1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện

94 1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng hết sức ấntượng, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcthương mại thế giới WTO và việc phát triển của thị trường chứng khoán đã vàđang làm xuất hiện một nhu cầu mới trên thị trường, đó là nhu cầu về dịch vụkiểm toán Kiểm toán hiện nay vẫn còn là ngành khá non trẻ ở Việt Nam, dùmới chỉ có hơn 15 năm hình thành và phát triển, kiểm toán đã cho thấy rõ vaitrò quan trọng của mình Đó là “quan toà công minh của quá khứ, người dẫndắt cho hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai”

Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tế công tác kiểm toán các khoảnnợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện, em nhận thấy kiểm toán các khoản phảitrả người bán thực sự là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tàichính Chính vì lý do đó, trong suốt quá trình thực tập, được công ty tạo điềukiện để nghiên cứu tài liệu và được làm việc thực tế, em đã lựa chọn viết báo

cáo chuyên đề thực tập với đề tài: “Kiểm toán khoản phải trả người bántrên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thựchiện” Bản báo cáo bao gồm các nội dung chính sau:

Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

Phần 2: Thực trạng kiểm toán khoản phải trả người bán do A&C thực hiệnPhần 3: Một số kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản phải trả người bántrong kiểm toán Báo cáo tài chính do A&C thực hiện

Trong quá trình tìm hiểu và viết bài hoàn thành bản báo cáo, em đãnhận được nhiều sự giúp đỡ Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và nhậnthức, bản báo cáo không thể tránh khỏi các sai sót vì vậy em mong nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn

Trang 2

Thị Hồng Thuý đã hướng dẫn em viết báo cáo chuyên đề thực tập Em cũngxin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo A&C đã tạo cơ hội cho em được thực tậptại công ty, được thực tế tham gia vào công tác kiểm toán của công ty Emcũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty A&C đã tậntình hướng dẫn em tiến hành kiểm toán thực tế một số khoản mục tại kháchhàng của A&C.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnhvực kiểm toán nói riêng, Công ty Kiểm toán và Tư vấn đã được Bộ Tàichính chọn là một trong những công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiếnhành chuyển đổi hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Côngty cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn(A&C) hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 doSở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09 tháng 12năm 2003.

Theo quy định tại nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 vàNghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/01/2005 của Chính phủ về kiểmtoán độc lập, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã chínhthức chuyển đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từngày 06/02/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là công ty đạidiện chính thức tại Việt Nam của HLB International.

Trang 4

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.

A&C là một Công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tronglĩnh vực Kiểm toán -Tư vấn và có khả năng cung cấp các dịch vụ:

Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính:

Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động chủ yếu của công ty vớihơn 1000 khách hàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghềkhác nhau, công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu,luôn sẵn sàng phục vụ các Doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Việc kiểm toán hàng năm sẽ được tiến hành bằng các đợt kiểm toánsơ bộ và kiểm toán kết thúc theo lịch trình thoả thuận với khách hàng.

Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được tiến hành trên cơ sở:- Tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành.

- Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ Quốc tế trong lĩnh vực nghềnghiệp.

Các nguyên tắc nghề nghiệp Kiểm toán:

- Độc lập, Chính trực, Khách quan, Thận trọng và Bảo mật các thôngtin có được trong quá trình kiểm toán…

- Phù hợp với thực tiễn kinh doanh và môi trường pháp luật Việt Nam.Ngoài ra, theo yêu cầu của nhiều Doanh nghiệp, công ty đã thực hiệncác dịch vụ: Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nội bộvà Kiểm toán thông tin tài chính.

Quá trình kiểm toán của công ty luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tinvà tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiệncông tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của Doanh nghiệp và trongnhiều trường hợp, công ty đã giúp Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợppháp, chính đáng của mình.

Trang 5

Dịch vụ Thẩm định, Kiểm toán Đầu tư & Xây dựng cơ bản:

Hoạt động Thẩm định, Kiểm toán vốn đầu tư và quyết toán các côngtrình xây dựng cơ bản là một trong những hoạt động nổi trội của A&C.

Các dịch vụ mà công ty đã, đang và sẵn sàng cung cấp cho các kháchhàng thuộc mọi lĩnh vực trên toàn quốc bao gồm:

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, Kiểm toán Báo cáoquyết toán công trình;

- Kiểm toán tuân thủ trong hoạt động đầu tư;

- Thẩm tra dự án, lập và thẩm tra dự toán công trình;

- Tư vấn và xây dựng (trừ thiết kế, giám sát, khảo sát xây dựng);

- Tư vấn hoạt động Doanh nghiệp, Tư vấn cổ phần hoá, Tư vấnchuyển đổi Doanh nghiệp;

- Xác định giá trị doanh nghiệp, vốn góp, vốn chuyển nhượng;- Định giá tài sản (hàng hoá, nhà cửa, đất đai, máy móc…);

Các dịch vụ thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ những quy định hiệnhành của Nhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các loạiDự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước, tôn trọng tínhhiện hữu, hợp lý và tính thị trường.

Các Báo cáo được kiểm toán sẽ giúp khách hàng của công ty hoàn tấtthủ tục và các bước phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư, Giá trị quyết toáncông trình đầu tư xây dựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sửdụng, đồng thời kết quả các dịch vụ nêu trên sẽ cung cấp cho khách hàngcủa công ty những thông tin và tài liệu, số liệu đáng tin cậy trong việc lựachọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp, chuyển nhượng, cổ phầnhoá, giải thể, phá sản Doanh nghiệp theo Luật.

Dịch vụ Tư vấn.

Trang 6

Các chuyên gia tư vấn của A&C với kiến thức sâu rộng, am hiểu vềpháp luật cùng với kinh nghiệm làm việc thực tiễn đã cung cấp cho cáckhách hàng những giải pháp tốt nhất giúp cải tiến hệ thống kiểm soát nộibộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Các dịch vụ mà A&C cung cấp rất đa dạng, bao gồm:

- Tư vấn về Thuế: Tư vấn cho các Doanh nghiệp về các Luật Thuế;thực hiện các dịch vụ về đăng ký thuế, đăng ký hoá đơn tự in, hoàn thuế,hỗ trợ quyết toán thuế, lập hồ sơ xét ưu đãi thuế… đảm bảo quyền lợi củacác Doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôn trọng pháp luật Nhà nước đãban hành.

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán: Tư vấn tổ chức công tác kếtoán, bộ máy kế toán và hoàn thiện các phần hành kế toán.

- Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp: Tư vấn thiết lập và hoànthành hệ thống quản trị tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ, phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp và niêmyết chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

- Tư vấn về Dịch vụ pháp lý: Soản thảo hồ sơ và thực hiện các thủ tục:đăng ký Chế độ kế toán, thành lập Doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phépđầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện các thủ tục chiatách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể Doanh nghiệp.

- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin: cung cấp các chương trìnhphần mềm Kế toán, Tài chính.

- Các hoạt động tư vấn khác: Theo yêu cầu của Khách hàng trên cácphương diện có liên quan đến Pháp luật, Đầu tư, Tài chính…

Trong những trường hợp cần thiết, công ty có khả năng hợp tác tốt vớicác Tổ chức nghề nghiệp Quốc tế hoặc các Cơ quan Quản lý Nhà nướcnhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng.

Trang 7

Hoạt động Tư vấn có hiệu quả cao của A&C đã tăng thêm sự tin cậy và hàilòng của Khách hàng đối với Dịch vụ mà công ty cung cấp.

