Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ phú dưỡng tại vùng đất ngập nước xã Cẩm Thanh thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam dựa vào chỉ số dinh dưỡng Vollenweider (TRIX) (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2 Tại Việt Nam

Phú dưỡng là một bài toán quan trọng đặt ra đối với nước ta trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nước. Vấn đề này ngày càng cấp thiết khi trong những năm gần đây báo chí đã đưa ra ánh sáng các vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, nguồn thu của các hộ dân sống phụ thuộc vào tự nhiên [5], [16]. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước mà đặc biệt là phú dưỡng trong bối cảnh hiện nay đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, ban ngành

Ngày nay có rất nhiều thông số được sử dụng để đánh giá mức độ phú dưỡng, từ các thông số đơn lẻ như nitơ tổng, photpho tổng, diệp lục, độ trong suốt,… đến các thông số tổng hợp như chỉ số tình trạng dinh dưỡng TSI, thương số dinh dưỡng của Shroevers, thương số tảo,… [38]. Ở các vùng cửa sông, ven biển, nơi điều kiện môi trường thay đổi liên tục để đánh giá mức độ phú dưỡng nguồn nước các nghiên cứu đã sử dụng chỉ số dinh dưỡng TRIX đặc trưng [23].

Vào năm 2010, Nguyễn Thị Cẩm Yến đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đề xuất giải pháp kiểm soát phú dưỡng của nước hồ trong kinh thành Huế”, đây là cách tiếp cận mới trong đặc trưng tình trạng dinh dưỡng của nước hồ, dựa trên các chỉ số dinh dưỡng. Các mẫu nước được

lấy từ 8 hồ với tần suất 1 lần/tháng, trong khoảng thời gian 4 tháng từ 04/2010 đến 08/2010 để phân tích các thông số chất lượng nước như pH, độ đục, DO, COD, TN, TP và Chlorophyll-a. Các chỉ số TSI theo Carlson và TRIX theo Vollenweider đã được tính toán từ các thông số chất lượng nước đo được. Kết quả cho thấy, trừ hồ Xã Tắc, các hồ được khảo sát còn lại đều có TSI > 70 và TRIX > 8, tức đều ở trong tình trạng phú dưỡng. Chỉ số TSI và TRIX có thể sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng nước hồ ở các mức độ khác nhau, trong khi dựa vào nồng độ của các chất dinh dưỡng không thể đánh giá được [17].

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Hợp và cs (2012) đã tiến hành phân tích các thông số chất lượng nước tại kênh Ngự Hà và 8 hồ trong Kinh thành Huế từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011. Kết quả cho thấy, các nguồn nước khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ với COD trung bình theo thời gian là 23-31 mg/L, theo không gian (hồ-kênh) là 18-38 mg/L và không đạt loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hầu hết các hồ-kênh khảo sát đều trong tình trạng siêu phú dưỡng, vào đầu đợt 2 (tháng 3,4) đối với đa số các hồ-kênh photpho là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng, nhưng vào giữa và gần cuối đợt 2 (tháng 5, 6, 7) nitơ lại là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng. Giữa TSI và TRIX có tương quan tuyến tính với hệ số tương quan R = 0,63 (p < 0.05) [7].

Hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Cẩm Thanh có những giá trị to lớn về mặt môi trường lẫn kinh tế nhưng hiện nay có rất ít nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa đến HST nước. Do đó, đánh giá nguy cơ phú dưỡng tại rừng ngập mặn bằng chỉ số dinh dưỡng TRIX sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn.

1.4 XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 1.4.1 Giới thiệu sơ lược về xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ phú dưỡng tại vùng đất ngập nước xã Cẩm Thanh thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam dựa vào chỉ số dinh dưỡng Vollenweider (TRIX) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)