1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện.

80 614 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 847,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, với mong muốn tìm hiểu thực tế hoạtđộng kiểm toán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng, Em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT 3

1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện 5

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Nam Việt thực hiện 6

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 6

1.3.1.1 Tiếp cận yêu cầu của khách hàng và khảo sát yêu cầu của khách hàng 8

1.3.1.2 Lập kế hoạch chiến lược 8

1.3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 8

1.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán 16

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 24

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT (AASCN) THỰC HIỆN 35

Trang 2

2.1 Chuẩn bị kiểm toán 36

Trang 3

2.2 Thực hiện kiểm toán 43 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT 60 2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện 60

2.1.1 Những ưu điểm 602.1.2 Những tồn tại 63

2.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện 64 PHỤ LỤC 01 69 PHỤ LỤC 02 73

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.6: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do AASCN thực hiện 7

Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ 15

Bảng 1.2: Chương trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ 17

Bảng 1.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV – thu thập thông tin ban đầu về TSCĐ 37 Bảng 1.5: Trích giấy tờ làm việc của KTV – thu thập thông tin ban đầu về TSCĐ 40 Bảng 1.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV – đánh giá hệ thống KSNB về TSCĐ 42

Bảng 1.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV – danh mục tài liệu đề nghị cung cấp về TSCĐ 44

Bảng 1.8: Bảng phân tích các tỷ suất TSCĐ 46

Bảng 1.9: Trích giấy tờ làm việc của KTV – tổng hợp số liệu TK 211 48

Bảng 1.10: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Tổng hợp số liệu TK 214 49

Bảng 1.11: Trích giấy tờ làm việc của KTV – kiểm tra chứng từ TK 211(bảng 1) 50

Bảng 1.12: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Kiểm tra chứng từ TK 211 (bảng 2) 51

Bảng 1.13: Trích giấy tờ làm việc của KTV – thu thập thông tin khấu hao TSCĐ 52

Bảng 1.14: Trích giấy tờ làm việc của KTV – kiểm tra khấu hao TSCĐ 53

Bảng 1.15: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Bảng tính khấu hao TSCĐ 55

Bảng 1.16: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 57

Bảng 1.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Tổng hợp vấn đề 58

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2011 – đánh dấu mốc 20 năm Kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời, là 20năm góp phần cho sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, về sự lànhmạnh tài chính của hệ thống các doanh nghiệp, cả DN có vốn đầu tư nước ngoài,các cơ quan đơn vị, các tổ chức quốc tế có nhu cầu trợ giúp, tư vấn của các công tykiểm toán Kiểm toán độc lập góp phần hoàn thiện hóa chế độ, chuẩn mực kế toán,

là kênh thông tin quan trọng trong việc quảng bá, hướng dẫn ứng dụng thống nhấtrộng rãi chế độ đối với các DN, các tổ chức kinh tế Nhìn lại chúng ta càng thấy hếtvai trò và vị trí của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân Kiểm toán xácnhận về tình hình tài chính, hoạt động của các đơn vị, DN thay cho các hoạt độngthanh tra, kiểm tra mang nặng tính hành chính Kiểm toán đảm bảo thông tin mộtcách trung thực, khách quan, hợp lý khi công khai báo cáo tài chính nhất là trong cổphần hóa DN, đầu tư cổ phiếu, cổ phần như hiện nay… Nhờ đó mà các nhà đầu tư,nhà lãnh đạo có cái nhìn về bức tranh toàn diện tình hình tài chính của doanhnghiệp

TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bềnvững, tăng năng suất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ cho

DN và TSCĐ thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản trên Báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp Do vậy TSCĐ là một trong các nội dung quan trọng đối vớinhững người sử dụng báo cáo tài chính, là một nội dung kiểm toán quan trọng đốivới kiểm toán Với công ty kiểm toán, việc thực hiện tốt quy trình kiểm toán TSCĐ

sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả toàn cuộc kiểm toán Đồng thời, thôngqua kết quả kiểm toán, công ty kiểm toán có thể giúp khách hàng thấy được nhữngđiểm bất hợp lý trong công tác kế toán TSCĐ cũng như trong việc quản lý TSCĐ,

từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, với mong muốn tìm hiểu thực tế hoạtđộng kiểm toán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng, Em đã lựa chọn thực hiện

đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán

báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán

Trang 7

và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện.”

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính:

Chương 1: Đặc điểm khoản mục Tài sản Cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt.

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài Sản Cố Định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện tại công ty khách hàng

Chương 3: Nhận xét và Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài Sản Cố Định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện tại công ty khách hàng

Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, bản thân còn nhiều hạn chế trongnhận thức, cùng với việc thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, vì vậy nội dungchuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ýkiến đóng góp của các thầy cô giáo để bản báo cáo hoàn thiện hơn

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị trong Chi nhánh Công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt đã tạo điều kiệngiúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này

Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Quang Quynh đã tậntình hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này

Trang 8

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT

1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục nàynằm trong phần Tài Sản Dài Hạn, thuộc bên Tài Sản, là khoản mục chiếm tỷ trọngđáng kể trong tổng giá trị tài sản Trên bảng cân đối kế toán, TSCĐ được trình bàytrên ba loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính Cả ba loại nàyđều được phản ánh theo cả nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.Việc kiểm toán hướng tới việc xác minh số dư về nguyên giá và giá trị hao mòn lũy

kế theo cả ba loại TSCĐ trên

Trong một doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản, nhưng những tài sản đượcxếp vào TSCĐ thì phải đủ điều kiện mà chuẩn mực kế toán yêu cầu Các tài sảnđược ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghinhận sau :

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong trong lai từ việc sử dụng tàisản đó;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (trên 10 triệu đồng) Khi tiến hành kiểm toán, KTV cần dựa trên những tiêu chuẩn này để xácđịnh việc phân loại tài sản tại đơn vị khách hàng Nếu tài sản không đủ tiêu chuẩn là

Trang 9

TSCĐ nhưng được ghi nhận là TSCĐ hoặc ngược lại đều ảnh hưởng đến giá trịkhoản mục TSCĐ cũng như tổng giá trị tài sản trên BCTC, do đó số liệu trên BCTC

bị phản ánh sai lệch

TSCĐ là cơ sở vật chất của một doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuấthiện có của doanh nghiệp, thể hiện trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuấtcủa doanh nghiệp đó TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng giúp tăng năng suấtlao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nhờ đó doanh nghiệp có khảnăng tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh Để khai thác cóhiệu quả nguồn lực này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý TSCĐmột cách hữu hiệu, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng Vàviệc quản lý phải kết hợp trên cả việc quản lý về mặt hiện vật, bao gồm cả số lượng

và chất lượng, với quản lý về mặt giá trị, bao gồm nguyên giá, giá trị hao mòn, giátrị còn lại Như vậy, KTV khi tiến hành kiểm toán cần chú trọng xem xét hệ thốngkiểm soát nội bộ của đơn vị có đảm bảo quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả, điều

đó không những làm cơ sở cho việc xác định các thủ tục kiểm toán, mà đồng thời là

cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị trong thư quản lý, giúp khách hàng có biệnpháp quản lý TSCĐ tốt hơn

TSCĐ được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh và hoạt động quảnlý.Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của chúng được chuyểndần vào chi phí hoạt động và sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hoá, dịch vụ Phầnchi phí này được kế toán phân bổ dựa trên việc trích khấu hao định kỳ Các doanhnghiệp tiến hành trích khấu hao đều phải tuân theo quy định của Nhà nước, mà cụthể quy định hiện hành là Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tàichính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Việc khôngtuân thủ theo quy định sẽ dẫn đến số liệu về giá trị hao mòn, giá trị còn lại cũng nhưchi phí khấu hao tương ứng bị phản ánh sai lệch Hơn nữa, nghiệp vụ tính khấu haoTSCĐ là nghiệp vụ mang tính chất ước tính nên dễ xảy ra sai phạm, dẫn đến chi phítrong kỳ bị phản ánh sai lệch, do đó KTV cần chú trọng kiểm tra nghiệp vụ tríchkhấu hao TSCĐ của khách hàng

Trang 10

Để sử dụng TSCĐ được tốt, ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để pháttriển sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ Tùy theoquy mô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chi phí sửa chữa được bù đắp khác nhau Việckhông phân biệt giữa chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phísửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể dẫn đến nhữngsai lệch trong khoản mục TSCĐ và khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh Nhưvậy, chi phí sửa chữa có thể bị phản ánh không chính xác, bị khai khống để biểnthủ Do đó, KTV cần chú trọng tới kiểm toán vấn đề này.

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính

do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện

Mục tiêu xuyên suốt của kiểm toán BCTC là thu thập bằng chứng để đưa racác ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày trên BCTC Mụctiêu của kiểm toán BCTC là đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ

sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và cóphản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêukiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, saisót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị

Xác định được tầm quan trọng của mục tiêu kiểm toán đối với mỗi cuộckiểm toán, nên khi bắt đầu thiết kế chương trình kiểm toán cho mỗi khoản mục,AASCN đều rất chú trọng xác định mục tiêu kiểm toán cho khoản mục đó Nhữngmục tiêu đã xác định là cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cần thực hiệntrong cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán từng khoản mục nói riêng Đối vớikhoản mục TSCĐ, mục tiêu của kiểm toán TSCĐ là nhằm xác định:

Trang 11

Tài sản cố định vô hình và hữu hình có tồn tại và thuộc về doanhnghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt độngcủa mình.

Tính đầy đủ

Mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận

Các yếu tố được tính vào nguyên giá TSCĐ được ghi nhận đầy

đủ đầy đủ

Việc thanh lý và nhượng bán TSCĐ cũng như các giá trị lợinhuận hay tổn thất mà các hoạt động này mang lại đều được hạchtoán

Mọi TSCĐ đều được tính khấu hao đầy đủ và đúng quy định

Định giá Giá trị TSCĐ và khấu hao TSCĐ được đánh giá phù hợp với các

chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được các KTV của AASCN thực hiệntheo trình tự các bước như sau: (Sơ đồ 1.6)

Trang 12

Sơ đồ 1.6: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do AASCN thực hiện

Tiếp cận yêu cầu và khảo

sát yêu cầu của KH

Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ

Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục TSCĐ

Soát xét giấy tờ làm việc phần hành TSCĐ

Tổng hợp các ảnh hưởng của những phát hiện liên quan đến TSCĐ ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán

Phát hành báo cáo kiểm toánTổng hợp các bút toán điều chỉnh phần hành TSCĐ

Trang 13

1.3.1.1 Tiếp cận yêu cầu của khách hàng và khảo sát yêu cầu của khách hàng

Khi nhận được yêu cầu kiểm toán của khách hàng, AASCN sẽ tiến hànhkhảo sát yêu cầu đó Khi được phân công đi khảo sát yêu cầu của khách hàng, người

đi khảo sát cần thu thập đầy đủ các thông tin căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu riêngcủa khách hàng Sau đó đánh giá chung về hồ sơ sổ sách của khách hàng (phức tạp,

rõ ràng, tổ chức và vai trò của hệ thống KSNB) Và thu thập các thông tin quantrọng như: khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng có nguy cơ bị phá sản, tranhchấp nội bộ… trường hợp xét thấy công việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro,người đi khảo sát có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải nêu

rõ lý do trong báo cáo khảo sát Kết quả khảo sát được trình bày cho trưởng phòngkiểm toán xem và ký tắt trước khi đệ trình cho Ban Giám đốc

1.3.1.2 Lập kế hoạch chiến lược

AASCN không tiến hành lâp kế hoạch chiến lược cho mọi cuộc kiểm toán,

mà chỉ lập cho các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng,kiểm toán cho nhiều năm Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơbản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán Kếhoạch chiến lược do trưởng nhóm kiểm toán lập và trình Giám đốc phê duyệt

1.3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

(1) Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Sau khi tiếp nhận và khảo sát yêu cầu kiểm toán của khách hàng, KTVtiến hành lần lượt các bước công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, bao gồmcác công việc:

 Đánh giá mức độ nhạy cảm của khách hàng;

 Đánh giá khả năng chấp nhận hoặc tái chấp nhận kiểm toán;

 Gửi thư báo giá;

 Nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán; Tổ chức nhóm kiểm toán

(2) Thông tin lập kế hoạch

Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, KTV tiến hành thu thập và tổng hợp các

Trang 14

thông tin cơ bản về khách hàng, như:

- Thông tin chung về khách hàng:

 Ban lãnh đạo

 Quá trình phát triển

 Quy mô, bản chất và độ phức tạp của công ty

 Thu thập thông tin về mục tiêu, chiếu lược của công ty trong giai đoạnhiện tại

 Các thông tin về nguồn tài trợ, nhân sự chủ chốt, các bên có liên quancủa khách hàng, các đối tác thường xuyên

 Ngành nghề kinh doanh của khách hàng

 Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:

- Các thông tin về luật pháp

- Các thông tin về thuế

- Hệ thống kế toán và hệ thống thông tin

- Các thủ tục khóa sổ lập báo cáo tài chính

- Các thông tin nhân sự

- Các hợp đồng

- Các thông tin về tài sản như: Văn phòng, nhà xưởng; Quyền sử dụng đất;Máy móc thiết bị; Bằng phát minh sáng chế; Phần mềm vi tính…

Đối với khoản mục TSCĐ: KTV phần hành TSCĐ có nhiệm vụ thu thập các

thông tin liên quan đến TSCĐ Cụ thể:

- Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến TSCĐ: do đặc điểmkinh doanh của mỗi DN nên tất yếu DN sẽ có mức đầu tư vào TSCĐ phù hợp vớilĩnh vực kinh doanh đó Ví dụ, nếu khách hàng là doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐthường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, và TSCĐ sẽ bao gồm chủ yếu các máymóc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất Điều này là cơ sở giúp KTV xác địnhđược phạm vi, thời gian kiểm toán khoản mục TSCĐ

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ: từ những thông tin về kế hoạch mua sắmTSCĐ, KTV có thể xác định một cách khái quát số lượng các nghiệp vụ phát sinh

Trang 15

tăng, giảm TSCĐ tại khách hàng, nhờ đó có thể ước tính được thời gian, số lượngcác thủ tục kiểm toán TSCĐ.

- Chế độ kế toán, quy định của Nhà nước về TSCĐ mà khách hàng áp dụng

- Các văn bản, quy định, quy chế khách hàng ban hành áp dụng đối vớiTSCĐ, như quy định về mua sắm,thanh lý, nhượng bán… TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ

- Phương pháp khấu hao TSCĐ;

- Các hợp đồng ký kết về mua bán, chuyển nhượng, thanh lý … TSCĐ;

- Và các thông tin liên quan khác

(3) Thực hiện thủ tục phân tích ban đầu

Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, KTV tiến hành các thủ tụcphân tích đối với các thông tin đã thu thập để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểmtoán Phân tích ban đầu giúp KTV tăng cường sự hiểu biết về hoạt động kinh doanhcủa khách hàng, nhận biết được những biến đổi quan trọng của khách hàng…

Trong giai đoạn này, do chưa tiếp cận được với hệ thống sổ sách và chứng từ

kế toán của khách hàng nên KTV thực hiện thủ tục phân tích dựa trên nguồn thôngtin từ BCTC, hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có), kết hợp với những hiểu biết banđầu về khách hàng cũng như chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan

Việc phân tích được thực hiện theo cả phương pháp phân tích ngang và phântích dọc để đảm bảo cho việc nhận biết xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu giữa cácnăm và trong một năm với nhau Tuy nhiên, AASCN thường tập trung phân tíchngang nhiều hơn là phân tích các tỷ suất

Đối với TSCĐ, KTV tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu phản ánh trênBảng cân đối kế toán, bao gồm: Nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị cònlại Cụ thể, KTV so sánh mức biến động của từng chỉ tiêu nói trên giữa năm đượckiểm toán so với các năm trước, thông thường là năm trước liền kề để thấy đượcbiến động tăng, giảm TSCĐ, những biến động bất thường

KTV ghi chép kết quả của việc thực hiện thủ tục phân tích ban đầu, bao gồm

cả mức kỳ vọng khi thực hiện các thủ tục phân tích này sau đó lưu vào hồ sơ kiểm

Trang 16

toán Dựa vào đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá kết quả phân tích, rút ra những biếnđộng cần chú ý để có kế hoạch kiểm toán phù hợp nhằm tìm hiểu nguyên nhân giảithích cho các biến động đó.

(4) Xác định mức trọng yếu kế hoạch và đánh giá rủi ro

Xác định mức trọng yếu

Trong bước công việc này, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu cho toàn

bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đo cho từng khoản mục, trong đó có khoản mụcTSCĐ Cụ thể như sau:

- Mức trọng yếu được xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau:

PM = Min { (x % Lợi nhuận trước thuế), (y % Doanh thu), (Z% Tài sản)}

Thông thường các KTV thường lưa chọn mức k = 50%

Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Th)

Trang 17

bằng chứng kiểm toán thích hợp, ví dụ KTV sẽ tiến hành kiểm tra 100% các nghiệp

vụ và số dư của các TK có giá trị:

- Từ mức TE trở lên

- Nhỏ hơn mức TE và lớn hơn mức Th

Đánh giá rủi ro:

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và mức trọng yếuphân bổ cho khoản mục TSCĐ, KTV đánh giá khả năng sai sót trọng yếu đối vớikhoản mục TSCĐ để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựngchương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ Cụ thể, KTV đánh giá rủi ro liênquan đến kiểm toán khoản mục TSCĐ thông qua ba loại rủi ro sau:

Rủi ro tiềm tàng

Để đánh giá rủi ro, KTV cần phải hiểu được những sai phạm thường xảy ratrong từng phần hành Kiểm toán Trong phần hành TSCĐ, các sai phạm tiềm tàng

có thể xảy ra như sau:

Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phảnánh sai lệch thực tế, đặc biệt là những chi phí liên quan đến việc mua sắm TSCĐ cóthể bị phân biệt sai giữa chi phí được ghi tăng vào nguyên giá TSCĐ và chi phí ghinhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Đối với trường hợp tăng TSCĐ,thông nguyên giá ghi trên sổ thường cao hơn thực tế, nguyên giá thường bao gồm cảnhững chi phí mua không được phản ánh vào nguyên giá Đối với trường hợp giảmTSCĐ, nguyên giá thường ghi thấp hơn thực tế hoặc giá trị còn lại cao hơn thực tế

Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: khách hàng có thể tính khấu haoTSCĐ sai, phương pháp tính khấu hao của khách hàng không phù hợp với các quyđịnh hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từngTSCĐ, thời gian tính khấu hao không theo khung quy định hiện hành Hoặc đơn vị

tự ý thay đổi phương pháp tính khấu hao

Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữaTSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại Do vậy, cóthể dẫn tới các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với trường hợp nâng

Trang 18

cấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ.

Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuêTSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức thuê tài sản, Tài sản thuêhoạt động có thể bị phân loại thành Thuê tài chính hoặc ngược lại Đơn vị cho thuê

có thể hạch toán không đúng doanh thu cho thuê tài sản, trích khấu hao sai cho tàisản thuê hoặc cho thuê

Các rủi ro trên có thể cụ thể qua các gian lận và sai sót như :

- Làm giả tài liệu, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng từ, bịt đầumối thông tin nhằm tham ô, biển thủ công quỹ: lập hóa đơn giả, ghi tăng giá muaTSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan tới chi phí thumua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ; kế toán chi phí sửa chữaTSCĐ cao hơn so với thực tế

- Kế toán TSCĐ không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu haohết để chiếm đoạt phần thu này

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật: như cố tình ghi chép các nghiệp vụkhông có thật liên quan đến TSCĐ vô hình – một đối tượng rất khó để kiểm tra vàđánh giá

- Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước

- Trên đây là các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với phần hành TSCĐ Khiđánh giá rủi ro KTV chủ yếu đi vào các biện pháp phát hiện ra những sai sót tiềmtàng và hạn chế tối đa rủi ro này Từ những công việc này sẽ giúp KTV thiết kế vàthực hiện các phương pháp kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng chứngKiểm toán

Rủi ro kiểm soát:

Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá cho khoản mục TSCĐ thông qua việctìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục này

Trang 19

rủi ro kiểm soát

Trong đó:

Vùng in nghiêm chính là mức độ rủi ro phát hiện tương ứng với mức độ rủi

ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

Dựa trên các rủi ro đã xác định, KTV có thể kiểm soát được rủi ro liên quanđến kiểm toán khoản mục TSCĐ, từ đó có kế hoạch thiết kế các thủ tục kiểm toán

và xây dựng chương trình kiểm toán cho phù hợp, đảm bảo cho công việc kiểm toánđạt được các mục tiêu đề ra

(5) Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Mục đích của việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcTSCĐ là giúp KTV có hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của kháchhàng, từ đó lên kế hoạch kiểm toán thích hợp Công việc này giúp cho KTV khôngnhững xác định được tính hữu hiệu của KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác địnhthực hiện các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện khi kiểm toán khoản mục TSCĐ củađơn vị KTV sẽ thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ về việc thiết kế quychế kiểm soát và thiết kế bộ máy kiểm soát và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc

Để thực hiện công việc này, KTV thường sử dụng kết hợp phỏng vấn, quan sát vớibảng câu hỏi về hệ thống KSNB

Ví dụ về một số câu hỏi trong hệ thống các câu hỏi mà AASCN xây dựng đểtìm hiểu về hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ

1 Khách hàng có lập sổ chi tiết cho TSCĐ hữu hình không?

2 Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuyên không?

