0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tình hình tham gia hệ thống Mađrit của các quốc gia

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 32 -32 )

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều quốc gia quan tâm và mong muốn trở thành thành viên của hệ thống Mađrit. Với việc gia nhập Nghị định thư

Mađrit của Ka-zắc-xtan vào ngày 8/2/2010, số lượng quốc gia thành viên của Nghị định thư hiện nay là 83. Tổng số quốc gia thành viên của toàn bộ hệ

thống Mađrit là 85, trong đó có 55 quốc gia vừa là thành viên của Thoả ước Mađrit, vừa là thành viên của Nghị định Thư Mađrit. Việt Nam, Trung Quốc là thành viên của cả hai điều ước này. Danh sách thành viên hệ thống Mađrit

được đề cập tại Phụ lục 1.

Trong số 56 quốc gia thành viên của Thoả ước Mađrit, 46 thành viên gia nhập trước thời điểm Nghị định thư Mađrit đi vào hoạt động (1/4/1996), số còn lại đều gia nhập cả hai điều ước cùng thời điểm, ngoại trừ 1 thành viên là Sierra Leone (quốc gia này gia nhập Thoả ước Mađrit ngày 17/6/1997, sau

đó gia nhập Nghịđịnh thư ngày 28/12/1999).

Hiện nay, chỉ còn 2 quốc gia là thành viên của Thoả ước Mađrit mà không phải là thành viên của Nghị định thư Mađrit: đó là Angiêri (gia nhập Thoả ước Mađrit ngày 5/7/1972) và Tajikistan (gia nhập Thoả ước Mađrit

ngày 25/12/1991).

Điều ước

Năm Tho ước Mađrit

Nghịđịnh thư Mađrit trước 1995 42 - 1995 4 5 1996 0 7 1997 1 10 1998 3 12 1999 - 6 2000 1 9 2001 - 5 2002 - 2 2003 2 5 2004 2 5 2005 - 1 2006 1 4 2007 - 3 2008 - 3 2009 - 3 2010 - 3 Tổng số 56 83

Bảng 1.1. Xu hướng gia nhập hệ thống Mađrit

Bảng 1.1 cho thấy xu hướng gia nhập hệ thống của các quốc gia thành viên: hầu hết các quốc gia đều ưu tiên lựa chọn Nghị định thư Mađrit hơn là Thoả ước Mađrit. Trên thực tế, kể từ năm 1998 tới nay, 100% các nước gia nhập Thoả ước Mađrit cũng đều gia nhập Nghị định thư Mađrit. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật bản, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu

chỉ gia nhập Nghịđịnh thư.

Xu hướng gia nhập hệ thống đăng ký quốc tế Nhãn hiệu, ưu tiên lựa chọn Nghịđịnh thư đặt ra cho nghiên cứu viên vấn đề cần tìm hiểu, làm rõ và chứng minh: những lợi thế của việc đăng ký nhãn hiệu bằng hệ thống Mađrit và điểm ưu việt của Nghị định thư so với Thoả ước Mađrit là gì. Điều này sẽ được trình bày chi tiết trong chương 2 của luận văn này.

Việt nam gia nhập Thoả ước Mađrit từ ngày 8/3/1949 và trở thành thành viên của Nghị định thư Mađrit vào ngày 11/7/2006. Việc gia nhập vào hệ thống Mađrit mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam con đường hiệu quả

và tiết kiệm chi phí trong việc mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các quốc gia là thành viên của hệ thống Mađrit và trên cơ sở đó vươn tới các thị trường tiềm năng trên thế giới. Năm 2009, Việt Nam xếp thứ 40 trong số các quốc gia có lượng đơn đăng ký quốc tế theo hệ thống Mađrid. Đồng thời, lượng nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam cũng tăng lên đáng kể

(hơn 4000 chỉ định trong năm 2009): trong danh sách các quốc gia có lượng

đơn chỉ định nhiều nhất năm 2009, Việt Nam đứng thứ 21 (tăng 3 bậc so với năm 2008)[39].

