I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1 Kiến thức:
HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
Phần I. (3 điểm)Cho đoạn trích sau:
Stephen Hawking (1942 – 2018) là nhà vật lý thiên tài người Anh, người dành cả cuộc đời để giải mã các bí ẩn của vũ trụ. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại”. Ông là tác giả của cuốn “A Brief History of Time” (Lược sử thời gian), một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Đối lập với cơ thể tật nguyền là một sức mạnh trí tuệ tuyệt vời của Hawking, cơ thể ông là hệ quả của căn bệnh thoái hóa thần kinh vận động (ALS) đã đày đọa nhà vật lý học thiên tài từ lúc ông mới 21 tuổi. Và từ đó đến khi qua đời ở tuổi 76, gần như toàn bộ cuộc đời của Hawking gắn với chiếc xe lăn. Khi được hỏi về căn bệnh ALS có ảnh hưởng đến bản thân như thế nào, Hawking đã trả lời: “không nhiều lắm, tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình, không hối hận về những gì mình không thể làm, mà cũng không nhiều điều tệ lắm diễn ra”.
Hawking có niềm say mê với ngành khoa học vũ trụ, dù ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác. Bên trong thân thể gần như bất động là một bộ não sắc bén và tò mò trước bản chất của vũ trụ, cách nó hình thành cũng như số phận mà nó đi đến. Hawking có lẽ không phải là nhà vật lý vĩ đại nhất trong thời đại của ông, nhưng trong vũ trụ học ông lại là một nhân vật khổng lồ của thế kỷ XX. Không có đại diện hoàn hảo cho giá trị khoa học, nhưng Hawking đã giành được giải thưởng Albert Einstein, giải Wolf, huy chương Copley, giải thưởng Vật lý..
(Theo Dân Trí)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn đầu của văn bản.
Câu 3. Câu chuyện cuộc đời của Stephen Hawking là một minh chứng tuyệt vời của niềm đam
mê và nghị lực. Bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực đối với mỗi người.
Phần II. (7 điểm) Trong bài “Chiều sông Thương”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ
Câu 1. Những câu thơ trên gợi liên tưởng tới một khổ thơ trong bài“Sang thu”. Chép lại chính xác khổ thơ đó.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ em vừa chép.
Câu 4. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết câu và câu ghép (gạch chân chỉ rõ phép lặp và câu ghép) để làm sáng tỏ câu chủ đề:
Như vậy, chỉ với bốn câu thơ năm chữ bình dị và một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã vẽ nên khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp từ hạ sang thu ở không gian dài, rộng, cao.
Câu 5. Bài thơ “Sang thu” được viết theo thể thơ năm chữ, em hãy tìm một tác phẩm trong
chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ trên và nêu tên tác giả.
TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2020 – 2021 Năm học 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Môn: Ngữ văn 9 Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút
Phần I (3 điểm) Điểm
Câu 1 (0,5đ)
HS chỉ ra được một trong các phép liên kết:
- Phép lặp (Stephen Hawking)
- Phép thế (Stephen Hawking – ông)…
0.5đ Câu 2
(0.5đ)
Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh 0.5đ
Câu 3 (2đ)
* Hình thức: Đoạn văn nghị luận xã hội, khoảng 10 câu * Nội dung: HS cần đảm bảo:
- Nêu được vấn đề nghị luận: Vai trò của nghị lực - Làm rõ được vai trò của nghị lực đối với mỗi người:
+ Nghị lực có ý nghĩa trong cuộc sống đối với mỗi một con người. + Nghị lực giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh
+ Giúp con người phát huy hết khả năng của mình để đạt được những thành công trong cuộc sống.
