0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quá trình đàm phán, ký kết Nghị định thư Mađrit

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 30 -30 )

Trải qua gần một thế kỷ thực hiện Thoả ước Mađrit, xuất hiện nhu cầu hoàn thiện hoá và cải thiện các điều kiện của hệ thống đăng ký quốc tế Nhãn hiệu. Đặc biệt, khi hệ thống Nhãn hiệu Liên minh châu Âu đa quốc gia (ít nhất là trong phạm vi các nước châu Âu) (viết tắt là CTM) được thực thi, sự phù hợp với yêu cầu của thời đại của Thoảước Mađrit đã được cân nhắc lại. WIPO đứng trước đòi hỏi phải duy trì được ảnh hưởng của mình và sức mạnh của Thoảước bằng cách gia tăng số lượng quốc gia thành viên hoặc bằng cách tiến hành một số sửa đổi đối với Thoảước để có thể tăng thêm thành viên gia nhập, đặc biệt là các thành viên có lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hàng năm lớn như Hoa Kỳ, Nhật bản và cả các Tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực lãnh thổ trên tất cả các quốc gia của tổ chức đó, như là Liên minh châu Âu. Điều này dẫn đến việc ra đời của Nghị định thư Mađrit, theo đó “tổ chức

liên chính phủ”, như là Liên minh Châu Âu (EU), có ít nhất một quốc gia thành viên là thành viên của Công ước Pari về sở hữu công nghiệp (gọi tắt là “Công

ước Pari”) có thể trở thành thành viên của hệ thống Mađrit theo Điều 1, Điều 14 của Nghị định thư [4]. Nghị định thư Mađrit là kết quả của các cuộc thương lượng và đàm phán quốc tế trong một thời gian dài, sau nhiều nỗ lực đáng ghi nhận của WIPO, đã được ký kết năm 1989 bởi nhiều quốc gia, trong đó phần lớn là các quốc gia thành viên của Thoảước Mađrit và một số quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu mà chưa phải là thành viên của Thoảước Mađrit. Bất kỳ nước nào là thành viên của Công ước Paris có thể tham gia Hiệp định Madrit hoặc Nghị định thư Madrit hoặc cả hai. Nghị định thư Mađrit có hiệu lực từ 1/12/1995 và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1996. Tính đến 15/12/2010, số lượng thành viên của Nghị định thư Madrit là 83 quốc gia và tổ chức liên chính phủ với sự gia nhập gần đây nhất là của Ka-dắc-xtan (8/12/2010). Việt Nam gia nhập Nghị định thư Mađrit vào ngày 11/7/2006. Hoa Kỳ, Nhật bản, Liên minh châu Âu là thành viên của Nghịđịnh thư Mađrit.

Nghịđịnh thư Mađrit bao gồm các điều khoản tương ứng với Thoảước Mađrit, là một điều ước quốc tế riêng rẽ, tồn tại song song với Thoả ước, bổ

khuyết mà không thay thế Thoả ước Mađrit. Theo Điều 2(1) Nghị định thư,

đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể dựa trên cơ sở một đơn nhãn hiệu đang xét nghiệm tại nước xuất xứ [4], do đó, một nhãn hiệu Liên minh châu Âu (CTM) có thể được dùng làm đơn/đăng ký “cơ sở” cho một đăng ký quốc tế

nhãn hiệu [5, đoạn 02.01].

Nghịđịnh thư Mađrit là một điều ước quốc tế về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chứ không phải là một điều ước về hài hoà thủ tục xét nghiệm nội dung

đơn. Nghịđịnh thư, cùng với Thoảước Mađrit, cung cấp cho các chủ nhãn hiệu – cá nhân và pháp nhân - một cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí để có thể

nhất, tại một địa điểm duy nhất, bằng một ngôn ngữ, với một khoản phí và bằng một loại tiền tệ. Hơn nữa, chủ nhãn hiệu không cần thiết phải có đại diện sở hữu công nghiệp của nước sở tại để tiến hành thủ tục nộp đơn. Đơn đăng ký nhãn hiệu có thểđược làm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây ban nha.

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 30 -30 )

×