Xát bông lúa:

Một phần của tài liệu Thực tập tại công ty bột mì bình đông (Trang 25 - 26)

Mục đích: là quá trình làm gãy bông lúa còn dính ở đầu hạt lúa mì và đồng thời

làm sạch lúa, tránh bột thành phẩm lẫn bông lúa ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Hạt nhập vào ống được cấp xuyên qua đoạn trục (với rãnh máng và thanh đập nghiên). Trên khung là khoảng cách giữa đoạn trục và đoạn vỏ máy, sự di chuyển liệu là do các thanh đập, bằng cách này các hạt sẽ ma sát với nhau và nguyên liệu sẽ được làm sạch. Phần vỏ, bông lúa sẽ theo quạt hút bằng thổi ra ống thoát bụi. Nguyên liệu sẽ được tháo ra ngoài tại ống tháo liệu và chuyển vào cân.

3.2.7. Cân 2:

Mục đích: nhằm xác định khối lượng lúa khi đưa vào máy nghiền, đồng thời loại

bỏ những kim loại còn trong khối hạt (bằng hệ thống nam châm) một cách triệt để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng bột thành phẩm.

3.2.8. Nghiền:

Mục đích: nghiền hạt là một quá trình biến hạt thành những phần tử nhỏ hơn nhờ

lực phá vỡ lớn hơn lực liên kết của các thành phần của hạt. Sau khi nghiền tùy theo từng hệ ta thu được hỗn hợp gồm bột, tấm, cám…

Máy nghiền được chia làm hai hệ: hệ nghiền vỏ và hệ nghiền nhân.

- Hệ nghiền vỏ: các trục nghiền có răng để tạo lực ép, cắt xé, phá vỡ cấu trúc hạt và được dùng để nghiền cám. Hệ nghiền này có 5 máy, kíù hiệu B.

- Hệ nghiền nhân: sử dụng trục nghiền là các trục trơn, trên trục có gắn dao cạo, nhằm tách bột ra khỏi trục, tránh hiện tượng bết trục. Hệ nghiền nhân gồn 10 máy, kí hiệu C.

Ngoài các còn sử dụng các máy như: máy đánh vỏ, máy sàng li tâm để tách tấm và vỏ ra thu hồi triệt để tấm, tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm.

Kiểm tra chất lượng bột ở công đoạn này: 1 giờ/lần. Năng suất của thiết bị nghiền là 9.5 – 10 tấn/giờ.

Ở máy nghiền hệ vỏ, bột thu hồi từ hệ này thường không nhiều, khoảng 20 – 25% tổng lượng bột.

3.2.9. Đánh tơi:

Mục đích: làm cho lúa sau khi nghiền tơi ra tránh đóng mãng, tăng khả năng tách

bột từ hỗn hợp nghiền và thuận lợi cho quá trình sàng.

Lúa sau khi đã được nghiền (lầu 2) sẽ có xu hướng đóng lại thành mãng làm giảm hiệu suất sàng và giảm thu hồi thành phẩm. Vì thế, Công ty lắp đặt hệ thống ống hút sản phẩm sau nghiền lên và vào thiết bị đánh tơi (lầu 4). Sau khi sản phẩm nghiền được đánh tơi sẽ được chuyển qua hệ thống cyclone ngăn gió. Nguyên liệu qua cyclone sẽ bị rơi xuống đáy vào máy sàng (lầu 3) còn không khí sẽ được hút về qua buồng lọc có lắp nhiều túi lọc bằng vải. Một phần bột theo không khí vào túi lọc, bột sẽ bám dính trên bề mặt túi lọc và được thiết bị giũ bột cho bột rơi xuống máy sàng, còn không khí sẽ thoát ra ngoài.

3.2.10. Sàng:

Mục đích: tách hỗn hợp có kích thước không đồng đều với nhau thành những phần

có cùng kích thước.

Tùy thuộc từng hệ nghiền mà các sản phẩm sau khi sàng được đưa vào các công đoạn kế tiếp.

Sản phẩm chính khi ra khỏi máy sàn gồm có: phôi, tấm, cám lớn, cám và bột. - Phôi: được đưa ra ngoài theo ống riêng.

- Tấm sẽ được chuyển về công đoạn nghiền nhân để nghiền cho ra bột mịn. - Cám lớn: qua máy tách vỏ để tách một phần bột còn dính trong mảnh cám lớn

nhờ lực đập, tăng khả năng thu hồi bột. Sau khi đánh vỏ, mảnh cám lớn sẽ được đưa về hệ nghiền vỏ, bột, cám nhuyễn sẽ được đưa về máy sàng ly tâm. - Bột sẽ qua máy sàng ly tâm nhằm tách phần bột mịn và tấm. Bột mịn sẽ được

đưa vào hầm chứa bột thành phẩm, tấm sẽ về hệ nghiền nhân. Kiểm tra chất lượng bột tại các ống dưới sàng là: 2 giờ/lần.

Vệ sinh miệng ống tháo liệu dưới sàng sau mỗi lần thay ca (3 ca/ngày)

Một phần của tài liệu Thực tập tại công ty bột mì bình đông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)