1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

64 2,3K 34
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 689,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập quốc tế, BCTC ngày càng được nhiều người sử dụng,với mong muốn thông tin trên báo cáo đáng tin cậy nhằm đánh giá thực trạng tàichính, là cơ sở cho các bên tiến hành giao dịch kinh tế Do đó tại Việt Nam, nhu cầucủa ngành nghề kiểm toán cũng như vai trò của nó trong nền tài chính hiện đại đangngày càng phát triển và trở nên quan trọng Đây chính là một động lực quan trọngnhưng cũng mang đầy thách thức đối với lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt là đối vớikiểm toán BCTC

Phải trả người bán là một khoản mục quan trọng trên BCTC của một đơn vị

Nó phản ánh những món nợ chưa thanh toán đối với các hàng hóa dịch vụ mua vàotrong quá trình kinh doanh bình thường của doanh nghiệp Khoản mục này thườngbao gồm các món nợ của việc mua nguyên vật liệu, thiết bị, điện, nước, dịch vụ sửachữa… mà doanh nghiệp tiến hành trước nga, dịch vụ sửa chữa… mà doanh nghiệptiến hành trước ngày kết thúc năm tài chính

Nhận thấy vai trò quan trọng của kiểm toán khoản mục nợ phải trả trongkiểm toán BCTC, trên cơ sở các kiến thức đã được học, em đã chọn viết về đề tài

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm

toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện” Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành của em

gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

trong kiểm toán BCTC do Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Ernst & YoungViệt Nam thực hiện

Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản

mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC do Công ty trách nhiệm hữu hạnkiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, việc tiếp xúc thực tiễn còn ít; bêncạnh đó, thời gian nghiên cứu, thực hiện Chuyên đề thực tập chưa nhiều nên nhữngthiếu sót là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, em hi vọng Chuyên đề cũng đãđạt được những kết quả nhất định Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn,

ThS Đoàn Thanh Nga, các thầy cô trong khoa cùng Ban Giám đốc Công ty

TNHH Kiểm toán E&Y Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Hà Nội, Ngày 23 tháng 03 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Khoa

Trang 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ERNST &

Khi kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp, Công ty TNHH kiểm toánE&Y Việt Nam chú ý tới việc tôn trọng các quy định trong hạch toán của kế toán.Các quy định đó là:

+ Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, hoặccho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả sốtiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưngchưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàngiao

+ Không phản ánh vào khoản mục này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá,dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, séc hoặc đã trả qua Ngân hàng)

+ Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối thángvẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giáthực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

+ Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán của người bán, ngườicung cấp ngoài hoá đơn mua hàng

Các mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp bao gồm

Hiện hữu: Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp là có thực.

Trang 4

Tính giá: Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp được ghi nhận đúng giá trị.

Quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải trả nhà cung cấp thể hiện nghĩa vụ

thanh toán của công ty

Phân loại và trình bày: Các khoản phải trả nhà cung cấp được phân loại và

trình bày trên báo cáo tài chính một cách đúng đắn và phù hợp với các chuẩnmực kế toán

Trong các mục tiêu kiểm toán trên, Công ty TNHH kiểm toán E&Y ViệtNam đặc biệt chú ý tới mục tiêu đầy đủ và tính giá

1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục phải trả nhà cung cấp ở khách thể kiểm toán của Công ty TNHH kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Chuyên đề tập trung xem xét cuộc kiểm toán do Công ty TNHH kiểm toánE&Y Việt Nam thực hiện đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp của khách hàng

là Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL)

TEVIL là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại ViệtNam, chuyên may quần áo bảo hộ lao động, đồng phục công ty, quần áo trẻ em, áo

sơ mi,áo choàng và các sản phẩm may mặc khác cho thị trường Châu Âu Hiện thờicông ty có 4 xưởng sản xuất với hơn 1.800 công nhân Với đội ngũ lãnh đạo xuấtsắc, giàu kinh nghiệm và thông hiểu môi trường kinh doanh quốc tế, TEVIL đã pháttriển được một hệ thống hoạt động sản xuất hiệu quả và cơ sở khách hàng vữngmạnh Điều này giúp công ty đạt được lợi thế về chi phí, khẳng định được vị trívượt trội so với các đối thủ trong ngành

1.2.1 Kế toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

Nhìn chung, cả Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) có hệ thống kếtoán được tổ chức khoa học, hợp lý và có các đặc điểm tổ chức công tác hạch toáncác khoản phải trả nhà cung cấp tương đối điển hình

 Chứng từ sử dụng

Phiếu yêu cầu mua hàng

Phiếu yêu cầu mua hàng thường được in trước và được lập bởi bộ phận phátsinh nhu cầu mua hàng Một phiếu yêu cầu mua hàng được coi là hợp lệ khi có chữ

ký của tổ trưởng bộ phận có nhu cầu mua hàng và có chữ ký phê duyệt của người cóthẩm quyền,

Đơn đặt hàng

Trang 5

Một yêu cầu bằng văn bản giữa người mua và người bán chứa đựng chi tiếtchính xác hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt hàng mà người mua gửi tới người bán.Đơn đặt hàng sẽ chỉ định điều khoản thanh toán, ngày giao hàng, số lượng, vậnchuyển, điều khoản và tất cả các điều kiện và nghĩa vụ khác.

