục phân tích trong thực hiện kiểm toán tại công ty ABC

Công ty kiểm toán PKFKhách hàng ABC

Nội dung thực hiện: So sánh phải thu năm nay với năm trước

Niên độ: 31/12/09

Tham chiếu: E130Người thực hiện: : LongNgày thực hiện: 03/2010Người rà soát: LTV

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêuĐã kiểm toán 31/12/08

Chưa kiểm toán 31/12/09

Chênh lệch

Ghi chú

Phải thukhách hàng

14.814.805.507 243,46

Khoản phải thu thương mại năm nay tăng nhiều so với năm ngoái trong khi doanh thu tăng không nhiều Điều này là do sự khó khăn trong thanh toán của các khách hàng cũ nên công ty đồng ý tăng thời hạn nợ của khách hàng Bên cạnh đó, trong năm nay công ty có nhiều công trình hoàn thành bàn giao và khách hàng giữ lại 5% tổng giá trị công trình và sẽ thanh toán số tiền còn lại sau một thời gian được quy định trong hợp đồng.

Công ty kiểm toán PKFKhách hàng: ABC

Nội dung thực hiện:phân tích dọcKhoản phải thu

Niên độ: 31/12/09

Tham chiếu: E130Người thực hiện: LongNgày thực hiện: 03/2009

Trang 30

Phải thu khách hàng 25.141.715.173 10.326.909.666

Số ngày thu hồi công nợ biến đổi theo xu hướng tăng lên Công ty ABC hoạt động trong ngành xây dựng, là lĩnh vực đặc thù và thông thường có khoản phải thu lớn Tỷ lệ phải thu khách hàng trên doanh thu năm nay so với năm trước tăng mạnh, chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn Lý do các khoản phải thu tăng đã được giải thích ở trên.

1.3.2.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng tại công ty ABC.

Kiểm toán viên tiến hành bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ…) Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính Kiểm toán viên đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước đã được kiểm toán và kiểm tra trình bày khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán.

Trang 31

Bảng 1.7 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty ABC

Công ty kiểm toán PKFKhách hàng: công ty ABC

Nội dung thực hiện: tổng hợp các khoản phải thuNiên độ: 31/12/09

Tham chiếu: E130Người thực hiện: LongNgày thực hiện: 03/2010 Dư đầu kỳ PS nợ PS có dư cuối kỳ16.685.385.156 134.376.738.960 125.920.214.900 25.141.909.173 AFT08 BF09AFT08: đối chiếu khớp với báo cáo đã kiểm toán năm 2008

BF09: đối chiếu khớp với báo cáo trước kiểm toán năm 2009

Số liệu được lấy trên Bảng cân đối kế toán, đã đối chiếu khớp đúng với sổ cái và sổ chi tiết tài khoản Điều này chứng tỏ rằng số liệu trên sổ chi tiết đã được phản ánh trên sổ cái và trên Báo cáo tài chính.

Sau khi thu thập được số liệu, tổng hợp số liệu kiểm toán viên nhận thấy rằng phát sinh phải thu khách hàng và số dư phải thu khách hàng trong năm tài chính 2009 tăng so với năm 2008 Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2009 các khoản nợ năm 2008 chưa thu hồi được cộng thêm các khoản nợ năm 2009

Tiếp theo KTV thu thập bảng phân tích tuổi nợ và trích lập dự phòng.

Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng theo Thông tư số 13/2006/TT – BTC:

Tỷ lệ trích lập dự phòng để giảm bớt các sai sót xảy ra do việc lập dự phòng phụ thuộc vào ước tính chủ quan của nhà quản lý Mức trích lập dự phòng đối với khoản phải thu quá hạn như sau:

30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm50% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm70% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

Đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên thì được coi là khoản phải thu không có khả năng thu hồi và được xử lý.

Quy định một số nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu là các khoản phải thu khó đòi.

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác.

Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Trang 32

Các khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên được coi như không có khả năng thu hồi.Công ty ABC chưa tiến hành trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài Chính.

- Gửi thư xác nhận:

Công ty XYZ cuối năm tài chính Công ty đối chiếu công nợ với một số khách hàng, chiếm 35% tổng số các khách hàng Kế toán các khoản phải thu khách hàng cũng đưa ra một số nghiệp vụ thanh toán đầu năm 2010 để chứng minh số dư cuối năm 2009 Do đó kiểm toán viên cần tiến hành gửi thư xác nhận đối với khoản phải thu khách hàng chưa thực hiện đối chiếu công nợ, cho tới thời điểm kiểm toán chưa thực hiện thanh toán Đây là công việc quan trọng trong việc kiểm tra chi tiết các khoản phải thu Thư xác nhận để đảm bảo tính có thật của các khoản phải thu khách hàng và tính trọn vẹn, chính xác của các khoản dự phòng.

