Em xin cam đoan chuyên đề " kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện"
Trang 1Em xin cam đoan chuyên đề " kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện" là công trình nghiên cứu của
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong khoa Kế toán – Kiểmtoán, Trường Học viện Ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ lànền tảng cho quá trình nghiên cứu chuyên đề mà còn là hành trang quý báu để
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM LỜI CẢM ƠN - LỜI MỞ ĐẦU -1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO
ĐOAN -VÀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH -3
1.1.Khái quát về khoản mục hàng tồn kho với vấn đề kiểm toán. -3
1.1.1 Khái niệm và phân loại khoản mục hàng tồn kho. -3 1.1.2 Mối quan hệ giữa khoản mục hàng tồn kho với các khoản mục khác trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. -3 1.1.3.Hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục hàng tồn kho. -4
1.2 Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. 5
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho: -5 1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục hàng tồn kho. -6 1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho. -7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT THỰC HIỆN -15
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán Nam Việt. -15
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty -15 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty AASCN. -16 2.1.3 Đặc điểm kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty -20 2.1.4 Quy trình kiểm toán của Chi nhánh Công ty AASCN -20
2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty khách hàng- -24
Trang 4mục hàng tồn kho tại Công ty ABC. -24 2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại Công ty ABC. 33
2.3 Nhận xét về thực tiễn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại Chi nhánhCông ty AASCN -45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHU TRÌNH -49 KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO -49 TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT – CHI NHÁNH PHÍA BẮC -49
3.1 Giải pháp hoàn thiện chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toánbáo cáo tài chính do chi nhánh AASCN thực hiện. -49
3.1.1 Hoàn thiện chu trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ -50 3.1.2 Hoàn thiện quy trình kiểm kê hàng tồn kho -51
3.2 Ý kiến đề xuất để hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục hạng tồnkho trong kiểm toán báo cáo tài chính cho chi nhánh công ty AASCN 54
KẾT LUẬN -55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -57
Trang 5Bảng 1 Bảng trích từ bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2013 -25
Bảng 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại ngày 31/12/2013 26
Bảng 3 Giấy làm việc số 1 -36
Bảng 4 Giấy làm việc số 2 -39
Bảng 5 Giấy tờ làm việc số 3 -41
Bảng 6 Giấy làm việc so sánh số liệu TK 621 -43
Bảng 7 Bảng kê chênh lệch -52
Bảng 8 Bảng kê xác minh -52
Trang 6Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty AASCN -16
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Chi nhánh Công ty AASCN -17
Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán của Chi nhánh Công ty AASCN -21
Sơ đồ 2.4 Khái quát các bước thực hiện kiểm toán -23
Sơ đồ 2.5 Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán -24
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ thể hiện các bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ -38
của chu trình hàng tồn kho -38
Trang 7- AASCN : Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán Nam Việt
Trang 8Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hoá, khoản mụchàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu, ảnh hưởng đến tính trung thực vàhợp lý của báo cáo tài chính Vì đây là một trong những công cụ để doanhnghiệp điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn của mình, và đây là một khoảnmục có khả năng sai phạm cao Bên cạnh đó, khoản mục này bao gồm nhiềukhoản mục bộ phận cấu thành với quy mô khác nhau càng làm tăng tính phứctạp trong quá trình kiểm toán hàng tồn kho.
Nhận thức được tầm quan trọng của chu trình kiểm toán hàng tồn kho,
em đã chọn Đề tài: “Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báocáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểmtoán Nam Việt thực hiện” Nội dung chuyên thực tập đề gồm các phần sau:
Chương 1 Lí luận chung về khoản mục hàng tồn kho và kiểm toánkhoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểmtoán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tàichính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt thực hiện
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chu trình kiểm toán hàng tồnkho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh công ty AASCN
Trang 9Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, do những hạn chế chủquan và khách quan, chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót.Vìvậy, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các anhchị tại Chi nhánh Công ty AASCN để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 101.1.1 Khái niệm và phân loại khoản mục hàng tồn kho.
Hàng tồn kho: Là những tài sản.Được giữ để bán trong kỳ sản xuất,
kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trênđường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoànthành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chếbiến và đã mua đang đi trên đường
có liên hệ mật thiết với phải thu khách hàng, tiền và các khoản tương đươngtiền, phải trả người bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán,…
Cụ thể, trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì hàng tồn kho:
Trang 11- Liên quan trực tiếp tới các chỉ tiêu hàng tồn kho trên Bảng cân đối kếtoán: Hàng tồn kho và Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Liên quan trực tiếp đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong trườngdoanh nghiệp lập theo phương pháp gián tiếp : chỉ tiêu tăng, giảm hàng tồnkho
- Liên quan trực tiếp đến Bản thuyết minh báo cáo tài chính : các chỉtiêu trình bày liên quan đến hàng tồn kho và các thông tin liên quan đến tríchlập, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của doanh nghiệp trong kỳ.1.1.3.Hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục hàng tồn kho
Vì tính chất trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tàichính và sự liên quan của khoản mục này tới quá trình mua hàng thanh toán,quá trình bán hàng thu tiền nên quy trình kiểm soát nội bộ với khoản mục nàygồm nhiều bước:
- Quá trình mua hàng: quá trình mua hàng được áp dụng đối với bộphận hàng tồn kho mà doanh nghiệp mua ngoài sử dụng cho hoạt động sảnxuất, để bán hoặc phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp
-Tổ chức nhận nhập kho hàng mua: bộ phận thực hiện mua hàng saukhi vận chuyển về doanh nghiệp sẽ tổ chức kiểm nhận, nhập kho hàng mua vàbàn giao cho bộ phận quản lý, sử dụng Quá trình này cần phải có sự kiểmnhận hàng mua về số lượng, chủng loại, chất lượng; lập biên bản nhận hàng.Công việc này do bộ phận kiểm tra chất lượng đảm nhiệm
-Tổ chức quản lý và bảo quản hàng trong kho: trong quá trình quản lý,bảo quản hàng trong kho thường được thực hiện với sự phối hợp, giám sát vàđối chiếu lẫn nhau giữa thủ kho, kế toán hàng tồn kho, bộ phận quản lý hàngtồn kho Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê thực tế hàng tồn kho
và đối chiếu với số liệu trên sổ kho và sổ kế toán chi tiết
- Tổ chức xuất kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: xuấtphát từ nhu cầu của các bộ phận sử dụng thể hiện trên phiếu yêu cầu hàng tồn
Trang 12kho Sau khi được phê chuẩn bởi các bộ phận có thẩm quyền sẽ được lậpPhiếu xuất kho và thực hiện các thủ tục xuất.
-Tổ chức quản lý quá trình sản xuất: trong giai đoạn này công việc liênquan trực tiếp tới hàng tồn kho là kiểm kê xác định số lượng sản phẩm làm dởcuối kỳ và đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm
- Tổ chức nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành: sau khi hoàn thànhviệc sản xuất thì các sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng và thực hiện cácthủ tục nhập kho
- Tổ chức xuất hàng tồn kho để tiêu thụ: sau khi xử lý đơn đặt hàng củakhách hàng và được sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền trong đơn vị, hợpđồng thương mại sẽ được ký kết giữa bên bán và bên mua Hàng hóa đượcchuyển giao cho bên mua được ghi nhận trên chứng từ xuất kho, chứng từ vậnchuyển (nếu có), sổ kế toán hàng tồn kho, thẻ kho,…
1.2 Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính.
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho:
Đối với khoản mục hàng tồn kho,các mục tiêu kiểm toán xácđịnh cho số dư các tài khoản hàng tồn kho cần phải đảm bảo:
- Tính hiện hữu: Tất cả hàng tồn kho được doanh nghiệp trình bày trên
Báo cáo tài chính thì phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanhnghiệp
- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ hàng tồn kho được báo cáo phải thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có bộ phận hàng tồn kho được báocáo nào thuộc sở hữu của đơn vị khác mà doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý
- Tính đánh giá: Số dư hàng tồn kho được đánh giá theo đúng quy định của
chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định của doanh nghiệp Trong đó đáng lưu ýnhất là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ phải được xác định trên cơ
sở số liệu kiểm kê tin cậy và phương pháp tính toán phù hợp Đối với hàng tồnkho của doanh nghiệp chậm luân chuyển, bị giảm giá làm cho giá trị thuần có
Trang 13thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho Mức trích lập cần được xác định trên cơ sở các căn cứ phù hợp.