Tháng 10/2004, Liên minh châu Âu gia nhập Nghị định thư Madrit theo Quyết định số 2003/793/EC của Uỷ ban Châu Âu ngày 27/10/2003 phê chuẩn việc gia nhập Nghị định thư liên quan tới Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, thông qua tại Mađrit ngày 27/6/1989. Điều này đã hiện thực hoá khả năng sử dụng nhãn hiệu Cộng đồng làm đơn/đăng ký cơ sở cho

đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho các chủ nhãn hiệu là công dân, pháp nhân của các quốc gia thành viên Cộng đồng. Bên cạnh đó, các chủ nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng sử dụng đơn đăng ký quốc tế để chỉ định các quốc gia thành viên Cộng đồng nhằm đạt được sự bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia này. Để

thực thi, Liên minh châu Âu cũng như các quốc gia thành viên đã tiến hành sửa đổi các điều luật liên quan để thích ứng với hệ thống.

Văn phòng hài hoà thị trường nội địa (viết tắt là OHIM) là cơ quan khu vực của châu Âu về đăng ký nhãn hiệu cộng đồng được chỉ định là đầu mối liên lạc của WIPO về mọi vấn đề liên quan tới đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trên cơ sở Nhãn hiệu cộng đồng (CTM) hoặc đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định các quốc gia là thành viên Liên minh châu Âu. OHIM hoạt

động với tư cách là Văn phòng của nước xuất xứ trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế trên cơ sở là CTM đồng thời là Văn phòng của quốc gia được chỉ định trong trường hợp Liên minh châu Âu là quốc gia được chỉ định trong

đơn đăng ký quốc tế có xuất xứ từ bất kỳ quốc gia nào. Vai trò của OHIM trong hệ thống đăng ký quốc tế tương tự như vai trò của các cơ quan nhãn hiệu quốc gia [83].

Năm 2009, Liên minh châu Âu đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia nộp đơn đăng ký quốc tế nhiều nhất, tăng 3,1% so với năm 2008 [39].

Tại Hoa Kỳ, đề xuất chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở “có ý định sử dụng” ngay tình (“bona-fide intent-to-use”), một khi Hoa Kỳ gia nhập Nghịđịnh thư Mađrit, đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các đảng phái trong Quốc hội, những người cho rằng Hoa kỳ đang bị “đẩy vào thế chạy quanh Châu Âu” [79]. Sau rất nhiều cuộc tranh luận và cân nhắc về những ưu

điểm, nhược điểm của hệ thống Mađrit [68]; những tác động của hệ thống

đăng ký quốc tế nhãn hiệu tới luật pháp và thực tiễn đăng ký nhãn hiệu quốc gia cũng như tới chủ nhãn hiệu là công dân/pháp nhân Hoa Kỳ [66]; những kỹ

năng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực đăng ký quốc tế nhãn hiệu [48], Hoa Kỳ đã chính thức gia nhập Nghị định thư Mađrit vào ngày 02/11/2003.

Trước và sau khi gia nhập Nghị định thư, Hoa Kỳ đã ban hành một loạt các sửa đổi, hướng dẫn và quy chế liên quan đến luật nhãn hiệu để phù hợp với các quy định của hệ thống Mađrit, ví dụ như “Luật thực thi Nghịđịnh thư Mađrit”, “Luật Nhãn hiệu sửa đổi 2010”, “Quy chế nộp đơn Nhãn hiệu theo Nghị định thư Mađrit”, “Sổ tay Nhãn hiệu về Quy trình xét nghiệm (TMEP), v.v..[75]. Năm 2009, Hoa Kỳ đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia có số lượng đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nhiều nhất (xem Phụ lục 2 – Danh sách 40 quốc gia thành viên có lượng đơn đăng ký quốc tế nhiều nhất năm 2009); và đứng thứ 3, sau Trung Quốc và Nga, trong danh sách các quốc gia được chỉđịnh đăng ký nhãn hiệu nhiều nhất.

Với lượng đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 4793 năm 2009, Đức tiếp tục dẫn đầu Danh sách các quốc gia nộp đơn theo hệ thống Mađrit, tiếp theo

đó là EU, Pháp, Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Benelux (Đức gia nhập Thoả ước Mađrit vào ngày 01/12/1922 và gia nhập Nghịđịnh thư Mađrit vào ngày 20/3/1996).

