1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

74 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 164,46 KB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đếnquá trình lập BCTC của khách hàng có thể được khái quát như sau: - Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như sự thay đổithành phần Ban qu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua quá trình gần 20 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC đã trở thành một trong những Công tychuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam AASC luôn camkết với khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như những giá trị gia tăng mà khách hàngđạt được khi hợp tác với AASC Một trong những điểm quan trọng làm nên thành côngcủa Công ty là cách thức xây dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp với từng khách hàng

cụ thể, đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán

Trong thời gian thực tập tại AASC, em đã có cơ hội được tham gia kiểm toán vớimột số khách hàng năm đầu tiên của Công ty Kiểm toán khách hàng năm đầu đặt kiểmtoán viên và Công ty kiểm toán trong một môi trường hoàn toàn mới: đối tượng kháchhàng mới, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng cũng có thể hoàn toàn mới mẻ với kiểmtoán viên Do đó, rủi ro kiểm toán với khách hàng năm đầu tiên là không thể tránh khỏi.Điều đó đặt ra yêu cầu với kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán năm đầu là làm thếnào để nhận diện được rủi ro có thể gặp phải, đánh giá được rủi ro và từ đó đưa ra nhữngthủ tục kiểm toán thích hợp với khách hàng mới đó

Chấp nhận một khách hàng hoàn toàn mới giúp cho Công ty nâng cao thị phần trongmôi trường kiểm toán đầy cạnh tranh Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ cho khách hàngmới cũng dẫn đến một số rủi ro trong kinh doanh cho Công ty Vì vây, đánh giá rủi rokiểm toán năm đầu tiên là công việc hết sức cần thiết, luôn được Công ty tiến hành ngay

từ bước khảo sát khách hàng đến lập kế hoạch kiểm toán

Xuất phát từ thực tế đó, kết hợp với việc trải nghiệm thực tiễn của bản thân, emquyết định chọn đề tài: “ Đánh giá rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên doCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” Đây

là một quy trình tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên quy trình này còn tồn tại một số hạn chếnhất định, cần phải hoàn thiện hơn nữa để nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộckiểm toán Đề tài sẽ mô tả một cách chi tiết quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầutiên của Công ty AASC Từ đó giúp cho người đọc hiểu một cách cụ thể về quy trìnhđánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên được thực hiện bởi AASC

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba chương:

Chương 1: Đặc điểm đánh giá rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Chương 2: Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TH.S Bùi Thị Minh Hải cũng như các anh chị trong Phòng Kiểm toán 1- Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập này !

Trang 2

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ

KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

1.1 Khái quát về rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên

1.1.1 Khái quát về rủi ro kiểm toán

1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Một cách đơn giản nhất có thể hiểu rủi ro chỉ những điều không tốt có thể xảy ra và khi

và khi xảy ra sẽ mang lại những kết quả không có lợi Theo Từ điển Tiếng Việt- Nhà xuấtbản Sài Gòn xuất bản năm 2005 có giải thích thuật ngữ rủi ro như sau: “ Rủi ro là điều khônglành, không tốt bất ngờ xảy ra” Vì vậy, rủi ro được xem là một biến cố không chắc chắn, làkhả năng xảy ra những biến cố không lường trước được Khi biến cố xảy ra sẽ gây nênnhững tổn thất cho một đối tượng nào đó Trong hoạt động kiểm toán cũng vậy, rủi ro kiểmtoán luôn luôn có khả năng xảy ra Tuy nhiên, rủi ro kiểm toán lại có những nét đặc thù riêngphụ thuộc chặt chẽ vào bản chất của hoạt động được kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội

bộ” đã định nghĩa “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa

ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu” Ví dụ, KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC của đơn vị được kiểm

toán đã trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, tuy nhiên trên thực tếcác báo cáo này vẫn tồn tại những sai phạm trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện

ra trong quá trình kiểm toán Rủi ro luôn luôn tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán đượclập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng Rủi ro sẽ tăng lên nếu việc lập kếhoạch kiểm toán kém và thực hiện kiểm toán thiếu sự cẩn trọng

Trong mọi cuộc kiểm toán, KTV không đảm bảo chắc chắn rằng 100% BCTC đãđược kiểm toán không chứa đựng các sai phạm trọng yếu Do đó, KTV sẽ kì vọng mộtmức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được, và ở mức rủi ro có thể chấp nhận được đó,KTV sẽ đảm bảo được các sai phạm trọng yếu không có cơ hội xảy ra Do đó, khái niệmrủi ro kiểm toán mong muốn (DAR- Designed Audit Risk) thường được các KTV sửdụng Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn là vấn đề hết sức quan trọng vì đây là cơ sở

để KTV tiến hành xác định mức trọng yếu cần thiết cho mỗi cuộc kiểm toán Rủi ro kiểmtoán mong muốn luôn được kiểm toán viên và các công ty kiểm toán xác định trước khitiến hành lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán Công việc này giúp chokiểm toán viên có cái nhìn ban đầu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng,cân nhắc xem có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng được hay không và hỗtrợ cho bước lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm toán

1.1.1.2 Các loại rủi ro và mô hình rủi ro

Do đối tượng kiểm toán là những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạnbằng các bộ máy kiểm toán khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũng được xác định tươngứng với đối tượng kiểm toán từng loại

Trong kiểm toán BCTC, rủi ro kiểm toán gồm 3 loại: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát và rủi ro phát hiện

Trang 3

Thứ nhất: Rủi ro tiềm tàng ( Inherent Risk- IR)

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

có định nghĩa: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”

Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thểkiểm toán, loại hình kinh doanh cũng như năng lực của khách thể kiểm toán Kiểm toánviên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng mà chỉ có thể đánh giá rủi rotiềm tàng

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV có thể dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau.Chẳng hạn, KTV có thể dựa vào kết quả kiểm toán của các cuộc kiểm toán năm trước, ví

dụ nếu năm trước kết quả kiểm toán chỉ ra rằng không phát hiện bất cứ sai phạm trọngyếu nào thì KTV nên đánh giá rủi ro tiềm tàng sẽ lớn và phải chú ý nhiều KTV cũng cóthể thông qua thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách thể kiểm toán,

về chính sách kinh tế, tài chính kế toán được áp dụng tại đơn vị để hiểu được bản chấtkinh doanh của khách thể, từ đó đưa ra dự đoán của mình về rủi ro tiềm tàng

Thứ hai: Rủi ro kiểm soát ( Control Risk- CR)

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nộibộ” có định nghĩa: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoảnmục, từng nghiệp vụ trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống

kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửachữa kịp thời”

Rủi ro kiểm soát luôn luôn tồn tại do những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soátnội bộ như: các thủ tục kiểm soát của khách hàng thường tác động đến các nghiệp vụthường xuyên mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường; kiếm soát nội bộkhông loại trừ được những sai sót của con người xuất phát từ sự thiếu chú ý, sai sót vềxét đoán hoặc không hiểu các chỉ thị hay do sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát

có khả năng không còn thích hợp và do đó không được áp dụng

KTV chỉ có thể đánh giá rủi ro kiểm soát thông qua tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội

bộ của đơn vị được kiểm toán Từ đó, mức độ rủi ro kiểm soát ở mỗi đơn vị mà KTV dựkiến cao thấp khác nhau sẽ là căn cứ để KTV xác định khối lượng, quy mô, phạm vi côngviệc và các thủ tục kiểm toán áp dụng cho một cuộc kiểm toán

Thứ ba: Rủi ro phát hiện ( Detection Risk- DR)

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

có định nghĩa: “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trìnhkiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được”

Như vậy, ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên và công

ty kiểm toán phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứngkiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát với rủi ro phát hiện Rủi ro phát hiện liên quan đếntrách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán Rủi ro phát hiện sẽ gia tăng nếu việc lập vàthực hiện kế hoạch kiểm toán không được thực hiện nghiêm túc hoặc bản thân KTV cónăng lực nghề nghiệp hạn chế

Trang 4

Từ những phân tích trên cho thấy ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát vàrủi ro phát hiện là những bộ phận cấu thành nên rủi ro kiểm toán Vì vậy chúng có mốiliên hệ hết sức mật thiết với nhau Mối liên hệ này được thể hiện qua mô hình rủi ro kiểmtoán như sau:

DAR = IR x CR x DR

hay

Với mô hình này, KTV có thể sử dụng để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên cácloại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn ở mứcthấp Chẳng hạn, KTV muốn thực hiện một cuộc kiểm toán cụ thể và muốn rủi ro kiểmtoán chỉ ở mức 0,05 ( bình quân có 5% quyết định của KTV là không chính xác) Quaquá trình tìm hiểu khách hàng cùng với kinh nghiệm và nhận định nghề nghiệp, KTVđánh giá rủi ro tiềm tàng với đối tượng kiểm toán là rất lớn (IR= 0,9) và hệ thống kiểmsoát nội bộ của đơn vị không hiệu lực lắm ( CR= 0,7) Nếu như KTV mong muốn mứcrủi ro kiểm toán ở mức 0,05 (DAR= 0,05) thì các thủ tục kiểm toán được thiết kế hợp lýsao cho rủi ro phát hiện không vượt quá 0,08 vì:

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro cũng có thể được minh họa bằng bảng sau:

Trang 5

( Nguồn: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, phụ lục số 01) 1.1.1.3 Quy trình đánh giá rủi ro

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

có đề cập đến việc đánh giá rủi ro kiểm toán: “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi tiến hành kiểm toán”

Vì vậy, đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc cần thiết trong mỗi cuộc kiểm toán,giúp KTV và công ty kiểm toán xác định được những điều kiện ban đầu về nguồn nhânlực và vật lực cần thiết cho mỗi cuộc kiểm toán Bước công việc đánh giá rủi ro đượcthực hiện xuyên suốt ba giai đoạn của cuộc kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiệnkiểm toán và kết thúc kiểm toán Các phương pháp đánh giá rủi ro sẽ giúp cho KTV nhậndiện được rủi ro, từ đó khoanh vùng rủi ro và xây dựng những thủ tục kiểm toán cần thiết

để phát hiện ra sai phạm dựa trên mức rủi ro đã được nhận diện

Để đánh giá rủi ro, KTV cần phải xem xét trên hai phương diện là toàn bộ báo cáotài chính cũng như số dư từng tài khoản và các loại nghiệp vụ

Thứ nhất, rủi ro cho toàn bộ BCTC là khả năng xảy ra các sai phạm trong quá trình

khách hàng lập BCTC Đánh giá rủi ro cho toàn bộ BCTC mang tính khái quát cao doKTV phải thu thập đầy đủ những thông tin về khách hàng, từ đó tìm hiểu các nhân tố ảnhhưởng đến quá trình lập BCTC của đơn vị được kiểm toán Các nhân tố ảnh hưởng đếnquá trình lập BCTC của khách hàng có thể được khái quát như sau:

- Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như sự thay đổithành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán;

- Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kếtoán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ;

- Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất lànhững hoàn cảnh thúc đẩy Ban Giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo cáo tài chínhkhông trung thực;

- Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: Quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn vịphụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ;

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biến động vềkinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổi của hệthống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị;

Thứ hai, rủi ro cho từng khoản mục và các loại nghiệp vụ là khả năng các

khoản mục và nghiệp vụ xảy ra các sai phạm trọng yếu KTV cần nhận định đượcnhững rủi ro này trước khi tiến hành kiểm toán đồng thời xem xét những yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro như:

- Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: BCTC có những điềuchỉnh liên quan đến niên độ trước; BCTC có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong năm tàichính có sự thay đổi chính sách kế toán;

- Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế, như:

Trang 6

Số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh sau ghi nhậnban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá TSCĐ, ;

- Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chitiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài, ;

- Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý kiếncủa chuyên gia, như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp, ;

- Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời điểm kếtthúc niên độ;

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác

Sau khi xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán cho toàn bộ BCTCcũng như cho số dư từng khoản mục hay nghiệp vụ, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toánđược thực hiện qua các bước công việc sau:

Thứ nhất, KTV sẽ tiến hành xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn –

DAR (Designed Audit Risk) Đây là mức rủi ro có thể chấp nhận được, mức rủi ro này sẽ

áp dụng cho tất cả các cơ sở dữ liệu hoặc các loại nghiệp vụ quan trọng

Thứ hai, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC và cho các

số dư hoặc nghiệp vụ quan trọng

Thứ ba, rủi ro kiểm soát sẽ được đánh giá cho số dư các tài khoản hoặc nghiệp vụ

quan trọng

Cuối cùng, dựa vào mức rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro

kiểm soát đã được đánh giá, KTV sẽ tiến hành xác định rủi ro phát hiện dựa theo mô hình

về rủi ro kiểm toán như đã nêu ở trên

1.1.2 Khái quát về rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên

1.1.2.1 Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 “Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầunăm tài chính” có định nghĩa: “ Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên là năm đượckiểm toán mà Báo cáo tài chính năm trước đó chưa được kiểm toán hoặc được các công

ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán” Về phía công ty kiểm toán, kiểm toán báo cáo tàichính năm đầu tiên được hiểu là lần đầu đến kiểm toán khách hàng, mà khách hàng đótrước đây chưa được kiểm toán hoặc đã được công ty kiểm toán khác tiến hành kiểmtoán Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên cần có thái

độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp về số dư đầu năm trên các tài khoản kế toán do số dưđầu năm tiến hành kiểm toán là số dư năm trước đó (năm chưa có hoạt động kiểm toán).Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên có điểm khác biệt cơ bản với kiểm toánbáo cáo tài chính các năm tiếp theo vì đây là kiểm toán với khách hàng hoàn toàn mớichứ không phải kiểm toán cho khách hàng cũ Theo đó, kiểm toán với khách hàng mới vàkhách hàng cũ ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm của từng bước công việc trong quá trìnhkiểm toán, ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán áp dụng cũng như số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập Tìm hiểu những đặc điểm của kiểm toán báo cáo tài chính nămđầu sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn cụ thể hơn về công việc đánh giá rủi ro kiểm toánnăm đầu

Trang 7

Thứ nhất, kiểm toán BCTC năm đầu tiênlà năm đầu kiểm toán viên tiếp cận với khách

hàng mới Đây là bộ máy tổ chức mới, khách thể hoàn toàn mới với Công ty kiểm toán.Khách hàng đó có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mà kiểmtoán viên tiếp xúc lần đầu tiên hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnhvực mà kiểm toán viên đã có kinh nghiệm

Thứ hai, kiểm toán BCTC năm đầu tiên đặt ra yêu cầu quan trọng về các thông tin cần

thu thập trong quá trình khảo sát khách hàng như: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cơ cấu

tổ chức quản lý, tình hình tài chính trong những năm trước đó hay sản phẩm chủ yếu màkhách hàng cung cấp Tất cả những thông tin đó cung cấp cho KTV một cái nhìn tổngquan về đối tượng khách hàng Từ đó, KTV sẽ tiến hành bước công việc đánh giá rủi rokiểm toán với từng khách hàng đó Nếu là kiểm toán BCTC cho khách hàng thườngxuyên, bước công việc khảo sát khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn do KTV đã có kinhnghiệm với khách hàng ở những năm trước đó

Thứ ba, kiểm toán BCTC năm đầu tiên đòi hỏi KTV phải xem xét đến số dư đầu năm

đã được phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước và áp dụng nhấtquán trong năm nay hay không Nếu có thay đổi chế độ kế toán thì KTV phải xem xétnhững thay đổi đó cũng như việc thực hiện và trình bày trong BCTC năm nay Sở dĩKTV phải xem xét đến số dư đầu năm là do số dư đầu năm là số dư cuối năm trước chưađược kiểm toán hoặc đã được Công ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán KTV nămđầu tiên phải xem xét đến số dư đầu năm để đảm bảo số dư đầu năm không có sai phạmtrọng yếu ảnh hưởng đến số dư cuối năm được kiểm toán

Thứ tư, khi BCTC năm trước được công ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán, KTV

năm nay phải lưu ý đến những kết luận kiểm toán đã được đưa ra năm trước Nếu ý kiếnkiểm toán năm trước không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên các khía cạnh trọng yếuthì KTV năm nay phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao KTV tiền nhiệm lại đưa ra ý kiến đóđồng thời đánh giá những ảnh hưởng của ý kiến năm trước đến tình hình thực hiện cuộckiểm toán năm nay Hơn nữa, KTV năm nay phải xem xét đến tính độc lập cũng nhưnăng lực chuyên môn của KTV năm trước

1.1.2.1 Khái quát về rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên

Như phân tích ở trên, kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên đặt KTV và công tykiểm toán trong một môi trường hoàn toàn mới Do giới hạn về mặt thời gian cũng nhưchi phí của cuộc kiểm toán, KTV sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với kiểm toán cho với đốitượng là khách hàng cũ

Vì vậy điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC năm đầu tiênvới đánh giá rủi ro kiểm toán áp dụng cho khách hàng cũ thể hiện ở chỗ: rủi ro kiểm toánvới khách hàng năm đầu tiên luôn được đánh giá cao hơn mức rủi ro kiểm toán thôngthường Do đó KTV luôn kỳ vọng rủi ro kiểm toán với khách hàng năm đầu tiên sẽ ởmức thấp Điều này sẽ chi phối tới các thủ tục kiểm toán được áp dụng cũng như sốlượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 “Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầu

Trang 8

năm tài chính”, đoạn 07 có nêu: “Kiểm toán viên phải xem xét các số dư đầu năm đãđược phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước và được áp dụng nhấtquán trong năm nay Nếu có thay đổi chế độ kế toán thì kiểm toán viên phải xem xétnhững thay đổi đó cũng như việc thực hiện và trình bày trong báo cáo tài chính năm nay”

Vì vậy, nếu như kiểm toán BCTC những năm tiếp theo đòi hỏi KTV phải thu thậpbằng chứng kiểm toán để xác minh tính đáng tin cậy của số dư cuối năm tài chính đượckiểm toán thì trong bối cảnh kiểm toán năm đầu, KTV sẽ mở rộng các thủ tục để xácminh tính chính xác của số dư đầu năm Đồng thời những thử nghiệm kiểm soát cũngđược áp dụng một cách triệt để do KTV phải thu thập thông tin đầy đủ về hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng được kiểm toán

Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên sẽ bao gồm các bước công việc sau:

Thứ nhất, KTV tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC năm đầu tiên

Bước công việc này đòi hỏi KTV phải tìm hiểu về khách hàng để đưa ra quyết định

có nên chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng đó hay không

Đối với khách hàng năm trước đã được một công ty kiểm toán khác tiến hành kiểmtoán, KTV phải liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm để thu thập thông tin về kháchhàng KTV kế tục phải là người chủ động liên lạc với KTV tiền nhiệm dựa trên sự chophép của đơn vị khách hàng

Mục đích của việc liên lạc là giúp cho KTV có được những thông tin sơ bộ vềkhách hàng như lý do kiểm toán của khách hàng, tình hình tài chính cũng như mối quan

hệ giữa khách hàng và công ty kiểm toán trước đây Trong trường hợp khách hàng khôngcho phép thực hiện mối liên hệ đó hoặc KTV tiền nhiệm không đáp ứng được các yêu cầuthì KTV phải tìm hiểu dựa trên các nguồn thông tin khác để đưa ra quyết định có nên kíhợp đồng kiểm toán với khách hàng này không Các nguồn thông tin thay thế có thể thuthập từ các đối tác của khách hàng như nhà cung cấp, công ty mẹ, các ngân hàng haychính quyền địa phương nơi khách hàng có trụ sở chính Đây cũng là cách thức KTV tiếnhành thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng mà trước đây chưa có công ty kiểm toánnào cung cấp dịch vụ kiểm toán

Qua quá trình khảo sát khách hàng, các thông tin mà KTV cần thu thập là: lý dokiểm toán của khách hàng, tính liêm chính của ban giám đốc, môi trường kiểm soát, đặcthù của công tác kế toán, mức độ chính xác của các thông tin trên báo cáo của kháchhàng Từ đó, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của khách hàngtương lai Công việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên là côngviệc hết sức khó khăn Thông thường, công việc này thường được giao cho những KTV

có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm đảm nhận

Thứ hai, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên

Do đối tượng khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên là kháchhàng mới nên KTV phải tìm hiểu đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc về thực trạng hoạt độngkinh doanh của khách hàng cũng như các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng Bên cạnh

đó, KTV đòi hỏi phải có khả năng xét đoán nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm khá tốt

Trang 9

mới có được kết quả sát thực Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng trong kiểm toánBCTC năm đầu đó là:

- Bản chất kinh doanh của khách hàng như: công việc sản xuất kinh doanh, các loạisản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra được cung cấp cho thị trường, các yếu tố tácđộng của ngành nghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt đông, cơ cấu vốn, tính chất thời

vụ, sự biến động của thị trường mua và bán Đối với khách hàng mới hoạt động tronglĩnh vực mới mẻ với KTV thì KTV phải chủ động tìm hiểu những thông tin về bản chấthoạt động kinh doanh từ đó vạch ra kế hoạch cho những bước công việc tiếp theo

- Bản chất của các khoản mục được kiểm toán cùng với số dư đầu năm của các tàikhoản Thông thường trong kiểm toán BCTC, các khoản mục và chu trình luôn tiềm ẩnnhững rủi ro, các khoản mục khác nhau có khả năng chứa đựng các sai phạm trọng yếu làkhác nhau Đặc biệt trong kiểm toán BCTC năm đầu, số dư đầu năm của các khoản mụcđặt ra dấu hỏi lớn cho KTV về tính trung thực và hợp lý của các số liệu trên BCTC NếuKTV không đánh giá được những rủi ro tiềm tàng liên quan đến số dư đầu năm của cáckhoản mục trên BCTC thì khả năng xảy ra những sai phạm trọng yếu khi tiến hành kiểmtoán là rất lớn

- Ý kiến kiểm toán của các lần kiểm toán trước (nếu có): Đối với khách hàng mới mànăm trước đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác, những sai sót được công

ty kiểm toán trước phát hiện ra sẽ có khả năng xuất hiện trong lần kiểm toán này Nguyênnhân là do những sai sót này mang tính hệ thống và độ trễ về thời gian trong quá trìnhkhắc phục những sai sót đó của khách hàng

- Hợp đồng kiểm toán BCTC năm đầu tiên: Rủi ro tiềm tàng trong hợp đồng kiểm toánnăm đầu tiên thường được đánh giá cao hơn những năm tiếp theo Nguyên nhân là dokhách thể kiểm toán là hoàn toàn mới, đồng thời KTV cũng thiếu am hiểu về những saisót thường xảy ra với khách hàng