- Tính chính xác: Việc tính toán xác định số dư hàng tồn kho cần đúng
đắn, không có sai sót
- Tính đầy đủ: Toàn bộ hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên
các Báo cáo tài chính (không bị thiếu hay sót)
- Phân loại và tổng hợp: Hàng tồn kho phải được phân loại đúng đắn để
trình bày trên Báo cáo tài chính
-Trình bày và báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho trên báo
cáo tài chính được xác định đúng theo các quy định của chuẩn mực, chế
độ kế toán hiện hành và không có sai sót
Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ hàng tồn kho là phải đảm bảo:
- Tính hiện hữu,phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ hàng tồn kho được ghi sổ
trong kỳ là thực sự phát sinh, không có nghiệp vụ ghi khống
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ hàng tồn kho được xác
định theo đúng các nguyên tắc và chế độ hiện hành và được tính toán đúngđắn không có sai sót
- Tính chính xác: Các nghiệp vụ hàng tồn kho phát sinh được phân loại
đúng đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và các quyđịnh đặc thù của doanh nghiệp Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình
tự và đúng phương pháp
- Tính đúng kỳ: Các nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn kho đều được hạch
toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu
có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính , kiểm toánviên phải dựa trên các thông tin và tài liệu sau:
Trang 14- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị có liên quan tới quản lý hàngtồn kho.
-Các tài liệu chứng minh cho tính hợp pháp của các nghiệp vụ hàng tồnkho: hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao,nghiệm thu, …
-Các chứng từ kế toán: hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ; phiếu chi;giấy báo nợ; giấy đề nghị hoàn ứng; tạm ứng; phiếu nhập kho, xuất kho; …
-Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan đến hàng tồn kho; thẻ kho; báocáo nhập xuất tồn; biên bản kiểm kê hàng hóa, vật tư; báo cáo sản xuất; …
-Các tài liệu do bên thứ 3 cung cấp: xác nhận hàng gửi đại lý, hàngnhận giữ hộ, hàng thuê gia công, …
1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
1.2.3.1.Lập kế hoạch kiểm toán.
a) Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm vàphương pháp tiếp cận chung do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tìnhhình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán Kếhoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tínhchất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán cho nhiều năm
b) Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán,trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chươngtrình kiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thayđổi tuỳ theo qui mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểmtoán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng
c) Xây dựng chương trình kiểm toán
Trang 15Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểmtoán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểmtoán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể
Khi xây dựng chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét cácđánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phảiđạt được thông qua thử nghiệm cơ bản Kiểm toán viên cần phải xem xét:
- Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản;
- Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và sựtham gia của kiểm toán viên khác hoặc các chuyên gia khác
1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán.
a) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Đối với hàng tồn kho các thủ tục khảo sát kiểm soát được thực hiện đểđánh giá trên hai giác độ:
-Việc thiết kế hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát haykhông
- Quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tínhhiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không
Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là:
-Kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và duytrì sự hoạt động của hệ thống
- Quan sát quá trình vận hành của hệ thống
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì
sự hoạt động của hệ thống
- Kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tực kiểmsoát nội bộ đã được thực hiện
Sau khi thực hiện những tìm hiểu sơ bộ ban đầu này kiểm toán viên sẽ
có được những hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịliên quan đến hàng tồn kho Từ những hiểu biết này kiểm toán viên tiếp tục
Trang 16thực hiện các khảo sát kiểm soát chi tiết để kiểm tra và đánh giá một cách cụthể hơn hệ thống kiểm soát nội bộ Các khảo sát chi tiết được thực hiện từngkhâu trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
-Đối với quá trình mua hàng: việc kiểm soát nội bộ nghiệp vụ muahàng luôn theo những mục tiêu cụ thể nhất định Với mỗi mục tiêu cụ thể sẽ
có những thủ tục kiểm soát cụ thể
- Đối với quá trình nhập, xuất kho hàng:
Xem xét việc thực hiện các thủ tục nhập kho hàng của đơn vị có đúngnguyên tắc và các thủ tục quy định không? Đặc biệt là chấp hành các quyđịnh về kiểm tra chất lượng của hàng tồn kho trước khi nhập kho Công việcnày có thể thực hiện bằng cách quan sát quá trình xử lý các nghiệp vụ thực tếtại đơn vị; phỏng vấn và trao đổi các thủ kho, bộ phận chịu trách nhiệm kiểmsoát chất lượng và những người có liên quan; kiểm tra xem xét các tài liệu cóliên quan để tìm kiếm các dấu hiệu kiểm soát của đơn vị; …
- Đối với quá trình sản xuất: kiểm toán viên cần thực hiện xem xét:Việc tổ chức theo dõi sản xuất ở các bộ phận sản xuất bởi quản đốc,nhân viên kinh tế, thống kê;
+ Việc ghi chép nhật ký sản xuất, lập báo cáo sản xuất ở các bộ phận;+ Quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, sự độclập của bộ phận sản xuất;
+ Cách thức kiểm kê sản phẩm dở dang, thành phẩm …
- Đối với quá trình bảo quản hàng ở kho:
+ Xem xét hệ thống kho hàng, bến bãi, hệ thống nhà xưởng sản xuất, hệthống hàng rào bảo vệ của đơn vị;
+ Kiểm tra xem xét các quy chế, quy định liên quan đến bảo vệ, cácthiết bị liên quan đến phòng cháy chữa cháy, các thiết bị nhằm đảm bảo chấtlượng hàng ở kho, bộ phận sản xuất và của toàn đơn vị
Trang 17+ Kiểm tra xem xét việc tổ chức, sắp xếp hàng trong kho, ở bộ phậnsản xuất.
