MỤC LỤC
Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể thảo luận với kiểm toán viên nội bộ, Giám đốc và các nhân viên của đơn vị được kiểm toán về những vấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm toán và thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán và phối hợp công việc với các nhân viên của khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán của những năm trước thường chứa đựng nhiều thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, về tổ chức bộ máy quản lý, điều lệ Công ty, các chính sách tài chính - kế toán… Tham khảo kết quả kiểm toán của năm trước giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian, công sức trong việc nhanh chóng nắm bắt được bản chất của các số liệu, các vấn đề cần lưu ý, những yếu kém trong việc ghi sổ các nghiệp vụ cũng như các hoạt động kiểm soát đối với khoản mục.
Kiểm toán viên không sử dụng Bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nữa mà chỉ thông qua phỏng vấn và quan sát để nắm bắt những thay đổi liên quan tới kiểm soát nội bộ tại Nhà máy trong năm 2006. Còn Công ty XYZ là khách hàng mới, do đó, ngay từ đầu cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đã chú trọng tìm hiểu kỹ về đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, hệ thống kế toán cũng như những thông tin cơ sở khác. Còn đối với Công ty XYZ, đã có 3/14 nhà cung cấp không có thư phúc đáp, kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra công nợ ngoài niên độ để xác định tính đầy đủ của việc ghi chép đối với khoản mục.
Về thủ tục Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ, Nhà máy ABC không có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ nên thủ tục này không được áp dụng; còn Công ty XYZ là doanh nghiệp thương mại có các hoạt động xuất nhập khẩu với đơn vị tiền tệ giao dịch là USD nên kiểm toán viên đã áp dụng thủ tục này để kiểm tra tính đúng đắn của các số dư có gốc ngoại tệ. Nhà máy ABC có cả nhà cung cấp bên ngoài lẫn nhà cung cấp nội bộ (là Công ty E) nên việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại khách hàng này đòi hỏi phải thực hiện đối với cả hai tài khoản 331 và 336.
Thông qua thu thập tài liệu, quan sát, phỏng vấn,… kiểm toán viên lập Bảng tường thuật hoặc Lưu đồ trong đó mô tả về cơ cấu nhân sự kế toán, các quá trình kiểm soát được áp dụng, sự luân chuyển của các chứng từ, tài liệu kế toán… Việc lập Lưu đồ sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng trong việc đánh giá cơ cấu và sự vận hành của hệ thống KSNB, song phương pháp này thường chiếm nhiều thời gian. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán: khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn đánh giá những sai sót về mặt định lượng; đồng thời phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục cần thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được. Tại VACO, Hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 (Auditing system/2) cung cấp cho kiểm toán viên cách xác định mức trọng yếu đối với từng loại hình doanh nghiệp như sau:. Đối với các doanh nghiệp có đăng ký trên thị trường chứng khoán, mức trọng yếu được ước lượng cho toàn bộ báo cáo tài chính là 5 – 10 % thu nhập sau thuế. Trong trường hợp thu nhập sau thuế âm, kiểm toán viên sẽ sử dụng một chỉ tiêu liên quan tới người sử dụng thông tin tài chính như công nợ phải trả, vốn góp cổ phần,… để làm cơ sở xác định mức trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp không đăng ký trên thị trường chứng khoán, mức trọng yếu được xác định bằng một trong các cách sau:. • 10% thu nhập sau thuế với giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục. Như vậy, với cách xác định mức trọng yếu của VACO, việc ước lượng mức trọng yếu bám sát tình hình thực tế của khách hàng, do đó mức trọng yếu ước lượng mang tính chuẩn xác hơn, góp phần làm giảm rủi ro cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Kiến nghị về giai đoạn thực hiện kiểm toán o Về việc áp dụng thủ tục phân tích:. Phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất giúp kiểm toán viên dễ dàng phát hiện những điểm bất hợp lý trên số dư khoản mục. Theo lý thuyết chung về kiểm toán, thủ tục phân tích thường được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong lập kế hoạch và soát xét tổng thể. cuộc kiểm toán. Điều này cũng được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích: “Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”. Tuy nhiên, thực tế kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện cho thấy thủ tục phân tích chỉ được áp dụng trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán mà không được áp dụng trong giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán cũng như trong các giai đoạn khác. Mặt khác, bước phân tích chỉ là sự ước tính ngầm định của kiểm toán viên mà không được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc. Thông thường kiểm toán viên quan tâm hơn tới thủ tục phân tích khi kiểm toán các khoản mục doanh thu, giá vốn. Do đó, để đảm bảo chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nói chung cũng như kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp nói riêng, đề nghị các kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích ở cả giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Ngoài ra, tại AASC, kiểm toán viên thường sử dụng phân tích xu hướng vì đơn giản, dễ thực hiện. Phân tích tỉ suất cũng được thực hiện, các tỉ suất về khả năng thanh toán nợ của khách hàng cũng được tính toán, nhưng do chưa có số liệu về các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành nên có khó khăn cho kiểm toán viên trong việc đánh giá đúng khả năng thanh toán của khách hàng. Do đó, để thủ tục phân tích đem lại hiệu quả cao hơn, AASC nên sử dụng tài liệu thống kê bên ngoài của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành, của toàn ngành để kết hợp so sánh, đối chiếu với số liệu của khách hàng. Việc này sẽ thực hiện được khi số liệu thống kê của các doanh nghiệp khác và của toàn ngành được công khai minh bạch. o Về phương pháp chọn mẫu:. Trong kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp, kiểm tra chi tiết là một thủ tục quan trọng, không thể bỏ qua, nhưng lại chiếm rất nhiều thời gian. Liên quan đến khoản mục này thường có nhiều nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn. Vì vậy, để giảm thiểu khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành lấy mẫu kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác: “Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. b) Lựa chọn các phần tử đặc biệt; c) Lấy mẫu kiểm toán”.
Chuẩn mực này cũng quy định: “Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính”. Theo quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của AASC, trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cũng phải soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, xem xét ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, từ đó yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC.