1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

83 545 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 913,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì yêu cầu được đặt ra đối với một doanh nghiệp là phải nâng cao chất lượng trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy mà vấn đề chất lượng và kiểm soát chất lượng đã trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp kiểm toán. Tuy là hoạt động mới hình thành trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhưng vai trò của kiểm toán không thể không phủ nhận. Trong hơn mười năm qua, chúng ta đã nỗ lực xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và những gì chúng ta đã và đang đạt được đáng để ghi nhận. Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp lý, khách quan, có độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính, kế toán nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán. Khoản phải trả nhà cung cấp là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường. Khoản này bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm. Đây là khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao, phản ánh khả năng chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau. Kiểm toán khoản mục phải trả người bán giúp KTV biết được tình hình theo dõi cũng như thanh toán công nợ của công ty khách hàng chính vì thế mà KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất. Kiểm toán khoản mục này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo, cẩn thận. Để thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên phải là người có kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp cao. Trong thời gian thực tập tại phòng Kiểm toán 5 công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán ( AASC) em đã được tiếp xúc với nhiều quy trình kiểm toán trong đó có quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do Công ty thực hiện. Nhằm hệ thống lại những kiến thức đã thu nhận được, em đã viết bản Chuyên đề thực tập chuyên ngành này. Chuyên đề có đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện”.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì yêucầu được đặt ra đối với một doanh nghiệp là phải nâng cao chất lượng trong mọingành nghề, mọi lĩnh vực mới có thể tồn tại và phát triển được Vì vậy mà vấn đềchất lượng và kiểm soát chất lượng đã trở thành vấn đề sống còn của các doanhnghiệp kiểm toán Tuy là hoạt động mới hình thành trong nền kinh tế thị trườngnhiều thành phần nhưng vai trò của kiểm toán không thể không phủ nhận Tronghơn mười năm qua, chúng ta đã nỗ lực xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toánViệt Nam và những gì chúng ta đã và đang đạt được đáng để ghi nhận Kiểm toánđem lại những thông tin trung thực, hợp lý, khách quan, có độ tin cậy cao trên báocáo tài chính Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho người quan tâm đếntình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nềnếp hoạt động tài chính, kế toán nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vịđược kiểm toán

Khoản phải trả nhà cung cấp là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa

và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường Khoản này bao gồmcác món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửa chữa và rấtnhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm.Đây là khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao, phản ánh khả năng chiếm dụng vốn cũngnhư bị chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau Kiểm toán khoản mục phảitrả người bán giúp KTV biết được tình hình theo dõi cũng như thanh toán công nợcủa công ty khách hàng chính vì thế mà KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ tụckiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất Kiểm toán khoản mục này đòi hỏi

sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo, cẩn thận Để thực hiện kiểm toánkhoản phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên phải là người có kinh nghiệm và khảnăng xét đoán nghề nghiệp cao

Trong thời gian thực tập tại phòng Kiểm toán 5 công ty TNHH Dịch vụ tư vấntài chính kế toán và kiểm toán ( AASC) em đã được tiếp xúc với nhiều quy trìnhkiểm toán trong đó có quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do

Trang 2

Công ty thực hiện Nhằm hệ thống lại những kiến thức đã thu nhận được, em đã viết

bản Chuyên đề thực tập chuyên ngành này Chuyên đề có đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện”

Chuyên đề gồm có hai chương:

Chương I: Thực trạng kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Chương II: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Cùng với sự cố gắng của bản thân, em cũng đã nhận được sự hướng dẫn tậntình của Th.S.Nguyễn Thị Mỹ và các anh chị nhân viên Phòng Kiểm toán 5 cũngnhư toàn thể cán bộ nhân viên Công ty AASC Em xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến cô giáo và các anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đềnày Trong quá trình thực hiện do sự hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên emcũng không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy

cô giáo, các anh chị trong Công ty và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ

VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)

1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện.

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin

cậy của các thông tin về tính tuân thủ nguyên tắc Đối với mỗi khoản mục, mỗi chutrình đều có mục tiêu chung và riêng Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VAS ) - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính nêu rõ :

“ Mục tiêu cơ bản của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểmtoán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ

kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ luật pháp liên quan và cóphản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêukiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót

để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin của đơn vị”(1)

Với kiểm toán viên thì việc xác minh không chỉ dừng ở các mục tiêu chung

mà còn phải cụ thể vào từng khoản mục hay từng phần hành kiểm toán ( các mụctiêu đặc thù ) Các mục tiêu chung lại được chia thành mục tiêu hợp lý chung và cácmục tiêu khác Các mục tiêu chung được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản

lý là tính hiệu lực, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trìnhbày, định giá

Phải trả nhà cung cấp chính là số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng củacác đơn vị, tổ chức cá nhân, doanh nghiệp khác, hình thành nên một bộ phận tài sảncủa doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả Mục tiêukiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp cũng bao gồm mục tiêu chung và mụctiêu đặc thù

Trang 4

Mục tiêu kiểm toán chung

Đánh giá hệ thống KSNB đối với phải trả nhà cung cấp, mức độ trung thực vàhợp lý của các nghiệp vụ về phải trả nhà cung cấp cùng với mức độ phù hợp củaviệc trình bày các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới các khoản phải trảnhà cung cấp

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Các mục tiêu đặc thù đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp bao gồm:

Mục tiêu hiện hữu : Các nghiệp vụ ghi chép liên quan đến tài khoản phải trả

nhà cung cấp đều thực sự xảy ra và số dư các tài khoản phải trả nhà cung cấp thực

sự tồn tại Thực tế, tại một số doanh nghiệp đã xảy ra tình trạng khai khống phải trảnhà cung cấp Sự khai khống phải trả nhà cung cấp thường dựa trên việc ghi chépkhông đúng trên sổ sách kế toán, chẳng hạn như việc ghi chép các nghiệp vụ khôngthực sự xảy ra, việc tạo ra nhà cung cấp ảo làm tăng số dư khoản phải trả nhà cungcấp đó, vì thế làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp Những nghiệp vụ ghisai này có thể được phát hiện thông qua việc kiểm tra từng số dư chi tiết hoặcnghiệp vụ được ghi chép liên quan đến số dư tài khoản

Mục tiêu đầy đủ( trọn vẹn) : đảm bảo các nghiệp vụ phải trả nhà cung cấp xảy

ra đều được ghi sổ một cách đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán Vì thế, các KTVphải chú ý về khả năng khoản phải trả nhà cung cấp bị khai thấp xuống hoặc ghichép không đầy đủ Việc khai thiếu khoản phải trả nhà cung cấp có thể dẫn đến kếtquả làm cho tình hình tài chính tốt hơn thực tế, trong một số trường hợp có thể dẫnđến khai báo chi phí không đầy đủ và lợi nhuận tăng giả tạo Việc khai thiếu khoảnphải trả nhà cung cấp thường chỉ là sự bỏ sót nghiệp vụ hình thành phải trả nhàcung cấp nên thường khó phát hiện hơn khai khống Mặt khác nếu bị phát hiện thìcũng khó xác định đây là lỗi do cố ý hay chỉ là vô tình bỏ sót Vì vậy, một trongnhững sai phạm khó phát hiện nhất là gian lận bằng cách không ghi chép các nghiệpvụ

Trang 5

Mục tiêu tính giá : Các khoản phải trả nhà cung cấp có gốc ngoại tệ được

chuyển đổi thành VNĐ theo đúng giá trị quy đổi là giá hạch toán hay giá thực tế tạingày phát sinh nghiệp vụ và theo đúng giá trị nguyên tệ

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Đơn vị phải có nghiệp vụ thanh toán các khoản

phải trả nhà cung cấp được trình bày trên BCTC theo đúng chế độ tài chính kế toánhiện hành Xem các khoản phải trả nhà cung cấp này có thực sự là của doanh nghiệphay không?

Mục tiêu tính đúng kỳ: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được

ghi chép vào sổ sách Bao gồm cả việc xem xét và ghi chép các nghiệp vụ có liênquan đến tài khoản phải trả nhà cung cấp có được DN ghi chép trong kỳ kế toántheo đúng quy định hay không? Nếu xảy ra việc ghi chép không đúng kỳ thì sẽ ảnhhưởng như thế nào đến số dư trong kỳ cũng như các kỳ có liên quan

Mục tiêu tính chính xác cơ học: Các khoản phải trả nhà cung cấp phải được

tính toán, ghi sổ, cộng dồn cũng như chuyển sổ sang trang trong việc tính toánchính xác, đảm bảo số dư cuối kỳ các khoản phải trả nhà cung cấp được ghi chépchính xác, hợp lý và đầy đủ

Mục tiêu phân loại và trình bày: Các khoản phải trả nhà cung cấp được trình

bày đúng đắn Mục tiêu này xem xét các khoản phải trả nhà cung cấp có được phânloại cho từng đối tượng hay không? Việc ghi chép sổ sách kế toán có đúng với cácchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành không? Trên thực tế cũng có trường hợp ghinhận nợ hoặc ghi chép không chính xác Chẳng hạn như : thanh toán cho nhà cungcấp này nhưng lại hạch toán nhầm nhà cung cấp khác làm cho số liệu cuối kỳ của

hai nhà cung cấp đều bị sai lệch

1.2 Đặc điểm kế toán phải trả nhà cung cấp của công ty khách hàng ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện

1.2.1 Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay khách hàng kiểm toán của công ty AASC rất đa dạng, mỗi mộtcông ty khách hàng có những đặc điểm kinh doanh khác nhau như : sản xuất,

Trang 6

thương mại…; khách hàng thường xuyên và khách hàng mới; có những loại hìnhhoạt động khác nhau như DN tư nhân, TNHH, cổ phần… từng lĩnh vực kinh doanhcũng ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán do AASCthực hiện Mỗi một khách hàng bên cạnh việc thực hiện đúng nguyên tắc kế toán do

Bộ Tài Chính ban hành còn có nguyên tắc kế toán đặc trưng riêng cho từng lĩnh vựchoạt động riêng của mình, không ngoại lệ quy trình kiểm toán khoản mục phải trảcũng phải linh động để phù hợp với nó

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như giữa các doanh nghiệpvới nhau, giữa doanh nghiệp với các đơn vị, các tổ chức xã hội phát sinh các quan

hệ kinh tế rất đa dạng và phong phú

Em lấy hai đơn vị khách hàng là công ty C và công ty K để minh họa choviệc thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp Công ty C là hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất, khách hàng lâu năm còn công ty K hoạt động trong lĩnh vựcthương mại có yếu tố nước ngoài là chủ yếu, khách hàng mới Hai loại hình doanhnghiệp này có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán của AASC, ví dụ như ở công ty K

có yếu tố nước ngoài nên nợ phải trả thường liên quan đến tiền ngoại tệ chính vì thế

mà KTV chú ý đến tỉ suất cũng như lãi ngoại tệ hơn so với công ty C…

1.2.2 Chứng từ sổ sách trong quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

Hợp đồng mua bán: Đó là sự kí kết, thỏa thuận giữa các bên liên quan trong

quan hệ mua bán để từ đó hình thành nên khoản mục phải trả nhà cung cấp Các bêndựa vào những điều kiện trong hợp đồng mua bán để thực hiện đúng nghĩa vụ củamình

Yêu cầu mua: là tài liệu được lập bởi bộ phận trong đơn vị có nhu cầu mua

hàng hóa, dịch vụ Phiếu yêu cầu mua sẽ được duyệt và kiểm tra bởi nhà quản lý bộphận trước khi chuyển tới cấp cao hơn hoặc tới bộ phận phụ trách mua hàng củađơn vị

Đơn đặt hàng/Lệnh mua: thông thường được lập bởi bộ phận mua hàng của

doanh nghiệp, trong đó ghi lại nội dung của yêu cầu mua hàng (sau khi đã được xét

Trang 7

duyệt) và được gửi tới cho nhà cung cấp.

Phiếu giao hàng: được chuẩn bị bởi nhà cung cấp và được ký nhận bởi đơn

vị mua hàng khi hàng hóa/ dịch vụ đã được chuyển giao

Phiếu nhận hàng: là tài liệu mà doanh nghiệp nhận được từ phía nhà cung

cấp, là căn cứ để xác nhận công nợ phải trả Kế toán sau khi nhận được hóa đơnthường ghi nhận một khoản phải trả dựa vào các thông tin trên hóa đơn như sốlượng, giá tiền…để hạch toán

Bảng kê đối chiếu công nợ : Doanh nghiệp lập và gửi bảng đối chiếu công

nợ đến từng khách hàng của mình để đối chiếu số dư công nợ hạch toán trên sổsách

Số chi tiết khoản phải trả: ghi chép các khoản phải trả phát sinh cũng như

các khoản đã thanh toán theo từng đối tượng nhà cung cấp

Đây là những chứng từ sổ sách phổ biến được sử dụng trong quy trình kiểm toánkhoản mục phải trả nhà cung cấp, trên thực tế các công ty có thể không dùng hết cácchứng từ sổ sách này trong công tác kế toán, KTV cần linh hoạt khi thu thập chứng

từ sổ sách để thực hiện kiểm toán khoản mục này

1.2.3 Các tài khoản liên quan

Tài khoản chủ yếu được sử dụng là tài khoản Nợ phải trả người bán – 331 vàtài khoản Chi phí trích trước – 335 Với TK 331 khi có số dư bên Nợ thì đó làkhoản tiền ứng trước còn khi có số dư bên Có thì đó là khoản tiền phải trả nhà cungcấp.Tài khoản 335 được dùng như một tài khoản trung gian để ghi nhận nhữngkhoản công nợ có thể phát sinh hoặc đã phát sinh nhưng chưa có cơ sở chắc chắn(ví dụ chưa có Hóa đơn, Biên bản giao nhận hàng) Bên cạnh đó, đối với các doanhnghiệp hạch toán phụ thuộc dưới các Tổng công ty thì tài khoản phải trả nội bộ -

335 cũng được dùng với chức năng giống như TK331, được dùng thường xuyên đểhạch toán giữa công ty và Tổng công ty

Ngoài ra còn có một số tài khoản liên quan gián tiếp đế quy trình kiểm toán

Trang 8

khoản mục phải trả người bán như các tài khoản HTK, thuế VAT đầu vào đượckhấu trừ… có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của công ty Từ đó có thể thấy sựcần thiết khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp tại công ty kháchhàng

1.3 Thực tế quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch Vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện tại 2 Công ty khách hàng C và K

1.3.1 Thực tế kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty khách hàng C

1.3.1.1 Chuẩn bị kiểm toán

Công ty C là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước ( tiềnthân là công ty TNHH C ) theo quyết định số 187/QĐ-HĐQT V/v chuyển Công tyTNHH C thành Công ty Cổ phần trong đó nhà nước giữ 51% vốn chủ sở hữu Vốnđiều lệ là 20.000.000.000 VND Công ty C có lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuấtnông sản, thủy sản Công ty C là khách hàng của Công ty AASC, được AASC tiếnhành kiểm toán từ năm 2004 Do vậy, tháng 1 năm 2010, AASC đã chủ động liên

hệ với Công ty C và được Công ty này mời kiểm toán qua Thư mời kiểm toán choniên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2009

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, AASC cử kiểm toán viên phụ trách côngviệc Đối với phần hành khoản phải trả nhà cung cấp, AASC giao cho kiểm toánviên P.T.D phụ trách, thực hiện từ ngày 16/02/2010 đến ngày 20/02/2010

a Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin cơ sở sẽ giúp Kiểm toán viên sẽ có những hiểu biết ban đầu vềkhách hàng và về phần hành mình phụ trách, từ đó có định hướng và thiết kếphương pháp kiểm toán phù hợp Kiểm toán viên thường thu thập các thông tin vềđặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống kế toán và tổnghợp các khoản phải trả nhà cung cấp

Công ty C là khách hàng thường xuyên của AASC nên Kiểm toán viên sẽ sử dụng hồ

sơ kiểm toán của các năm trước để thu thập những thông tin chung về khách hàng

Trang 9

Về ngành nghề kinh doanh

Theo Giấy đăng ký kinh doanh khi công ty cổ phần hóa số 3503000176 ngày04/01/2008 thì ngành nghề kinh doanh chính của công ty C là: Chế biến, mua bánhàng lương thực, nông sản, thủy sản; mua bán, đại lý hàng công nghệ phẩm, hóa mỹphẩm, thực phẩm tiêu dùng; mua bán bao bì, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng,xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, mủ cao su, xe máy, thiết bị, phụ tùng máy, phân bón,vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty C được mô tả qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty C

Bộ máy quản lý của công ty C bao gồm có Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, BanKiểm soát

BAN GIÁM ĐỐC

Chi nhánh

An Giang

Phòng Hành chính

Xí nghiệp lương thực Qui Nhơn

Văn phòng công ty

Chi nhánh Gia Lai

Cửa hàng hóa Mỹ Phẩm Quy Nhơn

BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 10

Bộ phận chức năng gồm 1 Phòng Kế toán và 1 Phòng Hành chính

Bộ phận sản xuất gồm Văn phòng công ty, chi nhánh An Giang, chi nhánh Gia Lai,cửa hàng hóa mỹ phẩm Quy Nhơn, xí nghiệp lương thực Quy Nhơn, xí nghiệp chếbiến lương thực xuất khẩu Hòa Bình

Hội đồng quản trị : Quyết định các nghiệp vụ phát sinh và liên quan đến cổ phần,

mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằngnăm của công ty về lương thực, nông và thủy sản…

Ban giám đốc : Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà hội đồng quản trị đặt ra

trong ngắn và dài hạn, điều hành công ty và đưa công ty đạt đến mục tiêu cuối cùng

Ban kiểm soát: Là “cơ quan tư pháp” trong một “ nhà nước thu nhỏ” với vai trò chính

là bảo vệ nhà đầu tư và giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám đốc

Các bộ phận sản xuất và chức năng: Tham gia vào hoạt động sản xuất dưới sự chỉ

đạo và giám sát của cấp trên để cùng thực hiện mục tiêu cuối cùng của công ty

Về tổ chức hạch toán kế toán

Công ty C áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCcủa Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 ban hành chế độ kế toán doanhnghiệp Phòng kế toán của công ty bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1

kế toán tiền mặt, 1 kế toán công nợ, 1 kế toán hàng tồn kho kiêm tính giá thành

Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán của công ty C

Kế toán trưởng

Kế toán

tổng hợp

Kế toán tiền mặt

Kế toán công nợ

Kế toán hàng tồn kho kiêm tính giá thành

Trang 11

Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng là Nhật ký chung.

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và báo cáo: đồng Việt Nam (VNĐ)

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trườnghợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần cóthể thực hiện được Công ty C áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạchtoán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp giá thực tếđích danh

b.Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Khách hàng C là công ty lâu năm của AASC nên khi muốn thu thập thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV xem các tài liệu đã được thu thập và lưutrong hồ sơ kiểm toán các năm trước bao gồm:

Giấy phép thành lập và điều lệ công ty : Nghiên cứu tài liệu này giúp cho

KTV hiểu được về quá trình hình thành, mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực kinhdoanh hợp pháp của đơn vị cũng như nắm bắt được những vấn đề mang tính chấtnội bộ của đơn vị như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, thủ tụcphát hành cổ phiếu, trái phiếu

Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước : Các BCTC cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và kết

quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, giúp KTV nhận thức được tổng quát về vấn

đề đó và dựa trên cơ sở đó, áp dụng các kỹ thuật phân tích các báo cáo này để nhậnthức được xu hướng phát triển của khách hàng Đây là tài liệu quan trọng nhất trongmột cuộc kiểm toán BCTC Ngoài ra việc xem xét các báo cáo kiểm toán, các biênbản kiểm tra, thanh tra ( nếu có) sẽ giúp KTV nhận thức rõ hơn về thực trạng hoạtđộng của đơn vị khách hàng và dự kiến phương hướng kiểm tra

Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc: Đây là

những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất đã đượcthảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp đó Các biên bản này thườngchứa đựng những thông tin quan trọng như : công bố về cổ tức, phê chuẩn việc hợp

Trang 12

nhất hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc, xét duyệt mua bán, chuyển nhượng các tàiliệu quan trọng…Qua đó, KTV xác định được những dữ kiện có ảnh hưởng quantrọng đến việc hình thành và trình bày trung thực các thông tin trên BCTC Trướckhi cuộc kiểm toán hoàn thành, KTV kiểm tra, đối chiếu các kết quả thu được trongquá trình kiểm toán với các quyết định đưa ra trong các cuộc họp để đảm bảo là bangiám đốc đã tuân thủ các biện pháp đã được Hội đồng quản trị và các cổ đông đề ra

và yêu cầu ban giám đốc cung cấp thư giải trình trong đó cam kết là đã gửi đầy đủcác biên bản của các cuộc họp trên cho KTV

