Đơn quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 78)

Nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghịđịnh thư Mađrit, người nộp đơn Nhật Bản gặp nhiều thuận lợi, như là: dễ dàng chuẩn bị tài liệu đơn và quản lý quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, chi phí nộp đơn thấp, được thông báo sớm hơn về kết quả xét nghiệm nội dung đơn nhãn hiệu và thuận lợi trong việc mở

rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu bằng cách chỉđịnh các quốc gia thành viên. Lượng đơn đăng ký quốc tế của người Nhật tăng nhanh. Gần đây, Nhật Bản

nhất. Năm 2010, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 9, với tốc độ gia tăng đơn quốc tế là 20,2% so với năm 2009 [40]. Tính đến tháng 7/2011, số lượng đăng ký quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản đạt 8894 đơn [80]. 144 261 240 314 465 890 938 1016 1275 1335 1422 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 3.7. Đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản 2000 – 2010

Mặc dù lượng đơn đăng ký quốc tế của Nhật Bản tăng đều hàng năm, song số lượng chỉđịnh quốc gia theo đơn có nguồn gốc Nhật Bản không ổn

định. 2377 7314 6649 8333 7205 5952 6517 3849 3259 1834 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Biểu đồ 3.8. Chỉđịnh quốc gia trong đơn đăng ký quốc tế nguồn gốc Nhật Bản

Một số nghiên cứu và phỏng vấn với các doanh nghiệp, các chuyên gia sở hữu trí tuệ và các cơ quan quản lý của Nhật Bản cho thấy vẫn còn một số yếu tốđặc thù đối với Nhật Bản cản trở việc áp dụng Nghịđịnh thư Mađrit [59].

Các yếu tố có liên quan tới Nghịđịnh thư

- Điều khoản “tấn công trung tâm” là vấn đề mà người nộp đơn Nhật Bản quan tâm và e ngại nhất [56, 59, 69].

- Một số nước châu Á là nơi người nộp đơn Nhật Bản mong muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình chưa phải là thành viên của Nghịđịnh thư.

- Ngôn ngữ giao dịch với WIPO bắt buộc phải là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha, trong khi người Nhật mong muốn được sử

dụng ngôn ngữ của mình (tiếng Nhật) như trong các hệ thống đăng ký quốc tế

khác, chẳng hạn PCT.

- Người nộp đơn không thể yên tâm về khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi kết thúc thời hạn quy định ra thông báo từ chối ở nhiều quốc gia .

- Các yêu cầu liên quan tới đơn cơ sở và sự đồng nhất về nhãn hiệu của đơn cơ sở và đơn đăng ký quốc tế là một trở ngại không nhỏ.

674 235 321 572 599 138 100 119 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trung Quốc Hàn Quốc Hoa Kỳ Châu Âu Số lượng công ty trả lời khảo sát: 193 NH nộp đơn giống với NH sử dụng tại Nhật NH nộp đơn khác với NH sử dụng tại Nhật

Biểu đồ 3.9. Xu hướng sửa đổi nhãn hiệu khi nộp đơn quốc tế của Nhật Bản [27] Liên quan đến các yêu cầu cơ bản về sựđồng nhất về nhãn hiệu của

đơn cơ sở và đơn đăng ký quốc tế, người nộp đơn Nhật Bản cũng chỉ ra rằng:

Đơn NH nộp tại...

“nhãn hiệu thường được cải biến để phù hợp với ngôn ngữđịa phương, chẳng hạn, thay thế phần chữ của nhãn hiệu bằng tiếng bản địa với ý nghĩa hoặc phát âm tương đương. Số lượng các nhãn hiệu được cải biến nộp tại các Văn

phòng sở hữu trí tuệ của các nước châu Âu vào khoảng 20% tổng số nhãn hiệu nộp tại các nước này. Bên cạnh đó, số lượng nhãn hiệu cải biến được nộp tại Văn phòng đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc vào khoảng 50% tổng số

nhãn hiệu đã nộp tại đây.

