3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.3. Hàm lượng N-NH4+môi trường nước mặt tại xã Cẩm Thanh
Amoni là một trong những sản phẩm của quá trình khoáng hóa chất hữu cơ, thành phần góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Trong nước giá trị chỉ tiêu amoni được xem là tổng của amoni (NH4+) và amoniac (NH3). Theo FAO (1987) khi pH = 7,5 ở 30oC amoniac chiếm khoảng 2,5% trong amoni tổng số, phần trăm amoni tăng cao khi pH tăng từ 8,5 ở 30oC (20%) đến 10 ở 30oC (khoảng 90%). Trong nuôi trồng thủy sản nồng độ amoni được khuyến cao nên nhỏ hơn 0,1 ppm, tuy nhiên cũng có một số loài cá có thể chịu đựng nồng độ amoni cao hơn 0,1 ppm [1], [10]. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1, bảng 3.2 và hình 3.3.
Hình 3.3. Hàm lượng N-NH4+ môi trường nước mặt trong đợt 1 và đợt 2
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ N-NH4+ trong nước mặt có sự biến động theo khu vực nghiên cứu. N-NH4+ dao động từ 0,5 – 4,23 mg/l vào đợt 2 và 0,34 – 4,98 mg/l vào đợt 1. Tại vị trí NN2, NN3, NN4 thuộc khu vực nông nghiệp có nồng độ N-NH4+ vào đợt 1 và đợt 2 cao hơn QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột B1 từ 1 – 4 lần. Nguyên nhân là do khu vực này thuộc thôn Võng Nhi và thôn Thanh Đông, là 2 thôn chuyên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cẩm Thanh, do vậy lượng phân bón sử dụng trong các mùa vụ thất thoát vào đất và nước làm gia tăng hàm lượng nitơ trong môi trường. Đối với khu vực rừng dừa tại vị RD3, RD4, RD5 do nằm sâu trong rừng dừa Bảy Mẫu nên ít chịu tác động của các chất thải từ quá trình đô thị hóa, đồng thời cũng thể hiện phần nào khả năng lọc sạch chất bẩn của cây dừa nước.
0 1 2 3 4 5 6 NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 RD1 RD2 RD3 RD4 RD5 mg/l