Các hợp đồng và cam kết quan trọng : Với khách hàng C, KTV xem các hợp

đồng và cam kết quan trọng như : Hợp đồng mua bán hàng…là mối quan tâm hàngđầu ở các bộ phận cá biệt của cuộc kiểm toán và đặc biệt là trong suốt các giai đoạnkhác nhau của cuộc khảo sát chi tiết Trong giai đoạn này , KTV sẽ tiếp cận với cáchoạt động chính của khách hàng, hình dung những khía cạnh pháp lý có ảnh hưởngđến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị khách hàng

c Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Công ty C là khách hàng cũ của AASC nên các hồ sơ liên quan đến hệ thốngKSNB đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước Khi tiến hành kiểm toánnăm nay, kiểm toán viên không thực hiện phỏng vấn theo Bảng câu hỏi tìm hiểu hệthống KSNB mà chủ yếu tìm hiểu xem trong năm 2009 Công ty có thay đổi gì lớntrong bộ máy quản lý hay trong chu trình mua hàng và thanh toán để đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp

Qua tìm hiểu về bộ máy quản lý của công ty, chính sách mua hàng và thanhtoán, nhân viên mua hàng, nhà cung cấp, phương pháp hạch toán…, kiểm toán viênnhận thấy trong năm 2009 công ty không có thay đổi gì lớn ảnh hưởng tới mức làmthay đổi ý kiến của kiểm toán viên về hệ thống KSNB Do đó, kiểm toán viên sửdụng kết quả kiểm toán của năm trước Theo đánh giá của kiểm toán viên nămtrước, hệ thống KSNB của công ty đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trungbình Kiểm toán viên xác định cần kết hợp các thử nghiệm kiểm soát và các thửnghiệm cơ bản ở mức hợp lý

Trang 13

d.Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

Đây là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông quaviệc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệuphi tài chính Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụpháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với cácthông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nộidung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán Kỹthuật này giúp kiểm toán viên AASC hiểu biết về nội dung các BCTC và nhữngbiến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mớidiễn ra kể từ lần kiểm toán trước Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn làm tăng cường sựhiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV xác địnhcác vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của Công ty khách hàng Cáckiểm toán viên của AASC thường tính toán sự biến động về số dư tài khoản nămnay so với năm trước và tính các tỉ suất thanh toán Từ đó, kiểm toán viên so sánh,đánh giá để xác định những biến động bất thường

Kết quả tính toán số biến động của số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp năm nay

so với năm trước tại công ty C được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại công ty C

Đơn vị tính:VND

Công ty C Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Chênh lệch

Trả trước cho nhà cung cấp

(Dư Nợ)

Phải trả nhà cung cấp

(Dư Có) 41.160.000 11.231.500 -29.928.500Ngoài ra, kiểm toán viên còn thực hiện thủ tục phân tích dọc bằng cách tính toáncác tỉ suất về khả năng thanh toán của công ty

Trang 14

Bảng 1.4.: Bảng tỉ suất về khả năng thanh toán của công ty C

Cuối năm 2008

Cuối năm 2009

Khả năng thanh toán hiện

thời

Khả năng thanh toán tức thời 0,365 0,472

Khả năng thanh toán nhanh 0,791 0.827

Số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấpcuối năm 2009 giảm so với thời điểm cuối năm 2008, cụ thể khoản trả trước chonhà cung cấp ( Dư Nợ ) giảm 117.000.000 và khoản phải trả nhà cung cấp ( Dư có )giảm 41.160.000 cho thấy công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn và số nợ phải trả cũng

ít hơn Các tỉ suất về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của công tykhá tốt và không có biến động lớn, đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, hệ thống KSNB đối với khoản phải trả nhà cungcấp ở công ty chỉ ở mức trung bình, do đó cần có thêm các thủ tục khác để thu đượcbằng chứng kiểm toán đáng tin cậy

Ước lượng mức trọng yếu:

Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm toán báo cáo tàichính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC", các chỉtiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trướcthuế, Tổng doanh thu, Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản Kiểm toán viêncăn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu"

Tại Công ty K, kiểm toán viên tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:

Trang 15

Bảng 1.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty C

Tổng tài sản 78.592.000 0,8 1,0 628.736 785.920Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán viên sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏnhất Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tàichính của Công ty C dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, theo đó mức trọng yếu

là từ 17.409.312 VND đến 34.818.624 VND Vì công ty C là khách hàng lâu năm nên kiểm toán viên có thể chọn mức trọng yếu là 34.818.624 VND.Tuy nhiên để

Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân bổmức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoảnmục chính

Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau

đi với các hệ số 1, 2, 3 Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềmtàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là

Trang 16

thấp Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp vàtrung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình Nhóm các khoảnmục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thuthập bằng chứng kiểm toán cao.

Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, kiểmtoán viên sử dụng công thức sau để phân bổ mức trọng yếu:

x Hệ số đikèmTổng số dư từng khoản mục

nhân với hệ số đi kèm

Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau:

Bảng 1.6: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty C

Tiền gửi ngân hàng 8.764.216 1 3.282.244 3.282.244

Các khoản phải thu

Phải thu khác 14.523.810 1 5.439.242 5.439.242

Trang 18

Dựa trên mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn, kiểm toánviên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản phải trả nhà cung cấp theo tỉ trọngnhư sau:

12.887.861 x 11.231.500/ 17.206.520 = 8.412.509 (VND)

Như vậy, tại Công ty C, nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra sai sót của khoản phải

trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 8.412.509 VND thì kiểm toán viên sẽ đề nghị

Ban Giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán

f Đánh giá rủi ro kiểm toán

Từ mối quan hệ giữa các loại rủi ro: DR = AR/(IR x CR)

Đã dẫn tới Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện (DR) như sau:

Bảng 1.7: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện (DR)

Tại AASC kiểm toán viên đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát để xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được thông qua mô hình xácđịnh rủi ro Việc đánh giá rủi ro của AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khảnăng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toánviên đưa ra nhận xét ban đầu về khoản mục dựa trên các mục tiêu kiểm toán (hiệulực, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, định giá, phân loại, chính xác số học, trình bày).Mục đích của bước này là để dự đoán khả năng chứa đựng rủi ro của khoản mục.Việc đưa ra nhận xét ban đầu này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xétđoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Đánh giá của KTV vềrủi ro kiểm soát (CR)

Đánh giá của KTV về rủi

ro tiềm tàng (IR)

Trang 19

Để đánh giá khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trên số dư TK 331, kiểm toán viênxem xét các yếu tố:

- Bản chất, quy mô của khoản mục

- Mức độ trọng yếu của số dư tài khoản

- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình kiểm toán viên tìm hiểu về hoạtđộng kinh doanh của khách hàng

- Các rủi ro được kiểm toán viên phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tíchcho bước lập kế hoạch

Khoản phải trả nhà cung cấp tại công ty C chủ yếu là các khoản mua nguyên vậtliệu , xăng, thiết bị phục vụ sản xuất lương thực, thủy sản Qua tìm hiểu, năm 2009không có sự thay đổi lớn nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty sovới các năm trước

Từ đó, kiểm toán viên kết luận rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả nhà cung cấp

tại công ty C ở mức thấp.

