1.1.3 Các thông tin tài chính có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho Do hàng tồn kho là một bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trongtoàn bộ tài sản, do đó khoản mục hàng tồn k
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM HOẠT KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 4
1.1 Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính 4
1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 4
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm toán khoản mục hàng tồn kho 4
1.1.3 Các thông tin tài chính có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho 5
1.2 Mục tiêu kiểm toán kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán thực hiện 6
1.2.1 Mục tiêu đối với nghiệp vụ hàng tồn kho 6
1.2.2 Mục tiêu đối với số dư hàng tồn kho 6
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán thực hiện 7
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 7
1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục hàng tồn kho 15
1.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục hàng tồn kho 22
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 23
Trang 22.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 23
2.1.1 Công ty TNHH MTV Cao su ABC 23
2.1.2 Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam 28
2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 33
2.2.1 Công ty TNHH MTV Cao su ABC 33
2.2.1 Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam 54
2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 67
2.3.1 Công ty TNHH MTV Cao su ABC 67
2.3.2 Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam 70
2.4 Đánh giá chung về việc thực hiện kiểm toán hàng tồn kho đối với khách hàng 71
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TU VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 75
3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 75
3.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 75
3.1.2 Những tồn tại 76
3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 78
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán hàng tồn kho 78
3.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán hàng tồn kho 79
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AASC Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán
BCKT Báo cáo Kiểm toán
BCTC Báo cáo Tài chính
KSNB Kiểm soát nội bộ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH MTV Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên
TSLĐ Tài sản lưu động
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VFC Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng chỉ đạo mức trọng yếu tại AASC 10
Bảng 1.2: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quá trình quản lý sản xuất tại AASC 11
Bảng số2.1 : Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho 26
Bảng 2.2 : Bảng đánh giá tính trọng yếu 27
Bảng 2.3: Ước tính ban đầu về mức trọng yếu 27
Bảng 2.4: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: 32
Bảng 2.5: Bảng ước lượng ban đầu và tính trọng yếu 33
Bảng 2.6: tính giá xuất nguyên vật liệu 53
Bảng 2.7: Mô tả loại hàng tồn kho 55
Bảng 2.8 :Bảng đối chiếu kết quả kiểm kê nguyên vật liệu chính 57
Bảng 2.9 :Bảng đối chiếu kết quả kiểm kê vật liệu phụ: 58
Bảng 2.10:Bảng đối chiếu kết quả kiểm kê công cụ, dụng cụ 58
Bảng 2.11: Bảng đối chiếu kết quả kiểm kê thành phẩm 59
Bảng số 2.12: So sánh các bước công việc 73
Bảng 3.1: Các công việc trong giai đoạn chuẩn bị kiểm kê 84
Bảng 3.2: Các công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm kê 85
Bảng 3.3: Các công việc cần hoàn thành kiểm kê trước khi rời kho 87
Bảng 3.4: Các công việc trong giai đoạn kết luận về kiểm kê tại khách hàng 88
Trang 6DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU
Mẫu biểu 1: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 29
Mẫu biểu 2: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 34
Mẫu biểu 3: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 37
Mẫu biểu 4: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 38
Mẫu biểu 5: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 39
Mẫu biểu 6: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 41
Mẫu biểu 7: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 43
Mẫu biểu 8: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 45
Mẫu biểu 9: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 46
Mẫu biểu 10: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 49
Mẫu biểu 11: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 52
Mẫu biểu 12: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 54
Mẫu biểu 13: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 60
Mẫu biểu 14: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 61
Mẫu biểu 15: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 62
Mẫu biểu 16: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 65
Mẫu biểu 17: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 68
Mẫu biểu số 18: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 69
Mẫu biểu 19: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 70
Mẫu biểu 20: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 71
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình đối chiếu kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ 36
Sơ đồ 2.2: Khái quát quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính
do AASC thực hiện 74
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 17 năm hoạt động, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán (AASC) đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng dịch
vụ Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đã được xã hội thừa nhận vàAASC đã trở thành người bạn đáng tin cậy của doanh nghiệp Thông qua các dịch
vụ cung cấp, Công ty đã giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủcác đường lối, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước, tạo lập được nhữngthông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong doanhnghiệp vào nề nếp Tuy nhiên đó cũng chỉ là kết quả ban đầu, chỉ là sự tạo dựngnền tảng, hành lang cho hoạt động kiểm toán của AASC trong nền kinh tế thịtrường Bởi vậy, AASC đã xác định mục tiêu phát triển để đáp ứng được yêu cầuhội nhập và phát triển nền kinh tế
Trong các hoạt động kiểm toán của AASC thì kiểm toán báo cáo tài chính(BCTC) là hoạt động chủ yếu vì nó phục vụ cho nhu cầu đông đảo của khách hàng,bên cạnh đó hoạt động kiểm toán BCTC còn đem lại lợi ích cho bản thân doanhnghiệp, các nhà đầu tư, chủ sở hữu vốn, Nhà nước Trong kiểm toán BCTC thìkiểm toán hàng tồn kho là một trong những khoản mục phức tạp bởi lẽ hàng tồnkho và giá vốn hàng bán là khoản mục có giá trị lớn trong BCTC của doanhnghiệp, các nghiệp vụ kinh tế về hàng tồn kho rất phong phú và đa dạng, các saisót xảy ra đối với hàng tồn kho ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu quan trọng trên bảngcân đối kế toán cũng như các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó ảnhđến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy việc thựchiện tốt quy trình và phương pháp kiểm toán hàng tồn kho sẽ giúp Kiểm toán viên(KTV) và công ty kiểm toán thu được những bằng chứng kiểm toán thích hợpnhằm đưa ra nhận xét đúng đắn về các khoản mục liên quan đến hàng tồn kho nóiriêng và tình hình tài chính nói chung của đối tượng được kiểm toán
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty
Trang 9TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện" là cần thiết
để góp phần phát triển dịch vụ kiểm toán BCTC nói riêng và dịch vụ tài chính nóichung của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn khotrong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán thực hiện
Để thực hiện mục đích trên, chuyên đề tập trung vào các mục đích cụ thểsau:
- Làm rõ thêm về mặt lý luận đối với kiểm toán hàng tồn kho trong kiểmtoán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểmtoán thực hiện
- Trên cơ sở khảo sát thực tế tình hình kiểm toán BCTC và nghiên cứu quytrình và phương pháp kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện,chuyên đề phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồnkho, từ đó đề ra các nội dung nhằm hoàn thiện quy trình và phương phápkiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào quy trình và phương phápkiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHDịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chuyên đề đã phản ánh thực trạng quy trình và phương pháp kiểm toán hàngtồn kho trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán (AASC) thực hiện., từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về
Trang 10các kết quả đã đạt được, những hạn chế và bất cập cần phải hoàn thiện trong quátrình thực hiện kiểm toán hàng tồn kho.
