3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Hàm lượng N-NO2-môi trường nước mặt tại xã Cẩm Thanh
Nitrit có nguồn gốc từ phân bón, là một giai đoạn trung gian, không bền vững trong chu kỳ nitơ và được hình thành trong nước bằng quá trình oxy hóa amoni hoặc chuyển hóa nitrat. Do đó, quá trình sinh hóa có thể gây nên sự biến đổi nhanh chóng về nồng độ nitrit trong mẫu nước. Trong nước tự nhiên, nitrit thường chỉ ở nồng độ thấp (vài phần mười miligam mỗi lít). Nồng độ cao hơn có trong nước cống và nước thải công nghiệp, trong nước thải được xử lý và trong nước bị ô nhiễm. Nitrit là ion độc đối với thực vật thủy sinh ở nồng độ nhỏ hơn 1 𝜇g/l. Giới hạn nồng độ cho phép của ion NO2- trong các nguồn nước dùng làm nước cấp sinh hoạt là 0,01 mg/L [12].
Hình 3.2. Hàm lượng N-NO2- môi trường nước mặt trong đợt 1 và đợt 2
Qua kết quả được trình bày ở bảng 3.1, bảng 3.2 và hình 3.2, chúng tôi thấy rằng nồng độ N-NO2- dao động từ 0,01 – 0,19 mg/l vào đợt 1 và 0,02 – 0,31 mg/l vào đợt 2. So với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (0,05 mg/l) thì đa số các mẫu nước đều vượt giới hạn cho phép, ngoại trừ vị trí NN1, NN5, NT1, RD3 và RD4. Vào đợt 2, N-NO2- cao nhất là khu vực nông nghiệp
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 RD1 RD2 RD3 RD4 RD5 mg/l
và thấp nhất là ở rừng dừa, nhìn chung có sự biến động theo khu vực nghiên cứu và nồng độ N-NO2- vào đợt 2 cao hơn đợt 1. Đặc biệt, tại khu vực nuôi tôm hầu hết các mẫu nước đều cao và vượt TCCP từ 2-4 lần, nguyên nhân xuất phát từ việc xả nước của các ao nuôi sau khi thu hoạch vào đầu tháng 3 của một số hộ dân, khiến cho nồng độ N-NO2- tăng vọt so với đợt 1. Thức ăn dư thừa trong ao nuôi tôm chứa hàm lượng protein cao, các chất thải rắn được đào thải qua quá trình bài tiết của tôm kết hợp với tảo chết lắng xuống đáy ao và khuếch tán vào môi trường nước.