+ Xem xét năng lực, tinh thần trách nhiệm và độ tin cậy của thủ kho
Trang 18b)Thực hiện các thử nghiệm cơ bản:
Thủ tục phân tích:
Việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản thường được bắt đầu bằng cácthủ tục phân tích nhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu có liên quan đếnnội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xétđoán sơ bộ khả năng có thể có của các sai phạm đối với nghiệp vụ có liênquan Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng:
- Kỹ thuật phân tích ngang:
So sánh số dư của các loại hàng tồn kho cuối kỳ với các kỳ trước;
So sánh tổng chi phí và từng loại chi phí kỳ này so với kỳ trước, với
dự toán chi phí đã được thiết lập;
So sánh giá thành sản phẩm kỳ này với kỳ trước, với giá thành kếhoạch, giá thành định mức;
So sánh tổng giá vốn hàng bán và giá vốn của từng loại hàng bán kỳnày với kỳ trước;
So sánh các loại hàng tồn kho thực tế với định mức dự trữ mà đơn vị
đã xác định cho từng loại hàng tồn kho…
- Kỹ thuật phân tích dọc:
So sánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho với các kỳ trước và với sốliệu bình quân ngành
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ
Số dư bình quân hàng tồn kho
So sánh tỷ lệ lãi gộp với các kỳ trước và với số liệu bình quân ngành:
Tỷ lệ lãi gộp = Tổng lãi gộp
Tổng doanh thu
Kiểm toán các nghiệp vụ hàng tồn kho
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa:
Trang 19 Đối với vật tư hàng hóa mua ngoài, kiểm toán viên có thể tham chiếukết quả của kiểm toán các khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền,phải trả cho người bán.
Đối với sản phẩm do đơn vị tự sản xuất, dựa trên những mục tiêukiểm toán cụ thể kiểm toán viên có thể áp dụng các thủ tục sau:
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ nhập kho sản phẩm sảnxuất ra: phiếu nhập kho, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm,…
Đối chiếu chứng từ nhập kho với báo cáo sản xuất, kế hoạch sản xuất;
Đối chiếu chứng từ nhập kho với sổ kế toán hàng tồn kho;
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa
Đối với hàng hóa, thành phẩm bán ra ngoài về cơ bản đã được kiểmtoán ở các khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu kháchhàng Vì vậy trong khoản mục này kiểm toán viên chỉ cần kiểm toán để khẳngđịnh việc xác định giá vốn hàng bán của đơn vị là phù hợp, đúng đắn
Đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất,kinh doanh trong kỳ của đơn vị, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là: đánh giá vàxác định giá trị các khoản vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất kho là đúng đắn;việc phản ánh các nghiệp vụ xuất kho vào các khoản chi phí có liên quan làđầy đủ và phù hợp
Kiểm tra chi tiết việc tính giá thành sản phẩm:
Đánh giá tính nhất quán, phù hợp của phương pháp tính giá thành sảnphẩm mà đơn vị áp dụng;
Đối chiếu số liệu trên bảng tính giá thành, bảng tính giá trị sản phẩm
dở dang với số liệu trên sổ kế toán chi phí
So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức, giá thành kế hoạch,giá thành của các kỳ trước để phát hiện sự biến động bất thường
Kiểm toán số dư hàng tồn kho
Trang 20Các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho thông dụng và thường được ápdụng là: Tham gia kiểm kê hàng tồn kho; kiểm tra hàng tồn kho thuộc sở hữucủa đơn vị nhưng không nằm trong kho cuối kỳ; kiểm tra quá trình đánh giáhàng trong kho.