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của chuyên đề đượctrình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán tài
chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểmtoán
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán thực hiện
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho
trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấnTài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện
Trang 11PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM HOẠT KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
1.1 Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán tài
chính
1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho có rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hìnhdoanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hànghóa mua về để chờ bán, đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thườngbao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng vào sản xuất, sản phẩm dởdang, thành phẩm hoàn thành chờ bán
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02 - "Hàng tồn kho" thì "Hàng
tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ"[5, tr 36].
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại, chúng có thể ở trong kho của doanhnghiệp, có thể đang lưu giữ ở ngoài doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ về hàng tồnkho lớn, có nhiều cách thức để đánh giá hàng tồn kho, việc xác định giá trị hàngtồn kho đôi khi cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp…Vì vậy, trong nhiều doanhnghiệp, hàng tồn kho thường được coi là một khoản mục trọng yếu và có rủi rotiềm tàng cao, là trung tâm chú ý trong cả lĩnh vực kiểm toán và kế toán vì những
Trang 12quy mô lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu được trình bày trên BCTC.
- Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng nghiệp vụ phát
sinh trong kỳ rất nhiều, nhiều nghiệp vụ phát sinh với quy mô lớn và liên quanđến nhiều loại chứng từ Do đó, quá trình quản lý và ghi chép hàng tồn kho trởnên rất phức tạp
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác
nhau, do nhiều người quản lý, với mỗi loại hàng tồn kho khác nhau điều kiệnbảo quản cũng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại Vì thế màcông việc kiểm kê, quản lý và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, dễxảy ra gian lận, sai sót
- Hàng tồn kho có liên quan trực tiếp đến nhiều chu trình khác như chu trình
mua hàng và thanh toán, chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình tiền lương
và nhân viên do đó, khi kiểm toán, KTV cần quan tâm đến mối liên quancủa chúng trong một hệ thống để phát hiện ra những sai sót có tính chất dâychuyền
1.1.3 Các thông tin tài chính có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho
Do hàng tồn kho là một bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trongtoàn bộ tài sản, do đó khoản mục hàng tồn kho cũng thường là một khoản mụckiểm toán tương đối khó khăn và phức tạp bởi lẽ:
- Hàng tồn kho trong doanh nghiêp thường bao gồm nhiều loại, trong khi
việc tính toán và đánh giá hàng tồn kho chịu sự chi phối của nhiều nguyên tắc kếtoán (nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc thận trọng…) và kếtoán cũng có nhiều phương pháp đánh giá hàng tồn kho như: phương pháp giá thực
tế đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuấttrước, phương pháp bình quân gia quyền Khi vận dụng các nguyên tắc vàphương pháp tính giá trị hàng tồn kho đối với từng doanh nghiệp ít nhiều lại mangtính chất chủ quan, do đó cũng rất dễ dẫn đến khả năng sai phạm và đặc biệt làxem xét tính hợp lý của việc đánh giá hàng tồn kho
Trang 13- Hàng tồn kho có khả năng bị giảm giá so với giá trị sổ sách rất nhiều do
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình nên dễ bị mất giá, hư hỏng hay lỗi thời…
Vì thế việc đánh giá giá trị hàng tồn kho thường phức tạp, giá trị hàng tồn kho cóthể không được điều chỉnh thích hợp, ví dụ trong quá trình trích lập dự phòng giảmgiá hàng tồn kho
- Có một số khoản mục hàng tồn kho rất khó đánh giá, phân loại như các
linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang, tác phẩm nghệ thuật,kim khí quý, đá quý, hoá chất do đó xác định chất lượng và giá trị hàng tồn kholuôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác
- Hàng tồn kho, chi phí và giá thành thường liên quan đến các chỉ tiêu
trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp, do vậy sai pham về hàng tồn kho thườngảnh hưởng lớn mang tính chất trọng yếu đối với các khoản mục trên BCTC củadoanh nghiệp như khoản mục hàng tồn kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giávốn hàng bán từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2 Mục tiêu kiểm toán kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán thực hiện
1.2.1 Mục tiêu đối với nghiệp vụ hàng tồn kho
Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ hàng tồn kho được ghi sổ trong kỳ là phátsinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quanđến các khoản chi phí phát sinh
Tính toán và đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ hàng tồn kho được xác địnhtheo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắn
Đầy đủ: Các nghiệp vụ hàng tồn kho (nghiệp vụ xuất kho, nhập kho), nghiệp
vụ chi phí, giá thành phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trêncác sổ kế toán và báo cáo kế toán
Quyền và nghĩa vụ: Trong kỳ doanh nghiệp có quyền đối với số hàng tồn
Trang 14kho đã ghi sổ.
Đúng đắn: Các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí và giá thành phát sinh trong
kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toánliên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ này được hạch toánđúng trình tự và phương pháp kế toán
Đúng kỳ: Các nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn kho, chi phí và giá thành đềuđược hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích
1.2.2 Mục tiêu đối với số dư hàng tồn kho
Sự hiện hữu: Tất cả hàng tồn kho được doanh nghiệp trình bày trên BCTC
là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên các BCTC phải khớp đúngvới số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp
Tính toán và đánh giá: Các số dư của các tài khoản hàng tồn kho được tínhtoán đúng đắn và đánh giá theo đúng quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán vàquy định cụ thể của doanh nghiệp Đặc biệt là các khoản chi phí sản xuất dở dangcuối kỳ phải được xác định trên cơ sở số liệu kiểm kê tin cậy với phương phápđánh giá phù hợp
Đầy đủ: Toàn bộ hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên BCTC.Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ hàng tồn kho báo cáo phải thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp, không có một bộ phận hàng tồn kho được báo cáo nào thuộc sởhữu của đơn vị khác mà doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý
Đúng đắn: Hàng tồn kho phải được phân loại đúng đắn để trình bày trêncác BCTC
Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết hàng tồn kho đượcxác định đúng đắn Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kếtoán tổng hợp và sổ cái không có sai sót
Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho, chi phí và giá thành trên cácBCTC được xác định theo đúng các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán vàkhông có sai sót
Trang 151.3 Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán thực hiện
Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong các cuộc kiểm toán từ năm 2001, AASC đã chính thức ban hành một chương trình kiểm toán chung được áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Sau đây là chương trình kiểm toán dành cho khoản mục hàng tồn kho của Công ty AASC:
Kiểm toán hàng tồn kho cũng tuân theo quy trình cơ bản gồm 3 bước: lập
kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Tùy theo các đặc điểm cụ thểtại từng khách hàng mà chương trình kiểm toán có thể thay đổi linh hoạt tuy nhiêncác KTV luôn đi theo một trình tự cơ bản được trình bày cụ thể:
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán thường được triển khai theo các bước sau:
1.3.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán chỉ thực sự bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán tiếpnhận một khách hàng, trên cơ sở thư mời kiểm toán, KTV xác định đối tượng sẽphục vụ trong tương lai và tiến hành các công việc: đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán,phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên dựa trên các phần công việc củakiểm toán khoản mục hàng tồn kho
Thu thập thông tin cơ sở:
KTV đánh giá khả năng sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mứctrọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thựchiện kiểm toán và mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.Những thông tin về hàngtồn kho cần đạt được trong giai đoạn này bao gồm:
- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng (được thực hiện ởchương trình kiểm toán chung);
Trang 16- Xem xét lại kết quả kiểm toán phần hành hàng tồn kho của lần kiểm toántrước (nếu có);
- Tham quan nhà xưởng, kho bãi bảo quản hàng tồn kho;
- Thu thập thông tin về chính sách kế toán hàng tồn kho của khách hàngnhư: phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ ( như kê khai thườngxuyên, kiểm kê định kỳ ) và xác định giá hàng tồn kho( như giá đích danh, LIFO,FIFO, PUMP)
- Dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy hàng tồn kho của doanhnghiệp có những chủng loại đặc biệt cần có ý kiến của chuyên gia
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
Mục đích của việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng làgiúp cho KTV nắm bắt được quy trình mang tính chất pháp lý của khách hàng ảnhhưởng đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Cách thức thuthập chủ yếu là thông qua phỏng vấn đối với ban giám đốc Công ty khách hàng.Các thông tin cần thu thập bao gồm:
- Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty
- Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra củanăm hiện hành hoặc một vài năm trước
- Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị và ban giám đốccủa Công ty khách hàng Những biên bản này thường chứa đựng những thông tinquan trọng có liên quan tới cổ tức, tới hợp nhất, giải thể, chuyển nhượng muabán… Những thông tin này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và trìnhbày trung thực những thông tin trên báo cáo tài chính
- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng giúp cho KTV xác định được những
dữ kiện có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành những thông tin tài chính,giúp KTV tiếp cận với những hoạt động tài chính của khách hàng, những khía cạnhpháp lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của kháchhàng
Thực hiện các thủ tục phân tích :
Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiệnthông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính
Trang 17và phi tài chính, nó bao hàm cả việc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tínhcủa KTV
Các thủ tục phân tích ở đây chủ yếu được thực hiện bằng các số liệu trên Bảngcân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Cụ thể:
- So sánh số liệu về mức biến động số dư hàng tồn kho cuối niên độ này so vớihàng tồn kho cuối niên độ trước tính theo số tuyệt đối hoặc số tương đối
- So sánh giá bán bình quân sản phẩm của công ty với giá bán bình quânngành, so sánh dự trữ hàng tồn kho bình quân của các công ty cùng ngành có cùngđiều kiện kinh doanh cũng như quy mô hay công nghệ sản xuất (nếu có)
- So sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đặt ra như: mứctổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ với chi phí kế hoạch, với định mức chi phínguyên vật liệu của một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch (nếu có)
Việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽgiúp KTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán giúp KTVkhoanh vùng trọng yếu, đánh giá mức trọng yếu, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toánhàng tồn kho cũng như tổng thể Báo cáo tài chính được kiểm toán
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
Tại AASC thì việc xác định mức trọng yếu được quy định riêng trên cơ sở
có tham khảo chỉ đạo mức trọng yếu của các công ty kiểm toán nước ngoài có uytín KTV xác định mức trọng yếu trên cơ sở tổng tài sản hoặc tổng doanh thu củađơn vị được kiểm toán từ đó phân bổ cho từng khoản mục trên BCTC KTV tiếnhành phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu theo phương pháp hệ số vàhàng tồn kho thường được phân bổ với hệ số là 3 trong khi các khoản nợ đượcphân bổ với hệ số là 2 và các khoản mục khác được phân bổ với hệ số là 1 Thôngthường KTV tại AASC xác định mức trọng yếu theo căn cứ tại bảng sau:
Bảng 1.1: Bảng chỉ đạo mức trọng yếu tại AASC
Trang 183 Nợ ngắn hạn 1% - 2%
(Cần lưu ý, mức trọng yếu được xác định theo căn cứ trên không áp dụng đối với các chỉ tiêu có giá trị nhỏ hoặc giao động lớn giữa các kỳ).
(Nguồn: Công ty AASC)
KTV thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoảnhàng hàng tồn kho và các nghiệp vụ có liên quan đến hàng tồn kho Các yếu tố cóthể làm tăng khả năng xảy ra các sai phạm thường là: các nghiệp vụ mua, sản xuất,tiêu thụ thường xảy ra nhiều làm tăng cơ hội cho các sai phạm phát sinh; việc tínhgiá thành sản phẩm, xác định sản phẩm dở dang, việc đo lường và phân bổ chi phínguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thường phứctạp; quy mô của các số dư tài khoản và tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản(nếu số dư hàng tồn kho có giá trị càng lớn thì càng có khả năng chứa đựng rủi rotiềm tàng cao); việc ước tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho thường phức tạp vàmang nặng tính chủ quan; hàng tồn kho được bảo quản ở nhiều kho bãi khác nhaudẫn đến khó kiểm soát vật chất và dễ bị mất trộm hoặc hỏng hóc, hao mòn …Thông thường dựa trên kinh nghiệm, sự xét đoán nghề nghiệp, các thông tin banđầu, hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu công ty đã kiểm toán các khách hàng này ởnhững năm trước) của khách thể kiểm toán KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng Đây làquá trình đánh giá đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bị ảnh hưởng nhiều bởi
sự xét đoán nghề nghiệp của KTV, do đó công việc này thường do các chủ nhiệmkiểm toán hoặc KTV cao cấp thực hiện
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát:
Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV tiếnhành sử dụng bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB đối với khoản mục hàngtồn kho:
Bảng 1.2: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quá trình
quản lý sản xuất tại AASC
Trang 19Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng: Tham chiếu: Niên độ kế toán: Người thực hiện: Người được phỏng vấn: Ngày thực hiện:
Quản lý sản xuất
Các chỉ dẫn và yêu cầu
Những câu hỏi dưới đây nhằm trợ giúp cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng để giúp KTV xác định mức độ trọng yếu khi kiểm toán BCTCcủa khách hàng Những câu hỏi này không những cung cấp cho KTV sự hiểu biết
về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà còn giúp cho KTV trong việc lập
kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán
Trước tiên KTV cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịutrách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng Mỗi câu hỏi cầnđược trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của
doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của
khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác
Với những thủ tục có câu trả lời " Không" hoặc "Không áp dụng" cần chỉ rõ ảnh
hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trong TQL đểhoàn thiện hệ thống KSNB
Trang 20Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Không Không
áp dụng
1 Các hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho sản
xuất, quản lý nhý xe cộ, máy tắnh, vãn
phòng phẩm, điện thoại có đýợc kiểm
soát để đảm bảo rằng chúng chỉ đýợc
dùng do mục đắch kinh doanh của đõn vị
không?
2 Các báo cáo chi tiết chi phắ phát sinh có
đýợc lập hàng tháng để theo dõi có biến
động bất thýờng không?
3 Chi phắ sản xuất có đýợc theo dõi riêng
cho từng loại sản phẩm để có thể quản
lý theo định mức không?
