3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1 Hàm lượng N-NO3 môi trường nước mặt tại xã Cẩm Thanh
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Ở những vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho rong tảo phát triển gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản. Theo quy định của WHO, nồng độ nitrat trong nước uống không quá 10 mg/l. TCVN 5492:1995 quy định nồng độ nitrat trong nước bề mặt là 10 mg/l (nguồn sử dụng cho cấp nước sinh hoạt) và 15 mg/l (các nguồn khác) [12]. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1, bảng 3.2 và hình 3.1.
Hình 3.1. Hàm lượng N-NO3- môi trường nước mặt trong đợt 1 và đợt 2
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng N-NO3-có sự biến động tại các vị trí nghiên cứu, dao động từ 3,86 – 31,28 mg/l vào đợt 2 và từ 2,81 – 27,42 mg/l vào đợt 1. Vào đợt 2 cao nhất là vị trí NN2 (31,28 mg/l) gấp 3 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1và thấp nhất là vị trí NT5 (3,86 mg/l), sự dao động giữa các vị trí tương đối cao. Tại các vị trí NN2, NN3, NN4 của khu vực nông nghiệp và NT2, NT3, NT4 của khu vực nuôi tôm, hàm lượng N- NO3- vượt giới hạn cho phép hạng B1 từ 1-3 lần. Nguyên nhân là do quá trình thất thoát của nitơ từ phân bón vào nước và thức ăn dư thừa từ các ao nuôi tôm thải ra môi trường. Tuy nhiên vào đợt 1, nồng độ N-NO3-thấp hơn nhiều so với đợt 2, đặc biệt giảm đáng kể tại khu vực nuôi tôm. Nguyên nhân là do trong thời gian này, các ao nuôi tôm chưa vào vụ và các chủ hộ ngừng nuôi từ tháng 10, 11 và 12. Riêng tại khu vực rừng dừa, ngoại trừ RD1 và RD2 là vị trí gần với khu dân cư và nhà hàng Tuấn Liên có hàm lượng N-NO3- trong 2 đợt đều vượt TCCP thì các vị trí nằm sâu trong rừng dừa đa số thấp hơn TCCP. 0 5 10 15 20 25 30 35 NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 RD1 RD2 RD3 RD4 RD5 mg/l