Những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện. (Trang 69)

Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động và trong mỗi cuộc kiểm toán, AASCN cũng không tránh khỏi những khó khăn. Những khó khăn đó có thể xuất phát từ phía khách hàng kiểm toán, hoặc từ chính công ty, hoặc lý do khác dẫn đến cuộc kiểm toán không đạt được những kết quả như mong muốn.

Thứ nhất, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, AASCN đã thực hiện việc đánh giá hệ thống KSNB và xác định rủi ro kiểm soát. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, AASCN lại chưa quan tâm nhiều đến thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát. Do đó, KTV không tận dụng được những kết quả mà thử nghiệm kiểm soát mang lại.

Thứ hai, Trong cả giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV đều tiến hành thủ tục phân tích. Tuy nhiên, thủ tục phân tích chưa được chú trọng, đầu tư nhiều. Cụ thể, KTV mới chỉ tiến hành phân tích một số ít các chỉ tiêu đơn giản, như so sánh nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ giữa các năm và một vài tỷ suất về TSCĐ. Đồng thời, mặc dù chương trình kiểm toán có liệt kê thủ tục phân tích, và ví dụ minh họa ở trên có đề cập đến thủ tục phân tích, nhưng trong thực tế, nhiều khi KTV bỏ qua thủ tục này mà tiến hành luôn thủ tục kiểm tra chi tiết. Hơn nữa, các đánh giá kết quả phân tích phần nhiều phụ nhiều vào kinh nghiệm và suy nghĩ chủ quan của KTV nên có thể kết quả đánh giá không

thống nhất. Như vậy, thủ tục phân tích chưa được thực hiện đạt yêu cầu, và chưa phát huy hiệu quả.

Thứ ba Trong khi tiến hành kiểm toán TSCĐ, trường hợp các khoản mục

trong TSCĐ là nhiều, kiểm toán viên chỉ có thể thực hiện kiểm tra chọn mẫu. Khi đó, kiểm toán viên cần xem xét đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận trong TSCĐ để đưa ra phương pháp chọn mẫu hiệu quả nhất. Thông thường, KTV chọn một mốc giá trị thích hợp, những nghiệp vụ có giá trị trên mốc này được chọn làm mẫu. Quá trình này cũng chịu sự ảnh hưởng lớn bởi trình độ, kinh nghiệm của KTV thực hiện, vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế nhất định.

2.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện.

Với phương châm hoạt động vì lợi ích cao nhất của khách hàng, công ty AASCN đã có rất nhiều cố gắng trong việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán thoả mãn cho nhiều doanh nghiệp, đạt được sự tin tưởng của các khách hàng ở mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay thì cạnh tranh là điều không trể tránh khỏi, và để khẳng định mình trong lĩnh vực này cần phải có sự nỗ lực nhiều hơn nữa trong hoạt động kiểm toán.

Mỗi một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đều thể hiện sự thành công hay thất bại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở một khía cạnh khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Trong đó, có thể nói rằng khoản mục TSCĐ là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính trên BCTC của mỗi doanh nghiệp. TSCĐ là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trên bảng cân đối kế toán, nó biểu thị năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, với các đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính, những nhận xét về khoản mục TSCĐ luôn được chú ý, điều này đồng nghĩa với quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ của kiểm toán viên cần được thực hiện chính xác, trọn vẹn để đưa ra kết luận đầy đủ nhất, trung thực nhất cung cấp cho khách hàng.

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thường phát sinh ít nhưng giá trị lớn, khi kiểm toán TSCĐ phải luôn chú trọng kiểm tra khấu hao TSCĐ do liên quan đến chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Trong khi đó thời gian và chi phí kiểm toán lại giới hạn, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Hiện tại, AASCN đã xây dựng một chương trình kiểm toán khá hoàn chỉnh, trong đó chương trình kiểm toán TSCĐ được đánh giá là khá chặt chẽ và mang tính hiệu quả cao, tuy nhiên qua quá trình thực tập tại AASCN, cùng với những hiểu biết của bản thân, em xin mạnh dạn đưa ra một số phương hướng góp phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại đây.

Thứ nhất: áp dụng thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Cơ sở kiến nghị: Trong kiểm toán BCTC, KTV phải đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị. Dựa trên những đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB này, KTV cần thực hiện thử nghiệm kiếm soát. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “đánh giá rủi ro và KSNB”, Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, Dựa trên kết quả các thử nghiệm kiểm soát, KTV xác định xem hệ thống KSNB có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu có thay đổi lớn thì kiểm toán viên phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến. Như vậy, việc không thực hiện thử nghiệm kiểm soát sẽ không thu thập được bằng chứng để khẳng định những đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB cũng như đánh giá rủi ro kiểm soát là đúng đắn.