4 Các chi phắ tãng đột biến có đýợc phân
tắch nguyên nhân và báo cáo ngay cho
Ban lãnh đạo để có biện pháp khống chế
kịp thời không?
5 Nguyên vật liệu đề nghị xuất cho sản
xuất có đýợc dựa trên kế hoạch sản xuất
đã đýợc phê duyệt không?
6 Lýợng nguyên vật liệu chắnh dự trữ cho
sản xuất có đýợc báo cáo thýờng xuyên
và đối chiếu với số lýợng cần thiết theo
kế hoạch tiến độ sản xuất không?
Trang 219 Tiến độ sản xuất có đýợc theo dõi
thýờng xuyên để đảm bảo giao hàng
đúng thoả thuận không?
10 Có áp dụng các biện pháp an ninh bảo
vệ khu vực sản xuất để đảm bảo nguyên
vật liệu, thành phẩm vào/ra đều đýợc
kiểm soát không?
11 Có thực hiện kiểm tra chất lýợng đối với
từng công đoạn sản xuất không?
12 Các sản phẩm kém chất lýợng, nhập lại
dây chuyền để sửa chữa có đýợc theo
dõi riêng không?
chiếu
Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống
Dựa trên các công việc đã thực hiện,theo ý kiến của tôi:cácthủ tục kiểm soát có
vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quả trong suốt năm cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể phát sinh.
[đã quy định nhưng các thủ tụcẦ là chưa phù hợp hoặc vận hành không hiệu quả nên không thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể phát sinh ]
Khoanh vùng rủi ro và các chỉ dẫn cho việc lập kế hoạch
Trang 22Các vấn đề cần phải nêu trong TQL
KTV soát xét (ký/tên viết tắt)
Ngày soát xét:
Phụ trách phòng soát xét (ký/tên viết tắt)
Ngày soát xét:
Trang 231.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát về hàng tồn kho được thực hiện trong việc kiểm tra hệthống kiểm soát nội bộ và thường tập trung vào chức năng chính của khoản mụchàng tồn kho là các nghiệp vụ mua vật tư hàng hoá; các nghiệp vụ xuất kho vật tưhàng hoá; các nghiệp vụ sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất; nghiệp vụ lưu khovật tư hàng hoá
Đối với nghiệp vụ mua vật tư hàng hoá:
KTV tiến hành các công việc sau:
- Xem xét có tồn tại một phòng độc lập chuyên thực hiện nghiệp vụ mua hàngnhưng không đảm nhiệm việc quyết định mua hàng, hoặc ít nhất phải có một ngườichịu trách nhiệm giám sát một cách hợp lý đối với tất cả các nghiệp vụ mua
- Xem xét việc sử lý đơn đặt hàng có đúng theo quy trình hay không, kiểm tra
sự hiện diện của chứng từ để đảm bảo sự có thật của các nghiệp vụ mua hàng vàviệc mua hàng là cần thiết
- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn các nghiệp vụ mua hàng, dấu hiệu kiểmsoát nội bộ trên các hoá đơn của người bán, báo cáo nhận hàng, phiếu yêu cầumua, đơn đặt mua hàng
- Theo dõi một chuỗi các đơn đặt mua và báo cáo nhận hàng để đảm bảo cácnghiệp vụ mua đều được ghi sổ
Đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư hàng hoá:
- Kiểm tra tính có thật của các yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá bằng việc kiểmtra lại các phiếu yêu cầu và sự phê duyệt đối với các phiếu yêu cầu đó Kiểm tra sốlượng trên phiếu xuất có khớp với yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá đã được phêduyệt không
- Kiểm tra các chứng từ sổ sách có liên quan đến việc hạch toán nghiệp vụ xuấtvật tư hàng hoá như lệnh sản xuất, đơn đặt mua hàng, phiếu xuất kho và các sổ chitiết, sổ phụ
- Kiểm tra các chữ ký nhận trên phiếu xuất kho vật tư hàng hoá hoặc dấu vết
Trang 24của công tác kiểm tra đối chiếu giữa các sổ sách kế toán của đơn vị.
- Xem xét tính độc lập của thủ kho và người giao hàng, người nhận hàng, nhânviên kế toán kho, sự độc lập của người làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng vớingười giao hàng và người sản xuất
Đối với các nghiệp vụ sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất:
Nghiệp vụ sản xuất được xem là nghiệp vụ trọng tâm trong khoản mục hàngtồn kho Để đánh giá hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ này, KTV thường thựchiện các thử nghiệm kiểm soát sau:
- Xem xét việc tổ chức quản lý và theo dõi sản xuất ở các phân xưởng, quytrình và cách thức làm việc của nhân viên thống kê phân xưởng, sự giám sát củaquản đốc phân xưởng có thường xuyên và chặt chẽ không
- Xem xét việc ghi chép nhật ký sản xuất của từng bộ phận kiểm tra chất lượng
ở phân xưởng và tính độc lập của bộ phận này với bộ phận kiểm nhận hàng nhậpkho
- Xem xét quá trình kiểm soát công tác kế toán chi phí của doanh nghiệp thôngqua các dấu hiệu kiểm tra sổ sách kế toán chi phí và sự độc lập giữa người ghi sổ
kế toán hàng tồn kho với người quản lý hàng tồn kho
- Xem xét quy trình, thủ tục kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang có tuân thủtính nguyên tắc và nhất quán giữa kỳ này với kỳ trước không, đồng thời xem xét sựgiám sát trong việc đánh giá và kiểm kê sản phẩm dở dang
Đối với các nghiệp vụ lưu kho:
Nghiệp vụ lưu kho cũng là một nghiệp vụ quan trọng trong khoản mục hàngtồn kho do vậy việc đánh giá hệ thống kiểm soát đối với các nghiệp vụ lưu khophải được thực hiện một cách cẩn trọng và thích đáng
Thông qua các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý chung của các con số,KTV có thể phát hiện về khả năng có sai phạm trọng yếu về hàng tồn kho Để thực
Trang 25hiện thủ tục phân tích, trước hết KTV rà soát lại về ngành nghề của khách hàng đểnắm được tình hình thực tế cũng như xu hướng chung của ngành giúp KTV đánhgiá được chính xác hơn về hàng tồn kho Các thủ tục phân tích được KTV sử dụngchủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm: phân tích dọc và phân tíchngang.
