0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Một số đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 92 -92 )

Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc hài hoà thủ tục với hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế, trong đó có việc thực thi các điều

ước về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước và Nghị định thư Mađrit là cần thiết và tất yếu trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hiểu biết đầy đủ về hệ thống và nhược điểm của nó, trước khi tận dụng các

ưu điểm của cơ chế nộp đơn tập trung của hệ thống Mađrit, từ phía chủ sở

hữu nhãn hiệu, nhà cung cấp dịch vụ cũng như các văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc gia là điều vô cùng cần thiết để có thể hưởng lợi từ việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước và Nghịđịnh thư Mađrit.

Từ những nghiên cứu trên đây, với sự nhận thức về các yếu tố hiện tại cản trở người nộp đơn Việt Nam sử dụng hệ thống Mađrit và sự cần thiết áp dụng các biện pháp thích hợp đểđảm bảo việc thực thi có hiệu quả việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu, học viên thấy rằng, cần thiết phải nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về hệ thống Mađrit cho người Việt cũng như tăng cường năng lực của Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) với tư cách là văn phòng đăng ký nhãn hiệu của quốc gia xuất xứ cũng như quốc gia được chỉ định của hệ thống Mađrit.

Tham khảo kinh nghiệm về thực thi Nghị định thư Mađrit của Nhật Bản, học viên xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây nhằm khuyến khích gia tăng số lượng đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

3.4.1. Nâng cao hiểu biết của cộng đồng

Như đã đề cập trên đây, một trong các yếu tố cản trở người nộp đơn Việt Nam sử dụng hệ thống Mađrit để bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài là do chưa có đủ những kiến thức cần thiết về trình tự thủ tục đăng ký

sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bằng cách đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Các biện pháp để nâng cao hiểu biết của cộng đồng về hệ thống Mađrit nói riêng và về hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung bằng cách cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và cập nhật, đó là:

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị và toạđàm

Thực tiễn kinh nghiệm cho thấy, để đảm bảo hiệu quả cho các buổi hội nghị, hội thảo và hội đàm về sở hữu trí tuệ, trong đó có các hội thảo và hội nghị về hệ thống Mađrit ở Việt Nam, cần lưu ý một số điểm sau:

(i) chủ đề phải là các vấn đề nóng và/hoặc là mối quan tâm chung của phần lớn đối tượng tham dự;

(ii) những người tham dự phải phù hợp và có đủ khả năng để tiếp nhận kiến thức và thông tin được cung cấp;

(iii) các diễn giả phải là người thích hợp và chuyên nghiệp để thuyết phục người nghe bằng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình;

(iv) có kinh phí đủ đểđảm bảo các tiện ích tốt nhất cho hội thảo và các hoạt động thực tiễn trong khuôn khổ vấn đề quan tâm cho các đối tượng tham dự;

(v) cơ quan tổ chức hội thảo có uy tín và chuyên nghiệp.

Ngoài ra, một trong những giải pháp để có thể trang bị kiến thức về sở

hữu trí tuệ một cách liên tục tại Việt Nam là tổ chức các khoá đào tạo thường xuyên về Pháp luật sở hữu trí tuệ và thực tiễn, trong đó có các khoá đào tạo về

trình tự thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu, các kinh nghiệm thực tiễn và bài học từ những vụ việc cụ thể do các giảng viên chuyên nghiệp đào tạo cho các nhóm học viên theo mục tiêu.

Các khoá đào tạo về sở hữu trí tuệ bằng tiếng Anh là cơ hội tốt cho các sinh viên của các trường đại học và các chuyên gia trẻ về sở hữu trí tuệ

tiếp cận lĩnh vực này theo một cách thức dài hạn và bền vững hơn. - Dịch các ấn phẩm về sở hữu trí tuệ sang tiếng Việt

Đối với một bộ phận người nộp đơn Việt Nam, việc nghiên cứu và nhận thức một cách thấu đáo các điều khoản trong các điều ước quốc tế, các

ấn phẩm của WIPO, các nghiên cứu/đề tài chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, trong

đó có cả các tài liệu về hệ thống Mađrit bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là không dễ dàng, song điều đó lại vô cùng cần thiết và hiệu quả cho việc áp dụng hệ thống này. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này có thể là cung cấp cho người đọc bản dịch tiếng Việt các ấn phẩm đó và các bản tiếng Việt này được chính các chuyên gia sở hữu trí tuệ biên dịch và/hoặc biên tập. Một tài liệu song ngữ, bao gồm ấn phẩm trên ngôn ngữ gốc và bản dịch chuẩn của chuyên gia trong lĩnh vực là một lựa chọn ưu tiên để phát huy tối đa hiệu quả của các tài liệu này.