Đào tạo

Ban lãnh đạo A&C với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo từnhiều năm ở các trường Đại học kết hợp với các Tiến sỹ, Thạc sỹ, giáoviên và chuyên gia có kinh nghiệm trong thực tiễn có khả năng xây dựngcác chương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khoá học theo yêucầu một cách hiệu quả nhất.

Hoạt động Đào tạo của A&C bao gồm:

- Đào tạo các lớp Kế toán trưởng: được sự uỷ quyền của Bộ Tài chính,A&C thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng Kế toán trưởng, nhằm tạođiều kiện cho các khách hàng có cơ sở bổ nhiệm kiểm toán trưởng theoquy định của Nhà nước.

- Đào tạo các chuyên đề về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểmtoán và kiểm toán nội bộ, giám đốc tài chính, kinh doanh chứng khoán…được tổ chức theo yêu cầu của khách hàng đã cung cấp cho học viên nộidung các chuẩn mực kế toán của Quốc tế và Việt Nam, các chính sách, chếđộ tài chính hiện hành và kiến thức tài chính, chứng khoán và kinh doanhQuốc tế.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và cung cấp những thông tin văn bảncủa Nhà nước mới ban hành Đây là chương trình cập nhật nghiệp vụ rấtbổ ích cho những người làm công tác quản lý về tài chính, kế toán, thuế…

- Đào tạo nội bộ là công tác được duy trì liên tục nhằm chuyên nghiệphoá đội ngũ, đảm bảo phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường và thíchứng với quá trình hội nhập kinh tế Khu vực và Thế giới.

Trang 8

Dịch vụ Kế toán.

Với đội ngũ chuyên gia am hiểu về kế toán Việt Nam, các thông tin kếtoán Quốc tế, nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các Doanhnghiệp, dịch vụ kế toán do A&C cung cấp luôn làm hài lòng các kháchhàng Các dịch vụ kế toán mà A&C cung cấp bao gồm:

- Ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêucầu của khách hàng.

- Tổng hợp và lập các Báo cáo tài chính hoặc báo cáo quản trị.- Soát xét Báo cáo tài chính.

- Thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán.

- Thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ.- Trợ giúp chuyển đổi Báo cáo tài chính lập theo Chế độ kế toán ViệtNam sang hình thức phù hợp với thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi.

- Cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng.

Quản Lý Dự Án

Với lực lượng kỹ sư và thẩm định viên về giá chuyên nghiệp, Công tyA&C luôn luôn đáp ứng hiệu quả những yêu cầu của khách hàng trongcông tác quản lý dự án, bao gồm:

- Tổ chức công tác đấu thầu.

- Tổ chức công tác giám sát (theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nghiệm thuđơn vị được thuê giám sát).

Trang 9

- Tổ chức công tác kiểm định công trình.- Tổ chức công tác nghiệm thu.

- Tổ chức công tác thanh toán, thủ tục xây dựng trong quá trình đầutư.

- Tổ chức công tác hoàn công, quyết toán và quy đổi vốn đầu tư côngtrình.

- Thực hiện các công việc khác hoàn tất đầu tư dự án.

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.

Bảng 1: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của A&C

Số liệu trên cho thấy doanh thu của A&C tăng nhanh hàng năm Năm2006 tăng lên so với năm 2005 là 14,6 tỷ đồng với số tuyệt đối tăng 52,1%.Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 14,2 tỷ đồng với số tuyệt đối tăng 33,3%.Điều này có được là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống Mỗi chi nhánh đều khôngngừng tìm kiếm thêm các khách hàng, khai thác tối đa khả năng phục vụ củachi nhánh để tạo ra doanh thu

Bảng 2: Một số chỉ tiêu doanh thu giữa các phòng kiểm toán

Chỉ tiêuToàn công tyChi nhánh Hà Nội

Kiểm toán xây dựng cơ bản,

Trang 10

Số liệu trên cho thấy hoạt động đem lại nguồn doanh thu chính chocông ty là kiểm toán Báo cáo tài chính, tiếp theo là kiểm toán xây dựngcơ bản và xác định giá trị doanh nghiệp Điều này hoàn toàn dễ hiểu dohoạt động chính của Công ty là cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáotài chính Doanh thu của chi nhánh Hà Nội trong năm 2007 là 14.518 triệuđồng, chiếm tỷ trọng 25,4% so với toàn công ty Trong đó doanh thu thutừ hoạt động Kiểm toán Báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng 29.2% Đứngthứ 2 là hoạt động Kiểm toán Xây dựng cơ bản và Xác định giá trị doanhnghiệp, chiếm tỷ trọng 19,6% Nhìn chung hoạt động của Chi nhánh HàNội tương đối tương xứng với quy mô

2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn (A&C)

2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của A&C

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là công ty đạidiện chính thức tại Việt Nam của HLB International.

2.1.1.Giới thiệu về HLB International.

HLB International là một tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán và tư vấnkinh doanh chuyên nghiệp được thành lập năm 1969 và có Trụ sở chính tạiVương quốc Anh Với hệ thống các công ty thành viên và văn phòng giaodịch tại hơn 100 nước, HLB có thể tập hợp đội ngũ nhân viên có kinh nghiệmtrong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh ở hầu hết mọi thị trường trên thế giớitừ hơn 1.500 chủ phần hùn và 10.800 nhân viên ở hơn 400 chi nhánh để đápứng mọi yêu cầu về dịch vụ của khách hàng HLB được xếp hạng 12 trongnhóm các tập đoàn kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giớivới doanh thu hàng năm khoảng 1 tỉ đô la Mỹ.

HLB International có quy mô hoạt động rộng và có thể cung cấp cácdịch vụ theo yêu cầu của khách hàng ở mọi quy mô và mọi quốc gia Tuy

Trang 11

nhiên, không phải vì thế mà việc liên lạc, phối hợp hoạt động giữa các vănphòng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng hoạt động toàn cầubị hạn chế Thông qua mục tiêu “Chăm sóc khách hàng toàn cầu”, cáccông ty thành viên của HLB luôn cố gắng đảm bảo cung cấp dịch vụchuyên môn chất lượng cao nhất với cung cách phụ vụ chuyên nghiệp.

2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của A&C

Bộ máy quản lý của A&C được tổ chức theo mô hình khối chức năng.Mô hình này có ưu điểm là chuyên môn hoá từng lĩnh vực quản lý nêngiám đốc từng phần hành có thể ra các quyết định quản lý tốt hơn và quảnlý được nhân viên cấp dưới theo từng ngành dọc chặt chẽ hơn.

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn (A&C)

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN (22 THÀNH VIÊN)

PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP

PHÒNG KẾ TOÁNPHÒNG TƯ VẤN, ĐÀO TẠO

CẦN THƠ

CHI NHÁNH TẠI NHA TRANGCÔNG TY TNHH TẠI

ĐỒNG KHỞI

Trang 12

- Hội đồng thành viên: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền

nhân danh Công ty để giải quyết những vấn đề liên quan tới mục đích,quyền lợi của công ty như quyết định chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức,phương án đầu tư…

- Ban Giám đốc của Công ty A&C: gồm có 1 Tổng Giám đốc và 6

Tổng Giám đốc Đây là đại diện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của Côngty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.