- Tính liêm chính của Ban Giám đốc: Đây là năm đầu tiên nên việc tìm hiểu thông tin

về Ban Giám đốc là hết sức quan trọng Xu hướng quản trị cũng như tính chính trực củaBan Giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến cách thức mà Ban Giám đốc điều hành hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Thứ ba, KTV tiến hành đánh gía rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên

Việc đánh giá rủi ro kiểm soát đòi hỏi KTV phải thu thập thông tin về hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng trên cả hai phương diện: hệ thống kiểm soát nội bộ cótồn tại hay không; nếu tồn tại thì vận hành có hiệu quả hay không Quá trình tìm hiểu hệthống KSNB sẽ giúp cho KTV có cái nhìn tổng quan về các thủ tục kiểm soát mà kháchhàng áp dụng, từ đó đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát một cách thích hợp nhất

Thứ tư, KTV tiến hành xác định mức rủi ro phát hiện

Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, KTV sẽ tiến hành xác định mứcrủi ro phát hiện cần thiết dựa trên mô hình về các loại rủi ro

Mức rủi ro phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì rủi ro phát hiện quyết định đếncác thủ tục kiểm toán mà KTV áp dụng ở những bước tiếp theo cũng như số lượng bằngchứng kiểm toán cần thu thập

Trang 10

1.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC năm đầu do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

1.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC năm đầu do Công

ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC luôn chútrọng tới việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ để gia tăng số lượngkhách hàng mới trong những năm gần đây Hàng năm, AASC đều gửi thư chào hàngkiểm toán cho khách hàng mới có nhu cầu kiểm toán Thư chào hàng cung cấp cho kháchhàng thông tin về các loại hình dịch vụ mà AASC có thể cung cấp cũng như quyền lợi màkhách hàng được hưởng từ các dịch vụ đó

Sau khi gửi thư chào hàng và nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, đạidiện Công ty AASC sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận khách hàng Đại diệnAASC sẽ gặp ban lãnh đạo đơn vị khách hàng để tìm hiểu các thông tin sơ bộ về kháchhàng như: nhu cầu về dịch vụ kiểm toán (mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụcung cấp, báo cáo…), các thông tin chung (loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghềsản xuất kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức…) Từ đó, tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán

để xác định mức rủi ro kiểm toán gặp phải nếu tiến hành kiểm toán cho khách hàng này.Nếu mức rủi ro là chấp nhận được và thỏa thuận được giá phí kiểm toán thì AASC sẽ kýhợp đồng kiểm toán và thực hiện kiểm toán

Trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên, bước công việc khảo sát khách hàng luônđược AASC chú trọng vì đây là lần đầu tiên Công ty tiếp xúc với khách hàng Công việckhảo sát khách hàng thường được giao cho những KTV có kinh nghiệm Quy trình đánhgiá rủi ro kiểm toán BCTC năm đầu tiên của AASC được thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Để đánh giá rủi ro kinh doanh mà Công ty gặp phải khi kí hợp đồng cung cấp dịch

vụ cho hai khách hàng mới, KTV sẽ tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ về kháchhàng Các thông tin mà kiểm toán viên cần phải thu thập như: lý do kiểm toán của kháchhàng, loại hình doanh nghiệp; đặc điểm hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn;ngành nghề kinh doanh; chế độ kế toán; cơ cấu tổ chức bộ máy…

Thông qua các thông tin thu được, KTV sẽ đưa ra đánh giá về rủi ro kinh doanh màCông ty gặp phải khi tiến hành cung cấp dịch vụ cho khách hàng KTV sẽ phải cân nhắc

về việc có nên chấp nhận khách hàng hay không và việc chấp nhận đó sẽ mang lại choCông ty những hậu quả nào

Công việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán thường do các KTV cókinh nghiệm đảm nhận vì đây là việc mang tính xét đoán cao của KTV

Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cho toàn bộ báo cáo tài chính

Trang 11

KTV sẽ đánh giá các loại rủi ro: Đánh giá rủi ro tiềm tàng; đánh giá rủi ro kiểm soát

và rủi ro phát hiện cho toàn bộ BTCT Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mangtính xét đoán của kiểm toán viên Qua các thông tin đã thu được trong quá trình tìm hiểukhách hàng, kiểm toán viên phân tích đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát Thông thường do đây là cuộc kiểm toán BCTC năm đầu tiên nên KTV thườngmong muốn rủi ro kiểm toán ở mức thấp Dựa vào công thức về các loại rủi ro, KTV sẽđưa ra mức rủi ro phát hiện phù hợp cho từng đối tượng khách hàng Đánh giá rủi ro pháthiện không được KTV thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc do quá trình này chủ yếu dựavào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV

Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cho số dư các khoản mục và các nghiệp vụ

Ở bước này, kiểm toán viên thực hiện các công việc: Nhận diện các loại rủi ro với

số dư của các khoản mục và nghiệp vụ; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên

số dư của các khoản mục và nghiệp vụ quan trọng

Nhận diện rủi ro đối với số dư của các tài khoản trong năm đầu tiên kiểm toán đượcKTV xem xét trên tất cả các khoản mục Từ đó, KTV sẽ kết hợp nhận xét số dư đầu nămvới số dư cuối năm các khoản mục để bao quát được tình hình hoạt động của khách hàng Rủi ro kiểm toán được KTV nhận xét là số dư tài khoản có thể ghi tăng hoặc giảmphụ thuộc vào tính chất của từng tài khoản và “động cơ không trong sáng” của kháchhàng Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, KTV tìm ra những biến động bất thường của các khoản mục và tìm hiểu nguyênnhân Tuy nhiên, thủ tục phân tích mang tính giản đơn chủ yếu phân tích xu hướng để tìmcác biến động lớn, phân tích các tỉ suất được sử dụng hạn chế Phân tích chủ yếu tậptrung vào sự biến động giữa số dư đầu năm và số dư cuối năm KTV chưa tập trung phântích số dư các tài khoản giữa các quý để tìm những biến động bất thường trong từng quý.Trên đây là ba bước công việc trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầutiên do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thựchiện Đánh giá rủi ro đặc biệt là rủi ro kiểm toán với khách hàng năm đầu tiên hết sức cầnthiết với KTV vì quy trình này sẽ giúp cho KTV nhận diện được rủi ro, từ đó khoanhvùng rủi ro và tiến hành những thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện ra sai phạm trọngyếu Đồng thời đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cũng giúp ích cho KTV am hiểu

về khách hàng trong những cuộc kiểm toán những năm tiếp theo

Quy trình đánh giá rủi ro trên được cụ thể hóa như sau:

1.2.1.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC năm đầu tiên

Chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không là bước công việc đầu tiên và cũng kháquan trọng trong quá trình khảo sát khách hàng Đặc biệt là trong bối cảnh kiểm toánBCTC năm đầu, việc đưa ra quyết định có chấp nhận một khách hàng mới ảnh hưởng khálớn đến uy tín cũng như hình ảnh của Công ty trên thị trường, vì vậy AASC khá cẩn trọngtrong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm toán năm đầu

Trang 12

Thông thường Ban Giám đốc của AASC sẽ giao trách nhiệm cho KTV là người amhiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng để đánh giá rủi ro kinh doanh màcông ty kiểm toán gặp phải khi quyết định cung cấp dịch vụ cho khách hàng này.

Để đánh giá rủi ro kinh doanh, KTV sẽ tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ vềkhách hàng xung quanh những nội dung như: loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữuvốn, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán… Các nguồn thông tin màKTV có thể thu thập như:

Thứ nhất: Qua các phương tiện truyền thông, tạp chí chuyên ngành sẽ cho kiểm

toán viên biết được lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thế mạnhtrong kinh doanh cũng như những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu mang lại lợi nhuận cũngnhư tên tuổi của công ty khách hàng trên thị trường

Thứ hai: Gặp gỡ và trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Hội đồng

quản trị của công ty khách hàng

Thứ ba: Thông qua các đối tượng hữu quan của khách hàng như nhà cung cấp

thường xuyên, khách hàng truyền thống hay các hiệp hội mà khách hàng tham gia để xemxét mối quan hệ của công ty khách hàng với những tổ chức trên

Thứ tư: Tiếp cận các hồ sơ pháp lí như: hồ sơ giới thiệu năng lực kinh doanh, quyết

định thành lập doanh nghiệp; giấy đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có)…

Thứ năm: Tìm hiểu thông tin qua các biên bản họp Hội đồng quản trị, họp Hội đồng

thành viên, các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh chủ chốt trong công tykhách hàng

Thứ sáu: Đối với khách hàng năm trước đã được một công ty khác kiểm toán, KTV

sẽ trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng để được tiếp cận với các văn bản kiểmtoán năm trước và tiếp cận với các kiểm toán viên tiền nhiệm, nhằm thu thập thông tin từcác kiểm toán viên tiền nhiệm Mối liên hệ này là hết sức cần thiết vì nguồn thông tin từcác KTV tiền nhiệm là hết sức hữu ích cho KTV của AASC

Từ những nguồn thông tin trên, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kinh doanh màCông ty gặp phải khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên với khách hàng Rủi rokinh doanh luôn tồn tại mặc dù Công ty có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không

Rủi ro xảy ra do chấp nhận khách hàng: Vì đây là cung cấp dịch vụ kiểm toán

năm đầu cho khách hàng nên việc thiếu sự hiểu biết lẫn nhau và giữa khách hàng

và Công ty thường có nguy cơ xảy ra Rủi ro này thường liên quan đến nhữngkhách hàng thiếu liêm chính, khách hàng có khả năng vỡ nợ hay phá sản Nguyênnhân gây ra loại rủi ro này chủ yếu do AASC đánh giá không chính xác về kháchhàng khi quyết định chấp nhận khách hàng hay duy trì mối quan hệ với kháchhàng Khi rủi ro xảy ra, uy tín cũng như hình ảnh của Công ty có thể bị giảm sút,đây là điều hoàn toàn bất lợi cho AASC trong chiến dịch mở rộng thị trường

Rủi ro xảy ra do không chấp nhận khách hàng: là rủi ro do đánh giá sai về khách

hàng dẫn đến việc từ chối ký hợp đồng và mất đi các cơ hội kinh doanh Trong

Trang 13

điều kiện các công ty kiểm toán luôn cạnh tranh với nhau như hiện nay, việc mất

đi một khách hàng là hết sức đáng tiếc Loại rủi ro này là một trong những mốiquan tâm hàng đầu của Công ty

Sau khi đánh giá rủi ro kinh doanh, AASC sẽ đưa ra quyết định có chấp nhận cungcấp dịch vụ cho khách hàng mới hay không Nếu đồng ý cung cấp dịch vụ, Ban Giám đốc

sẽ tiến hành gặp gỡ với khách hàng để cùng thảo luận và kí kết hợp đồng

Sau khi kí kết hợp đồng, Ban Giám đốc Công ty lên kế hoạch kiểm toán cho kháchhàng và tiến hành đánh giá mức độ độc lập của kiểm toán viên trong Công ty đối vớikhách hàng Việc đánh giá tính độc lập có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cuộckiểm toán cũng như sự nhìn nhận của những người quan tâm đến cuộc kiểm toán BCTCcủa khách hàng