- Quy trình thanh toán lệ phí nộp đơn còn nhiều phức tạp. - Lệ phí nộp đơn cao

- Hệ thống nộp đơn “bằng giấy” theo Nghị định thư không thuận tiện bằng hệ thống nộp đơn điện tử (e-filing) đã quen thuộc và được ưu tiên lựa chọn tại Nhật Bản 76 88 101 121 0 20 40 60 80 100 120 140 (d) Hạn chế từ "yêu cầu" cơ bản (c) Tuyên bố chấp nhận bảo hộ (b) Các nền kinh tế không phải là thành viên (a) "Central Attack"

Số lượng công ty khảo sát

Biểu đồ 3.10. Kết quả khảo sát mối e ngại của người nộp đơn Nhật bản đối

Mối e ngại của người nộp đơn Nhật bản đối với hệ thống Mađrit: (a) Điều khoản “tấn công trung tâm”

(b) Sự tham gia hệ thống của các nền kinh tếở châu Á là đối tác thương mại của Nhật Bản (c) Nhiều quốc gia thành viên không ra tuyên bố về việc chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu

(d) Hạn chế từ các “yêu cầu” cơ bản để nộp đơn theo hệ thống Mađrit

Số lượng công ty trả lời phiếu hỏi: 378 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cuộc khảo sát do Cục Sáng chế Nhật Bản tiến hành cũng cho thấy người nộp đơn Nhật bản rất quan tâm đến các vấn đề: (a) Điều khoản “tấn công trung tâm”, (b) không có nhiều các nền kinh tếở khu vực châu Á là

đối tác thương mại của Nhật Bản tham gia Nghịđịnh thư, (c) nhiều thành viên của hệ thống Mađrit không ra tuyên bố về việc chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu, và (d) các hạn chế từ các “yêu cầu” cơ bản để nộp đơn theo hệ thống Mađrit.

Điều này cho nghĩa rằng hệ thống Mađrit còn cần có những bước hoàn thiện hơn để thuận lợi cho người nộp đơn.

Các yếu tố từ chính các chủ nhãn hiệu Nhật Bản

- Người nộp đơn chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm về việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghịđịnh thư.

Trong thời gian nghiên cứu về hệ thống Mađrit tại Nhật Bản (2007 – 2008), học viên đã tiến hành phỏng vấn các doanh nghiệp Nhật Bản và nhận

được kết quả như sau: 79% công ty được hỏi có biết về Nghị định thư, 17% không biết và 4% không có trả lời; 39% công ty áp dụng Nghị định thư đăng ký nhãn hiệu, 48% không sử dụng và 13% không trả lời; 39% cho rằng Nghị định thư có lợi cho công ty, 52% cho rằng không có lợi, 9% không trả lời; 39% công ty cho rằng đăng ký quốc tế theo Nghịđịnh thưđơn giản, hiệu quả về kinh tế và thuận tiện trong chỉđịnh quốc gia; 39% công ty cho rằng gặp khó khăn khi

đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư do chưa hiểu kỹ về hệ thống, các diễn giải về sản phẩm/dịch vụ theo đơn, yêu cầu nộp “bằng chứng về việc sử dụng.; 14% công ty biết vềĐiều khoản “tấn công trung tâm”, 79% không biết về điều khoản này, 4% không trả lời; 89% công ty e ngại về điều khoản “tấn công trung tâm” do cảm giác tiêu cực về việc bị thua thiệt...

- Người nộp đơn Nhật Bản đang theo dõi khuynh hướng nộp đơn của các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, còn có một số các yếu tố khác tác động đến việc đăng ký quốc tế theo Nghịđịnh thư mà học viên đã thu nhận được trong quá trình khảo sát và phỏng vấn các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các đại diện sở

hữu trí tuệ. Đó là:

ƒ Phản hồi không tích cực từ một số đại diện sở hữu trí tuệ. Với nhận thức rằng khi khuyến khích áp dụng Nghịđịnh thư tại Nhật Bản, số lượng đơn

đăng ký nhãn hiệu của người Nhật ra nước ngoài và số lượng đơn của người nước ngoài đăng ký vào Nhật Bản, theo con đường quốc gia, thông qua các

đại diện sở hữu trí tuệ sẽ giảm đáng kể, và do đó, nguồn thu từ dịch vụ sở hữu trí tuệ liên quan đến việc nộp đơn sẽ giảm sút.

ƒ Thói quen sử dụng con đường đăng ký quốc gia (trực tiếp tại Văn phòng đăng ký của từng quốc gia thành viên) của các chủ sở hữu nhãn hiệu và tâm lý ngại thay đổi hệ thống quản lý nhãn hiệu đang vận hành tốt.