Hợp đồng

Là thỏa thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên mua và bán Trong mộthợp đồng làm bằng văn bản, các nội dung cần thiết được thể hiện là: tên và thôngtin địa chỉ các bên, thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận, nội dung và phạm

vi công việc thực hiện/hàng hóa được mua bán, giá cả và số lượng hàng hóa, quycách hàng hóa, thời điểm và phương thức giao hàng, phương thức giải quyết tranhchấp, luật áp dụng và tòa thụ lý nếu có tranh tụng, bảo mật thông tin, các điều khoảnchung và thời hiệu hợp đồng

Hóa đơn

Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua

để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụphải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể Các hóa đơn thôngthường có các mục sau: số và ngày lập hóa đơn, tên và địa chỉ người bán hàng, tên

và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không là một), các điều kiệngiao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán, danh mục các mặt hàng với

số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũngnhư tổng số tiền phải thanh toán Phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trịgiá bằng chữ

Nếu người mua hàng trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua thì ngườibán hàng thông thường sẽ lập một bản ghi nhớ tín dụng với số tiền bằng trị giá của

Trang 6

Các hóa đơn cho các dịch vụ theo thời gian (ví dụ các hóa đơn thanh toáncho các luật sư hay các nhà tư vấn theo giờ làm việc) thông thường đưa ra các sốliệu từ các bảng kê chi tiết của thời gian và đơn giá dịch vụ

 Sổ sách sử dụng

Nhật ký mua hàng

Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từngloại hàng mua vào của đơn vị như nguyên vật liệu, hàng hóa Nhật ký mua hàngđược cập nhật theo ngày

Sổ cái nhà cung cấp

Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm các khoản phải trả đối với tất cả cácnhà cung cấp, phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ Sổ cáichỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khóa sổ và kiểm tra,đối chiếu số liệu

Sổ chi tiết nhà cung cấp

Được lập chi tiết cho từng nhà cung cấp theo dõi công nợ chi tiết của công tyvới họ Do tiến bộ của công nghệ, hiện nay các phần mềm kế toán đều cho phépthông tin tự động cập nhật giữa các phần hành, sổ sách với nhau nên việc nhập dữliệu chỉ cần tiến hành một lần

 Phương pháp hạch toán

Ghi nhận nợ

Các khoản phải trả người bán chính thức được ghi nhận khi quyền sở hữuhàng hóa, dịch vụ chính thức được chuyển giao từ người bán sang người mua.Người chịu trách nhiệm ghi chép các khoản phải trả này là kế toán phải trả Để ghinhận các khoản phải trả này, kế toán cần xem xét việc thống nhất số liệu giữa đơnđặt hàng, phiếu nhận hàng, hóa đơn về số lượng, chất lượng, đơn giá

Bút toán phản ánh việc ghi nhận hàng hóa đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụđồng thời ghi nhận nợ như sau:

Nợ TK 152 (156, 153, 211,632 ) : Giá trị hàng hóa, dịch vụ

Có TK 331 : Phải trả người bánViệc ghi nhận nợ phải trả được theo dõi chi tiết từng nhà cung cấp

Trang 7

Thanh toán

Dựa trên điều khoản thanh toán, việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ đượcthanh toán qua tiền mặt hay chuyển khoản

Bút toán thanh toán khoản phải trả cho nhà cung cấp như sau

Nợ TK 331 : Xóa khoản phải trả nhà cung cấp

Có TK 111,112 : Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Đánh giá số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ

Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệđược đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính

và hạch toán như sau:

Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam cộng bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn

tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch

tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán

Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)

Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam cộng bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn

tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch

tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)

Có TK 331 : Phải trả cho người bán

1.2.2 Rủi ro thường xảy ra với khoản mục phải trả nhà cung cấp

Đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp, trong tài liệu đào tạo và hướng dẫncủa E&Y Việt Nam đã chỉ rõ các khả năng sai sót liên quan như sau:

 Sai sót, gian lận trong ghi nhận nợ

Trang 8

+ Bỏ sót nghiệp vụ mua hàng làm khoản mục phải trả nhà cung cấp không phản ánhđầy đủ công nợ của công ty.

+ Sai sót trong thời điểm ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp (tính đúng kỳ): Saisót này thường do sự khác biệt về thời gian ghi nhận giữa bộ phận kho và bộ phận

kế toán và thường xảy ra vào thời điểm chia cắt niên độ kế toán

+ Sai sót trong tính giá: Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thường tiềm ẩn rủi ronày

+ Rủi ro về sự cho phép, phê duyệt: Các nghiệp vụ mua hàng cần có sự phê duyệtcủa người có thẩm quyền

+ Rủi ro về phân loại: Việc ghi nhận các khoản phải trả nhầm lẫn về đối tượng cungcấp hay nhầm lẫn giữa bản chất các khoản phải trả

 Sai sót trong ghi nhận nghiệp vụ thanh toán

+ Nghiệp vụ thanh toán ghi nhận là không có thực

+ Bỏ sót nghiệp vụ thanh toán đã xảy ra

+ Sai sót trong thời điểm ghi nhận

+ Rủi ro về sự cho phép, phê duyệt: Việc ghi nhận nghiệp vụ thanh toán khi chưa được có sự phê duyệt của người có thẩm quyền

+ Rủi ro trong tính giá: Hạch toán sai số tiền đã thanh toán, các chênh lệch liên quanđến ngoại tệ

+ Rủi ro trong phân loại, trình bày: Ghi giảm khoản phải trả sai đối tượng, sai bản chất

 Sai sót của số dư khoản mục phải trả người bán và cách theo dõi công nợ(theo hướng dẫn của Công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young)

+ Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán,người cung cấpvật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ) Chưa thực hiệnphân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâu ngày hoặc

có vấn đề…

+ Công nợ phải trả quá hạn thanh toán (hoặc lâu ngày chưa được giải quyết)

Trang 9

+ Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tạithời điểm cuối năm.

+ Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợphải trả nhưng chưa được xử lý

+ Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì

+ Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng,không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng

+ Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốcngoại tệ

+ Cuối kì , chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giágiao dịch liên NH tại thời điểm lập BCTC

+ Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán,không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toán khôngđúng nội dung kinh tế

+ Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quáhạn chưa được thanh toán

+ Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm

+ Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hayđược hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán

+ Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi vớiđối tác nước ngoài chưa thích hợp

+ Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ Những khoảncông nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác,nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ

+ Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùngđối tượng

+ Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau

và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của

Trang 10

+ Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đưn chứng

cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán

+ Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán

+ Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thunhập khác

+ Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặtgiá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về

+ Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm cho tạingày 31/12 xảy ra TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trảtrước cho người bán

+ Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán

1.2.3 Kiểm soát nội bộ

Nhằm ngăn chặn việc xảy ra các sai sót trên, các doanh nghiệp xây dựng hệthống KSNB Hệ thống KSNB này thường bao gồm nhiều chốt kiểm soát

Chốt ngăn ngừa sai sót mang tính hiệu lực

Việc thiết kế chốt kiểm soát này được thực hiện thông qua các thủ tục phêduyệt như chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền Ví dụ: việc lựa chọn nhà cungcấp phải được phê duyệt dựa trên việc chọn ra nhà cung cấp có giá cả, chất lượngcung ứng phù hợp nhất với yêu cầu của công ty; việc đặt hàng phải đảm bảo trênđơn đặt hàng có chữ ký của trưởng phòng cung ứng, giám đốc sản xuất; trên phiếunhận hàng có chữ ký của cán bộ cung ứng, thủ kho Hệ thống phê duyệt vừa đảmbảo ngăn chặn sai sót nhưng cũng gắn với trách nhiệm theo dõi ký duyệt của người

có thẩm quyền

Trang 11

Chốt kiểm soát sai sót mang tính hiện hữu

Để đảm bảo việc ghi nhận các khoản phải trả nhà cung cấp là dựa trên cácnghiệp vụ có thật; các hoá đơn, phiếu nhập, phiếu xuất được đánh số thứ tự trướctheo một dãy liên tục Việc huỷ các hoá đơn, chứng từ được theo dõi nghiêm ngặt

Chốt kiểm soát sai sót mang tính đúng kỳ

Các doanh nghiệp thường quy định việc ghi sổ nghiệp vụ tại thời điểm cànggần thời điểm phát sinh càng tốt

Chốt kiểm soát đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Để đảm bảo nguyên tắc này, các công ty thường tách biệt trách nhiệm giữangười phê duyệt, thực hiện, ghi sổ nghiệp vụ Việc làm này có tác dụng giảm khảnăng thông đồng và tạo cơ sở cho việc kiểm tra chéo nội bộ các bộ phận

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Ernst & Young thực hiện

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

1.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng

Việc tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận một khách hàng yêu cầu thựchiện kiểm toán do các nhân viên cấp cao của công ty thực hiện, thường là giám đốc

bộ phận kiểm toán Việc đánh giá này thường được thực hiện dựa trên bảng câu hỏigồm khoảng 200 câu được thiết kế sẵn theo quy định của E&Y Toàn cầu, độ chi tiếtcủa câu hỏi còn phụ thuộc khách hàng là mới hay cũ đối với công ty

Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam thì đây là một kháchhàng cũ mà E&Y Việt Nam đã tiến hành kiểm toán năm 2008, do đó các câu hỏithường liên quan đến các vấn đề của cuộc kiểm toán năm trước

Biểu 1.1 Mẫu câu hỏi xem xét chấp nhận khách hành Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam

MẪU THẨM ĐỊNH CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG ATTEST CLIENT ACCEPTANCE AND CONTINUANCE FORM

Khách hàng : Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam

Trang 12

STT Câu hỏi Có Không

1

Có sự thay đổi nào được xem là quan trọng liên quan

đến các điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong

2 Cuộc kiểm toán năm trước có phát hiện ra sai phạmnào được coi là trọng yếu không ? X

3

Giữa KTV và khách hàng có bất đồng nào liên quan

đến các vấn đề kế toán và kiểm toán trong quá trình

4

Tổng hợp các chênh lệch không được điều chỉnh của

doanh nghiệp năm trước liệu có vượt quá mức cần có

Trong quá trình tiến hành kiểm toán có phát sinh vấn

đề gì ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa E&Y Việt

1.3.1.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Bước công việc này cho phép KTV có sự hiểu biết về quá trình kinh doanhcủa khách hàng và xác định được các rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp

Các thông tin mà KTV cần thu thập trong giai đoạn này là

- Loại hình doanh nghiệp

Trang 13

- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

- Thị trường của doanh nghiệp

- Các khách hàng và hợp đồng kinh tế quan trọng của công ty

- Mục tiêu, phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dàihạn

- Hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

- Các tài liệu liên quan các vấn đề pháp lý như: Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, Biên bản họp của Hội đồng quản trị, Quyết định của Ban giám đốc,Điều lệ công ty

Sau khi thu thập, các thông tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm và liên tục được cập nhật

Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL)

Quá trình thành lập và kinh doanh

Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) là một công ty cổ phần đượcthành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 041032000014 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cấp vào ngày 22tháng 7 năm 2006 Với quy trình công nghệ hiện đại, chuyên môn hóa cho mỗi dòngsản phẩm, công nhân tay nghề cao và liên tục cải tiến trong toàn hệ thống, hiện nayTEVIL đang hoạt động với hiệu quả vượt trội trong ngành

Ngày 25 tháng 9 năm 2008, công ty mua 100% vốn của Công ty TNHHTevie International (Lào) (“VIL”), là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập

và hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với tổngđầu tư là 88.700.050.170 đồng Việt Nam (tương đương với 5.370.878 đô la Mỹ)

Đặc điểm kế toán

Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của công ty là Nhật ký chung.Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hàngnăm Công ty thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán bằng VNĐ

Các báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các báo cáo tài chính của Công ty