Lý do mà rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin sẵn sàng dựa vào các báo cáo củakiểm toán là sự tin tưởng của họ vào quan điểm vô tư của KTV khi tiến hành công việc

Do vậy, tính độc lập được xem là một trong những phẩm chất chủ yếu nhất của KTV Các câu hỏi trên đánh giá tính độc lập được áp dụng cho tất cả các thành viên thamgia vào cuộc kiểm toán từ nhân viên trực tiếp thực hiện đến các cấp soát xét Để đảm bảotính độc lập khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, yêu cầu tất cả các thành viên trả lờicác câu hỏi trước khi bắt đầu thực hiện hợp đồng kiểm toán

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, nếu kiểm toán viên, trợ lý kiểm toánthấy mình không thể đảm bảo được những yêu cầu của tính độc lập thì phải báo cáo ngaycho Trưởng phòng hoặc Ban Giám đốc để có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp

1.2.1.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cho toàn bộ báo cáo tài chính

Để đánh giá rủi ro kiểm toán cho toàn bộ BCTC, KTV cần thu thập đầy đủ cácthông tin về khách hàng Bước công việc này đòi hỏi KTV phải cập nhật thông tin ở mức

độ sâu và rộng hơn so với bước đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Các nộidung mà KTV cần đánh giá được thể hiện thông qua trình tự sau:

a, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng năm đầu tiên trên toàn bộ báo cáo tài chính

Điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá rủi ro tiềm tàng năm đầu so với những nămtiếp theo nằm ở chỗ: để cung cấp dịch vụ cho khách hàng năm đầu tiên, AASC đặt ra yêucầu phải tìm hiểu từ đầu về khách hàng trên tất cả các phương diện liên quan đến sự tồntại và vận hành hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra mức rủi ro tiềm tàng thích hợp Bất kỳmột sự thay đổi nào về cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự hay chế độ kế toán áp dụngđều khiến KTV đặt dấu hỏi nghi ngờ Nếu là kiểm toán BCTC với khách hàng cũ, khi đã

có một sự hiểu biết nhất định nào đó, KTV sẽ dễ dàng đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa vàonhững kinh nghiệm đã có với khách hàng ở những lần kiểm toán trước

Hiện nay, AASC đánh giá rủi ro tiềm tàng ở 3 mức độ cao, trung bình và rủi ro cóthể kiểm soát được KTV có thể dựa vào bảng sau như một trong những căn cứ để đánh

Trang 14

giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng :

Bảng 1.2 Bảng cơ sở đánh gía rủi ro tiềm tàng

Rủi ro cao  Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có rủi ro cao như:

kinh doanh công nghệ thông tin, sản xuất dược phẩm…

 Mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên những yếu tố không ổnđịnh; có sự thay đổi bất thường hoặc không giải thích được cácchỉ tiêu tài chính quan trọng

 Nghi ngờ về tính trung thực và năng lực của Ban lãnh đạo

 Các vấn đề liên quan đến sự hoạt động liên tục của doanhnghiệp

 Hoạt động thua lỗ trong nhiều năm liên tục, doanh nghiệp ít cókhả năng tồn tại lâu dài

 Quản lý tài chính không minh bạch

 Khách hàng có sự thay đổi bất thường về bộ máy quản lý hay kếtoán trưởng

 Ý kiến kiểm toán về BCTC của khách hàng năm trước khôngphải ý kiến chấp nhận toàn phần trên các khía cạnh trọng yếuKTV sẽ đặt dấu hỏi nghi ngờ về những khoản mục mà KTV tiềnnhiệm đã không chấp nhận toàn phần

Rủi ro trung

bình  Hoạt động ổn định, có chiến lược và khả năng phát triển dài hạnDoanh nghiệp có hệ thống tài chính lành mạnh

 Chính sách kế toán và cũng như nhân sự ít thay đổi

 Bộ phận quản lý doanh nghiệp chính trực, có hiểu biết về tìnhhình kinh doanh và thống nhất trong các quyết định của BGĐ

 Ý kiến kiểm toán về BCTC của khách hàng năm trước (nếu có)chấp nhận toàn phần trên các khía cạnh trọng yếu Một BCTCvới ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được đánh giá có rủi ro thấphơn so với báo cáo có ý kiến kiểm toán năm trước không chấpnhận toàn phần

Thứ nhất, KTV tìm hiểu thông tin về khách hàng một cách chi tiết, cụ thể

Trong điều kiện kiểm toán năm đầu, KTV AASC sẽ tiến hành trao đổi trực tiếpvới khách hàng, quan sát thực tế, báo cáo quản trị nội bộ, xem xét tài liệu và thu thập các

Trang 15

thông tin từ bên ngoài Các tài liệu thu thập này sẽ được lập thành hồ sơ để làm tài liệucho kiểm toán các năm sau nếu trở thành khách hàng thường niên của AASC Các KTVthông qua các công việc trên sẽ có thể nắm bắt những thông tin khái quát nhất và nhanhchóng nhất về hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm quá trình hình thành, cơcấu tổ chức, đặc trưng ngành nghề kinh doanh, thị trường hoạt động, đối tác chiến lượccủa khách hàng… Từ đó KTV sẽ đưa ra những nhận định và định hướng thực hiện kiểmtoán thể hiện trên Bảng khảo sát các thông tin cơ bản về khách hàng.

Thứ hai, KTV sẽ tiến hành xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, phân tích sự ảnh hưởng đó và đưa ra mức rủi ro tiềm tàng ban đầu về khách hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng mà KTV phải xem xét đó là: loại hìnhdoanh nghiệp, đặc thù của chế độ kế toán mà khách hàng áp dụng, tính chính trực củaBan Giám đốc, số lượng các nghiệp vụ kinh tế bất thường, vướng mắc của khách hàngvới pháp luật và các biên liên quan cũng như Công ty kiểm toán năm trước cung cấp dịch

vụ cho khách hàng cùng với ý kiến kiểm toán Các nhân tố này được KTV thể hiện trêngiấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ khách hàng của AASC

b, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát năm đầu trên toàn bộ báo cáo tài chính

Công việc đánh giá rủi ro kiểm soát đòi hỏi KTV phải thu thập các thông tin liênquan đến sự tồn tại và vận hành của các yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ như: môitrường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát mà khách hàng áp dụng… Đối với việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện toàn bộ BCTC, việc đánhgiá mức độ kiểm soát của doanh nghiệp thường tập trung vào việc xem xét môi trườngkiểm soát Môi trường kiếm soát liên quan đến sự điều hành ban quản trị; thái độ, nhậnthức và hành động của ban quản trị liên quan đến sự KSNB của doanh nghiệp

Thứ nhất, Tìm hiểu về môi trường kiểm soát:

Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài có tính môitrường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB.KTV có thể tìm hiểu thông tin qua các tài liệu như: Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị;Các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng, quyền hạn của các cá nhânquan trọng; Các văn bản phê chuẩn, quy định tổ chức công tác kế toán; Các văn bản quyđịnh sự kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với công ty khách hàng… KTV sẽ sử dụngphương pháp mô tả kết hợp với phỏng vấn nhân sự chủ chốt của khách hàng để thu thậpnhững thông tin trên Tìm hiểu về môi trường kiểm soát đóng vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Từ những thông tin mà KTVthu được, KTV sẽ điền đầy đủ thông tin vào Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soátcủa khách hàng

Thứ hai, Tìm hiểu về hệ thống kế toán

Tìm hiểu về hệ thống kế toán của doanh nghiệp, kiểm toán sẽ tìm hiểu các thông tinnhư: Chế độ kế toán mà khách hàng đang áp dụng; có hay không sự thay đổi chế độ kế toán

mà khách hàng áp dụng trong năm tài chính; số lượng nhân viên kế toán và sự thay đổi bộphận kế toán viên trong năm tài chính; hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng;

cơ sở lập báo cáo tài chính; nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho; nguyên tắc ghi nhận doanhthu… Việc tìm hiểu hệ thống kế toán là hết sức quan trọng vì chính sách kế toán được ápdụng sẽ ảnh hưởng lớn đến thủ tục kiểm toán mà KTV sẽ tiến hành Sau khi tìm hiểu được

Trang 16

các thông tin trên, kiểm toán viên tiến hành đánh giá và lưu vào hồ sơ của khách hàng.

Thứ ba: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ mà khách hàng đang áp dụng

Để đánh giá sự tồn tại và vận hành của hệ thống KSNB, kiểm toán viên thường sửdụng Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Các vấn đề vềthủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên cần quan tâm như: xem xét các nhiệm vụ quan trọngtrong Công ty khách hàng có được phân công rõ ràng không? Các quy định về phê chuẩn

có được xây dựng phù hợp không? Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được phê chuẩnkịp thời đúng cấp không? Dựa vào các tiêu thức trên Bảng câu hỏi đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ kết hợp với kinh nghiệm và nhận xét chủ quan của mình, KTV sẽ đưa racác mức độ rủi ro kiểm soát: cao, trung bình và thấp

c, KTV tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện năm đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính

Sau khi tìm hiểu được các thông tin và đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro tiềm tàng

và rủi ro kiểm soát của khách hàng mới, KTV sẽ lưu kết quả đánh giá đó vào Hồ sơ kiểmtoán của khách hàng

Vì đây là khách hàng năm đầu tiên, nên KTV mong muốn mức rủi ro kiểm toán làtrung bình Tiếp đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện trên toàn bộ báocáo tài chính Đánh giá rủi ro phát hiện là một công việc được tiến hành sau cùng trên cơ

sở xác định xong rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Đánh giá rủi ro phát hiện không đượckiểm toán viên Công ty thể hiện cụ thể chi tiết trên giấy tờ của mình Quá trình đánh giá nàychủ yếu dựa vào kinh nghiệm cũng như khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV

1.2.1.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu cho số dư cuả các khoản mục và nghiệp vụ

Trong kiểm toán BCTC năm đầu, số dư của các khoản mục và nghiệp vụ luôn tiềm

ẩn rủi ro xét trên cả hai phương diện số dư đầu năm và số dư cuối năm Nguyên nhân là

do số dư đầu năm (số dư cuối niên độ kế toán trước) chưa được kiểm toán hoặc đượccông ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán Việc xem xét tính trung thực, hợp lý của số

dư cuối năm phải được kết hợp với xem xét số dư đầu năm do bối cảnh của cuộc kiểmtoán năm đầu tiên Điểm khác biệt trong đánh giá rủi ro BCTC năm đầu so với nhữngnăm tiếp theo mà AASC đặt ra yêu cầu với các KTV là phải kiểm soát, đánh giá được rủi

ro kiểm toán và thực hiện một số thủ tục kiểm toán bổ sung với cả số dư đầu năm củamột số khoản mục và nghiệp vụ

AASC đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư của các khoảnmục và nghiệp vụ trong kiểm toán năm đầu bao gồm ba bước:

 Nhận diện rủi ro có thể xảy ra với số dư của các khoản mục và nghiệp vụ

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra với số dư của các khoản mục và nghiệp vụ

 Đánh giá rủi ro kiểm soát có thể xảy ra với số dư của các khoản mục và nghiệp vụ

Bước 1: Nhận diện các rủi ro liên quan đến số dư của các khoản mục và nghiệp vụ trong năm đầu kiểm toán