- Tham gia kiểm kê hàng tồn kho
Trách nhiệm của kiểm toán viên là kiểm tra và quan sát quá trình thựchiện kiểm kê của đơn vị, trong trường hợp cần thiết kiểm toán viên có thể trựctiếp kiểm kê chọn mẫu hàng tồn kho để thu thập bằng chứng về sự tuân thủcác thủ tục kiểm kê hàng tồn kho và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục này.Với mỗi mục tiêu kiểm toán sẽ có các thủ tục quan sát khác nhau và nhữnglưu ý riêng
Trong trường hợp không thể trực tiếp chứng kiến quá trình kiểm kê củađơn vị, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục kiểm tra thay thế như: kiểmtra tài liệu, chứng từ chứng minh cho sự tồn tại và quyền sỡ hữu đối với hàngtồn kho; kiểm tra lại việc hạch toán các nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn khophát sinh trong kỳ; tính toán lại số dư cuối kỳ trên sổ kế toán theo dõi hàngtồn kho và đối chiếu với số liệu trên sổ theo dõi của bộ phận kho, bộ phận sảnxuất của đơn vị
- Kiểm tra số dư hàng tồn kho cuối kỳ thuộc sở hữu của đơn vị nhưngkhông nằm trong kho của đơn vị cuối kỳ
Đối với hàng tồn kho được nắm giữ bởi bên thứ ba, kiểm toán viêncần phải tiến hành các thủ tục sau:
Kiểm tra hợp đồng gửi bán đại lý, các hợp đồng gửi bán ký gửi, cáchợp đồng gia công chế biến, các hợp đồng khế ước tín dụng, vay nợ để xácđịnh khả năng có thể có của lượng hàng tồn kho cuối kỳ được nắm giữ bởibên thứ ba;
Gửi thư yêu cầu xác nhận hàng tồn kho được nắm giữ bởi bên thứ ba; Đối với hàng mua đang đi đường và hàng gửi bán, kiểm toán viênphải thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
Trang 21 Kiểm tra toàn bộ các các hợp đồng mua bán hàng tồn kho phát sinhvào cuối niên độ kế toán; kiểm tra chứng từ có liên quan; kiểm tra việc xácđịnh thời điểm ghi sổ của các nghiệp vụ này;
Thảo luận về các nhà quản lý đơn vị về cách thức xác nhận thời điểmxác nhận sỡ hữu đối với hàng mua và thời điểm xác nhận tiêu thụ đối vớihàng bán
Kiểm tra lại chứng từ, tài liệu liên quan để xác định sự tồn tại của sốhàng này
Kiểm tra quá trình đánh giá số dư hàng tồn kho cuối kỳ
Đối với số dư các tài khoản hàng tồn kho: kiểm tra lại các phươngpháp mà đơn vị áp dụng để đánh giá hàng tồn kho; rà soát lại việc xác địnhgiá trị của các nghiệp vụ nhập, xuất hàng tồn kho trong kỳ; tính toán lại lũy kếphát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản hàng tồn kho; …
Đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở: kiểm tra lại độ tin cậy, sựphù hợp và tính nhất quán của các phương pháp mà đơn vị sử dụng để đánhgiá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở từng bộ phận sản xuất; kết hợp với kết quả củaquá trình kiểm kê, xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở để kiểmtra lại nguồn tài liệu mà đơn vị sử dụng để đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ;
…
Kiểm tra lại việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:xác định lại chính sách mà đơn vị áp dụng để xác định hàng tồn kho bị giảmgiá và mức độ trích lập dự phòng; kiểm tra lại hàng hóa chậm luân chuyển,mất phẩm chất hoặc lỗi thời đã phát hiện trong kiểm kê có được doanh nghiệptrích lập dự phòng thích hợp; …
1.2.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán hàng tồn kho.