Trang 14

chính của công ty con được lập cùng kỳ với báo cáo tài chính của Công ty và sửdụng các chính sách kế toán nhất quán Số dư các tài khoản và các giao dịch nội bộ,bao gồm các khoản lợi nhuận chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này, đượcloại trừ hoàn toàn Các khoản lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ toàn bộ trừ khi

có dấu hiệu giảm giá trị của tài sản được chuyển giao

Các khoản phải trả và trích trước được ghi nhận cho số tiền phải trả trongtương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được không phụ thuộc vào việcCông ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp hay chưa

Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp chủ yếu của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam gồm có cácnhà xuất khẩu các loại vải và phụ kiện may mặc ở các nước Châu Âu như Đức, HàLan và một số nhà cung cấp khác ở Trung Quốc

Khả năng cạnh tranh

Nhờ áp dụng hiệu quả phương pháp sản xuất tiết kiệm, quản lý hàng tồn kho

và giám sát chất lượng nghiêm ngặt, TEVIL luôn đảm bảo cung cấp sản phẩm chấtlượng cao, đúng thời hạn với mức giá cạnh tranh, nhờ thế TEVIL luôn đạt được lợithế so với các công ty cùng ngành tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như Ấn Độ vàcác nước xung quanh

1.3.1.3 Thực hiện phân tích sơ bộ về khách hàng

KTV không thực hiện phân tích sơ bộ đối với Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL)

1.3.1.4 Xác định mức trọng yếu ban đầu PM (Planning materiality), mức sai sót có thể chấp nhận TE (tolerable error), bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán SAD (summary of audit differences).

Trang 15

PM là tính trọng yếu xét trên cấp độ toàn bộ BCTC, TE là tính trọng yếu xéttrên cấp độ tài khoản SAD là tổng hợp các sai phạm trên một mức nhất định màkhách hàng không đồng ý điều chỉnh Đây là những thông số quan trọng để tiếnhành thử nghiệm, chọn mẫu, đưa ra ý kiến kiểm toán.

Xác định mức trọng yếu ban đầu cho BCTC (Planning Materiality – PM)

Theo quy định của E&Y Toàn cầu, mức PM được xác định dựa trên ưu tiênđầu tiên là kết quả hoạt động kinh doanh như thu nhập trước thuế, tổng doanh thu Hầu hết trong các cuộc kiểm toán, KTV thiết lập mức PM từ 5% đến 10% thu nhậptrước thuế Mức 5% được coi là tỉ lệ lý tưởng

Trong trường hợp KTV sử dụng chỉ tiêu khác để xác định PM thì cần giảitrình rõ lý do Điều này đã được ghi rõ trong GAAIT (Chương trình kiểm toán củaE&Y toàn cầu) Ví dụ đối với các công ty viễn thông mới đi vào hoạt động, lợinhuận trước thuế chưa có, KTV có thể thiết lập mức PM dựa trên tổng giá trị TSCĐ

do cơ sở vật chất của các công ty này thường có giá trị lớn

Xác định mức sai sót có thể chấp nhận được TE (Tolerable Error)

Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với mức độ tài khoản, nói cách khác đây là mứctrọng yếu được phân bổ cho từng tài khoản Tổng của TE nhỏ hơn hoặc bằng PM

Theo quy đinh của E&Y, với các công ty niêm yết, TE = 50% PM; với cáccông ty không niêm yết, TE = 75% của PM

Xác định mức danh nghĩa (Khôngminal amount)

Mức danh nghĩa là mức mà nếu sai sót xảy ra dưới mức này dù là sai sót đơn

lẻ hay tổng cộng thì đều không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Các sai sót, chênhlệch nếu lớn hơn mức danh nghĩa sẽ được đưa vào bảng tổng hợp các chênh lệchkiểm toán (SAD – Summary of audit differences)

Mức danh nghĩa được công ty E&Y Việt Nam cố định ở mức 5%TE

Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL), các mức

PM, TE, SAD được xác định như sau:

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu PM, TE, SAD thiết lập cho của Công ty Cổ phần Tevie

Việt Nam (TEVIL)

Trang 16

PM ở mức 5% lợi nhuận trước thuế 3,882,034,601

Lý do lựa chọn các chỉ tiêu với mức trên được giải thích như sau

+ Cổ phiếu công ty đã được giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội nên mức TE= 50%PM

+ Cơ sở sản xuất của TEVIL thường xuyên được nâng cấp và là cơ sở hoạtđộng tốt nhất trong khu vực, cho phép sản xuất tất cả các loại sản phẩm may mặc, từđơn giản đến phức tạp như quần áo trượt tuyết hay quần áo bảo hộ trong côngnghiệp Ngoài việc đầu tư vào cơ sở vật chất, TEVIL rất chú trọng phát triển độingũ nhân sự thông qua các hoạt động đào tạo qua các khóa học và trong công việc

Do đó, công ty rất có triển vọng phát triển trong tương lai, khả năng tiếp tục hoạtđộng của công ty là chắc chắn Cổ phiếu của công ty cũng đã giao dịch trên sàn

+ Người sáng lập, ông John L Samers, là một tên tuổi lớn trong ngành maymặc Ông có 40 năm kinh nghiệm quản lý các nhà máy may ở các nước Châu Phi vàChâu Á Nhờ uy tín và mối quan hệ của ông với khách hàng, doanh thu của công tyluôn ổn định và tăng trưởng Do đó, đầu ra công ty bảo đảm, tình hình tài chính rấtlành mạnh

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được đánh giá là hiệu quả, các ứngdụng công nghệ trong kiểm soát như phần mềm kế toán là tiên tiến và hợp lý

+ Kết quả kiểm toán các năm trước cho thấy ban quản lý công ty là liêmchính, chính sách kế toán thận trọng