Các đối tác thích hợp cho công việc biên tập và biên dịch các ấn phẩm này có thể là Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ

(NOIP) và/hoặc Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) là cơ quan có khả năng phối hợp các chuyên gia sở hữu trí tuệ có trình độ chuyên môn tốt nhất, bao gồm các đại diện sở hữu công nghiệp, các giảng viên và người sử dụng, hoạt

động độc lập hoặc hợp tác, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Do việc biên tập và biên dịch các tài liệu này đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu và nỗ lực liên tục từ các chuyên gia sở hữu trí tuệ, việc in ấn và phát hành các tài liệu này cần có được sự hỗ trợ từ WIPO hoặc các văn phòng đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu.... Bên cạnh đó, các nguồn tài chính và hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam hoặc từ các doanh ngiệp Việt Nam, các hiệp hội nghề nghiệp cho công

chủ nhà.

- Phát hành các tờ rơi, sổ tay và cẩm nang về sở hữu trí tuệ

Đối với người nộp đơn Việt Nam, những hướng dẫn chi tiết về thủ tục nộp đơn, các công việc cần phải tiến hành, thời hạn, hạn chế cần tránh... dưới dạng tờ rơi, sổ tay hay cẩm nang... là vô cùng hữu ích. Tốt hơn là, các hướng dẫn này được soạn thảo dưới dạng hỏi – đáp và được minh hoạ bằng cách sơ đồ và bảng biểu chỉ rõ thời gian và từng hoạt động cần thực hiện.

Các tờ rơi, sổ tay và cẩm nang về qui định pháp luật và thực tiễn đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia thành viên của hệ

thống Mađrit, đặc biệt là các quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc.... rất hữu ích cho người nộp đơn Việt Nam khi tiến hành mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của mình thông qua việc chỉ định quốc gia trong đơn

đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit.

Mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn đến hệ thống pháp luật và thực tiễn kinh doanh ở Nhật Bản. Do đó, các văn bản pháp luật và các sổ tay và cẩm nang chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, như là các thông tin cập nhật về các vụ việc về sáng chế và nhãn hiệu, các tạp chí chuyên ngành về sở

hữu trí tuệ như IIP Buletin, JIII Newsletter... bằng tiếng Anh là các ấn phẩm mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về sở hữu trí tuệ mong muốn nhận

được thường xuyên để được thường xuyên cập nhật thông tin về Nhật Bản và chia sẻ các thông tin đó cho các doanh nghiệp Việt Nam có mong muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản và phát triển kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản. Xin đề xuất rằng các tổ chức chuyên môn, như JIII, JICA, APIC, AIPPI, JPO... bằng cách trực tiếp hoặc thông qua NOIP, VIPA hay các cơ quan khác cung cấp các ấn phẩm này cho những người có quan tâm. Bản dịch tiếng Việt

các ấn phẩm này cũng hữu ích cho các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp nhằm tăng cường sự hiểu biết về hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản.

- Xây dựng thư viện về sở hữu trí tuệ

Các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên và những người hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mong muốn được tiếp cận với một thư viện về sở

hữu trí tuệ được hệ thống hoá và quản lý chuyên nghiệp như thư việc của APIC của JIII hoặc thư viện của Cục Sáng chế Nhật Bản. Ở đây, các độc giả

có thể nghiên cứu hệ thống sở hữu trí tuệ, pháp luật và thực tiễn của Việt Nam và các quốc gia khác, thay vì phải tìm kiếm, và có khi khá tốn kém, để thu thập các thông tin như vậy ở nước ngoài. Thư viện là nơi cung cấp các tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên các trường đại học để học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn về các chủ đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Đề xuất rằng, thư viện này được thành lập tại Cục Sở hữuu trí tuệ hoặc/và ở các tổ chức nghề nghiệp có uy tín trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với sự hỗ trợ về kinh phí và đóng góp từ các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế và cả khối tư nhân. Sẽ là hiệu quả hơn nếu thư viện này có thể mở rộng hợp tác, song phương hoặc đa phương với các thư viện chuyên trách về sở hữu trí tuệ trên thế giới để có thể trao đổi kinh nghiệm về quản lý cũng như các ấn phẩm cho nhau nhằm phục vụ các độc giả một cách có hiệu quả hơn.