Nhận diện rủi ro đối với số dư của các khoản được KTV xem xét trên phương diệntất cả các khoản mục Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Tiền

Tiền là tài sản phản ánh hệ số khả năng thanh toán tức thời và hệ số thanh toán

Trang 17

nhanh của doanh nghiệp Do đó, rủi ro kiểm toán thường gặp phải đối với khoản mục tiềntrên báo cáo tài chính là: tiền có xu hướng bị khai tăng để phản ánh hệ số khả năng thanhtoán cao, khách hàng có nhiều quỹ tiền mặt, không có báo cáo quỹ tiền mặt định kỳ hoặcthủ quỹ và kế toán không tiến hành đối chiếu thường xuyên

AASC đánh giá các công ty có quy mô lớn thì rủi ro kiểm toán đối với tiền là caohơn so với công ty có quy mô nhỏ, bởi các công ty lớn số lượng các nghiệp vụ nhiều nênrủi ro cao Các công ty có nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ cũng được các KTVđánh giá có mức rủi ro với tiền cao Nguyên nhân là do khách hàng có thể hạch toánngoại tệ không theo phương pháp nhất quán, không theo dõi nguyên tệ và đánh giá chênhlệch tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ

Thứ hai, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Đầu tư tàichính ngắn hạn

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có rủi ro là bị ghi cao hơn giá trị thực tế vì đâycũng là thước đo để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp KTV có thể dựa vàomột số dấu hiệu sau để nhận diện rủi ro kiểm toán số dư của khoản mục này như sau:

 Cuối niên độ kế toán trước, khách hàng chưa chi tiết được số dư của các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn

 Khách hàng không có xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư củacông ty ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm

 Khách hàng không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn cuối niên độ kế toán trước (nếu có)

 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có thể được khách hàng xếp vào các khoản đầu

 Đơn vị khách hàng không có quy chế tài chính về thu hồi công nợ, không mở sổtheo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu

 Khách hàng không tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu công nợ không đầy

đủ vào thời điểm lập BCTC năm trước

 Sự biến động về các khoản phải thu không phù hợp với sự biến động của doanhthu trong kỳ kế toán trước

 Khách hàng có nhiều khoản công nợ phải thu đã quá hạn thanh toán mà không rõđối tượng, tồn đọng từ nhiều năm tuy nhiên đến thời điểm AASC tiến hành kiểmtoán vẫn chưa được xử lý

 Khách hàng không tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu hoặc có tríchlập nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, trích vượt quá tỷ lệ cho phép

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán với số dư của các khoản phải thu là hết sức quan trọng vì

Trang 18

nó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp.

Thứ tư, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Hàng tồn kho

Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì hàng tồn kho chiếm tỷ

lệ lớn và hết sức quan trọng Nếu KTV không nhận thấy những rủi ro liên quan đếnkhoản mục hàng tồn kho thì sai sót trong khoản mục này có khả năng ảnh hưởng rấtlớn đến người sử dụng thông tin Một số sai sót có khả năng xảy ra với khoản mụchàng tồn kho là:

 Khách hàng không tiến hành kiểm kê HTK tại thời điểm kết thúc niên độ kế toántrước KTV sẽ không kiểm soát được số lượng HTK thực tế tại thời điểm đầu kỳ

 Khách hàng xác định và ghi sai giá gốc HTK

 Khách hàng không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập khogộp chung cho cả một thời gian dài

 Khách hàng chưa xây dựng được quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêuhao vật tư hoặc xây dựng định mức nhưng không phù hợp

 Khách hàng không lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn định kỳ hàng tháng, hàngquý hay bảng tổng hợp nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với sổ kế toán

 Phương pháp tính giá xuất kho, xác định sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặckhông nhất quán

 Khách hàng không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc trích lậpkhông dựa trên cơ sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa không thuộcquyền sở hữu của đơn vị, trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ

 Khách hàng chưa tiến hành đối chiếu, kiểm kê, xác nhận với các bên có liên quan

về số HTK nhận giữ hộ

 Trong kì kế toán, kế toán cố tình thay đổi phương pháp hạch toán HTK hoặc ghităng đơn giá của HTK

Nhận diện được những rủi ro trên giúp KTV mở rộng những thủ tục kiểm toán với

cả số dư đầu năm và số dư cuối năm của khoản mục HTK, từ đó có thể kiểm soát rủi romột cách hiệu quả nhất

Thứ năm, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Tài sản cố định

Một số rủi ro kiểm toán có thể xảy ra với số dư của khoản mục TSCĐ mà KTV cầnlưu ý là:

 Khách hàng không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối niên độ kế toán trước hoặc cókiểm kê nhưng không phân loại tài sản nào là tài sản không sử dụng, đã hết khấuhao hoặc chờ thanh lý, nhượng bán

 Bộ chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán

 Kế toán hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ như quyết toáncông trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; hoặc hạch toán tăngTSCĐ không theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì)

 Tài sản không dùng chờ thanh lý vẫn chưa xuất ra khỏi sổ sách, đơn vị vẫn tiến

Trang 19

hành trích khấu hao cho tài sản này vào chi phí trong kỳ.

 Khách hàng không mở sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ, khôngtheo dõi riêng tài sản đem cầm cố, thế chấp

 Khách hàng không tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản khi thực hiện cổ phần hóadoanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp

 Đơn vị khách hàng phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phíđền bù, giải phóng mặt bằng…hoặc ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ vô hìnhnhững nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập công ty, chi phí tronggiai đoạn nghiên cứu…

Thứ sáu, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Chi phí xây

dựng cơ bản dở dang

Khi tiến hành xem xét số dư của khoản mục chi phí xây dựng cơ bản, KTV cần lưu

ý một số vấn đề sau:

 Số dư trên TK 241 đầu năm chưa chi tiết cho từng công trình

 Chi phí XDCB dở dang cuối kỳ trước xác định chưa phù hợp, chỉ dựa trên cơ sởước tính

 Tổng giá trị trên Báo cáo chi tiết đầu tư từng công trình có chênh lệch với số liệutrên sổ kế toán

 Khách hàng không có kế hoạch, dự toán thiết kế cho từng công trình XDCB; chiphí XDCB tồn đọng từ nhiều kỳ trước chưa được xử lý…

 Chi phí XDCB dở dang có thể bị ghi cao hơn so với thực tế

Thứ bảy, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Đầu tư tài

 Khách hàng không có xác nhận của bên nhận đầu tư về các khoản đầu tư

 Khách hàng không tiến hành trích lập dự phòng cho các khoản chứng khoán giảmgiá tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán trước hoặc trích lập dự phòng không có

Trang 20

số dư các khoản vay tại thời điểm cuối niên độ kế toán trước.

Thứ chín, nhận diện rủi ro kiểm toán liên quan tới số dư của khoản mục Vốn chủ sở hữu

Khách hàng có thể không theo dõi chi tiết vốn chủ sở hữu theo từng đối tượng gópvốn hoặc không lập bảng tổng hợp nguồn vốn trong năm tài chính trước đó Vốn chủ sởhữu cũng có thể bị phân loại nhầm hoặc phân loại không đúng theo quy định

Trong bối cảnh kiểm toán BCTC năm đầu tiên, nhận diện được rủi ro kiểm toán cóthể xảy ra với số dư của các khoản mục và nghiệp vụ giúp cho KTV có cái nhìn bao quát

về tình hình hoạt động của khách hàng Dựa vào rủi ro đã nhận định với số dư, KTV sẽ

dễ dàng định hướng cho những thủ tục kiểm toán để xác minh liệu có sai sót trọng yếunào xảy ra với số dư các khoản mục và nghiệp vụ trên cả hai phương diện là số dư đầunăm và số dư cuối năm được kiểm toán

Bước 2: Đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra với số dư của các khoản mục và nghiệp vụ

Trong bước này, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro với số dư từng khoản mục vànghiệp vụ quan trọng Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, KTV tìm ra những biến động bất thường trên số dư của các khoản mục

và tìm hiểu nguyên nhân Tuy nhiên, thủ tục phân tích mang tính giản đơn chủ yếu làphân tích xu hướng để tìm các biến động lớn, phân tích các tỉ suất được sử dụng hạn chế

Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm soát có thể xảy ra với số dư của các khoản mục và nghiệp vụ

Trong giai đoạn này, KTV chủ yếu thu thập những thông tin liên quan đến mục tiêu

và cách thức thực hiện hoạt động kiểm soát với từng khoản mục và nghiệp vụ, sự vậnhành liên tục của hoạt động kiểm soát cũng như xem xét bản chất của các sai phạm màhoạt động kiểm soát đó phát hiện ra Những thông tin trên sẽ được KTV thể hiện trênBảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với từng khoản mục

1.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC năm đầu ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán

được áp dụng tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC

Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu ảnh hưởng rất lớn đến các thủ tục kiểm toánđược áp dụng KTV sẽ phải thu thập số lượng bằng chứng kiểm toán lớn hơn so vớinhững cuộc kiểm toán với khách hàng cũ do KTV phải tìm hiểu toàn bộ về bản chất kinhdoanh của khách hàng, về nề nếp tài chính kế toán mà khách hàng đang áp dụng

Ngoài những thủ tục kiểm toán được áp dụng để xác minh tính trung thực và hợp

lý của số dư cuối năm như những cuộc kiểm toán thông thường thì trong bối cảnhkiểm toán BCTC năm đầu, KTV sẽ tiến hành một số thủ tục kiểm toán bổ sung để xácminh lại tính đáng tin cậy của số dư đầu năm của một số khoản mục được đánh giá cómức độ rủi ro cao

Ví dụ về một số thủ tục kiểm toán mà KTV áp dụng với số dư đầu năm như sau:

 Khoản mục tiền gửi ngân hàng

Đối với tiền gửi ngân hàng KTV sẽ gửi thư xác nhận (KTV yêu cầu Công ty gửi thưđến ngân hàng và thư xác nhận từ ngân hàng sẽ được gửi tới địa chỉ của KTV) KTV sẽgửi thư xác nhận đến tất cả các ngân hàng, kể cả các ngân hàng mà khách hàng có số dư

Trang 21

là 0 để đảm bảo tính chính xác của số dư đầu năm

 Khoản mục phải thu, phải trả

Khi xem xét việc thanh toán các khoản phải thu, phải trả trong năm được Công tykiểm toán, KTV sẽ thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư các khoản phải thu, phải trảđầu năm bằng cách gửi thư xác nhận đến các bên liên quan để xác minh tính đáng tin cậycủa số dư đầu năm

 Hàng tồn kho

KTV giám sát kiểm kê cuối năm, đối chiếu với số lượng nhập xuất trong năm đểtính ra số dư đầu năm Trong trường hợp không thể giám sát được kiểm kê, KTV sẽ thựchiện thủ tục kiểm toán bổ sung Trong trường hợp đã thực hiện thủ tục bổ sung mà khôngxác đinh được tính đúng đắn của số dư đầu năm thì KTV sẽ đưa ra ý kiến có sự ngoại trừảnh hưởng của số dư hàng tồn kho đầu năm đến BCTC Sau khi các thủ tục trên đượcthực hiện mà kiểm toán viên của Công ty vẫn chưa thu được đầy đủ các bằng chứng cầnthiết để chứng minh tính đúng đắn của số dư các tài khoản đầu năm, thì KTV sẽ đưa ra ýkiến ngoại trừ về những ảnh hưởng nếu có của số dư đầu năm các tài khoản đến BCTCnăm nay

