Phương pháp phân tích mẫu nước

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ phú dưỡng tại vùng đất ngập nước xã Cẩm Thanh thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam dựa vào chỉ số dinh dưỡng Vollenweider (TRIX) (Trang 32 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu nước

a. Hiện trường

Các chỉ tiêu pH, độ mặn, độ đục, DO được đo trực tiếp trong máy đo đa chỉ tiêu 6920V2.

b. Trong phòng thí nghiệm

Phương pháp ESS 150.1: Chlorophyll – Phương pháp quang phổ

Phương pháp ESS 150.1 là phương pháp đo quang phổ dựa trên sắc tố của tảo, được áp dụng phổ biến cho nước mặt. Nguyên tắc của phương pháp là sau khi cho một lượng nước nhất định qua giấy lọc (đường kính 47 mm và lỗ 0.7 μm), tế bào tảo sẽ được giữ lại trên bề mặt giấy lọc. Các sắc tố được

chiết từ mẫu tảo bằng dung dịch axeton. Các chiết xuất thu được tiến hành đo độ hấp thụ (mật độ quang) ở bước sóng khác nhau [37].

- Cách tiến hành [37]:

Lấy mẫu nước với thể tích 500 ml lọc qua giấy lọc bằng máy hút chân không, sau đó bỏ giấy lọc vào từng lọ thủy tinh tối có nắp đậy đựng trong tủ đông (có đánh kí hiệu mẫu) (1). Trong quá trình hút không được để khô giấy lọc.

Chiết mẫu ướt: lấy 15 ml axeton đổ vào mẫu giấy lọc chứa trong lọ thủy tinh (1), bỏ vào máy siêu âm trong 5 phút để phá vỡ thành tế bào tảo. Sau đó cho vào tủ lạnh trong vòng 12 giờ ở 4oC.

Lọc mẫu: chuyển mẫu qua ống ly tâm và quay 600 vòng/phút. Sau đó, gạn lấy mẫu và lọc mẫu qua đầu lọc Sartorius RC 0,45 μm (2).

Đo quang: dùng pipet chuyển một phần mẫu (2) vào cuvet và so màu ở bước sóng 663 nm.

Axit hóa mẫu: cho 0,01 ml axit clohydric vào 5 ml mẫu (2), lắc đều và đo độ hấp thụ ở 665 nm sau 5 phút.

Nồng độ Chl-a được tính toán dựa trên công thức:

Chlorophyll-a (μg/l) = 26.73∗(663b−665a)∗E(F) V(L)

Trong đó:

F: hệ số pha loãng

E: lượng axeton sử dụng để chiết xuất (ml) V: thể tích nước lọc (L)

L: độ dài của cuvet (cm)

665a: mật độ quang của mẫu đo ở bước sóng 665nm, sau khi axit hóa.

663b: mật độ quang của mẫu đo ở bước sóng 663nm, trước khi axit hóa.

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước khác

Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

STT Chỉ tiêu môi

trường Tiêu chuẩn

1 P-PO43-

TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước – Xác định phosphat – Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat

2 N-NO2-

TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) Chất lượng nước – Xác định nitrit – Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.

3 N-NO3-

TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988 (E)) Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic

4 N-NH4+

TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ

5 Chl-a Phương pháp ESS 150.1: Chlorophyll – Phương pháp quang phổ.

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ phú dưỡng tại vùng đất ngập nước xã Cẩm Thanh thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam dựa vào chỉ số dinh dưỡng Vollenweider (TRIX) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)