0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Bảng 2.15: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN.DOC (Trang 73 -97 )

Thành viên INPACT quốc tế

Tên khách

hàng Công ty XYZ

Niên độ kế toán 31/12/2006 Tham chiếu N1/7

Khoản mục TK 331 Người thực hiện NDT

Bước công việc Tổng hợp kết quả kiểm toán Ngày thực hiện 20/03/2007 I. NHẬN XÉT CHUNG

1. Về chứng từ kế toán

Một số hóa đơn không hợp lệ, tổng số tiền là 17.500.000 VND (bao gồm VAT 833.333 VND)

2. Về sổ kế toán

Sổ Cái TK 331, Sổ chi tiết TK 331… tại thời điểm 31/12/2006 chưa được in ra đầy đủ, chưa đóng dấu giáp lai giữa các trang sổ và chưa có đủ chữ ký của những người có liên quan.

3. Đối với công nợ phải trả

Công ty chỉ thực hiện đối chiếu công nợ với 5/14 nhà cung cấp (chiếm 50.4% tổng công nợ phải trả).

Qua gửi thư xác nhận công nợ đối với nhà cung cấp: thực hiện với 14/14 nhà cung cấp (100% công nợ phải trả), chúng tôi chỉ nhận được thư trả lời của 11/14 nhà cung cấp (chiếm 78,9% giá trị công nợ).

II. KIẾN NGHỊ

1. Chứng từ

Theo ý kiến chúng tôi, Công ty XYZ nên thực hiện chế độ chứng từ hóa đơn theo quy định, thực hiện ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố trên chứng từ.

2. Sổ kể toán

Theo ý kiến chúng tôi, Công ty XYZ nên in đầy đủ sổ sách kế toán, đóng dấu giáp lai giữa các trang sổ và thu thập đủ chữ ký của những người có liên quan.

3. Đối chiếu công nợ

Theo ý kiến chúng tôi, Công ty nên chủ động thực hiện đối chiếu công nợ đối với các nhà cung cấp.

4. Bút toán điều chỉnh

Đối với khoản mua hàng của Công ty TNHH Thiên Minh theo hóa đơn số 24536 ngày 24/12/2006, cuối tháng 12/2006 hàng chưa về, kế toán không ghi nhận khoản phải trả này. Đề nghị Công ty điều chỉnh như sau:

Nợ TK 151 : 18.242.667 VND Nợ TK 1331 : 912.133 VND Có TK 331 : 19.154.800 VND

Sau đây là trang kết luận kiểm toán TK 331 tại Công ty XYZ: Bảng 2.15: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)

Thành viên INPACT quốc tế

Tên khách

hàng Công ty XYZ

Niên độ kế toán 31/12/2006 Tham chiếu N1/S1

Khoản mục TK 331 Người thực hiện NDT

Bước công việc Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện 20/03/2007

Kết luận kiểm toán

Công việc đã tiến hành

Công việc thực hiện đối với phần TK 331 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán từ N1/1 đến N1/7.

Các vấn đề phát sinh

1, Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy có một số hóa đơn không hợp lệ với tổng số tiền là 17.500.000 VND (bao gồm VAT 833.333 VND).

2, Đối với khoản mua hàng của Công ty TNHH Thiên Minh theo hóa đơn số 24536 ngày 24/12/2006, cuối tháng 12/2006 hàng chưa về, kế toán không ghi nhận khoản phải trả này. Đề nghị Công ty điều chỉnh như sau:

Nợ TK 151 : 18.242.667 VND Nợ TK 1331 : 912.133 VND Có TK 331 : 19.154.800 VND Kết luận

Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoại trừ các vấn đề trên

Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 331 – Phải trả nhà cung cấp là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng sổ dư Nợ 268.950.400 VND, dư Có 5.518.444.515 VND là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.

Ngày: 20/3/2007

Người thực hiện: NDT

2.2.3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên thực hiện. Việc soát xét được thực hiện nhằm đạt được các yêu cầu sau:

• Các bằng chứng thu thập được đã đánh giá, mô tả được một cách đầy đủ thông tin về các khoản ứng trước cho nhà cung cấp và các khoản phải trả nhà cung cấp.

• Quá trình thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp được thực hiện theo đúng kế hoạch và tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận.

• Các mục tiêu kiểm toán xác định đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp đã được thỏa mãn.

• Các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết làm căn cứ chứng minh cho kết luận trong báo cáo kiểm toán.

Trong quá trình soát xét nếu phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra đối với khoản mục thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu kiểm toán viên sửa chữa, bổ sung.

Đối với quá trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Nhà máy ABC và Công ty XYZ, sau khi soát xét, trưởng nhóm kiểm toán đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ, bằng chứng thu thập được đã mô tả đầy đủ về các khoản ứng trước và khoản phải trả nhà cung cấp, đồng thời đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra.