- Xây dựng trang web chuyên nghiệp về hệ thống Mađrit

Cần thiết xây dựng một trang web cung cấp thông tin về trình tự thủ

tục và thực tiễn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho người nộp đơn Việt Nam để

các chủ sở hữu nhãn hiệu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm kiếm thông tin và kiến thức về hệ thống, trang bị các kỹ năng xử lý với các

giao dịch liên quan đến việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Trên trang web này, người sử dụng có thể thu nhận được những thông tin cập nhật nhất về các thay đổi của hệ thống, sự gia nhập của các quốc gia thành viên mới, mức lệ phí riêng của từng quốc gia được chỉ định, những thông lệ và ngoại lệ của việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống này, các yêu cầu về bảo hộ nhãn hiệu và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia có xét nghiệm nội dung đơn nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, trang web cũng là diễn đàn thuận lợi cho những người có quan tâm đến lĩnh vực này trao đổi ý kiến và kinh nghiệm để có thể tận dụng tối đa những thuận lợi của hệ thống, đồng thời giảm thiểu những tác

động không mong muốn do cơ chế nộp đơn tập trung của hệ thống tạo ra. Cuối cùng, song cũng rất quan trọng, trang web nên được duy trì, ít nhất là, bằng hai ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt để có thể phát huy một cách hiệu quả nhất sự truy cập và tham gia của người Việt.

Trang web này có thể do Cục sở hữu trí tuệ hoặc một tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ làm cơ quan chủ quản và được Chính phủ hỗ trợ về tài chính, ít nhất là, trong giai đoạn khởi đầu. Sau đó, trang web này có thể được tài trợ bởi các nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, các tổ

chức đại diện hoặc tự chủ về tài chính, khi có thể.

- Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những năm gần đây, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố. Các chương trình này bao gồm các hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Một số lượng lớn doanh nghiệp đã

được hưởng lợi từ chương trình này và nhận được Bằng sáng chế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu như các chương trình như

vậy được mở rộng và tăng cường với một số trọng điểm liên quan đến việc

đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài thì sẽ hiệu quả hơn nữa và khuyến khích

được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hệ thống Mađrit.

Trong khi lệ phí nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là một khoản tiền không nhỏ so với ngân quỹ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự hỗ trợ tài chính, cụ thể là, lệ phí nộp đơn và lệ phí chỉ định các quốc gia thành viên sẽ

giúp cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của mình ở các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các chương trình hỗ trợ này, cũng cần thiết cung cấp cho các doanh nghiệp những hỗ trợ tư vấn về hệ thống luật pháp, thủ tục nộp đơn và các tư vấn khác để xác

định nhu cầu thực tế và sự cần thiết mở rộng phạm vi đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia thành viên nhất định trước khi tiến hành các thủ tục nộp đơn. Có như

vậy, việc hỗ trợ tài chính mới thực sự có hiệu quả và hữu ích.

3.4.2. Nâng cao năng lực thực thi hệ thống Mađrit cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia ký nhãn hiệu quốc gia

Với những trải nghiệm nhất định trong việc thực thi việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit, đặc biệt là việc xét nghiệm đơn đăng ký quốc tế theo Thoả ước Mađrit, khi số lượng đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam ngày càng tăng, công tác xét nghiệm nội dung đơn và giải quyết khiếu nại thông báo từ chối tạm thời các đăng ký quốc tế nhãn hiệu đặt ra cho Cục Sở

hữu trí tuệ không ít thách thức.

Với tinh thần đóng góp xây dựng, nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm đơn, đồng thời giảm tải khối lượng công việc của các xét nghiệm viên nhãn hiệu, học viên xin có một số ý kiến đề xuất như sau:

- Thành lập Bộ phận đăng ký nhãn hiệu quốc tế riêng biệt

Hiện nay, có 4 phòng ban của Cục Sở hữu trí tuệ tham gia giải quyết các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, các phòng ban này đồng thời cũng giải

quyết các đơn quốc gia. Cụ thể là, (i) phòng đăng ký có trách nhiệm tiếp nhận

đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng bạ và một số công việc khác như ghi nhận chuyển nhượng, sửa đổi tên và địa chỉ của chủ văn bằng....; (ii) phòng nhãn hiệu số 1 và phòng nhãn hiệu số 2 có trách nhiệm tiến hành xét nghiệm nội dung đơn, cả đơn quốc tế và đơn quốc gia; (iii) phòng thực thi và giải quyết khiếu nại chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cả đơn quốc tế và đơn quốc gia.

Mặc dù các yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu theo đơn đăng ký quốc tế, về cơ

bản, giống như nhãn hiệu theo đơn quốc gia, song vẫn có những đặc điểm riêng của đơn quốc tế liên quan tới các yêu cầu tối thiểu, ngôn ngữ, giao dịch, thời hạn, từ chối tạm thời....

Để tăng cường sự chuyên nghiệp và chuyên sâu của các xét nghiệp viên cũng như nâng cao chất lượng xét nghiệm và rút ngắt thời gian xét nghiệm đơn quốc tế, xin đề xuất thành lập một Phòng nhãn hiệu quốc tế riêng có trách nhiệm giải quyết đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 92 -92 )

×