Phân tích ngang (phân tích xu hướng):
- Rà soát mối quan hệ giữa số dư hàng tồn kho với số hàng mua trong kỳ, lượngsản xuất ra, số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nhằm đánh giá chính xác sự thay đổi hàngtồn kho
- So sánh số dư hàng tồn kho năm nay với năm trước, số dư hàng tồn kho thực
tế so với định mức trong đơn vị
- So sánh chi phí sản xuất thực tế kỳ này với kỳ trước và với tổng chi phí sảnxuất kế hoạch để thấy sự biến động của tổng chi phí sản xuất giữa các kỳ
- So sánh giá thành đơn vị thực tế của kỳ này với kỳ trước, so sánh giá thànhthực tế và giá thành kế hoạch Thủ tục này giúp KTV phát hiện những sự tănggiảm bất thường của giá thành sản phẩm sau khi đã loại bỏ sự ảnh hưởng của biếnđộng giá cả nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất):
- So sánh tỷ lệ hàng tồn kho trong tài sản lưu động của Công ty để xem xét xuhướng biến động
Tổng lãi gộp
Tỷ suất lãi gộp =
Trang 26Tổng doanh thuTổng GVHB
Tỷ lệ quay vòng HTK =
Số dư HTK bình quân
Nếu tỷ lệ lợi nhuận quá thấp hoặc tỷ lệ hàng tồn kho quá cao so với dự kiếncủa KTV thì có thể đơn vị khách hàng đã khai tăng GVHB và khai giảm giá hàngtồn kho
Bên cạnh những thông tin tài chính, các thông tin phi tài chính cũng có thểgiúp KTV kiểm tra sự hợp lý của hàng tồn kho Chẳng hạn KTV có thể so sánhgiữa số lượng hàng tồn kho trong kho được ghi trên sổ với diện tích có thể chứacủa kho đó, nếu vượt quá sức chứa của kho thì rất có thể hàng tồn kho đã bị ghităng số lượng
Căn cứ vào những bằng chứng thu được thông qua thủ tục phân tích KTV sẽđịnh hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết đối với hàng tồn kho cần thực hiện
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết hàng tồn kho để đối chiếu số liệu phátsinh của các tài khoản hàng tồn kho và các khoản chi phí liên quan để phát hiệnnhững sai sót trong hạch toán hàng tồn kho, đối chiếu số dư trên tài khoản hàng tồnkho với số liệu kiểm kê thực tế đồng thời xem xét trên sổ theo dõi vật tư sử dụng ởphân xưởng sản xuất KTV cũng cần có sự khảo sát xem có sự thay đổi trong việc
sử dụng phương pháp tính giá của doanh nghiệp và phát hiện những sai sót trongquá trình tính toán
Trong quá trình kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư các tài khoản, KTVthực hiện kiểm tra chọn mẫu dựa trên xét đoán nghề nghiệp của mình Việc xétđoán nghề nghiệp của KTV thường dựa vào kinh nghiệm đối với khách hàng cócùng ngành nghề, hoặc kết quả của cuộc kiểm toán năm trước hoặc kinh nghiệmcủa KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán
Trang 27 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí và giá thành và tính giá hàng tồn kho
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí, giá thành cũng nhưkiểm tra việc tính giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là bước kiểm toánđược đặc biệt chú trọng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Để thực hiện côngviệc này, KTV thường thực hiện theo chương trình kiểm toán áp dụng cho kháchhàng đã được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Các thủ tục kiểm trachi tiết được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu của kiểm toán hàng tồn kho như:
sự hiện hữu, phát sinh, tính toán và đánh giá, phân loại và hạch toán cũng như mụctiêu về tổng hợp và công bố, cụ thể:
Đối với khoản mục hàng đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng hóa và hàng gửi bán:
KTV thường tiến hành các bước công việc sau:
- Đối chiếu số dư hàng tồn kho đầu năm với số liệu trên BCTC năm trước;
- Đối chiếu số dư cuối năm giữa sổ chi tiết, sổ cái, Báo cáo nhập xuất tồn
và Bảng cân đối kế toán nhằm kiểm tra tính hợp lý, tính chính xác và việc chuyển
sổ đối với hàng tồn kho;
- Đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế trên Biên bản kiểm kê thực tế với số liệu
sổ kế toán tại thời điểm kết thúc niên độ;
- Tiến hành kiểm tra chọn mẫu đối với các nghiệp vụ nhập xuất vật tư,hàng hoá, thành phẩm nhằm khẳng định tính có thật của nghiệp vụ; kiểm tra tínhhợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của chứng từ nhập xuất kho trong kỳ (đảm bảo nguyêntắc phê duyệt, nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm);
- Kiểm tra phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho bằng cách chọn mẫu đểthực hiện thủ tục tính toán lại giá xuất nhằm kiểm tra tính chính xác số học củaviệc tính giá hàng tồn kho của khách hàng Kiểm tra tính nhất quán trong việc tínhgiá vật tư, hàng hóa nhập xuất kho trong kỳ Việc kiểm tra này thường tập trungvào các khoản mục hàng tồn kho có giá trị lớn;
- Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách so
Trang 28sánh đơn giá ghi sổ với đơn giá mua và giá tồn kho tại thời điểm kiểm toán.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị ghi sổ, cần kiểm traviệc tính toán giá trị lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của đơn vị xem có phùhợp và đúng quy định hiện hành hay không và ghi nhận dự phòng giảm giá hàngtồn kho trên BCTC;
- Đối với hàng tồn kho đang đi đường cần kiểm tra chứng từ có liên quan
và phiếu nhập kho năm sau để đảm bảo tính đầy đủ, đúng đắn và có thật củanghiệp vụ này;
- Đối với hàng tồn kho gửi bán, KTV thực hiện kiểm tra các hợp đồng đại
lý liên quan đến hàng gửi bán, việc kiểm tra chi tiết thường được thực hiện theotừng đối tượng gửi bán Đồng thời kiểm tra và đối chiếu số liệu hàng gửi bán trênbáo cáo với số liệu xác nhận của bên thứ ba hoặc kết quả kiểm kê;
- Bên cạnh đó KTV cần kiểm tra tính đúng kỳ của nghiệp vụ hàng tồn khobằng cách tiến hành kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn khotrước và sau ngày khóa sổ kế toán và thực hiện đối chiếu với Phiếu nhập, Phiếuxuất kho và các chứng từ đi kèm các phiếu nhập xuất này;
- Xem xét việc hạch toán các khoản mục hàng tồn kho và thực hiện kiểmtra 100% các nghiệp vụ có đối ứng bất thường liên quan đến các khoản mục hàngtồn kho
Đối với giá vốn hàng bán trong kỳ
- Trước tiên, KTV so sánh giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh với sổ cái, sổ chi tiết; lập bảng tổng hợp đối ứng và xem xét toàn bộcác nghiệp vụ bất thường đối với khoản mục giá vốn hàng bán;
- Lập bảng chi tiết giá vốn theo từng mặt hàng, so sánh sự biến động giữacác tháng, tìm nguyên nhân đối với những biến động bất thường;
- Xem xét chứng từ để kiểm tra tính hợp lý và phù hợp của các khoản ghigiảm giá vốn và ghi giảm doanh thu tương ứng;
- Thực hiện kiểm tra chọn mẫu các chứng từ ghi nhận giá vốn trong kỳ như
Trang 29phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, biên bản thanh lý, hợp đồng kinh tế để đảm bảoviệc ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ là phù hợp;
- Kiểm tra việc ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ có phù hợp với doanhthu được ghi nhận hay không thông qua việc ước tính giá vốn hàng bán từ số lượnghàng tồn kho tiêu thụ trong báo cáo bán hàng, nhật ký bán hàng, bảng kê số lượnghàng xuất bán theo hóa đơn;
- Kiểm tra việc ghi nhận giá vốn hàng bán của một số lô hàng trước và saungày khóa sổ kế toán để xem xét tính đúng kỳ trong việc ghi nhận giá vốn
Đối với nghiệp vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Tìm hiểu phương pháp tính giá thành tại đơn vị có phù hợp với mô hình,
tổ chức sản xuất không, phương pháp tính giá thành trong kỳ có nhất quán không
và có nhất quán với năm trước không;
- Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành tại đơn vị như thếnào, chi phí nào được tập hợp trực tiếp, chi phí nào được phân bổ, phương phápphân bổ như thế nào, có hợp lý hay không;
- Nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của đơn vị áp dụng vàkiểm tra bảng tính giá trị sản phẩm dở dang tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán;
- Kiểm tra chi tiết các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kiểm tra tính có thật, tính đầy đủ vàđúng kỳ của những khoản chi phí này, cần lưu ý đối chiếu số liệu các khoản mụcchi phí với các khác có liên quan KTV thường kiểm tra chi tiết đối với các khoảnchi phí so với định mức và xem xét việc hạch toán các khoản vượt định mức nàyđồng thời trong quá trình kiểm tra chi tiết chi phí, KTV thường thực hiện đọc lướt
sổ chi tiết để kiểm tra xem xét xem có chi phí bán hàng và chi phí quản lý đượchạch toán vào chi phí sản xuất hay không;
- Đối chiếu số lượng trên Bảng tính giá thành với thành phẩm nhập khotrong kỳ;
- Kiểm tra chọn mẫu việc hạch toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản
Trang 30phẩm nhập kho và thực hiện kiểm tra toàn bộ những nghiệp vụ có đối ứng bấtthường;
- Kiểm tra tình hình phân loại, đánh giá hàng tồn kho và trích lập dự phònggiảm giá hàng tồn kho
Tại các công ty kiểm toán, sau khi tiến hành các thử nghiệm cơ bản vớihàng tồn kho, KTV sẽ đưa ra kết luận chung về hàng tồn kho
bên thứ ba.