- Tổng Giám đốc công ty: Là người điều hành công việc kinh doanh

hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm và sự giám sát của Hội đồngquản trị, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ được giao.

- Phó Tổng Giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết

một số vấn đề theo sự phân công của Giám đốc.

- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp việc cho

Ban Giám đốc Công ty về tổ chức nhân sự, công tác hành chính quản trị,công tác quản trị công nghệ thông tin, thực hiện phương án sắp xếp, cảitiến, tổ chức kinh doanh, là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hànhchính để toàn bộ hoạt động của công ty diễn ra thuận tiện…

- Phòng kế toán : có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc tổ chức bộ máy kế

toán từ Công ty cho đến các Chi nhánh và Công ty con, chịu trách nhiệmthu thập, xử lý thông tin kế toán cho phù hợp với quy định của pháp luậtvà chế độ tài chính kế toán hiện hành Đồng thời nó còn có nhiệm vụ tưvấn về mặt tài chính cho Ban Giám đốc trong việc quyết định các phươngán sản xuất kinh doanh.

- Phòng nghiệp vụ (Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản, các phòng

Kiểm toán Báo cáo tài chính, Phòng Tư vấn, đào tạo, Phòng Dịch vụ):

là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho

Trang 13

Công ty, là nơi trực tiếp tiến hành cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tưvấn…Hiệu quả hoạt động của các phòng này quyết định phần lớn việcthực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty Việc phân chiathành các phòng nghiệp vụ chỉ có tính tương đối, giữa chúng thườngxuyên có sự kết hợp trao đổi với nhau để đạt được hiểu quả cao nhất.

2.1.3 Các chi nhánh.

Công ty A&C có Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 Chinhánh tại Hà Nội, tại Nha Trang và tại Cần Thơ Mỗi Chi nhánh đều có tưcách pháp nhân, hoạt động theo giấy phép kinh doanh do cơ quan nhànước có thẩm quyền cấp Đứng đầu chi nhánh là Phó Tổng Giám đốc củacông ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt độngcủa chi nhánh Hàng năm các Chi nhánh phải gửi toàn bộ báo cáo kiểmtoán về công ty để tổng kết.

Trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ : 229 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại : (84.8) 8 272 295

Fax : (84.8) 8 272 300 / 8 272 298Email : kttv@auditconsult.com.vn

Chi nhánh Nha Trang

Địa chỉ : 18 Trần Khánh Dư, Tp Nha Trang, Khánh HoàĐiện thoại : (84.58) 876 555

Trang 14

2.1.4 Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh A&C Hà Nội.

Bộ máy tổ chức của chi nhánh Hà Nội được thiết kế theo kiểu tinhgiảm gọn nhẹ, gồm có:

- Ban Giám đốc:

Giám đốc chi nhánh đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Công ty, uỷviên của Hội đồng thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành,chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh.

- Phòng Quản trị - Tổng hợp:

Thực hiện công tác hành chính, thư ký, phiên dịch, văn thư, tin học,lái xe, bảo vệ.

- Các phòng nghiệp vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (Phòng 1,2,4):

Thực hiện công tác kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng.

- Phòng nghiệp vụ Kiểm toán Xây dựng cơ bản (Phòng 3):

Kiểm toán các báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản, thẩm định đầu tư,xác định giá trị doanh nghiệp.

- Bộ phận kế toán:

Tập hợp chứng từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo cáo gửi công ty.

- Bộ phận Tư vấn - Kiểm soát chất lượng:

Thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng, kiểm soát chất lượng báocáo kiểm toán trước khi trình Giám đốc xem xét, ký phát hành.

Trang 15

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội

2.2.Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty A&C.2.2.1 Bộ máy kế toán

Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toántrong Công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm Do vậy cần thiết phải tổ chứchợp lý bộ máy kế toán trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toáncũng như chất lượng cần phải đạt về hệ thống thông tin kế toán.

Căn cứ vào yêu cầu và tình hình cụ thể của công ty, bộ máy kế toán Côngty TNHH Kiểm toán và Tư vấn được tổ chức theo mô hình tập trung Các Chinhánh và Công ty con hạch toán phụ thuộc, định kỳ hàng tháng, hàng quý vàkết thúc niên độ kế toán, tại từng chi nhánh lập báo cáo cho các cơ quan cóliên quan như cơ quan thuế tại địa phương đặt chi nhánh và nộp cho bộ phậnkế toán tại trụ sở chính

BỘ PHẬN TƯ VẤN-KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

KIỂM TOÁN

BAN GIÁM ĐỐC(GIÁM ĐỐC VÀ 2 PHÓ GIÁM

PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

PHÒNG NGHIỆP VỤ 3 (KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN)

CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PHÒNG NGHIỆP VỤ 1,2,4

Trang 16

Mỗi Chi nhánh có khối lượng công việc không nhiều nên được thực hiệnbởi hai kế toán, trong đó có một Kế toán trưởng phụ trách toàn bộ các phầnhành kế toán.

Phòng Kế toán tại mỗi Chi nhánh tính toán kết quả kinh doanh tại Chinhánh mình và nộp tổng hợp cho trụ sở chính Từ kết quả kinh doanh thuđược đó, bộ phận kế toán tại trụ sở chính sẽ trực tiếp chi trả các khoản liênquan đến thanh toán với Ngân sách Nhà nước và phân chia vào các quỹ của cảCông ty.

Niên độ kế toán của A&C bắt đầu từ 01/10 đến 30/9 hàng năm Đơn vị tiềntệ mà Công ty sử dụng trong kế toán là VNĐ (Việt Nam đồng).

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn áp dụng Chế độ kế toán doanhnghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 củaBộ trưởng Bộ Tài chính Trong đó, một số chính sách kế toán mà Công ty ápdụng là:

- Đối với các khoản tiền: Việc chuyển đổi các khoản tiền khác ra tiền ViệtNam (VNĐ) theo tỷ giá thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hang do Ngân hang Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổsách kế toán.

- Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Hệ thống báo cáo tài chính: 4 báo cáo theo Quyết định số 15 là Bảng cânđối kế toán; Báo cáo kết qủa kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hìnhthức trực tiếp); Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Hình thức sổ kế toán mà Bộ phận kế toán đang áp dụng là hình thức Nhậtký chung trên máy vi tính Công ty sử dụng các sổ kế toán chi tiết

và tổng hợp theo sơ đồ sau:

Trang 17

Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, đượcdùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhậpdữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềmkế toán như Phiếu thu, Phiếu chi…Kế toán viên sẽ thực hiện phần công việcthuộc phần hành đã được phân công.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhậpvào Sổ nhật ký chung và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất cứ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa sốliệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảochính xác, trung thực theo thông tin đã được lập trong kỳ Người làm kế toáncó thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khiđã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định.

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng

Ghi chú

Trang 18

Cuối tháng, cuối năm Sổ Nhật ký chung, Sổ Thẻ kế toán chi tiết, Sổ cáiđược in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quyđịnh về sổ kế toán ghi bằng tay.

3 Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm soát chấtlượng cuộc kiểm toán tại A&C

3.1.Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính:

Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của A&C được xây dựng trên cơ sởtuân thủ những chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam cũng như trên thếgiới A&C luôn cố gắng hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình để có thể hỗtrợ khách hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của họ cũng như bảo vệlợi ích hợp pháp và chính đáng của khách hàng.