Trang 20

3 Các tài sản lỗi thời có được xóa sổ sau khi có sự phê duyệt và

sổ chi tiết có được cập nhật không?

4 Việc đối chiếu định kỳ có được thực hiện giữa

 Các tài sản trong sổ chi tiết và kiểm kê thực tế không?

 Số tổng cộng giữa sổ chi tiết và sổ cái không?

5 Tất cả các tài sản có được ghi chép trong sổ cái và sổ chi tiết

ngay khi nhận được và được gắn thẻ để dễ nhận biết không?

6 Chính sách khấu hao có được áp dụng nhất quán và tỷ lệ khấu

hao có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính không?

7 Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu từ việc bán TSCĐ là phù hợp

với các điều khoản của hợp đồng và được ghi chép vào sổ sách kế

toán không?

8 TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sản xuất không?

9 TSCĐ có được mua bảo hiểm không?

10 Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có được cất giữ an toàn

không?

11 …

Các câu hỏi trên được trả lời dưới dạng “Có” hoặc “Không”.Sau khi có đượccác câu trả lời, KTV tổng kết những kết quả, những phát hiện thu được Nếu nhữngphát hiện này trùng với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán thì các thủ tụckiểm toán cơ bản được giữ nguyên theo kế hoạch Nếu không, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ thảo luận lại với khách hàng về việc cung cấp các đảm bảo khác, hoặc mởrộng phạm vi các thủ tục cơ bản

Sau khi có những hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV sẽ tiếnhành đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch kiểm toán Đối với kiểmtoán BCTC nói chung và kiểm toán từng khoản mục nói riêng, việc đánh gia rủi

ro kiểm soát là cao, thấp hay trung bình ảnh hướng đến việc đánh giá rủi ro kiểmtoán, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi mẫu kiểm toán và các thủ tụckiểm toán tương ứng Bởi vậy, xác định rủi ro kiểm soát thường được KTV thựchiện rất cẩn trọng

1.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán

AASCN đã thiết kế sẵn chương trình kiểm toán cho từng khoản mục Tùy

Trang 21

thuộc vào từng khách hàng, kiểm toán viên chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểmtoán, đối với những khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, phải bổsung thêm các trắc nghiệm vào chương trình mẫu của Công ty cho phù hợp với tìnhhình cụ thể của khách hàng.

Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên chính có trách nhiệmlập tờ trình trình trưởng phòng kiểm toán, trong đó nêu rõ căn cứ cho việc hoạchđịnh chương trình kiểm toán

Trưởng phòng kiểm toán có trách nhiệm góp ý và phê duyệt kế hoạch kiểmtoán, trong những trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên điều hành báo cáoxin ý kiến chỉ đạo cụ thể của Ban Giám đốc

Chương trình kiểm toán được lập cho các khách hàng thường xuyên bao gồm

cả kế hoạch kiểm toán giữa niên độ, tham gia kiểm kê cuối niên độ

Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở sử dụng mẫu hồ sơ chuẩn mà Công

ty đã thiết kế Mẫu hồ sơ chuẩn này được thiết lập để áp dụng cho các khách hàngnhỏ, có số lượng các nghiệp vụ phát sinh không lớn trong năm nhưng vẫn cần đượckiểm toán và có ý kiến kiểm toán Đối với các khách hàng có quy mô lớn và phứctạp hơn thì sẽ được Ban lãnh đạo AASCN xem xét

Chương trình kiểm toán TSCĐ của AASCN như sau:

Bảng 1.2: Chương trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ

KIỂM TOÁN NAM VIỆT NAM VIET AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL

CONSULTING SERVICES CO., LTD

Trang 22

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

Tên khách hàng: ….………

Niên độ kế toán: ………

Người kiểm tra: ………

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TSCĐ

- Giá trị được ghi vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phảighi vào chi phí (tính chính xác)

- Đánh giá (khấu hao) và cách trình bày phải chính xác và phù hợp với cácchuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (đánh giá, cách trình bày)

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

1 Thủ tục phân tích

So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí

khấu hao kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua

sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất

thường

2 Thủ tục kiểm tra chi tiết

2.1 Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ

kế toán:

- Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về

Trang 23

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

kiểm kê TSCĐ hay không ?

- Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý

tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn

- Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên

giấy làm việc các TSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng,

hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời

- Đảm bảo rằng các TS bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ

(TS nhận ký cược, TS đem đi ký cược…) đã được loại

ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác,

mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra

- Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ,

gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số

lượng chất lượng

- Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê

2.2 Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm

kết thúc niên độ :

- Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà

khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức

kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện )

- Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ

đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu

kiểm kê đã nhận được

- Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng

tại thời điểm kiểm toán (nếu có thể)

- Quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát

hiện về TSCĐ không sử dụng (ngừng sử dụng), trao

đổi với khách hàng về vấn đề này

2.3 Tổng hợp và đối chiếu số liệu, kiểm tra trình bày

trên BCTC :Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp theo

nhóm các TS về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ

Trang 24

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện thể hiện: số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong

kỳ, số dư cuối kỳ

2.4 So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm

trước Đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ,

KHTSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái

kế toán tổng hợp và BCTC

2.5 Nguyên giá tài sản cố định:

Kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số tài sản cố định phát

sinh tăng giảm trong năm có giá trị trở lên (nêu rõ

yêu cầu của mẫu chọn)

Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với sổ, thẻ, hồ sơ TSCĐ

xem có phù hợp với qui định hiện hành không?