Tham gia kiểm kê hàng tồn kho là thủ tục rất hữu hiệu để thu thập bằngchứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu của hàng tồn kho Khi hàng tồn khođóng vai trò trọng yếu trong BCTC thì trách nhiệm của KTV là giám sát hoặc trựctiếp kiểm kê chọn mẫu hàng tồn kho Sau khi kết thúc quá trình kiểm kê hàng tồnkho, KTV đưa ra nhận định về cuộc kiểm kê tại khách hàng, đồng thời KTV tiếnhành đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế trên Biên bản kiểm kê với số liệu sổ kế toánhàng tồn kho tại cùng thời điểm để phát hiện sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và
số liệu trên sổ kế toán
KTV phải tiến hành xác định thời gian, địa điểm thực hiện, xác định quy
mô mẫu, lựa chọn các thủ tục kiểm toán, đánh giá tính hợp lý về thủ tục kiểm kêđơn vị thực hiện Quá trình này thường được tiến hành như sau:
- Đối với các khách hàng được kiểm toán nhiều năm hoặc công ty kiểmtoán được bổ nhiệm kiểm toán trước ngày kết thúc niên độ kế toán, KTV tiến hànhtham dự chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho của khách hàng theo một chương trìnhđã định sẵn Tùy thuộc vào đặc điểm hàng tồn kho ở từng khách thể kiểm toán màquy trình kiểm kê sẽ được thiết lập tương ứng Đối với khách hàng có kho bãi ởnhiều nơi khác nhau KTV thường thay đổi địa điểm quan sát kiểm kê giữa các năm
và bảo đảm quy mô quan sát kiểm kê hợp lý trong mỗi năm Ngoài ra, KTV sửdụng phương pháp chọn mẫu những loại hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, khảnăng chứa đựng sai phạm cao… để tiến hành kiểm kê Sau khi kết thúc quá trìnhkiểm kê HTK, KTV đưa ra kết quả kiểm kê tại khách hàng, đồng thời đối chiếu sốliệu kiểm kê thực tế trên Biên bản kiểm kê với số liệu sổ kế toán hàng tồn kho tại
Trang 31cùng thời điểm để phát hiện sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu trên sổ kếtoán
- Đối với trường hợp công ty kiểm toán được bổ nhiệm kiểm toán sau ngàykết thúc niên độ kế toán, KTV tiến hành đánh giá tính hữu hiệu của hệ thốngKSNB trong việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán dođơn vị thực hiện Trong trường hợp KTV không tin tưởng vào hệ thống này thì sửdụng thủ tục kiểm toán bổ sung để khẳng định đúng đắn giá trị hàng tồn kho đượckhách hàng báo cáo Các thủ tục có thể kể đến như: kiểm kê; xem xét các tài liệukiểm kê của khách hàng…
- Đối với trường hợp hàng tồn kho của doanh nghiệp được nắm giữ bởi bênthứ ba, KTV thực hiện xác nhận trực tiếp với bên thứ ba về số lượng, tình trạng vàhàng tồn kho hoặc tham dự chứng kiến kiểm kê đối với những hàng tồn kho này
1.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
1.3.3.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
KTV xem xét các biên bản họp Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị,họp Ban Giám đốc, biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng saungày khoá sổ kế toán để tìm kiếm những sự kiện có thể ảnh hưởng đến các khoảnmục trong hàng tồn kho Đồng thời, KTV cũng chú trọng đến việc trao đổi với BanGiám đốc khách hàng để xác định những sự kiện liên quan đến hàng tồn kho xảy rasau ngày khoá sổ kế toán có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Trên cơ sở đó KTVthiết kế những thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán
1.3.3.2 Đánh giá bằng chứng kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán hàng tồn
kho
Việc đánh giá bằng chứng, tổng hợp kết quả kiểm toán và thực hiện soátxét công việc kiểm toán được thực hiện theo hình thức soát xét ba cấp từ thấp đếncao (trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng và Ban Giámđốc)
Trong mọi trường hợp, khi KTV phát hiện sai phạm trọng yếu hoặc các saiphạm nếu xét một cách đơn lẻ là không trọng yếu, khi tổng hợp lại thì là trọng yếu
Trang 32có liên quan đến hàng tồn kho, thì KTV yêu cầu Ban Giám đốc khách hàng điềuchỉnh BCTC
Ngoài ra KTV cũng phải nêu lên những giới hạn trong quá trình kiểm toántại đơn vị mà KTV cho rằng nó ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Đối với hàng tồnkho, những giới hạn này có thể do một số yếu tố khách quan khiến KTV không thểtham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và bằng các thủ tục khác cũng khôngthể kiểm tra được tính đúng đắn của hàng tồn kho do số lượng hàng tồn kho củakhách hàng quá lớn, phân bố rải rác ở nhiều kho bãi cách xa nhau nên KTV chỉ cóthể chọn mẫu kho bãi để tiến hành kiểm toán, hoặc cũng có thể do kế toán khôngcung cấp đầy đủ số liệu Những giới hạn này phải được KTV trình bày rõ trongphần ý kiến của KTV trong BCKT
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ
VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN
2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.1.1 Công ty TNHH MTV Cao su ABC
Công ty TNHH MTV Cao su ABC (ABC)là khách hàng thường xuyên củaAASC Nhóm thực hiện kiểm toán tại ABC bao gồm:
Một chủ nhiệm kiểm toán (Phó Giám đốc AASC) chịu trách nhiệm tiếpxúc, trao đổi với khách hàng và soát xét công việc kiểm toán của nhóm kiểm toán
Nhóm kiểm toán thực hiện: Một kiểm toán viên là trưởng nhóm kiểm toán,một kiểm toán viên và hai trợ lý kiểm toán
Do có sự thay đổi trong thành phần kiểm toán nên các thành viên trongnhóm kiểm toán sẽ nghiên cứu lại hồ sơ kiểm toán của những năm trước để hiểu