+ Con người cần phải có nghị lực sẽ sẵn sàng đối mặt với những thử thách và đi đến tận cùng mơ ước của mình…
- Liên hệ bản thân: có nghị lực, vượt qua mọi khó khăn khi gặp phải…
0.5đ 0.25đ 1đ 0.25đ Phần II (7 điểm) Câu 1
(1đ) Chép chính xác khổ thơ ( 2 lỗi sai trừ 0.25 đ, trừ không quá tổng điểm)
1đ
Câu 2 (1đ)
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Tháng 11/1977
- Đất nước đang sống trong những mùa thu đầu tiên trong hòa bình. - Khi nhà thơ cũng là người lính vừa trở về từ chiến trường tham gia trại viết văn quân đội ở ngoại thành Hà Nội.
- In trong tập “Từ chiến hào tới thành phố”.
1đ
Câu 3 (1.5đ)
* Cặp từ trái nghĩa (dềnh dàng –vội vã) * Hiệu quả nghệ thuật:
- Diễn tả sự vận động tương phản của sự vật, hiện tượng, làm cho bức tranh thu thêm rõ.
- Qua đó thấy được cảm xúc say sưa tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của tác giả. 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 4 (3đ) * Hình thức:
- đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu
- dùng đúng, chú thích, gạch chân rõ câu ghép, phép lặp để liên kết * Nội dung: HS cần bám sát văn bản, khai thác được các tín hiệu nghệ thuật (phép đối lập, từ láy, nhân hóa) để làm rõ:
- Hai câu đầu:
+ “Sông dềnh dàng: nghệ thuật nhân hóa và từ láy gợi tả hình ảnh dòng sông trôi chậm rãi, thanh thản như lắng lại suy tư
+ “Chim vội vã”: nghệ thuật nhân hóa và từ láy -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim bắt đầu vội vã bay về phương Nam tránh rét.
0.5đ 0.5đ 1đ
TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2020 – 2021 Năm học 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2
HƯỚNG DẪN CHẤM -BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
-> NT miêu tả + phép đối gợi sự vận động trương phản của dòng sông và bày chim -> bức tranh thiên nhiên giao mùa sống động.
- Hai câu sau: Phép nhân hóa “đám mây mùa hạ”, “vắt nửa mình sang thu”: gợi hình ảnh đám mây lưu luyến bắc chiếc cầu mỏng như dải lụa treo trên vầu trời, ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
-> Sự cảm nhận tinh tế, cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm, tình yêu thiên nhiên…
1đ
Câu 5 (0.5đ)
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải/ Ánh trăng – Nguyễn Duy 0,5đ
Ban Giám hiệu
Đỗ Thị Thu Hoài
Tổ chuyên môn
Tô Thị Phương Dung
Nhóm chuyên môn
Phần I. (3 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây:
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi.
Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn.
Người có thái độ sống không tốt thường nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề, họ cho rằng không thể giải quyết được và tự tăng mức độ trầm trọng lên. Những người này luôn chú ý đến những nhược điểm của bản thân, có thái độ nuối tiếc, suy nghĩ về những điều mất mát và lo sợ điều tồi tệ sẽ xảy đến.
Trong cuộc sống, vốn dĩ hai mẫu người này đã có sự khác nhau về cách cư xử, suy nghĩ, cách giao tiếp… Nhưng đến khi họ cùng gặp một vấn đề, sự khác biệt này mới thể hiện rõ và từ đó, cuộc sống của họ cũng được tạo nên từ những yếu tố này.
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, NXB Tổng Hợp TP.HCM, năm 2016, tr.17)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn “Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn”.
Câu 3. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực.
Phần II. (7 điểm)
Từ tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác, nhà thơ Viễn Phương đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót, làm bông hoa đẹp, làm cây tre trung hiếu để mãi được gần Người.
Câu 1. Em hãy chép lại khổ thơ thể hiện ước nguyện của tác giả trong bài thơ “Viếng lăng Bác”.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 3. Phân tích và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong ba câu cuổi của khổ thơ vừa chép.
Câu 4. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tình cảm của nhân dân dành cho Bác Hồ và ghi rõ tên tác giả.
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải rời xa lăng Bác trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết câu và câu có thành phần biệt lập phụ chú (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần phụ chú).
TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2020 – 2021 Năm học 2020 – 2021