a.Tài sản cố định hữu hình

- TSCĐ tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính

chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu

của đơn vị

Đối với những TSCĐ mua sắm mới: kiểm tra hợp đồng,

hoá đơn thương mại, thủ tục mua sắm , kiểm tra các

bút toán hạch toán,

Đối với những TSCĐ tăng do chuyển từ XDCB dở

dang: kiểm tra hồ sơ và thủ tục kết chuyển tài sản

Đối với những TSCĐ do điều chuyển đến: kiểm tra hồ

sơ và thủ tục điều chuyển để ghi tăng

Đối với TSCĐ nhận lại từ việc góp vốn liên doanh :

kiểm tra biên bản đánh giá lại giá trị của TSCĐ nhận về

của các bên góp vốn hoặc tổ chức xác định giá trị dược

bên góp vốn thuê xác định lại giá trị, biên bản bàn giao

TSCĐ

Đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán với biên

bản bàn giao và các chứng từ gốc để đảm bảo rằng thời

Trang 25

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

điểm ghi nhận TSCĐ là hợp lý

- TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính

chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm TS

Đối với những TSCĐ giảm do điều chuyển: kiểm tra

các quyết định điều chuyển của cơ quan có thẩm quyền

Đối với những TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán:

kiểm tra thủ tục thanh lý, hợp đồng mua bán

Đối với TSCĐ góp vốn liên doanh : thu thập biên bản

bàn giao, biên đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn, hợp

đồng liên doanh

- Đối chiếu TSCĐ tăng giảm trong kỳ với nguồn vốn

tăng giảm tương ứng (nguồn NS, tự bổ sung, nguồn

vay )

b TSCĐ vô hình

- TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu

chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các

TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với

nguồn vốn tăng tương ứng Kiểm tra tăng TSCĐ với

nguồn hình thành TSCĐ (quyết định đầu tư mua sắm sử

dụng nguồn NS, tự bổ sung, vay )

- TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ

giảm trong kỳ với nguồn vốn giảm tương ứng

- Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ kế toán với Bảng cân

đối kế toán và kiểm tra lại trên cơ sở tính toán

c TSCĐ thuê tài chính

- TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng

minh quyền kiểm soát

- TSCĐ đi thuê tài chính giảm: kiểm tra các tài liệu

chứng minh do hết thời gian đi thuê …v.v

- Xem xét tính phù hợp giữa hợp đồng thuê tài chính với

Trang 26

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

các quy định hiện hành, tóm tắt các hợp đồng thuê và

lưu ý đến thời hạn kết thúc của hợp đồng thuê

- Xem xét việc hạch toán TSCĐ đi thuê

d Đối chiếu với các phần hành khác để tìm kiếm các

khoản thanh lý TSCĐ chưa được vào sổ

- Đối chiếu, kiểm tra giữa TSCĐ giảm trong kỳ với các

khoản thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong kỳ

- Kiểm tra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác

nhận của ngân hàng, xác nhận vay… và đảm bảo rằng

các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp… đã được ghi

chép đúng đắn

2.6 Xem xét các tài liệu liên quan để kiểm tra các TSCĐ

đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được

ghi nhận trên khoản mục TSCĐ

2.7 Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm

cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản

này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được

phân loại phù hợp.

2.8 Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có

TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi

nhận vào năm sau hay không ?

2.9 Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn

vị, trường hợp chưa xử lý thi trao đổi với khách

hàng.

2.10 Khấu hao TSCĐ

- Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ

khấu, thời gian khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ

- Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp khấu hao

TSCĐ được áp dụng nhất quán Thời gian khấu hao

Trang 27

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện

TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp

với thời gian khấu hao đăng ký áp dụng đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt

- Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp khấu

hao, thời gian khấu hao cần trao đổi với khách hàng về

lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lý của

sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi

này đến BCTC năm nay

- Kiểm tra cách tính khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong kỳ

(Nêu rõ yêu cầu của mẫu chọn)

- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong

kỳ (phân bổ vào chi phí quản lý chung, chi phí bán

hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất thường

khác ) để đảm bảo rằng chi phí khấu hao được tập hợp

đúng theo mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ

- Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình

kiểm kê và quan sát hoạt động của doanh nghiệp, thực

hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụng

hoặc khấu hao hết thì không được tính khấu hao

- Chỉ ra chênh lệch giữa số khấu hao được tính vào chi

phí theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có)

- Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo

qui định của chuẩn mực kế toán

3.Kết luận

3.1 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả

công việc đã thực hiện, trong đó nêu rõ:

Trang 28

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện của kiểm toán viên

Kiểm tra quá trình lập kế hoạch

AASCN xây dựng sẵn bảng câu hỏi kiểm tra quá trình lập kế hoạch nhằmgiúp kiểm toán viên kiểm tra và xác nhận rằng tất cả các khâu trong quá trình lập kếhoạch đã hoàn tất Mục đích trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi này là nhằmkhẳng định chắc chắn các nội dung:

- Nhóm kiểm toán đã hoàn tất biểu Thông tin lập kế hoạch

- Cuộc họp triển khai chiến lược kiểm toán đã được thực hiện và đảm bảo cácthành viên đã hiểu tóm tắt nhiệm vụ và vai trò của từng người cũng như phươngpháp tiếp cận kiểm toán sẽ áp dụng

- Các điểm lưu ý chuyển tiếp từ năm trước đã được xem xét và có kế hoạch

và thủ tục kiểm toán được áp dụng để giải quyết trong năm nay

- Thư xác nhận tính độc lập đã được lập theo đúng chuẩn mực kiểm toán

- Có thể xác nhận rằng tất cả kế hoạch kiểm toán đã được soạn thảo

Phê chuẩn kế hoạch

Đây là bước công việc đòi hỏi cam kết của KTV rằng đã kiểm tra các yếu tố

về rủi ro và gian lận, đã kiểm tra kế hoạch kiểm toán, đảm bảo rằng kế hoạchkiểm toán đã được lập phù hợp với quy định và thủ tục của Công ty Khi đãhoàn tất bảng câu hỏi này, KTV tiến hành in, ký chính thức vào lưu vào hồ sơkiểm toán

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

(1) Thủ tục phân tích

Ở giai đoạn này, KTV tiến hành so sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá

và chi phí khấu hao theo từng nhóm tài sản giữa kỳ này với kỳ trước và kế hoạchđầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường Cụ thể:

Trang 29

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã tiến hành phân tích sơ bộtình hình tăng, giảm TSCĐ để tìm ra xu hướng biến động chung của TSCĐ Số liệu

để phân tích là số liệu tổng hợp về TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán Đến giai đoạnnày, KTV tiến hành thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ ở mức độ chi tiếthơn Cụ thể, KTV so sánh TSCĐ theo phân chia các nhóm tài sản về cả nguyên giá

và hao mòn lũy kế, đồng thời KTV tiến hành phân tích theo các tỷ suất: KTVthường so sánh các tỷ lệ: tỷ lệ TSCĐ trong tổng tài sản, tỷ lệ TSCĐ trên doanh thu,vốn chủ sở hữu… năm được kiểm toán so với các năm trước để thấy được mức biếnđộng của TSCĐ so với các chỉ tiêu khác có tương ứng và hợp lý hay không

(2) Thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra số dư đầu kỳ

Trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, các KTV thường phải thực hiệnkiểm tra số dư đầu kỳ Bước công việc này không nằm trong chương trình kiểmtoán mỗi khoản mục mà được tách riêng ra thành một chương trình riêng, bắt buộcphải thực hiện đối với kiểm toán mỗi khoản mục Các công việc cụ thể khi kiểm tra

số dư đầu kỳ khoản mục TSCĐ như sau:

Xem xét các tài liệu: Chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng, đảm bảo chế độ kếtoán doanh nghiệp đang áp dụng là phù hợp với chuẩn mực kế toán và các quy địnhhiện hành; Báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán hoặc chưa được kiểmtoán và nội dung của báo cáo kiểm toán năm trước (nếu đã kiểm toán); đánh giá cácđiểm hạn chế liên quan đến TSCĐ trên báo cáo kiểm toán có ảnh hướng tới số dưđầu năm tài chính hiện thời

Kiểm tra để đảm bảo số dư TSCĐ đầu năm được phản ánh theo chế độ kếtoán đơn vị đang áp dụng và áp dụng nhất quán qua các năm Nếu có thay đổi nào

đó trong việc hạch toán TSCĐ qua các năm, cần phải đánh giá mức độ ảnh hưởngcủa các thay đổi này Đồng thời lưu ý để kiểm tra việc áp dụng những thay đổi trongnăm hiện thời có được tuân thủ

Trường hợp Báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán bởi một công tykiểm toán khác, cần thực hiện:

Trang 30

- Thu thập bằng chứng về số dư đầu năm bằng cách xem hồ sơ kiểm toán củakiểm toán viên năm trước (nếu có thể);

- Đánh giá năng lực chuyên môn và tính độc lập của kiểm toán viêntiền nhiệm;

- Trong trường hợp Báo cáo kiểm toán có ý kiến không chấp nhận toàn phần,cần đánh giá nguyên nhân của các điểm hạn chế và ảnh hưởng của từng điểm hạnchế đến số dư đầu kỳ TSCĐ năm hiện hành

Trường hợp BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toánnhưng KTV không thể thu thập được các bằng chứng từ KTV tiền nhiệm hoặckhông thoả mãn về năng lực chuyên môn, tính độc lập của KTV tiền nhiệm….thìKTV sẽ phải kiểm tra các hồ sơ lưu về tài sản, hồ sơ, chứng từ về TSCĐ chứngminh cho số dư đầu năm

Trong trường hợp KTV không thoả mãn với kết quả của các thủ tục kiểmtoán đã thực hiện hoặc không thể thực hiện được các thủ tục, một ý kiến kiểm toánphù hợp về TSCĐ sẽ được đưa ra trên báo cáo kiểm toán

Số dư cuối kỳ

Đối với số dư cuối kỳ khoản mục TSCĐ, KTV dựa trên cơ sở kết quả kiểmtoán của số dư đầu kỳ và kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xácđịnh tính đúng đắn của số dư cuối kỳ

Bắt đầu thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục TSCĐKTV thực hiện lần lượt theo các bước đã được AASCN xây dựng trong chươngtrình kiểm toán Các bước công việc chính bao gồm:

Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán:

Nếu hợp đồng kiểm toán được ký kết trước thời điểm khóa sổ kế toán,AASCN sẽ cử nhân viên đến chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại thời điểm kết thúc nămtài chính, khóa sổ kế toán tại khách hàng

Việc chứng kiến kiểm kê hoặc các thủ tục thay thế nếu không tham gia chứngkiến kiểm kê là nhằm dựa trên kết luận của công việc kiểm kê, KTV có thể thu thập

Trang 31

được bằng chứng kiểm toán hướng mục tiêu hiện hữu, cụ thể có thể xác định đượccác TSCĐ là thực sự tồn tại tại DN hay không… Tuy nhiên, việc kiểm kê khôngđảm bảo các TSCĐ này đều thuộc quyền sở hữu của DN, và được ghi nhận mộtcách đúng đắn, bởi vậy KTV cần thực hiện các thủ tục bổ sung khác Ngoài ra, việctham gia quan sát kiểm kê của khách hàng còn giúp KTV có thể khẳng định: Thủtục kiểm kê của đơn vị có đầy đủ để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của công táckiểm kê cuối năm; Các thủ tục trên có được thực hiện đầy đủ trong suốt quá trìnhkiểm kê.; Kết quả của cuộc kiểm kê có thể tin cậy Đồng thời, qua kiểm kê, KTV cóthể thu thập danh sách các TSCĐ chủ yếu tăng trong kỳ., xem xét chúng đã đượclắp đặt và vận hành chưa và thu thập các bằng chứng cho thấy các công tác sửachữa lớn bảo trì đã được thực hiện.

KTV thực hiện việc chứng kiến kiểm kê TSCĐ dựa theo chương trình kiểm kêTSCĐ (xem phụ lục số 01) Các công việc chính là:

- Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ haykhông: KTV tiến hành quan sát quy trình kiểm kê TSCĐ tại khách hàng, đối chiếuvới quy định về kiểm kê TSCĐ để tìm ra những điểm chưa tuân thủ theo quy định,

từ đó có cơ sở để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm kê

- Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các TSCĐchưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời

- Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ (TS nhận ký cược,

TS đem đi ký cược…) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cáchchính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra

- Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bêngửi TSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số lượng chất lượng

Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê: Kết thúc việc chứng kiến kiểm kê,nhân viên AASCN phải có kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê thông qua báocáo quan sát kiểm kê Báo cáo quan sát kiểm kê phải trình bày đầy đủ những thôngtin về quá trình kiểm kê, bao gồm các thông tin chính như: thời gian kiểm kê, thànhphần ban kiểm kê, đánh giá về chất lượng kiểm kê từ việc chuẩn bị tài liệu kiểm kê,

Trang 32

cách sắp xếp và bố trí TSCĐ, tình hình hỗ trợ tại các bộ phận sử dụng TSCĐ đếntình hình số lượng, chất lượng TSCĐ…, danh mục những tài liệu kèm theo báo cáokiểm kê, và cuối cùng là kết luận của người chứng kiến kiểm kê.

Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ :

Nếu không tham gia quan sát kiểm kê tại khách hàng, KTV sẽ tiến hành cácthủ tục thay thế sau:

- Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện(báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện )

- Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánhgiá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được

- Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểmtoán (nếu có thể)

- Quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát hiện về TSCĐ không sửdụng (ngừng sử dụng), trao đổi với khách hàng về vấn đề này

Tổng hợp và đối chiếu số liệu, kiểm tra trình bày trên BCTC:

Ở bước công việc này, KTV tiến hành Thu thập và lập bảng tổng hợp theonhóm các tài sản về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ thể hiện: số dư đầu kỳ, cáckhoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ Các số liệu này được lấy từ bảng cân đốiphát sinh các tài khoản Dựa vào số liệu trên bảng tổng hợp vừa lập, KTV đối chiếu

số dư đầu kỳ này với số dư cuối kỳ trước (số liệu đã được kiểm toán (nếu có)), Đốichiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KHTSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổcái kế toán tổng hợp và BCTC

Bước công việc này phải được KTV trình bày trên giấy tờ làm việc để phục vụcho việc soát xét công việc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và lưu giữ trong hồ sơkiểm toán năm Số liệu sau khi đối chiếu là khớp hay không khớp đều phải được ghilại rõ ràng Nếu có chênh lệch thì KTV sẽ tìm ra nguyên nhân giải thích cho cácchênh lệch đó

Đối với Tài sản cố định hữu hình:

Kiểm toán nguyên giá tài sản cố định: KTV kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số

Trang 33

tài sản cố định phát sinh tăng giảm trong năm Việc lựa chọn mẫu thường đượcKTV thực hiện theo cách chọn ngẫu nhiên hoặc chọn những nghiệp vụ có giá trị từmột số tiền trỏ lên Giá trị này được KTV xác định dựa trên việc so sánh giá trị cácnghiệp vụ, tùy theo từng cuộc kiểm toán mà giá trị này khác nhau sao cho số mẫuchọn vừa đủ để đảm bảo đại diện cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh Nếu số lượngcác nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh ít thì KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết 100% sốnghiệp vụ xảy ra Đối với những mẫu được chọn, KTV thực hiện kiểm tra chi tiếtđối với sổ, thẻ, hồ sơ TSCĐ xem có phù hợp với qui định hiện hành không Cụ thể:

TSCĐ tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng

kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị, như sau:

Đối với những TSCĐ mua sắm mới: kiểm tra hợp đồng, hoá đơn thương mại,thủ tục mua sắm , kiểm tra các bút toán hạch toán, Cụ thể, KTV kiểm tra hồ sơtài sản, hóa đơn, phiếu kế toán, hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao…, xem cóđúng tên khách hàng mua, đúng chủng loại, đúng số tiền, đúng thời gian và có đầy

đủ chữ ký, con dấu KTV có thể tính lại nguyên giá TSCĐ tăng dựa trên những tàiliệu đó, so sánh với nguyên giá trong sổ sách kế toán đã ghi nhận Những chênhlệch đều phải được ghi lại để đề xuất bút toán điều chỉnh

Đối với những TSCĐ tăng do chuyển từ XDCB dở dang: kiểm tra hồ sơ và thủtục kết chuyển tài sản Khi kiểm toán loại TSCĐ này, KTV thường kết hợp với kếtquả kiểm toán khoản mục “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”

Đối với những TSCĐ do điều chuyển đến: kiểm tra hồ sơ và thủ tục điềuchuyển để ghi tăng cụ thể, KTV kiểm tra các quyết định điều chuyển, các thông tinghi trên quyết định…

Đối với TSCĐ nhận lại từ việc góp vốn liên doanh : kiểm tra biên bản đánhgiá lại giá trị của TSCĐ nhận về của các bên góp vốn hoặc tổ chức xác định giá trịdược bên góp vốn thuê xác định lại giá trị, biên bản bàn giao TSCĐ

Với tất cả TSCĐ tăng, KTV đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán vớibiên bản bàn giao và các chứng từ gốc để đảm bảo rằng thời điểm ghi nhận TSCĐ

là hợp lý, từ đó đảm bảo thời gian bắt đầu trích khấu hao là chính xác

Trang 34

TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của

Đối với TSCĐ vô hình:

TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu

và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồnvốn tăng tương ứng Kiểm tra tăng TSCĐ với nguồn hình thành TSCĐ (quyết địnhđầu tư mua sắm sử dụng nguồn NS, tự bổ sung, vay )

TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ giảm trong kỳ với nguồn

vốn giảm tương ứng

Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ kế toán với Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lạitrên cơ sở tính toán

Đối với TSCĐ thuê tài chính:

- TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng minh quyềnkiểm soát

- TSCĐ đi thuê tài chính giảm: kiểm tra các tài liệu chứng minh do hết thờigian đi thuê …v.v

- Xem xét tính phù hợp giữa hợp đồng thuê tài chính với các quy định hiệnhành, tóm tắt các hợp đồng thuê và lưu ý đến thời hạn kết thúc của hợp đồng thuê

- Xem xét việc hạch toán TSCĐ đi thuê

Các thủ tục khác

- Đối chiếu với các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ

Trang 35

chưa được vào sổ:

Đối chiếu, kiểm tra giữa TSCĐ giảm trong kỳ với các khoản thu về thanh lý,nhượng bán TSCĐ trong kỳ

Kiểm tra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác nhận của ngân hàng,xác nhận vay… và đảm bảo rằng các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp… đã đượcghi chép đúng đắn

- Xem xét các tài liệu liên quan để kiểm tra các TSCĐ đã được đem ra thếchấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫnđược ghi nhận trên khoản mục TSCĐ

- Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳngđịnh rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loạiphù hợp

- Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhậnnăm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không ?

- Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử

lý thi trao đổi với khách hàng

- Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp khấu hao, thời gian khấuhao cần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độhợp lý của sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTCnăm nay

- Kiểm tra cách tính khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong kỳ:

KTV thực hiện kiểm tra lại việc tính khấu hao của tất cả các TSCĐ với sự

hỗ trợ của bảng tính Excel Cụ thể, KTV sẽ tính toán lại khấu hao TSCĐ trong

Trang 36

năm của khách hàng, sau đó so sánh sự chênh lệch với số khấu hao mà kế toán

tính KTV thực hiện việc tính toán lại khấu hao dựa trên mô hình ước tính khấu

hao TSCĐ như sau:

Số khấu hao phải trích cho mỗi TSCĐ một năm như sau:

Mức khấu hao TSCĐ 1 năm = Nguyên giá TSCĐSố năm sử dụng

Đối với những TSCĐ tăng hoặc giảm trong năm, số khấu hao phải trích choTSCĐ đó trong năm được tính như sau:

- Nếu khách hàng áp dụng số năm sử dụng nằm trong khung quy định, KTVphải tính toán theo số năm khách hàng tính

- Nếu số năm khách hàng tính nằm ngoài khung quy định, KTV chọn số nămkhấu hao ngắn nhất để tính toán Điều này nhằm phục vụ cho việc so sánh mứcchênh lệch ở mức tối thiểu và để so sánh nếu khách hàng đủ điều kiện được tríchkhấu hao nhanh

Mức chênh lệch (CL) = Mức khấu hao do KTV tính – mức khấu hao do kế toán tính

Nếu CL > 0 và CL > = SAD → bút toán đề nghị điều chỉnh

CL < SAD → Có thể chấp nhận

Nếu CL <0 thì so sánh với điều kiện để được khấu hao nhanh → Thư quản lý Sau khi tiến hành kiểm tra việc tính khấu hao TSCĐ và đưa ra những kết luậncũng như bút toán điều chỉnh (nếu có), KTV xác định số dư cuối cùng dựa trên kếtquả kiểm toán số dư đầu kỳ TK 214 “ Hao mòn TSCĐ” và kết quả kiểm toán khấuhao TSCĐ trích trong kỳ