Các quốc gia đang phát triển có lượng đăng ký trong năm 2009 là 1973 đơn, chiếm 5,6% tổng số đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cả năm [39].

Với Trung Quốc, hệ thống nộp đơn đăng ký bằng một hồ sơ duy nhất, một ngôn ngữ duy nhất với một khoản lệ phí duy nhất cộng thêm sự đơn giản và tiện lợi của một phương thức đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước và Nghịđịnh thư Mađrit được coi là hấp dẫn và có lợi to lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển thị trường ở nước ngoài. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và điều luật để bảo

đảm có thể gia nhập hệ thống Mađrit đồng thời đưa ra một cơ chế hài hoà thủ

tục giữa hệ thống đăng ký quốc gia với hệ thống đăng ký quốc tế.

Năm 1985, Trung Quốc tham gia Công ước Pari - bước tiền đề cần thiết để quốc gia này gia nhập Thoả ước Mađrit. Chính phủ Trung Quốc, cụ

thể là Cục sở hữu trí tuệ Trung Quốc (viết tắt là CIPO) đã thực hiện những công việc chuẩn bị kỹ càng cho việc gia nhập và thực thi Thoả ước Mađrit

(Trung Quốc gia nhập Thoả ước Mađrit vào ngày 04/10/1989 và gia nhập Nghị định thư Mađrit vào ngày 01/12/1995), như: chuyển đổi hệ thống phân loại danh mục hàng hoá/dịch vụ phục vụ đăng ký nhãn hiệu quốc gia sang hệ

thống phân loại quốc tế theo thoả ước Nice [7]; thành lập bộ phận đăng ký quốc tế tại Cục sở hữu trí tuệ; lựa chọn các xét nghiệm viên nhãn hiệu có kinh nghiệm và giỏi tiếng Pháp và tiến hành các khoá đào tạo đặc biệt cho họ; soạn thảo bộ nguyên tắc và quy trình làm việc để thực thi Thoả ước Mađrit; cử các

đoàn công tác đặc biệt tham gia các buổi làm việc chuyên sâu về hệ thống Mađrit; tổ chức các hội thảo, toạ đàm cho các doanh nghiệp về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; rút kinh nghiệm và điều chỉnh bộ nguyên tắc làm việc và các mẫu giấy tờ liên quan khi chuẩn bị gia nhập Nghị định thư Mađrit; sửa đổi Luật nhãn hiệu theo hướng tạo thuận lợi hơn cho chủ nhãn hiệu, ví dụ: cho phép cá nhân được đứng tên nộp đơn đăng ký, chấp nhận đăng ký nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu ba chiều và nhãn hiệu màu sắc, thiết lập hệ thống từ chối một phần; ban hành Quy chế thực hiện đăng ký quốc tế nhãn hiệu 1996 (sửa

đổi 2003); cung cấp các thông tin chi tiết về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và mẫu đăng ký bằng tiếng Trung và tiếng nước ngoài trên trang web của Cục sở

hữu trí tuệ, v.v. Với nhiều nỗ lực từ phía Chính phủ Trung quốc và các doanh nghiệp, cộng thêm sự hấp dẫn của thị trường đầy tiềm năng này, nhiều năm liền Trung quốc luôn đứng trong danh sách 10 quốc gia có số lượng đơn đăng ký quốc tế lớn nhất cũng như quốc gia được chỉ định nhều nhất. Đặc biệt, từ

năm 2005 tới nay, Trung Quốc là nước dẫn đầu danh sách các quốc gia được chỉ định (năm 2009, số đăng ký quốc tế chỉ định Trung Quốc là 14766 đơn, chiếm 4,9% tổng số đơn đăng ký quốc tế) [39].