rõ hơn về khách hàng và phải kiểm tra lại những thay đổi từ phía khách hàng cóảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán năm nay
Trang 33 Khái quát về Công ty TNHH MTV Cao su ABC:
ABC là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào ngày 06/09/1978theo quyết định số 318/NN-TC-QĐ của Bộ Nông Nghiệp với tên gọi là Công tyCao su ABC Ngày 21-6-2010, Tập đoàn CNCS Việt Nam đã ra Quyết định số178/QĐ-HĐQTCSVN phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su ABCthành Công ty TNHH Một thành viên Cao su ABC và chính thức đi vào hoạt độngtừ ngày 1-7-2010 với số vốn điều lệ 465,6 tỷ đồng, do ông Lê Thanh Tú làm Tổnggiám đốc Đồng thời, Tập đoàn CNCS Việt Nam đã ra quyết định bổ nhiệm 5thành viên Hội đồng thành viên công ty do ông Nguyễn Hồng Phú giữ chức Chủtịch Hội đồng Hiện nay Công ty cao su ABC là đơn vị thành viên của Tập đoàncông nghiệp cao su Việt Nam (GERUCO),có chức năng và nhiệm vụ:
- Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu cao su
- Xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư và kinh doanh địa ốc
- Chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm và chế biến gỗ nguyên liệu
Cơ cấu tổ chức công ty:
- Ban giám đốc công ty: Gồm một Giám đốc và ba Phó giám đốc, baogồm: phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc XDCB và phó giám đốc đoànthể
Theo đánh giá của kiểm toán viên, Ban giám đốc công ty là những ngườiđược đào tạo chuyên ngành chính quy, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong sảnxuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm, do đó có đủ khả năng trong điều hành vàquản lý công ty
- Kế toán trưởng: Ông Phan Bá A, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Thành Phố
Hồ Chí Minh năm 1981, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý tàichính và kế toán
- Tổng số lao động bình quân cả năm 2010 là: 6.551 lao động
- Tám phòng ban, bao gồm: Phòng tài chính kế toán, phòng xuất nhậpkhẩu, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật – nông nghiệp, phòng tổ chức lao
Trang 34động tiền lương, phòng xây dựng cơ bản, phòng KCS, và phòng thanh tra, bảo vệquân sự.
- Có mười một nông trường, hai nông lâm trường và hai nhà máy chế biến,một trung tâm y tế, bao gồm: nông trường 1, 2, 3, 4, 5, 6, ,8 ,9, nông trườngPhú Riềng đỏ, nông trường Nghĩa Trung, nông trường Minh Hưng, nôngtrường Thọ Sơn; Nông lâm trường Tuy Đức, nông lâm trường Đồng Nai;Nhà máy chế biến Phước Bình, nhà máy chế biến trung tâm
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Gồm kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán giá thành, một kếtoán công nợ, một kế toán tài sản cố định kiêm tiền lương, một kế toán tiền kiêmdoanh thu và một thủ quỹ
Các chính sách kế toán chủ yếu trong công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng theo Chế độ kế toán doanhnghiệp Việt Nam theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2010
- Hình thức kế toán áp dụng : công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật kýchung
- Niên độ kế toán : niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm
- Hạch toán ngoại tệ : các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đượcquy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quânliên Ngân hàng taị thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế Tại thời điểm cuốinăm công ty tiến hành đánh giá lại các khoản ngoại tệ theo tỷ giá bình quânliên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày khoá sổ
kế toán Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được kết chuyển vào doanhthu hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính và được đưa vàobáo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính hoặcphản ánh trên chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá trong phần vốn chủ sở hữu thuộcBảng cân đối kế toán
Trang 35- Hàng tồn kho : hàng tồn kho được tính theo giá gốc, công ty áp dụngphương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho Giá trị hàngtồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc, trong quátrình sử dụng tài sản cố định được theo dõi trên ba chỉ tiêu nguyên giá, haomòn luỹ kế và giá trị còn lại Khấu hao được tính theo phương pháp đườngthẳng, thời gian khấu hao được xác định phù hợp với quyết định206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính
- Các khoản phải thu : các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tàichính theo giá trị ghi sổ cùng với khoản dự phòng được lập cho cáckhoản nợ phải thu khó đòi và nợ xấu
- Trích lập dự phòng : dự phòng nợ khó đòi thể hiện phần giá trị được ghinhận trước nhằm phòng ngừa rủi ro đối với những khách hàng không có khảnăng thanh toán hoặc thang toán chậm
- Ghi nhận doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của các khoản phảithu đã thu hoặc sẽ thu được
2.1.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Bảng số2.1 : Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho.
áp dụng
Ghi chú
1 Có thực hịên kiểm kê hàng tồn kho
2 Có thực hiện mang hàng tồn kho đi
Trang 36thế chấp không?
3 Địa điểm bố trí kho có an toàn không?
4 Thủ kho có được đào tạo chính quy
5 Các phiếu nhập kho có được chi sổ kế
6 Việc xác định giá trị hàng tồn kho có
nhất quán với các năm trước hay không?
7 Có tính giá thành chi tiết cho các
thành phẩm tồn kho hay không?