A&C tiếp cận Báo cáo tài chính của khách hàng theo từng khoản mục, cáckhoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhau được sắp xếp theo từng phần hànhđể xem xét mối quan hệ logic giữa chúng và phát hiện những sai sót.

Khi kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên thường kiểm tra tínhđúng đắn của các giao dịch (giao dịch có thực sự phát sinh hay không, cácgiao dịch đã phát sinh có được ghi sổ đầy đủ hay không), các chứng từ có đầyđủ và hợp lệ không…Qua đó kiểm toán viên sẽ thu thập được bằng chứngkiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý củaBáo cáo tài chính Do không thể tiến hành kiểm toán toàn bộ nên chỉ tiếnhành chọn mẫu dựa trên những tiêu thức nhất định để từ đó suy rộng cho toànbộ tổng thể Các bước công việc kiểm toán viên đã thực hiện đều được ghichú đầy đủ trên giấy làm việc và tham chiếu đến các giấy làm việc khác cóliên quan.

Thông thường, mỗi một cuộc kiểm toán do A&C thực hiện sẽ bao gồmnhững công việc chủ yếu sau đây:

Trang 19

Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn (A&C)

Thực hiện kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng

Công việc sau kiểm toán

Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán Thu thập thông tin về khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tíchĐánh giá tính trọng yếu và rủi roTìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh

giá rủ roCông việc thực hiện trước kiểm

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán viênLập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Ký kết hợp đồng kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viênHọp thống nhất số liệu với khách hàng Tổng hợp ra báo cáo kiểm toán dự thảoPhát hành báo cáo kiểm toán chính thức

Thiết kế chương trình kiểm toán

Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản

Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với các chứng từ có liên quan

Trao đổi với nhân viên kế toán về công tác kế toán , các bút toán điều chỉnh…

Trang 20

3.1.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, Công ty sẽ cử cán bộ(lãnh đạo hoặc kiểm toán viên) đến gặp khách hàng để tìm hiểu sơ bộ, thuthập thông tin, lập Báo cáo khảo sát Công việc này là giai đoạn đầu tiên trongquy trình kiểm toán, bao gồm các công việc chủ yếu:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán;- Lựa chọn nhóm kiểm toán viên;

- Ký kết hợp đồng kiểm toán;

3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm,hoạt động kinh doanh của khách hàng, phục vụ lập kế hoạch kiểm toán.

Chuẩn bị Bộ Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm.Lập kế hoạch, chương trình kiểm toán cho khách hàng.

Liên hệ với khách hàng về thời gian chứng kiến kiểm kê, thời gian thựchiện kiểm toán.

Gửi cho khách hàng danh sách các tài liệu cần cung cấp để khách hàngchuẩn bị trước.

3.1.3 Thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

Họp triển khai: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc, Phòng Kế toán vàđại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để thông qua mục tiêu, nộidung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán: Theo sự phân công của nhóm trưởng, các thành viênthực hiện kiểm toán các phần hành được giao Các thủ tục kiểm toán tại kháchhàng: tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra đối chiếu số liệu, kiểm trachứng từ gốc, phỏng vấn,… Sau khi hoàn thành mỗi phần hành, thành viênchuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục hoàn thiện theo yêucầu của nhóm trưởng Kiểm toán viên điều hành sẽ xuống làm việc cùng

Trang 21

nhóm kiểm toán vào ngày trước khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng.Trưởng nhóm tổng hợp lại các nội dung tồn tại, các bút toán điều chỉnh vàkiểm toán viên điều hành soát xét trước khi họp với khách hàng.

Họp kết thúc: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc và đại diện cácphòng ban chức năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, các vấnđề tồn tại, đề xuất xử lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ… Thống nhấtcác bút toán điều chỉnh với khách hàng.

3.1.4 Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán.

Công việc này được thực hiện tại Văn phòng Công ty kiểm toán Nhómtrưởng đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghi nhận các vấn đề tồn tại và hướng xử lý.Nhóm trưởng lập Báo cáo kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm đượcchuyển cho Kiểm toán viên điều hành soát xét Nếu còn tồn tại, Kiểm toánviên điều hành chuyển trả cho nhóm kiểm toán trả lời, hoàn thiện Nếu không,tiếp tục chuyển cho Bộ phận Kiểm soát chất lượng.

Bộ phận Kiểm soát chất lượng đọc Hồ sơ kiểm toán, soát xét Báo cáokiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm Nếu còn tồn tại, chuyển trả chonhóm kiểm toán trả lời, hoàn thiện Nếu không, chuyển báo cáo cho BanGiám đốc.

Ban Giám đốc soát xét báo cáo lần cuối trước khi gửi cho khách hàng.Sau khi được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, nhóm trưởng lập Phiếu lấy ýkiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo báo cáo.

Khi nhận được phản hồi từ phía khách hàng, nhóm trưởng trình Kiểm toánviên điều hành, Giám đốc xem xét và cho ý kiến (trong trường hợp kháchhàng đề nghị sửa báo cáo).

Trang 22

Nếu khách hàng đồng ý phát hành, nhóm trưởng lập Phiếu yêu cầu pháthành, trình Giám đốc ký duyệt Chuyển Phiếu yêu cầu cho Bộ phận Quản trịTổng hợp để phát hành báo cáo.

3.2 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng của A&C

Để đảm bảo hiệu quả và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, lấy chấtlượng và uy tín là cơ sở cho sự phát triển lâu dài của mình, A&C đã xây dựngHệ thống Kiểm soát chất lượng rất khoa học.

Sơ đồ 5: Hệ thống kiểm soát chất lượng

Trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán, các thành viên thực hiện kiểmtoán chuyển phần việc mình đã hoàn thành cho nhóm trưởng kiểm tra, soátxét và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng Đồng thờinhóm trưởng sẽ chịu sự giám sát của Kiểm toán viên điều hành Kiểm toánviên điều hành sẽ giúp nhóm trưởng kịp thời phát hiện và xử lý các sai sótcũng như điểm chưa hợp lý trong thời gian thực hiện cuộc kiểm toán Vị tríKiểm toán viên điều hành thường do các Trưởng, Phó phòng đảm nhiệm.

Trong giai đoạn tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán, Kiểm toán viên điềuhành tiếp tục soát xét nhằm phát hiện các vấn đề tồn tại cần hoàn thiện

Nhóm trưởngKiểm toán viên điều hànhPartner Phó Tổng Giám đốc

Phòng Kiểm soát chất lượng

Trang 23

Tại trụ sở chính của A&C ở thành phố Hồ Chí Minh, một Phó Tổng Giámđốc sẽ phụ trách về kiểm soát chất lượng công việc của Kiểm toán viên điềuhành.

Tại chi nhánh Hà Nội, sau khi soát xét, Kiểm toán viên điều hành chuyểnHồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm cho Bộphận Kiểm soát chất lượng.