Đánh giá rủi ro kiểm soát

Theo mô hình đánh giá rủi ro phát hiện, do rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phảitrả nhà cung cấp được đánh giá ở mức thấp và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mứctrung bình nên rủi ro phát hiện được đánh giá là ở mức cao

Kết luận về rủi ro kiểm toán:

Qua bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên đã đưa ra kết luận rằng

hệ thống KSNB của công ty đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trung bình

Do đó, rủi ro kiểm soát được đánh giá là ở mức trung bình Rủi ro kiểm toán tậptrung chủ yếu vào sai phạm về tính đầy đủ và tính đúng kỳ của các nghiệp vụ muahàng và thanh toán

g Lập chương trình kiểm toán chi tiết

Sau khi đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của các khoản mục, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ thông báo chính thức kế hoạch kiểm toán và phân công công việc cho cácthành viên trong nhóm, cũng như đề xuất với khách hàng các tài liệu cần cung cấp

Trang 20

Sau khi lập kế hoạch tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành xây dựng chươngtrình kiểm toán chi tiết Tại AASC, chương trình kiểm toán đã được xây dựng sẵntheo từng khoản mục Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu đó, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ điều chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể Sau khi hoàn thành mỗithủ tục trong chương trình kiểm toán, kiểm toán viên ghi tham chiếu, tên và ngàythực hiện lên chương trình kiểm toán tương ứng với thủ tục mà mình thực hiện.Đối với khoản mục thanh toán với nhà cung cấp tại công ty C chương trình kiểm

toán được triển khai cụ thể ( theo phụ lục 1 )

1.3.1.2.Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhấttrong toàn bộ cuộc kiểm toán, có vai trò quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán

Để đảm bảo cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toánviên luôn luôn tuân thủ chặt chẽ các bước đã nêu trong Chương trình kiểm toán

(phụ lục 1.) Do vậy, chuyên đề trình bày các bước công việc mà kiểm toán viên đã

thực hiện theo trình tự trong Chương trình kiểm toán đã lập, bao gồm các bước sauđây:

và đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh, Sổ chi tiết TK 331

Bước công việc này được thực hiện để xác minh việc cộng dồn, chuyển sổ là chínhxác

Kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu số dư đầu năm, số phát sinh trong năm và số

dư cuối năm giữa các tài liệu: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, SổCái TK 331, Sổ chi tiết TK 331 và Nhật ký chung

Dưới đây là giấy tờ làm việc của kiểm toán viên khi thực hiện bước tổng hợp:

Trang 21

Bảng 1.8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và

Auditing and Accounting Financial Consultancy

Thành viên INPACT quốc tế

-Có41.160.000 VND70.077.988.285VND

0

LyfAg

Ly: Khớp với Báo cáo tài chính năm trước

Tại công ty C kiểm toán viên thu được kết quả như sau:

Bảng 1.9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Trang 22

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và

Auditing and Accounting Financial Consultancy

Thành viên INPACT quốc tế

Bước công việc Tổng hợp chi tiết theo đối

16/02/2010

Nhà cung cấp

HTX Vận Tải và Dịch vụ An

Nhơn

Cty CP thủy sản Hoài Nhơn

Chi nhánh Unilever Việt Nam

Tổng cộng

Dư Có cuối kỳ

19.030.000 VND

11.191.101 VND122.349.481VND

152.570.582 VND

sổ tại thời điểm 31/12/2006 khớp với số dư trên Biên bản đối chiếu

Công ty C chưa tiến hành đối chiếu công nợ đối với số dư TK 331 Cty CP thủy sảnHoài Nhơn Kiểm toán viên đã gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp này Mẫu thư xácnhận như sau:

Trang 23

Bảng 1.10: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Kính gửi: Công ty cổ phần thủy sản Hoài Nhơn

Địa chỉ: Hương lộ 4, Thôn Thiện Chánh 1, Xã Tam Quan Bắc, Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định

Fax:

Thư yêu cầu xác nhận số dư

Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi đề nghị Quý Công ty đối chiếu số dư đây với số

liệu trên sổ kế toán của Công ty tại thời điểm ngày……31/12/2009….và xác nhận

Giám đốc công ty C

(ký, đóng dấu)

Kính gửi: Ông/ Bà P.T.D Kiểm toán viên

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Số 1 – Lê Phụng Hiểu – Hoàn Kiểm – Hà nội

Fax: 04 8 253 973

Nếu đồng ý với số liệu nói trên, đề nghị ký xác nhận dưới đây:

Trang 24

Tôi/ Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ của chúng tôi là đúng với số liệu nói trên Nếu không đồng ý với số liệu nói trên, đề nghị cung cấp các thông tin dưới đây:Chúng tôi không đồng ý với số liệu nói trên Lý do của khoản chênh lệch được chitiết dưới đây:

Tên Công ty/ đóng dấu

Kiểm tra số phát sinh

Trong bước này, kiểm toán viên kiểm tra việc hạch toán các khoản phải trả, cáckhoản thanh toán với nhà cung cấp nhằm đảm bảo chính sách mua hàng của đơn vịđược thực hiện trên thực tế Tại công ty C kiểm toán viên kiểm tra chi tiết các khoảnphải trả nhà cung cấp thông qua các chứng từ có liên quan Kết quả kiểm toán nămtrước cho thấy không tồn tại sai sót trọng yếu nên kiểm toán viên chỉ chọn mẫunhững nghiệp vụ mà theo phán đoán của kiểm toán viên thì ở đó có khả năng chứađựng sai sót để kiểm tra Kiểm toán viên nhận xét rằng hầu hết các khoản phải trả

và thanh toán với nhà cung cấp được ghi nhận đúng, có đủ chứng từ chứng minh

Trang 25

Các phiếu chi có đầy đủ các thông tin quan trọng: số chứng từ, ngày tháng, lý dochi, chữ ký duyệt của Giám đốc… Các hóa đơn đều hợp lệ, ghi đầy đủ ngày tháng,tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký và dấu của đơn vị bán hàng…

Kiểm tra công nợ ngoài niên độ

Để thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên cần thu thập Sổ quỹ, Sổ Cái TK 111 - Tiềnmặt, Sổ chi tiết và Sổ Cái TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết thanh toán vớingười bán Kiểm toán viên chọn mẫu các Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Ủy nhiệm chi,Hóa đơn mua hàng để thực hiện đối chiếu với Sổ chi tiết thanh toán với người bán.Bước công việc này nhằm xem xét các khoản chi sau ngày khóa sổ có liên quan tớicác khoản phải trả nhà cung cấp của niên độ kế toán đang được kiểm toán haykhông, các khoản phải trả có bị bỏ sót hay không

Tại công ty C việc gửi thư xác nhận đã cho kết quả phù hợp nên kiểm toán viênkhông thực hiện thủ tục này

Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ

Mọi giao dịch thanh toán của công ty C được thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND)nên kiểm toán viên cũng không thực hiện thủ tục này khi tiến hành kiểm toán khoảnphải trả nhà cung cấp

Tổng hợp kết quả kiểm toán

Ở bước này, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả thực hiện các bước trước đểlập Trang tổng hợp và Trang kết luận kiểm toán

1.3.1.3.Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viênchính sẽ tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên thực hiện Việc soátxét được thực hiện nhằm đạt được các yêu cầu sau:

 Các bằng chứng thu thập được đã đánh giá, mô tả được một cách đầy đủ thôngtin về các khoản ứng trước cho nhà cung cấp và các khoản phải trả nhà cung cấp

 Quá trình thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp được thực hiện theođúng kế hoạch và tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩnmực kiểm toán quốc tế được chấp nhận

Trang 26

 Các mục tiêu kiểm toán xác định đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp đãđược thỏa mãn.