Sau khi đã thực hiện xong các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơbản Đối với khoản mục hàng tồn kho kiểm toán viên cần phải tổng hợp kếtquả kiểm toán đối với khoản mục này,công việc này dựa trên các kết quả
Trang 22khảo sát đã thực hiện và những bằng chứng thu thập được Tổng hợp kết quảkiểm toán khoản mục hàng tồn kho thường được thể hiện dưới hình thức một
“Bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hoặc “ Biên bản kiểm toán”
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán là:
- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dưtài khoản và đánh giá về mức độ sai phạm;
- Nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh sai phạm;
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán;
- Ý kiến của kiểm toán viên về mục tiêu kiểm toán;
- Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội
bộ đối với khoản mục hàng tồn kho;
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN NAM VIỆT THỰC HIỆN
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán Nam Việt.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán NamViệt (gọi tắt là AASCN) được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 4102053725 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố HồChí Minh cấp ngày 11/09/2007, giấy phép hành nghề số 152 do Bộ Tài Chínhcấp tháng 11 năm 2007
Tên giao dịch: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán Nam Việt
Trụ sở chính: 29 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố HồChí Minh
Chi nhánh phía bắc: Được thành lập và hoạt động theo Giấy chứngnhận đăng ký số 0112034620 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 15tháng 5 năm 2008
Địa chỉ : 15 ngõ 640, đường Láng, P.Láng Hạ, Q Đống Đa, Hà Nội Với một đội ngũ nhân viên đã từng có nhiều năm làm việc trong các công tykiểm toán đầu ngành, ngay từ khi thành lập lĩnh vực thế mạnh của công ty làcung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho khách hàng Mục tiêuhàng đầu của Công ty AASCN là đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất
vì lợi ích cao nhất của khách hàng, vậy nên bên cạnh hoạt động kiểm toán báocáo tài chính, AASCN cũng rất chú trọng đến hoạt động cung cấp dịch vụ tư
16
Trang 24Kiểm toán viên
Giám đốc Chi nhán h
Phó giám đốc CN
Trưởng phòng kiểm toán- CN
Phó giám đốc
vấn tài chính, thuế giúp doanh nghiệp khách hàng có được hoạt động tàichính, quản lý thích hợp và phù hợp nhất
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty AASCN
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty AASCN được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty AASCN (nguồn: hồ sơ năng lực chi nhánh công ty AASCN)
Xuất phát từ nhu cầu kiểm toán trong nước ngày một tăng lên và hoạtđộng của AASCN thực sự có hiệu quả, nhận được sự tin tưởng của kháchhàng cũng như các đối tượng quan tâm khác, Công ty AASCN đã được phép
Trang 25Trưởng phòng kiểm toán Hîp
Trưởng phòng kiểm toán
P.Giám đốc chi nhánh
P.Giám đốc chi nhánh
Kế toán trưởng
Giám đốc Chi nhánh
của Bộ Tài chính cho phép thành lập Chi nhánh phía bắc tại Hà nội Chinhánh của Công ty có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập và đượcphân cấp thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước như nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp ngay tại địa phương có văn phòng của Chi nhánh
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Chi nhánh Công ty AASCN
(nguồn: hồ sơ năng lực chi nhánh công ty AASCN)
Cũng như điều lệ của Công ty, hoạt động của Chi nhánh luôn hướng tớimục tiêu đưa ra những ý kiến xác nhận tính đúng đắn trung thực, hợp lý củacác số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán, đảm bảolợi ích tốt nhất cho khách hàng Đồng thời, chịu trách nhiệm tư vấn và hướngdẫn cho khách hàng thực hiện các quy định của nhà nước về tài chính, kếtoán, thuế cùng với việc phát triển các loại hình dịch vụ thế mạnh khác củacông ty đã đăng ký kinh doanh
Trang 262.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty AASCN
a) Mục tiêu hoạt động
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, mục tiêu hoạtđộng của công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đángtin cậy nhằm giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tếmột cách có hiệu quả Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyênngành, gần gũi với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ, công ty amhiểu các yêu cầu, các khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tiến hành kinhdoanh tại Việt Nam Dựa trên cơ sở này, công ty sẽ hỗ trợ khách hàng giảiquyết tốt các vấn đề mà không nhiều tổ chức dịch vụ chuyên ngành có thểthực hiện được