Bộ phận Kiểm soat chất lượng đọc Hồ sơ kiểm toán, soát xét Báo cáokiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm Nếu còn tồn tại, chuyển trả chonhóm kiểm toán trả lời, hoàn thiện Nếu không, chuyển báo cáo cho Partnersoát xét báo cáo lần cuối trước khi gửi cho khách hàng Chức danh Partner sẽdo Phó Giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh đảm trách Mỗi hồ sơ kiểm toánđều có phiếu soát xét hồ sơ và báo cáo kiểm toán Thông qua phiếu này,người có trách nhiệm sẽ thấy được các bước công việc, có sự theo dõi, quảnlý sát sao đối với từng cuộc kiểm toán Tại Hà Nội, phiếu này do Giám đốcchi nhánh lập và kiểm tra, trực tiếp đưa ra ý kiến chỉ đạo Chỉ có Giám đốchoặc Phó Giám đốc mới được ký vào phiếu này và khi đó báo cáo kiểm toánmới được phát hành Ngoài một bản được lưu ở trong Hồ sơ kiểm toán tại chinhánh Hà Nội, phiếu soát xét còn được lập thêm một bản nữa để lưu ở bộphận kiểm toán của công ty trong thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung soát xét của ban giám đốc gồm có:- Tính hợp lý, đúng đắn của hệ thống báo cáo;

- Tính tuân thủ và hợp logic của việc sắp xếp giấy tờ làm việc;

- Căn cứ, cơ sở thu thập bằng chứng kiểm toán từ đó đánh giá tính đầy đủvà đáng tin cậy của bằng chứng;

- Cơ sở, nguồn gốc, tính chính xác của số liệu trên báo cáo;- Tính hợp lý, logic, đúng đắn của báo cáo;

- Trình bày, diễn đạt báo cáo và thư quản lý;

Trang 24

Dựa vào hệ thống Kiểm soát chất lượng khoa học, A&C có thể giảm đượcrủi ro nghề nghiệp xuống mức thấp nhất và đảm bảo chất lượng các dịch vụmà công ty cung cấp cho khách hàng.

3.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán.

Chuẩn mực kiểm toán số 230 quy định Kiểm toán viên phải thu thập vàlưu trong Hồ sơ kiểm toán mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểmtoán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán và chứng minhrằng cuộc kiểm toán tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán.

Chính vì vậy, A&C sắp xếp Hồ sơ kiểm toán theo các quy định rất chặtchẽ về trình tự, thời gian, địa điểm, trách nhiệm bảo quản Cụ thể như sau:

Báo cáo tổng hợp:

- Dự thảo báo cáo kiểm toán sẽ được gửi cho khách hàng;

- Báo cáo tài chính tổng hợp: Trình bày số liệu của khách hàng, số liệucủa kiểm toán, số liệu chênh lệch;

- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh đã được chấp nhận;

- Bảng phân tích đánh giá rủi ro (do nhóm trưởng thực hiện trước khixuống khách hàng);

- Bảng kế hoạch kiểm toán (do nhóm trưởng thực hiện trước khi xuốngkhách hàng);

- Mục lục sắp xếp hồ sơ: Hồ sơ thường trực và Hồ sơ kiểm toán năm;

Hồ sơ thường trực: Là hồ sơ chứa đựng những thông tin tổng hợp về

khách hàng của A&C Hồ sơ này thường chứa đựng những thông tin sau:Giấy phép thành lập Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, biên bản họp Hội đồngquản trị, cơ cấu và mô hình tổ chức, các hợp đồng, cam kết, các thủ tục kiểmsoát nội bộ…

Hồ sơ này được lưu tại các phòng nghiệp vụ để có thể sử dụng bất cứ thờiđiểm nào.

Trang 25

Hồ sơ kiểm toán năm: Lưu thông tin về các cuộc kiểm toán tại khách

hàng theo từng năm Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm 2 phần.

- Phần tổng hợp: Dự thảo báo cáo gửi khách hang, dự thảo thư quản lý

trao đổi với khách hang, Báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, búttoán đề nghị điều chỉnh, bảng tổng hợp phân tích đánh giá rủi ro các chỉtiêu trên Báo cáo tài chính, kế hoạch kiểm toán tổng thể.

- Phần chi tiết: thông tin Kiểm toán viên thu thập được trong quá trình

làm việc và được sắp xếp theo thứ tự sau:

+Các tờ ghi chú dùng để ghi nhận xét, mô tả: gọi là Note of Account (khi

lưu phải được đặt lên trước các giấy tờ khác) Kí hiệu là N

+Các giấy tờ làm việc dùng để tổng hợp số liệu, tính toán, kiểm tra:

(Working paper) Kí hiệu theo số thứ tự, trong đó các giấy tờ ghi chép

tổng hợp sẽ được đánh số là 0, tiếp theo là 1, 1.1, 1.2, 2, 2.2, 2.2.1….

+Các giấy tờ dùng để chuẩn bị trước các câu hỏi để hỏi khách hàng và câu

trả lời của khách hàng (Review Note) Kí hiệu là R

+Các giấy tờ dùng để ghi lại các bút toán điều chỉnh (Adjustment JourneyWriting).Kí hiệu là P

Các giấy tờ này cùng với các bằng chứng khác làm cơ sở để kiểm toánviên đưa ra ý kiến kết luận khi kết thúc kiểm toán.

Hồ sơ đã lưu phải được đánh tham chiếu theo hệ thống tham chiếu thốngnhất toàn công ty Để quản lý giấy tờ làm việc được đơn giản, A&C tiếnhành đánh chiếu theo từng phần hành, chẳng hạn đối với Tiền thì tham chiếulà AA, đầu tư ngắn hạn là BB, phải thu khách hàng là CC…Kí hiệu thamchiếu này được đánh theo thứ tự bảng chữ cái và tuân theo trật tự của Bảngcân đối kế toán Ví dụ như giấy tờ làm việc của khoản mục Tiềnđược chi tiếtnhư sau: AA1 Tiền mặt, AA2 Tiền gửi ngân hàng, AA3 Tiền đang chuyển vàAA0 là tờ tổng hợp.

Trang 26

Hồ sơ kiểm toán năm của 3 năm liên tục trước năm hiện hành sẽ được lưutại các phòng nghiệp vụ Hồ sơ của các năm trước đó sẽ được lập danh sáchvà lưu vào kho của A&C.

Hồ sơ đã lưu phải được đánh tham chiếu theo hệ thống tham chiếu thốngnhất toàn công ty Hồ sơ kiểm toán năm của 3 năm liên tục trước năm hiệnhành sẽ được lưu tại các phòng nghiệp vụ Hồ sơ của các năm trước đó sẽđược lập danh sách và lưu vào kho của A&C.

Trang 27

PHẦN II:

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)

1 Kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do A&C thực hiện

Thông thường một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính do A&C thực hiệnbao gồm năm giai đoạn:

Công việc thực hiện trước kiểm toán; Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát;Thực hiện kiểm toán;

Kết thúc kiểm toán;

Công việc thực hiện sau kiểm toán.

1.1.Công việc thực hiện trước kiểm toán.

Công việc thực hiện trước kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trìnhkiểm toán, bao gồm các công việc chủ yếu:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán;- Lựa chọn nhóm kiểm toán viên;

- Ký kết hợp đồng kiểm toán;

1.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều cạnh tranh như nghề kiểm toán, việccó và giữ được một khách hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng kiểm toánviên vẫn cần thận trọng khi quyết định tiếp nhận khách hàng Bởi lẽ, rủi ro cóthể phải gánh trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên rất cao, do đó nếu nhậnkiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực, hoặc thường tranh luận vềphạm vi kiểm toán và giá phí, hoặc nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, kiểmtoán viên và công ty kiểm toán có thể sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọngtrong tương lai Chính vì thế, khi được mời kiểm toán, A&C luôn phân công

Trang 28

cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảmnhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán.

Đối với khách hàng mới.