Kiểm toán viên lựa chọn gửi thư xác nhận tới các khách hàng có số dư lớn, số dư quá thời hạn thanh toán lâu, những khách hàng có số phát sinh trong năm lớn và những khách hàng có số dư nhưng trong năm tài chính không có nghiệp vụ phát sinh… Trước khi tiến hành gửi thư xác nhận kiểm toán viên cũng tiến hành phỏng vấn kế toán theo dõi các khoản phải thu thông tin về những khách hàng này Dựa trên việc xem xét tính trọng yếu của tổng các khoản phải thu, số lượng các khoản phải thu, sự phân bố về quy mô của các tài khoản, kết quả hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng, kết quả khảo sát xác nhận trong các năm trước, kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận tới 12 khách hàng

Do tính chất của ngành xây dựng, các công trình được xây dựng ở nhiều địa điểm, tỉnh thành khác nhau các khoản phải thu phát sinh dẫn việc theo dõi gặp nhiều khó khăn Kiểm toán viên tiến hành chọn những khách hàng có số dư lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng đã đánh giá để gửi thư xác nhận và đã nhận được thư trả lời xác nhận đúng như theo sổ kế toán của ABC đã ghi nhận.

Kiểm toán viên tiến hành chọn những khách hàng có số dư nợ lớn hơn mức trọng yếu tổng thể để gửi thư xác nhận Công ty đã gửi thư xác nhận tới 5 khách hàng với tổng số tiền 7.050.243.775 VNĐ Tỷ lệ đối chiếu 28%.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Chương trình kiểm toán - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.1 Chương trình kiểm toán (Trang 12)
Lập bảng tổng hợp các khoản phải thu (phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ,  phải thu khác và dự phòng phải thu) theo các nội  dung: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư  cuối kỳ chi tiết theo đối tượng phải thu)  - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
p bảng tổng hợp các khoản phải thu (phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác và dự phòng phải thu) theo các nội dung: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ chi tiết theo đối tượng phải thu) (Trang 12)
Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, từ đó xem xét tình hình  thu hồi công nợ của năm nay so với năm trước - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
hu thập hoặc lập bảng tổng hợp phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, từ đó xem xét tình hình thu hồi công nợ của năm nay so với năm trước (Trang 13)
Căn cứ vào bảng phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, thực hiện: - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
n cứ vào bảng phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, thực hiện: (Trang 14)
Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Trang 24)
Đánh giá rủi ro phát hiện: dựa vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá rủi ro phát hiện đối với khoản mục nợ phải thu được đánh giá ở mức trung  bình. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
nh giá rủi ro phát hiện: dựa vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá rủi ro phát hiện đối với khoản mục nợ phải thu được đánh giá ở mức trung bình (Trang 25)
Bảng 1.6 Đối chiếu công nợ với khách hàng - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.6 Đối chiếu công nợ với khách hàng (Trang 28)
Bảng 1.6 Thủ tục phân tích trong thực hiện kiểm toán tại công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.6 Thủ tục phân tích trong thực hiện kiểm toán tại công ty ABC (Trang 29)
Kiểm toán viên tiến hành bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư  cuối kỳ…) - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
i ểm toán viên tiến hành bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ…) (Trang 30)
Bảng 1.7 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.7 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty ABC (Trang 31)
Bảng 1.8 Biên bản đối chiếu công nợ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.8 Biên bản đối chiếu công nợ (Trang 33)
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước công việc cần thiết, KTV lập bảng tổng hợp các vấn đề phát sinh và phản ánh bút toán điều chỉnh lên biểu chỉ đạo. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
u ối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước công việc cần thiết, KTV lập bảng tổng hợp các vấn đề phát sinh và phản ánh bút toán điều chỉnh lên biểu chỉ đạo (Trang 37)
Bảng 1.12 Mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ KHÁCH HÀNG: - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.12 Mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ KHÁCH HÀNG: (Trang 42)
MẪU KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT Hoạt động kiểm soát:  - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
o ạt động kiểm soát: (Trang 42)
Bảng 1.13 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ ST - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.13 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ ST (Trang 43)
Đánh giá rủi ro phát hiện: dựa vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá rủi ro phát hiện đối với khoản mục nợ phải thu được đánh giá ở mức cao. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
nh giá rủi ro phát hiện: dựa vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá rủi ro phát hiện đối với khoản mục nợ phải thu được đánh giá ở mức cao (Trang 45)
Bảng 1.14 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Bảng 1.14 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty XYZ (Trang 46)
KTV đã dựa vào bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở trên để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty XYZ và qua thực hiện đánh giá, KTV nhận  thấy khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động liên tục và có hiệu lực, có sự  phân chia trách - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
d ựa vào bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở trên để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty XYZ và qua thực hiện đánh giá, KTV nhận thấy khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động liên tục và có hiệu lực, có sự phân chia trách (Trang 47)
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước công việc cần thiết, KTV lập bảng tổng hợp các vấn đề phát sinh và phản ánh bút toán điều chỉnh lên biểu chỉ đạo. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
u ối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước công việc cần thiết, KTV lập bảng tổng hợp các vấn đề phát sinh và phản ánh bút toán điều chỉnh lên biểu chỉ đạo (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w