Điều kiện áp dụng: thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực. Thủ tục kiểm soát được thực hiện nhằm thu thập bằng chứng chứng minh cho những đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB, từ đó xác định kế hoạch thực hiện các thủ tục cơ bản.

Biện pháp cụ thể:: AASCN nên thiết kế bổ sung các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và các phần hành khác nói chung. Cụ thể, các thủ tục này hướng tới:

- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. VD: kiểm tra các chứng từ liên quan đến mua sắm TSCĐ có được phê duyệt đầy đủ hay không; nghiệp vụ thanh lý TSCĐ có được thực hiện theo đúng thủ tục thanh lý hay không…

- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc KSNB xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không. Ví dụ: người kiểm soát có ký trên các chứng từ về TSCĐ hay không…

- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục KSNB, ví dụ xem xét lại biên bản kiểm kê TSCĐ…

Thứ hai: Hoàn thiện thủ tục phân tích

Cơ sở kiến nghị: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình

phân tích”. Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro. Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Như vậy, thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả sẽ giúp KTV có thể giảm bớt rủi ro phát hiện cũng như giảm bớt các thủ tục khác, nhờ đó có thể được tiết kiệm thời gian mà đạt hiệu quả cao.

Điều kiện áp dụng: thủ tục phân tích được áp dụng cả trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích có thể được thực hiện khi có số liệu so sánh giữa các kỳ, và trong một kỳ, số liệu đó đáng tin cậy (số liệu đã được kiểm toán hoặc hệ thống KSNB có hiệu lực). Đồng thời, thực hiện thủ tục này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm

nhất định, vì từ kết quả phân tích, KTV phải dựa vào kinh nghiệm và xét đoán chủ quan của cá nhân để đánh giá kết quả và đưa ra những kế hoạch tiếp theo cho phù hợp.

Biện pháp: AASCN có thể hoàn thiện thủ tục phân tích bằng cách áp dụng thêm một số các chỉ tiêu để phân tích, như:

Hệ số tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ.

Chỉ tiêu này giúp KTV có thể thấy được mức độ đầu tư vào TSCĐ của khách hàng, từ đó góp phần ước lượng được mức trọng yếu của TSCĐ.

- Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ: Tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị.

- Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: Tỷ số được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị TSCĐ, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào TSCĐ.

Đồng thời, KTV cần thu thập các chỉ tiêu tương ứng của các DN cùng lĩnh vực kinh doanh khác để so sánh với khách hàng, nhờ đó có thể tìm ra những yếu tố khác biết, có thể phát hiện ra những chênh lêch bất thường

Thứ ba: công ty nên áp dụng phần mềm hỗ trợ cho việc chọn mẫu kiểm toán

Cơ sở kiến nghị: Hiện nay có một số Công ty kiểm toán đã tiến hành xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho việc chọn mẫu kiểm toán. Cách làm công nghệ hoá công tác kiểm toán, việc tính toán cũng trở nên chính xác hơn, tiết kiệm thời gian

Điều kiện áp dụng: việc áp dụng phần mềm phục vụ cho việc chọn mẫu có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là khi sử dụng cho các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, số nghiệp vụ phát sinh rất nhiều… mọi công ty kiểm toán đều có thể áp dụng, tuy nhiên công ty cũng sẽ mất khoản chi phí để mua phần mềm này, và phải thường xuyên cập nhật những thay đổi, cải tiến cho phù hợp. Đồng thời, người sử dụng phần mềm cần có những hiểu biết nhất định về cách thức sử dụng để có thể kết hợp kết quả của phần mềm và nhận định có cá nhân để đạt kết quả tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp: Công ty nên quan tâm đến việc áp dụng phần mềm hỗ trợ cho việc chọn mẫu. Như vậy, có thể tiết kiệm được thời gian cho cuộc kiểm toán, đồng

thời việc chọn mẫu sẽ đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên cũng cần phải kết hợp cả kinh nghiệm đánh giá của kiểm toán viên đối với mẫu chọn để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính sẽ giúp thời gian thực hiện kiểm toán nhanh hơn cũng như giảm bớt các sai sót trong quá trình chọn mẫu.