Trước hết, A&C tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thậpthông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính…A&C sẽ tăng lượng thông tin cần thu thập nếu Báo cáo tài chính của kháchhàng sẽ được thông báo rộng rãi, nhất là đối với công ty cổ phần có niêm yếttrên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiều công nợ… A&C cũngthu thập các thông tin từ các ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyênngành…

Với các thông tin thu thập được, A&C nghiên cứu và phân tích sơ bộ vềtình hình tài chính của khách hàng, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọngyếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyếtđịnh xem có nhận lời kiểm toán hay không.

Đối với khách hàng cũ.

Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, A&C cập nhật thông tin nhằmđánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để xem có nên tiếp tục kiểm toán chohọ hay không, A&C cũng nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung củahợp đồng kiểm toán hay không…

1.1.2 Lựa chọn nhóm kiểm toán viên.

Khi tiến hành kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên được đánh giárất cao và nó quyết định việc các công ty kiểm toán có được kiểm toán chokhách hàng hay không Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và đểtránh mâu thuẫn về mặt pháp lý có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo kiểmtoán, trước mỗi cuộc kiểm toán, A&C thường đưa ra bảng Câu hỏi về tính độclập của kiểm toán viên Chỉ có những kiểm toán viên có đủ điều kiện về tínhđộc lập mới được chọn thực hiện cuộc kiểm toán.

Trang 29

Bảng 3: Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên

1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công tyđang kiểm toán không?

2 Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không?3 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không?4 Kiểm toán viên có là cổ đông của khách hàng

- Bố, mẹ (cả bố mẹ vợ hoặc chồng)- Vợ hoặc chồng

- Con

- Anh, chị, em ruột

9 Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kếtoán, giữ sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính chokhách hàng không?

Kết luận

Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuânthủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toánvề tính độc lập.

Việc phân công này do Ban Giám đốc và các Trưởng phòng nghiệp vụ củaA&C thực hiện.

Đồng thời, khi nhận lời mời kiểm toán của khách hàng, A&C sẽ trao đổivới khách hàng về một số vấn đề như việc cung cấp tài liệu kế toán, và các

Trang 30

phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán của khách hàng; vấn đề sử dụngnhân viên của khách hàng…

Thông thường để kiểm toán khoản Phải trả trên Báo cáo tài chính, A&C sẽđề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu sau:

- Sổ cái và các sổ chi tiết theo dõi nợ Phải trả cho người bán;

- Bảng kê chi tiết số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp, nội dung phảitrả, chi tiết phải trả người bán ngắn hạn và dài hạn;

- Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm tàichính hoặc kì kế toán;

- Bảng phân tích tuổi các khoản nợ phải trả người bán;

- Các tài liệu và hồ sơ có liên quan đến việc xác định khoản nợ phải trảngười bán như hợp đồng, chứng từ hoá đơn,…

- Các giao dịch về mua hoặc trao đổi hang với các bên lien quan (nếucó);

1.1.3 Ký kết hợp đồng kiểm toán

Phòng Quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán Trongđó bao xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗibên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản vềphí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.

1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập cho toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáotài chính nên các thông tin được thu thập trên phạm vi toàn bộ hoạt động củacông ty khách hàng Tuy nhiên trong phạm vi Báo cáo thực tập tốt nghiệp, emchỉ xin đi sâu vào các thông tin có liên quan đến kiểm toán các khoản nợ phảitrả người bán Thông thường kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm các côngviệc sau:

Thu thập thông tin về khách hàng;

Trang 31

Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ;Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu;

1.2.1 Thu thập thông tin về khách hàng

Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toánhữu hiệu và hiệu quả, A&C phải có hiểu biết đầy đủ về khách hàng, chủ yếulà về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của họ Những hiểubiết này sẽ giúp A&C hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểmhoạt động của khách hàng, nhất là giúp kiểm toán viên xác định được các khuvực có rủi ro cao để có những biện pháp thích hợp.

Với khách hàng mới: A&C yêu cầu cung cấp các tài liệu như Giấy

phép thành lập Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, biên bản họp Hội đồng quảntrị, cơ cấu và mô hình tổ chức, các hợp đồng, cam kết, các thủ tục kiểm soátnội bộ… để có hiểu biết sơ bộ về công ty khách hàng Đồng thời A&C thuthập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua việc traođổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty, Kế toán trưởng hoặc nhân viên củađơn vị được kiểm toán Ngoài ra, A&C còn trao đổi với các kiểm toán viêntiền nhiệm, các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán.

Với khách hàng thường niên: kiểm toán viên thu thập thông tin về

hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua Hồ sơ kiểm toán năm trướcvà Hồ sơ thường trực Đồng thời, trao đổi với Ban Giám đốc công ty kháchhàng về những thay đổi trong năm qua để cập nhập thông tin cho năm kiểmtoán hiện hành.

1.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Đây là bước giúp kiểm toán viên thu thập các thông tin phục vụ cho việcđánh giá tính hữu hiệu và hoạt động liên tục của hệ thống kiểm soát do côngty khách hàng thiết lập và vận hành Từ kết quả đánh giá, kiểm toán viên xácđịnh mức rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Trang 32

Tìm hiểu hệ thống kế toán

Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị, bao gồm hệthống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán vàkiểm toán bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luânchuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp.

Việc hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng không nhữngcó tác dụng cho kiểm toán viên trong việc xử lý các số liệu khi kiểm toán, màcòn giúp kiểm toán viên đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống kế toán Trêncơ sở đó quyết định có tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng để tiến hành kiểm toán không và đưa ra một số kế hoạch phù hợp.

Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại công ty khách hàng, A&Cđề nghị kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách kế toán áp dụng, hệthống tài khoản thường sử dụng và sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu.Đồng thời kiểm toán viên của A&C xem xét xem việc hạch toán thực tế hàngngày tại phòng kế toán có tuân thủ đúng chính sách và chế độ đã quy địnhkhông.

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ trau dồithêm hiểu biết của mình để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểmsoát, không chỉ xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơsở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư vànghiệp vụ của đơn vị

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc thu thập hiểu biếtvà mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nôi bộ trên giấy tờ làm việc.

Đối với khách hàng mới, để đạt được hiểu biết về hệ thống kiểm soát,

chủ nhiệm kiểm toán của A&C sẽ gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc công tykhách hàng, qua đó Ban Giám đốc công ty khách hàng sẽ cung cấp cho chủ

Trang 33

nhiệm kiểm toán những thông tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành củađơn vị mình Đồng thời qua việc tiếp xúc này chủ nhiệm kiểm toán cũng hiểuđược những phần nào về đặc điểm, phong cách làm việc của Ban lãnh đạo,một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi trường kiểm soát của công tykhách hàng Trên cơ sở đó, kiểm toán viên có thể đánh giá tổng thể về thái độ,nhận thức hoạt động của nhà lãnh đạo khách hàng khẳng định tính hợp lý vàđộ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ

Đối với khách hàng thường niên, các thông tin về môi trường kiểm

soát ít thay đổi qua các năm, vì vậy A&C sẽ cập nhật thông tin này thông quahồ sơ kiểm toán năm trước.

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìmhiểu hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng để xem xét mức độ ảnhhưởng tới việc lập Báo cáo tài chính, A&C đưa ra kết luận sơ bộ về môitrường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậyvà có hiệu quả

1.2.3 Xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu giúp kiểm toán viên có thể tính được mứcđộ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo, còn để thực hiệnkiểm toán thì cần phải có một mức độ trọng yếu chi tiết Giá trị trọng yếu chitiết được tính toán dựa vào mức trọng yếu đã xác định nhưng thường nhỏ hơn(thường bằng 80-90%) Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định saisót chấp nhận được đối với giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tíchmỗi tài khoản chi tiết.