Trang 37

- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (phân bổ vào chiphí quản lý chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bấtthường khác ) để đảm bảo rằng chi phí khấu hao được tập hợp đúng theo mục đích

và bộ phận sử dụng TSCĐ: cũng sử dụng bảng tính khấu hao TSCĐ đã lập ở trêm,KTV tính tổng số khấu hao cho từng bộ phận, đối chiếu với chi phí khấu hao phân

bổ cho các đầu chi phí, xác định chênh lệch Nếu có chênh lệch, KTV sẽ quayngược trở lại rà soát số phân bổ sai Tuy nhiên, việc phân bổ chi phí lại không làmảnh hưởng đến lợi nhuận của DN nên chỉ ở mức độ thực sự cần thiết thì mới tiếnhành điều chỉnh, ngược lại có thể chấp nhận số liệu, chỉ phản ánh khi thảo luận vớikhách hàng hoặc trên thư quản lý

- Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sáthoạt động của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sửdụng hoặc khấu hao hết thì không được tính khấu hao

- Chỉ ra chênh lệch giữa số khấu hao được tính vào chi phí theo kế toán thuế

và kế toán tài chính (nếu có)

- Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo qui định của chuẩnmực kế toán: KTV lập bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ được trình bày trên phầnthuyết minh BCTC theo quy định nhằm mục đích so sánh với số liệu trên BCTC màkhách hàng lập một cách dễ dàng và tương đồng

Chi phí sửa chữa TSCĐ

Thực chất, kiểm toán chi phí sửa chữa TSCĐ được kiểm toán kết hợp vớikiểm toán khoản mục TSCĐ, phần tăng TSCĐ và kiểm toán chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ, do đó AASCN không tách biệt phần kiểm toán chi phí sửa chữaTSCĐ trong chương trình kiểm toán Tuy nhiên, chuyên đề tách riêng kiểm toán chiphí sửa chữa để thấy rõ được những điểm cần lưu ý khi kiểm toán loại chi phí này.Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ, KTV tập trung vào kiểm toán việc phân loại chiphí làm tăng nguyên giá TSCĐ và chi phí được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ và kiểm toán giá trị của các khoản chi phí tương ứng đó

Đối với chi phí làm tăng nguyên giá TSCĐ: KTV cần kiểm tra quyết định cảitạo, nâng cấp TSCĐ của cấp có thẩm quyền, các hợp đồng liên quan, biên bản, hóa

Trang 38

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Soát xét giấy tờ làm việc

Sau khi kết thúc công việc kiểm toán, các KTV phần hành sẽ tự soát xét lạigiấy tờ làm việc, tổng hợp các vấn đề và báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp lại và thực hiện kiểm tra, soát xétlại các giấy tờ làm việc

Đối với phần hành TSCĐ, công việc soát xét giấy tờ làm việc đảm bảo rằngcác thủ tục kiểm toán đề cập trong chương trình kiểm toán TSCĐ đều được KTVphần hành thực hiện, qua đó đảm bảo mục tiêu kiểm toán TSCĐ đều được thỏamãn Đồng thời khẳng định các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ thông tin cầnthiết để chứng minh cho kết luận về khoản mục TSCĐ trên báo cáo kiểm toán saunày và đảm bảo rằng các vấn đề mà các KTV phát hiện đều đã được tổng hợp Cácđoạn cần nêu trong thư quản lý, tất cả các điểm tồn tại phát hiện trong suốt quá trìnhkiểm toán TSCĐ được ghi chú lại và chi tiết các ảnh hưởng, khuyến nghị và phảnhồi của khách hàng cần được thống nhất

Nếu trong quá trình soát xét phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đápứng được các mục tiêu đã đặt ra thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu KTV phầnhành sửa chữa và bổ sung để đảm bảo tất cả các điểm lưu ý khi soát xét hồ sơ kiểm

Trang 39

tán được xử lý dứt điểm khi kết thúc kiểm toán năm Đối với những cuộc kiểm toán

có tính chất phức tạp, quy mô lớn, rủi ro cao thì Ban giám đốc AASCN sẽ trực tiếpsoát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu Kiểmtoán trọng tâm

Tổng hợp kết quả và các điều chỉnh

Sau khi trưởng nhóm đã tổng hợp các vấn đề từ các KTV phần hành, trưởngnhóm kiểm toán sẽ cân nhắc những vấn đề trọng tâm cần thảo luận với khách hàng.Sau đó, trưởng nhóm sẽ đề xuất các bút toán điều chỉnh Các bút toán điều chỉnhđược thống nhất, KTV sẽ tiến hành lập BCKT Báo cáo cuối cùng sau điều chỉnhphải được khách hàng ký chính thức và lưu vào file làm việc

Trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành BCKT có rấtnhiều sự kiện mới phát sinh Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặckhông trọng yếu đến BCKT Tuy vậy, AASCN vẫn luôn chú trọng đến việc xem xétvấn đề do nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ

KIỂM TOÁN NAM VIỆT (AASCN) THỰC HIỆN

Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ

Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện được áp dụng vào thực

tế thông qua ví dụ sau: AASCN đã tiến hành kiểm toán BCTC cho năm tài chính kếtthúc tại ngày 31/12/2009 cho Công ty CP AZ (sau đây gọi tắt là “AZ”) Sang năm

2010, AASCN lại được chỉ định tiếp tục là đơn vị kiểm toán độc lập tiến hành kiểmtoán BCTC cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2010 của AZ Như vậy, đốivới AASCN, AZ là khách hàng thường xuyên, bởi vậy các thông tin mà AASCN đãthu thập được từ cuộc kiểm toán năm 2009 đã được lưu lại trong hồ sơ kiểm toánchung và hồ sơ kiểm toán năm Đến cuộc kiểm toán cho năm tài chính kết thúc tại

Trang 40

ngày 31/12/2010, KTV tiến hành cập nhật những thay đổi và thực hiện các thủ tụccần thiết làm sơ cở cho việc tái chấp nhận kiểm toán Dựa trên kết quả cuộc kiểmtoán năm 2009 và những thay đổi đã được KTV cập nhật, AASCN quyết định tiếptục chấp nhận kiểm toán cho AZ Ban giám đốc AASCN đã tiến hành thảo luận vớilãnh đạo của Công ty AZ và ký kết hợp đồng kiểm toán

Giới thiệu sơ lược về khách hàng: công ty AZ

Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần.

Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản,

thương mại và dịch vụ

Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh vật

tư, thiết bị, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngưnghiệp và lâm nghiệp; Kinh doanh, thuê và cho thuê các thiết bị, máy móc,phương tiện vận tải đường thủy, các thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụthăm dò, khai thác mỏ

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết

thúc vào ngày 31/12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là

đồng Việt Nam (VND)

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành

theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàichính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bảnsửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo

Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.

Quy trình kiểm toán TSCĐ tại AZ như sau:

2.1 Chuẩn bị kiểm toán

Lập kế hoạch chiến lược

Khách hàng AZ là công ty có quy mô trung bình, không quá phức tạp và địa

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w