Kết luận : Hệ thống kiểm soát nội bộ của hàng tồn kho:
Khá Trung bình Yếu
Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho
- Đánh giá rủi ro: Qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với hàng tồn kho
KTV đưa ra kết luận sau:
Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
- Xác định mức trọng yếu: Với quá trình hoạt động lâu năm trong lĩnh vực
kiểm toán và kinh nghiệm trong công việc kiểm toán của các kiểm toán viên,AASC đã xây dựng được tài liệu hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trongkiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty như sau:
Trang 37Bảng 2.3: Ước tính ban đầu về mức trọng yếu
Tỷ lệ (%)
Nợ ngắn hạn 1,5 6.498.025.850 2 8.664.034.466
Theo bảng tính này mức trọng yếu được ước tính dựa vào chỉ tiêu thu nhậptrước thuế và chỉ tiêu nợ ngắn hạn có giá trị (nhỏ nhất) từ 6.498.025.850 đ đến8.664.034.466 đ Tuy nhiên, để thận trọng, ta có thể xác định ước lượng ban đầu vềmức trọng yếu là 6.498.025.850 đ
Sau khi đã có các ước lượng về mức trọng yếu của báo cáo tài chính, kiểmtoán viên sẽ phân bố ước lượng ban đầu này cho các bộ phận và khoản mục theo tỷ
lệ sau: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ bên ngoài và các khoản thuế hệ số 2, cáckhoản khác hệ số 1 Kiểm toán viên quyết định phân bổ mức trọng yếu cho khoảnmục hàng tồn kho cao hơn các khoản mục khác vì chi phí cho khoản mục nàythường lớn hơn các khoản mục khác Kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu là:696.759.832đ Phân bổ mức trọng yếu cho hàng tồn kho là giúp KTV xác địnhđược sổ lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với khoản mụchàng tồn kho ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo các sai sót không vượt quámức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Việc phân bổ mức trọng yếu dựa trênbản chất của các khoản mục, kinh nghiệm của KTV, chi phí kiểm toán, rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục hàng tồn kho
2.1.1.3 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho:
Theo sự đánh giá của kiểm toán viên cho thấy rủi ro tiềm tàng được đánhgiá ở mức độ cao và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình vì vậy kiểm
Trang 38toán viên cần tập trung nhiều vào các thủ tục kiểm tra chi tiết trong các giai ðoạnkiểm toán và thực hiện ít các thủ tục kiểm soát.
Kết thục giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ,các mục tiêu kiểm toán sau đâyđược đặt ra:
- Hàng tồn kho được hạch toán, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp(tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu)
- Giá trị hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp đượcchấp nhận bởi Chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán.( PMUP –giá bình quân gia quyền)
- Chia cắt niên độ được tính xác minh chính xác (tính đầy đủ, tính hiệnhữu)
- Giá trị hàng tồn kho được xác minh, các khoản dự phòng giảm giá đượchạch toán (giá trị, cách trình bày)
Hướng kiểm tra:
- Thu thập thông tin về chính sách kê toán áp dụng đối với hàng tồn kho
- Xem xét sự biến động của hàng tồn kho giữa các năm
- Kiểm tra chi tiết
- Thu thập và xem xét các tài liệu liên quan để có bằng chứng hàng tồn khođược đem ra thế chấp hoặc hàng tồn kho không thuộc sở hữu của đơn vị
- Kết luận đưa ra bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trongthư quản lý
2.1.2 Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam
2.1.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
Với những khách hàng thường niên thì việc thu thập thông tin không mấtnhiều thời gian do tất cả cấc thông tin về khách hàng đã được lưu trữ trong hồ sơkiểm toán thường niên KTV chỉ cần thu thập thêm thông tin quan trọng phát sinhtrong năm tài chính có ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán năm tài chính này Đối vớiCông ty Cổ Phần Khử trùng Việt Nam (VFC) là khách hàng năm đầu được kiểmtoán bởi Công ty AASC, do đó KTV cần thu thập tất cả các thông tin về khách
Trang 39hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, đánh giá tính trọngyếu và rủi ro với hàng tồn kho và cuối cùng là tổng hợp kết quả kiểm toán hàng tồnkho.
Kiểm toán viên thu thập thông tin về khách hàng theo bảng mẫu quy địnhtại Công ty AASC
Mẫu biểu 1: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE
COMPANY LIMITED (AASC) Khách hàng: Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam
Niên độ kế toán: 2010 Tham chiếu:
hiện:23/2/2011
* Thông tin chung :
- Khách hàng: Năm đầu
- Trụ sở chính: 29 Tôn Đức Thắng, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty có mười chi nhánh, bao gồm: chi nhánh phía bắc tại Hà Nội, chi nhánh ĐàNẵng, chi nhánh Quy Nhơn, chi nhánh Nha Trang, chi nhánh Đắc Lắc, chi nhánh CầnThơ, chi nhánh An Giang, chi nhánh Kiên Giang, chi nhánh Đà Lạt và chi nhánh BìnhDương
- Giấy phép hoạt động : Trước khi được cổ phần hóa là Công ty Khử trùng Việt Namđược thành lập theo Quyết định số 361/NN-TCCB/QĐ của Bộ NN & PTNT Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 0302327629 (số Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh cũ: 4103000456) do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minhcấp lần đầu ngày 31/12/2001, thay đổi lần 12 ngày 24/08/2009
* Lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán các loại thuốc bảo vệ thực vật, vật
tư bảo vệ thực vật, vật tư khử trùng (không sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói tại
Trang 40trụ sở);
- Cung cấp dịch vụ khử trùng, diệt sinh vật gây hại nông lâm sản và các vật thể khác;
- Dịch vụ xử lý, bảo dưỡng, vệ sinh môi trường trong nhà máy, kho tàng, văn phòng
cơ quan, các công trình xây dựng;
- Mua bán vật tư, hóa chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (trừ hóa chất có tính độchại mạnh);
- Giám định hàng hóa: số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu giám định khác;
- Cho thuê văn phòng;
- Dịch vụ chống mối mọt;
- Giám sát thi công và lắp đặt máy móc thiết bị;
- Tư vấn đầu tư;
- Dịch vụ trừ mối cho các công trình xây dựng - đê đập - khách sạn - nhà hàng;
- Cho thuê kho bãi
* Tổng số vốn điều lệ: 81.338.550.000 đồng (Tám mươi mốt tỷ ba trăm ba mươi tám triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng) (năm 2009)
* Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị khách hàng:
Các nhân tố rủi ro có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VFC:
- Rủi ro về nhà cung cấp: Hiện nay Công ty làm đại lý phân phối sản phẩm nông dược
của các nhà sản xuất nước ngoài Nếu trong thời gian tới, chính sách phân phối haytiêu chuẩn làm đại lý phân phối của các công ty nông dược nước ngoài có sự thay đổi,điều này sẽ tác động tới hoạt động của Công ty Tuy nhiên, hiện nay Công ty là mộttrong những nhà phân phối sản phẩm nông dược hàng đầu Việt Nam, có khả năng đápứng tốt các yêu cầu khắt khe của các đối tác nước ngoài Nếu chính sách phân phốihay tiêu chuẩn làm đại lý phân phối của các công ty nông dược nước ngoài thay đổithì không chỉ Khử trùng Việt Nam mà tất cả các công ty nông dược trong nước thựchiện nhập khẩu đều bị ảnh hưởng
- Rủi ro cạnh tranh: nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong hoạt động của nền kinh tế
nước ta, do đó, hệ thống phân phối các sản phẩm nông dược, hỗ trợ cho sản xuất nôngnghiệp ngày càng mở rộng Nhiều nhà cung cấp sản phẩm nông dược của nước ngoàibắt đầu được cấp phép mở hệ thống phân phối tại Việt Nam, trở thành đối thủ cạnhtranh trực tiếp với các đại lý hiện nay Đây sẽ là khó khăn lớn cho các đại lý phân