Ngoài ra, để có thể thực hiện tốt những yêu cầu trên thì cùng với đó, chất lượng kiểm toán của các kiểm toán viên cũng cần được củng cố và phát triển từng ngày. Sau mỗi cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên luôn xem lại hồ sơ làm việc của mình để rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót trong lần kiểm toán sau, tuy nhiên, để có thể phát huy hết sự nỗ lực đó và cũng là nâng cao khả năng chuyên môn, tính sáng tạo, phát huy thế mạnh của từng cá nhân, Ban Giám đốc công ty nên xây dựng một chính sách phát triển, nâng cao trình độ của các kiểm toán viên bằng các biện pháp khác nhau như thiết kế chương trình tuyển dụng nhân viên một cách chặt chẽ, khuyến khích sức sáng tạo trong công việc, đưa ra những quy chế nhằm đảm bảo tuân thủ quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán… cần thiết phải có sự trao đổi, học hỏi giữa các cá nhân trong cùng Công ty, và với các kiểm toán viên cùng hoạt động trong ngành. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, kỹ năng trong kiểm toán giúp các kiểm toán viên có được tư duy tốt nhất, sự nhanh nhạy trong nắm bắt công việc.

PHỤ LỤC 01

Khách hàng Niên độ Người thực hiện

Người kiểm

tra Mã số

CHƯƠNG TRÌNH THAM GIA KIỂM KÊ Ngày Ngày

CHƯƠNG TRÌNH THAM GIA KIỂM KÊ TSCĐ

Tham chiếu

Người thực hiện Trước khi tham gia kiểm kê

1. a) Ngày tham gia kiểm kê.

b) Nếu kiểm kê TSCĐ được thực hiện trước khi kết thúc niên độ thì hệ thống kiểm soát nội bộ có đảm bảo cho chúng ta dựa vào để cho ý kiến về TSCĐ ở thời điểm cuối năm?

c) Thủ tục kiểm toán gì đã được thiết lập cho khoảng thời gian này? 2. Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước. Xem có khó khăn gì nảy sinh, biện pháp khắc phục.

3. Thu thập bảng hướng dẫn kiểm kê TSCĐ của đơn vị (nếu có thể). 4. Ghi nhận các thông tin sau ở các địa điểm sử dụng TSCĐ:

a) Ở địa điểm nào:

− Cần kiểm toán viên tham gia

− Cần xác nhận của bên thứ 3

− Không cần tham gia hay xác nhận năm nay b) Ngày nào sẽ tham gia kiểm kê.

c) Các thỏa thuận, hợp đồng liên quan đến TSCĐ cho thuê hoạt động

5. Nếu có thể, đi xem xét trước các nơi sẽ tham gia kiểm kê. Xem xét công tác bảo quản.

6. Xem xét có TSCĐ đi thuê hoạt động hoặc của bên thứ 3 để tại đơn vị. Nếu có thì các hàng hóa, TS này được tách biệt như thế nào.

7. Việc kiểm đếm có được đối chiếu với chứng từ, sổ sách và sự khác biệt đã được kiểm tra bởi sự kiểm đếm lại?

Việc kiểm đếm được thực hiện bởi ai và khi nào?

8. Giải thích cách thức cung cấp những thông tin cần thiết cho bộ phận kế toán để thực hiện khóa sổ.

9. Giải thích làm thế nào khách hàng đảm bảo rằng: a) Mọi TSCĐ đều được kiểm đếm;

b) Không có TSCĐ bị đếm trùng;

c) Danh sách TSCĐ sẽ không được thêm vào sau đó.

Chỉ rõ các thủ tục được thực hiện khi tham gia kiểm kê để kiểm tra các vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Bảo đảm rằng khách hàng đã ghi nhận đầy đủ TSCĐ nhận giữ hộ. 11. Bảo đảm rằng một sự kiểm soát đầy đủ đã được xây dựng nhằm phòng tránh những sai sót trong tổng cộng số lượng, thay đổi đơn vị đo lường.

12. Ước lượng thời gian và chi phí cần thiết tham gia quan sát kiểm kê.

Trong khi tham gia kiểm kê

13. Các hướng dẫn của khách hàng về công tác kiểm kê là khả thi? Giải thích những điểm mà thực tế không phù hợp với hướng dẫn của khách hàng.

14. Chỉ rõ những đề xuất cải thiện cho năm tới. 15. Bảo đảm rằng:

a) Nhân viên khách hàng thực hiện việc kiểm đếm có đủ năng lực và hiểu rõ công việc mình đang làm;

b) TSCĐ được sắp xếp trật tự giúp công tác kiểm đếm được chính xác;

c) Một khi TSCĐ đã được kiểm kê xong, có sự xem xét để đảm bảo rằng mọi TSCĐ đã được kiểm đếm và không có TSCĐ nào được kiểm đếm 2 lần.

16. Quan sát tình trạng của TSCĐ, điều tra và ghi nhận danh sách TSCĐ hư hỏng, lỗi thời, đã khấu hao hết.

17. Nếu quan sát và các thủ tục kiểm toán có liên quan cho thấy rằng khách hàng đã thực hiện một cách có tổ chức và hệ thống cuộc kiểm kê

với các hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và xem xét đầy đủ hãy thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN) thực hiện. (Trang 69)