Sự kết hợp giữa các thủ tục kiểm toán áp dụng giữa số dư đầu năm và số dư cuốinăm sẽ cung cấp cho KTV đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán trungthực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu

Trên đây là toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC năm đầu tiên doCông ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện Quytrình này giúp cho KTV sẽ có định hướng rõ ràng khi tiến hành đánh giá rủi ro, từ đó đưa

ra quyết định có chấp nhận khách hàng hay không; đồng thời lên kế hoạch cho toàn bộquá trình kiểm toán

Trang 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

Năm 2010, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASCgửi thư chào hàng tới nhiều khách hàng kể cả các khách hàng mới và cũ Mục đích củathư chào hàng nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh của Công ty, từ đó tìm kiếm kháchhàng Nội dung của thư chào hàng nhằm giới thiệu các yếu tố như: lịch sử hình thànhCông ty, danh sách các dịch vụ mà Công ty cung cấp, danh sách khách hàng truyềnthống, năng lực của đội ngũ nhân viên trong Công ty hay những kết quả đáng ghi nhận

mà Công ty đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển

Công ty đã gửi thư chào hàng tới hai công ty: Công ty Cổ phần ABC và Công tyTNHH XYZ – đây là hai khách hàng mới, và Công ty đã nhận được lời mời kiểm toáncủa hai công ty trên Sau khi nhận được lời mời kiểm toán, Ban Giám đốc đã bố trí mộtbuổi gặp với khách hàng để trao đổi với khách hàng về các dịch vụ của Công ty Trongquá trình trao đổi với khách hàng mới Ban Giám đốc được biết Công ty Cổ phần ABCchưa được kiểm toán BCTC năm 2009, còn Công ty TNHH XYZ đã được Công tyTNHH Kiểm toán VACO tiến hành kiểm toán BCTC năm 2009

Trước khi đưa ra quyết định kí hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới,Ban Giám đốc sẽ giao trách nhiệm cho các KTV là người am hiểu chuyên môn trong lĩnhvực ngành nghề kinh doanh của khách hàng để đánh giá rủi ro kinh doanh mà Công tygặp phải khi quyết định cung cấp dịch vụ của mình cho khách hàng

Để đánh giá rủi ro kinh doanh mà Công ty gặp phải khi kí hợp đồng cung cấp dịch

vụ cho khách hàng mới, KTV sẽ tiến hành thu thập những thông tin ban đầu về hai kháchhàng mới Những thông tin chung sẽ được KTV tập hợp trong hồ sơ kiểm toán ban đầulưu tại Công ty Trong hồ sơ kiểm toán của hai khách hàng mới, KTV thu thập được cácthông tin sau:

Công ty Cổ phần ABC

Công ty Cổ phần ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanhlần đầu số 0204001392 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày28/03/2007, sửa đổi lần thứ nhất ngày 11/02/2009 Trụ sở chính của Công ty tại Tầng A,tòa nhà B, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Theo Giấy phép đăng kí kinh doanh số 0204001392 thì hoạt động kinh doanh củaCông ty bao gồm: đại lý hàng hóa và đại lý kí gửi hàng hóa (không bao gồm đại lý chứngkhoán bảo hiểm), vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải ven biển và viễn dương, vậntải đường thủy nội địa, kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ đại lý vậntải đường biển; dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, ủy thác, giao nhận kho vận tải hànghóa, kê khai hải quan, lai dắt tàu biển

Cổ đông của Công ty

Cổ đông của Công ty gồm ba cổ đông chính là: Tập đoàn Kinh tế Công nghiệp Tàu

Trang 23

Thủy Việt Nam góp 40% vốn; Công ty đóng tàu A góp 21% vốn; Các cổ đông cũ củaCông ty Vận tải B góp 39% vốn.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần ABC :

Ban Giám đốc, hội đồng quản trị và các phòng nghiệp vụ

Ban giám đốc gồm có 3 người (1Giám đốc và 2 Phó Giám đốc )

Hội đồng quả trị gồm có 5 người ( 1Chủ tịch và 4 Ủy viên )

Phòng nghiệp vụ của Công ty gồm có: Phòng tổ chức hành chính; Phòng kế toán;Phòng kinh doanh; Phòng thiết kế; Phòng kĩ thuật; Phòng bảo vệ; Ban quản lí dự án

Chế độ Kế toán Công ty đang áp dụng:

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày20/03/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan

Tình hình kinh doanh của Công ty:

Trong mấy năm trở lại đây công ty kinh doanh đều có lãi, doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ tăng mạnh qua các năm 2008, 2009 Doanh thu của Công ty đạt gần 40

tỉ đồng vào năm 2009

Lý do kiểm toán của khách hàng

Công ty Cổ phần ABC dự dịnh lên Sàn giao dịch Chứng khoán vào cuối năm 2011.Nhu cầu kiểm toán để chứng minh sự minh bạch về tài chính là yếu tố cần thiết trong quátrình chuẩn bị niêm yết của Công ty Cổ phần ABC trong thời gian sắp tới

Công ty Cổ phần ABC không tiến hành kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2009.Qua quá trình khảo sát khách hàng ABC, Công ty AASC nhận thấy ngành nghềkinh doanh liên quan đến vận tải biển còn khá mới mẻ với đội ngũ kiểm toán viên trongCông ty Chấp nhận khách hàng sẽ giúp Công ty ngày càng đa dạng hóa loại hình kinhdoanh của khách hàng Đồng thời qua buổi khảo sát, Công ty ABC tỏ rõ nhu cầu muốnhợp tác lâu dài với AASC trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính doAASC là một trong những Công ty kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước chấpthuận đủ điều kiện để kiểm toán cho tổ chức niêm yết

Sau khi cân nhắc những rủi ro kinh doanh mà Công ty có thể gặp phải nếu chấp nhậnkhách hàng cùng với những rủi ro do không chấp nhận, AASC quyết định cung cấp dịch vụcho khách hàng này với hi vọng sẽ được thử sức trong một môi trường hoàn toàn mới

Công ty TNHH XYZ

Công ty TNHH XYZ là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, đượcthành lập theo Quyết định số: 204/UB – QĐ ngày 29/4/2006 của Ủy ban Nhân dân thànhphố Hà Nội Theo Quyết định này thì số vốn kinh doanh của Công ty là 170 tỉ đồng.Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh lần đầu vào ngày 29/05/2006 và đăng kí lần thứ hai theo Giấy phép đăng kí số

040292 ngày 02/10/2006 Trụ sở của Công ty đặt tại: tổ C, Phường Định Công, quậnHoàng Mai, thành phố Hà Nội

Trang 24

Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty TNHH XYZ có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất các loại bánh, kẹo

và gia vị thực phẩm Các sản phẩm của công ty được áp dụng quy trình công nghệ nhậpkhẩu, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại

Tuy công ty mới thành lập được 3 năm nhưng đã có được uy tín trên thị trường Thịtrường của công ty ngày càng được mở rộng, cả trong và ngoài nước, thương hiệu bánhkẹo XYZ hiện đang có chỗ đứng vững trên thị trường bánh kẹo miền Bắc

Tại Hà Nội, ngoài trụ sở chính, Công ty có 3 chi nhánh nhỏ đặt tại các vị trí thuậnlợi cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu thụ hàng hóa Bên cạnh đó, công ty còn

mở thêm các chi nhánh tại Hải Dương, Việt Trì, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.Đây là những thị trường có khả năng tiêu thụ các sản phẩm của công ty lớn cũng nhưtiềm năng phát triển khá cao

Cơ cấu tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có: Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và cácphòng nghiệp vụ

Chế độ Kế toán Công ty đang áp dụng:

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày20/03/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan

Tình hình kinh doanh của Công ty

Qua tìm hiểu về Công ty, KTV nhận thấy trong mấy năm gần đây Công ty đã thựchiện chiến dịch mở rộng thị trường cả trong lẫn ngoài nước Doanh thu của Công ty tăngmạnh, năm 2006 doanh thu của Công ty đạt 185.500.644.000 đồng và lợi nhuận sau thuế

là 878.802.578 đồng; năm 2007 doanh thu của Công ty đạt 194.250.600.000 đồng, lợinhuận sau thuế đạt 1.056.248.054 đồng, năm 2008 doanh thu đạt 185.500.644.000 đồng

và lợi nhuận sau thuế đạt 809.904.456 đồng Năm 2009, doanh thu của Công ty đạt mức213.690.000.000 đồng và lợi nhuận sau thuế đạt trên 1.000.000.000 tỷ đồng Như vậytình hình kinh doanh của Công ty TNHH XYZ là khá tốt, Công ty đang hoạt động có lãi,

có sự phát triển bền vững, ngày càng mở rộng các mặt hàng và sản phẩm kinh doanh Công ty TNHH XYZ được Công ty kiểm toán VACO tiến hành kiểm toán BCTCnăm 2009 Ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến ngoại trừ

Lý do kiểm toán của Công ty

Công ty TNHH XYZ có nhu cầu muốn đấu thầu một hợp đồng kinh tế trị giá lớnvới Công ty Cổ phần DKP Nếu trúng thầu, hợp đồng này sẽ mang lại doanh thu khá lớncho XYZ trong năm 2011 Vì vậy, sự minh bạch về quản lý tài chính với XYZ là kháquan trọng trong bối cảnh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Sau khi nghiên cứu thông tin ban đầu về Công ty TNHH XYZ, KTV đánh giá mức rủi

ro kinh doanh mà Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASCgặp phải khi tiến hành cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng này là bình thường Do

đó, Công ty chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán của mình cho khách hàng XYZ

Sau khi đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng, Ban Giám đốc Công ty sẽ tiếnhành gặp gỡ với khách hàng để cùng nhau thảo luận và kí kết hợp đồng Sau đó, Công ty

Trang 25

thực hiện đánh giá mức độ độc lập của KTV trong Công ty với khách hàng thể hiện trêngiấy làm việc như sau:

Bảng 2.1: Đánh giá mức độ độc lập của kiểm toán viên với khách hàng ABC

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC

Niên độ kế toán: 1/1/2010-31/12/2010

Bước công việc: Đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên

Kiểm toán viên có sở hữu cổ phần hay các khoản đầu tư

tương tự của khách hàng không?

x

Kiểm toán viên có sở hữu cổ phần hay các khoản đầu tư

tương tự của chi nhánh, công ty mẹ, công ty liên doanh, liên

kết của khách hàng không?

x

Kiểm toán viên có chung vốn kinh doanh với khách hàng,

thành viên Ban giám đốc, cổ đông chính có ảnh hưởng đáng

kể của khách hàng không?

x

Kiểm toán viên có nắm giữ vị trí quản lý quan trọng, chịu

trách nhiệm điều hành hoặc là nhân viên của khách hàng

trong năm tài chính được kiểm toán hoặc năm thực hiện

kiểm toán không?

x

Kiểm toán viên có bất kỳ một khoản cho vay đối với khách

hàng hoặc thành viên Ban giám đốc, cổ đông chính có ảnh

hưởng đáng kể của khách hàng không?

x

Kiểm toán viên có bất kỳ một khoản nợ đối với khách hàng

hoặc thành viên Ban giám đốc, cổ đông chính có ảnh hưởng

đáng kể của khách hàng không?