Nhật bản gia nhập Nghị định thư Mađrit vào ngày 14/3/2000. Luật pháp về nhãn hiệu của Nhật bản được ban hành từ 1884 dưới hình thức Quy chế Nhãn hiệu. Luật Nhãn hiệu 1899 ra đời cùng thời điểm quốc gia này gia nhập Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Sau nhiều lần sửa đổi, Luật Nhãn hiệu của Nhật bản đã hỗ trợ tích cực cho việc đăng ký và bảo hộ

nhãn hiệu của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ trong nước. Trước khi gia nhập hệ thống đăng ký quốc tế Nhãn hiệu (Nhật bản gia nhập Nghị định thư

Mađrit vào ngày 14/3/2000), chính phủ Nhật bản đã tiến hành sửa đổi luật nhãn hiệu năm 1999 cũng như thực hiện các công việc cần thiết để hài hoà hệ

thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước với các tiêu chuẩn quốc tế, điều chỉnh các quy định về thủ tục nộp đơn và xét nghiệm đơn nhãn hiệu. Từ khi gia nhập Nghị định thư Mađrit, Nhật bản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng về số

lượng đơn đăng ký quốc tế (cả đơn có xuất xứ Nhật bản và đơn chỉ định Nhật bản). Năm 2009, lượng đơn đăng ký quốc tế có xuất xứ Nhật bản đạt 1312

đơn, chiếm 3,7% tổng số đơn nộp tại WIPO, tăng 2,7% so với năm 2008; lượng đơn đăng ký quốc tế có chỉ định Nhật bản đạt 10386 đơn, đứng thứ 6

Biểu đồ 1.5 - Lượng đơn đăng ký quốc tế của 5 quốc gia thành viên được chỉđịnh nhiều nhất trong 5 năm gần đây

trong danh sách các quốc gia được chỉ định nhiều nhất [39]. Tuy nhiên, số

lượng đơn đăng ký quốc tế qua hệ thống Mađrit của Nhật bản chưa tương xứng với nhu cầu thực tế đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật bản. Điều này sẽ được trình bày và phân tích rõ hơn tại phần 3.2 – Tình hình đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Nhật Bản

Một số nước đang phát triển như Pakistan, Malaysia, Campuchia, Lào, Nepal, Srilanca cũng như Philippin, Tháilan.... cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu và chuẩn bị những công việc cần thiết để gia nhập hệ thống Mađrit. Ở

mỗi quốc gia, do điều kiện và hoàn cảnh kinh tế và các quy định luật pháp về

sở hữu trí tuệ nói chung, về bảo hộ nhãn hiệu nói riêng là khác nhau, nên lộ

trình và cách thức hài hoà thủ tục cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều nhận thức được rằng gia nhập hệ thống Mađrit là một xu hướng và đòi hỏi tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: NỘI DUNG CỦA THOẢ ƯỚC VÀ NGHỊĐỊNH THƯ

Việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit cả quản lý bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho phép người nộp đơn trong hệ thống Mađrit cơ hội đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu ở

84 quốc gia và Cộng đồng châu Âu một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách nộp 01 đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế, thông qua Cơ quan của nước xuất xứ, bằng một trong ba ngôn ngữ

quy định (là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha) với một khoản lệ

phí nhất định bằng tiền Frăng Thụy Sĩ. Tính đến 15/12/2010, số lượng thành viên của hệ thống Mađrit là 85, trong đó có 84 quốc gia và 1 tổ chức liên chính phủ là Liên minh châu Âu

Như đã trình bày ở phần trên, Thoả ước Mađrit và Nghị định thư

Mađrit cùng song song tồn tại và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Nghị định thư Mađrit được ban hành sau Thoả ước Mađrit hơn 100 năm với một số điều khoản nhằm đưa hệ thống Mađrit có thể được chấp nhận tại nhiều quốc gia hơn. Song về cơ bản, nội dung chủ yếu của hai điều ước quốc tế này là giống nhau, cùng quy định về việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, quy trình và thủ tục xử lý đơn đăng ký quốc tế, hiệu lực của đăng ký quốc tế, mối quan hệ

giữa các quốc gia thành viên với hệ thống, v.v. Phần dưới đây sẽ đề cập tới những nội dung cơ bản của hai điều ước quốc tế này kèm theo sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa Thoả ước Mađrit và Nghịđịnh thư

Mađrit.

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 32 -32 )

×