1.3.1.5 Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp

Hiểu biết quy trình ghi nhận khoản mục phải trả nhà cung cấp của khách hàng

KTV phụ trách kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp có nhiệm vụ tìmhiểu quy trình kinh doanh và các yếu tố cua hệ thống kiểm toán nội bộ của kháchhàng liên quan Đặc biệt, giai đoạn này yêu cầu KTV phải nắm rõ quy trình hạchtoán của khách hàng và mô tả lại

Trên giấy tờ làm việc của KTV, các thông tin được thể hiện như sau

Trang 17

Biểu 1.2 Tìm hiểu chung quy trình ghi nhận khoản phải trả người bán

Quy trình Ghi nhận khoản phải trả người bán

Người liên quan Kế toán chi phí, kế toán phải trả

Mục tiêu của quy trình

Các cơ sở dẫn liệu

 Đảm bảo tính đầy đủ, hiện hữu và tính giá của các khoản phải trả nhà cung cấpCác mục tiêu về hiệu quả hoạt động (Chi phí/Thời gian/Chất lượng)

 Quá trình được thiết kế để đảm bảo (1) Hàng hóa đặt mua đã nhận được, dịch

vụ đã chuyển giao đầy đủ đúng thời hạn và (2) Hàng mua về đã được ghi nhận

và thanh toán đúng hợp đồng

Mục tiêu về tuân thủ

 Tuân theo các chuẩn mực về kế toán và trình bày BCTC

 Tuân theo các điều khoản về khế ước vay nợ

 Ghi nhận giao dịch trong hệ thống kế toán

Với Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL), do là khách hàng cũ nênviệc tìm hiểu chu trình đã được tiến hành từ năm trước, nhiệm vụ trong năm nay chỉ

là tìm hiểu các thay đổi và cập nhật lại dữ liệu Việc cập nhật những thay đổi nàyđược thực hiện và ghi chép lại trong giấy tờ làm việc của KTV Do quy mô củaCông ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) chỉ vào mức trung bình nên công nghệ

áp dụng trong quy trình này cũng tương đối đơn giản

Trang 18

Trong năm trước, việc ghi nhận quy trình ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp đãđược thực hiện dựa trên các phương pháp kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, xemxét tài liệu.

Biểu 1.3 Tìm hiểu chu trình ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp của Công ty Cổ

phần Tevie Việt Nam (TEVIL)

Đầu vào/đầu ra của chu trình Đầu vào/đầu ra của hệ thống phần mềm hỗ trợ

Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Bộ phận

bán hàng chuẩn bị một yêu cầu chính

thức đính kèm với tất cả các chi tiết của

hàng hoá / dịch vụ cần mua Yêu cầu

mua này có chữ ký của trưởng bộ phận

và sau đó được chuyển giao cho Ban

giám đốc phê duyệt vào loại và số

lượng mua Sau khi yêu cầu được phê

duyệt, yêu cầu này được gửi đến Bộ

Trang 19

Chuẩn bị yêu cầu mua (PO) Bộ phận mua hàng

(Mr Sơn, Mr Thân

và Ms Chi)và đượckiểm tra bởi trưởng

bộ phận bán hàng(Mr Sơn)

Không

#4 Xem xét tính chính xác của hóa đơn và tờ khai hải quan nhận về Kế toán tổng hợp(Ms Hoàn) MicrosoftExcel

#5 Nhận hàng và ghi sổ kho Naigainitto MicrosoftExcel

Excel

Đánh giá rủi ro có sai sót trong ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp

Kết quả của giai đoạn này có tác dụng đánh giá hệ thống KSNB và là căn cứ

để đưa ra cách tiếp cận cuộc kiểm toán một cách phù hợp Hai cách tiếp cận phổbiến là Control base approach và Substantive base approach, trong đó khi sử dụngcách tiếp cận thứ nhất, KTV sẽ giảm việc tiến hành thử nghiệm cơ bản dựa trên sựtin cậy vào hệ thống KSNB để tiến hành thử nghiệm kiểm soát

Biểu 1.4 Đánh giá rủi ro có sai sót trong ghi nhận khoản phải trả nhà cung

cấp

Những quy trình liên quan

 Mua hàng và phải trả

 Thanh toán

Trang 20

Các tài khoản có thể ảnh hưởng và rủi ro liên quan

Các tài khoản có thể ảnh hưởng :

 Ghi nhận nghiệp vụ mua hàng nhưng hàng hoá / dịch vụ chưa nhận được

 Thanh toán hai lần được thực hiện đối với một hàng hóa / dịch vụ

 Ghi nhận giá và lượng mua không thống nhất với hoá đơn

 Nghiệp vụ mua hàng không được ghi đúng kỳ nhận hàng hoá / dịch vụ

 Hàng hóa / Dịch vụ nhận được nhưng không được ghi nhận trong kho hay

chi phí và tài khoản phải trả người bán

 Phải trả người bán bị ghi nhầm sang tài khoản phải trả khác, phải trả nội

bộ

 Sổ cái và sổ chi tiết không thống nhất

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

KTV xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống kiểm soát liên quankhoản mục phải trả nhà cung cấp Các rủi ro đó là

+ Rủi ro về hệ thống kế toán không cập nhật được thông tin về mua hàng+ Rủi ro trong việc hạch toán giá trị hàng mua vào