x

Kiểm toán có trực tiếp hay được ủy quyền để nhận bất kỳ

một khoản lợi ích tài chính nào từ khách hàng không?

x

Kiểm toán viên có người thân, thành viên cùng gia đình (bố,

mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) đang sở hữu cổ phần

hay các khoản đầu tư tương tự của khách hàng không?

x

Trang 26

Kiểm toán viên có người thân, thành viên cùng gia đình là

người nắm giữ vị trí quản lý quan trọng hoặc là nhân viên

trực tiếp thuộc bộ phận tài chính của khách hàng không?

x

Kiểm toán viên có người thân, thành viên cùng gia đình là

người nắm giữ vị trí quản lý quan trọng hoặc nắm giữ

khoản đầu tư đáng kể trong nhà cung cấp chính của khách

hàng không?

x

Kiểm toán viên có người thân hoặc thành viên cùng gia

đình là người nắm giữ vị trí quản lý quan trọng hoặc nắm

giữ khoản đầu tư đáng kể trong khách hàng quan trọng

(chiếm trên 20% doanh thu) của khách hàng không?

x

Kiểm toán viên đã có vụ kiện tụng hay tranh chấp nào với

khách hàng hay chưa?

x

Kiểm toán viên có thực hiện dịch vụ kế toán hay tư vấn tài

chính, tư vấn quản lý, định giá tài sản cho khách hàng trong

năm tài chính được kiểm toán hoặc hiện tại không?

x

Kiểm toán viên có cam kết riêng nào về việc cung cấp hàng

Kiểm toán viên có nhận làm đại lý phân phối, tiêu thụ sản

Kết luận:

Kiểm toán viên tham gia hợp đồng kiểm toán đã đảm bảo

tuân thủ các yêu cầu của nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

kiểm toán về tính độc lập

x

Các câu hỏi về đánh giá tính độc lập cũng được áp dụng tương tự với Công ty TNHHXYZ Căn cứ vào các câu trả lời về mức độ độc lập, Ban Giám đốc sẽ bố trí nhân sự chocuộc kiểm toán cũng như lập kế hoạch và thiết kế các chương trình kiểm toán thích hợp.Sau khi đánh giá tính độc lập của các KTV, công việc đánh giá rủi ro kiểm toán BCTCnăm đầu tiên sẽ được KTV thực hiện theo trình tự các bước như sau:

2.1 Đánh gía rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cho toàn bộ báo cáo tài chính

2.1.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Bước thứ nhất: Tìm hiểu thông tin về khách hàng

Do Công ty Cổ phần ABC và Công ty TNHH XYZ là hai khách hàng kiểm toánnăm đầu tiên, nên các thông tin về khách hàng đã được Công ty thu thập khá chi tiết vàlưu vào hồ sơ kiểm toán của hai công ty Một số tài liệu mà KTV phải thu thập trong quá

Trang 27

trình tìm hiểu thông tin về khách hàng gồm: Quyết định thành lập công ty, Giấy phépđăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm các thành viên trong Ban Giám đốc, Hồ sơgiới thiệu năng lực kinh doanh của khách hàng (nếu có) Những tài liệu này sẽ được lưuvào Hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng tại AASC và là định hướng cho KTV khi tiếnhành những cuộc kiểm toán những năm tiếp theo (nếu có).

Bước thứ hai: Phân tích thông tin thu được, xem xét các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra mức rủi ro tiềm tàng ban đầu về khách hàng mới

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được về hai khách hàng mới – Công ty Cổ phầnABC và Công ty TNHH XYZ, KTV sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích các thông tin thuđược Các thông tin này sẽ được KTV trong Công ty thể hiện trên giấy tờ làm việc và lưuvào Hồ sơ kiểm toán của từng Công ty Để thuận lợi trong quá trình so sánh, em xin lậpbảng tóm tắt thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của hai khách hàngmới được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung tại Công ty

Bảng 2.2: Bảng khảo sát các thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần ABC

1.Thông tin cơ bản về Công ty:

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ABC

- Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần

- Ngành nghề kinh doanh:

 Đại lý hàng hóa và đại lý kí gửi hàng hóa (không bao gồm đại lý chứngkhoán bảo hiểm)

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Vận tải ven biển và viễn dương

 Vận tải đường thủy nội địa, kho bãi và lưu giữ hàng hóa

 Bốc xếp hàng hóa

 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển; dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, ủythác, giao nhận kho vận tải hàng hóa, kê khai hải quan, lai dắt tàu biển

- Công ty đang hoạt động kinh doanh theo Giấy phép đăng kí kinh doanh số

0204001392 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày28/03/2007, sửa đổi lần thứ nhất ngày 11/02/2009

- Địa bàn hoạt động: Hải Phòng

- Thời gian hoạt động: Không có thời hạn

- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: Ban Giám đốc là những người đã có kinhnghiệm nhiều năm trong việc quản lý và điều hành công ty

- Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty Cổ phầnABC: Trong năm 2010 có biến động về tỷ giá ngoại tệ USD với VND, tỷ giá tănggiảm đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó, ảnhhưởng của biến động về giá xăng dầu thế giới cũng có ảnh hưởng đến tình hình kinh

Trang 28

doanh của Công ty Hơn nữa, nhiều hãng vận tải hàng hải mới được thành lập làmtăng tính cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng hải nội địa và quốc tế cũng ảnhhưởng đáng kể đến thị phần của Công ty.

- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng:

+ Yêu cầu về môi trường: chủ yếu liên quan đến các quy định trong lĩnh vực hànghải, đại lý hàng hóa, ký gửi hàng hóa và các dịch vụ vận tải biển

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

+ Rủi ro kinh doanh: Do kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng hải chịu ảnhhưởng lớn của giá dầu thế giới nên rủi ro của đơn vị chủ yếu do giá dầu tăng caolàm tăng chi phí, ảnh hưởng đến các hợp đồng vận tải đã ký kết từ trước

+ Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới: Về

cơ bản không có áp dụng gì mới

+ Thay đổi nhà cung cấp: không có thay đổi nhà cung cấp hàng hóa cho đơn vị, tuynhiên cũng có cũng có một số nhà cung cấp dịch vụ (nhỏ) thay đổi Tuy nhiên sựthay đổi đó không ảnh hưởng gì đến tình hình kinh doanh của Công ty

2 Bộ máy kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty:

- Chế độ kế toán: Công ty Cổ phần ABC đang áp dụng chế độ kế toán Việt Namban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC của BTC và các văn bản hướng dẫn kèmtheo

- Bộ máy kế toán: Được tổ chức gọn nhẹ, logic Đội ngũ nhân viên gồm nhiềungười có trình độ cao và có kinh nghiệm

- Hình thức kế toán: Tại Công ty Cổ phần ABC áp dụng hình thức kế toán trênmáy vi tính

- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ

3 Số lượng các nghiệp vụ kinh tế bất thường:

Không có nghiệp vụ kinh tế bất thường xảy ra trong năm

4 Vướng mắc của khách hàng với pháp luật và các bên liên quan: Không có

5 Công ty kiểm toán BCTC năm trước: Không có

6 Ý kiến kiểm toán năm trước: Không áp dụng

Từ những thông tin cơ bản thu được từ khách hàng, KTV đánh giá mức rủi ro tiềmtàng với Công ty Cổ phần ABC ở mức trung bình

Trang 29

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kỹ thuật

Xí nghiệp Quy kem xốp Xí nghiệp Bánh cao cấp Xí nghiệp Gia vị thực phẩm Xí nghiệp Kẹo Xí nghiệp Bột canhXí nghiệp Bao bì

Phòng Nhân sự

Bảng 2.3 : Bảng khảo sát các thông tin cơ bản về Công ty TNHH XYZ

1 Thông tin cơ bản về khách hàng:

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH XYZ

- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Ngày thành lập: 29/04/2006

- Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất bánh kẹo, bột gia vị; công

nghiệp sản xuất lương khô tổng hợp; sản xuất bao bì thực phẩm; kinh doanh các

sản phẩm sản xuất ra và các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty,

xuất khẩu ra nước ngoài những sản phẩm mà Công ty sản xuất

2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH XYZ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

BGĐ bao gồm:

1 TGĐ: Ông Nguyễn Văn A

2 Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Diệu B

3 Tìm hiểu hệ thống kế toán

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Trang 30

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tiền mặt, TGNH Kế toán mua hàng- thanh toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH XYZ

Chế độ kế toán: Công ty XYZ đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam banhành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC của BTC và các văn bản hướng dẫn kèmtheo

Bộ máy kế toán: Được tổ chức gọn nhẹ, logic Đội ngũ nhân viên đều tốtnghiệp Đại học và thành thạo công việc

Hình thức kế toán: Tại Công ty XYZ, việc ghi chép sổ sách kế toán được thựchiện theo hình thức chứng từ ghi sổ

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ

4 Môi trường kinh doanh và lĩnh vực hoạt động:

Công ty TNHH XYZ là một công ty lớn có tiềm lực tài chính cũng như kỹ thuậtnhân sự, đặc biệt là quy trình công nghệ đã được tự động hóa Chính vì vậy, sản phẩmcủa công ty rất đa dạng về cả chủng loại lẫn mẫu mã

Hiện nay, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là:

Sản xuất kẹo các loại: Phân xưởng sản xuất kẹo được đặt tại cơ sở chính củacông ty Phân xưởng kẹo áp dụng các dây chuyền công nghệ tiên tiến của Đức đã tạo rađược rất nhiều chủng loại kẹo khác nhau (kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo chew với nhiềuhương vị…) Ngay từ khi mới thành lập, kẹo là một sản phẩm mang tính chủ đạo củaCông ty Vì vậy phân xưởng kẹo luôn chú trọng đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất vàchất lượng, mẫu mã sản phẩm

Sản xuất bánh các loại: Nhắc tới bánh kẹo XYZ là không thể không nhắc tới sảnphẩm bánh Hương Thảo- một loại bánh đã gắn liền với tên tuổi cũng như quá trìnhhình thành và phát triển của công ty Ngoài ra, công ty còn sản xuất nhiều chủng loạibánh khác như bánh kem xốp, bánh quy bơ…Bánh kem xốp là mặt hàng được tiêu thụkhá mạnh, tạo uy tín lớn cho Công ty từ khi nó được đưa vào tiêu thụ trên thị trường.Bên cạnh đó, sản xuất bánh mềm và lương khô là hai loại có ưu thế cạnh tranh cao, gópphần đáng kể vào việc đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Bánh kẹo là sản phẩm có chu kì sống ngắn bởi nó mang tính mùa vụ Mức sảnxuất cũng như tiêu thụ mặt hàng này trong năm không nhiều, chỉ đến dịp lễ tết hay mùacưới hỏi mới huy động khả năng sản xuất cao độ và sản lượng tiêu thụ lớn Vì vậy,

Trang 31

Công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, học hỏi công nghệ làm bánhhiện đại từ nước ngoài, áp dụng các chiến lược Marketing linh hoạt nhằm đưa bánh kẹoXYZ lên một tầm cao mới.