 Các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết làm căn cứ chứngminh cho kết luận trong báo cáo kiểm toán

Trong quá trình soát xét nếu phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứngđược các mục tiêu đã đặt ra đối với khoản mục thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêucầu kiểm toán viên sửa chữa, bổ sung

Đối với quá trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại công ty C sau khi soátxét, trưởng nhóm kiểm toán đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ,bằng chứng thu thập được đã mô tả đầy đủ về các khoản ứng trước và khoản phảitrả nhà cung cấp, đồng thời đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra

Sau khi công việc soát xét hoàn tất, đạt được các yêu cầu đã đặt ra, trưởng nhómkiểm toán tiến hành tổng hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được đồng thờitổng hợp các bút toán điều chỉnh, tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành Bảngtổng hợp các bút toán điều chỉnh sẽ được lập và chuyển cho khách hàng để thảoluận, thống nhất kết quả kiểm toán Sau khi họp thống nhất kết quả kiểm toán,trưởng nhóm lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán Báo cáo dự thảo này được gửi chokhách hàng xem xét Cuối cùng, căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng, kếtquả soát xét lần cuối của Ban Giám đốc AASC, kiểm toán viên tiến hành lập vàphát hành Báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên cũng lập và phát hành thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu vàđiều này đã được ghi trong Hợp đồng kiểm toán

Dưới đây là Trang tổng hợp các nhận xét và kiến nghị của kiểm toán viên đối vớiCông ty C:

Trang 27

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và

Auditing and Accounting Financial Consultancy

Thành viên INPACT quốc tế

1 Đối với công nợ phải trả

Công ty chỉ thực hiện đối chiếu công nợ với 7/12 nhà cung cấp (chiếm 72,35%tổng công nợ phải trả)

Qua gửi thư xác nhận công nợ đối với nhà cung cấp: thực hiện với 12/12 nhà cungcấp (100% công nợ phải trả), chúng tôi chỉ nhận được thư trả lời của 10/12 nhàcung cấp (chiếm 91,24% giá trị công nợ)

II KIẾN NGHỊ

1 Chứng từ

Theo ý kiến chúng tôi, Công ty C nên thực hiện chế độ chứng từ hóa đơn theo quyđịnh, thực hiện ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố trên chứng từ

2 Đối chiếu công nợ

Theo ý kiến chúng tôi, Công ty nên chủ động thực hiện đối chiếu công nợ đối vớicác nhà cung cấp

Bảng 1.11: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Sau đây là trang kết luận kiểm toán TK 331 tại Công ty C

Trang 28

Bảng 1.12: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và

Auditing and Accounting Financial Consultancy

Thành viên INPACT quốc tế

Kết luận kiểm toán

Công việc đã tiến hành

Công việc thực hiện đối với phần TK 331 đã tiến hành theo đúng chương trìnhkiểm toán từ N1/1 đến N1/7

Các vấn đề phát sinh

Không có vấn đề trọng yếu phát sinh

Kết luận

Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi cơ sở dẫn liệu cho phần TK 331 –

Phải trả nhà cung cấp là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng sổ dư Nợ

0 VND, dư Có 11.231.500 VND là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toánđược chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước

Ngày: 20/2/2010 Người thực hiện: NDT

Người kiểm tra:

1.3.2 Thực tế kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty khách hàng K

Trang 29

1.3.2.1.Chuẩn bị kiểm toán

Công ty K là một công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ, chuyên tổchức những chuyến đi hành hương về đất Thánh thăm chùa chiền và các nhà thờ tôngiáo.Tổ chức những cuộc thập tự chinh mở rộng đất đai, mở rộng thông thươnggiữa các châu lục Nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch nhằm thu hútkhách nước ngoài đến với những điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội và các vùng lâncận, thu hút nguồn khách trực tiếp từ các bạn hàng Quốc tế của chính công ty mình,thúc đẩy ngành du lịch Hà Nội cũng như Việt Nam phát triển

K là khách hàng mới của AASC AASC đã gửi thư chào kiểm toán cho Công

ty K Thư chào hàng kiểm toán cung cấp cho khách hàng thông tin về các loại hìnhdịch vụ mà AASC có thể cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng

từ các dịch vụ đó Sau khi gửi thư chào hàng và nhận được thư mời kiểm toán củakhách hàng, đại diện Công ty AASC sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận

khách hàng Bảng đánh giá, khảo sát khách hàng ( Phụ lục 2) Đại diện AASC sẽ

gặp ban lãnh đạo đơn vị khách hàng để tìm hiểu các thông tin sơ bộ về khách hàngnhư: nhu cầu về dịch vụ kiểm toán (mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụcung cấp, báo cáo…), các thông tin chung (loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, ngànhnghề sản xuất kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, …) Từ đó, tiến hành đánh giá rủi rokiểm toán để xác định mức rủi ro kiểm toán gặp phải nếu tiến hành kiểm toán chokhách hàng này Nếu mức rủi ro là chấp nhận được và thỏa thuận được giá phí kiểmtoán thì AASC sẽ ký hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán nêu rõ quyền vànghĩa vụ của các bên, giá phí kiểm toán…

Công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty K do kiểm toán viênNDT phụ trách, thực hiện từ ngày 22/02/2010 đến ngày 26/02/2010

Trước khi tiến hành kiểm toán, Công ty lựa chọn nhóm kiểm toán tùy thuộc vàokhối lượng công việc cần thực hiện và thời gian tiến hành kiểm toán BCTC củakhách hàng

a) Thu thập thông tin cơ sở

Qua tìm hiểu, kiểm toán viên đã thu được các thông tin về Công ty K như sau:

Về ngành nghề kinh doanh

Công ty K là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Du lịch và Dịch vụ được

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày29/06/2004 với chức năng kinh doanh thương mại

Trang 30

K là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chuyên tổ chức những tour du lịchđến những vùng đất trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam cho du khách địa phươngcũng như nước ngoài - những người muốn tìm hiểu, khám phá các nơi trên thế giới.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.13: Bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công

Phòng kinh doanh Phòng điều hành

Trang 31

Giám đốc : Tổ chức và điều hành mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng như các

hoạt động hàng ngày khác của Công ty Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức,quy chế quản lý nội bộ Công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức cácchức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng thành viên bổnhiệm