b) Đội ngũ nhân viên
Để hoạt động thành công và có hiệu quả công ty luôn coi trọng vấn
đề trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên, hiện nay AASCN có đội ngũkiểm toán viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính -ngân hàng - kế toán và kiểm toán với kinh nghiệm và thâm niên công tácnhiều năm tại Công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu Việt Nam chắc chắn sẽđáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng
c) Phương châm hoạt động
Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọihoạt động của công ty luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực, kháchquan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mựckiểm toán quốc tế được chấp nhận chung Bên cạnh đó công ty cũng luôn nhậnthức đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu
d) Khách hàng
Do chất lượng dịch vụ cung cấp, hiện nay AASCN đã có hàng trămkhách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế gồm các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước, các doanhnghiệp cổ phần, các đơn vị hành chính sự nghiệp…
Trang 27Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cam kết đảm bảochất lượng các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, AASCN luôn là ngườibạn đồng hành, luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng và sựthành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi
Với trình độ và những kinh nghiệm thực tiễn của mình, AASCN sẽ làđơn vị đi tiên phong, dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên ngànhtại Việt Nam và luôn đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất của khách hàng
Các khách hàng tiêu biểu mà công ty AASCN thực hiện gồm có:
- Tổng Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội
- Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn
Các loại hình được cung cấp bởi Công ty AASCN bao gồm:
-Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp:
-Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư:
-Dịch vụ kế toán:
-Dịch vụ tư vấn:
-Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá:
-Hoạt động thẩm định giá trị tài sản:
Trang 282.1.3 Đặc điểm kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty
Đối với mỗi loại hình dịch vụ, Công ty luôn có một chương trình chunglàm cơ sở để thuận tiện cho tiến hành các bước công việc, cũng như việc kiểmsoát chất lượng dễ dàng hơn, sâu sát hơn
Khi một cuộc kiểm toán diễn ra, người đứng đầu và chịu trách nhiệm caonhất là Giám đốc Họ là người đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợpđồng kiểm toán, thực hiện rà soát cuối cùng đối với chất lượng cuộc kiểm toán
và là người đại diện Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Cuộc kiểm toán được tiến hành trực tiếp tại khách thể kiểm toán bởi 1nhóm kiểm toán bao gồm thực tập viên, các trợ lý kiểm toán và trưởng nhómkiểm toán Các trợ lý kiểm toán bao gồm 2 cấp: trợ lý kiểm toán cấp 2 (A2)
và trợ lý kiểm toán cấp 1 (A1), được hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp bởi cáctrưởng nhóm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán là những kiểm toán viên,người có trách nhiệm chính trong việc thực hiện kiểm toán, phân công và phốihợp công việc của các thành viên trong nhóm Công việc kiểm toán sau khiđược các đội kiểm toán thực hiện sẽ được kiểm tra và giám sát ở cấp cao hơn
là các chủ nhiệm kiểm toán và các trưởng, phó phòng kiểm toán Trưởngphòng kiểm toán có trách nhiệm rà soát báo cáo kiểm toán trước khi đưa lêncho giám đốc (Director) duyệt và ký báo cáo kiểm toán
2.1.4 Quy trình kiểm toán của Chi nhánh Công ty AASCN
Về cơ bản quy trình kiểm toán quy trình kiểm toán của Chi nhánh công
ty AASCN thực hiện cũng bao gồm các giai đoạn theo trình tự chung, đồngthời căn cứ vào đặc điểm riêng của từng khách hàng cũng như quy mô,nghành nghề của công ty khách hàng mà kiểm toán viên có thể xây dựng mộtchương trình mang đặc điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng được kiểmtoán Quy trình kiểm toán của chi nhánh công ty AASCN được khái quát ởtrang bên:
Trang 29
(
(nguồn: hồ sơ chương trình kiểm toán chi nhánh công ty AASCN)
Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán của Chi nhánh Công ty AASCN
Giai đoạn tiền kiểm toán
- Gửi thư chào kiểm toán
- Tìm hiểu về doanh nghiệp và hệ thống kế toán
- Xác định đơn vị được kiểm toán
Triển khai chiến lược kiểm toán
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng
- Xác định mức trọng yếu kế hoạch
- Xác định lĩnh vực kiểm toán quan trọng