Sản xuất gia vị thực phẩm: Sản phẩm bột canh là sản phẩm tiêu biểu của Công

ty ngay từ khi mới thành lập Bột canh và gia vị các loại được phân phối rộng rãi trên

cả nước vì có từng loại phù hợp với khẩu vị của từng vùng Hằng năm, lượng tiêu thụbột canh vẫn không ngừng tăng lên đặc biệt là sản phẩm bột canh I ốt để tăng cườngsức khỏe Bột canh là sản phẩm thế mạnh, tạo uy tín cho công ty trên thị trường vìtrước đây XYZ độc quyền sản xuất bột canh Nhưng hiện nay, công ty đang bị cạnhtranh quyết liệt với sản phẩm này Công ty đã và đang không ngừng nâng cao chấtlượng sản phẩm bột canh để đẩy mạnh tiêu thụ và giữ vững thị trường

Theo nhận định của các ban ngành trong Công ty cũng như thực tế cho thấy: Cácdoanh nghiệp trong cùng lĩnh vực sản xuất với công ty cũng có nhiều sản phẩm bánh,kẹo như Hải Hà, Kinh Đô hay Hữu Nghị Các sản phẩm của các doanh nghiệp này đadạng và phong phú cả về hình thức, mẫu mã lẫn chủng loại, có những sản phẩm trùngnhau như: Chew Hải Hà và Chew XYZ, bánh mềm XYZ và bánh mềm Kinh Đô Vìvậy, để nâng cao sức cạnh tranh của mình, Công ty TNHH XYZ phải có những bướctiến vững vàng hơn nữa trong công cuộc xây dựng thương hiệu XYZ trong tiềm thứccủa người tiêu dùng

5 Số lượng các nghiệp vụ kinh tế bất thường:

Không có nghiệp vụ kinh tế bất thường xảy ra trong năm

6 Vướng mắc của khách hàng với các bên liên quan: Không có

7.Công ty kiểm toán BCTC năm trước: Công ty TNHH Kiểm toán VACO

8.Ý kiến kiểm toán năm trước: Ý kiến ngoại trừ với khoản mục các khoản phải thu

2.1.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá về rủi ro kiểm soát trên phương diện BCTC, KTV đưa ra những nhận địnhcủa mình về sự tồn tại và vận hành có hiệu quả của Hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng KTV trong Công ty thông qua các thông tin tổng hợp được về Hệ thống kiểm soátnội bộ của khách hàng để đưa ra đánh giá Thông thường KTV sử dụng các mức độ

“thấp”, “trung bình” và “cao” để đánh giá về mức độ rủi ro kiểm soát Đánh giá rủi rokiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính vẫn mang tính xét đoán và dựa vào kinh nghiệmnghề nghiệp của kiểm toán viên

Trang 32

Thứ nhất, tìm hiểu về môi trường kiểm soát tại hai khách hàng

Bảng 2.4 Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của Công ty CP ABC và Công ty TNHH

XYZ

STT Nhân tố tìm

hiểu Công ty Cổ phần ABC Công ty TNHH XYZ

1 Đặc điểm công

ty Là Công ty Cổ phần Số vốngóp của Tập đoàn Kinh tế

Công nghiệp Tàu thủy ViệtNam chiếm 40% tổng số vốncủa công ty Đây là thành viêngóp vốn quan trọng, đồng thờichi phối một số quyết địnhtrong chiến lược phát triển dàihạn của công ty

Là Công ty TNHH có haithành viên trở lên

2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty

không quá phức tạp, phù hợpvới tình hình kinh doanh củacông ty

Trong cơ cấu tổ chức củaCông ty có nhiều phòng ban

và chi nhánh Tuy nhiên, cơcấu tổ chức này là phù hợpvới đặc thù kinh doanh củaCông ty

trong công việc, luôn quan tâmđến hoạt động của đơn vị Đa

số những thành viên trong BanGiám đốc đều tốt nghiệp cáctrường đại học thuộc khốingành kinh tế, hải hương học

và kỹ thuật Giám đốc là ngườitrực tiếp xét duyệt chứng từ saukhi có sự xét duyệt của kế toántrưởng Số lượng nhân viên kếtoán trong Công ty gồm 10người, các nhân viên kế toánđều tốt nghiệp các trường đạihọc thuộc khối ngành kế toán

Kế toán trưởng có kinh nghiệm

8 năm làm kế toán Công tykhông có sự thay đổi nhân sự kếtoán trong những năm gần đây

Ban Giám đốc được nhậnđịnh là những người am hiểu về lĩnh vực sản xuấtkinh doanh của Công ty.Ban Giám đốc luôn đặt rayêu cầu cao về chất lượngdịch vụ kiểm toán BCTC.Nhất là trong bối cảnh Công

ty mở rộng thị trường sangnước ngoài, Ban Giám đốccàng thể hiện độ nhạy bén,quyết đoán trong kinhdoanh

Bộ máy kế toán của công tygồm 8 nhân viên, đa số cácnhân viên đều có kinhnghiệm trong lĩnh vực kếtoán Công ty không có sựthay đổi nhân sự kế toántrong những năm gần đây

Công ty có điều lệ hoạtđộng, quy định chức năngnhiệm vụ của từng phòng

Trang 33

phòng ban trong Công ty ban, chi nhanh trong Công

ty Mỗi chi nhánh đều có cơcấu tổ chức thích hợp đểđảm bảo chức năng nhiệm

Công ty xây dựng chínhsách nhân sự phù hợp với cơcấu tổ chức của công ty

6 Đường lối phát

triển Công ty xây dựng được đườnglối phát triển trong vòng 5 năm

là phải chiếm thị phần đa sốtrong lĩnh vực cung cấp dịch vụhàng hải Kế hoạch phát triểnđược xây dựng chi tiết, có sựnghiên cứu cẩn trọng của BanGiám đốc

Công ty không vạch ra mộtcách rõ ràng đường lối pháttriển dài hạn Lập kế hoạch

và dự toán không được tiếnhành một cách khoa học vànghiêm túc

7 Ban kiểm soát Công ty có thành lập ban kiểm

soát gồm 3 thành viên Bộ máyban kiểm soát còn khá đơn giản

so với quy mô của công ty Bankiểm soát trong những năm sắptới có kế hoạch gia tăng sốlượng thành viên để đảm bảochất lượng công tác kiểm soáttrong bối cảnh công ty ngàycàng mở rộng về quy mô

Công ty không thành lậpban kiểm soát

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung của Công ty Cổ phần ABC và Công ty TNHH XYZ)

Sau khi tìm hiểu môi trường kiểm soát, KTV sẽ tiến hành đánh giá môi trường kiểmsoát dựa vào bảng câu hỏi sau:

Trang 34

Bảng 2.5: Đánh giá môi trường kiểm soát tại Công ty Cổ phần ABC

Câu hỏi tìm hiểu môi trường kiểm

soát Công ty Cổ phần ABC Công ty TNHH XYZ

ban lãnh đạo khách hàng hoặc

nghi ngờ về việc dựa vào thư

giải trình của BGĐ hay

không?

2 Ban giám đốc và hội đồng

quản trị có bị chi phối bởi một

số thành viên không trung

thực hay không?

3 Ban Giám đốc can thiệp quá

mức vào các mục tiêu tài

các cam kết của lãnh đạo

trong đơn vị trong việc thiết

với đặc điểm sản xuất kinh

doanh của đơn vị?

8 Có lý do nào cần phải quan

tâm tới đặc điểm hoạt động

kinh doanh của đơn vị không?

9 Có văn bản quy định về chức

năng nghiệp vụ của các phòng

ban hay không?

Trang 35

10 Có yếu tố nào trong môi

trường kinh doanh ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh và

tính hoạt động liên tục của

đơn vị hay không?

12 BGĐ không cho KTV liên lạc

với KTV tiền nhiệm và tiếp

xúc với các văn bản kiểm toán

pháp luật của nhân viên trong

công ty hay không?

Thứ hai, tìm hiểu về hệ thống kế toán mà khách hàng đang áp dụng

Hệ thống kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệthống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trìnhlập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác KSNB của doanhnghiệp KTV cần tìm hiểu các thông tin về Chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang ápdụng; Sự thay đổi nhân sự trong phòng kế toán; Số lượng và chất lượng của nhân viên kếtoán; hình thức sổ kế toán; các nguyên tắc kế toán đang áp dụng (nguyên tắc trích khấuhao, nguyên tắc ghi nhận doanh thu… );

Trang 36

Bảng 2.6 Tìm hiểu về hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần ABC

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền:

Tiền và tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoảnđầu tư ngắn hạn có thời hạn đáo hạn không quá 3 tháng, có tính thanh khoản cao, có khảnăng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trongquá trình chuyển đổi thành tiền

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

HTK được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏhơn giá gốc thì tính theo gía trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc HTK bao gồm chiphí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đượcHTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Giá trị HTK được xác định theo phương pháp nhập trước- xuất trước

HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Dự phòng giảm giá HTK được lập vào thời điểm cuối năm tài chính là số chênhlệch giữa gía gốc của HTK lớn hơn gía trị thuần có thể thực hiện được của chúng

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sửdụng, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên gía, hao mòn lũy kế

và gía trị còn lại

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao được ướctính như sau:

- Máy móc thiết bị: 03-10 năm

- Phương tiện vận tải: 06-10 năm

- Thiết bị văn phòng: 03-10 năm

Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước

Các chi phí trả trước liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiệnhành được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong năm tài chính

Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chiphí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm:

- Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng

kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp

và tiêu thức phân bổ hợp lý Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuấtkinh doanh theo phương pháp đường thẳng

Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kì để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biếncho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu

Trang 37

và chi phí Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiếnhành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí với phần chênh lệch.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:

Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị ước tính hợp lýnhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kếtoánn năm

Chi những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầumới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó

Khoản chênh lệch giữa số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sửdụng hết lớn hơn số dự phòng phải trả lập ở kỳ báo cáo được hoàn nhập ghi giảm chi phísản xuất kinh doanh trong kỳ trừ khoản chênh lệch lớn hơn của khoản dự phòng phải trả

về bảo hành công trình xây lắp được hoàn nhập vào thu nhập khác trong kỳ

Nguyên tắc ghi nhận Vốn chủ sở hữu:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là số vốn thực góp của chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanhnghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kếtoán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

+ Doanh thu bán hàng:

Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:

- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đãđược chuyển giao cho người mua;

- Công ty không còn quyền quản lý hàng hoá cũng như sở hữu hàng hoá hoặcquyền kiểm soát hàng hoá;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ:

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó đượcxác định một cách đáng tin cậy Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều

kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vàongày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ đượcxác định khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí đề hoàn thành giao dịchcung cấp dịch vụ đó

Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương phápđánh giá công việc hoàn thành

+ Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, 2010. Tài liệu nội bộ:• Sổ tay nhân viên• Nội quy làm việc với khách hàng• Hồ sơ giới thiệu năng lực Công ty• Tài liệu đào tạo nội bộ của Công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệunội bộ
6. GS.TS.Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ, 2006. Giáo trình Kiểm toán tài chính, Khoa Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán tài chính,Khoa Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
7.GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, 2008. Lý thuyết Kiểm toán, Khoa kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Kiểmtoán, Khoa kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
8. Nguyễn Tự Hành, 2010. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, khoa Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáotài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thựchiện
4. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, 2010:http://www.aasc.com.vn Link
1. Bộ Tài chính. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 về việc ban hành và công bố sáu Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 2) Khác
2. Bộ Tài chính. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc ban hành và công bố sáu Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 3) Khác
3. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, 2010. Hồ sơ kiểm toán chung của hai khách hàng Công ty Cổ phần ABC và Công ty TNHH XYZ Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w