Phòng lữ hành quốc tế : Nghiên cứu và liên hệ với các khách du lịch có nhu cầu đi

thăm quan nước ngoài, tiến hành tổ chức các tour du lịch, các chương trình đểquảng bá cho khách trong nước đi nước ngoài

Phòng lữ hành nội địa : Nghiên cứu và liên hệ với các khách du lịch có nhu cầu

thăm quan các danh lam thắng cảnh trong nước, tiến hành tổ chức các tour du lịch,các chương trình để quảng bá về đất nước con người Việt Nam

Phòng kế toán : Thực hiện ghi chép, theo dõi, tổng hợp các nghiệp vụ xảy ra hàng

ngày liên quan đến tài chính của công ty để đưa ra các báo cáo và thông tin chogiám đốc và các phòng ban thường xuyên để giám đốc và các phòng ban ra cácchiến lược, hướng giải quyết kịp thời

Phòng marketing : Liên hệ thường xuyên với các phòng ban, đặc biệt là phòng kế

toán để lấy số liệu giúp cho việc đưa ra các chiến lược marketing hợp lý

Phòng điều hành : Điều hành quản lý hoạt động của các phòng ban và quản lý hoạt

động giao dịch hàng ngày, hoạt động tổ chức các tour.Tổ chức và thiết kế các tour

du lịch trong và ngoài nước dành cho các nhóm khách đoàn và khách lẻ

Phòng kinh doanh : Phối hợp với các phòng khác thuộc Công ty chủ động soạn

thảo các hợp đồng có liên quan đến hoạt động của Công ty.Giao dịch trực tiếp đểgiúp Giám đốc thiết lập và mở rộng quan hệ khách hàng trong nước, ngoài nướcnhằm xây dựng và củng cố, phát triển ngày càng vững tiềm năng hoạt động kinhdoanh của Công ty dưới sự chỉ đạo của Giám đốc

Về tổ chức hạch toán kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty gồm 11 người, trong đó có 1 kế toán trưởng (kiêmtrưởng phòng ) , 1 phó phòng kế toán ( kiêm kế toán tổng hợp ), 1 phó phòngphụ trách thống kê và 8 nhân viên ( mỗi người được phân công theo dõi từng

Trang 32

phần khỏc nhau ).Bộ mỏy kế toỏn của cụng ty tổ chức theo hỡnh thức tập trung vàđược chia thành cỏc bộ phận theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.14: Bộ mỏy kế toỏn của cụng ty.

Niờn độ kế toỏn bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12

Kỳ kế toỏn năm: là 12 thỏng, tớnh từ đầu ngày 01 thỏng 01 của một năm đếnhết ngày 31 thỏng 12 năm dương lịch của năm đú

Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam

Phương phỏp hạch toỏn hàng tồn kho: Phương phỏp kờ khai thường xuyờn vàtớnh thuế giỏ trị gia tăng theo phương phỏp khấu trừ

Phương phỏp hạch toỏn nguyờn vật liệu xuất liệu xuất kho: Phương phỏpnhập trước- xuất trước

Phương phỏp tớnh khấu hao TSCĐ: Được ỏp dụng theo quyết định số 116/1999- QĐBTC của Bộ trưởng bộ tài chớnh ngày 30/ 12/1999.Phương phỏp tớnh làkhấu hao đường thẳng, theo đú, mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trongsuốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xỏc định bằng nguyờn giỏ TSCĐ chia chothời gian sử dụng (thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ) Phương phỏp

Kế toán ngân hàng

Kế toán tiền mặt

Kế toán tài sản

cố

định

Nhân viên thống kê

Trang 33

khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐđược phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự đột biến trong giáthành sản phẩm hàng năm Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiềutrường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hìnhcủa TSCĐ (sự giản thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là

do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ)

Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ : Ngoài các nghiệp vụ ghi Nợ TK 1112, Nợ

Tk 1122 Có các TK khác theo tiền VNĐ, kế toán còn ghi Nợ TK 007 theo nguyên

tệ ( USD, ).Ngoài các nghiệp vụ ghi Có TK 1112, Có Tk 1122, Nợ các TK kháctheo tiền VNĐ, kế toán còn ghi Có TK 007 theo nguyên tệ ( USD, )

b) Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu các thông tin cơ sở thu thập được ở trên giúp kiểm toán viên hiểu được cáchoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụpháp lý giúp kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình pháp lý có ảnh hưởng tớicác mặt hoạt động kinh doanh này Những thông tin này được thu thập trong quátrình tiếp xúc với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng, bao gồm các tài liệu sau:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

- Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên Hội đồng quản trị

- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

- Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, các Biên bản thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành hay trong các năm trước

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng

Công ty K là khách hàng mới của AASC nên kiểm toán viên phải thu thập đầy đủcác tài liệu như: Quyết định thành lập, Điều lệ công ty, Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, Biên bản họp Hội đồng quản trị, Danh sách thành viên Hội đồng quảntrị, Quy chế tiền lương, Quyết định hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp…

c) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 34

Đối với khoản phải trả người bán, Kiểm toán viên sử dụng phương phápphỏng vấn thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB được xây dựng sẵn kếthợp với kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm toán viên để đánh giá hệ thốngKSNB,việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ócxét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

Tại AASC đã xây dựng sẵn 1 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với chutrình mua hàng và thanh toán Khi tiến hành kiểm toán BCTC tại Công ty K, để đánhgiá hệ thống KSNB đối với khoản phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên sử dụng cáccâu hỏi trong bảng dưới đây để phỏng vấn trực tiếp nhân viên của Công ty K

Bảng 1.15: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

đối với khoản phải trả nhà cung cấp thực hiện tại Công ty K

g

Khôngápdụng

1 Các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, đề nghị thanh

toán có được kiểm tra lại về giá cả, số lượng hàng thực

tế giao nhận, các phép tính số học, tính hợp lý, hợp pháp

của chứng từ trước khi thanh toán không?

x

2 Các hóa đơn trên có dấu tích chứng tỏ chúng đã được

kiểm tra không? (VD: chữ ký của người kiểm tra, dấu

ĐÃ KIỂM TRA)

x

3 Công ty có theo dõi thời hạn thanh toán các khoản nợ

để kịp thời phát hiện các khoản nợ quá hạn không? x

4 Công ty có chủ động trả nợ cho các chủ nợ khi đến

hạn hay chờ đến khi bị đòi nợ mới thanh toán? x

5 Công ty có chủ động thanh toán nợ trong hạn để

được hưởng các khoản chiết khấu thanh toán không? x

6 Người chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán công

nợ có đồng thời là người chịu trách nhiệm mua và nhận

hàng không?

x

7 Công ty có quy định đối chiếu công nợ… 1 lần hoặc x

Trang 35

thực hiện đối chiếu ít nhất 1 lần vào cuối năm không?