Mức trọng yếu thường được đánh giá dựa trên kinh nghiệm và khả năngphán đoán của kiểm toán viên Tuy nhiên để hướng dẫn, ban lãnh đạo củaA&C cũng đưa ra khái niệm trọng yếu như sau:

♦ Mức trọng yếu tổng thể được chọn(Planning Materiality – PM)

Trang 34

Theo quan điểm của A&C thì PM được xác định trên lợi nhuận trướcthuế hoặc Doanh thu hoặc Tổng tài sản với các mức như sau:0,5%;1%;2%;5% và 10% Việc lựa chọn dựa trên cơ sở nào và mức tỉ lệ baonhiêu phụ thuộc vào quy mô tài chính của khách hàng và vào kinh nghiệmcũng như sự phán đoán của kiểm toán viên Việc xác định PM căn cứ vàobảng sau:

Bảng 4: xác định mức trọng yếu tổng thể của A&C

Lợi nhuận trước thuếDoanh thu

Tổng tài sản

♦ Mức sai phạm tối đa trong tổng thể ( Threshold Error – TE )

Theo quan điểm của A&C thì: TE = x%PM với x từ 50-70% Thông thườngA&C chọn mức 50%

♦ Mức sai sót cần ra bút toán đề nghị điều chỉnh: SAD

Theo quan điểm của A&C thì SAD = 10%TE

A&C tiến hành kiểm toán theo khoản mục, do đó A&C đưa ra hướngdẫn phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục sau:

Phân bổ khoản mục trọng yếu cho các khoản mục(Threshold – Th)

A&C thường tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục theo mứcnhư sau:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 40%TETài sản cố định và đầu tư dài hạn: 30%TE

Trang 35

Mức trọng yếu chi tiết thường được xác định trên mức trọng yếu bằngnhững đánh giá mang tính nghề nghiệp và những phán đoán về sai sót màkiểm toán viên ước tính sẽ gặp trong suốt cuộc kiểm toán Sauk hi tính đượcmức trọng yếu và mức trọng yếu chi tiết kiểm toán viên tiến hành phân bổ chotừng khoản mục, khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót của khoản mục, và giátrị tiền tệ xác định trên khoản mục.

1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểmtoán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa cáckiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sửdụng và thu thập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểmtoán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong Hồ sơkiểm toán mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơsở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán và chứng minh rằng cuộc kiểm toántuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán Các giấy tờ này cùng với các bằngchứng khác làm cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận khi kết thúckiểm toán.

Chương trình kiểm toán khoản phải trả cho người bán (Ngắn hạn vàDài hạn) được Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) áp dụng.

Tài liệu yêu cầu khách hang chuẩn bị

- Sổ cái và các sổ chi tiết theo dõi nợ Phải trả cho người bán;

- Bảng kê chi tiết số dư tài khoản Phải trả nhà cung cấp, nội dung phải trả,chi tiết Phải trả người bán ngắn hạn và dài hạn;

- Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm tàichính hoặc kì kế toán;

- Bảng phân tích tuổi các khoản nợ Phải trả người bán;

Trang 36

- Các tài liệu và hồ sơ có liên quan đến việc xác định khoản nợ Phải trảngười bán như hợp đồng, chứng từ hoá đơn,…

- Các giao dịch về mua hoặc trao đổi hang với các bên lien quan (nếu có);

Các thủ tục kiểm toán

1 Lập biểu tổng hợp.

1.1 Lập biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải trả người bán; Phải trả

dài hạn người bán; Trả trước cho người bán.

1.2 Đối chiếu số dư đầu năm trên biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phátsinh, Sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

1.3.Đốí chiếu số liệu cuối năm/ kỳ trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối sốphát sinh với Sổ cái, Sổ chi tiết.

1.4 Thu thập Bảng phân tích tuổi nợ Phải trả và đối chiếu thời hạn nợ

này với ngày đã được thể hiện trên các phiếu nhập hang có lien quan nhằmđảm bảo tính đúng đắn của việc phân loại tuổi nợ.

2 Các chính sách kế toán.

Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho các khoản phải trả chongười bán có phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán không.

3 Kiểm tra hệ thống kiểm soát.

Kiểm tra các hoạt động kiểm soát chủ yếu và các kết luận về việc thiếtlập và hoạt động hữu hiệu của hệ thống trong kỳ Xác định các cơ sở dẫn liệucó ảnh hưởng quan trọng được đảm bảo bởi việc kiểm tra hệ thống.

4 Thủ tục phân tích.

4.1 Xem xét tính hợp lý và nhất quán với năm/ kỳ trước của các khoản trả

cho người bán Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.

4.2 So sánh số ngày thanh toán tiền bình quân {(Phải trả cho người

bán/ Giá vốn hang bán)*số ngày trong kỳ} của năm này/ kỳ này so với kế

Trang 37

hoạch và với năm/ kỳ trước Xem xét xem có gì bất thường so với năm/ kỳtrước không.

4.3 So sánh tỷ lệ nợ phải trả cho người bán/ tổng nợ phải trả của năm

nay/ kỳ này so với năm/ kỳ trước.

4.4 Xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm

tra chi tiết.

5 Kiểm tra chi tiết.

5.1 Kiểm tra, đối chiếu.

5.1.1 Thu thập bảng kê chi tiết các khoản công nợ phải trả cho

người bán (gồm số dư đầu năm, số dư cuối năm/ kỳ, tăng, giảm - nếu được).Kiểm tra việc cộng dọc, cộng ngang trên Bảng kê chi tiết.

5.1.2 Đối chiếu số dư đầu năm trên Bảng kê chi tiết, Sổ chi tiết với

số dư cuối năm trước hoặc Hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

5.1.3 Trường hợp năm trước chưa kiểm toán thì đối chiếu số dư

đầu năm với Báo cáo kiểm toán do công ty khác kiểm toán, xem Hồ sơ kiểmtoán khác hoặc đối chiếu với Thư xác nhận, xem chứng từ gốc để xác nhận,xem chứng từ gốc để xác nhận số dư đầu năm.

5.1.4 Đối chiếu số dư cuối năm/ kỳ trên Bảng kê chi tiết với Sổ chi

tiết phải trả cho người bán.

5.1.5 Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất

thường không? (số dư nợ quá chẵn, số dư nợ quá lâu, số dư nợ lớn, nhà cungcấp cũng là người mua hang, các khoản nợ phải trả không mang tính chất làphải trả cho người bán,…).

5.2 Gửi thư xác nhận.

5.2.1 Trường hợp đã có xác nhận hay Biên bản đối chiếu công nợ

của khách hang, kiểm tra số liệu trên Bảng kê chi tiết với xác nhận hoặc Biênbản đối chiếu công nợ - lưu ý phải xem bản gốc.

Trang 38

Photo lại các Biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị về lưu hồ sơ kiểm toán.

5.2.2 Chọn mẫu một số khách hang chưa được đối chiếu trong

Bảng kê chi tiết để tiến hành gửi thư xác nhận.

5.2.3 Lập mẫu thư xác nhận, chuyển cho khách hang kiểm tra lại

và ký duyệt.