+ Rủi ro ghi nhận trùng lặp các nghiệp vụ mua hàng từ nhà cung cấp

+ Rủi ro trong cập nhật thông tin liên quan đến tỷ giá

+ Rủi ro về chưa ghi sổ với hàng hóa đã nhận được

Biểu 1.5 Các rủi ro liên quan đến hệ thống KSNB

Rủi ro về hệ thống kế toán không cập nhật được thông tin về mua hàng

E-1.1 Bút toán tự động cập nhật trên hệ Hàng IT B4.401.02

Trang 21

thống thông tin khách hàng tuần

E-1.2 Cuối tháng, một kế toán chiết xuất dữ

liệu để kiểm tra, so sánh các thông tin Hàngtháng Thủ công B4.401.02

Rủi ro trong việc hạch toán giá trị hàng mua vào

E-2.1 Hạn chế các cá nhân được phép đăng

ký, truy cập, sửa đổi số liệu về đơn giá, số

lượng hàng mua vào

Hàng

B4.401.03

E-2.2 Một cá nhân xem xét, đối chiếu các

mã hàng, đơn giá, ngày tháng, nhà cung

cấp với bảng giá nhà cung cấp

Hàngngày Thủ công

B4.401.04

Rủi ro ghi nhận trùng lặp các nghiệp vụ mua hàng từ nhà cung cấp

E-3.1 Một cá nhân chịu trách nhiệm so

sánh giữa dữ liệu khoản phải trả với các

yêu cầu mua để chắc chắn không xảy ra

việc ghi nhận trùng lặp hay thiếu sót

Hàngtháng Thủ công

E-3.2 Kế toán trưởng kiểm tra sổ nhật ký,

Rủi ro trong cập nhật thông tin liên quan đến tỷ giá

E-4.1 Một cá nhân kiểm tra sự đúng đắn

trong ghi nhận tỷ giá hàng ngày Hàngngày Thủ công

Rủi ro về chưa ghi sổ với hàng hóa đã nhận được

E-5.1 Kế toán công nợ xem xét các hóa

đơn, kiểm tra lại và lên danh sách các đơn

đặt hàng cần ghi sổ trong ngày

Trang 22

Biểu 1.6 Thử nghiệm xem xét hiệu quả của hệ thốngKSNB

NNK

đặt hàng

Phiếu nhậnhàng

Sổ sáchNgày

Trang 23

Tiến hành thử nghiệm Walk-through (Thử nghiệm từ đầu đến cuối)

Mục đích của giai đoạn này là nhằm khẳng định những hiểu biết ban đầu củaKTV về quy trình nghiệp vụ và những thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNBnhằm ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra

Đồng thời thông qua thực hiện thử nghiệm từ đầu đến cuối KTV có thể xácđịnh các khả năng sai sót của quy trình (What could go wrongs – WCGWs), nhữngsai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến những cơ sở dẫn liệu của BCTC liênquan đến những khoản mục có tính trọng yếu cao Cũng từ đó mà KTV khẳng địnhkhả năng dựa vào hệ thống KSNB để thực hiện cuộc kiểm toán

Với mỗi quy trình (significant flow), KTV chọn một nghiệp vụ và tiến hành

“walking” cho đến khi nghiệp vụ kết thúc, từ giai đoạn phê duyệt đến lúc báo cáo.Khi tiến hành thử nghiệm walk-through đối với một nghiệp vụ chưa đủ sức khẳngđịnh các hiểu biết của KTV thì KTV có thể chọn thêm nghiệp vụ khác để kiểm tra

Khi tiến hành thử nghiệm walk-through thì KTV sẽ phỏng vấn các nhân viêncủa khách hàng liên quan đến các chốt kiểm soát trong quy trình ghi nhận các khoảnphải trả nhà cung cấp KTV đặc biệt phải chú ý đến các trường hợp ngoại lệ bởi cáctrường hợp ngoại lệ thường chứa đựng khả năng gian lận và sai sót Nói chung, đốivới quy trình ghi nhận khoản mục phải trả nhà cung cấp, KTV khi tiến hành thửnghiệm walk-through cần chú ý đến các vấn đề như sau

+ Sự phân công phân nhiệm của các nhân viên tham gia quy trình từ lúc nảysinh nhu cầu mua tới lúc ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp

+ Các sai sót gặp phải và cách xử lý sai sót, của khách hàng

+ Khi có sự thay đổi trong chu trình nghiệp vụ cần đánh giá bản chất của sựthay đổi

+ Những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình tiến hành thử nghiệm through ở đơn vị khách hàng

walk-Cụ thể giai đoạn tiến hành thử nghiệm walk-through ở Công ty Cổ phầnTevie Việt Nam (TEVIL), để khẳng định được những hiểu biết của mình về cáchthức ghi nhận khoản phải trả người bán, KTV đã tìm hiểu một nghiệp vụ mua hàngtheo cách thức “từ đầu đến cuối”

Biểu 1.7 Giấy làm việc của KTV khẳng định lại hiểu biết về quy trình ghi nhận

Trang 24

STT Các nghiệp vụ chủ chốt trong quy trình Được thực hiện bởi WP Ref

General

Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Bộ phận bán hàng chuẩn bị một

yêu cầu chính thức đính kèm với tất cả các chi tiết của hàng

hoá / dịch vụ cần mua Yêu cầu mua này có chữ ký của

trưởng bộ phận và sau đó được chuyển giao cho Ban giám

đốc phê duyệt vào loại và số lượng mua Sau khi yêu cầu

được phê duyệt, yêu cầu này được gửi đến Bộ phận mua

B4.201.C1

#4

Xem xét tính chính xác của hóa đơn và

tờ khai hải quan nhận về

Kế toán tổng hợp(Ms Hoàn) B4.201.C2 A,B

#7

Kiểm tra các nghiệp vụ trong tháng Kế toán trưởng

(Ms Ngọc) Kế toántổng hợp (MsHoàn)Trong lúc thực hiện walk-through, KTV đã phát hiện các vấn đề về hệ thốngKSNB như sau

Trang 25

Kiểm soát thủ công

Kế hoạch mua dựa trên các yêu cầu của khách hàng mà đà xác định bởi các nhânviên công ty (bộ phận bán hàng) thông qua hợp đồng đã ký, doanh thu trong thángtrước đó và lịch sử bán hàng