Như vậy, có thể thấy rằng, đối với người nộp đơn ở Việt Nam và Nhật Bản đều có các yếu tố căn bản giống nhau cản trở việc áp dụng hệ thống Mađrit một cách hiệu quả. Các nỗ lực từ Chính phủ và các chuyên gia sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết nhằm xác định đúng các vấn đề cần giải quyết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm khuyến khích người nộp đơn trong nước khai thác tối đa các lợi ích của hệ thống Mađrit để bảo hộ nhãn hiệu của mình trên thế giới.

Một trong những biện pháp mạnh mà Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành là đề xuất chính thức một số giải pháp cho các vấn đề trên đây tại cuộc họp về cải cách pháp lý cho hệ thống Mađrit tại Giơ-ne-vơ [27].

Song song với nhiều biện pháp hỗ trợ người nộp đơn như cung cấp thông tin, phân phát ấn phẩm, toạđàm, hội thảo, hỗ trợ lệ phí... các nỗ lực từ

phía Cục Sáng chế Nhật Bản cũng góp phần thực thi hiệu quả Nghịđịnh thư. Các phân tích tiếp theo về tình hình đơn quốc tế có chỉđịnh Nhật bản, việc

xét nghiệm đơn quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản và được chỉđịnh Nhật Bản tại Cục Sáng chế Nhật Bản, có đối chiếu so sánh với việc xét nghiệm tại Cục Sở

hữu trí tuệ Việt Nam có thể đưa đến kết luận: liệu Nhật Bản có phải là một mô hình tốt cho Việt Nam học tập và làm theo trong việc thực thi Nghịđịnh thư Mađrit và Thoả ước Mađrit hay không và/hoặc đề xuất một số giải pháp

để nâng cao hiệu quả của hệ thống này tại Việt Nam. 3.2.2. Đơn quốc tế có chỉđịnh Nhật Bản

Tính đến tháng 7/2011, đã có 89879 đơn đăng ký quốc tế chỉđịnh Nhật Bản. Tổng số đơn quốc tế có chỉđịnh Nhật Bản năm 2010 là 11124 đơn, tăng 7,1% so với năm 2009. Nhật Bản trong năm năm liền giữ vị trí thứ 6 trong danh sách các quốc gia được chỉđịnh nhiều nhất.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng đơn quốc tế có chỉ định JP 2741 5731 5323 5359 7071 10104 11844 12348 12748 10386 11124 Tăng/giảm so với năm trước (%) 109,1 -7,1 0,7 31,9 42,9 17,2 4,3 3,2 -18,5 7,1 Bảng 3.3. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉđịnh Nhật Bản 2000 - 2010

Để thực thi việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghịđịnh thư Mađrit, Cục Sở hữu trí tuệđã thành lập Bộ phận Đơn Nhãn hiệu quốc tế và Bộ phận xét nghiệm chịu trách nhiệm xử lý các đơn theo Nghịđịnh thư, đồng thời nâng cấp hệ thống máy tính đểđáp ứng yêu cầu mới. Ngoài ra, hàng loạt các biện pháp đã được tiến hành đểđáp ứng yêu cầu xử lý một khối lượng lớn công việc phát sinh do số lượng đơn quốc tế có chỉđịnh vào Nhật Bản gia

tăng nhanh chóng, cụ thể là:

- Đánh giá khối lượng công việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận và xét nghiệm viên:

Việc tiếp nhận và xét nghiệm hình thức các đơn quốc tế (cảđơn xuất xứ Nhật Bản và đơn chỉđịnh Nhật Bản” được phân công cho Văn phòng Đơn nhãn hiệu quốc tế, trực thuộc Bộ phận Đơn Nhãn hiệu quốc tế.

Các xét nghiệm viên nội dung đơn đăng ký quốc tế trực thuộc Bộ

phận Nhãn hiệu, song những người này chỉ xét nghiệm đơn theo Nghịđịnh thư mà không xét nghiệm đơn quốc gia nộp trực tiếp tại Cục Sáng chế Nhật Bản. Trung bình, mỗi xét nghiệm viên nội dung xử lý gần 400 đơn đăng ký/năm, bằng 1/3 sốđơn mỗi xét nghiệm viên nội dung đơn quốc gia xử lý. Sự khác biệt về khối lượng công việc của xét nghiệm viên đơn quốc tế và đơn quốc gia là do đơn quốc tếđược làm bằng tiếng Anh, còn đơn quốc gia được làm bằng tiếng Nhật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công việc giải quyết khiếu nại liên quan đến đơn quốc tếđược giao cho Xét nghiệm viên giải quyết khiếu nại chuyên trách vềđơn quốc tế, trực thuộc Bộ phận giải quyết khiếu nại.