- Tiến hành kiểm tra phân tích ban đầu
- Đánh giá môi trường kiểm soát
- Xác định bản chất và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
Tiến hành kiểm toán Thực hiện và đánh giá:
- Thử nghiệm kiểm soát
- Các thủ tục kiểm tra chi tiết
- Thực hiện thủ tục phân tích
Báo cáo
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và lập báo cáo dự thảo
- Phát hành báo cáo và thư quản lý (nếu có)
Trang 30Dựa trên những hiểu biết về nhu cầu của đối tượng khách hàng, bướccông việc đầu tiên là Công ty tiến hành gửi thư giới thiệu cho khách hàng.Sau khi nhận được lời mời kiểm toán của đơn vị khách hàng Công ty sẽ cửcác chủ nhiệm kiểm toán tiến hành tiếp cận xác định nhu cầu kiểm toán củaphía khách hàng là nhằm mục đích gì? thông qua các câu hỏi phỏng vấn tìmhiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị, cũng như tính chặt chẽ, nghiêm túctrong hệ thống kiểm soát nội bộ, nắm bắt những khả năng sai sót hoặc gianlận có thể xảy ra trong hoạt động tài chính, rồi từ đó đánh giá tổng hợp có nênchấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không Saukhi đã đồng ý kiểm toán, Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng,đồng thời tiến hành tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng trên các mặt:
- Thu thập kiến thực về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanhcủa khách hàng Phần lớn thông tin này được thu thập ở các phòng ban củacông ty khách hàng, nhất là đối với khách hàng mới
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
- Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán, rủi ro kinh doanh và rủi ro cố hữu
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: môi trường kiểm soát, quy trìnhkiểm soát, thực hiện các thử nghiệm kiểm tra và đánh giá rủi ro kiểm soát
- Tìm hiểu hệ thống kế toán và các chu trình kế toán tại đơn vị kiểm toán
- Thực hiện các bước phân tích tổng quát
- Xây dựng kế hoạch kiểm toán và giao dịch với khách hàng
Dựa trên kết quả thu thập được từ giai đoạn trên Công ty tiến hànhtriển khai chiến lược kiểm toán Công việc này được thực hiện tốt và đầy đủ
sẽ giúp cho các kiểm toán viên dễ dàng hơn trong quá trình tiến hành kiểmtoán, khi đó thời gian thực hiện kiểm toán sẽ được rút ngắn lại, đồng thờitránh trường hợp bỏ sót bước công việc
Trang 31Tiến hành kiểm tra chi tiết và tổng hợp kết quả kiểm tra
Thực hiện soát xét báo cáo tài chính
Thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá hệ thống
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của công ty
Thu thập thư giải trình của ban giám đốc
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Các bước thực hiện kiểm toán được tiến hành theo sơ đồ
(nguồn:hồ sơ chương trình kiểm toán chi nhánh công ty AASCN)
Sơ đồ 2.4 Khái quát các bước thực hiện kiểm toán
Công việc tiến hành sau cùng là tổng hợp kết quả và lập báo cáo
kiểm toán:
(nguồn:hồ sơ chương trình kiểm toán chi nhánh công ty AASCN)
Sơ đồ 2.5 Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
Trang 322.2 Thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty khách hàng
Sau đây là quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho củakhách hàng ABC do Chi nhánh Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán Nam Việt thực hiện
2.2.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoản mụchàng tồn kho tại Công ty ABC
2.2.1.1.Kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Như đã nói ở trên, trong mỗi cuộc kiểm toán do Chi nhánh Công tyAASCN thực hiện thì một thủ tục không thể thiếu và cũng mang tính ảnhhưởng cao tới kết quả kiểm toán đó là việc lập kế hoạch (chuẩn bị) kiểm toán
Khi tiếp cận với công ty khách hàng, công việc đầu tiên các kiểm toánviên tiến hành đó là thu thập các thông tin cơ sở về công ty, bao gồm cácthông tin có được qua phỏng vấn và những thông tin pháp lý có liên quan tớiđơn vị được kiểm toán Theo đó, các kiểm toán viên xác định được công tyABC được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số54/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ có Giấy Chứngnhận đăng ký kinh doanh Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thayđổi lần 6 ngày 08 tháng 6 năm 2007, ngành nghề kinh doanh chính của Công
ty là sản xuất nước uống các loại có cồn và không có cồn, các loại bao bì; màchủ yếu là các loại rượu
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2013 được thể hiện qua haibảng sau:
Trang 33Bảng 1 Bảng trích từ bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2013
số
Thuyết minh 31/12/2013
Các khoản phải thu dài hạn 210 173,303,550
(nguồn : phòng kiểm toán 1 chi nhánh công ty AASCN)