Sau khi công việc soát xét hoàn tất, đạt được các yêu cầu đã đặt ra, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu

thập được đồng thời tổng hợp các bút toán điều chỉnh, tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành. Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh sẽ được lập và chuyển cho khách hàng để thảo luận, thống nhất kết quả kiểm toán. Sau khi họp thống nhất kết quả kiểm toán, trưởng nhóm lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán. Báo cáo dự thảo này được gửi cho khách hàng xem xét. Cuối cùng, căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng, kết quả soát xét lần cuối của Ban Giám đốc AASC, kiểm toán viên tiến hành lập và phát hành Báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán viên cũng lập và phát hành thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu.

2.3. Tổng kết quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại 2 khách hàng ABC và XYZ

Trên đây là toàn bộ quá trình và kết quả kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện tại 2 đơn vị khách hàng là Nhà máy ABC – Chi nhánh Công ty cổ phần E và Công ty XYZ. Kiểm toán viên khi thực hiện đã luôn tuân thủ trình tự của chương trình kiểm toán. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý cũng như hệ thống kế toán của khách hàng, kiểm toán viên đã có sự vận dụng linh hoạt vào quá trình thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Nhà máy ABC là khách hàng lâu năm của AASC nên công việc kiểm toán được thực hiện một cách giản lược.

Trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán, dựa vào hồ sơ thường niên, kiểm toán viên đã có được những thông tin cơ sở về Nhà máy ABC, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý, đánh giá hệ thống KSNB liên quan đến chu trình… Do đó, kiểm toán viên đã giảm được thời gian thu thập những hiểu biết về khách

hàng. Kiểm toán viên không sử dụng Bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nữa mà chỉ thông qua phỏng vấn và quan sát để nắm bắt những thay đổi liên quan tới kiểm soát nội bộ tại Nhà máy trong năm 2006. Ngoài ra, việc mua sắm các yếu tố đầu vào của Nhà máy ABC là do Công ty E quyết định, chịu sự kiểm soát của Công ty E. Do đó, kiểm toán viên xác định các thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện giản lược, việc kiểm tra sẽ được tiến hành với quy mô mẫu chọn nhỏ hơn.

Còn Công ty XYZ là khách hàng mới, do đó, ngay từ đầu cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đã chú trọng tìm hiểu kỹ về đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, hệ thống kế toán cũng như những thông tin cơ sở khác. Mặt khác, XYZ là một công ty thương mại, các hoạt động mua hàng và thanh toán diễn ra thường xuyên, số nhà cung cấp lớn hơn so với Nhà máy ABC. Do vậy, các bước công việc thực hiện tại Công ty XYZ từ tổng hợp cho đến chi tiết cũng được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ. Mẫu kiểm tra chi tiết được chọn với quy mô lớn.

Cụ thể hơn, trong bước Khẳng định số dư, ở Nhà máy ABC, kiểm toán viên chỉ gửi thư xác nhận cho 2/5 nhà cung cấp. Còn đối với Công ty XYZ, kiểm toán viên đã tiến hành gửi thư xác nhận cho tất cả các nhà cung cấp.

Trong bước Kiểm tra số phát sinh, so với ở Nhà máy ABC, kiểm toán viên đã tiến hành chọn mẫu lớn hơn và kiểm tra kỹ hơn đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán ở Công ty XYZ.

Về thủ tục Kiểm tra công nợ ngoài niên độ, ở Nhà máy ABC, do thủ tục gửi thư xác nhận đã cho kết quả khớp đúng nên kiểm toán viên không tiến hành thủ tục này. Còn đối với Công ty XYZ, đã có 3/14 nhà cung cấp không có thư phúc đáp, kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra công nợ ngoài niên độ để xác định tính đầy đủ của việc ghi chép đối với khoản mục.

Về thủ tục Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ, Nhà máy ABC không có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ nên thủ tục này không được áp dụng; còn Công ty XYZ là doanh nghiệp thương mại có các hoạt động xuất nhập khẩu với đơn vị tiền tệ giao dịch là USD nên kiểm toán viên đã áp dụng thủ tục này để kiểm tra tính đúng đắn của các số dư có gốc ngoại tệ.

Ngoài ra, do có sự khác nhau về nhà cung cấp nên khối lượng công việc thực hiện ở hai khách hàng cũng khác nhau. Nhà máy ABC có cả nhà cung cấp bên ngoài lẫn nhà cung cấp nội bộ (là Công ty E) nên việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại khách hàng này đòi hỏi phải thực hiện đối với cả hai tài khoản 331 và 336. Còn tại Công ty XYZ, công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp chỉ tiến hành đối với tài khoản 331.