- Xây dựng năng lực làm việc:

Một trong những khó khăn mà Cục Sáng chế Nhật Bản phải vượt qua ngay từ những ngày đầu xử lý đơn quốc tế là rào cản về ngôn ngữ: trong khi các đơn nhãn hiệu nộp theo đường quốc gia đều được làm bằng tiếng Nhật thì

đơn quốc tế lại là tiếng Anh (trong ba ngôn ngữ mà Nghịđịnh thư cho phép, Nhật Bản lựa chọn tiếng Anh). Bước đầu, Cục Sở hữu trí tuệđã lựa chọn các xét nghiệm viên thông thạo tiếng Anh đểđảm nhiệm việc xử lý đơn quốc tế.

Đồng thời, Cục động viên các cán bộ tích cực tham gia các khoá học tiếng anh do Trung tâm thông tin và đào tạo sở hữu công nghiệp (INPIT) để hoàn thiện ngoại ngữ này, nhất là trong lĩnh vực chuyên môn. Các nhân viên mới

được thường xuyên cung cấp các bản hướng dẫn chi tiết và quy định mới về

Nghịđịnh thư và đào tạo từ chính công việc hàng ngày với sự hướng dẫn của những xét nghiệm viên dày dặn kinh nghiệm.

Các xét nghiệm viên nhãn hiệu tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại các tài liệu Hướng dẫn Xét nghiệm Nhãn hiệu, Quy chế Xét nghiệm Nhãn hiệu, Sổ tay Xét nghiệm Hình thức nhằm duy trì và đảm bảo chuẩn mực xét nghiệm, đồng thời nâng cao tính độc lập và tính chịu trách nhiệm đối với quyết định cá nhân của mình về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

- Nâng cao chất lượng xử lý đơn, sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài đáng tin cậy, giảm thời gian xét nghiệm nội dung đơn:

Chất lượng và thời gian xử lý đơn quốc tế được đặc biệt chú ý và cải thiện nhờ vào quy trình xét nghiệm tựđộng hoá và sử dụng năng lực của khối tư nhân, như là sử dụng nguồn lực bên ngoài đáng tin cậy để tiến hành tra cứu các nhãn hiệu đối chứng [51]. 8 7 0 8 1 2 8 0 2 1 0 9 2 5 1 2 1 6 0 1 4 5 8 6 2 1 6 2 3 2 5 4 4 3 11 8.8 6.5 6.6 6.4 6.2 11 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 0 2 4 6 8 10 12 Đơn/nhóm Thời gian XN

Biểu đồ 3.11. Số lượng đơn nhãn hiệu và thời gian xét nghiệm tại Nhật Bản

ký (nếu có) thì Nhật Bản đã giảm được thời gian xét nghiệm nội dung đơn quốc tế xuống dưới 18 tháng, cụ thể là giảm xuống 11 tháng từ năm 2000 và 6,5 tháng vào năm 2006 [60], trong khi số lượng các nhóm hàng hoá/dịch vụ

theo đơn đăng ký quốc tế tăng lên đáng kể.

Như vậy, với những nỗ lực không ngừng và những biện pháp thích hợp, Cục Sáng chế Nhật Bản đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác xét nghiệm nhãn hiệu, trong đó có việc xét nghiệm các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghịđịnh thư Mađrit.

3.3. Xét nghiệm đơn đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc gia được chỉđịnh ở Việt Nam và Nhật Bản chỉđịnh ở Việt Nam và Nhật Bản

Mỗi quốc gia được chỉđịnh có quyền chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ đăng ký quốc tế nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình. Ở các quốc gia có qui định về việc xét nghiệm nội dung đơn nhãn hiệu, như Việt Nam và Nhật Bản, việc xét nghiệm nội dung đơn đăng ký quốc tế sẽđược tiến hành theo luật pháp quốc gia với những qui định tương tự như việc xét nghiệm đơn nhãn hiệu nộp trực tiếp tại quốc gia đó.

Tại Việt Nam, thẩm quyền xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu thuộc về Cục Sở hữu trí tuệ (viết tắt là NOIP) trực thuộc Bộ Khoa học và công nghệ. Tại Nhật Bản, thẩm quyền này thuộc về Cục Sáng chế Nhật Bản (viết tắt là JPO).

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 78)