8 Có báo cáo thường xuyên các khoản phải trả có gốc

9 Người chịu trách nhiệm theo dõi thanh toán nợ phải

trả có theo dõi thường xuyên biến động tỉ giá của các

ngoại tệ mà công ty đang nhận nợ không?

x

10 Công ty có quy định mức giá trị gói mua sắm cần

phải đấu thầu, chào hàng cạnh tranh không? x

Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả người bán của Côngty:

Khá Trung bình Yếu

Các đơn đặt hàng được Phòng kinh doanh trình Giám đốc duyệt, sau đó nhân viênPhòng kinh doanh tiến hành mua hàng, thủ kho nhập hàng : bao gồm chăn, ga, gối,đệm…., kế toán ghi sổ Công ty đã thực hiện đúng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệmtrong kế toán.Tuy nhiên, một số quy định về thu mua hàng hóa, hình thức và điềukiện thanh toán không được thực hiện đúng, việc ghi sổ không kịp thời Mặt khác,Công ty cũng không có bộ phận KSNB Do đó, kiểm toán viên đánh giá tính tin cậy

và hiệu quả của hệ thống KSNB ở mức yếu Theo đó, kiểm toán viên xác định cầnthu hẹp các thử nghiệm kiểm soát và mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở mức caonhất khi thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty K

d) Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

Bảng 1.16 : Bảng đánh giá biến động số dư tài khoản 331 tại công ty K Công ty K Cuối năm

2008

Cuối năm 2009

Trang 36

Ngoài ra, kiểm toán viên còn thực hiện thủ tục phân tích dọc bằng cách tính toáncác tỉ suất về khả năng thanh toán của khách hàng K.

Bảng 1.17: Bảng tính tỉ suất về khả năng thanh toán của khách hàng K

Cuối năm 2008 Cuối năm 2009

Khả năng thanh toán hiện thời 0,992 1,353

Khả năng thanh toán tức thời 0,022 0.058

Dựa vào các bảng phân tích trên, kiểm toán viên đưa ra những đánh giá sơ bộ nhưsau :

Ở Công ty K số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhàcung cấp cuối năm 2009 giảm với cuối năm 2008 chứng tỏ Công ty ít bị chiếm dụngvốn hơn, cụ thể là khoản trả trước cho nhà cung cấp giảm 136.275.253 VND trongkhi đó số nợ phải trả nhà cung cấp tăng nhiều hơn chứng tỏ công ty chiếm dụng vốnnhiều hơn Tỉ suất thánh toán năm 2008 xấp xỉ 1 cho thấy tổng tài sản ngắn hạn chỉ

đủ để thanh toán nợ ngắn hạn tuy sang năm 2009 tỉ suất thanh toán là 1,035 nhưngvẫn chưa cao Tỉ suất khả năng thanh toán tức thời quá thấp và tỉ suất khả năngthanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu

để đảm bảo khả năng thanh toán

đó, để đảm bảo tính thận trọng, chính xác, AASC đã xây dựng một hệ thống căn cứ

để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC

Trang 37

Ước lượng mức trọng yếu:

Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm toán báo cáo tàichính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC", các chỉtiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trướcthuế, Tổng doanh thu, Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản Kiểm toán viêncăn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu"

Tại Công ty K, kiểm toán viên tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:

Bảng 1.18: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty K

hạn 68.215.308.900 1,5 2,0 1.023.229.634 1.364.306.178

Nợ ngắn hạn 50.417.818.847 1,5 2,0 756.267.283 1.008.356.377Tổng tài sản 69135962803 0,8 1,0 553.087.702 691.359.628Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán viên sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏnhất Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tàichính của Công ty K dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, theo đó mức trọng yếu

là từ 213.504.208 VND đến 427.008.416 VND Vì đây là năm đầu tiên kiểm toán

khách hàng này nên để đảm bảo thận trọng, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu là

427.008.416 VND Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty

K nếu lớn hơn 427.008.416 VND thì sẽ được coi là trọng yếu Ngược lại, nếu tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 427.008.416 VND sẽ

được coi là không trọng yếu

Phân bổ mức trọng yếu:

Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên tiến hànhphân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục

Trang 38

Ước lượng ban đầu về trọng yếu được các kiểm toán viên phân bổ cho các khoảnmục trên Bảng cân đối kế toán Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềmtàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinhnghiệm của kiểm toán viên.

Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân bổmức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoảnmục chính

Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau

đi với các hệ số 1, 2, 3 Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềmtàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán làthấp Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp vàtrung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình Nhóm các khoảnmục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thuthập bằng chứng kiểm toán cao.Đối với công ty K, KTV phân chia các khoản mụcvào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, kiểm toán viên sử dụng công thức sau

x Hệ số đikèmTổng số dư từng khoản mục

nhân với hệ số đi kèm

Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau:

Bảng 1.19: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty K

Đơn vị: VND

Hệ sốPhânbổ

Mức trọng yếu ước lượng ban đầu

Báo cáo thừa Báo cáo thiếu

Trang 39

143.559.031 x 932.131.405/ 50.417.818.847= 2.654.139 (VND)

Như vậy, tại Công ty C, nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra sai sót của khoản phải

trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 2.654.139 VND thì kiểm toán viên sẽ đề nghị

Ban Giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán

f) Đánh giá rủi ro kiểm toán

Từ mối quan hệ giữa các loại rủi ro: DR = AR/(IR x CR)

Đã dẫn tới Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện (DR) như sau:

Bảng 1.20: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện (DR)

Trang 40

Tại AASC kiểm toán viên đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đểxác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được thông qua mô hình xác địnhrủi ro Việc đánh giá rủi ro của AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năngxét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viênđưa ra nhận xét ban đầu về khoản mục dựa trên các mục tiêu kiểm toán (hiệu lực,trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, định giá, phân loại, chính xác số học, trình bày) Mụcđích của bước này là để dự đoán khả năng chứa đựng rủi ro của khoản mục Việcđưa ra nhận xét ban đầu này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoánnghề nghiệp của kiểm toán viên

Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Để đánh giá khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trên số dư TK 331, kiểm toán viênxem xét các yếu tố:

- Bản chất, quy mô của khoản mục

- Mức độ trọng yếu của số dư tài khoản

- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình kiểm toán viên tìm hiểu về hoạtđộng kinh doanh của khách hàng

- Các rủi ro được kiểm toán viên phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tíchcho bước lập kế hoạch

Công ty K là một công ty mới thành lập từ năm 2004, năm 2009 là năm đầu tiênthực hiện kiểm toán Do đó, kiểm toán viên không có báo cáo kiểm toán năm trướclàm cơ sở để đối chiếu, so sánh và xác minh số liệu trên BCTC một cách đáng tincậy Bên cạnh đó, xét về bản chất của khoản mục, Công ty K có số lượng các

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát (CR)

Đánh giá của KTV về rủi

ro tiềm tàng (IR)

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty C - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty C (Trang 9)
Bảng 1.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại công ty C - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.3 Biến động số dư tài khoản 331 tại công ty C (Trang 13)
Bảng 1.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty C - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.5 Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty C (Trang 14)
Bảng 1.6: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty C - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.6 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty C (Trang 16)
Bảng 1.7: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện (DR) - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.7 Bảng đánh giá rủi ro phát hiện (DR) (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w