Sauk hi khách hang đã ký duyệt và đóng dấu, Kiểm toán viên photo lạilưu Hồ sơ kiểm toán trước khi tiến hành gửi thư xác nhận.

5.2.4 Thực hiện việc gửi thư xác nhận đã ký duyệt, đồng thời lập

Bảng theo dõi thư xác nhận.

5.2.5 Trong vòng 10 ngày, nếu không có thư trả lời, có thể gửi thư

xác nhận lần 2, hoặc lien hệ với khách hang để tìm hiểu nguyên nhân.

5.2.6 Trường hợp có sự khác biệt giữa số liệu trên thư xác nhận với

số liệu trả lời: đề nghị đơn vị giải thích, hoặc yêu cầu họ trao đổi lại với kháchhang để thống nhât số liệu.

5.3 Thực hiện các bước kiểm toán thay thế cho việc gửi thư xác nhận

hoặc trường hợp thư xác nhận không được trả lời.

Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các khoản nợ của khách hangnhư: Đơn đặt hang, hợp đồng, hoá đơn, Biên bản thanh lý hợp đồng, phiếunhập kho,…(dựa trên sổ chi tiết theo dõi khách hang để thu thập chứng từkiểm tra).

5.4 Các khoản trả trước cho người bán.

Thực hiện kiểm tra 100% các khoản trả trước.

- Đối chiếu các khoản trả trước với điều khoản thanh toán trong hợpđồng.

- Kiểm tra chứng từ chi;- Kiểm tra thanh toán kỳ sau;

Trang 39

- Đối chiếu với Biên bản thanh lí hợp đồng (nếu có vào thời điểm kiểmtoán).

5.5 Thực hiện thủ tục cut off.

Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào các ngày trước và sau ngày kếtthúc năm tài chính/ kỳ kế toán để đảm bảo rằng các khoản này được phản ánhvào tài khoản phải trả cho người bán đúng niên độ.

5.6 Chênh lệch tỷ giá.

5.6.1 Kiểm tra việc quy đổi các khoản phải trả có gốc ngoại tệ cuối

năm/ kỳ theo tỷ giá quy định/ tỷ giá bình quân lien ngân hang do Ngân hangNhà nước công bố tại thời điểm cuối năm/ kỳ).

Xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện tại thời điểm lập Báocáo tài chính đối với các khoản công nợ có số dư gốc ngoại tệ (phục vụ cho việcphân loại doanh thu, chi phí tài chính và các khoản điều chỉnh khi xác nhận thunhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp, lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

5.6.2 Đảm bảo rằng các khoản chênh lệch tỷ giá đã được tính đúng

và kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong năm/ kỳ.

5.7 Liệt kê các giao dịch, số dư với các bên lien quan phát sinh từ tài

khoản phải trả cho người bán để phục vụ cho việc trình bày giao dịch với cácbên lien quan.

(Căn cứ vào danh sách các bên lien quan của công ty và thu thập sổ chitiết theo từng đối tượng Tài khoản 331, cần thu thập cả số năm trước nếukhông phải là khách hang đã được kiểm toán năm trước bởi A&C).

5.8 Xem xét các khoản nợ tiềm tàng.

Xem xét các cam kết mua hang nếu có và tình hình thực hiện các camkết đó Trong trường hợp đơn vị vi phạm nội dung cam kết, các khoản nợtiềm tang phát sinh cần được xem xét, tính toán, ghi nhận nghiệp vụ nợ phảitrả và công bố trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Trang 40

6 Xem xét kỹ lưỡng.

Xem lướt qua Sổ chi tiết Phải trả cho người bán để phát hiện các khoảnmục bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc.

7 Trình bày và khai báo

Kiểm tra việc phân loại phải trả người bán, trả trước người bán ngắn hạnvà dài hạn bằng cách kiểm tra các hợp đồng về điều kiện thanh toán.

8 Các thủ tục kiểm tra bổ sung.Kết luận và kiến nghị

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán:

Dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu thậpđược và các điều chỉnh đề nghị đã được đơn vị đồng ý, đưa ra các kết luận:

+ Phải trả người bán (ngắn hạn và dài hạn) được trình bày trung thực vàhợp lý;

+ Phải trả người bán (ngắn hạn và dài hạn) không được trình bày trungthực và hợp lý Đưa ra các lý do Phải trả người bán không được trình bàytrung thực và hợp lý.

- Kiến nghị:

Đưa ra những điểm đề nghị tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toánsau về: Phải trả người bán ngắn hạn, Phải trả người bán dài hạn, Trả trước chongười bán ngắn hạn, Trả trước cho người bán dài hạn.

1.4 Thực hiện kiểm toán Nợ phải trả người bán do A&C thực hiện

Thực hiện chương trình kiểm toán Nợ phải trả người bán bao gồm babước:

- Đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội- Thực hiện các thủ tục phân tích

- thực hiện kiểm tra chi tiết.

Ngày đăng: 27/11/2012, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – Giáo trình Kiểm toán Tài chính, NXB Tài chính, 2006 Khác
2. Bộ tài chính - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển 1, 2, 3, 4 Khác
4. Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Khác
5. Các tài liệu của A&C Khác
6. Luận văn khoá trước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Một số chỉ tiêu doanh thu giữa các phòng kiểm toán - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 2 Một số chỉ tiêu doanh thu giữa các phòng kiểm toán (Trang 9)
Sơ đồ  1: Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn  (A&C) - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
1 Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (Trang 11)
Sơ đồ 2:  Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh Công ty TNHH Kiểm  toán  và Tư vấn tại Hà Nội - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội (Trang 15)
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Sơ đồ 3 Trình tự ghi sổ kế toán (Trang 17)
Sơ đồ 4:   Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm  toán và Tư vấn (A&C) - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Sơ đồ 4 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (Trang 20)
Sơ đồ 5: Hệ thống kiểm soát chất lượng - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Sơ đồ 5 Hệ thống kiểm soát chất lượng (Trang 24)
Bảng 3: Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 3 Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên (Trang 31)
Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức công ty Spring - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Sơ đồ 6 Mô hình tổ chức công ty Spring (Trang 54)
Bảng 9: Mức trọng yếu tổng thể của công ty Spring - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 9 Mức trọng yếu tổng thể của công ty Spring (Trang 56)
Bảng 11: Trích giấy tờ làm việc CC o  tại Công ty Spring - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 11 Trích giấy tờ làm việc CC o tại Công ty Spring (Trang 61)
Bảng 12: Trích giấy tờ làm việc CC 0  tại công ty Spring của A&C - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 12 Trích giấy tờ làm việc CC 0 tại công ty Spring của A&C (Trang 63)
Bảng 13: Trích giấy tờ làm việc CC N   tại công ty Spring của A&C - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 13 Trích giấy tờ làm việc CC N tại công ty Spring của A&C (Trang 64)
Bảng 14: Trích giấy tờ làm việc CC 1.1   tại công ty Spring của A&C - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 14 Trích giấy tờ làm việc CC 1.1 tại công ty Spring của A&C (Trang 65)
Bảng 15: Trích giấy tờ làm việc CC 3.7   tại công ty Spring của A&C - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 15 Trích giấy tờ làm việc CC 3.7 tại công ty Spring của A&C (Trang 66)
Bảng 16: Trích giấy tờ làm việc CC 3.8  tại công ty Spring của A&C - Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
Bảng 16 Trích giấy tờ làm việc CC 3.8 tại công ty Spring của A&C (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w