Đơn hàng thông qua hệ thống của công ty Giao dịch này sẽ được xem xét lại bởitrưởng bộ phận bán hàng (ông Sơn) và được chấp thuận do ông Irie

Các tài liệu mua bao gồm cả hóa đơn và tờ khai hải quan đã được xem xét bởi MsHoàn (Kế toán tổng hợp) trước khi gửi đến STT (công ty thực hiện dịch vụ kếtoán), Kế toán trưởng (Ms Ngọc) chỉ xem xét lại công việc kế toán hàng thángtrước khi đồng ý với STT về báo cáo hàng tháng

Ứng dụng kiểm soát

Mỗi nhân viên bộ phận bán hàng có tên và mã số truy cập vào hệ thống bán hàng của công ty

Phân công phân nhiệm

Có sự phân công phân nhiệm hợp lý giữa phê duyệt và ghi sổ (giữa Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng và quản lý bán hàng), chi tiết như sau:

- Bộ phận Bán hàng xem xét kế hoạch và thực hiện các đơn đặt hàng

- Trưởng bộ phận bán hàng xem xét lại yêu cầu mua hàng

- PO được phê duyệt bởi giám đốc

- Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm xem xét tài liệu gửi cho STT (công ty dịch vụ kế toán)

- Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp xem xét báo cáo tháng do STT gửi

Trang 26

Dựa trên các thông tin về giá vốn hàng bán trong kỳ và giá trị khoản phải trảnhà cung cấp của công ty TEVIL, KTV tính ra số ngày một vòng quay nợ phải trảnhà cung cấp

Ref Năm 2009 Năm 2008

Phải trả nhà cung cấp trung bình NA01 (8.681.762.740) (8.570.159.174)

ty Cổ phần Tevie Việt Nam, KTV lý giải như sau

Năm 2009, số ngày vòng quay nợ phải trả nhà cung cấp chỉ là 17,2 ngàygiảm trên 5 ngày so với năm 2008 Điều này có nguyên nhân là do một số nhà cungcấp đã thay đổi điều kiện thanh toán, giảm thời hạn thanh toán khiến công ty phảitrả nợ sớm hơn Mặt khác, trong năm, công ty đã có thêm một số nhà cung cấp mớinhư Yuna Ltd., Shanghai Rhe Ltd, Các công ty này đều yêu cầu thanh toán trướckhi nhận hàng

Đưa ra kết luận về việc phân tích, KTV cho rằng số ngày vòng quay nợ phảitrả nhà cung cấp đã phản ánh đúng tình hình thanh toán của công ty

1.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Thứ nhất, KTV đối chiếu sổ cái và sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp

Mục tiêu

Xem xét sự thống nhất về số liệu ghi nhận trên sổ cái TK 331 với sổ chi tiếtcác nhà cung cấp

Công việc thực hiện

KTV thu thập sổ cái và sổ chi tiết của khách hàng tại thời điểm 31 tháng 12năm 2009 sau đó thực hiện việc tách biệt số dư, tổng phát sinh bên Nợ, bên Có củatừng nhà cung cấp và thực hiện đối chiếu với sổ cái

Qua đối chiếu, KTV nhận thấy số dư trên sổ cái TK 331 khớp đúng với số dưtổng cộng theo sổ chi tiết các nhà cung cấp là 8.712.048.919 VND, đồng thới sốphát sinh bên Nợ và bên Có cũng phù hợp với 163.991.365.197 VND phát sinh bên

Nợ và 164.102.968.762 VND phát sinh bên Có

Trang 28

Biểu 1.8 Sổ chi tiết nhà cung cấp Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam

Tên nhà cung cấp

04 Nhóm nhà cung cấp (TK131, 331) 1 208 586 644 9 778 745 819 162 899 886 663 162 956 697 158 8 657 255 849

0401 Nhóm nhà cung cấp nguyên liệu chính nội địa (TK131, 331) 8 979 960 31 311 903 694 520 743 748 570 993 98 236 102

0401CL1 Công ty TNHH công nghiệp Chung l-ơng Việt nam 49 003 000 49 003 000

0403 Nhóm nhà cung cấp nguyên liệu chính nhập khẩu (TK131, 331) 649 640 354 4 278 986 980 125 025 205 600 126 558 069 909 5 162 210 935

0405 Nhóm nhà cung cấp máy móc, phụ tùng MM nhập khẩu (TK131, 331) 149 966 330 4 920 916 727 095 249 865 649 609 1 941 216

0409 Nhóm nhà cung cấp dịch vụ vận tải trong nớc (TK131 15 765 352 282 421 961 281 727 732 15 071 123

Trang 29

Thứ hai, KTV xem xét các khoản bất thường trong sổ chi tiết (Reviewunusual items)

Mục tiêu

Xem xét tính hợp lý, đầy đủ, có thực của các nghiệp vụ bất thường, cácnghiệp vụ của các nhà cung cấp có số dư bên Nợ hoặc có số dư không theo suyđoán của KTV

Công việc thực hiện

Khi thực hiện thủ tục này, KTV thường chú ý tới

+ Các nhà cung cấp có số dư bên Nợ

+ Các nghiệp vụ phát sinh lớn bất thường

Đối với số dư và nghiệp vụ liên quan đến khoản phải trả người bán tại Công

ty Cổ phần Tevie Việt Nam, KTV kiểm tra một số loại nghiệp vụ có khả năng xảy

ra rủi ro cao KTV xem xét bản chất nghiệp vụ, tính chính xác và hợp lý trong ghinhận Các nghiệp vụ đó là:

+ Trả trước nhà cung cấp: trong năm 2009, tại TEVIL có các nghiệp vụ trảtrước cho nhà cung cấp như sau thanh toán trước hoá đơn SD/VL ( SLE ) -12/04-09đơn hàng gia công tại Lào theo chứng từ ngân hàng HBUS03/09 ngày 12/05/2009,thanh toán trước các hoá đơn 1619/09;1623/09;1624/09 cho master - hàng gia côngtại Vilco theo chứng từ ngân hàng HSV144/09 ngày 10/12/2009

+ Thanh toán các hóa đơn đã ghi tạm tính: theo hoá đơn 01/09-VIV ngày01/02/2009 về chi phí Marketing trong tháng 1, kế toán Công ty Cổ phần Tevie ViệtNam thực hiện xoá bỏ khoản phải trả tạm tính đã ghi trên TK 338

Sau khi kiểm tra đến hợp đồng về điều kiện thanh toán và các hóa đơn chứng

từ đi kèm, KTV không phát hiện ra sai sót Do đó, KTV đồng ý với việc ghi nhậncác nghiệp vụ này

Trang 30

Ngày tháng Chứng từ Nghiệp vụ TK Phát sinh Số dư EY

Kiểm tra Chú thích

01/02/2009 01/09-VIV nhận hoá đơn chi phí Marketing phải trả

hóa đơn 12/05/2009 HBUS03/09 thanh toán trước inv SD/VL ( SLE ) -12/04-

21/05/2009 A301/09 thanh toán trước inv ETCVI388 389 ,

ETCVI 372 383 388 389 và trả trước deposit cho 405; 409 , trừ 478.60 usd

01/06/2009 HBUS07/09 thanh toán trước inv 3365/09; 3363/09 cho

penfabric - hàng gia công tại vilco 11241 489 053 709 3 231 655 317 Có Trả trước03/07/2009 HBUS15/09 thanh toán trước cho inv SD/VL(SLE) -

17/06-09 cho đơn hàng gia công tại Vilco 11241 621 174 439 5 759 411 049 Có Trả trước27/08/2009 HBUS29/09 thanh toán trước PI 051/VENTURE/E/09-

hàng gia công tại lào, hàng trên đường cuối tháng 8

22/09/2009 A518/09 thanh toán trước shipment 432 433 436 437

12/11/2009 A570/09 thanh toán trước INV ETCVI451 458 432

và 622 usd đã nhận hộ qua VP bank và trừ 1,347.27 usd

10/12/2009 HSV144/09 thanh toán trước inv

1619/09;1623/09;1624/09 cho master - hàng gia công tại vilco

31/12/2009 HSV206/09 thanh toán trước inv 1623/09; 1625/09 cho

Biểu 1.9 Xem xét các khoản bất thường trong sổ chi tiết (Review unusual items)

Trang 31

Thứ ba, KTV thực hiện thử nghiệm về kiểm tra tính đúng kỳ (cut-off test)

Mục tiêu

Xem xét việc ghi nhận các khoản phải trả nhà cung cấp có được ghi nhậnđúng thời điểm phát sinh

Công việc thực hiện

+ Kiểm tra đối với hàng hóa đã nhận và các Credit Note đã được ghi nhận

+ Kiểm tra các đơn đặt hàng, hóa đơn, biên bản kiểm nghiệm,… sau ngày kếtthúc kỳ kế toán đã được ghi nhận đúng

Khi thực hiện thủ tục cut-off đối với việc ghi nhận khoản phải trả nhà cungcấp tại công ty Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam, KTV kiểm tra các nghiệp vụ ghinhận mua hàng trong 10 ngày trước và 10 ngày sau ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đểgiảm bớt khối lượng công việc, KTV tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trịlớn hơn mức Threshold là 20%TE Trong 10 ngày sau ngày 31 tháng 12 năm 2009,không có nghiệp vụ mua hàng nào được ghi nhận Trong 10 ngày từ ngày 21 đến 31tháng 12 năm 2009, có 16 nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận thoả mãn điều kiện.KTV kiểm tra chi tiết với các nghiệp vụ này và phát hiện ra các vấn đề sau:

+ Các nghiệp vụ mua hàng, hàng đang đi đường ngày 31 tháng 12 năm 2009theo các hóa đơn C10332, 1096159, 482483 được ghi nhận là khoản nợ phải trả.Thực tế, trên kiểm tra các biên bản giao hàng BOL tại cảng xuất khẩu, ngày giaohàng đều thuộc năm 2010 Do đó việc ghi nhận các khoản phải trả này là khôngđúng kỳ

+ Các nghiệp vụ mua hàng chưa nhận được hóa đơn vào ngày 31 tháng 12 cósai sót tương tự Các hóa đơn và các chứng từ đi kèm như BOL, tờ khai hải quan đãđược chuyển về và được KTV kiểm tra

Do đó, KTV đưa ra bút toán điều chỉnh như sau

Nợ TK 331 2.682.355.193

Trong đó AE 69.516.150

Penfaric 668.228.174 Chiawan 995.206.872 Freudenber

Trang 32

luckytex 125.473.888 Rico china 127.646.095

Có TK 151 2.682.355.193

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ kết quả bảng trả lời thẩm định khách hàng cho thấy khả năng rủi ro kiểm toán thấp, Ban lãnh đạo E&Y Việt Nam quyết định chấp nhận thực hiện cuộc kiểm  toán năm 2009 đối với Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
k ết quả bảng trả lời thẩm định khách hàng cho thấy khả năng rủi ro kiểm toán thấp, Ban lãnh đạo E&Y Việt Nam quyết định chấp nhận thực hiện cuộc kiểm toán năm 2009 đối với Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) (Trang 12)
Bảng tổng hợp gửi thư xác nhận số dư - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC
Bảng t ổng hợp gửi thư xác nhận số dư (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w