Tiêu chí xét nghiệm nội dung

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 87)

Các tiêu chí xét nghiệm nội dung đơn đăng ký quốc tế, về cơ bản, giống như các tiêu chí xét nghiệm nội dung đơn quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình xét nghiệm nội dung đơn quốc tế, tại một số quốc gia thành viên, chẳng hạn như Nhật Bản, việc kiểm tra phân nhóm hàng hoá/dịch vụ (thông thường là công việc của giai đoạn xét nghiệm hình thức) vẫn được tiến hành.

Trên cơ sởĐiều 6 của Luật nhãn hiệu Nhật Bản, người nộp đơn sẽđược thông báo về lý do từ chối và được phép sửa đổi và/hoặc xoá bỏ một phần danh mục hàng hoá/dịch vụ. Tại Việt Nam, các xét nghiệm liên quan đến việc phân nhóm hàng hoá/dịch vụ với đơn đăng ký quốc tế không được tiến hành.

Các lý do từ chối thường gặp đối với các đơn đăng ký quốc tế có chỉ định Nhật Bản là:

- Không đáp ứng yêu cầu đăng ký theo quy định tại Điều 3 của Luật Nhãn hiệu [8] (đó là các yêu cầu về khả năng phân biệt của nhãn hiệu);

- Là đối tượng loại trừ theo qui định tại Điều 4(1) của Luật Nhãn hiệu [8] (đó là các yêu cầu liên quan đến lợi ích công cộng, trật tự và đạo đức xã hội);

- Không đáp ứng “Nguyên tắc Nộp đơn đầu tiên” theo qui định tại

Điều 8 của Luật Nhãn hiệu [8] ; và

- Không đáp ứng các yêu cầu theo qui định tại Điều 6(1) của Luật Nhãn hiệu [8] (đó là các yêu cầu liên quan đến sự thống nhất của đơn).

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng qui định các tiêu chí xét nghiệm nội dung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu với những điều khoản tương tự như

vậy. Các lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu mà các xét nghiệm viên của Cục Sở

hữu trí tuệđưa ra thông thường là do nhãn hiệu theo đơn không đáp ứng các yêu cầu về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, sự thống nhất của đơn, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên hoặc liên quan tới lợi ích công cộng.

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 87)