Như vậy, những đặc điểm khác nhau giữa hai khách hàng đã dẫn đến việc thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp ở hai khách hàng cũng khác nhau. Đối với Nhà máy ABC, trong cả giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán và Thực hiện kiểm toán, một số bước công việc đã được lược bỏ, việc kiểm tra chi tiết được tiến hành với quy mô mẫu nhỏ hơn. Còn ở Công ty XYZ, các thủ tục kiểm toán được tiến hành một cách đầy đủ, việc kiểm tra được thực hiện với quy mô mẫu lớn hơn.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO AASC THỰC HIỆN

3.1. Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Cùng với Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, AASC đã đạt được nhiều thành tựu.

AASC đã có được một số lượng khách hàng đông đảo trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, xây dựng cho đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Bằng trình độ, nghiệp vụ, AASC đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn… với chất lượng cao, đáp ứng được sự tin cậy của khách hàng.

Đạt được những thành công như vậy là do AASC đã xây dựng được một quy trình kiểm toán hợp lý, chặt chẽ, đem lại hiệu quả cao. Quy trình kiểm toán tại AASC được xây dựng trên cơ sở lý thuyết kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận và các quy định khác của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên của AASC cũng luôn chú ý tới việc vận dụng các chuẩn mực kiểm toán vào thực tiễn. Các chuẩn mực được nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn kiểm toán tại công ty khách hàng.

việc được trình bày và sắp xếp theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận đến các bằng chứng kiểm toán cụ thể. Trong mỗi hồ sơ kiểm toán, trang tổng hợp luôn ở vị trí đầu tiên, sau đó là trang kết luận, tiếp đến là chương trình kiểm toán, sau nữa là các giấy tờ làm việc khác mô tả chi tiết các bước công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện cùng kết quả thu được, cuối cùng là các tài liệu thu thập được từ phía khách hàng. Hơn nữa, các giấy tờ làm việc được liên hệ với nhau bằng các ký hiệu tham chiếu. Việc sắp xếp giấy tờ làm việc như vậy cho phép người sử dụng thấy ngay được kết luận của kiểm toán viên và căn cứ đưa ra kết luận đó. Các trưởng nhóm, trưởng phòng nghiệp vụ cũng như các thành viên của Phòng kiểm soát chất lượng có thể dễ dàng soát xét các công việc mà kiểm toán viên đã làm.

Hiện nay, công tác kiểm toán tại AASC được thực hiện một phần trên máy tính nên đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng được một phần mềm làm kiểm toán mang tính chất chuyên ngành và đặc thù nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc. AASC cũng cần xây dựng một quy trình kiểm toán chuẩn áp dụng thống nhất giữa Trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty.

3.2. Nhận xét về công việc của kiểm toán viên

o Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Để gia tăng lượng khách hàng hàng năm, ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, AASC còn thực hiện tốt việc tiếp cận với khách hàng. Với những khách hàng thường xuyên, AASC đã chủ động liên hệ để ký hợp đồng kiểm toán. Với khách hàng mới, AASC gửi thư chào kiểm toán và còn tham gia đấu thầu.

Công việc lập kế hoạch kiểm toán được AASC thực hiện khá tốt. Ưu điểm của giai đoạn này là AASC đã xây dựng được hệ thống câu hỏi đánh giá

hệ thống kiểm soát nội bộ khá chi tiết, từ công việc đánh giá nhân sự phòng kế toán đến việc thực hiện từng khoản mục cụ thể. AASC cũng đã thiết kế được chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục một cách khoa học và hợp lý, giúp cho việc thực hiện kiểm toán tiết kiệm được thời gian và chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Trên thực tế, AASC đã thiết kế sẵn Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng chu trình, từng khoản mục. Tuy nhiên, đối với từng khách hàng cụ thể, kiểm toán viên của AASC đã có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, thêm bớt các thử nghiệm kiểm soát sao cho việc đánh giá hệ thống KSNB đạt được mục tiêu đã đề ra.

Cũng như Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, tại AASC, chương trình kiểm toán chi tiết cũng được thiết kế sẵn cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Chương trình kiểm toán là cơ sở để kiểm toán viên tiến hành công việc kiểm toán, là các bước công việc cụ thể được xây dựng trước để kiểm toán viên thực hiện nhằm thu thập một cách đầy đủ những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy.

Nhìn chung, chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục được AASC thiết kế khá chặt chẽ, được cập nhật thường xuyên. Từng bước công việc cụ thể được trình bày trên giấy tờ làm việc một cách rõ ràng, chi tiết. Điều đó giúp cho việc tiến hành kiểm toán đối với kiểm toán viên thuận tiện hơn, tuân theo quy trình hợp lý đã dựng sẵn. Đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp, AASC đã xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết một cách đầy

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN.DOC (Trang 73 -97 )

×